ÔN TẬP SƠ LƯỢC HÓA HOC LỚP 8

11 2.3K 84
ÔN TẬP SƠ LƯỢC HÓA HOC LỚP 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ÔN TẬP HÓA HỌC LỚP 8( PHẦN I: HÓA ĐẠI CƯƠNG) I.Các khái niệm hóa học cơ bản: 1) Hóa học: là khoa học nghiên cứu về chất, những biến đổi của chất, ứng dụng. 2) Môn hóa học: là một môn học bổ ích, giúp ta tìm hiểu về chất, quá trình biến đổi của chất và ứng dụng của nó. 3) đồ mối quan hệ giữa khái niệm: PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 4) Bài tập: cách viết sau chỉ những ý gì - Na: KHHH của nguyên tố natri, một nguyên tử natri, CTHH của đơn chất kim loại natri( nguyên tử đại diện chất). - Cl: KHHH của nguyên tố clo, 1 nguyên tử clo. - Cl 2 : CTHH của đơn chất phi kim clo, 1 phân tử clo. - 2Cl: 2 nguyên tử clo. - 3Cl 3 : 3 phân tử clo( có 6 nguyên tử clo trong 3 nguyên tử clo). - NaCl: CTHH của hợp chất muối ăn, 1 phân tử muối ăn. VÔ CƠ PHI KIM HỮU CƠ KIM LOẠI KÍ HIỆU HÓA HỌC VẬT THỂ CHẤT CHẤT MỚI ĐƠN CHẤT NGUYÊN TỐ HÓA HỌC PHÂN TỬ HỢP CHẤT NGUYÊN TỬ CÔNG THỨC HÓA HỌC - 4NaCl: 4 phân tử muối ăn,(4 nguyên tử natri và 4 nguyên tử clo trong 4 phân tử muối ăn). *Hệ số . chỉ số = số nguyên tử của một nguyên tố. II. Công thức hóa học và tính theo công thức hóa học: 1)Công thức hóa học: dùng để biểu diễn ngắn gọn chất. a) Công thức hóa học của đơn chất: - Đơn chất rắn:( Công thức hóa học chính là kí hiệu hóa học) VD: K, Na, Ag, Ba, Ca, Mg, Cu, Zn, Fe, Al, …C, S, P, … - Đơn chất thể khí:( Công thức hóa học là kí hiệu hóa học thường có ghi kèm chỉ số 2). VD: H 2 , Cl 2 , O 2 , N 2 , …O 3 ( Khí ozôn). b) Công thức hóa học của hợp chất: - Muốn viết đúng công thức hóa học của hợp chất cần ghi nhớ: tên nguyên tố hóa học, kí hiệu hóa học, nhóm nguyên tử, hóa trị nhóm nguyên tử, vận dụng được quy tắc hóa trị. - Oxit( M x O y ): gồm kí hiệu của oxi kèm theo chỉ số y và kí hiệu của một nguyên tố M( có hóa trị n) kèm theo chỉ số x. - Axit: gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro và gốc axit. - Bazơ( M(OH) n ): gồm một nguyên tử kim loại( M) và một hay nhiều nhóm hiđroxit(- OH). -Muối: gồm kim loại và gốc axit. 2) Tính theo công thức hóa học: - Tính phân tử khối: ( Khối lượng 1 phân tử) - Tính khối lượng Mol: ( Khối lượng N= 6.10 23 phân tử) - Tính thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tốtrong một công thức hóa học: VD: Tính thành phần phần trăm khối lượng nguyên tố trong các hợp chất sau: a) SO 3 . b) Al 2 (SO 4 ) 3 . Giải 3.16.100% a) %O = = 60% 80 12.16.100% b) %O = = 56,14% 342 Vậy %O của SO 3 nhiều hơn %O của Al 2 (SO 4 ) 2 . - Lập công thức hóa học hợp chất khi biết thành phần phần trăm của khối lượng của mỗi nguyên tố và khối lượng Mol của chất III. Phương trình hóa học và tính theo phương trình hóa học 1) Phương trình hóa học: dùng để biểu diễn ngắn gọn một phản ứng hóa học, được xây dựng từ công thức hóa học, dựa trên cơ sở định luật bảo toàn khối lượng. VD: Lập phương trình hóa học phot pho cháy trong oxi 4P + 5O 2  2P 2 O 5 2)Tính theo phương trình hóa học: - Hệ số trên phương trình là số mol chất( n). - Tính toán trên phương trình. - Mối quan hệ giữa các đại lượng số mol( n). Khối lượng( m), thể tích khí( V). n.M n.22,4 - Các định luật áp dụng: định luật bảo toàn khối lượng, định luật Avogađro( định luật về thể tích Mol của chất khí). - Các dạng bài toán tính theo phương trình hóa học: o Dạng 1: đề bài cho lượng chất của một chất tham gia hay một chất tạo thành( bài 4 trang 94, bài 4+ 5 trang 109, 4+ 5 trang 113, bài 4 trang 117). o Dạng 2: đề cho lương của hai chất tham gia( bài 4 trang 84, bài 6 trang 109, bài 5 trang 117, bài 5 trang 132). o Dạng 3: chất tham gia có lẫn tạp chất( chất tham gia không tinh khiết có lẫn tạp chất)( bài 5 trang 84, bài 3 trang 87). o Dạng 4: biện luận qua nhiều phương trình hóa học( bài 6 trang 94, bài 8 trang 101). o Dạng 5: độ tan ( S) và nồng độ dung dịch( C M , C%)( bài 5 trang 142, bài 1 7 trang 145 146, bài 1 6 trang 151). IV. Hệ thống hóa kiến thức cơ bản cần nhớ chương trình HK II hóa học lớp 8. BẢNG 1: Phân loại oxi, hiđro, nước. Oxi( O 2 ) Hiđro( H 2 ) Nước( H 2 O) Công thức hóa học O 2 H 2 H 2 O Phân tử khối 32 2 18 m M V 22,4 Tính chất vật lý Khí oxi là một chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí 1,1 lần, hóa lỏng ở - 183 o C, oxi hóa lỏng có màu xanh nhạt. Khí hiđro là một chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các chất khí, tan rất ít trong nước. Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100 o C, hòa tan được nhiều chất rắn, lỏng, khí. Tính chất hóa học Khí oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất. Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II. Khí hiđro có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp, hiđro không chỉ kết hợp đươc với đơn chất oxi, mà nó còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. Các phản ứng này đều tỏa nhiều nhiệt. Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường( như Na, K, Ca, …) Tạo thành bazơ và hiđro; tác dụng với một số oxit bazơ tạo ra bazơ như NaOH, KOH, Ca( OH) 2 ; tác dụng với nhiều oxit axit tạo ra axit. Ứng dụng Khí oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật, cần để đốt nhiên liệu trong sản xuất và đời sống. Khí hiđro có rất nhiều ứng dụng, chủ yếu là do tính chất rất nhẹ, do tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt. Nước hòa tan nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nước cũng tham gia vào nhiều quá trình hóa học quan trọng trong cơ thể người và động vật, nước cần thiết cho đời sống hàng ngày, sản xuất, … Điều chế: -Trong phòng thí nghiệm Khí oxi được điều chế bằng Khí hiđro được điều chế bằng Cho hai lần thể tích khí hiđro hóa hợp với -Trong công nghiệp cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như KMnO 4 và KClO 3 . Khí oxi được điều chế từ không khí( hóa lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao, sau đó cho không khí lỏng bay hơi. Trước hết thu được khí nitơ ở -196 o C, sau đó là khí oxi ở -183 o C) hoặc từ nước ( điện phân nước trong các bình điện phân, sẽ thu được hai chất khí riêng biệt là oxi và hiđro. cách cho axit ( HCl hoặc H 2 SO 4 loãng) tác dụng với kim loại kẽm( hoặc sắt, nhôm). Khí hiđro được điều chế bằng cách điện phân nước hoặc dùng than khử oxi của H 2 O trong lò khí than hoặc điều chế H 2 từ khí tự nhiên, khí dầu mỏ. một phần khí oxi. BẢNG 2: Phân loại loại phản ứng. Loại phản ứng Khái niệm Phản ứng hóa hợp Là phản ứng hóa học trong đó một chất mới được sinh ra từ hai hay nhiều chất ban đầu. Phản ứng phân hủy Là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới. Phản ứng oxi hóa – khử Là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử. Phản ứng thế Là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất. Bảng 3: Khái niệm sự oxi hóa, thành phần không khí, thành phần hóa học của nước. Khái niệm Sự oxi hóa chậm Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng. Sự cháy Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng. Sự tự bốc cháy Trong điều kiện nhất định, sự oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy. Thành phần không khí Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Thành phần theo thể tích của không khí là: 78% khí nitơ, 21% khí oxi, 1% các khí khác( khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm, …) Thành phần hóa học của nước Nước là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố oxi và hiđro, chúng đã hóa hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích là hai phần khí hiđro và một phần khí oxi. Bảng 4:Phân loại oxit, axit, bazơ, muối. Loại Khái niệm Công thức hóa học Phân loại Gọi tên Oxit Là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. ( M x O y ) gồm kí hiệu của oxi kèm theo chỉ số y và kí hiệu của một nguyên tố M( có hóa trị n) kèm theo chỉ số x. - Oxit axit: thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit. - Oxit bazơ là oxit của kim loại (*) và tương ứng với một bazơ - Tên oxit bazơ: Tên kim loại( kèm theo hóa trị) + oxit. - Tên oxit axit: Tên phi kim ( có tiền số chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit( có tiền số chỉ số nguyên tử oxi). Axit Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại Gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro và gốc axit. - Axit không có oxi. - Axit có oxi. - Tên axit không có oxi: Tên axit: axit + tên của phi kim + hiđric. - Tên axit có oxi: Tên axit: Axit + tên của phi kim + ic. - Axit có ít nguyên tử oxi: Tên axit: Axit + tên của phi kim + ơ. Bazơ Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit( - OH). ( M(OH) n ) gồm một nguyên tử kim loại( M) và một hay nhiều nhóm hiđroxit(- OH). - Bazơ tan được trong nướ gọi là kiềm. - Bazơ không tan trong nước. Tên bazơ: Tên kim loại ( kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hiđroxit. Muối Phân tử muối gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit. Gồm kim loại và gốc axit. - Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại. - Muối axit: là muối mà trong gốc axit còn nguyên tử hiđro chưa Tên muối: Tên kim loại( kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + tên gốc axit. được thay thế bằng nguyên tử kim loại. (*) : Một số kim loại nhiều hóa trị cũng tạo ra oxit axit, thí dụ mangan (VII) oxit Mn 2 O 7 là oxit axit, tương ứng với axit pemanganic HMnO 4 . Một số lưu ý: t o - Kim loại + oxi  oxit bazơ. - Phi kim + oxi  oxit axit. - Oxit bazơ + nước  bazơ. - Oxit axit + nước  axit. - Kim loại + axit  muối + khí hiđro. - Kim loại + nước  bazơ + khí hiđro. t o - Khí cacbon monooxit( CO) + oxit bazơ  kim loại + khí hiđro. - Khí hiđro + oxit bazơ  kim loại + nước. - Muối + axit  muối mới + axit mới. - Muối + bazơ( tan)  muối mới + bazơ mới. - Muối + muối  muối mới + muối mới. - Axit + { - Bazơ + { V. Lập đồ mối quan hệ giữa các chất: 1) Kim loại  oxit bazơ  bazơ  muối( K, Na, Ca, Ba). + O 2 + H 2 O + axit 2)Phi kim  oxit axit  axit  muối. quỳ tím phenoltalein Quỳ tím chuyển màu đỏ. Không đổi màu. quỳ tím phenoltalein Quỳ tím chuyển màu xanh. Chuyển màu hồng. + O 2 + H 2 O + kim loại MỘT SỐ NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Số proton Tên nguyên tố Kí hiệu hóa học Nguyên tử khối Hóa trị 1 Hiđro H 1 I 2 Heli He 4 3 Liti Li 7 I 4 Beri Be 9 II 5 Bo B 11 III 6 Cacbon C 12 IV, II 7 Nitơ N 14 III, II, IV … 8 Oxi O 16 II 9 Flo F 19 I 10 Neon Ne 20 11 Natri Na 23 I 12 Magie Mg 24 II 13 Nhôm Al 27 III 14 Silic Si 28 IV 15 Photpho P 31 III, V 16 Lưu huỳnh S 32 II, IV, VI 17 Clo Cl 35,5 I, … 18 Agon Ar 39,9 19 Kali K 39 I 20 Canxi Ca 40 II . . . 24 Crom Cr 52 II, III … 25 Mangan Mn 55 II, IV, VII … 26 Sắt Fe 56 II, III 29 Đồng Cu 64 I, II 30 Kẽm Zn 65 II 35 Brom Br 80 I … 47 Bạc Ag 108 I 56 Bari Ba 137 II 80 Thủy ngân Hg 201 I, II 82 Chì Pb 207 II, IV Nguyên tố phi kim in nhạt. Nguyên tố kim loại in đậm. Tên nhóm Hóa trị Hiđroxit( OH), Nitrat( NO 3 ) I Sunfat( SO 4 ), Cacbonat( CO 3 ) II Photphat( PO 4 ) III ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… . ÔN TẬP HÓA HỌC LỚP 8( PHẦN I: HÓA ĐẠI CƯƠNG) I.Các khái niệm hóa học cơ bản: 1) Hóa học: là khoa học nghiên cứu về chất,. một nguyên tố. II. Công thức hóa học và tính theo công thức hóa học: 1)Công thức hóa học: dùng để biểu diễn ngắn gọn chất. a) Công thức hóa học của đơn chất:

Ngày đăng: 07/07/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan