Họ và tên: Lê Văn LợiNgày tháng năm sinh: 19/11/1993 Số báo danh: 025 Lớp Luật sư K18 Hậu Giang BÀI THU HOẠCH Căn cứ vào Luật Luật sư 2012, căn cứ và quy tắc đạo đức và ứng xử nghề ngh
Trang 1Họ và tên: Lê Văn Lợi
Ngày tháng năm sinh: 19/11/1993
Số báo danh: 025
Lớp Luật sư K18 Hậu Giang
BÀI THU HOẠCH
Tóm tắc vụ án:
Ngày 16/4/2007, bà Tạ Thị Đặng đã ký “Hợp đồng dịch vụ khoán việc số 02” với
Văn phòng luật sư C do ông Nguyễn Văn A, Trưởng văn phòng làm đại diện ký với mục đích yêu cầu luật sư bảo vệ đòi lại căn nhà 316 đường Nguyễn Trãi, thành phố B Theo căn cứ vào hợp đồng dịch vụ khoán việc số 02/HĐ-DV các bên có thỏa thuận trong thời gian 3 tháng kể từ ngày ký hợp đồng nếu ông A đòi được quyền cho bà Đặng thì bà Đặng trả thù lao ông A là 100 cây vàng bốn số 9 Ông A được tạm ứng trước 20 cây vàng bốn số 9 Sau 3 tháng ông A, nếu ông A không đòi được thì ông A phải hoàn trả lại cho tôi số vàng (20 cây) đã nhận
Đến ngày 8/5/2007 bà Đặng dã giao đủ cho ông A 20 cây vàng (có giấy biên nhận kèm theo) Tòa án hai cấp đã xét xử nhưng ông A không làm được gì để bảo vệ quyền lợi cho bà Đặng Thời gian thì kéo dài, thậm chí ông A còn không biết phiên tòa xử vào lúc nào
Do vậy, ngày 14/7/2008 hai bên đã thống nhất làm biên bản chấm dứt thanh lý Hợp đồng theo mục 4 Điều 2 của Hợp đồng thì ông A đồng ý trả lại cho tôi 20 cây vàng trong vòng
15 ngày nhưng mãi đến ngày 10/12/2008 ông A mới trả cho bà Đặng lần 01 được 4.000 USD (bốn ngàn đô la Mỹ) và cam kết thanh toán hết số vàng còn lại trong tháng 12/2008 Ngày 30/12/2008 ông A trả tiếp lần 2 được 20.000.000 VNĐ (hai mươi triệu Việt Nam đồng) và hứa
sẽ trả nốt số còn lại vào ngày 31/12/2008 Nhưng suốt từ đó đến nay, rất nhiều lần bà Đặng yêu cầu ông A thanh toán nốt số vàng còn lại (gần 15 cây) nhưng ông A cứ khất lần không chịu trả
và cố ý lẩn tránh
Trang 2Họ và tên: Lê Văn Lợi
Ngày tháng năm sinh: 19/11/1993
Số báo danh: 025
Lớp Luật sư K18 Hậu Giang
BÀI THU HOẠCH
Căn cứ vào Luật Luật sư 2012, căn cứ và quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật
sư Việt Nam
Căn cứ vào hồ sơ tình huống 2.1
Theo tìm hiểu và nghiên cứu người viết có nhận định sau:
Nghề luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; góp phần phát triển kinh tế, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh
Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư quy định những chuẩn mực về đạo đức
và ứng xử nghề nghiệp, là thước đo phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư Mỗi luật sư phải lấy Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp này làm khuôn mẫu cho sự tu dưỡng, rèn luyện để giữ gìn uy tín nghề nghiệp, thanh danh của luật sư, xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội
Cũng Như những ngành nghề hoạt động kinh doanh khác, Luật sư cần bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng ở mức độ cao nhất Cần Tôn trọng để nhận được sự hài lòng của khác hàng và có nghĩa vụ bảo đảm dịch vụ pháp lý cung cấp cho khách hàng, tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của khách hàng theo quy định của phát luật
Với những nhận định trên và thông qua tình huống theo quan điểm của người viết Luật
sư A đã mắc phải những sai sót cơ bản trong bộ nguyên tắc đạo đức và ứng xử nghề nhiệp luật
sư đó là “thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ tốt lợi ích của khách hàng và không hoàn thành
vụ việc mà khách hàng ủy thác”
Theo hợp đồng dịch vụ khoán việc giữa bà Đặng và Luật sư A, thì Luật sư A đã thiếu trách nhiệm đối với công việc mà bà Đặng yêu cầu trong việc đòi lại căn nhà Thậm chí luật sư
A còn không biết cả thời gian mở các phiên tòa xét xử vụ án Thông qua đơn trình bày của luật
sư A gửi đến Hội đồng khen thưởng, kỷ luật Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư TP B ngày 12/05/2009 Lý do mà Luật sư A thiếu trách nhiệm trong vụ việc trên là do bà Đặng bị ốm, luật
Trang 3sư Nguyễn Văn A bị tai nạn gẫy chân nên thời gian thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý là 3 tháng không thực hiện được
Căn cứ theo nguyên tắc 8 tại 8.1 và 8.3 Luật sư chủ động, tích cực giải quyết vụ việc của
khách hàng và thông báo tiến trình giải quyết vụ việc để khách hàng biết; Luật sư không từ
chối vụ việc đã nhận, trừ trường hợp bất khả kháng, hoặc pháp luật hay Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư cho phép hoặc được khách hàng đồng ý Luật sư A có thể rơi vào trường hợp bất khả khán do bị gãy chân nên không thể tiếp tục bảo vệ quyền lợi cho khách hàng Tuy nhiên thiết nghĩ trong tình huống này Văn phòng luật sư C đã thiếu chuyên nghiệp trong quá trình giải quyết vụ việc Cụ thể phía văn phòng Luật sư C đã không chủ động, tích cực giải quyết vụ việc của khách hàng và không thông báo tiến trình giải quyết vụ việc để khách hàng biết Trong tình huống này Luật sư A nên thông báo cho gia đình bà Bằng biết về việc mình gặp tai nạn không thể tiếp tục theo vụ kiện Từ đó hai bên có thể ủy quyền cho Luật
sư khác để tiếp tục giải quyết vụ việc, vừa có thể tiếp tục bảo vệ quyền lợi cho khách hàng vừa giữ được uy tính cho Văn phòng luật sư C cũng như cá nhân Luật sư A Hơn nữa sau hậu quả
đã xẩy ra phía Luật sư A lại chậm trể trong việc thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn lại số tiền đã nhận
từ bà Đặng
Việc kỷ luật đối với Luật sư A trong trường hợp này, tuy mặc dù trong tình huống của
hồ sơ không ghi cụ thể nhưng theo quan điểm của người viết thì Đoàn Luật Sư thành phố B xem xét kỷ luật với mức thấp nhất sẽ là hợp lý nhất để tạo điều kiện cho luật sư A có cơ hộ sủa chữa và khắc phục Hơn nữa nguyên nhân dẫn đến việc Luật sư A không hoàn thành được nhiệm vụ là do tai nạn gãy chân
Từ đó thấy rằng bổn phận của Luật sư trong quá trình thực hiện vụ việc của khách hàng
là một trong những nghĩa vụ quan trọng không chỉ ảnh đến chất lượng giải quyết vụ việc “bảo
vệ quyền lợp hợp pháp cho khách hàng” mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến uy tính, tính chuyên nghiệp của Luật sư
Trang 4Họ và tên: Lê Văn Lợi
Ngày tháng năm sinh: 19/11/1993
Số báo danh: 025
Lớp Luật sư K18 Hậu Giang
BÀI THU HOẠCH
Bài học kinh nghiệm:
Danh dự, uy tín, trạng thái tích cực hay tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư gắn liền với mối quan hện giữa luật sư và khách hàng Khách hàng là nguồn sống là đối tác của Luật sư Nói như vậy có nghĩa, Luật sư phải có khách hàng, phải xây dựng cho mình một đội ngủ khách hàng, nhưng làm được điều đó, Luật sư phải xây dựng được uy tính và niềm tin của mình đối với khách hàng Để có được sự tin tưởng, nhận được lòng tin từ khách hàng người luật sư ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần phải có tinh thành trách nhiệm đối với công việc mà khách hàng giao phó Tinh thần làm việc hết mình, chuyên nghiệm trong việc giải quyết các tình huống bất ngờ trong quá trình gải quyết vụ việc
Từ sự việc của Luật sư A người viết càng thấy rõ tầm quan trọng của Luật sư trong quá trình thực hiện vụ việc của khách Xác định được tầm quan trọng của vấn đề này, luật sư cần có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc mà khách hàng ủy thác, phải nổ lực hết mình để hoàn thành nghĩa vụ đối với khách hàng Bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp phát cho khách hàng trong phạm vi pháp luật cho phép
Khi còn trong quá trình học tập rèn luyện để trở thành Luật sư nên cần phải ra sức học tập
và trao dồi kiến thức, tu dưỡng đạo đức cùng với đó là chấp hành nghiêm chính đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước