1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm về di truyền học chọn giống thực vật dùng trong các trường Đại học Sư phạm (Khóa luận tốt nghiệp)

38 377 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 5,08 MB

Nội dung

Soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm về di truyền học chọn giống thực vật dùng trong các trường Đại học Sư phạm (Khóa luận tốt nghiệp)Soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm về di truyền học chọn giống thực vật dùng trong các trường Đại học Sư phạm (Khóa luận tốt nghiệp)Soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm về di truyền học chọn giống thực vật dùng trong các trường Đại học Sư phạm (Khóa luận tốt nghiệp)Soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm về di truyền học chọn giống thực vật dùng trong các trường Đại học Sư phạm (Khóa luận tốt nghiệp)Soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm về di truyền học chọn giống thực vật dùng trong các trường Đại học Sư phạm (Khóa luận tốt nghiệp)Soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm về di truyền học chọn giống thực vật dùng trong các trường Đại học Sư phạm (Khóa luận tốt nghiệp)Soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm về di truyền học chọn giống thực vật dùng trong các trường Đại học Sư phạm (Khóa luận tốt nghiệp)Soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm về di truyền học chọn giống thực vật dùng trong các trường Đại học Sư phạm (Khóa luận tốt nghiệp)Soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm về di truyền học chọn giống thực vật dùng trong các trường Đại học Sư phạm (Khóa luận tốt nghiệp)Soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm về di truyền học chọn giống thực vật dùng trong các trường Đại học Sư phạm (Khóa luận tốt nghiệp)Soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm về di truyền học chọn giống thực vật dùng trong các trường Đại học Sư phạm (Khóa luận tốt nghiệp)Soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm về di truyền học chọn giống thực vật dùng trong các trường Đại học Sư phạm (Khóa luận tốt nghiệp)

Trang 1

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn

TRUONG DHSP HA NOI 2 KHOA SINH — KTNN

PHAM VAN TUAN

SOAN THAO CAC CAU HOI TRAC

NGHIEM VE DI TRUYEN HOC CHON GIONG THUC VAT DUNG TRONG

CAC TRUONG DHSP

KHOA LUAN TOT NGHIEP

Chuyén nganh: Di truyén hoc Ma so: 010506

Hướng dẫn khoa học: Nguyễn Van Lai

Hà Nội - 2007

Trang 2

Cuận oăn tét nghitp Pham Oan Guan

LOI CAM ON

Trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình, tơi đã nhận được

sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Sinh và các bạn K29A, K29B,

K29C thuộc khoa sinh _KTNN

Đặc biệt là sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thạc sĩ Nguyễn Văn lại — Giảng viên chính bộ mơn di truyền học trường ĐHSP Hà Nội 2

Nhân dịp hoàn thành đề tài này,em xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo Thạc sĩ Nguyễn Văn lại giảng viên bộ môn di truyền học Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa

sinh cũng như toàn thể các bạn sinh viên lớp K29A, , K29B, K29C khoa sinh

đã tạo điều kiện và giúp đỡ để em thực hiện đề tài này/

Xuân Hoà, ngày 28 tháng 4 năm 2007 Người thực hiện

Phạm Văn Tuấn

Trang 3

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn

MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Loài người đã bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, thế kỉ của nền kinh tế tri thức, với những bước tiến nhảy vọt của làn sóng khoa học và công

nghệ Chính sự phát triển đó đã tạo ra một hệ thống tri thức đồ sộ, con người

đang đứng trước thử thách hết sức to lớn Con người muốn tồn tại, và phát triển phải là những con người không chỉ nắm vững kiến thức cơ bản mà còn phải là người năng động sáng tạo, chủ động giải quyết những vấn đề mới mẻ đặt ra trong cuộc sống của mỗi cá nhân và của toàn xã hội

Từ việc nhận thức đúng đắn của cá nhân và của thời đại và để đáp ứng nhịp độ phát triển chung của nhân loại, Đảng ta đã đề ra những chủ chương

đúng đắn cho công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo Nghị quyết

Ban chấp hành Trung Ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IV khoá VII đã khẳng định: “ Đối mới phương pháp dạy học ở tất cả cấp học, bậc học, kết hợp

tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm với nghiên cứu, gắn nhà trường với lao động sản xuất, với xã hội, áp dụng những phương pháp

giáo dục hiện đại để giải quyết vấn đề ”

Phương pháp giáo dục phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát

triển khả năng tư duy của học sinh một cách tự chủ, tự lực, tích cực sáng tạo

trong lao động và học tập ở nhà trường Chính điều này đã đặt ra những yêu cầu mới, những đòi hỏi ngày càng cao hơn trong việc dạy học nói chung, dạy

học sinh học nói riêng, việc đổi mới phương pháp dạy học đồi hỏi cần được thực hiện ở các giai đoạn của quá trình dạy học, trong đó có giai đoạn kiểm tra

đánh giá Hiện nay trong các trường phổ thông, cao đẳng và đại học ở nước ta

đã và đang sử dụng các phương pháp kiểm tra truyền thống như : kiểm tra

miệng, kiểm tra bằng hình thức tự luận, các phương pháp này giúp người giáo

viên đánh giá được kết quả học tập, mức độ tiếp thu kiến thức, vai trò chủ

động sáng tạo của học sinh, nhưng có nhược điểm làm mất nhiều thời gian và

Trang 4

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn

kiểm tra được ít khối lượng kiến thức Vì vậy trong quá trình dạy học hiện nay người ta cịn sử dụng hình thức kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm khách

quan để khắc phục những hạn chế của phương pháp kiểm tra truyền thống đã

nêu trên

Với mong muốn góp một phần nhỏ cơng sức của mình vào công cuộc

đổi mới giáo dục, chúng tôi đã lựa chọn dé tai:

“Soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm về di truyền học chọn giống thực

vật dùng trong các trường ĐHSP.”

2 Mục đích, ý nghĩa của đê tài:

+ Giúp sinh viên nắm vững, củng cố, khắc sâu kiến thức đã học

+ Giúp sinh viên biết vận dụng kiến thức di truyền học chọn giống vào đời sống thực tiễn sản xuất

+ Kết quả kiểm tra sinh viên bằng những câu hỏi trắc nghiệm sẽ đánh giá được chất lượng học tập của sinh viên về bộ môn di truyền học chọn giống

thực vật

+ Việc xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan về di truyền

học chọn giống thực vật có ý nghĩa rất quan trọng trong sự đổi mới, nâng cao chất lượng của nền giáo dục nước ta

3 Nhiệm vụ của đề tài

3.1 Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm dạng câu hỏi nhiều lựa

chon (MCQ) dựa vào nội dung và mục tiêu giảng dạy di truyền học chọn

giống thực vật ở các trường ĐHSP

3.2 Thông qua kiểm tra thực nghiệm trên sinh viên K29 có thể bước đầu phân loại được trình độ sinh viên ở phần nội dung kiến thức này

Trang 5

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn

CHUONG 1

CO SO LY LUAN CUA VAN DE

1.1 Lược sử nghiên cứu câu hỏi trắc nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm là hình thức kiểm tra đánh giá đã và đang được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới Trắc nghiệm là những phương pháp để đo hay

thăm dò một số đặc điểm năng lực trí tuệ của học sinh như: chú ý, tưởng tượng, tư duy hoặc để đánh giá một kĩ năng, kĩ xảo

Đầu thế kỉ thứ XIX, E thorndike là người đầu tiên dùng trắc nghiệm

như một phương pháp “ khách quan và nhanh chóng” để đo trình độ kiến thức của học sinh, vào năm 1920 các trắc nghiệm nhóm trong trường học ra đời và

phát triển nhanh trong nước Mỹ

Trong thời kỳ đầu việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm, viết tắt là (test) ở các nước phương tây đã có sai lầm như: Sa vào quan điểm hình thức, máy móc trong việc đánh giá năng lực trí tuệ, chất lượng kiến thức của học sinh Đặc biệt người ta còn sử dụng trong đấu tranh giai cấp, họ phủ nhận năng lực của của con em nhân dân lao động, nên thời kì này Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã phê phán việc dùng câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá, chỉ đến năm 1963 Liên Xô mới phục hồi việc sử dụng Test để kiểm tra kết quả học tập của học sinh và vẫn có phần dè dặt trong việc phát triển test

Ở nước ta trong thập kỉ 70 của thế kỉ XX đã có những cơng trình vận dụng vào kiểm tra kiến thức của học sinh

Ở miền Bắc việc áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan (TNKQ) trong bài kiểm tra đánh giá thành quả học tập còn là vấn đề mới mẻ có thể nói những nghiên cứu mới nhất thuộc lĩnh vực này là của giáo sư Trần Bá Hoành Năm 1971, giáo sư đã soạn thảo bộ câu hỏi trắc nghiệm và áp dụng trắc nghiệm vào kiểm tra kiến thức của học sinh và đã thu được kết quả khả quan Năm 1994, Bộ giáo dục và Đào tạo theo hướng đổi mới kiểm tra đánh

Trang 6

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn

giá đã phối hợp với viện cơng nghệ Hồng gia Menborne của Australia tổ chức các cuộc hội thảo với chủ đề :“ Kĩ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm

khách quan”

Tại các tỉnh phía Nam, trắc nghiệm khách quan đã rải rác được sử dụng

trong các trường học từ những năm 1950, học sinh đã được tiếp xúc với trắc nghiệm khách quan qua các cuộc thi khảo sát khả năng ngoại ngữ do các tổ

chức quốc tế tài trợ Đến năm 1960 TNKQ được sử dụng khá phổ biến trong kiểm tra và thi ở bậc trung học

Hiện nay, do nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nên hầu hết các trường đại học trong cả nước đã tổ chức triển khai hàng loạt các cuộc hội thảo với chủ đề ““ Đổi mới kiểm tra đánh giá” và đồng thời là các cuộc hội

thảo về việc tiến hành nghiên cứu xây dựng các ngân hàng câu hỏi test cho

từng môn học, cấp học Đặc biệt các trường ĐHSP đang cố gắng nghiên cứu

tạo điều kiện cho nhiều sinh viên bắt đầu được nghiên cứu và kiểm tra đánh giá ở trường phổ thông, đáp ứng nhu cầu về kiến thức của học sinh phổ thông

trong thời đại mới — Thời đại của tri thức khoa học và công nghệ

Ở trường ĐHSP Hà Nội 2, trong những năm gần đây, nhiều khoá luận

tốt nghiệp của sinh viên để cập đến câu hỏi trắc nghiệm cho các chuyên ngành: phương pháp giảng dạy, sinh thái học, di truyền học do các giảng viên trong khoa Sinh KTNN trực tiếp hướng dẫn

1.2 Các dạng câu hỏi trắc nghiệm

Hiện nay, có rất nhiều cách phân loại câu hỏi trắc nghiệm, mỗi dạng thích ứng với một dạng kiến thức nhất định Tuy nhiên hệ thống câu hỏi trắc nghiệm được phân thành 5 dạng chính:

Phân loại dạng kiểm tra

Trang 7

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn

_ ms 7N

Trắc nghiệm khách quan Trắc nghiệm tự luận

Câu hỏi trả lời ngắn Bài viếttheo Bài viết

dàn bài sẵn mở

Nhiều lựa Ghép đôi Đúng sai Điển khuyết Trả lời ngắn

Chọn

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ tập chung nghiên cứu với dạng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn Nội dung phủ kín tồn bộ chương trình di

truyền học chọn giống thực vật Mỗi câu hỏi có một câu dẫn và bốn phương án trả lời, trong đó chỉ có một phương án trả lời đúng nhất, còn các phương án khác là câu nhiễu thường chỉ đúng một phần hoặc chưa hoàn chỉnh Không sai hẳn mà cũng không đúng hẳn, nhưng khó phát hiện Khi trả lời các câu hỏi học sinh phải tiến hành các thao tác tư duy, phân tích,so sánh tổng hợp, rèn kĩ năng giải bài tập, kĩ năng tính tốn và đối chiếu để chọn đáp án đúng nhất

1.3 Vai tro cua MCQ trong KT-DG thành quả học tập của học sinh, sinh viên

Vai trò quan trọng nhất của KTĐG là cung cấp sự phản hồi về thành tích học tập của học sinh Từ đó có thể cung cấp cho giáo viên những đầu mối để suy ra nên thay đổi cách dạy như thế nào?với mỗi phương pháp KT-ĐG đều có mặt mạnh, hạn chế riêng Với MCQ có những ưu điểm và nhược điểm

như sau:

* Ưu điểm

- Giúp học, sinh viên tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình một cách khách quan Trên cơ sở đó thay đổi phương pháp học tập và bổ sung những kiến thức chưa tích luỹ hoặc được tích luỹ nhưng chưa chắc chắn

¬'

Trang 8

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn

- Rèn cho học sinh, sinh viên các thao tác tư duy phân tích, so sánh,

tổng hợp và phán đoán nhanh để chọn ra câu trả lời đúng nhất

- Chấm điểm nhanh chóng, chính xác do mang tính khách quan

- Trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều nội dung kiến

thức

- Gây được tính hứng thú và tính tích cực học tập của học sinh

- Giúp học sinh và giáo viên làm quen với máy vi tính để xử lý số liệu và việc chấm điểm một cách nhanh nhất

* Nhược điểm

- Test nhiều lựa chọn có thể khiến cho người học lựa chọn phương án

đúng một cách ngẫu nhiên mà không hiểu rõ bản chất

- Hạn chế kĩ năng diễn đạt, Sắp xếp ý tưởng, lý lẽ lập luận và kha năng sáng tạo trong việc giải quyết câu hỏi

1.4 Các yêu cầu về câu hỏi trắc nghiệm

- Phần dẫn của câu trắc nghiệm ( CTN) cần phải diễn đạt rõ ràng một vấn đề muốn nói đến

- Phần lựa chọn gồm có duy nhất một câu trả lời đúng và những câu

còn lại là câu trả lời sai ( câu nhiễu)

- Các câu lựa chọn, kể cả các câu nhiễu đều phải thích hợp với vấn đề đã nêu và hấp dẫn như nhau

- Nếu phần dẫn CTN là câu bỏ lửng ( chưa hoàn tất) thì các lựa chọn phải nối tiếp với câu bỏ lửng thành những câu đúng ngữ pháp và hoàn chỉnh về

nội dung

- Tránh những câu lựa chọn sai hiển nhiên, dễ nhận biết

- Câu lựa chọn đúng không nên dài hơn, hoặc ngắn hơn hẳn các câu lựa chọn khác

- Câu lựa chọn đúng và các câu nhiễu cần đồng nhất, có độ khó ngang

nhau

Trang 9

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn

- Tránh tình trạng: câu lựa chọn đúng được viết với những ý tưởng đầy đủ, chính xác; ngược lại các câu nhiễu được diễn đạt cẩu thả với những ý tưởng tầm thường

- Phải thận trọng khi dùng các cụm từ “ Tat ca déu ding” hay “ Tất cả đầu sa?” làm câu lựa chọn

- Tránh phủ định ( Không) 2 lần liên tiếp trong một câu trắc nghiệm

- Trong câu trắc nghiệm không nên đặt những vấn đề không thể xảy ra

trong thực tế

- Trong câu trắc nghiệm cần phải diễn ngắn gọn, sáng sủa Nên bỏ bớt những câu chữ, chi tiết không cần thiết

- Không đặt câu lựa chọn đúng ở vị trí cố định thường xuyên ( A hoặc

B, )

1.5 Một số điều cần lứu ý khi viết câu nhiều lựa chọn 1.5.1 Đối với phần dẫn

+ Phần dẫn phải có nội dung rõ ràng và chỉ nên đưa vào một nội dung + Tránh dùng dạng phủ định Nếu dùng thì in đậm chữ “ không”

+ Nên viết dưới dạng “mộ phần của câu”, chỉ dùng dạng “ câu hót) khi muốn nhấn mạnh

1.5.2 Đối với phần lựa chọn

+ Chỉ nên có từ 4 đến 5 phương án lựa chọn, trong đó chỉ có một

phương án đúng

+ Các phương án nhiễu phải có vẻ hợp lí và có sức hấp dẫn HS

+ Các “phần câu lựa chọn” hoặc các “ câu lựa chọn” phải được viết theo cùng một lối hành văn, cùng một cấu trúc ngữ pháp, nghĩa là tương

đương về hình thức, chỉ khác nhau về nội dung

+ Hạn chế dùng phương án: “ Các câu trên đều đúng” hoặc “ Các câu

trên đều sai”

+ Khơng để HS đốn ra câu trả lời dựa vào hình thức trình bày của phần

lựa chọn

Trang 10

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn

+ Sắp xếp các phương án lựa chọn theo thứ tự ngẫu nhiên, tránh thể hiện một ưu tiên nào đối với vị trí của phương án đúng

1.5.3 Đối với cả hai phần

+ Bảo đảm để phần dẫn và phần lựa chọn khi ghép lại phải thành một

cấu trúc đúng ngữ pháp và chính tả

Trang 11

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn

CHUONG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là sinh viên trường ĐHSP

Trong phạm vi hẹp của đê tài, tôi chỉ thực hiện được ở một trường

PHSP Cụ thể là sinh viên của 3 lớp K29A, K29B, K29C năm thứ 4 khoa Sinh

của trường ĐHSP Hà Nội 2

Đây là khoa có điểm đầu vào tương đối cao và ổn định, chất lượng sinh

viên khá đồng đều Do đầu vào có sự kiểm tra nghiêm ngặt cộng với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, yêu nghề nên sinh viên ở đây có lực

học tương đối đồng đều, kết quả kiểm tra TNKQ càng có độ chính xác cao Điều đó khiến cho các thơng số tính tốn có độ tin cậy lớn

2 Phương pháp nghiên cứu

2.1 Suu tâm và phân tích tài liệu

- Phân tích kế hoạch giảng dạy và nội dung giảng dạy DĨTH ở trường

ĐHSP, tìm hiểu tầm quan trọng của nội dung kiến thức Từ đó xác định các

mục tiêu cụ thể để lên kế hoạch xây dựng câu hỏi MCQ ứng với phần nội dung đó

- Nghiên cứu nội dung lí thuyết và Kĩ thuật trắc nghiệm 2.2 Thực nghiệm sư phạm

- Tiến hành trên khối sinh viên năm thứ 4 trường đại học Sư phạm Hà

Nội 2 nhằm thu thập số liệu; phân tích, thống kê; xác định các chỉ tiêu đo lường để đánh giá chất lượng câu hỏi

- Áp dụng phương pháp lấy mẫu đa ma trận ( của nhà tam ly hoc Sin Pracis Galton 1884) Các cau hoi được chia ngẫu nhiên từ tổng thể sinh viên Để đảm bảo cho sự chính xác của những tính toán theo phương pháp đa ma trận, với tổng số một lượng thích hợp là 30 câu hỏi ( n = 30) va sé được 50 thí sinh dự thi, thời gian làm bài là 45 phút

Trang 12

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn 2.3 Phương pháp chấm bài và cho điểm

Có nhiều phương pháp chấm bài khác nhau ở đây tôi chọn phương pháp

khoanh tròn vào phương án trả lời đúng ở bài làm của sinh viên bằng bút đỏ - Một câu hỏi đúng sẽ được 1 điểm Vậy thang điểm số thô tổng thể sẽ là 30 điểm trên 1 bài

2.4.Xử lý số liệu

2.4.1 Xác định độ khó của mỗi câu trắc nghiệm

Độ khó của mỗi câu trắc nghiệm tính bằng phần trăm tổng số thí sinh trả lời đúng câu hỏi ấy trên tổng số thí sinh được dự thi câu hỏi càng dễ, số người trả lời đúng càng nhiều, độ khó càng thấp

Cơng thức tính độ khó của một câu hỏi :

Số thí sinh trả lời đúng FV =

Số thí dinh dự thi

Thang phân loại độ khó được quy ước như sau:

- Câu dễ: Có từ 75 — 100% thí sinh trả lời đúng

- Câu trung bình: Có từ 30 — 75% thí sinh trả lời đúng

- Câu khó: Có từ 0 — 30% thí sinh trả lời đúng

Câu hỏi trắc nghiệm có 30% £ FV£ 75% là đạt yêu cầu sử dụng Ngoài khoảng trên có thể chọn lọc tuỳ mục đích sử dụng

2.4.2 Xác định độ phân biệt của môi câu hỏi (DỊ)

Độ phân biệt tức là khả năng phân biệt năng lực thí sinh giỏi với năng

lực thí sinh kém Một câu hỏi gọi là phân biệt được có nghĩa là các thí sinh

được điểm cao sẽ có xu hướng làm tốt câu hỏi đó hơn so với thí sinh có điểm

thấp

Có thế xác định độ phân biệt dựa trên phân tích câu hỏi trong đó các

câu được sử dụng là câu trả lời của thí sinh thuộc 2 nhóm, nhóm thí sinh đạt

điểm cao nhất và nhóm thí sinh đạt điểm thấp nhất ( dựa trên điểm tổng kết của bài trác nghiệm)

Công thức được áp dụng để tính độ phân biệt là:

Trang 13

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn

Số thí sinh nhóm khá giỏi trả lời đúng (27%)_ số thí sinh nhóm kém ( 27%)

DI=

tổng số thí sinh một nhóm (27%)

Thang phân loại độ phân biệt được quy ước:

- DI =0: Tỷ lệ thí sinh nhóm giỏi và nhóm kém trả lời đúng như nhau ( độ phân biệt là 0)

- DI>0: tỷ lệ thí sinh nhóm giỏi trả lời đúng nhiều hơn nhóm kém ( độ phân biệt dương, có thể có giá trị từ 0 đến 1)

Chỉ số DI > 0, 2 là đạt yêu cầu sử dụng

- DI < 0: tỷ lệ nhóm kém trả lời đúng nhiều hơn nhóm giỏi ( độ phân biệt là âm) chỉ số DI < 0 -> câu hỏi không đạt yêu cầu sử dụng

Với những câu hỏi có 0 < DI < 0,2, việc sử dụng cần có sự lựa chọn

Trong hai bài trắc nghiệm tương tự nhau ,bài trắc nghiệm nào có chỉ số

phân biệt trung bình cao hơn thì có độ tin cậy cao hơn

2.4.3 Xác định độ tin cậy của tổng thể các câu hỏi trắc nghiệm (kí

hiệu: r)

Những sai sót trong các phép đo lường ở phạm vi cho phép (mức độ thấp) gọi là sự ổn định của phép đo hay là độ tin cậy của nó

Hai tác giả là Kuder và Richandson đã đưa ra công thức khi nghiên cứu

về TNKQ

É X(K- X)Ì

r= K_Đ XK-H} K-1Đ Kd Ơ

Trong đó: K: Số lượng câu hỏi trong bài trắc nghiệm tổng thé X: Điểm trung bình của bài trắc nghiệm

d’: Phuong sai của bài trắc nghiệm

Thang phân loại độ tin cậy được quy ước như sau:

Độ tin cậy từ 0 ® 0,6: Bài trắc nghiệm có độ tin cậy thấp

Độ tin cậy từ 0,6 ® 0,9: Bài trắc nghiệm có độ tin cậy trung bình

Độ tin cậy từ 0,9 ® 1: Bài trắc nghiệm có độ tin cậy cao

Trang 14

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn

Để có được giá trị độ tin cậy, phải thực hiện tính tốn qua các thông số

sau:

* Xác định điểm trung bình của bài trắc nghiệm tổng thể từ bài trắc nghiệm con (ø chung)

KX

m= (1)

Trong đó:

mi: là điểm trung bình của bài trắc nghiệm tổng thể của bài trắc nghiệm K: Số câu hỏi trong bài trắc nghiệm tổng thể

X¡ : Là điểm trung bình của từng bài trắc nghiệm i Ki: Số câu hỏi trong bài trắc nghiệm

Trong công thức trên 3X lại được tính như sau:

Ậ Xí

Ni = ni (2)

Trong đó: Xi: Điểm thi của mỗi thí sinh ở bài trắc nghiệm i ni: Số thí sinh tham gia khảo sát bài trắc nghiệm

* Xác định phương sai của điểm trắc nghiệm tổng thể từ các bài trắc

é ki Ù

mK§ậK- I)§S- (K- k)ä Vit

nghiệm con d; = Š (3)

k, (k,- D@,- D

Trong đó: 4°: Phương sai tổng thể từ bài trắc nghiém con i S?: Phuong sai của bài trắc nghiệm con i K: Số câu hỏi trong bài trắc nghiệm tổng thể K;: Số câu hỏi trong bài trắc nghiệm

n;: Số thí sinh dự thi bài trắc nghiệm i

k;

4 v,: Téng phuong sai cla timg cau hdi trén bài trắc nghiệm

Trong công thức trên việc xác định

Trang 15

Ludn van tét nghiép Pham Odin Gudn

+ Phương sai của từng bài trắc nghiệm nhỏ ($7 )

2

§=#——————— (4)

+ Tổng phương sai của từng câu hỏi trên bài trắc nghiệm

k;

ä v,các câu hỏi chỉ có hai điểm 1 và 0 nên phương sai điểm số ứng với câu hỏi J sẽ bangP,(P; — 1) trong đó P; là tỷ số thí sinh trả lời đúng câu hỏi

k;

j Vì vậy ä_ v, được tính theo cơng thức

av=za P; (P;- 1) (5)

Bài trắc nghiệm có độ tin cậy tổng thể của các câu hỏi trắc nghiệm (r) đạt từ 0,6 trở lên có thể được đưa vào sử dụng

2.4.4 Quy trình phân tích câu hỏi trắc nghiệm

Bước1: Mỗi câu trắc nghiệm chỉ có 1 câu trả lời đúng nhất ứng với số điểm là 1, những câu trả lời khác là sai ứng với số điểm là 0 ) Đó là điểm số thô, sau khi tổng hợp điểm của bài sẽ quy ra thang điểm 10 theo công thức x = =

x: điểm quy ra thang điểm mười X: số câu đúng

L: số câu trong bài TN Bước 2: Phân loại bài thi từ cao đến thấp

+ Phân loại bài thi: 27% số bài thi đạt điểm cao nhất

+ 27% số bài thi đạt điểm thấp nhất

+ Xem xét lại các phương án trả lời đối với mỗi câu hỏi của mỗi thí sinh trong nhóm 27% thấp

Bước 3: + Tính tốn % nhóm điểm cao trả lời đúng câu hỏi đó (u) upter + Tính tốn % nhóm điểm thấp trả lời đúng câu hỏi đó (L) lower

Trang 16

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn

Bước 4: Lấy giá trị trung bình của các giá tri U va L, két quả sẽ là chỉ độ khó của câu trắc nghiệm

Sau khi đã phân tích trắc nghiệm có thể dùng bảng tương đương sau để giải trình độ khó:

câu dễ có từ :75-100%thí sinh trả lời đúng câu trung bìnhcó từ:30-75%thí sinh trả lời đúng

câu khó có từ:0-30%thí sinh trả lời đúng

Khi chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm chúng ta dự định sẽ có một độ khó

trung bình Các kết quả phân tích trắc nghiệm sẽ thông báo cho chúng ta sự cần thiết phải hiệu chính các câu hỏi quá khó hoặc quá dễ

Trang 17

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn

CHUONG 3

KET QUA NGHIEN CUU VA THAO LUAN

1 Kế hoạch xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng MCQ cho nội dung kiến thức phần DTH thực vật

Tôi đã soạn thảo được một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Kết quả gồm 60 câu phân bố đều cho chương trình di truyền học chọn giống thực vật Trong 60 câu

tôi đã chọn đều được đưa vào thực nghiệm trên đối tượng là 100 sinh viên năm thứ 4 trường ĐHSP Hà Nội 2 Kết quả sử dụng mỗi câu hỏi dựa trên sự phân

tích độ khó và độ tin cậy của mỗi câu hỏi 2 Nội dung câu hỏi

Câu 1: Kiểu hạt phấn hai nhân thường gắn liền với tính khơng hợp ở

A Thể bào tử B Thể tam bội C Thể giao tử D Thể tứ bội

Câu 2: Tính khơng hợp ở thực vật tồn tại ở hai trạng thái nào sau đây: A Thể giao tử và thể tam bội B Thể lưỡng bội và thể tứ bội C Thể giao tử và thể bào tử D Thể bào tử và thể tam nhiễm Câu 3: Ý nghĩa của tính khơng hợp ở thực vật là

A ngăn cản nội phối và ngoại phối

B ngăn cản nội phối, tạo điều kiện ngoại phối C tao điều kiện nội phối và ngoại phối

D tạo điều kiện nội phối, ngăn cản ngoại phối

Câu 4: Ở tính khơng hợp thể giao tử, kiểu hình của hạt phấn là do A kiểu gen của tiểu bào tử qui định

B kiểu gen của thể bào tử qui định C kiểu gen trong tế bào chất qui định

D cả kiểu gen trong tiểu bào tử, nhân và tế bào chất qui định Câu 5: Một trong những nguyên nhân của tính hợp giả ở thực vật là

||

Trang 18

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn

A giữa các alen khác nhau có mối quan hệ trội, lặn đã được xác định trước

B các alen không tự hợp có khả năng ức chế được các alen tự hợp

C do sự tự thụ phấn xảy ra nhiều lần

D do rối loạn quá trình sinh lý, sinh hoá của tế bào Câu 6: Nhiệm vụ của khoa học chọn giống là

A cải tiến giống vật nuôi cây trồng hiện có

B cải tiến giống vật nuôi, cây trồng và vi sinh vật hiện có

C.cải Tạo các giống mới năng suất cao, phẩm chất tốt đáp ứng yêu cầu

ngày càng cao của con người D b và c đúng

Câu 7: Trong công tác chọn giống hiện đại, nguồn nguyên liệu chủ yếu nhất của chọn lọc là

A đột biến gen B đột biến nhiễm sắc thể

C thường biến D biến dị tổ hợp

Câu 8: Chọn giống hiện đại khác với chọn giống cổ điển ở điểm : A Hoàn toàn phụ thuộc vào sự phát sinh ngẫu nhiên của biến dị

B Khơng dựa vào kiểu hình mà chỉ dựa vào kiểu gen trong việc đánh giá kết quả lai

C Chủ yếu dựa vào phương pháp gây đột biến nhân tạo

D Thực hiện trên cơ sở lý luận mới của di truyền học

Câu 9: Hiện nay di truyền hoc phân loại biến dị thành hai loại chính là

A biến dị tổ hợp và đột biết

B biến dị di truyền được và biến dị không di truyền được C biến dị đột biến và biến dị thường biến

D biến dị kiểu gen và biến dị kiểu hình

Câu 10: Lai xa và đa bội là phương thức hình thành lồi phổ biến ở nhóm sinh

vật nào?

A Thực vật bậc cao B Thực vật và động vật bậc thấp

Trang 19

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn

C Vi sinh vat D Động vật đa bào

Câu 11: Trong việc tạo giống mới người ta dùng phương pháp lai nào là chủ

yếu?

A Lai cùng loài B Lai khác loài C Lai khác dòng D Lai khác thứ

Câu 12:Để khắc phục tính bất thụ của cơ thể Lai xa F1 người ta dùng phương pháp nào sau đây là chủ yếu?

A Tạo thể song nhị bội

B Tự thụ phấn bằng hạt phấn của một trong hai dạng bố mẹ C Thụ phấn bằng hạt phấn của các cây hữu thụ F1

D Thụ phấn bằng hạt phấn của các cây bất thụ F1

Câu 13: Lai xa được sử dụng đặc biệt phổ biến trong

A chon giống vi sinh vật B chọn giống vật nuôi C chọn giống cây trồng

D chọn giống vật nuôi, vi sinh vật, cây trồng

Câu 14: Trong chọn giống thực vật, thực hiện lai xa giữa loài hoang dại và

cây trồng nhằm mục đích

A đưa vào cơ thể lai các gen quý về năng suất của loài dại

B đưa vào cơ thể lai các gen quý giúp chống chịu tốt với điều kiện bất

lợi của mơi trường lồi dại

C khắc phục tính bất thụ trong lai xa

D tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh sản dinh dưỡng ở cơ thể lai xa

Câu 15: Trong chọn giống thực vật, người ta sử dụng phương pháp chủ yếu nào dé tao wu thé lai?

A Lai khác giống B Lai khác thứ C Lai kinh tế D Lai luân phiên

Câu 16: Ở thực vật để duy trì và củng cố ưu thế lai người ta thường sử dụng

phương pháp

Trang 20

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn

A lai luận phiên, F1 được lai với cơ thể bố hoặc mẹ

B sử dụng hình thức lai hữu tính giữa các cá thể F1

C cho F1 thực hiện việc tự thụ phấn D sử dụng hình thức sinh sản sinh dưỡng

Câu 17: Việc sử dụng các cá thể F1 làm giống sẽ dẫn đến kết quả

A duy trì được sự ổn định tính trạng qua các thế hệ

B sử dụng được hiện tượng ưu thế lai C các cá thể ở F2 bất thụ

D dẫn đến hiện tượng phân tính, làm mất phẩm chất của giống

Câu 18: Để tạo được ưu thế lai, khâu quan trọng là

A thực hiện được lai kinh tế B thực hiện được lai khác dòng C tạo ra các dòng thuần D thực hiện được lai khác loài Câu 10: Trong chọn giống thực vật, phương pháp chọn giống nào dưới đây

được sử dụng phổ biến?

A Nuôi cấy mô

B Gây đột biến nhân tạo C Cấy truyền phôi D Lai giống

Câu 20: Tự thụ phấn lặp lại nhiều lần sẽ dẫn tới hiện tượng thoái hoá giống do A các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do tăng cường thể đồng hợp

B các gen lặn đột biến có hại bị các gen trột át chế trong kiểu gen dị

hợp

C.do có hiện tượng đột biến gen

D tập trung các gen trội có hại ở các thế hệ sau

Câu 21: Trong chọn giống thực vật, tự thụ phấn bắt buộc nhiều lần nhằm mục đích chủ yếu

A tạo dòng thuần đồng hợp tử về các gen đáng quan tâm

B tạo ra ưu thế lai

Trang 21

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn C kiểm tra độ thuần chủng của giống

D củng cố những tính trạng mong muốn Câu 22: Đặc điểm của dòng tự phối là

A giống nhau về đặc tính di truyền B năng xuất cao, phẩm chất tốt và 6n định C giữ được những đặc tính quý của giống

D a và c đúng

Câu 23: Nguyên nhân tính bất thụ ở thực vật là do

A.tính khơng hợp ở thực vật gây lên

B nhị và nhuy của hoa chín khơng đồng thời

C bao phấn bị nép, hoặc hạt phấn ít, bao phấn không mở

D cấu trúc của vòi nhuy bị dị dạng

Câu 24: Cơ thể lai xa ( F1) sinh ra bất thụ là do A cơ quan sinh dục không phát triển

B quá trình giảm phân của cơ thể lai xa bị rối loạn C cơ quan sinh dục không phát triển đầy đủ

D bộ nhiễm sắc thể ở cơ thể F1 chứa cả hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai loài

Câu 25: Nhóm duy trì tính bất thụ đực có kiểu gen

A N (S) rfrf C N(S) RfRf

B S(-)Rfrf D N(S)Rf

Nếu quy ước gen Rf (trội) là gen khắc phục độ hữu thụ

rf :(lặn) không khắc phục được độ hữu thụ N: Tế bào chất hữu thu

S: Té bào chất bất thụ

Câu 26: Ở Việt Nam,phương pháp cơ bản tạo giống lúa là cho lai giữa A giống địa phương cao sản với giống địa phương kém phẩm chất B.giống địa phương có tính chống chịu tốt với giống nhập nội cao sản C giống địa phương phẩm chất kém với giống nhập nội cao sản

Trang 22

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn

D giống địa phương cao sản với giống nhập nội có tính chống chịu tốt

Câu 27: Một trong những tiềm năng của kỹ thuật chuyển gen là

A tạo ra những sản phẩm được chuyển gen ln có ảnh hưởng tốt đến sức khoẻ con người

B có thể tạo ra những cây trồng có những hợp chất đặc biệt để sử dụng

nó trong công nghiệp và nông nghiệp v.v

C tiến hành kiểm soát được tất cả các gen của bất cứ loài nào

D con người có thể tạo ra một loài sinh vật hoàn toàn chưa từng có trong tự nhiên

Câu 28: Để tránh truyền phấn từ hoa này sang hoa khác cân phải khử đực hoa

trong giai đoạn nào?

A Trước khi bao phấn chín B Trong khi bao phấn chín

C Sau khi bao phấn chín D Bất kì giai đoạn nào cũng được

Câu 29: Khử đực hoa vào thời gian nào trong ngày là tốt nhất? A Giữa buổi sáng B Giữa buổi trưa

C Giữa buổi chiều D Sáng sớm hoặc chiều tối Câu 30: Khi khử đực hoa cần chọn bao phấn có màu sắc như thế nào?

A Màu xanh B Màu trắng, hoặc vàng nhạt

C Màu vàng nâu D Màu vàng đậm

Câu 31: Thời gian tiến hành thụ phấn nhân tạo tốt nhất là

A.buổi sáng B buổi trưa

C buổi chiều D buổi tối

Câu 32: Ưu điểm của các tác nhân gây đột biến trong chọn giống thực vật A tạo được giống mới trong một thời gian theo ý muốn

B có thể tạo được bất kì đột biến nào theo ý muốn C dễ làm và được ứng dụng rộng rãi

D gây lên những đột biến ít có hại cho cơ thể thực vật

Câu 33.Dạng đột biến nào dưới đây rất quý trong đột biến cây trồng nhằm tạo ra những giống năng suất cao phẩm chất tốt hoặc không hạt?

Trang 23

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn

A Đột biến đa bội

B Đột biến gen

C.Đột biến đị bội

D.thể khuýet nhiễm

Câu 34: Căn cứ để phân biệt đột biến trội, lặn là A đối tượng xuất hiện đột biến

B hướng biểu hiện kiểu hình của đột biến

C sự biểu hiện kiểu hình của đột biến ở thế hệ đầu hay thế hệ tiếp sau D mức độ xuất hiện đột biến

Câu 35: Tác nhân tốt nhất được sử dụng để gây đột biến đa bội thể?

A Tia gama B Tia rongel

C Hoá chất consixin D Hoá chất NMV(mrtrozen êthylure)

Câu 36: Cơ thể đa bội có thể được phát hiện bằng phương pháp nào sau đây là

chính xác nhất?

A Quan sát kiểu hình

B Đánh giá khả năng sinh sản

C Thời gian sinh trưởng của cây kéo dài

D Quan sát và đếm số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào

Câu 37: Trong chọn giống thực vật, việc chiếu xạ gây đột biến nhân tạo thường không được thực hiện ở

A hạt khô B hat nay mầm

C.ré D hạt phấn, bầu nhuy

Câu 38: Tác dụng của tia phóng xạ trong việc gây đột biến nhân tạo là A kìm hãm sự hình thành thoi tơ vô sắc

B gây rối loạn sự phân ly cla NST trong quá trình phân bào C gây ra đột biến cấu trúc NST

D kích thích và ion hố các nguyên tử khi xuyên qua các tổ chức sống làm ảnh hưởng đến ADN, ARN

Cau 39: Tac dụng của consixin trong việc gây đột biến nhân tạo là

Trang 24

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn

A kích thích và 1ơn hố các nguyên tử khi thấm vào tế bào B kìm hãm sự hình thành thoi tơ vô sắc

C ảnh hưởng đến ADN, ARN thông qua tác động lên các phân tử nước trong tế bào

D gây ra đột biến thể dị bội

Câu 40: Để gây đột biến hoá học ở cây trồng, người ta KHÔNG dùng cách A ngâm hạt khơ trong dung dịch hố chất

B tiêm dung dịch hoá chất vào thân

C ngâm hạt đang nẩy mầm trong dung dịch hoá chất

D tiêm dung dịch hoá chất vào bầu nhuy

Câu 41: Phương pháp gây đột biến bằng tác nhân lý, hoá học có hiệu quả hạn

chế ở loại đối tượng nào?

A VI sinh vật B Thực vật

C Động vật bậc thấp D Gia xúc, gia cầm Câu 42: Những tế bào nào của cây mẫn cảm với phóng xạ nhất?

A các tế bào của cây đang ngủ B các tế bào của cây đang phân chia

C các tế bào đã già cỗi D các tế bào còn non

Câu 43: Dạng cây nào, bền vững với tia phóng xạ nhất ? A Cây đa bội B Cây lưỡng bội

C Cây ở dạng lai xa D Cây đơn bội

Câu 44: Mức độ và hiệu quả huỷ hoại do mutagen gây ra ở m1 được xác định theo chỉ tiêu nào là quan trọng nhất?

A Số lượng NST sắp xếp ở kì giữa hoặc kì sau có thể không đều hoặc

tập chung

B Sự giảm sức nảy trồi ở đồng ruộng C Sự kìm hãm sinh trưởng ở giai đoạn đầu

D Tỷ lệ tương quan giữa mầm bình thường với mầm khơng bình thường

Trang 25

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn

Câu 45: Một trong những nguyên tắc của chon giống gây đột biến ở thực vật là

A gây đột biến và chọn lọc B.gây đột biến và lai tạo

C gây đột biến, lại tạo, chọn lọc D gai tạo và chọn lọc

Câu 46: Phương pháp gây đột biến thực nghiệm có hiệu quả cao đối với nhóm

cây

A sinh sản sinh dưỡng B sinh sản hữu tính

C cây rừng D cây lương thực

Câu 47: Trong kĩ thuật tạo tế bào trần, hoá chất tốt nhất để phát hiện thành tế bào là

A calcofuor B canxiclorua

C flooves cein D nhuộm xanh Evana

Cau 48: Nhược điểm nào dưới đây KHÔNG phải là của chọn lọc hàng loạt?

A Chỉ đạt hiệu quả với những tính trạng có hệ số di truyền cao

B Việc tích luỹ những biến bị có lợi thường lâu có kết quả

C Do căn cứ trên cả kiểu hình và kiểu gen nên phải theo dõi chặt chẽ và

công phụ

D Không kiểm tra được kiểu gen của cá thế

Câu 49: Phát biểu nào sau đây là KHÔNG đúng với chọn lọc cá thể?

A Đối với cây tự thụ phấn, chỉ cần gieo trồng riêng rế các hạt lấy từ một cây để có thể đánh giá cây ấy qua thế hệ con

B Để thu được kết quả, người ta so sánh giữa các dòng va so sánh với giống khởi đầu đẻ chọn và giữ lại những dòng tốt nhất

C Đối với cây giao phấn, con cái thường không đồng nhất về kiểu gen nên để đánh giá chỉ cần chọn lọc cá thể một lần

D Do kết hợp cả đánh giá dựa trên kiểu hình và kiểm tra kiểu gen, nên

đạt hiệu quả nhanh chóng, chính xác, nhưng cần theo dõi chặt chế và công phu

Trang 26

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn

Cau 50: Nhược điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt là

A địi hỏi cơng phu , theo dõi chặt chẽ

B khó áp dụng rộng rãi

C rất tốt kém tiền của

D không đánh giá được kiểu gen

Câu 51: Đặc điểm nào dưới đây là của cây giao phấn ?

A Có kiểu gen tương đối giống nhau

B Nhị và nhuy thường chín vào những thời kì khác nhau C Nhị và nhuy được bảo vệ chu đáo, ít có mùi vị và màu sắc

D Thời gian nở của một hoa tương đối ngắn Câu 52: Trong kĩ thuật lai tế bào, các tế bào trần là ?

A Các tế bào sinh dục tự do được lấy ra khỏi cơ quan sinh dục

B Các tế bào xôma tự do được lấy ra khỏi tổ chức sinh dưỡng C Các tế bào đã được xử lý hoá chất làm tan màng tế bào D Các tế bào khác loài đã hoà nhập đề trở thành tế bào lai Câu 53: Một trong các ứng dụng của lai tế bào trần là

A chuyển tính bất thụ đực từ cây này sang cây khác một cách dễ dàng B tạo được hiện tượng ưu thế lai tốt hơn

C hạn chế được hiện tượng thoái hoá giống

D giải quyết được khó khăn trong giao phối của phương pháp lai xa Câu 54: Dùng hợp tế bào trần bao gồm ba pha diễn ra theo trình tự nào sau

đây?

A Pha dung hợp màng ® pha giấn nở ® pha kết dính B Pha giãn nở ® pha kết dính ® pha dung hợp màng C Pha kết dính ® Pha dung hợp màng ® pha giãn nở D Pha kết dính ® Pha giãn nở ® Pha dung hợp màng

Câu 55: Để tăng sự kết dính giữa các tế bào, người ta sử dụng tác nhân nào

trong phương pháp dung hợp từ phát?

A Vị rút Xende B Xung điện cap áp

Trang 27

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn

C Enzim D.NaNO3

Câu 56: Đặc điểm của các vec to trong ki thuat di truyén 1a

A kích thước cua vec to càng nhỏ càng tốt

B véctơ phải có khả năng tái bản đồng thời với NST C vectơ phải có một đoạn ARN khởi động

D vectơ chỉ chứa một vị trí của enzim giới hạn

Câu 57: Ưu điểm của phương pháp dùng vi rút làm thể truyền là A dễ xâm nhập vào ADN của tế bào vật chủ

B thường ADN đưa vào là tuy ý C tế bào có tỷ lệ sống sót cao

D ln ghép nối với bộ gen của thực vật

Câu 58:Ưu điểm của phương pháp chuyển gen bằng vi tiêm là A dễ sâm nhập vào ADN của tế bào vật chủ

B thường ADN đưa vào là tuỳ ý

C thao tác dễ dàng, có thể phổ biến rộng rãi D có thể chuyển các gen vào nhiều tế bào Cau 59: Dong tự thụ có kiểu gen

A đồng nhất và ồn định B đồng nhất không ổn định C ổn định không đồng nhất

D không đồng nhất và không ổn định

Câu 60: Nhóm phục hồi tính hữu thụ có kiểu gen A N (S) rfrf B Srfrf

C N(S) RfRf D N(S)Rf-

Ký hiệu giống như câu 25

Trang 28

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn

KET QUA NGHIEN CUU

1 Thuc nghiém khao sat cau hoi

* Thực nghiệm trên đốt tượng là sinh viên:

tiến hành trên đối tượng là khối sinh viên năm thứ 4 khoa sinh trường

ĐHSP Hà Nội 2 nhằm thu thập số liệu để xác định giá trị của các câu hỏi

* Khảo sát và thu thập số liệu

- Theo cách bố trí thí nghiệm đã được trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành chia 60 câu hỏi dạng MCQ thành hai bài

trắc nghiệm con Thí sinh làm bài trên phiếu làm bài riêng để tiện cho việc

chấm bài và sắp xếp số liệu

- Bằng phương pháp khoanh tròn vào đáp án đúng ở phiếu làm bài của

thí sinh bằng mực đỏ chúng Tôi có được điểm số thơ và cách thức chọn

phương án trả lời của mỗi thí sinh ( xem phần phụ lục) 2 Kết quả phân tích câu hỏi

2.1 Kết quả xác định độ khó (FV

Chúng tôi sử dụng công thức tính độ khó Căn cứ vào bảng số liệu 6 ( xem phụ lục),chúng tôi đã tính tốn và xác định được độ khó của từng câu hỏi, kết quả được trình bày trong bang 5 cét 1

Chúng tôi Tôi hệ thống các câu cụ thể trong bảng như sau:

Bảng 1

Trang 29

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn Độ khóFV% Sốcâu Tỷ lệ % Câu 10- 20 2 33 4717 20,1 — 30 2 3,3 24/54 30,1 — 40 5 83 11,23,27,28,29 40,1 — 50 11 19,3 5, 22, 25, 27, 30, 32, 42, 50, 52, 55, 56 50,1 — 60 9 13,3 2, 9, 35, 43, 19, 49, 58 ,33 ,48 60,1 —70 11 19,3 7, 12,16, 45, 24, 37, 38, 39, 46, 10, 60 70,1 — 80 14 23,3 1,3,6, 13, 15, 20, 21, 26, 31, 40, 44, 51, 53, 59 80,1- 90 4 66 18,34, 41,50 90,1 - 100 2 3,3 14,19 % 25 20 10 5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 F(v)%

Biểu đồ1:độ khó đo được của 60 câu hỏi qua khảo sát

Biểu đồ 1 cho ta thấy số câu hỏi đạt yêu cầu sử dụng về độ khó là 52

câu, số câu không đạt yêu cầu là 8 câu, do các câu này quá dễ có FV > 81% 3 Kết quả xác định độ phân biệt

Chúng tôi đã sử dụng cơng thức tính độ phân biệt (DĨ) và các số liệu từ bảng 6,chúng tôi đã tính được độ phân biệt của từng câu hỏi kết quả được trình bày trong bảng 5 cột 2.chúng Tôi đã hệ thống các câu hỏi cụ thể trong bảng như sau:

Trang 30

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn bang 2 D6 phan Số Tỷ lệ Câu biệt câu % DI(%) <0 2 3,3 34,11 0—-0,2 3 5 14,26,17 02-05 50 83,3 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,15,16,18,20 ,21 22,23,24,25,27,28,29,30,31, 33,35,36,37,38,39,40, 41,42,43,44,45 ,46,49,50,51,52,53,54,55,56,58,59,60 0,5 - 4 6,6 10,19,48,57 0,75 >0, 75 1 1,6 19

Dựa vào bang trên tôi lập biểu đồ dé so sánh độ phân biệt của các câu

hỏi 90 + %

83,3 70 7

mì | II] DI<0 (khơng đạt)

2 DI Thấp không đạt

888 DI Trung bình đạt

WA, DI cao dat

20 † "

5 6,6 enti WAZ | RRA 16

Xxx<<‹Ý -

3 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1 DI

Biểu đô 2:phân biệt đo được của 60 câu hỏi qua khảo sát * Chỉ số độ phân biệt trung bình của bài trắc nghiệm 1

30

ä DI

DI, (trung bình )= -L——= 31,14

1

* Chỉ số độ phân biệt trung bình của bài trắc nghiệm 2

Trang 31

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn 30 ä DI DỊ; ( Trung bình) = — = 30,06 n i

b Bài trắc nghiệm số 1 có độ tin cậy cao hơn bài trắc nghiệm số 2 3 Kết quả xác định số câu đạt, không đạt

Kết hợp biểu đồ 1 và 2 ta có số câu đạt yêu cầu sử dụng là 52 câu và số câu không đạt 8 câu Từ đó tơi xây dựng bảng 5 kết quả tính tốn độ khó, độ phân biệt của từng câu hỏi, căn cứ vào độ khó, độ phân biệt đã xác định được

tôi xác đinh các câu đạt và không đạt được trình bày trong bảng 5 cột 3

Bảng 5 kết quả tính độ khó, độ phân biệt của từng câu hỏi Số hiệu câu hỏi Độ khó Độ phân biệt DI Ghi chú (3)

(FV) % (1) ? (2) 1 65 38 dat 2 57 23 dat 3 72 30 dat 4 69 46 dat 5 43 23 dat 6 73 23 dat 7 65 23 dat 8 50 23 dat 9 58 23 dat 10 62 69 dat 11 35 23 dat 12 69 30 dat 13 69 38 dat 14 100 0 Không đạt 15 70 23 đạt 16 61,5 30,7 đạt 17 15 0 Không đạt

Trang 32

Luan van tét nghitp Pham Oan Gudn 18 73 23 dat 19 92 76 Không đạt 20 14 39 đạt 21 71 39 dat 22 50 23 dat 23 23 30 dat 24 69 30,7 dat 25 50 38 dat 26 73 16 dat 27 42 54 dat 28 38 30,7 dat 29 38,4 30,7 dat 30 50 38,4 dat 31 72 28,5 dat 32 50 71 dat 33 63 34 dat 34 82 -7 Không đạt 35 60 21 dat 36 42,8 42,8 đạt 37 60,7 21,4 đạt 38 67,8 35,7 dat 39 68 21 dat 40 71,4 28,5 dat 41 82 36 Không đạt 42 42,8 28,6 dat 43 60 50 dat 44 75 21,4 đạt 45 60,7 35,7 đạt

Trang 33

Ludn van tét nghiétp Pham Oan Gudn

46 68 21 dat 47 11 -7 Không đạt 48 45 51 dat 49 54 21 dat 50 82 35,7 Khong dat 551 75 35 dat 52 46 21 dat 53 78 42 dat 54 32 21 dat 55 50 28,5 dat 56 50 29 dat 57 35,7 57 dat 58 54 25 dat 59 86 29 Khong dat 60 68 24 dat

5 Kết quả phân tích xác định độ tin cậy

5.1 Tính điểm trung bình của bài trắc nghiệm tổng thể

- Sử dụng cơng thức tính Xi và các số liệu lấy từ bảng 6 ta tính được điểm trung bình của từng bài trắc nghiệm,lấy trung bình của hai bài trắc nghiệm ta được điểm trung bình của tổng thể câu hỏi trắc nghiệm Kết quả được trình bày ở bảng 3

Bảng 3: Điểm trung bình của bài trắc nghiệm tổng thể

Bài trắc nghiệm Xi mi mi chung

1 20,2 40,4 40

2 19,8 39,6 40

Trang 34

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn 5.2 Kết quả xác định phương sai điểm trắc nghiệm tổng thể từ các bài trắc nghiệm con

Áp dụng cơng thức tính và số liệu từ bảng 6 Ta tìm được phương sai của từng bài trắc nghiệm 1 và 2 lấy trung bình cộng của 2 bài trắc nghiệm ta được phương sai của bài trắc nghiệm tổng thể Kết quả thu được trình bày ở bảng 4

Bảng 4: Phương sai của trắc nghiệm tổng thể

_ 3 đ ch

Bài trắc nghiệm S7 ay, đ chung

1

1 16,76 - 5,83 93,3

85,9

2 15,99 - 5,93 78.5

Từ kết quả bảng3 và 4 cho phép ta áp dụng cơng thức tính độ tin cậy tổng thể các câu hỏi K 5 mnchung(K - nhung) R= Ụ K- lệ K.d chung ÿ 60 J _ 40(60- 40)Ơ 59Â 60.85,9 Ơ = 0,86

Đối chiếu kết quả trên với thang phân loại độ tin cậy và tiêu chuẩn của bài trắc nghiệm MCQ dùng để đánh giá thành quả học tập (độ tin cậy phải đạt từ 0,6 trở lên) hệ số 0,86 cho thấy độ tin cậy của hệ thống câu hỏi trắc nghiệm

trên đạt ở mức tin cậy trung bình Mặt khác công thức được áp dụng là cơng

thức tính tốn độ tin cậy dựa trên mức độ thuần nhất trong cách trả lời câu hỏi Điều này cho phép đưa các câu hỏi trên vào thực tế sử dụng để đánh giá thành quả học tập của sinh viên

Trang 35

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn

KET LUAN VA KIEN NGHI

Để nâng cao chất lượng dạy học, bên cạnh việc đổi mới nội dung chương trình, cải tiến phương pháp dạy học cần có sự bổ sung hoàn thiện, đổi

mới phương pháp kiểm tra đánh giá Trong đó việc nâng cao tính khách quan

đảm bảo tính chính xác trong đánh giá là mục tiêu cần đạt khi cải tiến phương pháp trong kiểm tra đánh giá Qua kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy

phương pháp trắc nghiệm khách quan dạng MCQ có thể đáp ứng được phần

nào những yêu cầu của việc đổi mới KT - DG trong tình hình hiện nay

Tơi đã xây dựng được 60 câu hỏi dạng MCQ dựa trên nội dung phần kiến thức về di truyền học chọn giống thực vật Các câu hỏi đã được đưa vào thực nghiệm khảo sát trên đối tượng là sinh viên năm thứ 4 của khoá 29-sinh

trường ĐHSP Hà Nội 2 Bàng phương pháp lấy mẫu đa ma trận áp dụng các

công thức thống kê phù hợp, tôi đã xác định rõ độ khó và độ phân biệt của

từng câu

Trong 60 câu đưa vào thực nghiệm có 52 câu đạt độ khó từ 30 — 75%,

độ phân biệt từ 0,2 trở lên được xác định là những câu đủ tiêu chuẩn dùng cho kiểm tra đánh giá thành quả học tập Các câu còn lại không đạt chỉ tiêu trên

được xây dựng lại trong các nghiên cứu tiếp theo

Với độ tin cậy là 0,86 cho thấy có thể sử dụng các câu hỏi đã xây dựng

để kiểm tra đánh giá

Từ những kết luận trên chúng tôi mạnh dạn có những đề nghị sau:

1 Nên có những nghiên cứu tiếp tục theo hướng xây dựng câu hỏi trắc nghiệm MCQ cho toàn bộ chương trình di truyền học chọn giống theo nhiều

mục đích đánh giá khác nhau

2 Đề nghị triển khai nội dung các câu hỏi này trên các nhóm sinh viên thuộc các trường ĐHSP và CĐSP khác nhau để có những thông tin phong phú

Trang 36

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn hơn về tham số câu hỏi, để có thể đưa cdc cau hdi vao KT - DG két hop véi

cac phuong phap KTDG khac

Vì đây là lần đầu tiến tiếp xúc với dé tài nghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô và các bạn đề đề tài được hoàn thiện hơn

Trang 37

Ludn van tét nghiép Pham Oan Gudn

TAI LIEU THAM KHAO

1 Vũ Trường Giang Sử dụng giá trị trung bình xây dựng câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoá học ở trường THPT Nghiên cứu phát triển giáo dục số chuyên đề 338 quý 1/ 2000

2 Trần Bá Hoành Đánh giá trong giáo dục Nxb Quốc gia Hà Nội

1997

3 Vũ Đức Lưu - Nguyễn Minh Công Bài tập đi truyền Nxb Giáo

dục 1997

4, Lé Dinh Luong Di truyén hoc Nxb- KH — KT 1991

5 Phan Cu Nhan Co sé đi truyền hoc

6 GS TS Lâm Quang Thiệp Trắc nghiệm và đo lường cơ bản trong giáo dục Nxb Hà Nội 1995

7 Dương Thiệu Tống Trắc nghiệm và ão lượng thành quả học tập Trường Đại học tổng hợp Tp Hồ Chí Minh 1995

8 Lê Đình Trung Các dạng bài tập chọn lọc về di truyền biến đị Nxb

Giáo dục 1999

09 Lê Đình Trung 100 câu hỏi và trả lời về đi truyền và biến di Nxb

10 Tạp chí thông tin Sinh học ngày nay

||

Trang 38

Kí hiệu và viết tắt ĐHSP Đại học sư phạm DTH Di truyền học TN_KQ Trắc nghiệm khách quan

MCQ Multiple choice question

KT_DG Kiểm tra đánh giá CTN Câu trắc nghiệm

HS: Học sinh

NST: Nhiễm sắc thể

Ngày đăng: 16/08/2017, 00:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w