tên đề tài Thiết kế, chế tạo hệ thống đo và khống chế nhiệt độ tự động ở đây mình là điều khiển nhiệt độ và điều khiển quạt ở 3 chế độ (tương ứng với bật số 123)dùng LM35, ở đây có ảnh chụp mô phỏng trên proteus và trên altium có mạch in, mình gửi cả trên altium ở dưới kia cho ai định về làm nhá
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
Khoa Cơ khí
Bộ môn: Cơ điện tử
ĐỒ ÁN MÔN HỌC CÁC HỆ THỐNG ĐO CƠ ĐIỆN TỬ
Giáo viên hướng dẫn : NGUYỄN NGỌC HÀ Sinh viên thực hiện : KHỔNG VĂN HẬU
NGÔ VĂN BIÊN
Lớp : K49.CĐT.01
Thái Nguyên 2016
Trang 2KHOA ĐIỆN TỬ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bộ môn Cơ điện tử Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
-o0o -
ĐỒ ÁN MÔN HỌC THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐO CƠ ĐIỆN TỬ
Thiết kế : Khổng Văn Hậu lớp: K49.CĐT.01
Ngô Văn Biên
Hướng dẫn : Nguyễn Ngọc Hà
Đề tài : Thiết kế, chế tạo hệ thống đo và khống chế nhiệt độ tự động
Nhiệm vụ đồ án bao gồm:
1 Tìm hiểu vai trò, vị trí hệ thống đo trong cơ điện tử
2 Tìm hiểu nguyên lý, cấu trúc vi xử lý
3 Tìm hiểu cấu trúc ghép nối phần cứng
4 Thiết kế hệ thống đo và khống chế nhiệt độ tự động
Ngày giao đề : ………
Ngày hoàn thành : ………
Trưởng Bộ môn Giáo viên hướng dẫn
TS Phạm Thành Long ThS Nguyễn Ngọc Hà
Trang 3NH N T C GI O VI N HƯỚNG D N
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Trang 4MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Danh mục hình ảnh 3
Danh mục bảng biểu 5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐO CƠ ĐIỆN TỬ 6
1.1 Hệ thống cơ điện tử 6
1.2 Vị trí, vai trò của hệ thống đo trong hệ thống Cơ điện tử 7
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG THIẾT KẾ 9
2.1 Yêu cầu thiết kế và hướng giải quyết 9
2.2 Các phương pháp đo nhiệt độ 9
2.2.1 Các cơ sở chung và phân loại các phương pháp đo nhiệt độ 9
2.2.2 Các phương pháp đo tiếp xúc 10
2.2.2.1 Nhiệt kế nhiệt điện trở (Resistance Thermometer) 11
2.2.2.2 Nhiệt kế cặp nhiệt mẫu 12
2.2.2.3 Đo nhiệt độ cao bằng phương pháp tiếp xúc 14
2.2.2.4 Đo nhiệt độ dùng các phần tử bán dẫn 14
2.2.3 Đo nhiệt độ bằng phương pháp không tiếp xúc 16
2.2.3.1 Đo nhiệt độ bằng phương pháp hỏa quang kế 16
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐO TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ 24
3.1 Bài toán 24
3.2 Phân tích 24
3.3 Thiết kế 24
3.3.1 Các linh kiện dung trong bài toán 24
3.3.2 Cảm biến nhiệt độ 25
3.3.3 Vi điều khiển PIC16F877A 27
Trang 53.3.5 Mạch nguồn 31
3.4 Kết luận 31
CHƯƠNG IV: MÔ PHỎNG VÀ THI CÔNG 32
4.1 Mô phỏng hệ thống đo nhiệt độ 32
4.1.1 Giới thiệu phần mềm mô phỏng Proteus 8 32
4.1.2 Thiết kế mạch trên phần mềm Altium Designer 35
4.2 Chương trình điều khiển 39
4.2.1 Giới thiệu phần mềm lập trình CCS 39
4.2.2 Chương trình điều khiển bài toán 40
4.3 Kết luận 43
CHƯƠNG V: KẾT LU N 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
Việc ứng dụng vi điều khiển và máy tính vào kỹ thuật đo lường, điều khiển đã đem lại cho con người những kết quả hết sức ưu việt Trong nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp hiện nay, nhất là trong các ngành công nghiệp luyện kim, chế biến thực phẩm…vấn đề đo và khống chế nhiệt độ đặc biệt được chú trọng vì nó là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm hết sức quan trọng Các hệ thống đo lường và điều khiển sử dụng vi điều khiển có độ chính xác cao, thời gian thu thập số liệu ngắn, nhưng điều đáng quan tâm hơn là mức độ tự động hoá trong việc thu thập và
xử lý kết quả đo
Nắm được tầm quan trọng của việc khống chế nhiệt độ, độ ẩm trong các ứng dụng sản xuất như vậy nên chúng em đã xin nhận đề tài với nội dung chính là tiến hành nghiên cứu đo và khống chế nhiệt độ tự động với mục đích nhằm tìm hiểu, nghiên cứu và góp phần nhỏ bé vào việc giải quyết được những yêu cầu đặt ra trong các bài toán đo lường điều khiển về khống chế nhiệt độ
Sau khi nhận đề tài “Thiết kế hệ thống tự động điều khiển nhiệt độ ” chúng
em đã vận dụng tất cả các kiến thức và năng lực đã tính luỹ trong suốt gần bốn năm học ở nhà trường và nghiên cứu thêm về phần tử điều khiển là vi xử lý PIC16F877A
để hoàn thành được đề tài này với mong muốn sau khi hoàn thành sẽ có một kiến thức sâu sắc, thực tế hơn và góp phần vào sự phát triển của nền sản xuất tự động hóa của nước nhà
Những kiến thức chúng em tích luỹ được còn nhiều hạn chế nên trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những sai sót và còn thiếu kinh nghiệm trong việc trình bày, do đó chúng em rất mong nhận được sự góp ý và bổ sung của các thầy,
cô và các bạn theo dõi đề tài này
Chúng em xin chân thành cảm ơn ThS Nguyễn Ngọc Hà cùng các thầy, cô
trong bộ môn Cơ điện tử, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp đã hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài này
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Trang 8Danh mục hình ảnh
2.1 Các dụng cụ và phương pháp đo nhiệt độ với các dải nhiệt độ
2.2 Mạch cầu ba dây giảm sai số do nhiệt độ môi trường thay đổi 10
2.3 Sơ đồ nguyên lý của nhiệt kế nhiệt điện trở sử dụng mạch cầu
không cân bằng, chỉ thị là cơ cấu lôgômét từ điện 10
2.5 Mạch bù sai số nhiệt độ do nhiệt độ đầu tự do thay đổi trong
2.6 Sơ đồ nguyên lý của IC bán dẫn đo nhiệt độ 13 2.7 Mạch đo cơ bản ứng dụng IC bán dẫn AD590 đo nhiệt độ 14
2.9 Mạch tự động bù nhiệt độ đầu tự do của cặp nhiệt 15 2.10 Đường cong E0 f( ) với các nhiệt độ khác nhau 16
2.12 Cấu tạo của hỏa quang kế cường độ sáng có bộ chắn quang học 18
2.13 So sánh bằng mắt cường độ sáng của nguồn nhiệt và đèn sợi đốt
2.14 Hỏa quang kế cường độ sáng tự động cân bằng 19 2.15 Sơ đồ nguyên lý của hỏa quang kế màu sắc dùng tế bào quang
2.16 Các tín hiệu ra điển hình của hỏa quang kế màu sắc dùng tế bào
Trang 93.1 Sơ đồ khối của bài toán đo lường tự động điều khiển nhiệt độ 23
Trang 10Danh mục bảng biểu
2.1 Đặc tính của một số cặp nhiệt thông dụng 12 3.1 Trở kháng của bộ cảm biến nhiệt theo nhiệt độ 24 3.2 Hướng dẫn chọn loat các cảm biến họ LM34 24 3.3 Hướng dẫn chọn loạt cảm biến nhiệt họ LM35 25
Trang 11CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐO
CƠ ĐIỆN TỬ
1.1 Hệ thống cơ điện tử
Tổng hợp sơ đồ nguyên lý sản phẩm Cơ điện tử nhằm thể hiện được các mô đun cấu thành nên sản phẩm, thấy được sự tích hợp và ghép nối giữa các thành phần này
Có thể biểu diễn sơ đồ này dưới dạng khối như sau:
Hình 1.1 Sơ đồ khối hệ thống Cơ điện tử
Trong đó ý nghĩa các khối được như sau:
- Phần công tác: là phần trực tiếp đưa ra các thao tác công nghệ
- Đo lường: là modul kết nối đối tượng với bộ điều khiển, nó tạo tín hiệu phản hồi
làm đầu vào cho bộ điều khiển
- Mô hình hóa: là modul tạo tín hiệu đặt cho bộ điều khiển
- Bộ điều khiển: nhận tín hiệu từ modul đo lường, tính toán hiệu chỉnh và đưa lệnh
điều khiển nguồn động lực để có các thao tác chính xác
- Cơ cấu chấp hành (CCCH): là modul tạo nguồn động lực cho phần công tác, nó
nhận lệnh điều khiển trực tiếp từ bộ điều khiển
- DSP: Khối xử lý tín hiệu số
Qua sơ đồ trên ta có thể thấy, từ phần công tác (có thể là điện, hệ cơ học, máy công cụ, tay máy,…) bằng cách xem xét cấu trúc và các mối quan hệ động lực học nội tại của đối tượng ta thiết lập được phương trình toán mô tả hoạt động của đối tượng,
đó chính là mô đun Mô hình hóa Từ đó phương trình này ta có thể xác định được các
Trang 12yếu tố động lực học cần thiết để đối tượng thực hiện được đầu ra đúng ý đồ công nghệ Các thông số động lực học này sẽ được lưu trữ trong Bộ điều khiển dưới dạng tín hiệu đặt phục vụ cho việc hiệu chỉnh hệ thống Khi đối tượng hoạt động, tín hiệu ra thường được giám sát bởi các Sensor, đó chính là Mô đun đo lường được bố trí ở cuối hệ thống để thu thập được thông tin hoạt động của Phần công tác, tín hiệu thu được thường ở dạng Analog nên cần phải mã hóa và xử lý trước khi đưa vào Bộ điều khiển (Bộ điều khiển làm việc với Digital Signal) Quá trình này được thực hiện nhờ Bộ DSP
1 (mô đun xử lý tín hiệu), có quá trình này có thể gồm chuyển đổi AD, lọc, điều chế… Dưới sự tích hợp của các thành phần bao gồm: Máy tính, mạch điện tử, Vi xử lý thì Bộ điều khiển tiến hành so sánh tín hiệu thu được với tín hiệu đặt và tính toán để đưa ra hiệu chỉnh khi có sai lệch hoặc có sự thay đổi tín hiệu đặt Tín hiệu điều khiển được đưa ra bởi bộ điều khiển ở dạng số (Digital) nên phải qua Bộ DSP2 để biến đổi DA đưa về dạng Analog để tác động lên CCCH (cơ cấu chấp hành) để điều khiển nó cung cấp nguồn động lực giúp phần công tác hoạt động đúng ý đồ công nghệ mong muốn
Hình 1.2 Mô hình hệ thống Cơ điện tử
1.2 Vị trí, vai trò của hệ thống đo trong hệ thống Cơ điện tử
Mô đun đo lường được bố trí ở cuối hệ thống để thu thập được thông tin hoạt động của Phần công tác, hệ thống đo tạo ra sự kết nối và tương tác giữa phần công tác
và bộ điều khiển, từ hệ thống đo ta có tín hiệu phản hồi để làm đầu vào khởi tạo bài toán hiệu chỉnh ở bộ điều khiển
Trang 13Tín hiệu thu được từ hệ thống đo thường ở dạng Analog nên cần phải mã hóa và
xử lý trước khi đưa vào Bộ điều khiển (Bộ điều khiển làm việc với Digital Signal) Quá trình này được thực hiện nhờ Bộ DSP 1 (mô đun xử lý tín hiệu), các quá trình này
có thể gồm khuếch đại, chuyển đổi AD, lọc, điều chế, tách sóng…
- Khuếch đại: khi tín hiệu nhỏ thì cần khuếch đại, bản chất quá trình này là dùng các
mạch khuếch đại có thể làm tăng biên độ hoặc tần số của tín hiệu cho phù hợp
- Chuyển đổi AD: chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số, bản chất quá trình
này là mã hóa thông tin
- Lọc: là quá trình ngăn không cho một số tín hiệu có tần số tạp đi qua, quá trình
này giúp loại bỏ các tín hiệu nhiễu từ bên ngoài tác động vào hệ thống
- Điều chế: khi cần truyền dẫn không dây trong trường hợp trung tâm điều khiển nằm cách xa phần công tác Bản chất quá trình này là ghép tín hiệu cần xử lý có biên
độ nhỏ vào sóng mang cao tần để có đủ năng lượng truyền đi xa mà không làm méo dạng tín hiệu
- Tách sóng: là quá trình thu hồi lại tín hiệu nguyên thủy từ tín hiệu điều chế
Trang 14CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG
THIẾT KẾ
2.1 Yêu cầu thiết kế và hướng giải quyết
Trong nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp hiện nay, nhất là trong các ngành công nghiệp luyện kim, chế biến thực phẩm…vấn đề đo và khống chế nhiệt độ, độ ẩm đặc biệt được chú trọng vì nó là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm hết sức quan trọng Các bài toán thường đặt ra trong thực tế là: giám sát nhiệt
độ, độ ẩm từ môi trường làm việc phản hồi thông tin cho bộ điều khiển để từ đó so sánh với vùng nhiệt độ và độ ẩm làm việc và đưa ra tín hiệu điều khiển hệ thống nhằm đảm bảo các quá trình như: đảm bảo an toàn cho hệ thống (đề phòng quá nhiệt), ổn định nhiệt độ, độ ẩm (làm mát hoặc tăng năng suất cấp nhiệt, ẩm), báo động an toàn,v.v…Trong quá trình hoạt động, yêu cầu về tín hiệu phản hồi phải được biến đổi tương thích với bộ điều khiển (dạng tín hiệu số)
Để đáp ứng được các yêu cầu trên thì hệ thống cần thiết kế cần đảm bảo các khối chức năng như sau:
- Khối thu thập dữ liệu: đảm bảo quá trình giám sát nhiệt độ, độ ẩm, biến đổi tín hiệu sơ cấp và phản hồi
- Khối xử lý tín hiệu: cần thực hiện các quá trình biến đổi AD, khuếch đại, lọc, có thể cả điều chế và giải điều chế, truyền dẫn tín hiệu về bộ điều khiển
- Bộ điều khiển và xử lý dữ liệu: lưu trữ giá trị tín hiệu phản hồi, thực thi giải quyết các bài toán được lập trình
2.2 Các phương pháp đo nhiệt độ
2.2.1 Các cơ sở chung và phân loại các phương pháp đo nhiệt độ
Tùy theo nhiệt độ đo có thể dùng các phương pháp khác nhau, thường phân loại các phương pháp dựa vào dải nhiệt độ cần đo Thông thường nhiệt độ đo được chia thành ba dải: nhiệt độ thấp, nhiệt độ trung bình và cao
- Ở nhiệt độ trung bình và thấp: phương pháp thường dùng để đo là phương pháp tiếp xúc nghĩa là các chuyển đổi được đặt trực tiếp ở ngay môi trường cần đo
Trang 15- Đối với nhiệt độ cao: đo bằng phương pháp không tiếp xúc, dụng cụ đặt ở ngoài môi trường đo
Hình 2.1 Các dụng cụ và phương pháp đo nhiệt độ với các dải nhiệt độ khác nhau
2.2.2 Các phương pháp đo tiếp xúc
Trong công nghiệp, phương pháp đo thường được sử dụng là các nhiệt kế tiếp xúc Có hai loại nhiệt kế tiếp xúc gồm:
- Nhiệt kế nhiệt điện trở
- Nhiệt kế nhiệt ngẫu
Ngoài ra, hiện nay đối với các ứng dụng đơn giản, dải nhiệt độ cỡ
- Khi đo nhiệt độ của các chất ở dạng hạt (cát, đất…): cần phải cắm sâu nhiệt kế vào môi trường cần do và thường dùng nhiệt điện trở có cáp nối ra ngoài
Trang 162.2.2.1 Nhiệt kế nhiệt điện trở (Resistance Thermometer)
Nhiệt kế nhiệt điện trở có thể chế tạo từ dây platin, đồng, Niken, bán dẫn,… quấn trên một lõi cách điện đặt trong vỏ kim loại có đầu được nối ra ngoài
Nhiệt kế nhiệt điện trở có thể dùng mạch đo bất kỳ để đo điện trở nhưng thông thường hay dùng mạch cầu không cân bằng, chỉ thị là lôgômét từ điện hoặc cầu tự động cân bằng, trong đó một nhánh là nhiệt điện trở
Bù sai số do sự thay đổi điện trở của đường dây khi nhiệt độ môi trường thay đổi
Để giảm sai số do nhiệt độ môi trường thay đổi, người ta sử dụng mạch cầu ba dây như hình 2.2
Hình 2.2 Mạch cầu ba dây giảm sai số do nhiệt độ môi trường thay đổi
Thực chất khi cầu làm việc ở chế độ không cân bằng sai số chủ yếu là do sự thay đổi điện áp của nguồn cung cấp gây nên
Hình 2.3 Sơ đồ nguyên lý của nhiệt kế nhiệt điện trở sử dụng mạch cầu không cân bằng,
chỉ thị là cơ cấu lôgômét từ điện
Trong các ngành công nghiệp hiện nay, để đo nhiệt độ bằng nhiệt điện trở người
ta thực hiện trên mạch cầu tự động ghi Phương pháp này có thể đo nhiệt độ tại một điểm hoặc một số điểm nhờ cơ cấu chuyển mạch Cấp chính xác có thể đạt đến 0.5
Trang 172.2.2.2 Nhiệt kế cặp nhiệt mẫu
Phương pháp đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt ngẫu là một trong những phương pháp phổ biến và thuận lợi nhất
Cấu tạo của nhiệt kế cặp nhiệt ngẫu như hình 2.4
Hình 2.4 Cấu tạo của nhiệt kế cặp nhiệt ngẫu
Gồm hai dây hàn với nhau ở điểm 1 và luồn vào ống 2 để có thể đo được nhiệt
độ cao Với nhiệt độ thấp hơn, vỏ nhiệt kế có thể làm bằng thép không rỉ Để cách điện giữa hai dây, một trong hai dây được lồng vào ống sứ nhỏ 3 Nếu vỏ làm bằng kim loại thì cả hai dây đều được đặt vào ống sứ
Đầu ra của cặp nhiệt ngẫu được nối vào hộp đầu nối 4 Mạch đo của nhiệt kế cặp nhiệt ngẫu là miliVônmét hoặc điện thế kế điện trở nhỏ có giới hạn đo từ
E- Sức điện động; R - Điện trở cặp nhiệt ngẫu T
Trang 18thường R d R T được hiệu chỉnh khoảng 5, còn điện trở của miliVônmét lớn hơn nhiều lần ( 40 50 lần), vì vậy sai số chủ yếu do điện trở của miliVônmét R thay đổi dc
Đo sức điện động bằng điện thế kế sẽ loại trừ được sai số trên do dòng điện tiêu thụ bằng không khi tiến hành phép đo
Khắc phục sai số do nhiệt độ đầu tự do thay đổi: bằng cách dùng mạch bù sai số
nhiệt độ
Hình 2.5 Mạch bù sai số nhiệt độ do nhiệt độ đầu tự do
thay đổi trong nhiệt kế cặp nhiệt ngẫu
Bảng 2.1 Đặc tính của một số cặp nhiệt thông dụng
Loại cặp nhiệt Dải nhiệt độ làm việc (
0 C)
Sức điện động (mV) Độ chính xác
Trang 192.2.2.3 Đo nhiệt độ cao bằng phương pháp tiếp xúc
Ở môi trường nhiệt độ cao từ 0
1600 C trở lên, các cặp nhiệt ngẫu không chịu
được lâu dài, vì vậy để đo nhiệt độ ở các môi trường đó người ta dựa trên hiện tượng qua trình quá độ đốt nóng của cặp nhiệt
Nguyên lý hoạt động: Quá trình quá độ khi đốt nóng cặp nhiệt có phương trình:
- Hiệu nhiệt độ của môi trường đo và cặp nhiệt
- Hằng số thời gian của cặp nhiệt ngẫu
Dựa trên quan hệ này có thể xác định được nhiệt độ của đối tượng đo mà không cần nhiệt độ đầu công tác của cặp nhiệt ngẫu phải đạt đến nhiệt độ ấy bằng cách nhúng
nhiệt ngẫu vào môi trường cần đo trong khoảng 0.4 0.6s ta sẽ được phần đầu của đặc tính quá trình quá độ của nhiệt ngẫu và theo đó tính được nhiệt độ của môi trường
Đặc điểm: Nếu nhiệt độ đầu công tác của cặp nhiệt ngẫu trong thời gian nhúng vào môi trường cần đo đạt nhiệt độ vào khoảng một nửa nhiệt độ môi trường thì nhiệt
độ tính được có sai số không quá hai lần sai số không quá hai lần sai số của nhiệt kế nhiệt ngẫu đo trực tiếp Phương pháp này thường dùng để đo nhiệt độ của thép nấu chảy
2.2.2.4 Đo nhiệt độ dùng các phần tử bán dẫn (điốt và tranzito)
a Nguyên lý hoạt động
Các linh kiện điện tử bán dẫn rất nhạy cảm với nhiệt độ, do đó có thể sử dụng một số linh kiện bán dẫn như đi ốt hoặc tranzito nối theo kiểu đi ốt (nối bazơ với colectơ), khi đó điện áp giữa hai cực U là hàm của nhiệt độ Để tăng độ tuyến tính, độ
ổn định và khả năng thay thế người ta mắc theo sơ đồ hình 2.6
Hình 2.6 Sơ đồ nguyên lý của IC bán dẫn đo nhiệt độ
Trang 20Khi nhiệt độ thay đổi ta có
Hiện nay các cảm biến đo nhiệt độ sử dụng đi ốt hoặc tranzito đã được tích hợp thành các IC bán dẫn đo nhiệt độ Các cảm biến này cho đầu ra là điện áp hoặc dòng điện tỉ
lệ với nhiệt độ cần đo với độ tuyến tính cao, sử dụng đơn giản
Ví dụ một số loại IC đo nhiệt độ
b Đặc điểm:
- Độ nhạy của các loại IC bán dẫn đo nhiệt độ thường có giá trị cỡ 2.5mV 0C và không cố định mà thường thay đổi theo nhiệt độ
- Ưu điểm: độ tuyến tính cao, sử dụng đơn giản và có độ nhạy cao
- Nhược điểm: giới hạn phạm vi sử dụng chỉ trong khoảng 500C1500C, do giới hạn chịu nhiệt của các phần tử bán dẫn
Trang 21 Mạch đo giá trị nhiệt độ trung bình, đo giá trị nhiệt độ nhỏ nhất của nhiều điểm đo cùng một lúc, đo chênh lệch nhiệt độ giữa hai điểm đo
Hình 2.8 Mạch đo nhiệt độ cực tiểu (a); đo nhiệt độ trung bình (b);
đo chênh lệch nhiệt độ (c) của nhiều điểm đo
Mạch tự động bù nhiệt độ đầu tự do cho cặp nhiệt:
Hình 2.9 Mạch tự động bù nhiệt độ đầu tự do của cặp nhiệt
2.2.3 Đo nhiệt độ bằng phương pháp không tiếp xúc
2.2.3.1 Đo nhiệt độ bằng phương pháp hỏa quang kế
Đây là phương pháp dựa trên hiện tượng bức xạ của vật đen tuyết đối, tức là vật hấp thụ năng lượng theo mọi hướng với khả năng lớn nhất Bức xạ nhiệt của mọi vật
có thể đặc trưng bằng một mật độ phổ E nghĩa là số năng lượng bức xạ trong một
Trang 22đơn vị thời gian với một đơn vị diện tích của vật và xảy ra trên một đơn vị của độ dài sóng
Quan hệ giữa mật độ phổ bức xạ của vật đen tuyệt đối với nhiệt độ và độ dài sóng được biểu diễn bằng công thức:
E f với các nhiệt độ khác nhau
Tùy theo đại lượng vào ta goi dụng cụ đo theo phương pháp trên bằng tên gọi khác nhau như: hỏa quang kế phát xạ, hỏa quang kế cường độ sáng và hỏa quang kế màu sắc
T - Nhiệt độ của vật theo lý thuyết
Đối với vật thực thì năng lượng bức xạ toàn phần trên một đơn vị bề mặt được tính:
Trang 23Cấu tạo: bao gồm ống kính kim loại mỏng 1, phía cuối gắn gương lõm 3
Hình 2.11 Cấu tạo của hỏa quang kế phát xạ
Đặc điểm: hỏa quang kế dùng để đo nhiệt độ từ 0
20 100 C Khi cần đo nhiệt
độ cao hơn 0
100 2500 C mà tần số bước sóng đủ lớn người ta dùng một thấu kính bằng thạch anh hay thủy tinh đặc biệt để tập trung các tia phát xạ và phần tử nhạy cảm với nhiệt độ được thay bằng cặp nhiệt ngẫu (ví dụ crômel – copel) Nhiệt kế phát xạ thấu kính không thể đo ở nhiệt độ thấp vì các tia hồng ngoại không xuyên qua được thấu kính (kể cả thạch anh)
Khoảng cách để đo giữa đối tượng và hỏa quang kế được xác định nhờ đo kích thước của vật đốt nóng, khoảng cách đó không quá lớn Chùm tia sáng từ đối tượng đo đến dụng cụ phải chùm hết tầm nhìn ống kính ngắm của nhiệt kế (vòng tròn có đường kính D)
Nhược điểm của tất cả các loại hỏa quang kế phát xạ là đối tượng đo không phải
là vật đen tuyệt đối do đó trong vật nóng có sự phát xạ nội tại và dòng phát xạ nhiệt đi
Trang 24qua bề mặt Nhiệt độ của đối tượng đo khi dùng hỏa quang kế phát xạ T bao giờ cũng t
nhỏ hơn nhiệt độ lý thuyết tính toán T , ví dụ đối với thép sự khác nhau giữa p T và p T t
đạt đến 0
1.7 C
b Hỏa quang kế cường độ sáng
Nguyên lý hoạt động: trong thực tế khi đo nhiệt độ T 30000C với bước sóng
trong khoảng 0.4m 0.7m thì mật độ phổ bức xạ của vật đen tuyệt đối có thể biểu diễn bằng công thức:
2
1
c T
E C e
Đối với vật thật:
2
5 1
c T
E C e
với - hệ số (đối với vật không đen tuyệt đối) trong khoảng 0 1
Các hỏa quang kế cường độ sáng được khắc độ theo bức xạ của vật đen tuyệt đối nhưng khi đo với đối tượng đo thực ta có:
Hình 2.12 Cấu tạo của hỏa quang kế cường độ sáng có bộ chắn quang học
Cấu tạo: Ống ngắm gồm có vật kính 1, thị kính 5 qua đó có thể ngắm được đối tượng đo 8 Trước thị kính 5 có bộ lọc ánh sáng đỏ 4, sợi đốt 6 của bóng đèn chuẩn được ngắm trực tiếp Cường độ sáng của đối tượng đo 8 được chắn và làm yếu đi bằng
Trang 25bộ chắn quang học 3 Góc quay của bộ chắn 3 tương ứng với cường độ sáng được tính
bằng thang 7 Dụng cụ có hai giới hạn đo, sau bộ chắn quang học là bộ lọc ánh sáng 2 Cường độ sáng của nguồn nhiệt và đèn sơi đốt được so sánh bằng mắt:
Nếu cường độ sáng của đối tượng đo lớn hơn độ sáng của dây đốt ta sẽ thấy
dây thâm trên nền sáng (Hình 2.13a)
Nếu cường độ sáng của đối tượng đo yếu hơn độ sáng của dây đốt sẽ thấy dây
sáng trên nền sẫm (Hình 2.13b)
Nếu độ sáng bằng nhau thì hình dây sẽ biến mất (Hình 2.13c) khi đó đọc vị trí
của bộ chắn sáng ơt thang đo 7 để suy ra nhiệt độ
Hình 2.13 So sánh bằng mắt cường độ sáng của nguồn nhiệt
và đèn sợi đốt trong hỏa quang kế cường độ sáng
So sánh bằng mắt tuy thô sơ nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác nhất định vì
cường độ sáng thay đổi nhiều hơn gấp 10 lần sự thay đổi nhiệt độ
Dụng cụ tự cân bằng: ngoài phương pháp và dụng cụ nói trên người ta còn dùng
dụng cụ tự cân bằng Hình 2.14 là sơ đồ nguyên lý của hỏa quang kế cường độ sáng tự
động cân bằng
Hình 2.14 Hỏa quang kế cường độ sáng tự động cân bằng
a Sơ đồ nguyên lý
b Dòng sáng 1 và 2 của đối tượng đo và đèn mẫu lệch pha nhau 180 0
Ánh sáng từ đối tượng đo 1 và đèn mẫu 10 qua khe hở và bộ lọc ánh sáng 8
cùng đặt vào tế bào quang điện 4 Sự so sánh được thực hiện bằng cách lần lượt cho