TONG HOP SGK

3 185 0
TONG HOP SGK

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

II. ĐÁNH GIÁ SÁCH GIÁO KHOA MÔN HÓA (THEO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO) LỚP 10 1. Ưu điểm : Sách giáo khoa hóa học nâng cao lớp 10 có những thế mạnh như sau: - Cung cấp nhiều kiến thức gần gũi với đời sống, kích thích tính tò mò, khám phá của học sinh (HS) từ đó phát triển năng lực tư duy của HS. - Hình ảnh sinh động, trình bày từng mục rõ ràng, sử dụng hệ thống chữ màu để nhấn mạnh trọng tâm bài học giúp HS định hướng bài học. - Thông tin tham khảo nhiều làm HS hiểu rõ hơn những vấn đề liên quan đến bài học mà không cần phải tìm kiếm thêm nhiều sách tham khảo khác. - Lượng bài tập sau mỗi bài học khá nhiều và các bài học này giúp ôn lại lý thuyết nên HS chỉ cần làm bài tập thì có thể nhớ nội dung bài học mà không nhất thiết phải mất nhiều thời gian học bài. 2. Hạn chế : - Nhiều phần quá nặng về lý thuyết trong khi có thể viết ngắn gọn hơn ví dụ phần Cân bằng hóa học ở trang 205 bài Cân bằng hóa học chương 7. - Không thống nhất kênh màu giưa tiêu đề các bài làm HS có cảm giác đọc 2 quyển sách khác nhau: các chương từ 1 đến 6 tiêu đề bài học có màu xanh lá cây sang chương 7 lại là màu xanh nhạt. 3. Những đề xuất chỉnh lí sách: - Hình 6.1 và hình 6.2 ở bài oxi (trang 159) là không thực tế vì không ai đem đốt lưu huỳnh và cacbon trong bình chứa khí oxi lại nút kín bằng nút như thế vì khí tạo ra là SO 2 và CO 2 sẽ làm giản nở thể tích khí trong bình và làm cho nút bắn lên gây nguy hiểm. - Trong hình 7.5 thí nghiệm xét sự chuyển dịch cân bằng ở bài Cân bằng hóa học trang 208 không phù hợp vì vẽ nước đá lại có màu xanh. - Hình 5.8 trang 144 bài Iot không phù hợp với yêu cầu an toàn trong thi nghiệm đúng ra phải thực hiện trong bình có nút đậy vì iot có tính độc hại nếu không phải chú thích là làm ngoài trời không tiến hành trong phòng thí nghiệm. - Phong nền của các thí nghiệm đôi lúc sử dụng quá tối ví dụ như hình 6.17 bài 48 Thực hành số 6 trang 193. 4. Tình hình sử dụng sách: - HS rất thích sử dụng và tham khảo các thông tin trong sách giáo khoa nâng cao hơn là so với sách giáo khoa cơ bản vì những ưu điểm vốn có của sách giáo khoa nâng cao đã kể ở trên. - Sách giáo khoa nâng cao trang bị cho HS các kiến thức phổ thông và nâng cao giúp HS tham khảo và học bài mới trên lớp rất dễ dàng nên đa số HS đều trang bị SGK cho mình thậm chí ở các lớp học chương trình chuẩn cũng có nhu cầu mua SGK nâng cao để tham khảo. 5. Những thuận lợi và khó khăn trong việc giảng dạy sách mới: * Thuận lợi: HS được trang bị SGK với lượng kiến thức phong phú nên giáo viên rất thuận tiện trong việc áp dụng phương pháp mới trong dạy học là GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận rồi báo cáo cho GV những vấn đề đã đựơc giao trong bài học. * Khó khăn: - Vì lượng kiến thức SGK trang bị quá nhiều nhưng lại đôi lúc không giải thích chi tiết vì thế GV phải mở rộng mà thời lượng tiết học không cho phép nên với những bài học dài thì thường không đủ thời gian để mở rộng. Chẳng hạn như bài: Khái niệm về liên kết hóa học. Liên kết ion. - SGK cung cấp cho HS nhiều thông tin làm HS tò mò và do đó luôn thắc mắc làm cho GV phải mất nhiều thời gian để giải thích. 6. Những đề xuất nhằm khắc phục khó khăn: Với những bài học dài nên phân phối thêm tiết học và nếu được thì phân phối cho chương trình n6ng cao mỗi học kì 3 tiết học để đảm bảo vừa nâng cao vừa bám sát để HS nắm hết các thông tin bài học. Chứ thực tế thì GV và HS phải chạy đua theo chương tình và thường phải cho HS của mình tự làm bài tập các tiết luyện tập ở nhà chỉ sửa các bài khó vì không đủ thời gian sửa trên lớp. III. ĐÁNH GIÁ SÁCH GIÁO KHOA MÔN HÓA (THEO CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN) LỚP 11 1/ Ưu điểm: - Sách trình bày trên nền giấy tốt hơn sách cũ, hình ảnh minh họa là hình màu rất đẹp và sống động. - Có nhiều hình vẽ thí nghiệm hơn. VD: Trang 20 hình Fe(OH) 3 ; trang 23 hình màu kết tủa CdS, Cr(OH) 3 , Al(OH) 3 , Ni(OH) 2 ; Trang 46 hình ảnh thực của P đỏ, P trắng. Trang 36 hình thí nghiệm nhiệt phân muối amoni…… - Trình bày nội dung logic, ngắn gọn, súc tích dễ dạy. - Một số định nghĩa rõ ràng, dễ hiểu hơn SGK cũ. VD: Trang 179 định nghĩa về ancol chính xác và dễ hiểu hơn 2/ Hạn chế: - Chương trình quá dài so với SGK cũ ( SGK cũ chỉ học tới chương nguồn hciđrocacbon trong thiên nhiên, còn SGK mới thì học tới chương anđehit-axit cacboxylic) - Một số qui tắc lại bỏ. VD: + Qui tắc Zaixep (bài ancol) + Qui tắc thế ở vòng benzen lại không có qui tắc thế khi vòng benzen có sẵn nhóm thế rút electron. - Một số kiến thức cần thiết cho học sinh lại bỏ. VD: + Bài “Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ” lại bỏ phần “pH của dung dịch muối” + Bài “axit, bazơ và muối” lại bỏ qua sự tạo phức của dung dịch NH 3 , bỏ thuyết axit-bazơ của Bronxted 3/ Những đánh giá chung, khái quát về chương trình SGK: - Ưu điểm: Nhìn chung SGK mới dễ dạy, học sinh dễ hiểu bài hơn, một số định nghĩa rõ ràng, dễ hiểu, dễ phân tích cho học sinh hiuể bài. - Nhược điểm: Một số kiến thức cần thiết cho học sinh lại bỏ, chương trình quá dài. 4/ Đề xuất, kiến nghị: Nên đưa vào chương trình bài pH của dung dịch muối, sự tạo phức của dung dịch NH 3 , thuyết axit-bazơ của Bronxted, cụ thể như sau: + Bài Ancol đưa thêm qui tắc Zaixep, độ ancol. + Bài hiđrocacbon thơm đưa thêm qui tắc thế ở vòng benzen khi vòng benzen đã có sẵn nhóm nhóm thế rút e. + Bài phenol đưa ra phản ứng chứng minh tíng axit của phenol < CO 2 IV. ĐÁNH GIÁ SÁCH GIÁO KHOA MÔN HÓA (THEO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO) LỚP 11 1. Ưu điểm: Sách giáo khoa hóa học nâng cao lớp 10 có những thế mạnh như sau: - Cung cấp nhiều kiến thức gần gũi với đời sống, kích thích tính tò mò, khám phá của học sinh (HS) từ đó phát triển năng lực tư duy của HS. - Hình ảnh sinh động, trình bày từng mục rõ ràng, sử dụng hệ thống chữ màu để nhấn mạnh trọng tâm bài học giúp HS định hướng bài học. - Thông tin tham khảo nhiều làm HS hiểu rõ hơn những vấn đề liên quan đến bài học mà không cần phải tìm kiếm thêm nhiều sách tham khảo khác. - Lượng bài tập sau mỗi bài học khá nhiều và các bài học này giúp ôn lại lý thuyết nên HS chỉ cần làm bài tập thì có thể nhớ nội dung bài học mà không nhất thiết phải mất nhiều thời gian học bài. 2. Hạn chế: - Nhiều trang bài học sử dụng quá nhiều kênh màu và kênh hình như trang 201 làm cho HS thấy rối mắt. - Có nhiều trang sử dụng màu nền hơi chói mắt (màu vàng) như trang 245, 249… 3. Những đề xuất chỉnh lí sách: - Trang 13 bài Axit – Bazơ – Muối: “HCO 3 - là chất lưỡng tính” thiếu chính xác đúng ra phải là: “HCO 3 - là ion lưỡng tính”. - Trang 50 hình 2.8 của bài Axit nitric và muối nitrat: không an toàn trong thí nghiệm. - Trang 57 Bài tập 1 bài Luyện tập tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ ở phản ứng 8 và 9 trong chuỗi (b) dấu mũi tên bị ngược. - Trang 73, bài thực hành Tính chất của một số hợp chất nitơ. Phân biệt một số loại phân bón hóa học. “đặt giá sắt trong chậu cát” mà phải là “đặt ống nghiệm trong chậu cát”. - Trang 121 Bài tập 1 bài Luyện tập Chất hữu cơ, công thức phân tử không nên kí hiệu A, B, C , D ở các lựa chọn dễ gây hiểu lầm là dạng bài trắc nghiệm trong khi đó là dạng điền khuyết .Và câu (c) không thể nào điền được. - Trang 134 bài tập 2 Bài Luyện tập cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ ở câu b giá trị tỉ khối hơi không phải là 1,04 mà là 1,36 - Trang 258 hình ảnh hai bàn tay không cân đối gây cho học sinh cảm giác 2 đồng phân quang học không đối xứng. 4. Tình hình sử dụng sách: - HS rất thích sử dụng và tham khảo các thông tin trong sách giáo khoa nâng cao hơn là so với sách giáo khoa cơ bản vì những ưu điểm vốn có của sách giáo khoa nâng cao đã kể ở trên. - Sách giáo khoa nâng cao trang bị cho HS các kiến thức phổ thông và nâng cao giúp HS tham khảo và học bài mới trên lớp rất dễ dàng nên đa số HS đều trang bị SGK cho mình thậm chí ở các lớp học chương trình chuẩn cũng có nhu cầu mua SGK nâng cao để tham khảo. 5. Những thuận lợi và khó khăn trong việc giảng dạy sách mới: * Thuận lợi: HS được trang bị SGK với lượng kiến thức phong phú nên giáo viên rất thuận tiện trong việc áp dụng phương pháp mới trong dạy học là GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận rồi báo cáo cho GV những vấn đề đã đựơc giao trong bài học. * Khó khăn: - Vì lượng kiến thức SGK trang bị quá nhiều nhưng lại đôi lúc không giải thích chi tiết vì thế GV phải mở rộng mà thời lượng tiết học không cho phép nên với những bài học dài thì thường không đủ thời gian để mở rộng. Chẳng hạn như bài: Khái niệm về liên kết hóa học. Liên kết ion. - SGK cung cấp cho HS nhiều thông tin làm HS tò mò và do đó luôn thắc mắc làm cho GV phải mất nhiều thời gian để giải thích. 6. Những đề xuất nhằm khắc phục khó khăn: Với những bài học dài nên phân phối thêm tiết học và nếu được thì phân phối cho chương trình n6ng cao mỗi học kì 3 tiết học để đảm bảo vừa nâng cao vừa bám sát để HS nắm hết các thông tin bài học. Chứ thực tế thì GV và HS phải chạy đua theo chương tình và thường phải cho HS của mình tự làm bài tập các tiết luyện tập ở nhà chỉ sửa các bài khó vì không đủ thời gian sửa trên lớp đặc biệt là ở phần hóa hữu cơ ở học kỳ II lượng kiến thức quá nhiều làm cho HS phải khổ sở. . ràng, dễ hiểu hơn SGK cũ. VD: Trang 179 định nghĩa về ancol chính xác và dễ hiểu hơn 2/ Hạn chế: - Chương trình quá dài so với SGK cũ ( SGK cũ chỉ học tới. trang bị SGK với lượng kiến thức phong phú nên giáo viên rất thuận tiện trong việc áp dụng phương pháp mới trong dạy học là GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo

Ngày đăng: 07/07/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan