Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau để thấy được những quan niệm tổng hợp mới mẻ của tác giả về Đất Nước:Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồiĐất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết tròng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó...(Trích Đất NướcNguyễn Khoa Điềm)
Trang 1 Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau để thấy được những quan niệm tổng hợp mới mẻ của tác giả về Đất Nước:
"Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa ” mẹ
thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết tròng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó "
(Trích "Đất Nước"-Nguyễn Khoa Điềm)
I Mở bài
-Giới thiệu ngắn gọn tác giả NKĐ và đoạn trích Đất Nước
- Giới thiệu chủ đề, nội dung nghị luận: Đoạn mở đầu mở ra cách cảm nhận về đất nước từ những hình ảnh gần gũi, bình dị trong cuộc sống hàng ngày nhằm lí giải
"ĐN có từ đâu?"
II Thân bài
1 Nội dung đoạn thơ
a ĐN có từ những giá trị tinh thần văn hóa, vật chất đời sống hằng ngày (giá trị vật thể và phi vật thể)
-ĐN có từ những giá trị đời sống tinh thần , phong tục tập quán lâu đời:
+ĐN có từ chuyện cổ tích, phong tục ăn trầu, ca dao dân ca
Trang 2+ĐN có từ hạt gạo, cái kèo, cái cột, ngôi nhà, từ công việc làm ra hạt gạo.
Phân tích: Với cách nêu những dẫn chứng nói trên, NKĐ nhằm giải thích nguồn gốc của đất nước Điều dễ nhận thấy là những hình ảnh, chi tiết trên đều rất cô đọng, có sức khái quát cao về 1 giá trị: ĐN ta có từ trong cái "ngày xửa ngày xưa" Cái "ngày xửa ngày xưa" mà NKĐ nói đến là lời mở đầu quen thuộc của các truyện
cổ tích Giọng điệu của NKĐ nghiêng về lập luận lí lẽ, giải thích để nhằm đem lại nhận thức: ĐN hết sức bình dị, thân thương gần gũi trong đời sống mỗi con người, mỗi thế hệ con người Việt Nam
b Tích hợp
Từ những quan niệm trên của NKĐ về ĐN, ông đã làm nổi bật những quan niệm mới mẻ về ĐN so với các tác giả và những tác phẩm trước đây Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, các tác giả VH trung đại đều cho rằng ĐN gắn liền với tên tuổi của người anh hùng của một dòng họ, một triều đại Với NKĐ, ông không quan niệm như vậy vì giá trị của một ĐN là của nhân dân và do nhân dân làm nên Với ý đồ, mục đích sáng tác đó, ngay đoạn thơ mở đầu, ông đã đưa ra cảm nhận tổng hợp về
ĐN bằng lối đi riêng của mình
2 Nghệ thuật
- Thể thơ tự do, câu thơ dài ngắn về số tiếng, giúp tác giả thể hiện giọng điệu chính luận, phù hợp với lí lẽ, lập luận và giải thích nguồn gốc của ĐN
- Phương pháp liệt kê được tác giả mở đầu các câu thơ bằng những cụm từ lặp đi lặp lại "ĐN có trong", "ĐN từ đâu ", "ĐN bắt đầu ", "ĐN lớn lên " Giá trị của phép điệp này vừa tạo ra những kiểu kết cấu câu giống nhau lại vừa tác động liên tiếp vào nhận thức nhằm giải thích lí lẽ trung tâm của cả đoạn thơ là ĐN có từ khi nào
- Tất cả những chi tiết hình ảnh được làm dẫn chứng,NKĐ kể bằng giọng điệu sử thi kết hợp vs giọng điệu bình dân, đời thường Vì thế tác giả giúp người đọc nhận ra: ĐN có trong cuộc sống hằng ngày, trong mỗi căn nhà, trong các vật dụng quen
Trang 3thuộc, trong các hành động cụ thể của đời sống Giá trị của những hình ảnh, dẫn chứng rất cụ thể đó, tác giả đã làm cho những điều bình thường, giản dị nhất bỗng chốc trở thành trang trọng, thiêng liêng, vì nó chính là sự cụ thể hóa của ĐN
- Kết thúc đoạn thơ= một ý thơ mang tính khẳng định rất rõ ràng "ĐN có từ ngày đó"
III Kết luận:
- Đoạn thơ mở đầu là cái nhìn bao quát về ĐN theo cách riêng của NKĐ Nó chi phối tư tưởng cho các đoạn thơ sau và cũng giới thiệu giọng điệu trữ tình chính luận của mình khi thể hiện quan niệm về ĐN
-Những cách quan niệm về ĐN của NKĐ đem lại cho chúng ta bài học nhận thức sâu sắc về ĐN từ những cái bình thường giản dị nhất