1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoàn thiện công tác kiểm soát thu ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh, thành phố do kiểm toán nhà nước khu vực III thực hiện (tt)

26 265 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 224 KB

Nội dung

Với thực tế đó, việc nghiên cứu để hoàn thiệncông tác kiểm toán thu ngân sách nhà nước tại Cục thuế các tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương có ý nghĩa hết sức quan trọng và làyêu cầu cấ

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI

Phản biện 1: TS ĐƯỜNG NGUYỄN HƯNG

Phản biện 2: GS TS NGUYỄN QUANG QUYNH

Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 8 năm 2012.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kiểm toán Nhà nước là cơ quan chuyên trách thực hiện kiểmtoán báo cáo quyết toán ngân sách của các tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương trước khi trình Hội đồng nhân dân và tổng quyết toánngân sách nhà nước của Chính phủ trước khi trình Quốc hội Thôngqua hoạt động của mình, Kiểm toán Nhà nước sẽ có xác nhận về tínhđúng đắn, trung thực, hợp lý và chính xác của số liệu báo cáo quyếttoán ngân sách nhà nước; đồng thời sẽ có nhận xét, đánh giá và xácnhận việc chấp hành các chính sách, chế độ tài chính, kế toán ở cácđơn vị, địa phương được kiểm toán Qua hoạt động của mình, Kiểmtoán Nhà nước còn góp ý với các đơn vị, địa phương được kiểm toánsửa chữa các sai phạm và kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý cácsai phạm, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, cảitiến chế độ quản lý tài chính, kế toán cần thiết Với ý nghĩa đó, hoạtđộng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước tại các tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương đã mang lại những ý nghĩa quan trọng, góp phầntích cực vào việc nâng cao chất lượng quản lý, điều hành ngân sáchđịa phương; đồng thời cũng đã góp phần từng bước đổi mới và cónhững cải tiến nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành ngân sáchcủa chính quyền nhà nước trung ương và các cấp chính quyền ở địaphương

Qua hơn 15 năm hoạt động, chất lượng công tác kiểm toánngân sách địa phương của Kiểm toán Nhà nước đã dần dần đượcnâng cao Tuy nhiên, trước những yêu cầu của việc hiện đại hóacông tác quản lý ngân sách nhà nước nhằm đáp ứng sự phát triểncủa đất nước nên sẽ có những tác động lớn đến công tác triển khaikiểm toán Nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới, công tác

Trang 4

kiểm toán ngân sách phải đổi mới toàn diện, góp phần tăng cườngvai trò của Kiểm toán Nhà nước trong việc giúp UBND nâng caochất lượng quản lý, HĐND thực hiện tốt chức năng giám sátNSNN ở địa phương Với thực tế đó, việc nghiên cứu để hoàn thiệncông tác kiểm toán thu ngân sách nhà nước tại Cục thuế các tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương có ý nghĩa hết sức quan trọng và làyêu cầu cấp bách

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở lý luận đã tiếp thu được, Luận văn nghiên cứu thựctrạng công tác kiểm toán thu ngân sách nhà nước tại Cục thuế các tỉnh,thành phố trên địa bàn do Kiểm toán Nhà nước khu vực III thực hiệntrong những năm 2009-2011 để đề xuất giải pháp hoàn thiện

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận vàthực tiễn về công tác kiểm toán thu ngân sách nhà nước tại Cục thuếcác tỉnh, thành phố trên địa bàn do Kiểm toán Nhà nước khu vực IIIthực hiện

Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là tổ chức công tác kiểm toánthu ngân sách nhà nước tại Cục thuế tỉnh, thành phố trên địa bàn doKiểm toán Nhà nước khu vực III trực tiếp thực hiện, tập trung vào 2 loạithuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu điển hình, từ đókhái quát hóa, tổng hợp, phân tích, so sánh để đưa ra các nhận định,đánh giá cụ thể Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp cần thiết để hoànthiện công tác kiểm toán thu ngân sách nhà nước tại Cục thuế cáctỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Kiểm toán Nhà nước khuvực III thực hiện

Trang 5

5 Những đóng góp của luận văn

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài luận văn cónhững đóng góp sau:

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về kiểm toán và kiểmtoán ngân sách địa phương, trong đó đề cập những vấn đề cụ thể vềkiểm toán thu NSNN gắn với việc kiểm toán ngân sách địa phương trênđịa bàn khu vực và quy trình kiểm toán NSNN Đồng thời nêu lên thựctrạng công tác kiểm toán thu NSNN tại Cục thuế các tỉnh, thành phốtrên địa bàn do Kiểm toán Nhà nước khu vực III thực hiện

- Qua phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm toán thuNSNN tại Cục thuế các tỉnh, thành phố trên địa bàn do Kiểm toánNhà nước khu vực III thực hiện để đưa ra những giải pháp nhằmhoàn thiện công tác kiểm toán thu ngân sách nhà nước tại Cục thuếcác tỉnh, thành phố

6 Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận,

danh mục các từ viết tắt, danh mục các tài liệu tham khảo, luận vănbao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán thu ngân sách nhànước tại Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Chương 2: Thực trạng công tác kiểm toán thu ngân sách nhànước tại Cục thuế các tỉnh, thành phố do KTNN khu vực III thựchiện

Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công táckiểm toán thu ngân sách nhà nước tại Cục thuế các tỉnh, thành phố

Trang 6

đủ năng lực và độc lập.

1.1.2 Phân loại kiểm toán

1.1.2.1 Phân loại theo mục đích: Kiểm toán hoạt động; Kiểm toán tuân thủ; Kiểm toán báo cáo tài chính

1.1.2.2 Phân loại theo chủ thể kiểm toán: Kiểm toán nội bộ; Kiểm

toán nhà nước; Kiểm toán độc lập.

1.2 Quy trình kiểm toán thu NSNN tại Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Kiểm toán Nhà nước thực hiện

1.2.1 Giới thiệu về Kiểm toán Nhà nước

1.2.1.1 Địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước

“KTNN là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tàichính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuântheo pháp luật”

1.2.1.2 Chức năng của Kiểm toán Nhà nước

- Chức năng kiểm tra và xác nhận

- Chức năng tư vấn

1.2.1.3 Các loại hình kiểm toán áp dụng trong kiểm toán Nhà nước

- Kiểm toán báo cáo tài chính

Trang 7

- Kiểm toán tuân thủ

- Kiểm toán hoạt động

1.2.2 Quy trình kiểm toán thu NSNN tại Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Hình 1.1 Quy trình kiểm toán NSNN 1.2.2.1 Chuẩn bị kiểm toán

- Khảo sát và thu thập thông tin

- Phân tích, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và các thông tin đã thu thập

- Lập và xét duyệt kế hoạch kiểm toán

1.2.2.2 Thực hiện kiểm toán

- Lập và xét duyệt kế hoạch kiểm toán chi tiết

- Tiến hành kiểm toán

- Tổ trưởng kiểm tra, soát xét các phần việc kiểm toán do Kiểm toán viên thực hiện.

- Kiểm toán viên ký các biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán.

1.2.2.3 Tổng hợp kết quả kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán

Kết thúc kiểm toán, KTV đưa ra kết luận và kiến nghị trongbáo cáo kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán Kết luận kiểm toán

là sự khái quát hóa kết quả thực hiện các chức năng kiểm toán, vìvậy kết luận kiểm toán phải đảm bảo yêu cầu cả về nội dung cũngnhư tính pháp lý

Chuẩn bị

kiểm toán

Thực hiện kiểm toán

Kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán

Lập và gửi báo cáo kiểm toán

Trang 8

1.2.2.4 Kiểm tra việc thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán

Kiểm tra thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán là giaiđoạn cuối cùng của quy trình kiểm toán, nhằm đảm bảo kết quả củacuộc kiểm toán có tác dụng và hiệu lực trong thực tiễn

1.3 Nội dung kiểm toán thu NSNN tại Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1.3.1 Kiểm toán công tác lập, giao và phân bổ dự toán thu NSNN

- Kiểm tra, đánh giá các căn cứ và cơ sở lập dự toán thu

- Phân bổ và giao dự toán thu NSNN trên địa bàn

1.3.2 Kiểm toán việc chấp hành dự toán thu NSNN

1.3.2.1 Kiểm toán đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu NSNN

+ So sánh số thực hiện năm nay với số dự toán, số thực hiệnnăm trước đối với từng chỉ tiêu để đánh giá mức độ hoàn thành dựtoán; xác định nguyên nhân thực hiện không đạt hoặc vượt quá mức

so với dự toán

+ Đánh giá công tác quản lý, điều hành thực hiện dự toán thu

1.3.2.2 Đánh giá việc tuân thủ chính sách chế độ trong quản lý thu NSNN

- Đánh giá việc chấp hành các quy định, chế độ, quy trình có

liên quan trong quản lý điều hành thu NSNN như:

- Đánh giá tính tiết kiệm, hiệu quả, hiệu lực trong quản lý và

sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước trong tổ chức thu ngânsách nhà nước

1.3.3 Đánh giá công tác kế toán và quyết toán thu NSNN

- Kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực

và hợp lý của số liệu quyết toán thu NSNN trên địa bàn

- Đánh giá việc chấp hành kế toán thuế

Trang 9

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CỤC THUẾ CÁC TỈNH,

THÀNH PHỐ DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC KHU VỰC III

THỰC HIỆN 2.1 Giới thiệu về cơ quan Kiểm toán Nhà nước Khu vực III

2.1.1 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan KTNN khu vực

III-Vị trí và chức năng của KTNN khu vực III trong hệ thống cơ quan

KTNN

- Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan KTNN khu vực III

2.1.2 Mô hình tổ chức bộ máy của cơ quan KTNN khu vực III

Để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán ngân sách địa phương trênđịa bàn khu vực, KTNN khu vực III được tổ chức theo bộ máy trựctuyến bao gồm Kiểm toán trưởng, các Phó kiểm toán trưởng và 5phòng chức năng

(Hình 2.1 - Sơ đồ tổ chức bộ máy của KTNN khu vực III)

Phòng Nghiệp vụ III

Phòng Tổng hợp

Nghiệp vụ I

Phòng Nghiệp vụ II

Phòng Nghiệp vụ IV

KIỂM TOÁN TRƯỞNG

P KIỂM TOÁN TRƯỞNG P KIỂM TOÁN TRƯỞNG

Trang 10

2.2 Một số đặc điểm chung về quản lý ngân sách ảnh hưởng đến công tác kiểm toán thu NSNN tại Cục thuế

- Theo phân cấp quản lý NS hiện nay thì Cục thuế tỉnh, thànhphố thường được giao nhiệm vụ quản lý các nguồn thu từ các doanhnghiệp nhà nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy môlớn; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; phí và lệ phí do cấptỉnh quản lý

- Cơ quan thuế được tổ chức theo ngành dọc từ TW đến cấpquận, huyện, thành phố thuộc tỉnh và chịu sự quản lý song trùng của

cơ quan thuế cấp trên và của chính quyền địa phương đồng cấp

- Luật quản thuế có hiệu lực từ năm 2007 đã chuyển công tácquản lý thu của cơ quan thuế từ mô hình quản lý theo đối tượng nộpthuế sang mô hình quản lý theo chức năng; người nộp thuế thực hiệnchế độ tự kê khai thuế, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm về việcchấp hành pháp luật thuế của mình

2.3 Thực trạng tổ chức công tác kiểm toán thu NSNN tại Cục thuế các tỉnh, thành phố do Kiểm toán nhà nước Khu vực III thực hiện

2.3.1 Chuẩn bị kiểm toán

2.3.1.1 Khảo sát và thu thập thông tin

Để chuẩn bị cho việc thực hiện kiểm toán thu NSNN tại Cụcthuế, cơ quan KTNN khu vực III cử một tổ công tác gọi là Tổ khảosát đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của một Lãnh đạo KTNN khu vực IIIđược dự kiến làm Trưởng đoàn kiểm toán, Tổ khảo sát có nhiệm vụđến làm việc tại Cục thuế và các cơ quan có liên quan trong quản lýthu NSNN của TP Đà Nẵng (như Sở Tài chính, KBNN) để nắm bắt

và thu thập thông tin liên quan đến tình hình thu NSNN trong năm

2010 của TP Đà Nẵng do Cục thuế thực hiện nhằm mục tiêu xây

Trang 11

dựng kế hoạch kiểm toán chung của cuộc kiểm toán Báo cáo quyếttoán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước năm 2010 của TP Đà Nẵng,trong đó có kế hoạch kiểm toán chung tại Cục thuế trình TổngKTNN xét duyệt.

2.3.1.2 Phân tích, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Đồng thời với việc thu thập thông tin, hồ sơ tài liệu có liênquan đến nội dung công tác quản lý thu NSNN của Cục thuế, Tổkhảo sát cùng tiến hành phân tích, đánh giá hệ thống kiểm soát nội

bộ tại Cục thuế đối với việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thu NSNN

để nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá và chọn lựa một số nộidung trọng tâm để kiểm toán đánh giá việc chấp hành chính sáchpháp luật của nhà nước trong lĩnh vực thu NSNN tại Cục thuế

2.3.1.3 Lập và xét duyệt kế hoạch kiểm toán chung

Nội dung kế hoạch kiểm toán chung tại Cục thuế trình TổngKTNN xét duyệt bao gồm các vấn đề chính sau: Kết quả thu thậpthông tin; Phân tích, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ; Mục tiêukiểm toán; Nội dung kiểm toán trong đó có xác định những trọng yếu

và rủi ro kiểm toán; Phương pháp kiểm toán; Nhân sự để thực hiệnnhiệm vụ kiểm toán; Thời gian thực hiện kiểm toán tại Cục thuế

2.3.2 Thực hiện kiểm toán thu NSNN tại Cục thuế

2.3.2.1 Lập và xét duyệt kế hoạch kiểm toán chi tiết

Trên cơ sở quyết định kiểm toán của Tổng Kiểm toán Nhànước và kế hoạch kiểm toán chung của cuộc kiểm toán đã được TổngKiểm toán Nhà nước phê duyệt; Đoàn kiểm toán thuộc KTNN khuvực III bố trí 1 Tổ kiểm toán thực hiện nhiệm vụ kiểm toán đánh giátình hình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN trên địa bàn tại Cục thuế vớikhoảng thời gian dự kiến 25 ngày

Ngay sau khi công bố quyết định kiểm toán của Tổng

Trang 12

KTNN, Tổ kiểm toán lập phiếu yêu cầu đề nghị Cục thuế cung cấpcác hồ sơ tài liệu chung có liên quan đến tình hình nhiệm vụ thuNSNN trên địa bàn năm 2010 để thu thập thông tin

Sau khi thu thập thông tin chung và phân tích đánh giá đểchọn những nội dung kiểm toán chủ yếu tại Cục thuế, Tổ trưởng Tổkiểm toán lập kế hoạch kiểm toán chi tiết của Tổ kiểm toán để trìnhTrưởng đoàn xét duyệt

* Những hạn chế rút ra ở khâu lập kế hoạch kiểm toán chi tiết tại Cục thuế:

- Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán như đã nêu trên thìmới chỉ thực hiện được việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng KTV

- Chưa đi sâu vào nắm bắt tình hình kết quả hoạt độngSXKD và quan hệ với NSNN của các đối tượng nộp thuế

- Việc phân công nhiệm vụ cho KTV chưa phân công tươngứng với mô hình quản lý theo chức năng mà Cục thuế đang thực hiện

- Tổ kiểm toán chưa chú trọng đúng mức trong đánh giá hệthống kiểm soát nội bộ tại Cục thuế, xác định trọng yếu kiểm toáncòn chung chung

- KTV thực hiện công việc được Tổ trưởng giao theo kếhoạch kiểm toán chi tiết được duyệt nhưng trong kế hoạch chi tiết chỉnêu nội dung, mục tiêu và phương pháp kiểm toán

2.3.2.2 Tiến hành kiểm toán

Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán chi tiết đã được Trưởng đoànkiểm toán phê duyệt, theo nhiệm vụ và thời gian được phân công cụthể trong bảng kế hoạch, từng KTV chủ động yêu cầu Cục thuế cungcấp thêm các tài liệu chi tiết để kiểm tra đối chiếu và đưa ra nhận xétđánh giá

Trang 13

* Những hạn chế rút ra ở khâu kiểm toán tại Cục thuế:

Một là, Nhiều trường hợp KTV áp dụng phương pháp kiểm

toán còn đơn giản, chưa đi đến cùng khi phát hiện dấu hiệu sai phạm

để thu thập bằng chứng kiểm toán

Hai là, việc lựa chọn mẫu hồ sơ các đơn vị để kiểm toán còn

mang nặng tính chủ quan, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của KTV doKTNN chưa xây dựng được hệ thống các quy định về chọn mẫutrong kiểm toán tại Cục thuế

Ba là, Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho KTV tuy được

quan tâm nhưng chưa đúng mức và chưa có kế hoạch bài bản để đàotạo một lực lượng kiểm toán viên có nghiệp vụ giỏi, có bản lĩnhchính trị vững vàng để kiểm toán tại Cục thuế đã ảnh hưởng ít nhiềuđến chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm toán

Bốn là, bố trí thời gian cho kiểm toán tổng hợp tại Cục thuế

còn quá ngắn

Năm là, mặc dù trong những năm gần đây KTNN đã tăng

cường kiểm soát chất lượng trong khâu thực hiện kiểm toán nhưngcông tác kiểm soát nội bộ đối với chất lượng thu thập bằng chứngkiểm toán còn yếu

2.3.3 Tổng hợp kết quả kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán

Kết thúc thời gian kiểm toán tại Cục thuế:

- Từng KTV lập Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểmtoán của KTV về nội dung công việc đã làm với đại diện Cục thuế đểlàm cơ sở cho Tổ kiểm toán tổng hợp lập Biên bản xác nhận số liệu

và tình hình kiểm toán của Tổ kiểm toán

- Tổ trưởng Tổ kiểm toán có trách nhiệm tổng hợp kết quảcủa các KTV để lập Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toáncủa Tổ kiểm toán để làm cơ sở tổng hợp lập Báo cáo kiểm toán của

Ngày đăng: 17/08/2017, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w