Thấm nhuần lời dạy của Người, trong những năm qua, Chi hội Chữ thập đỏ Trường Tiểu học Thọ Thanh đã tích cực hưởng ứng, thực hiện tốt các cuộc vận động lớn do Trung ương Hội phát động nh
Trang 11 Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
Chi hội Chữ thập đỏ là một tổ chức quan trọng trong trường tiểu học, góp phần không nhỏ trong công tác giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh Sinh thời, Bác Hồ đã dạy “Phải xuất phát từ tình yêu thương nhân dân tha thiết mà góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ” Thấm nhuần lời dạy của Người, trong những năm qua, Chi hội Chữ thập đỏ Trường Tiểu học Thọ Thanh đã tích cực hưởng ứng, thực hiện tốt các cuộc vận động lớn do Trung ương Hội phát động như: “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”; phát động phong trào ủng hộ Tết vì người nghèo, nạn nhân chất độc da cam; Người tàn tật, học sinh vùng lũ, xây dựng nhà tình nghĩa; giúp đỡ trẻ em nghèo hiếu học; hiến máu tình nguyện; … Các hoạt động này không chỉ thiết thực giúp đỡ những đối tượng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống mà còn góp phần không nhỏ trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh Thông qua các hoạt động đó nhằm giáo dục lòng nhân ái, tình thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong các em, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các em về hoạt động Chữ thập đỏ Khi chính các em được hòa mình vào đó, các em hiểu thêm về truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Tương thân, tương ái" tốt đẹp của dân tộc, từ đó sống có trách nhiệm hơn với bản thân, với cộng đồng" Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu của cả gia đình, nhà trường và xã hội Từ tình yêu thương con người dẫn đến sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau Hướng các em đến với những việc làm tốt đẹp, việc thiện và tránh xa việc làm sai trái, cái xấu, cái ác Hơn nữa, nhằm góp phần đoàn kết, giáo dục kỹ năng sống, khuyến khích các em tham gia các hoạt động cộng đồng, nhân đạo, từ thiện
Hàng năm, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã thống nhất chương trình phối hợp trong công tác chỉ đạo công tác Đoàn - Đội - Hội Chữ thập đỏ ở trường học Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, chi hội nhà trường còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc như: Một số cán bộ giáo viên, phụ huynh, học sinh và nhân dân chưa nhận thức sâu sắc và đầy đủ về mục đích, ý nghĩa nội dung của tổ chức Hội Chữ thập đỏ trong nhà trường; Trong việc lựa chọn nội dung tổ chức các hoạt động và lồng ghép còn thiếu sáng tạo; một số cán bộ, hội viên trong chi hội thiếu nhiệt tình, hạn chế năng lực Những thái độ vô cảm, ích
kỷ, hẹp hòi, … Mặt khác học sinh thiếu kiến thức và kỹ năng về phòng tránh tai nạn thương tích như: sơ cấp cứu, phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích, an toàn giao thông, phòng ngừa, ứng phó thảm họa,…
Để tháo gỡ những khó khăn, bất cập nêu trên, rất cần có những biện pháp
tổ chức tốt nhất, có hiệu quả nhất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công tác Hội trong nhà trường Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, qua nhiều năm tìm tòi
nghiên cứu, tôi đã thực hiện thành công sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chữ thập đỏ ở Trường Tiểu học Thọ Thanh huyện Thường Xuân” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Trang 21.2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Chữ thập đỏ trong trường học nói chung và ở Trường Tiểu học Thọ Thanh nói riêng
Góp phần tích cực trong việc giáo dục truyền thống tương thân tương ái cho học sinh thông qua các hoạt động nhân đạo; trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết về chăm sóc sức khoẻ, sơ cấp cứu ban đầu; khuyến khích các em tham gia các hoạt động cộng đồng, nhân đạo, từ thiện, thúc đẩy phong trào thi đua học tập, rèn luyện, xây dựng trường học an toàn, thân thiện
Giúp các em hình thành và phát triển nhân cách toàn diện hơn Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Nội dung, biện pháp và hình thức tổ chức các hoạt động Chữ thập đỏ trong trường học
Thực trạng hoạt động công tác Chữ thập đỏ ở Trường Tiểu học Thọ Thanh
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết;
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin;
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu;
Phương pháp xây dựng kế hoạch;
Phương pháp so sánh đối chiếu và phân tích tổng hợp;
Phương pháp tổ chức tuyên truyền
Phương pháp phỏng vấn
2 Nội dung
2.1 Cơ sở lí luận
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được thành lập ngày 23 tháng 11 năm 1946, là thành viên Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế từ ngày 01 tháng 11 năm 1957, thành viên Hiệp hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế từ ngày 04 tháng 11 năm
1957 và là thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và làm Chủ tịch danh dự đầu tiên của Hội
Hội Chữ thập đỏ là tổ chức xã hội hoạt động nhân đạo theo pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế, nguyên tắc cơ bản của Phong trào chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, điều ước quốc tế khác về hoạt động nhân đạo mà Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo Điều lệ Hội1
Hoạt động Chữ thập đỏ là hoạt động nhân đạo dựa vào cộng đồng do Hội Chữ thập đỏ thực hiện hoặc phối hợp với tổ chức, cá nhân thực hiện về cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; chăm sóc sức khoẻ; sơ cấp cứu ban đầu; hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa; tuyên truyền các giá trị nhân đạo; tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa2
1 Luật Chữ thập đỏ
2 Luật Chữ thập đỏ
Trang 3Chức năng nhiệm vụ của hoạt động Chữ thập đỏ trong trường tiểu học nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các em trong các hoạt động nhân đạo, qua đó góp phần giáo dục lòng nhân ái, sự sẻ chia, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và cuộc sống; Trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết về chăm sóc sức khỏe, sơ cứu, cấp cứu, ứng phó với các tình huống khẩn cấp cho thiếu niên, nhi đồng tập làm nhân đạo; vận động và tổ chức cho thiếu niên, nhi đồng tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, qua đó giáo dục lòng nhân ái cho các em Góp phần thúc đẩy phong trào thi đua dạy và học, rèn luyện
và nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng trường học an toàn, thân thiện Đoàn kết, tập hợp thiếu niên, nhi đồng
2.2 Thực trạng hoạt động Chữ thập Trường Tiểu học Thọ Thanh
Thọ Thanh là một xã vùng núi thấp của huyện Thường Xuân, là một xã thuần nông, nhưng luôn là một trong những địa phương có truyền thống hiếu học từ lâu đời Toàn xã có 5831 nhân khẩu; 1422 hộ Trong đó có 247 hộ nghèo
và 310 hộ cận nghèo Có 9 chi hội với 1600 hội viên Gồm có 7 chi hội nông thôn và 2 chi hội cơ quan trường học
Nhà trường gồm 03 điểm trường Trong đó có 01 điểm Trung Tâm điều kiện mọi mặt tương đối thuận lợi, riêng 02 điểm lẻ đóng ở địa bàn thôn Thanh Long và thôn Thanh Cao điều kiện kinh tế xã hội của hai thôn này gặp nhiều khó khăn hơn Thôn Thanh Long trước kia là một hợp tác xã thủ công trong thời bao cấp, đến nay nhân dân sống chủ yếu bằng nghề đi rừng và nuôi cá lồng, nhiều gia đình đi làm ăn xa để con cái ở nhà Thôn Thanh Cao mới có điện cách đây 2 năm, đường xá đi lại hết sức khó khăn, nhân dân bị chia cắt với khu trung tâm bởi dòng sông Chu, vào mùa mưa chỉ có thể đi bộ chứ không thể đi bằng phuơng tiện khác
Năm học 2016 – 2017, Chi Hội Chữ thập Trường Tiểu học Thọ Thanh hiện có 35 hội viên ( là cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường) và 393 em học sinh Trong đó 239 em là thiếu niên chữ thập đỏ (từ 9 đến 11 tuổi) và 154 em nhi đồng tập làm nhân đạo (từ 6 đến đủ 8 tuổi), 42 học sinh nghèo, 14 học sinh khuyết tật, 01 học sinh mồ côi và 05 địa chỉ nhân đạo là học sinh mồ côi, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Trong những năm qua, Chi hội Chữ thập đỏ nhà trường luôn nhận được
sự quan tâm chỉ đạo của Huyện hội Chữ thập đỏ Thường Xuân, công tác Chữ thập đỏ ở địa phương nói chung và nhà trường nói riêng luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm Phong trào “ Nhà nhà làm việc thiện - Người người làm việc thiện” đã phát triển mạnh mẽ đến từng thôn, từng dòng họ, từng gia đình Có được những thành quả đó là do có sự chỉ đạo sát sao của Chi bộ - Ban giám hiệu nhà trường và sự thống nhất, phối hợp của các tổ chức, ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường Sự năng động sáng tạo, nhiệt tình tâm huyết của các thành viên trong ban chấp hành chi hội Được nhân dân đồng tình ủng hộ đến các hoạt động của hội Đặc biệt là sự nỗ lực của toàn thể cán bộ hội viên, thiếu niên chữ thập đỏ trong trường Đa số học sinh có hoàn cảnh sống tương đối ổn định, học sinh phần đa là người kinh, bố mẹ quan
Trang 4tâm đến học tập của con em mình Các em học sinh đều ngoan, nhiệt tình, luôn tích cực trong mọi phong trào Chi hội luôn được sự quan tâm của phụ huynh học sinh, tạo điều kiện và hỗ trợ vật chất cũng như tinh thần cho Hội phát triển
Hoạt động của Chi hội Chữ thập đỏ mang tính nhân đạo, tuyên truyền dễ hiểu và dễ thực hiện, mang lại ý nghĩa cụ thể cho từng học sinh nên dễ chạm đến trái tim mọi người Hơn nữa những mảnh đời có hoàn cảnh kém may mắn ấy đang hiện hữu xung quanh rất cần có sự chia sẻ của mọi người, có khi là bạn trong lớp, trong trường hoặc trong thôn, trong xã,… Đây là hoạt động xuất phát
từ trái tim, từ tình thương, mang tính nhân văn sâu sắc nên luôn luôn được cộng đồng ủng hộ Bởi vì, dân tộc Việt Nam vốn giàu lòng yêu nước và truyền thống nhân ái Càng trong hoạn nạn khó khăn, tinh thần đó càng được nhân lên gấp bội
Đội ngũ ban chấp hành đều là người của địa phương, trẻ, khỏe, năng động, nhiệt tình Bản thân tôi là chi hội trưởng đã gắn bó với công tác Hội nhiều năm nên cũng tích lũy được chút kinh nghiệm và chịu khó học hỏi, làm việc khoa học, có hiệu quả
Bên cạnh những thuận lợi Chi hội nhà trường cũng gặp không ít khó khăn
do Thọ Thanh vẫn còn là một xã nghèo, nhân dân chủ yếu làm nghề nông, thu
nhập bình quân đầu nguời thấp, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao Đời sống của một bộ phận không ít nhân dân trên địa bàn còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, am hiểu và nhận thức về tổ chức Hội còn nhiều hạn chế
Công tác tuyên truyền của Hội chưa thường xuyên, phương thức hoạt động của Hội còn chậm đổi mới và chưa có chiều sâu Nhận thức của một bộ phận phụ huynh học sinh cho rằng nhà mình cũng nghèo thì mình phải được ủng
hộ chứ không cần ủng hộ ai cả Mặt khác, số ít học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như bị khuyết tật bẩm sinh, mắc bệnh hiểm nghèo, có những em bố mẹ
ly thân, ly hôn hoặc đi làm ăn xa các em phải ở với ông bà hoặc cô dì, chú bác thiếu bàn tay chăm sóc của bố mẹ Đây là những trường hợp dễ bị tổn thương, các em thường rơi vào tình trạng trầm cảm, tự kỷ,…
Trong những năm gần đây do tác động của cơ chế thị trường, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, tình hình dịch bệnh, thiên tai, giá cả không ổn định, địa phương chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiệu quả chưa cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống các tầng lớp nhân dân, do vậy công tác vận động của Chi hội gặp rất nhiều khó khăn
Ban chấp hành Chi hội đều là kiêm nhiệm, chủ yếu là làm việc trên tinh thần nhiệt tình tự giác, nên có phần hạn chế
Với phương châm phát huy thế mạnh và khắc phục những tồn tại hạn chế, xác định mục tiêu phấn đấu của Chi hội trong nhà trường, từng bước làm chuyển biến nhận thức trong đội ngũ cán bộ, hội viên, đội viên, tập làm nhân đạo, phụ huynh học sinh và củng cố lòng tin đối với xã hội Đáp ứng tôn chỉ mục đích của Hội Với cương vị là Chi hội trưởng tôi đã áp dụng thành công một số biện pháp sau:
Trang 52.3 Các biện pháp hoạt động Chữ thập đỏ Trường Tiểu học Thọ Thanh, huyện Thường Xuân
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch
Xây dựng kế hoạch là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng của nhà quản lý vì xây dựng kế hoạch là một trong những hoạt động nhằm tìm ra con đường để huy động nguồn lực một cách có hiệu quả nhất trong công tác hội Vì vậy mà hàng năm, cứ vào dịp đầu mỗi năm học, tôi luôn dành thời gian nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo của cấp trên, căn cứ kết quả hoạt động của năm học trước và nhiệm vụ trọng tâm của năm học mới để dự thảo kế hoạch hoạt động của Chi hội sau đó tổ chức họp ban chấp hành để trưng cầu ý kiến đóng góp, khơi dậy lòng nhiệt thành, sức cống hiến và sự đoàn kết, khuyến khích sự suy nghĩ sáng tạo, phát huy trách nhiệm và quyền hạn cá nhân trong ban chấp hành, trao đổi để thống nhất Sau khi tổng hợp ý kiến góp ý bổ sung, tôi hoàn thiện kế hoạch và trình Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt Từ đó tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động chữ thập đỏ trong trường học theo kế hoạch đề ra
Để hoạt động Chữ thập đỏ của nhà trường thực hiện theo đúng kế hoạch
và từng bước đi vào nề nếp và mang lại hiệu quả thiết thực, Hiệu trưởng nhà trường phân công tôi ( Phó hiệu trưởng) làm Chi hội trưởng, gắn kết hoạt động nhân đạo của nhà trường với các hoạt động khác của Công đoàn, Chi Đoàn, Liên Đội, từ đó hoạt động nhân đạo, tương thân tương ái, hoạt động mang màu sắc Chữ thập đỏ trong nhà trường đã có nhiều chuyển biến tích cực có nề nếp và đạt hiệu quả cao hơn hẳn
Biện pháp 2: Làm tốt công tác tuyên truyền vận động
Để xây dựng tổ chức Hội nhà trường ngày càng vững mạnh thì cần thiết phải thu hút được đông đảo lực lượng cán bộ, hội viên, đội viên và tập làm nhân đạo tích cực hưởng ứng tham gia mọi hoạt động chữ thập đỏ trong nhà trường Công tác Chữ thập đỏ trong nhà trường phải đủ có sức lan tỏa sâu rộng trong toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh và mọi tầng lớp nhân dân Bên cạnh, nội dung và phương thức hoạt động thực sự phong phú thì công tác truyên truyền cũng là một hoạt động rất nổi bật của Chi hội Chữ thập đỏ Trường Tiểu học Thọ Thanh
Bản thân tôi đã thường xuyên tuyên truyền đến cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh học sinh và nhân dân, làm cho mọi người, mọi nhà có những nhận thức sâu sắc và hiểu rõ về tổ chức, nhiệm vụ của hội Chữ thập đỏ Việt Nam Nhằm thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân hướng tới việc tự nguyện và tích cực làm việc thiện, nhân đạo Cụ thể, tôi đã tổ chức tuyên truyền cho cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, đội viên và tập làm nhân đạo, phụ huynh học sinh hiểu rõ về các nội dung như sau:
- Tuyên truyền về tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ của hội chữ thập đỏ Việt Nam Chương trình hành động của các cấp hội nhân các ngày kỉ niệm của các cấp hội, các giá trị nhân đạo, phong trào Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc
tế, Luật nhân đạo quốc tế, Luật hoạt động chữ thập đỏ, tổ chức và hoạt động của
Trang 6Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, giúp thay đổi nhận thức và hành vi, biết giúp đỡ người dễ bị tổn thương trong xã hội và có trách nhiệm với cộng đồng
- Chi Hội Chữ thập đỏ thường xuyên kết hợp với y tế nhà trường, trạm y
tế địa phương làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, truyền thông giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về tự bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ ban đầu Thông qua Chi hội Chữ thập đỏ, nhà trường đã thường xuyên tuyên truyền kiến thức về phòng chống sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, an toàn vệ sinh thực phẩm Tuyên truyền vệ sinh môi trường, tẩy giun, vệ sinh học đường, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, dinh dưỡng học đường, bảo vệ môi trường, phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu
- Hiến máu tình nguyện, các phong trào, các cuộc vận động nhân đạo của Hội Tích cực hoạt động công tác nhân đạo, có nhiều việc làm thiết thực, nghĩa
cử cao đẹp, hiệu quả trong công tác hội
- Phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên và Liên đội trong nhà trường
tuyên truyền ngày “ Thế giới phòng chống HIV/AIDS 01 tháng 12, tháng hành động phòng chống HIV/AIDS ” và học tập nội dung tuyên truyền phòng chống
HIV/AIDS
- Tuyên truyền về Luật an toàn giao thông Đặc biệt là tuyên truyền cho học sinh và phụ huynh khi tham gia giao thông bằng phương tiện mô tô xe máy phải đội mũ bảo hiểm Thực hiện tốt về công tác an toàn giao thông, phòng tránh tai nạn thương tích, khi đi tắm sông phải có người lớn đi cùng
Trang 7Biện pháp 3 Huy động nguồn lực, kinh phí hoạt động chữ thập đỏ trong trường học
Chi hội luôn xác định xây dựng và phát triển nguồn lực là mục tiêu, nhiệm
vụ trọng tâm của hoạt động nhân đạo trong nhà trường Bởi muốn tổ chức các hoạt động theo kế hoạch, Chi hội phải có nguồn lực thì mới chủ động trong việc trợ giúp các đối tượng dễ bị tổn thương tại đơn vị và ngoài địa phương
Trong quá trình hoạt động, Chi hội Chữ thập đỏ Trường Tiểu học Thọ Thanh đã tổ chức huy động bằng nhiều hình thức như: huy động tại chỗ, phát động dưới cờ, đặt thùng từ thiện ở các Hội thi, Hội diễn văn nghệ, hội nghị phụ huynh học sinh của nhà trường; tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân Đặc biệt là tranh thủ sự ủng hộ của Chương trình tầm nhìn thế giới tại Thường Xuân Thông qua các hình thức xây dựng quỹ như tổ chức “Giao lưu văn nghệ với người khuyết tật”; “Câu lạc bộ tấm lòng vàng”, “Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau”, “Câu lạc bộ Thể dục thể thao”… đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, tạo thành phong trào “Người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện” với những việc làm ý nghĩa, góp phần tích cực giúp đỡ những người có hoàn cảnh kém may mắn trên địa bàn Bên cạnh đó, Chi hội đã tuân thủ các nguyên tắc công khai, minh bạch
về quản lý tài chính để tạo niềm tin với mọi người, là điều kiện để xây dựng quỹ thuận lợi; đồng thời tôn vinh các nhà tài trợ kịp thời Bởi nhà tài trợ cần sự minh bạch trong việc sử dụng quỹ đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, đúng chất lượng
Kết quả huy động nguồn lực, kinh phí kêu gọi vận động, quyên góp ủng
hộ trong năm học 2016 – 2017 Số tiền quyên góp được từ các cuộc kêu gọi vận động tại chỗ là 19.532.000 đồng Thực hiện chương trình Ba đủ: đủ ăn, đủ mặc
và đủ sách vở đến trường, tôi đã huy động và tranh thủ được sự ủng hộ của các nhà hảo tâm Lê Quỳnh ở Thành phố Hồ chí Minh tặng 108 bộ quần áo cho học sinh nghèo, cận nghèo, khuyết tật và mồ côi với tổng số tiền trị giá 25.000.000 đồng; Nhà hảo tâm Huyền hẹn tặng 400 cuốn vở và 68 bộ đồ dùng học tập cho học sinh nghèo Hưởng ứng phong trào “ Áo ấm đến trường” mùa đông năm
2016, Hội cha mẹ học sinh tặng 393 áo ấm với tổng số tiền là: 40.720.000 đồng
Đặc biệt nhân dịp tết Nguyên đán Đinh Dậu, Chi hội đã tổ chức đến thăm chúc Tết và tặng quà cho mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Tiệp ở Thôn 1 xã Thọ Thanh; bác Lê Đình Quỳ là thương binh nặng ¼ ở Thôn 2 xã Thọ Thanh; 05 địa chỉ nhân đạo; 07 gia đình cán bộ giáo viên ốm đau trong dịp tết; 15 xuất quà cho học sinh nghèo; Mỗi xuất quà trị giá 300.000 đồng Đặc biệt, cùng chung tay Tết
vì người nghèo với Chi hội Trường Tiểu học Thọ Thanh nhân dịp Tết Đinh Dậu
2017, nhà tài trợ Alpha Group tặng 12 xuất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, trị giá mỗi xuất quà 300.000 đồng, hỗ trợ 50 xuất gạo mỗi xuất 10kg và 55 xuất quà cho học sinh đặc biệt khó khăn Trị giá mỗi xuất quà 250.000 đồng Chương trình Phát triển Vùng Thường Xuân tặng 300 cuốn vở và 57 áo ấm cho học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, mồ côi trị giá mỗi áo ấm 200.000 đồng Tổng số quà tặng nhà trường quyên góp và kêu gọi vận động được trong dịp Tết
Trang 8Đinh Dậu 2017 là 99 xuất quà trị giá quy ra tiền 20.450.000đ đồng Tổng số tiền quyên góp ủng hộ trong năm 2016 là 126.235.000 đồng
Biện pháp 4 Tổ chức tốt các hoạt động nhân đạo trong nhà trường
Phong trào tương thân, tương ái là phong trào hoạt động mạnh mẽ nhất của nhà trường Chi hội đã triển khai sâu rộng các phong trào, các cuộc vận động
“Tết vì người nghèo”, “Mỗi tổ chức cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”,
“Chăn ấm tặng bà”, “ Áo ấm tặng bạn”, “Quĩ tấm lòng vàng”, “ Hiến máu tình
nguyện”,…
Ngay từ đầu các năm học, chúng tôi đã rà soát và lập danh sách các đối tượng học sinh con hộ nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Sau khi
đã nắm được đối tượng học sinh cần giúp đỡ, chúng tôi đã phân loại đối tượng, chủ động tìm hiều về nhu cầu, nguyện vọng của các em cả về chất và tinh thần như: học sinh mồ côi, học sinh bị bệnh hiểm nghèo hoặc sức khỏe không tốt, hoặc có bố (mẹ) bị bệnh hiểm nghèo, học sinh có bố (mẹ) khuyết tật, học sinh có
bố (mẹ) hay đau ốm, học sinh có hoàn cảnh gia đình éo le phải ở với ông bà hay học sinh gặp rủi do, hoạn nạn, học sinh khuyết tật, người già neo đơn ở địa phương, bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình chính sách
Sau khi phân loại các đối tượng và xác định địa chỉ nhân đạo, tôi đã lập
hồ sơ các đối tượng cần giúp đỡ, từ đó xây dựng kế hoạch vận động, quyên góp ủng hộ
Huy động nguồn lực từ các nhà hảo tâm, tổ chức Tầm nhìn thế giới hỗ trợ tiền viện phí cho em Hà Văn Mạnh bị bỏng xăng nặng phải nằm điều trị tại bệnh viện trung ương suốt hai tháng ròng; Tặng xe đạp, học bổng, 50kg gạo ăn, đồ dùng học tập, quần áo, sách vở cho em Trịnh Thị Thêm Mẹ Thêm mất từ khi
em chưa đầy một tuổi, bố em đã phải vừa làm cha vừa làm mẹ tần tảo nuôi hai anh em Thêm ăn học Nhưng tai họa ập đến, căn bệnh đột quỵ não đã cướp đi sinh mạng của bố Thêm Để lại hai anh em côi cút, khi em mới lên lớp 4 còn anh trai đang học lớp 9
Hỗ trợ các đối tượng gặp tai nạn rủi ro, bị bệnh hiểm nghèo như: em Lê Thị Hạ Vi 2B bố mất, mẹ đi làm ăn xa, em là trẻ khuyết tật ở với bà Tuy đã lên
8 tuổi là học sinh lớp 2 nhưng em nói vẫn chưa rõ lời; em Nguyễn Văn Tươi lớp
Trang 93B cả nhà có bố mẹ và 2 chị em đều thuộc đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện thiểu năng trí tuệ; em Lê Đình Trai lớp 5C là trẻ mồ côi; em Lê Việt Anh lớp 3A học sinh khuyết tật mẹ mất ở với bà ngoại; Em Lê Sỹ Bảo lớp 1B bị bệnh máu trắng có thể nói thời gian ở viện nhiều hơn ở trường; Em Lê Sỹ An lớp 2B bị ngã ở nhà gãy tay, em Lê Sỹ Đạt lớp 5B tham gia giải đá mi ni do địa phương tổ chức bị ngã gãy tay, em Vũ Thế Linh lớp 5B bị trâu húc gãy tay
Tặng chăn ấm cho người già neo đơn ở địa phương gồm các cụ: Cụ Lê Thị Ốc Thôn 1, Lê Thị Lạng Thôn 3, Cụ Lê Văn Khứu thôn Hồng Kỳ, Cụ Lê Thị Cúc Thôn 2 trị giá mỗi chăn ấm 500.000 đồng
Nhân ngày 27/7, Chi hội đã phối hợp với các tổ chức trong nhà trường thăm hỏi tặng quà các gia đình thương binh, liệt sỹ là thân nhân cán bộ giáo viên trong nhà trường và địa phương Mỗi dịp tết đến xuân về, Chi hội tặng quà ít nhất 20 xuất quà cho cho học sinh và các đối tượng có hoàn cảnh éo le trong nhà trường và trên địa bàn xã trị giá mỗi xuất quà là 300.000 đồng
Duy trì, thực hiện tốt các các đợt phát động phong trào “áo ấm tặng bạn”,
“Chăn ấm tặng bà”, Quyên góp quần áo để ủng hộ các bạn học sinh vùng cao ít nhất là 50 bộ mỗi năm
Kết quả: Bằng những tình cảm và việc làm đầy ý nghĩa ấy của thầy cô và bạn bè đã giúp cho các em đã vượt qua được nỗi đau khắc phục khó khăn tiếp tục đến trường và đạt nhiều thành tích trong học tập
Hàng năm, các cuôc vận động, quyên góp ủng hộ ở nhà trường đều vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra và giúp đỡ cho hàng 100 đối tượng là học sinh nghèo, học sinh mồ côi, nạn nhân chất độc da cam, trẻ khuyết tật, học sinh bị bệnh hiểm nghèo, những gia đình học sinh gặp rủi ro, hoạn nạn, người già neo đơn, gia đình chính sách được hỗ trợ về tiền mặt, gạo thóc, chăn ấm, quần áo, sánh vở,
đồ dùng học tập, tặng học bổng, xe đạp, mũ bảo hiểm từ cuộc tuyên truyền vận động, kêu gọi ủng hộ với số tiền gần 100.000.000 đồng
Trang 10Biện pháp 5: Bồi dưỡng một số kỹ năng hoạt động thanh niên, thiếu niên Chữ thập đỏ
Từng năm học, Chi hội nhà trường luôn củng cố, bổ sung và phát triển
góc truyền thông chăm sóc sức khỏe, “Góc sức khỏe Chữ thập đỏ”, “Tủ thuốc Chữ thập đỏ”, phát triển vườn cây thuốc Nam Chi hội đã mua và cấp phát một
số dụng cụ y tế như panh, kéo, bông, băng, thuốc dự phòng cho từng lớp để khi cần thiết sử dụng sơ cứu tại chỗ trước khi đưa đến các cơ sở y tế Tổ chức các buổi truyền thông học đường phổ biến kiến thức y học thường thức, vận động hội viên, thiếu niên nhi đồng thực hiện tốt các chương trình: ăn chín, uống sôi, tiêm chủng mở rộng, khám bệnh định kỳ Giúp các em rèn luyện sức khỏe của bản thân, vệ sinh cá nhân, vệ sinh học đường, phòng tránh một số bệnh thường gặp như tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết, thủy đậu, cận thị, nha khoa, bướu
cổ, … Từ đó, Chi hội lập hồ sơ theo dõi sức khoẻ cá nhân, ghi chép đầy đủ tình trạng sức khoẻ của từng người Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện tốt thói quen khám bệnh định kỳ Khi có dấu hiệu bệnh tật đã đi đến các cơ sở y tế khám và điều trị theo sự hướng dẫn của thầy thuốc
Phối hợp với địa phương, tổ chức Tháng hành động vì trẻ em, Trại hè
nhân dịp Tết Trung thu, “Học kỳ nhân ái” dành cho thanh, thiếu niên; vận động
và tổ chức cho thanh, thiếu niên tham gia các hoạt động tình nguyện, hoạt động nhân đạo, từ thiện trong và ngoài trường học
Chi hội Chữ thập đỏ nhà trường phối hợp với ngành y tế địa phương, Chương trình phát triển vùng Thường Xuân tổ chức tập huấn cán bộ giáo viên
và học sinh cách phòng chống các tệ nạn xã hội; Triển khai nội dung tập huấn
kỹ năng sơ cứu ban đầu cho cán bộ giáo viên trong toàn trường Thông qua tập
huấn trang bị kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu cho cán bộ giáo viên và học sinh
Đội Chữ thập đỏ xung kích luôn có mặt kịp thời để sơ cứu cho các bạn Đội thiếu niên Chữ thập đỏ luôn luôn là lực lượng đi tiên phong trong dọn vệ sinh môi trường tạo khuôn viên trường học luôn xanh, sạch, đẹp Học sinh biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng Thường xuyên dọn vệ sinh trường lớp sạch, trồng, chăm sóc vườn hoa cây cảnh Tham gia phong trào vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh