25 CƠ SỞ TÍNH TOÁN SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC TRONG VÙNG ĐỘNG ĐẤT THEO TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VÀ MỘT SÓ TIÊU CHUẨN NƯỚC NGOÀI25 2.1 Các cơ sở tính toán sức chịu tải của cọc khi chịu tải trọng tĩn
Trang 1TRẦN HOÀN MĨ
TÍNH TOÁN SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC CHỊU ĐỘNG ĐẤT THEO TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
VÀ MỘT SỐ TIÊU CHUẨN NƯỚC NGOÀI
LUẬN VĂN THẠC SỸ XÂY DỰNG DD&CN
HÀ NỘI – 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-
Trang 2TRẦN HOÀN MĨ KHÓA: 2014-2016
TÍNH TOÁN SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC CHỊU ĐỘNG ĐẤT THEO TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
VÀ MỘT SỐ TIÊU CHUẨN NƯỚC NGOÀI
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình DD&CN
Mã số : 60.58.02.08
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DD&CN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN NGỌC THANH
Hà Nội - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-
Trang 3
LỜI CẢM ƠN!
Luận văn cao học là kết quả cuối cùng mà học viên đã cố hắng học tập trong suốt khóa học 2014-2016 tại trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội
Xin cảm ơn Khoa sau Đại Học – Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất để học viên hoàn thành luận văn cao học của mình
Tác giả xin cảm ơn chân thành đến thầy TS Nguyễn Ngọc Thanh đã tận tình giúp đỡ, chỉ dạy trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp
Xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, tạo điều kiện giúp
đỡ tác giả trong suốt quá trình học cao học và làm luận văn tốt nghiệp
Mặc dù tác giả đã cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả mong nhận được sự thông cảm và tận tình chỉ bảo của quý Thầy, Cô và các bạn
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trần Hoàn Mĩ
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trần Hoàn Mĩ
Trang 5MỤC LỤC Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các hình, đồ thị trong luận văn
Danh mục các bảng biểu trong luận văn
MỞ ĐẦU 1
Lý do chọn đề tài 1
Mục đích nghiên cứu 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
Phương pháp nghiên cứu 2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
Cấu trúc luận văn 3
NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1 5
TỔNG QUAN VỀ SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC CHỊU ĐỘNG ĐẤT 5
1.1 Một số vấn đề chính về cọc và sức chịu tải của cọc 5
1.1.1 Các khái niệm cơ bản 5
1.1.2 Tình hình sử dụng móng cọc ở Việt Nam 5
1.1.3 Một số ưu điểm và phạm vi sử dụng 6
1.1.4 Phân loại cọc 7
1.2 Tính toán sức chịu tải của cọc 8
1.2.1 Tính toán sức chịu tải của cọc khi chịu tải trọng tĩnh 8
1.2.2 Tính toán sức chịu tải của cọc chịu tải trọng động đất [1,2,4] 10
1.3 Thực trạng tính toán sức chịu tải của cọc khi chịu tải trọng động đất tại Việt Nam 21
Trang 61.3.1 Khái quát về một số tiêu chuẩn nước ngoài 21
1.3.2 Các tiêu chuẩn về thiết kế móng cọc chịu động đất do Việt Nam ban hành ……… 22
CHƯƠNG 2 25
CƠ SỞ TÍNH TOÁN SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC TRONG VÙNG ĐỘNG ĐẤT THEO TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VÀ MỘT SÓ TIÊU CHUẨN NƯỚC NGOÀI25 2.1 Các cơ sở tính toán sức chịu tải của cọc khi chịu tải trọng tĩnh 25
2.1.1 Theo độ bền của vật liệu làm cọc [8] 25
2.1.2 Theo các chỉ tiêu cường độ đất nền [2] 26
2.1.3 Theo kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT[1,2,3,4,16] 29
2.2 Cơ sở tính toán sức chịu tải của cọc khi chịu tải trọng động đất 32
2.2.1 Cơ sở lý thuyết 32
2.2.2 Xác định sức chịu tải của cọc khi chịu tải trọng động dựa trên phương pháp mô hình hóa 43
2.3 So sánh tính toán sức chịu tải cọc đơn trong vùng động đất theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn AASHTO-LRFD2012, Eurocode7 58
2.4 Đề xuất bảng tính toán sức chịu tải của cọc khi chịu tải trọng động đất :61 CHƯƠNG 3 64
SO SÁNH, TÍNH TOÁN SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC CHỊU ĐỘNG ĐẤT TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỊA TẦNG HÀ NỘI 64
3.1 Văn phòng tổ hợp kinh doanh chuyển giao công nghệ Detech 64
3.1.1 Giới thiệu về công trình và điều kiện địa chất 64
3.1.2 Tính toán sức chịu tải của cọc chịu động đất theo các tiêu chuẩn 66
3.1.3 Tính toán sức chịu tải của cọc dựa trên phần mềm GEO5 70
3.1.4 Nhận xét : 72
3.2 Nhà ở chung cư cao tầng CT2B khu đô thị mới Nghĩa Đô, Hà Nội 73
3.2.1 Giới thiệu về công trình và điều kiện địa chất 73
Trang 73.2.2 Tính toán sức chịu tải của cọc chịu động đất theo các tiêu chuẩn 76
3.2.3 Tính toán sức chịu tải của cọc dựa trên phần mềm GEO5 77
3.1.4 Nhận xét : 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
Kết luận 80
Kiến nghị 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Số hiệu hình Tên hình
Hình 1.1 Mô hình làm việc của cọc
Hình 1.2 Mô tả một trận động đất
Hình 1.3 Các loại đứt gãy và chuyển động tại đứt gãy
Hình 1.4 Quan hệ giữa gờ mở rộng, vùng hút chìm và chuyển động
trượt ngang tại các bờ mảng
Hình 1.5 Bản đổ địa chấn kiến tạo khu vực bán đảo đông dương
Hình 1.6 Bản đồ phân vùng gia tốc lãnh thổ Việt Nam
Hình 1.7 Cơ chế tương tác giữa cọc và đất trong khi có tải trọng động
đất
Hình 1.8 Mặt cắt tiêu biểu của dịch chuyển do động đất
Hình 1.9 Dạng chung của mô hình tính toán tương tác nền móng-kết
cấu của công trình dưới tác dụng của tải trọng động đất
Hình 2.1 Ứng xử của cọc chịu tải trọng ngang
Hình 2.2 Mô hình tính toán cọc chịu tải trọng ngang theo phương pháp
đường cong p-y
Hình 2.3 Đường cong p-y cho đất sét mềm dưới mực nước ngầm
Hình 2.4 Đường cong p-y cho đất sét cứng trên mực nước ngầm tải
trọng tĩnh
Hình 2.5 Đường cong p-y cho đất sét trên mực nước ngầm do tải trọng
động
Trang 9Số hiệu hình Tên hình
Hình 2.6 Đường cong p-y cho đất cát
Hình 2.7 Đường cong p-y cho đất sét pha hoặc cát pha
Hình 2.8 Biểu đồ tải trọng giới hạn
Hình 2.9 Xác định độ sâu vùng ảnh hưởng bên dưới chân cọc
Hình 2.10 Giá trị cùa hàm F(β)
Hình 2.11 Độ sâu của vùng ảnh hưởng
Hình 2.12 Giá trị của hàm G(β)
Hình 2.13 Xác định modul phản lực của đất
Hình 3.1 Mô hình tính toán
Hình 3.2 Dữ liệu về kích thước cọc, thông số tính toán
Hình 3.3 Dữ liệu về tải trọng
Hình 3.4 Biểu đồ đường cong tải trọng và độ lún
Hình 3.5 Biểu đồ so sánh kết quả tính toán sức chịu tải của cọc chịu
động đất với phần mềm GEO5
Hình 3.6 Mô hình tính toán
Hình 3.7 Dữ liệu về kích thước cọc, thông số tính toán
Hình 3.8 Biểu đồ đường cong tải trọng và độ lún
Trang 10DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng Tên bảng
Bảng 1.1 Quan hệ giữ MSK-64 và phổ biến biên độ của con lắc
Bảng 1.2 Quan hệ năng lượng E với Magnitude
Bảng 1.3 Quan hệ giữa thang Richter và thang Mercalli
Bảng 2.1 Hệ số M c1 và M c2
Bảng 2.2 Hệ số tỉ lệ K
Bảng 2.3 Các hệ số điều kiện làm việc γ eq1 và γ eq2
Bảng 2.4 Hệ số tỉ lệ K
Bảng 2.5 Tổ hợp và hệ số tải trọng
Bảng 2.6
So sánh tính toán sức chịu tải cọc đơn trong vùng động đất theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn AASHTO-LRFD2012, Eurocode7
Bảng 3.1 Bảng kết quả khảo sát địa chất
Bảng 3.2 Sức chống mũi cọc
Bảng 3.3 Các hệ số α 1 , α 2 , α 3 và α 4
Bảng 3.4 Cường độ sức kháng q b của đất dính dưới mũi cọc nhồi
Bảng 3.5 Bảng kết quả khảo sát địa chất
Trang 11MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trên cả nước với sự phát triển và đô thị hóa nhanh chóng, quy mô dân số tăng lên trong khi diện tích đất xây dựng ngày càng bị thu hẹp kéo theo nhu cầu xây dựng các nhà cao tầng với quy mô lớn tăng lên đáng kể Do đó, yêu cầu kỹ thuật cần đặt ra là đảm bảo an toàn và bền vững cho công trình
Việt Nam là nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, là khu vực hay xảy ra các hoạt động địa chấn, có thể sẽ chịu ảnh hưởng của các đới đứt gãy thềm lục địa Các công trình xây dựng có nguy
cơ chịu ảnh hưởng của động đất cao nhất là cấp 8-9
Trong những năm gần đây, một số nước lân cận như Trung Quốc, Indonesia (tại Jogjakatar năm 2006, đảo Sumatra năm 2004), Philippines (TP.Baguio năm 2007) … thường xuyên xảy ra các trận động đất, đe dọa tính mạng hàng ngàn người cũng như phá hủy hàng trăm ngôi nhà Ở Việt Nam cũng xuất hiện các trận động đất ở Lai Châu, Điện Biên Phủ Những trận động đất này nằm trên các đới đứt gãy Sơn La – Lai Châu – Điện Biên có thể gây ra các trận động đất mạnh lên tới 7 độ Richter Ngoài ra, từ cuối năm 2012 đến nay có khá nhiều trận động đất xảy ra tại Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An và ngoài khơi Bà Rịa – Vũng tàu Việc tính toán các ảnh hưởng của động đất đến cọc nói riêng và nền móng nói chung là điều cần thiết
Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu về sức chịu tải của cọc cũng như nền móng khi chịu tải trọng động đất còn ít và đây là một vấn đề hết sức cần thiết để nghiên cứu Các tiêu chuẩn TCVN 10304-2014, TCXD 205-1988 còn có những vấn đề chưa được rõ ràng, gây khó khăn cho việc áp dụng cũng như chưa phản ánh hết được ứng xử của cọc trong vùng động đất Cần phải nghiên cứu và khảo sát tính toán sức chịu tải của cọc theo một số tiêu chuẩn nước ngoài như
Trang 12AASHTO-LRFD2012, Eurocode7 để so sánh và phân tích bài toán sức chịu tải cọc khi chịu ảnh hưởng động đất
Chính vì vậy, đề tài “Tính toán sức chịu tải của cọc chi ̣u động đ ất theo tiêu chuẩn Việt nam và một số tiêu chuẩn nước ngoài” là thực sự cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Mục đích nghiên cứu
- Tính toán sức chịu tải của cọc chịu động đất theo tiêu chuẩn Việt Nam và một số tiêu chuẩn nước ngoài như AASHTO-LRFD2012, Eurocode7
- Đánh giá lại tính hiệu quả của các tiêu chuẩn về tính toán sức chịu tải của cọc chịu động đất khi áp dụng tại Việt Nam, đề xuất hệ số sử dụng hợp lý trong
điều kiện thực tế
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Nghiên cứu bài toán sức chịu tải của cọc khi chịu tải trọng động đất + So sánh sức chịu tải của cọc theo các tiêu chuẩn khác nhau
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Tập trung chủ yếu tính toán sức chịu tải của cọc trong điều kiện nền đất chưa bị hóa lỏng
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết;
- Phân tích, tính toán lý thuyết kết hợp với các bảng biểu;
- Thu thập các tài liệu địa chất và các tiêu chuẩn thiết kế;
- So sánh và phân tích các kết quả tính toán
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Trang 13+ Đưa ra các so sánh, phân tích số liệu về sức chịu tải cọc giúp các kĩ
sư có cái nhìn tổng quan hơn về sức chịu tải cọc trong vùng có động đất + Áp dụng tính toán và phân tích số liệu để tăng tính bền vững khi thiết
kế nền móng chịu tải trọng động đất
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Giúp các kĩ sư có cái nhìn đa chiều, chính xác hơn khi tính toán, thiết
kế móng cọc
+ Là tài liệu tham khảo khi tính toán và thiết kế cọc
Cấu trúc luận văn
Luận văn được trình bày gồm phần mở đầu và 3 chương, nội dung cụ thể từng chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về sức chịu tải của cọc chịu động đất
1.1 Một số vấn đề chính về cọc và sức chịu tải của cọc
1.2 Tính toán sức chịu tải của cọc
1.3 Thực trạng tính toán sức chịu tải của cọc khi chịu động đất tại Việt Nam
Chương 2: Cơ sở tính toán sức chịu tải của cọc trong vùng động đất theo tiêu chuẩn Việt Nam và một số tiêu chuẩn nước ngoài
2.1 Các cơ sở tính toán sức chịu tải của cọc khi chịu tải trọng tĩnh
2.2 Các cơ sở tính toán sức chịu tải của cọc khi chịu tải trọng động đất
2.3 So sánh tính toán sức chịu tải cọc theo các tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn AASHTO-LRFD2012, Eurocode7
2.4 Đề xuất bảng tính toán sức chịu tải của cọc khi chịu tải trọng động đất
Chương 3: So sánh, tính toán sức chịu tải của cọc chịu tải trọng động đất trong điều kiện địa tầng Hà Nội
Trang 143.1 Văn phòng giao dịch tổ hợp kinh doanh chuyển giao công nghệ Detech 3.2 Nhà ở chung cƣ cao tầng CT2B khu đô thị mới Nghĩa Đô, Hà Nội
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Kết luận
- Kiến nghị
Trang 15Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
Trang 16KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
Đề tài này đã nghiên cứu sức chịu tải của cọc chịu động đất theo các tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN 205:1998, TCVN 10304:2014 và một số tiêu chuẩn nước ngoài AASHTO LRDF 2012, Eurocodes 7(8), tiến hành mô hình hóa bằng phần mềm GEO5 theo phương pháp phần tử hữu hạn (FEM)
Luận văn đã tập trung phân tích, so sánh và tính toán sức chịu tải của cọc chịu động đất theo các tiêu chuẩn trong và ngoài nước Tuy nhiên khi áp dụng vào tính toán, một số tiêu chuẩn vẫn chưa rõ ràng, còn gây nhiều tranh cãi Kết quả thu được giữa các tiêu chuẩn với nhau không thấy được sự tương đồng Mức độ sai khác giữa các tiêu chuẩn với nhau là khá lớn , giữa các tiêu chuẩn Việt Nam với nhau mức độ sai khác đã lên tới 60 % Kết quả cho thấy:
- Sức chịu tải của cọc chịu động đất tính theo tiêu chuẩn TCXDVN 205:1998 là bé nhất, hệ số an toàn cao và thiếu sự rõ ràng rành mạch trong các chỉ dẫn nên kết quả tính toán không tin cậy
- Kết quả tính toán theo eurocodes sát nhất với phần mềm Geo5, tuy nhiên quá trình tính toán gặp khó khăn rất nhiều do còn quá ít chỉ dẫn về tính toán sức chịu tải trong vùng động đất Các kỹ sư xây dựng sẽ gặp nhiều khó khăn trong khi thiết kế theo tiêu chuẩn Eurocodes
- Kết quả tính toán theo Geo5 lớn hơn 1.2 ÷1.28 so với kết quả của TCVN 10403:2014 và AASHTO LRFD 2012 TCVN 10304:2014 thay thế cho TCXDVN 205:1998, được bổ sung chi tiết hơn so với tiêu chuẩn cũ , song vẫn còn nhiều mặt không rõ ràng vẫn chưa được giải quyết Tiêu chuẩn AASHTO LRFD 2012 rõ ràng rành mạch hơn trong các chỉ dẫn thiết kế, đi vào cụ thể hơn các yếu tố tác động vào sức chịu tải của cọc
Trang 17Tiêu chuẩn AASHTO LRFD 2012 áp dụng trong tính toán sức chịu tải của cọc chịu động đất đưa ra kết quả tương đối tin cậy, các chỉ dẫn tính toán rõ ràng hơn Ở Việt Nam, Tiêu chuẩn AASHTO LRFD 2012 hay được áp dụng tính toán móng,
mố, trụ cầu Qua đề tài này, tác giả mong muốn các kỹ sư xây dựng có thể áp dụng Tiêu chuẩn AASHTO LRFD 2012 trong tính toán sức chịu tải của cọc chịu tải trọng động đất
Kiến nghị
Tương tác giữa đất nền và kết cấu trong phân tích kết cấu chịu tải trọng động đất được đề cập đến trong rất nhiều tiêu chuẩn hay chỉ dẫn thiết kế của Mỹ hay châu
Âu Các tiêu chuẩn Châu Âu hiện nay hay tiêu chuẩn Việt nam biên dịch từ tiêu chuẩn Châu Âu còn chưa đề cập đến tương tác động học Tiêu chuẩn Eurocodes mới chỉ đề cập đến thiết kế cọc phải được tính toán chịu hai dạng ảnh hưởng của tác động : lực quán tính từ kết cấu bên trên và lực động từ biến dạng của nền đất xung quanh Nhưng chưa có chỉ dẫn kỹ thuật cụ thể cũng như phương pháp tính toán có
kể đến ảnh hưởng tác động động học cọc-đất nền Do đó, việc áp dụng phương pháp mô hình tính toán có khả năng nắm bắt được tác động động học và quán tính trên các phản ứng của cọc
Do thời gian hạn chế, đề tài chỉ mới đề cập, chưa giải quyết hoàn chỉnh một số
vấn đề liên quan đến bài toán, điều này cần được nghiên cứu theo các hướng sau: + Cần soát xét lại các tiêu chuẩn Việt Nam, xây dựng tiêu chuẩn, chỉ dẫn tính toán thiết kế phù hợp với điều kiện Việt Nam
+ Tính toán sức chịu tải của cọc : hệ số giảm điều kiện làm việc của đất nền, chiều sâu tính toán khi kể đến ảnh hưởng tương tác động học cọc-đất nền
+ Tính toán sự thay đổi ứng suất trong cọc với kích thước cọc khác nhau dưới tác động động học, quán tính khi chịu tải động đất