Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa: là đặc điểm cơ bản trong việc sử dụng nguồn lợi tự nhiên vào vấn đề phát triển kinh tế – xã hội của nước ta.. Đảm bảo tính cân đối giữa khai thác tự n
Trang 1CHƯƠNG 1: TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
I- VỊ TRÍ ĐỊA LÝ – Ý NGHĨA CỦA NÓ:
1.) Vị trí:
- Tọa độ địa lý trên đất liền: 23027’B 8030’B
o Tọa độ địa lý trải dọc từ Bắc xuống Nam kéo dài 15 vĩ độ
o Tọc độ địa lý trải ngang từ Tây sang Đông kéo dài 7 kinh độ
Có ý nghĩa về mặt cấu trúc tự nhiên và phân hóa sử dụng chúng vào sự phát triển trong nông – lâm nghiệp
Ví dụ: Vị trí tọa độ Việt Nam sự thống nhất về mặt tự nhiên (khí hậu nhiệt đới gió mùa), sự phân hóa rõ nét giữa Bắc – Trung – Nam (sự khác nhau giữa Bắc Bộ và Nam Bộ về thời tiết, khí hậu,…)
Minh chứng: Làm cho nền nông nghiệp Việt Nam đa dạng càng thêm đa dạng
Vị trí địa lý kết hợp với hình thể lãnh thổ của đất nước
o Sự tiếp giáp về ranh giới nước ta giữa phần phía Bắc, Tây kéo dài với một loạt các hệ thống cửa khẩu đồng thời cũng là lối đi ra biển của các nước (Lào muốn đi
ra biển phải đi qua Việt Nam thông qua các cửa khẩu)
o Đường biên giới dài, thềm lục địa rộng lớn (trên 1 triệu km2), hải giới dài, có đường hàng hải quốc tế chạy qua, cáp quang quốc tế
o Vị trí địa lý Việt Nam nằm gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á
o Phát triển kinh tế đối ngoại:
Tổ chức ở trong nước để phát triển kinh tế đối ngoại, phải phát triển ngoại thương, đầu tư, du lịch quốc tế, ngoại tệ, phát triển hệ thống cảng biển
2.) Ý nghĩa:
- Vị trí kết hợp với lãnh thổ, trước hết Việt Nam phải tổ chức các mối liên hệ chặt chẽ theo chiều Bắc – Nam, thông qua xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới giao thông vận tải
- Khi mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước cần coi trọng cả 3 trung tâm lớn: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
- Ý nghĩa về vị trí địa lý và hình dáng lãnh thổ của nước ta thì vấn đề quan trọng để phát triển kinh tế đối ngoại là thu hút đầu tư nước ngoài
- Vị trí địa lý dưới sự hình thành và phát triển của đất nước và có ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước
o Về thiên nhiên:
Tạo sắc thái thiên nhiên: thiên nhiên miền nhiệt đới ẩm gió mùa rất sâu sắc
Có sự phân hóa thiên nhiên khá lớn theo không gian
Tài nguyên khoáng sản đa dạng, khu hệ động thực vật rất phong phú
Trang 2 Bề mặt lãnh thổ Việt Nam nhiều hình, nhiều vẽ khác nhau, nền móng cơ bản khá vững chắc
o Về kinh tế – xã hội:
Sự hình thành của cộng đồng dân tộc Việt Nam: đa dạng nhiều thành phần dân tộc, đa dạng về văn hóa và hình thức thể hiện
Aûnh hưởng sâu sắc đến tổ chức lãnh thổ kinh tế quốc dân, các tổ chức hạt nhân, trung tâm tạo vùng, các mối quan hệ kinh tế trong nước và quốc tế
Đối với sự hình thành và phát triển kinh tế phụ thuộc nhiều điều kiện để phát triển kinh tế (ví dụ: Việt Nam nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển cao tăng nhanh: Trung Quốc, Nhật Bản, … tạo điều kiện để Việt Nam phát triển)
Dễ dàng tiếp thu nguồn vốn, kinh nghiệm, khoa học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới)
II- ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG VÀO KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA MÔI TRƯỜNG THIÊN
NHIÊN VIỆT NAM:
1.)
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa: là đặc điểm cơ bản trong việc sử dụng nguồn lợi tự
nhiên vào vấn đề phát triển kinh tế – xã hội của nước ta
- Nguyên nhân cơ bản nhất đó là: vị trí địa lý của nước ta => quy định nhiệt đới ẩm gió mùa
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa: do vị trí địa lý 23027’B 8030’B
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa được thể hiện nhiều khía cạnh:
o Thể hiện ở yếu tố khí hậu:
Tính nhiệt đới: (cán cân bức xạ dương, nhiệt độ trung bình)
Tính ẩm: (tác động của biển Đông): lượng mưa 1500 – 2000mm, độ ẩm không khí 80%
Gió mùa (hai loại: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam)
Cho phép cây cối phát triển quanh năm, tăng trưởng nhanh thuận lợi trồng các loại nhiệt đới, các loại cây ăn quả, với năng suất cao thu hoạch nhanh và có thể thâm canh tăng vụ, một năm trồng từ 2 – 3 vụ và có thể trồng luân phiên xen canh
o Thành phần tự nhiên khác:
Địa hình ảnh hưởng (có 3 miền) đến các thành phần tự nhiên
Đất đai (thổ nhưỡng) (quá trình hình thành đất feralít)
Ngoài ra còn có các quá trình xâm thực, bồi tụ
Thủy văn: sông ngòi dày đặc, trữ lượng nước dồi dào, thủy chế theo mùa
Sinh vật: đa dạng chủng loại giống loài, thảm thực vật xanh tốt
o Thể hiện ở yếu tố cảnh quan: nhiệt đới xanh tươi quanh năm
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn, hạn chế:
o Khí hậu luôn biến động, biến tính trong chế độ nhiệt ẩm gió mùa
o Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa không ổn định cả về mặt không gian và thời gian Việt Nam thường xảy ra thiên tai, thời vụ hết sức khắc khe
Trang 3o Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa dễ dàng làm các thành phần tự nhiên dễ bị phá vỡ và rất khó phục hồi
Những vấn đề cần lưu ý:
o Công tác qui hoạch để phát triển nói chung và qui hoạch sử dụng thiên nhiên nói riêng phải được coi là khâu quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước
o Trong việc sử dụng thiên nhiên và vấn đề phát triển kinh tế – xã hội cần phải tôn trọng các quy tắc sau:
Qui tắc hệ thống hoàn chỉnh
Đảm bảo tính cân đối giữa khai thác tự nhiên với tổ chức kinh tế – xã hội, giữa thành phần tự nhiên với thành phần xã hội, giữa sử dụng, bảo vệ và tái tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên
2.)
Sự phân bậc của địa hình Việt Nam: tạo ra 3 miền chiến lược: đồi núi, đồng bằng, ven
biển – lục địa
a.) Đồi núi:
- Tự nhiên miền đồi núi tạo ra các nét về kinh tế: trồng cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc
- Đồi núi có diện tích rộng chiếm ¾ diện tích đất liền trong đó chứa đựng nhiều tài nguyên: khoáng sản, tiềm năng thủy điện, rừng ngập mặn sinh thái,…
- Hầu hết miền đồi núi là địa bàn cư trú của dân tộc ít người thuận lợi phát triển du lịch văn hóa
- Đồi núi tiếp giáp với các cửa khẩu phát triển thương mại, du lịch qua các cửa khẩu
- Bên cạnh những thuận lợi của địa hình miền đồi núi còn có những mặt hạn chế khó khăn, thể hiện ở các điểm sau:
o Địa hình phức tạp:
Chia cắt mạnh mẽ, độ dốc lớn
Tiếp cận với đường biên giới đất liền dài, tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế đất nước
Giao thông vận tải giữa các miền bị ảnh hưởng gây khó khăn về mặt giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội giữa các vùng miền
o Trình độ người dân miền núi còn thấp tác động đến sự phát triển kinh tế đất nước
o Môi trường đồi núi hầu hết bị phá vỡ do nhiều nguyên nhân, quan trọng nhất là việc khai thác bừa bãi không tuân theo quy luật tự nhiên => Tài nguyên miền núi có nguy cơ cạn kiệt
- Các điểm cần lưu ý trong vấn đề sử dụng tài nguyên vào phát triển kinh tế – xã hội miền đồi núi :
o Sự chia cắt về mặt địa hình: núi không cao nhưng dày và sâu khó khăn trong việc tổ chức kinh tế – xã hội
o Có thể mở rộng diện tích đất nông nghiệp trên các cao nguyên, hoạt động nông nghiệp chỉ nên tiến hành ở độ dốc thấp khoảng 200 chủ yếu là trồng các loại cây công nghiệp lâu năm
Trang 4o Giao thông vận tải khó khăn do địa hình bị chia cắt việc xây dựng các tuyến đường bộ cần đặc biệt quan tâm
o Khai thác tài nguyên khoáng sản do địa hình bị chia cắt, hoạt động kiến tạo các mỏ bị tách ra thành nhiều mỏ nhỏ khiến việc khai thác ở qui mô công nghiệp còn hạn chế Chính vì vậy cần lựa chọn các cách thức tổ chức sản xuất công nghiệp hợp lý
- Việc sử dụng tự nhiên đồi núi bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định Ví dụ: đưa cây công nghiệp lâu năm vào hoạt động sản xuất nông nghiệp từ đó tạo cho Việt Nam có cơ sở sinh thái lâu bền cho việc sử dụng tự nhiên miền núi
o Đưa cây công nghiệp lâu năm vào cơ cấu nông nghiệp một cách hợp lý, kết hợp các loại cây khác để tạo nên sự đa dạng của tự nhiên miền núi
o Phát triển cây ăn quả đặc sản với nhiều mô hình khác nhau trong khuôn khổ nông – lâm kết hợp
o Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc thể hiện thông qua các hình thức tổ chức nông trường, trang trại (các tỉnh phía Bắc, Tây Nguyên, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai,…)
o Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp khai thác chế biến các loại khoáng sản, công trình thủy điện Bên cạnh đó, bước đầu khai thác thiên nhiên miền núi vào du lịch sinh thái
- Những mặt còn hạn chế:
o Điều kiện địa hình chưa cho phép khai thác tự nhiên một cách hiệu quả và đầy đủ
o Tự nhiên miền núi có nguy cơ bị phá vỡ
o Tự nhiên miền núi tạo điều kiện xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội, nơi cư trú gặp nhiều khó khăn
b.) Đồng bằng:
- Thế mạnh so với đồi núi: đồng bằng khá bằng phẳng thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất và cư trú
- Tự nhiên của đồng bằng cho phép có nhiều thế mạnh như: trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, chăn nuôi gia súc
- Tự nhiên của đồng bằng còn cho phép việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng như cơ cấu mùa vụ
- Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định được thể hiện ở những điểm sau:
o Diện tích đồng bằng Việt Nam nhỏ hẹp chiếm ¼ diện tích đất liền
o Tự nhiên đồng bằng dễ bị thiên tai, lũ lụt
o Đồng bằng Việt Nam vẫn còn hiện tượng đất bạc màu, chua phèn nhiễm mặn (đồng bằng sông Cửu Long)
c.) Vùng ven biển và thềm lục địa:
- Gồm các huyện đảo, các huyện, tình nằm ven biển thềm lục địa (Việt Nam có khoảng 28 tỉnh từ Bắc vào Nam)
- Là vùng chuyển tiếp giữa lục địa và đại dương, là vùng lãnh thổ có hệ sinh thái hết sức đặc biệt và nhạy cảm về mặt tự nhiên các điều kiện kinh tế xã hội mang sắc thái (Ví dụ: hệ sinh thái cửa sông, đầm phá ven biển thường rất nhạy cảm, đặc biệt)
Trang 5- Là miền chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế (các nguồn lợi sinh vật biển; tài nguyên du lịch biển; khoáng sản về biển như: dầu mỏ, khí đốt, muối biển,…; tài nguyên về giao thông vận tải biển;…)
- Khi sử dụng chúng vào việc phát triển kinh tế xã hội cần lưu ý những điểm sau:
o Là miền có hệ thống rừng ngập mặn rất quan trọng (nuôi trồng thủy hải sản, giữ đất,…)
o Trong điều kiện nền kinh tế mở theo cơ chế thị trường thì khu vực ven biển và thềm lục địa là một trong những địa bàn mở rộng giao lưu kinh tế đối ngoại của đất nước
o Đây là một địa bàn khai thác phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước
III- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM:
- Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố tự nhiên thông qua quá trình công nghệ tạo ra của cải vật chất cho xã hội
- Ở mỗi quốc gia rất coi trọng việc tài nguyên thiên nhiên
1.) Các nguyên tắc và phương pháp đánh giá kinh tế tài nguyên thiên nhiên nước ta:
Các quốc gia đều có nguồn tài nguyên thiên nhiên khác nhau để sử dụng nguồn tài nguyên vào việc phát triển kinh tế – xã hội đất nước Chính vì vậy, cần phải tiến hành đánh giá
a- Nguyên tắc đánh giá kinh tế tài nguyên thiên nhiên Việt Nam:
- Nguyên tắc: là những chỉ dẫn cơ bản, những chỉ dẫn này được xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiển về tài nguyên thiên nhiên đất nước
- Việc đánh giá kinh tế tài nguyên thiên nhiên nước ta được tiến hành theo những nguyên tắc sau:
o Sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và tiết kiệm nhất, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường phát triển bền vững
o Đánh giá kinh tế tài nguyên thiên nhiên phải thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng đối với nền kinh tế quốc dân, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất
o Trên thực tế nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ta có giới hạn So với các nước trên thế giới thời gian khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên nước ta chưa nhiều nhưng nguồn tài nguyên nước ta có nguy cơ cạn kiệt
o Khi đánh giá phải đảm bảo kết hợp lợi ích trước mắt và lâu dài phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế đất nước nói riêng và tình hình xã hội nói chung, đồng thời muốn phát triển kinh tế xã hội bền vững đòi hỏi phải có nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên bền vững
o Muốn sử dụng nguyên tắc này chúng ta cần chú ý những điểm sau:
Đánh giá một cách khách quan và có căn cứ khoa học về thực trạng nguồn tài nguyên thực tế
Phải dự báo cho được về phát triển nguồn tài nguyên trong tương lai
Thỏa mãn được nhu cầu ngày càng cao về nguồn tài nguyên thiên nhiên cho nền kinh tế quốc dân với hiệu quả cao nhất:
Trang 6 Nhu cầu phát triển nền kinh tế ngày càng cao theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu đòi hỏi nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ta ngày càng nhiều
Nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ta khá phong phú và đa dạng nhưng phần lớn nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ta có trữ lượng khá nhỏ bé
b- Phương pháp đánh giá kinh tế tài nguyên thiên nhiên nước ta: gồm 3 bước:
- Bước 1: Đánh giá cho được bề mặt tự nhiên của tài nguyên thiên nhiên, có một số nội dung mà chúng ta cần quan tâm:
o Vị trí phân bố của nguồn tài nguyên thiên nhiên
o Xem xét trữ lượng, hàm lượng
o Hình thức phân bố: tập trung, phân tán, thế nằm,…
o Giá trị sử dụng: sử dụng trong thời gian dài hay ngắn, chúng ta đã ít quan tâm đến việc này mà chỉ tập trung khai thác là chính Hiện nay, chúng ta đã mời các chuyên gia nước ngoài phân tích các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta
o Điều kiện khai thác
- Bước 2: Đánh giá về mặt kinh tế kỹ thuật: (sử dụng kết quả bước 1), bao gồm các nội dung sau:
o Xác định được các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật để khai thác từng loại tài nguyên phù hợp
o Xây dựng được các dự án và phương án khai thác
o Lựa chọn quy trình công nghệ kỹ thuật phù hợp đồng thời trong đó có sử dụng tổng hợp các nguồn tài nguyên
o Xác định các yếu tố đầu vào, đầu ra và thời gian khai thác nguồn tài nguyên như vậy
- Bước 3: Đánh giá về vấn đề bảo vệ môi trường không những trong khu vực tài nguyên thiên nhiên mà còn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh
o Đầu tư trang thiết bị chống ô nhiễm môi trường
o Chú trọng việc cung cấp trang thiết bị bảo vệ cảnh quan trong quá trình khai thác
o Đặt ra các giải pháp về vấn đề cân bằng sinh thái
2.) Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên Việt Nam:
a- Sự phong phú và đa dạng của tài nguyên thiên nhiên Việt Nam: là đặc điểm nổi bật:
- Diện tích nước ta không lớn nhưng tài nguyên thiên nhiên nước ta lại khá đa dạng, bao gồm khá đầy đủ các nguồn tài nguyên trên biển và trên đất liền
- Sự đa dạng nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ta còn thể hiện trong từng loại tài nguyên (khí hậu đa dạng, khoáng sản đa dạng, nước, đất,…)
- Sự đa dạng nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ta liên quan đến 2 yếu tố cơ bản là: vị trí địa lý và lịch sử kiến tạo địa mãng
- Sự phong phú và đa dạng nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ta cho phép chúng ta phát triển một nền công nghiệp nhiều ngành, phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, phát triển một nền kinh tế dịch vụ phong phú
Trang 7b- Sự phân bố các nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ta : có sự khác biệt giữa các vùng
lãnh thổ hết sức sâu sắc
- Miền núi tập trung chủ yếu các loại tài nguyên khoáng sản kim loại, đồng bằng tập trung tài nguyên: đất, rừng; biển có tài nguyên sinh vật, dầu mỏ,…
c- Tài nguyên thiên nhiên Việt Nam so với lịch sử khai thác:
- Tài nguyên thiên nhiên nước ta có nguy cơ cạn kiệt và vấn đề ô nhiễm môi trường là những vấn đề cấp bách hiện nay cần phải giải quyết
- Qua điều tra thực tế trong thời gian gần đây, tài nguyên thiên nhiên nước ta có nguy cơ cạn kiệt đặc biệt là tài nguyên rừng, diện tích rừng ngày càng giảm do nạn khai thác bừa bãi không có kế hoạch và nạn đốt rừng làm rẫy của một số ít người dân tộc ít người ở vùng Tây Nguyên
- Nguyên nhân nguồn tài nguyên nước ta bị cạn kiệt và có nguy cơ khó phục hồi là do:
+ Khai thác tài nguyên một cách bừa bãi không tuân theo căn cứ khoa học
+ Tác động trực tiếp và gián tiếp vào chiến tranh
+ Trình độ khai thác của nước ta còn thấp
- Sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ta và vấn đề cần giải quyết cấp bách, phải bảo vệ, sử dụng hợp lý kết hợp tái tạo tài nguyên thiên nhiên bằng nhiều giải pháp khác nhau
+ Nhóm giải pháp luật pháp: nhằm sử dụng có tính chất chiến lược về tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước (luật đất đai, luật tài nguyên môi trường)
+ Nhóm giải pháp liên quan kinh tế – kỹ thuật: lựa chọn thích hợp cho từng loại tài nguyên thiên nhiên
+ Nhóm giải pháp tuyên truyền giáo dục
+ Nhóm giải pháp lựa chọn ưu tiên: các nguồn tài nguyên có tính chất ưu tiên
Trang 8Chương II:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỊA LÝ DÂN CƯ VIỆT NAM
TẾ XÃ HỘI CỦA ĐẤT NƯỚC:
- Dân cư: là tập hợp người sống trên một lãnh thổ nhất định được đặc trưng bởi kết cấu, mối quan hệ qua lại về văn hóa, kinh tế, sự phân công lao động
- Trong tổ chức kinh tế – xã hội, dân cư được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất bởi vì dân cư là khâu trung tâm của các ngành sản xuất xã hội, là thành phần năng động, gắn kết giữa tự nhiên và kinh tế
- Trong tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội dân cư là lực lượng quyết định mọi hoạt động kinh tế – xã hội đó đồng thời cũng là yếu tố tạo ra mọi của cải vật chất tinh thần và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội
- Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay đang vận hành cơ chế thị trường, trong tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội dân cư là yếu tố đầu vào của mọi quá trình sản xuất để từ đó tìm ra được tỷ lệ thích hợp nhất với các nguồn lực khác trong từng vùng, miền
- Dân cư vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu thụ Do đó, dân cư nói chung và dân cư nước ta nói riêng có mối tương quan lãnh thổ với phân bố sản xuất, là bộ phận lãnh thổ của kinh tế xã hội đất nước
- Dân cư là lực lượng sản xuất quyết định (đặc biệt là nguồn lao động) đến mọi hoạt động kinh tế xã hội đất nước, đồng thời cũng là lực lượng tạo ra mọi quá trình công nghệ, làm
ra mọi của cải vật chất, tinh thần ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội của từng lãnh thổ
- Dân cư là lực lượng tiêu thụ chủ yếu của mọi sản phẩm Do đó nó sẽ kích thích phát triển và tăng trưởng kinh tế của từng lãnh thổ nói riêng và phạm vi cả nước nói chung
- Dân cư còn có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến môi trường: thu hẹp đất sản xuất, mở rộng không gian cư trú,…) Hơn nữa trong tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội sự phân bố dân
cư còn ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, thiết kế tổ chức lãnh thổ ở từng vùng, từng miền
1.) Quy mô về dân số Việt Nam: lớn và ngày càng lớn
- So với các nước trong khu vực và trên thế giới quy mô dân số nước ta lớn và ngày càng lớn
o Số dân: đông thứ 3 trong khu vực, thứ 14 trên thế giới, số dân đông tương quan đến vấn đề phát triển kinh tế
o Mật độ: 248 người/km2
o Ngoài ra cần quan tâm mối quan hệ của dân cư với tác động tăng trưởng kinh tế trong thời gian hiện nay
- Quy mô dân số Việt Nam đông và ngày càng lớn
Trang 9o Mặc dù trong thời gian qua nước ta đã hạ thấp tỷ suất phát triển dân số (tỷ lệ sinh) nhưng kết quả chưa được vững chắc, hơn nữa tiềm ẩn gia tăng dân số đã trở lại, số người tham gia vào việc gia tăng dân số ngày càng lớn
Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam
2.) Kết cấu dân số Việt Nam: đang có sự chuyển hóa từ kết cấu dân số trẻ sang kết cấu dân
số già
- Theo độ tuổi:
o Trước tuổi lao động: từ 15 tuổi trở xuống
o Trong tuổi lao động: từ 16 tuổi đến 59 tuổi
o Ngoài tuổi lao động: từ 60 tuổi trở lên
- Sự chuyên hóa kết cấu dân số từ trẻ sang già do số dân tăng cao
- Nguyên nhân: giảm tỷ suất sinh và chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn => tuổi thọ trung bình ngày càng cao
3.) Sự phân bố dân cư Việt Nam: có sự chênh lệch không đồng đều và còn có hiện tượng di
dân tự do
- Tập trung đông đúc ở 3 đồng bằng lớn và Đông Nam Bộ
- Thưa thớt ở miền núi và cao nguyên
- Sự chênh lệch và phân bố dân cư diễn ra cả vi mô và vĩ mô giữa các vùng, các tỉnh
- Hậu quả tất yếu:
o Vấn đề lao động
o Vấn đề khai thác tài nguyên
4.) Di dân tự do: diễn ra hai dạng:
- Nông thôn với nông thôn: biểu hiện cụ thể rõ nét nhất là vùng trung du miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên
- Nông thôn với thành thị: thể hiện chủ yếu vào thủ đô Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh theo hai dạng: mùa vụ và vĩnh viễn
- Nguyên nhân:
o Kinh tế
o Hợp lý hóa gia đình
o Mâu thuẫn trong gia đình
Di dân tự do có tác động rất lớn đến hoạt động kinh tế xã hội
- Tích cực:
o Phù hợp với quy luật phân bố dân cư (từ nơi có nền kinh tế thấp cao)
o Mong muốn giải quyết vấn đề là nhu cầu chính đáng trong nền kinh tế đất nước
- Tiêu cực:
o Không phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của từng vùng, miền (đặc biệt là nơi mà dân đến)
o Môi trường bị tác động tàn phá rất lớn
Trang 10o Quản lý xã hội phức tạp sự phức tạp càng tăng khi tổ chức không tốt
o Kéo theo các vấn đề khác về chất lượng cuộc sống
5.) Chất lượng về dân cư Việt Nam: thấp, được biểu hiện ở những khía cạnh sau:
- Số người qua đào tạo so với tổng số dân còn thấp
- Năng suất lao động chưa cao
- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế khá cao nhưng chưa thật vững chắc
o Chỉ mới giải quyết theo chiều rộng (có tăng trưởng, giải quyết vấn đề việc làm)
o Nhưng số người lao động cần việc làm lại thất nghiệp rất lớn
o Sự phát triển kinh tế theo chiều sâu còn hạn chế, chất lượng lao động còn thấp
- Qua kết quả điều tra gần đây cho thấy chất lượng dân số Việt Nam thấp, Việt Nam đạt 17,87 điểm/60 điểm trong khi Hàn Quốc đạt 46,6 điểm/60 điểm, Singapore 42,5 điểm/60 điểm, Trung Quốc 31 điểm/60 điểm, Thái Lan 18,60 điểm/60 điểm
- Nguồn lao động nước ta dồi dào, phần lớn là lao động trẻ chiếm khoảng 60% số người trong độ tuổi lao động
o Số lượng bắt đầu từ 16 – 34 tuổi chiếm 54% tổng số lao động
o Số lượng bắt đầu từ 35 – 55 tuổi chiếm 44% tổng số lao động
o Số lượng còn lại chiếm 2% tổng số lao động
Đòi hỏi phải giải quyết nguồn lao động một cách hợp lý nhất
- Nguồn lao động nước ta so với các nước khác trong khu vực có trình độ về văn hóa, chuyên môn kỹ thuật
- Cơ cấu về lao động đang được mở rộng tạo điều kiện cho việc sử dụng lao động tốt hơn có hệ quả đẩy mạnh cơ cấu chuyển dịch dân số Có 2 quá trình:
o Do quá trình chuyển hóa nền kinh tế tự cung, tự cấp sản xuất vận hành theo hướng thị trường
o Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cơ cấu nghề nghiệp của nguồn lao động được mở rộng
- Lao động nữ vào nước ta đã và đang có vị trí quang trọng trong cơ cấu lao động, nghề nghiệp nước ta
- Quần cư là một dạng của sự phân bố dân cư nước ta
- Giữ vai trò chủ yếu của nước ta, chiếm địa vị quan trọng nhất, đồng thời nó là dạng quần
cư có lịch sử lâu đời nhất ở nước ta
1.) Quần cư nông thôn: bao gồm hai loại hình chủ yếu:
- Quần cư nông thôn ở đồng bằng
- Quần cư nông thôn ở miền núi
Có sự khác biệt rõ rệt về diện tích, dân số, hướng phát triển và hình thức tổ chức
- Quần cư nông thôn Việt Nam đã và đang được sắp xếp lại cho phù hợp với cơ cấu kinh tế xã hội mới theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa
2.) Quần cư đô thị:
- Quần cư đô thị nước ta tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội đất nước