1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ đầu TIÊN của ĐẢNG và ý NGHĨA LỊCH sử của CƯƠNG LĨNH

34 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 155 KB

Nội dung

A. MỞ ĐẦU Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong có tổ chức là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân Việt Nam. Đảng là người kế thừa nâng lên tầm cao mới truyền thống của dân tộc kết hợp giá trị tinh thần Việt Nam với chủ nghĩa MácLênin, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, lấy chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng. Ngay từ khi mới ra đời Đảng đã trở thành người lãnh đạo duy nhất cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Vì mục đích vĩ đại của dân tộc là độc lập tự do. Đảng là người đại biểu trung thành cho lợi ích cao nhất của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Hồ Chí Minh đã nói: “Không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân và của tổ quốc”. Vì vậy, Đảng ta đã “trở thành hình thức tổ chức cao nhất của quần chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc”. Đảng được nhân dân tin tưởng, coi là đội tiên phong giác ngộ của mình. Ngày 321930 Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Từ khi ra đời đến nay Đảng Cộng sản do Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đảng lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo xã hội bằng Cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác, bằng tuyên truyền, thuyết phục vận động, tổ chức và kiểm tra, bằng hành động tiên phong gương mẫu của đảng viên, trước hết là cương lĩnh, chiến lược cách mạng. Cương lĩnh và chiến lược cách mạng của Đảng được xây dựng dưới ánh sáng của lý luận MácLênin và tư tưởng nhân văn truyền thống Việt Nam phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của đất nước và quốc tế qua mỗi thời kỳ cách mạng. Đảng luôn vận dụng lý luận vào thực tiễn, kết hợp những nguyên lý của chủ nghĩa MácLênin với tinh hoa truyền thống văn hoá dân tộc. Đảng lãnh đạo phong trào cách mạng của nhân dân ta thắng lợi bằng việc hoạch định ra cương lĩnh. Các cương lĩnh cách mạng của Đảng xác định các nguyên tắc và phương hướng chính trị, cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng phản ánh ngày càng đúng đắn quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh là sự kết hợp lý luận MácLênin với thực tiễn của đất nước, là sự kết hợp tư tưởng nhân văn truyền thống Việt Nam với chủ nghĩa MácLênin trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh đã từng nói: Đảng đã truyền bá lý luận MácLênin vào trong nhân dân ta, có lý luận soi đường thì quần chúng hành động mới đúng đắn, mới phát triển được tài năng và lực lượng vô cùng tận của mình; Đảng kết hợp lý luận với kinh nghiệm và thực hành của cách mạng Việt Nam; Đảng áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp MácLênin mà giải quyết các vấn đề thực tế của cách mạng Việt Nam; Đảng phải có tinh thần khoa học và tinh thần cách mạng rất cao, phải hiểu rõ lịch sử xã hội phải quyết tâm phấn đấu cho giai cấp và nhân dân, phải tin tưởng vào lực lượng và sáng kiến của quần chúng, phải gom góp tư tưởng, kinh nghiệm, sáng kiến và ý chí của quần chúng, sắp xếp nó thành hệ thống, rồi lại áp dụng vào quần chúng. Chính nhờ có chủ nghĩa MácLênin làm nền tảng tư tưởng, có cương lĩnh, đường lối và chính sách cách mạng đúng đắn, sáng tạo nên Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành đội tiên phong có tổ chức và là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đảng thật sự là hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc. Dưới ngọn cờ của chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã được nhân dân tin tưởng và thừa nhận là đội tiên phong của mình. Vì vậy, phát huy được nội lực của dân tộc. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế, không ngừng tiến lên giành được những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và có tính thời đại sâu sắc.

Trang 1

A MỞ ĐẦU

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong có tổ chức là tổ chức cao nhấtcủa giai cấp công nhân Việt Nam Đảng là người kế thừa nâng lên tầm cao mớitruyền thống của dân tộc kết hợp giá trị tinh thần Việt Nam với chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt độngcủa Đảng Ngay từ khi mới ra đời Đảng đã trở thành người lãnh đạo duy nhất cuộcđấu tranh của nhân dân Việt Nam để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giảiphóng con người, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội Vì mục đích vĩ đạicủa dân tộc là độc lập tự do Đảng là người đại biểu trung thành cho lợi ích caonhất của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc

Hồ Chí Minh đã nói: “Không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân

và của tổ quốc” Vì vậy, Đảng ta đã “trở thành hình thức tổ chức cao nhất của quần chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc”.

Đảng được nhân dân tin tưởng, coi là đội tiên phong giác ngộ của mình

Ngày 3/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập Từ khi ra đời đếnnay Đảng Cộng sản do Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện đã lãnh đạo cách mạngViệt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác

Đảng lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo xã hội bằng Cương lĩnh, chiến lược, cácđịnh hướng về chính sách và chủ trương công tác, bằng tuyên truyền, thuyết phụcvận động, tổ chức và kiểm tra, bằng hành động tiên phong gương mẫu của đảngviên, trước hết là cương lĩnh, chiến lược cách mạng Cương lĩnh và chiến lược cáchmạng của Đảng được xây dựng dưới ánh sáng của lý luận Mác-Lênin và tư tưởngnhân văn truyền thống Việt Nam phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của đất nước vàquốc tế qua mỗi thời kỳ cách mạng Đảng luôn vận dụng lý luận vào thực tiễn, kếthợp những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin với tinh hoa truyền thống văn hoádân tộc

Trang 2

Đảng lãnh đạo phong trào cách mạng của nhân dân ta thắng lợi bằng việchoạch định ra cương lĩnh.

Các cương lĩnh cách mạng của Đảng xác định các nguyên tắc và phươnghướng chính trị, cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng phản ánh ngày càngđúng đắn quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam

Cương lĩnh là sự kết hợp lý luận Mác-Lênin với thực tiễn của đất nước, là sựkết hợp tư tưởng nhân văn truyền thống Việt Nam với chủ nghĩa Mác-Lênin trongquá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam

Hồ Chí Minh đã từng nói: Đảng đã truyền bá lý luận Mác-Lênin vào trongnhân dân ta, có lý luận soi đường thì quần chúng hành động mới đúng đắn, mớiphát triển được tài năng và lực lượng vô cùng tận của mình; Đảng kết hợp lý luậnvới kinh nghiệm và thực hành của cách mạng Việt Nam; Đảng áp dụng lập trường,quan điểm và phương pháp Mác-Lênin mà giải quyết các vấn đề thực tế của cáchmạng Việt Nam; Đảng phải có tinh thần khoa học và tinh thần cách mạng rất cao,phải hiểu rõ lịch sử xã hội phải quyết tâm phấn đấu cho giai cấp và nhân dân, phảitin tưởng vào lực lượng và sáng kiến của quần chúng, phải gom góp tư tưởng, kinhnghiệm, sáng kiến và ý chí của quần chúng, sắp xếp nó thành hệ thống, rồi lại ápdụng vào quần chúng

Chính nhờ có chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, có cương lĩnh,đường lối và chính sách cách mạng đúng đắn, sáng tạo nên Đảng Cộng sản ViệtNam đã trở thành đội tiên phong có tổ chức và là tổ chức cao nhất của giai cấpcông nhân và nhân dân lao động Đảng thật sự là hiện thân của trí tuệ, danh dự vàlương tâm của dân tộc Dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã được nhân dân tin tưởng và thừa nhận là độitiên phong của mình Vì vậy, phát huy được nội lực của dân tộc Kết hợp sức mạnhdân tộc với sức mạnh quốc tế, không ngừng tiến lên giành được những thắng lợi có

ý nghĩa lịch sử và có tính thời đại sâu sắc

2

Trang 3

B NỘI DUNG

CHƯƠNG I: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG

1 Sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam 1925 – 1929.

- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và lần thứ hai của thực dân Pháp cùngnhững chính sách khai thác với quy mô ngày càng rộng lớn đã làm cho xã hội ViệtNam có những biến đổi hết sức to lớn để bù đắp những tổn thất nặng nề trong chínhtrị thế giới thứ nhất đã làm cho xã hội Việt Nam có biến đổi hết sức to lớn Mặc dù làmột nước thắng trận thế nhưng nước Pháp vẫn phải chịu những tổn thất vô cùng tolớn về kinh tế và tài chính Hàng loạt các nhà máy, cầu cống, đường xá và làng mạctrên khắp đất nước bị tàn phá, nhiều ngành sản xuất công nghiệp bị đình trệ, hoạtđộng thương mại thì bị sa sút nghiêm trọng Sau chiến tranh nước Pháp đã trở thànhmột con nợ lớn của các nước đặc biệt là của Mỹ Đến năm 1920 số nợ đã lên tới 300

tỷ phơrăng, hàng triệu phơrăng của Pháp đầu tư ở nước ngoài cũng bị phá huỷ

Do tình hình đất nước như vậy và để nhanh chóng hàn gắn vết thương chiếntranh, khôi phục nền kinh tế Thực dân Pháp đã một mặt ra sức đẩy mạnh sản xuất

và bóc lột nhân dân lao động ở trong nước, mặt khác lại tăng cường đầu tư khaithác bóc lột nhân dân các nước thuộc địa, ở Đông Dương và Châu Phi

Những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp xã hội Việt Nam

đã biến đổi rõ rệt Từ một xã hội phong kiến độc lập (mọi quyền hành đều tập trungtrong tay triều đình phong kiến nhà Nguyễn) thành nước thuộc địa nửa phong kiến(mọi quyền lực nằm trong tay thực dân Pháp, còn triều đình phong kiến nhàNguyễn chỉ là bù nhìn, tay sai Thực dân Pháp không xoá bỏ bộ máy cai trị phongkiến mà vẫn sử dụng nó để làm công cụ cai trị và bó lột nhân dân ta)

Về kinh tế: Nền kinh tế nước ta phát triển một cách què quặt do chính sách

đầu tư của thực dân Pháp

Nông nghiệp là ngành được thực dân Pháp chú trọng đầu tư, khai thác nhiềuhơn cả từ 52 triệu phơrăng năm 1924 lên đến 400 triệu phơrăng năm 1927

Trang 4

Với số vốn đầu tư đó thì Pháp ra sức cướp đoạt ruộng đất của nhân dân ta đểlập đồn điền và vẫn thực hiện phương thức canh tác, bóc lột phong kiến Tuy nhiêncác kỹ thuật, phương thức canh tác mới lại không được áp dụng nên tốc độ pháttriển của nền nông nghiệp nước ta thời kỳ này vẫn tương đối thấp.

Cùng với nông nghiệp, các ngành công nghiệp nước ta cũng được tăngcường đầu tư vốn và mở rộng quy mô sản xuất Tư bản Pháp tiếp tục đẩy mạnh đầu

tư khai thác mỏ và xuất khẩu nguyên liệu thôn Pháp tập trung trước hết vào khaithác than, vì vậy mà chúng đẩy mạnh việc thăm dò khoáng sản ở Việt Nam Ngoàithan đá, chúng còn tăng cường vào các cơ sở khai thác thiếc, kẽm, sắt, chì,Apatít… và đem xuất khẩu chứ không sử dụng để chế biến ở Việt Nam Vì nếu đểchế biến ở Việt Nam thì các ngành công nghiệp ở thuộc địa sẽ phát triển và cạnhtranh với ngành công nghiệp ở chính quốc Bên cạnh công nghiệp khai khoáng thìcác ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến vào thời kỳ này cũng khá pháttriển Tất cả các cơ sở công nghiệp chế biến đều được nâng cấp và mở rộng quy môsản xuất Tuy nhiên một ngành công nghiệp nặng (công nghiệp luyện kim, cơ khí)với đầy đủ tính chất của nó thì lại chưa thật sự được ra đời Công nghiệp Việt Namvẫn là một nền công nghiệp dịch vụ và phục vụ, chủ yếu sản xuất các hàng tiêudùng và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chính quốc nên chịu sự lệ thuộcnặng nề vào thực dân Pháp và thị trường nước ngoài

Giao thông vận tải cũng tiếp tục được tăng cường đầu tư vốn và các trangthiết bị để nhằm mục đích phục vụ cho những chính sách khai thác và bóc lột củathực dân Pháp, thời gian này chính quyền thực dân đã cho xây dựng thêm một sốđoạn trên con đường sắt xuyên Đông Dương như: các đoạn đường Vinh - Đông hà,Đồng Đăng – Na Sầm Đến 1931 thực dân Pháp đã xây dựng được 2389 km đườngsắt trên lãnh thổ nước ta Chúng đã cho xây dựng nhiều các tuyến giao thôngđường bộ liên tỉnh và nội tỉnh Đến 1930 đã mở được gần 15.000km đường quốc lộ

và đường liên tỉnh Các hải cảng đồng thời cũng được nạo vét, củng cố, xây dựngthêm như cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn Giao thông đường thuỷ trên sông Hồng,

4

Trang 5

sông Cửu Long cũng tiếp tục được khai thác để sử dụng vào việc chuyên chở hànghoá, hành khách.

Do việc tăng cường đầu tư phát triển kinh tế, ngành thương nghiệp mà trướchết là ngoại thương vào thời kỳ này có bước tiến bộ rõ rệt so với thời kỳ trước chiếntranh Với chính sách độc quyền ngoại thương mà tư bản Pháp đã tạo điều kiện đưahàng hoá của Pháp tràn ngập thị trường Việt Nam Cán cân xuất nhập khẩu thời kỳnày tương đối ổn định thậm chí còn có xu hướng xuất siêu thế nhưng nền kinh tếViệt Nam vẫn không phát triển Đời sống nhân dân lao động vẫn cực khổ do thựcdân Pháp chỉ khai thác và xuất khẩu các nguyên liệu thô, chế biến và lại đưa sảnphẩm tinh đã chế biến dó bán cho nhân dân ta để thu lợi mà không mở các xí nghiệp,nhà máy ở nước ta để chế biến các nguyên liệu đã khai thác được Vì làm như vậymột số ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến sẽ phát triển ở nước ta sẽ cạnhtranh với các ngành công nghiệp ở chính quốc mà chúng thì lại rất sợ điều đó

Thực dân Pháp đã đưa các yếu tố của phương thức sản xuất tư bản vào nước

ta Tuy nhiên chúng lại không du nhập đầy đủ vì vậy mà nền kinh tế Việt Nam thờithuộc địa phát triển mất cân đối, nền nông nghiệp nặng nề, cổ hủ bên cạnh nềncông nghiệp mỏng manh, yếu ớt Kinh tế bị kìm hãm trong vòng lạc hậu và phụthuộc nặng nề vào kinh tế Pháp

Về chính trị: Chịu sự chi phối của quá trình phát triển kinh tế đồng thời chịu

ảnh hưởng trực tiếp của các chính sách xã hội do chính quyền thực dân phong kiếnthi hành

Chúng chủ trương tiếp tục thực hiện việc sử dụng giai cấp địa chủ và tay saingười Việt vào việc cai trị thế nhưng những thành phần này lại không có quyềnhành gì đáng kể và chỉ như là một công cụ khai thác, bóc lột của thực dân Pháp màmọi quyền lực lại tập trung cả trong tay bọn chúng Chúng bóp nghẹt tự do dânchủ, không thi hành các chính sách tự do dân chủ đối với nhân dân ta Chúng cònthẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong biểnmáu Chúng thực hành triệt để chính sách chia để trị: chia nước ta thành 3 kỳ, mỗi

kỳ lại đặt một chế độ cai trị riêng, thi hành các chính sách chia rẽ dân tộc phân biệt

Trang 6

chủng tộc một cách trắng trợn Tất cả người Pháp đều được ưu tiên trong mọi vị trí,mọi công việc và thời gian Còn người Việt thì bị coi thường, khinh rẻ.

Về văn hoá - Giáo dục: Thi hành triệt để chính sách văn hoá nô dịch, gây

tâm lý tự ti, vong bản, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, ngăn cấm cáchoạt động yêu nước của nhân dân ta, bưng bít, ngăn chặn các ảnh hưởng của nềnvăn hoá tiến bộ trên thế giới vào nước ta Thực dân Pháp sử dụng vũ khí văn hoá đểphục vụ cho mục đích khai thác thuộc địa, tuyên truyền, ca ngợi văn minh Phápnhư là nền văn minh cao nhất của phương Tây…

Tuy chúng ra sức tìm cách bưng bít ảnh hưởng của nền văn hoá tiến bộ trênthế giới nhưng các yếu tố văn hoá mới vẫn du nhập phần nào vào nước ta Vì vậy

mà nền văn hoá, giáo dục nước ta cũng đã có sự phát triển mới mạnh mẽ

Về xã hội: Do những chính sách cai trị, khai thác, bóc lột của thực dân Pháp

mà xã hội Việt Nam đã có những chuyển biến hết sức rõ rệt Tính chất xã hội thayđổi: Chính sách cai trị phản động của thực dân Pháp đã làm cho tính chất xã hộiViệt Nam thay đổi từ xã hội phong kiến thuần tuý (mọi quyền lực tập trung trongtay triều đình phong kiến nhà Nguyễn không phải chia sẻ cho ai) sang xã hội thuộcđịa nửa phong kiến (mọi quyền lực tập trung trong tay thực dân Pháp, triều đìnhphong kiến nhà Nguyễn chỉ là bù nhìn tay sai) đã làm cho mâu thuẫn xã hội và kếtcấu giai cấp trong xã hội cũng thay đổi theo Trong lòng xã hội Việt Nam lúc nàyhình thành những mâu thuẫn mới bên cạnh những mâu thuẫn vốn có từ trước Mâuthuẫn cơ bản và chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Phápxâm lược và tay sai phản động Mâu thuẫn này ngày càng trở nên sâu sắc cùng vớinhững chính sách cai trị phản động của thực dân Pháp Trái lại là sự xung đột, đấutranh về quyền lợi riêng của mỗi giai cấp trong nội bộ dân tộc lại được giảm thiểu

và không quyết liệt như cuộc đấu tranh dân tộc

Cùng với sự thay đổi mâu thuẫn xã hội là sự thay đổi kết cấu giai cấp ngoài

2 giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân đã tồn tại từ lâu trong lòng xã hội ViệtNam thì một số giai cấp, tầng lớp xã hội mới xuất hiện Giai cấp địa chủ phong

6

Trang 7

kiến được củng cố và phân hoá thành 3 bộ phận là Đại địa chủ, Trung, Tiểu địachủ.

Giai cấp nông dân: Là thành phần chiếm đại đa số trong xã hội khoảng 90%

dân số – trong quá trình sản xuất, giai cấp nông dân cũng bị phân hoá dần thành 3tầng lớp: Trung nông, bần nông và cố nông

Tầng lớp trung nông có tương đối đủ ruộng đất và các công cụ sản xuất như:Trâu, bò, nông cụ… để tự sản xuất và nuôi sống mình, không phải bán sức laođộng, nhưng cũng không có khả năng tham gia vào việc bóc lột người khác Cònmột số trung nông lớp dưới vẫn phải bán sức lao động (tuỳ thời điểm) và một sốtham gia bóc lột qua việc cho lĩnh canh ruộng đất dư hoặc phát canh lại ruộng lĩnhcanh của địa chủ như ở Nam Kỳ

Tầng lớp bần nông: Bao gồm những người thiếu ruộng đất canh tác; thiếu

trâu bò và nông cụ sản xuất nên phải lĩnh canh ruộng đất của địa chủ, thuê mướntrâu bò, nông cụ sản xuất và tiền vốn

Tầng lớp cố nông: Là tầng lớp nghèo khổ nhất, bần cùng nhất trong giai cấp

nông dân Họ thường không có ruộng đất để cày cấy, không có trâu bò và nông cụ

để sản xuất Vì vậy, nguồn sống chính của họ là lĩnh canh ruộng đất, đi làm thuê,làm mướn, đi ở cho nhà giàu

Bên cạnh các tầng lớp và giai cấp đại diện cho xã hội Việt Nam truyềnthống, những giai cấp mới cũng có sự phát triển và phân hoá rõ rệt hơn

Giai cấp tư sản: Hình thành trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân

Pháp Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam mới chỉ là một tầng lớpnhỏ bé, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực thương nghiệp, hoạt động sản xuất cònhạn chế Sau chiến tranh, tư sản Việt Nam đã hình thành giai cấp rõ rệt Ra đờitrong điều kiện bị tư bản Pháp chèn ép, nên số lượng tư sản Việt Nam không nhiều,thế lực kinh tế nhỏ bé, chính trị yếu đuối Trong quá trình phát triển, tư sản ViệtNam phân hoá thành hai bộ phận tư sản dân tộc và tư sản mại bản

Tư sản mại bản là tư sản lớn, có quyền lực kinh tế gắn liền với đế quốc Bộphận này ngày càng đông đảo cùng với tốc độ đầu tư của tư bản Pháp nên là tầng

Trang 8

lớp đối lập với dân tộc Còn tư sản dân tộc chiếm số đông hơn muốn phát triển chủnghĩa tư bản của dân tộc Việt Nam, nhưng bị tư sản Pháp chèn ép nên không thểphát triển được Họ có mâu thuẫn với thực dân và phong kiến Họ là lực lượng cáchmạng không thể thiếu trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.

Nhìn chung, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp tư sản Việt Nam đãlớn mạnh và trưởng thành rõ rệt Tuy nhiên, địa vị kinh tế của tư sản Việt Nam cònrất nhỏ yếu và thấp kém so với tư bản nước ngoài

Giai cấp tiểu tư sản Việt Nam: Bao gốm các bộ phận khác nhau như: tiểu

thương, tiểu chủ, thợ thủ công, học sinh, trí thức… nhìn chung địa vị kinh tế cònbấp bênh, bị đế quốc và phong kiến khinh rẻ, bóc lột nặng nề Cho nên có mâuthuẫn với đế quốc phong kiến, hăng hái cách mạng Đặc biệt là tầng lớp trí thức rấtnhạy cảm với thời cuộc, dễ tiếp thu cái mới, cái tiến bộ Khi được thức tỉnh, họđóng vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh của quần chúng Tiểu tư sản làmột lực lượng cách mạng quan trọng

Giai cấp công nhân ngày càng đông đảo thêm theo đà phát triển đầu tư vàocác ngành kinh tế Là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa củathực dân Pháp và nằm trong những mạch máu kinh tế quan trọng Giai cấp côngnhân Việt Nam đã hình thành trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp,đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai đã phát triển nhanh chóng từ 10 vạn năm

1941 lên 22 vạn năm 1929

Giai cấp công nhân Việt Nam tuy còn trẻ, chiếm số lượng ít trong tổng sốdân, trình độ thấp, nhưng sống khá tập trung tại các thành phố, các trung tâm côngnghiệp Nên đã sớm giác ngộ được ý thức giai cấp và nhanh chóng vươn lên nắmlấy ngọn cờ lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Các phong trào đấu tranh

do giai cấp công nhân tổ chức tham gia ngày càng nhiều Ý thức giác ngộ cáchmạng của giai cấp công nhân ngày càng được nâng cao theo đà của các cuộc đấutranh và của việc tăng cường tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam

Giai cấp công nhân Việt Nam là lực lượng xã hội tiên tiến, đại diện chophương thức sản xuất mới, tiến bộ, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần cách

8

Trang 9

mạng triệt để, lại mang bản chất quốc tế, bị thực dân Pháp chèn ép, bóc lột nên mâuthuẫn với thực dân Pháp Họ là động lực cách mạng mạnh mẽ và quan trọng nhất.Khi được tổ chức lại, được trang bị lý luận tiên phong - chủ nghĩa Mác-Lênin thìgiai cấp công nhân sẽ trở thành giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.

Phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân ta thời kỳ này đã phát triển rấtmạnh mẽ và nó đặt ra một yêu cầu cấp bách là đòi hỏi phải có một tổ chức thốngnhất, một chính Đảng để đứng ra lãnh đạo phong trào của quần chúng đi đến thắnglợi

Chiến tranh thế giới thứ nhất cùng với những hậu quả hết sức nặng nề mà nó

đã để lại cho toàn nhân loại khoảng 10 triệu người chết và 20 triệu người tàn phế dochiến tranh Các khoản chi trực tiếp cho chiến tranh của các nước tham chiến đã lêntới hơn 200 tỷ đô la Chiến tranh đã tàn phá hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp, nhàcửa, trường học, đường giao thông… đồng thời đẩy nhiều nước tư bảo vào tìnhtrạng suy kiệt về tài chính

Các nước thắng và bại trận của hai phe đồng minh đã họp tại Vecxây đểphân chia quyền lợi và ảnh hưởng của mình trên phạm vi toàn thế giới

Đầu những năm 20 trở đi, các nước tư bản bước vào thời kỳ khôi phục vàphát triển kinh tế Đây là thời kỳ ổn định cục bộ và tạm thời của chủ nghĩa tư bản

Chiến tranh thế giới đã làm thay đổi vị trí và tương quan lực lượng giữa cácnước đế quốc, đồng thời nó còn đưa đến một hệ quả ngoài ý muốn của tất cả cácnước tư bản Đó là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917thắng lợi dẫn đến sự ra đời của Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới

Với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga, hệ thống các nước đế quốcchủ nghĩa thế giới đã bị phá vỡ, và con đường cách mạng vô sản đã được khaithông, nối liền từ Tây sang Đông, ảnh hưởng sang các nước phương Đông J.Xtalin

viết: “Cách mạng tháng Mười đã mở đầu một thời đại mới, thời đại cách mạng vô sản trong các nước đế quốc chủ nghĩa… Cách mạng tháng Mười đã mở đầu một thời đại mới, thời đại cách mạng thuộc địa, các nước bị áp bức trên thế giới liên minh với giai cấp vô sản dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản Cách mạng tháng

Trang 10

Mười đã làm cho vấn đề dân tộc trước kia là một vấn đề hẹp hòi, cục bộ giữa các dân tộc “văn minh” Châu Âu trở thành một vấn đề rộng lớn bao gồm các dân tộc

bị áp bức trên thế giới đấu tranh giải phóng khỏi ách áp bức chủ nghĩa Cách mạng tháng Mười đã bắc một cái cầu gắn liền cách mạng vô sản phương Tây và cách mạng giải phóng dân tộc phương Đông lập thành một mặt trận cách mạng rộng lớn của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc” (1)

Dưới ảnh hưởng trực tiếp của cách mạng tháng Mười Nga và cuộc chiếntranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh chống đế quốc ở các nước tư bảnphương Tây đã dâng lên mạnh mẽ, sôi nổi như: các cuộc đấu tranh của công nhân ởAnh, Pháp, Ý, Mỹ, Phần Lan, Hunggari… nổ ra khá rầm rộ Cách mạng thángMười là cuộc cách mạng triệt để nhất đã chứng minh cho sự đúng đắn của conđường cách mạng vô sản Nó tác động rất lớn đến phong trào cách mạng Việt Nam

Nó có tác động cổ vũ, động viên, lôi kéo và mở ra con đường hoàn toàn mới chophong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa

Do sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng từ năm 1918 trở đi tạinhiều nước Châu Âu, các Đảng Cộng sản đã lần lượt được thành lập Trước yêucầu mới của sự nghiệp cách mạng, tháng 3/1919 Quốc tế cộng sản - đội tham mưuchiến đấu của giai cấp vô sản Quốc tế đã ra đời Và ngay sau khi được thành lậpQuốc tế III đã tiến hành tuyên truyền tư tưởng Cộng sản, đồng thời đề ra đường lối,phương hướng và trực tiếp chỉ đạo, giúp đỡ các nước thuộc địa và phụ thuộc trongcuộc đấu tranh chống ách nô dịch của chủ nghĩa tư bản phương Tây

Tháng 3 năm 1919 khởi nghĩa của nhân dân Triều Tiên chống Nhật bùng nổ.Tháng 5 năm 1919 phong trào ngũ tứ đã nổ ra và lan rộng khắp TrungQuốc Phong trào này mang tính chất dân tộc dân chủ, thu hút được hàng triệungười tham gia

Sau khi trở thành người Cộng sản (Bác tham gia Đại hội Tua và bỏ phiếuủng hộ Quốc tế III) và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con đường cứu nước đúngđắn của dân tộc Nguyễn Ái Quốc một mặt tiếp tục hoạt động trong Đảng Cộng sản

(1) Xtalin (J) Những vấn đề chủ nghĩa Lênin, Nxb Sự thật, H.1959.

10

Trang 11

Pháp, tiếp tục nghiên cứu, học tập, bổ sung tư tưởng, con đường cứu nước củamình, một mặt tìm mọi cách truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong nước, chuẩn

bị những điều kiện tư tưởng chính trị, tổ chức cho sự ra đời của chính đảng cáchmạng

Ngày 21/1/1924 Lênin mất, Nguyễn Ái Quốc đi viếng Lênin và các dân tộc

thuộc địa “Khi còn sống, Người là Người cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội”.

Nguyễn Ái Quốc ở lại Liên Xô một thời gian, làm việc tại Bộ phương Đông

của Quốc tế Cộng sản và viết nhiều bài cho báo “Sự thật” của Đảng Cộng sản Liên

Xô, viết cho tạp chí “Thư tin quốc tế” của Quốc tế Cộng sản để tiếp tục trình bày

những ý kiến của mình về cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.Tham gia Đại hội lần thứ năm của Quốc tế Cộng sản (họp từ 17/6 đến 8/7/1924)sau đó dự các cuộc Hội nghị Quốc tế công hội, thanh niên, phụ nữ…

Sau khi ở lại Liên Xô một thời gian để nghiên cứu chế độ Xô Viết và kinhnghiệm xây dựng Đảng theo học thuyết của Lênin Nguyễn Ái Quốc về đến QuảngChâu (Trung Quốc) vào giữa tháng 12/1924 Với cái tên là Lý Thuỵ – Người đã đibán báo, bán thuốc là để có tiền sinh sống và hoạt động cách mạng, tiếp xúc với cácnhà cách mạng Việt Nam, Người xúc tiến việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổchức để thành lập một Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân Việt Nam

Người mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo những cán bộ cách mạngrồi cho về nước để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin trong giai cấp công nhân vànhân dân ta Người sáng lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, một tổ

chức tiền thân của Đảng, xuất bản tờ báo “Thanh niên” cơ quan của Tổng bộ thanh

niên

Người còn tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông,trong đó có Chi hội Việt Nam, để thống nhất hành động chống kẻ thù chung là chủnghĩa đế quốc

Trang 12

Tập hợp các bài giảng trong các lớp huấn luyện ở Quảng Châu in thành cuốnsách Đường Cách mệnh do Bộ tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức

ở Á Đông xuất bản Trong đó Bác vạch rõ đường lối chiến lược và sách lược củacách mạng Việt Nam

Tháng 4 năm 1927, bọn Tưởng Giới Thạch mở cuộc phản biến ở QuảngChâu, Nguyễn Ái Quốc đi Liên Xô, dự Hội nghị chống chiến tranh đế quốc họp ởBơ-ruých-xen (Bỉ) Sau đó Người qua các nước Đức, Thuỵ Sĩ, Ý, Thái Lan…

Từ mùa thu năm 1928, Người hoạt động ở Thái Lan, đào tạo cán bộ, tuyên

truyền, giáo dục, tổ chức việt kiều, cho xuất bản tờ “Thân ái”, dùng làm cơ quan

tuyên truyền cách mạng trong kiều bào và gửi về nước

Do chịu tác động của trào lưu tư tưởng mới, nhất là tư tưởng của chủ nghĩaMác-Lênin, phong trào cách mạng của dân tộc Việt Nam sau chiến tranh đã dânglên sôi nổi và phát triển đến đỉnh cao vào những năm 1925 – 1926 Từ trong caotrào đấu tranh yêu nước ấy đã dần xuất hiện các tổ chức tiến bộ và cách mạng, tiêubiểu là Hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, Tân Việt cách mạngĐảng và Việt Nam Quốc dân Đảng Sự ra đời của các tổ chức cách mạng này đánhdấu bước phát triển mới của phong trào dân tộc, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩycông cuộc giải phóng đất nước tiếp tục tiến lên

Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

Ngay từ giữa những năm 1923, trước khi dời Pháp đi Liên Xô Bác đã gửi

thư cho các bạn cùng hoạt động và nói rõ ý định của mình là: “Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết

họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập” (1)

Tháng 11 năm 1924 Nguyễn Ái Quốc trở về Quảng Châu (Trung Quốc) đểxúc tiến việc chuẩn bị cho sự ra đời của một chính Đảng Mác-xít ở Việt Nam

Sau khi về Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc tìm hiểu tình hình hoạt động củanhững người yêu nước Việt Nam đang sinh sống tại đây Người tìm gặp nhómthanh niên yêu nước trong tổ chức Tâm tâm xã và chọn một số thanh niên tích cựctrong Tâm tâm xã, tổ chức tuyên truyền, giác ngộ họ

(1) Hồ Chí Minh, to t à t ập, Nxb Sự thật, H N à t ội, 1980, tập 1, tr.174.

12

Trang 13

Tháng 6 năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập một tổ chức cách mạng cótính chất quần chúng rộng rãi hơn là Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và công

bố chương trình, điều lệ thể hiện lập trường chính trị, nguyên tắc tổ chức và hoạtđộng của hội

Sau khi thành lập, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phái người về nướcvận động, lựa chọn và đưa một số thanh niên tích cực sang Quảng Châu để đào tạo,huấn luyện, và bồi dưỡng về chính trị, tổ chức và cho xuất bản tờ báo thanh niênlàm công cụ truyền bá tư tưởng Mác-Lênin và cơ quan phát ngôn của hội Nhờ đó

tư tưởng cách mạng được truyền bá mạnh mẽ vào trong nhân dân, góp phần quantrọng chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của một chính Đảng Cộngsản ở nước ta

Khác với Hội Việt Nam cách mạng thanh niên Tân Việt cách mạng Đảng làmột tổ chức yêu nước đã trải qua nhiều thay đổi, cải tổ mà tiền thân của nó là HộiPhục Việt được thành lập ngày 14/7/1925 tại Vinh (Nghệ An)

Ngoài công tác giáo dục, huấn luyện đảng viên, Tân Việt cách mạng đảngcòn tiến hành nhiều hoạt động như lập các lớp học ban đêm, phổ biến các sách báoMác-xít… góp phần quan trọng vào việc khơi dậy lòng yêu nước, truyền bá tưtưởng cách mạng trong các tầng lớp nhân dân

Bên cạnh hai tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân Việt cáchmạng Đảng còn có tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng là tổ chức tiêu biểu nhất củakhuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở nước ta trong những năm 20 Với hoạtđộng chủ yếu là xây dựng lực lượng và phát triển cơ sở của Đảng ở các địa phương

mà ít chú trọng tới công tác tuyên truyền và huấn luyện đảng viên

Phong trào cách mạng thời kỳ này phát triển rất mạnh mẽ đặc biệt là phongtrào công nhân

Từ năm 1925 do có sự xuất hiện và tăng cường hoạt động của tổ chức cáchmạng Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, các tư tưởng của cách mạng thángMười Nga mà chủ nghĩa Mác-Lênin (chủ nghĩa cộng sản) đã được truyền bá sâurộng vào trong công nhân và nhân dân lao động Nhờ vậy, phong trào công nhân

Trang 14

ngày càng phát triển mạnh mẽ và chuyển biến nhanh về chất Các cuộc bãi công,đình công liên tiếp nổ ra ở nhiều nơi Chỉ trong hai năm 1926 – 1927 đã nổ ra 27cuộc đấu tranh của công nhân Tiêu biểu như: Bãi công của công nhân Bưu điệnSài Gòn, công nhân đồn điền Cam Tiên, công nhân dệt Nam Định (1926), đấutranh của công nhân đồn điền ở Đà Lạt, Thái Nguyên (1927)… Các cuộc đấu tranhnày nhằm vào hai mục tiêu chung là đòi tăng lương từ 20% - 40% và đòi thực hiệnngày làm 8 giờ như công nhân bên Pháp.

Điều này chứng tỏ rằng công nhân không còn bị chi phối, lệ thuộc nặng nềvào các yêu cầu và lợi ích cục bộ, địa phương nữa mà đã biết chú ý đến lợi íchchung của giai cấp, bằng cách đề ra các yêu sách phù hợp về cơ bản với nguyệnvọng của đông đảo công nhân

- Năm 1928, phong trào “vô sản hoá” của Hội Việt Nam cách mạng thanh

niên và Tân việt cách mạng Đảng đã có tác động thúc đẩy và nâng cao nhanhchóng ý thức giác ngộ và lập trường cách mạng của giai cấp công nhân Vì vậy màphong trào công nhân đã nổ ra mạnh mẽ, sôi nổi, và đều khắp ba kỳ trong cả nước

Số lượng các cuộc đấu tranh của công nhân trong hai năm 1928 – 1929 đã tăng gấp

25 lần so với hai năm 1926 – 1927 lên tới 40 cuộc Trong đó, tiêu biểu là các cuộcbãi công của công nhân mỏ than Mạo Khê (Quảng Ninh), công nhân nhà máy ximăng Hải Phòng, công nhân nhà máy tơ Nam Định, nhà máy của Bến Thuỷ(Vinh), công nhân đồn điền Lộc Ninh (1928) đấu tranh của công nhân hãng xe tayHải Phòng, dệt Nam Định, nhà máy xe Tràng Thi (Vinh), nhà máy Avia (Hà Nội),đồn điền cao su Phú Riềng, hãng dầu Hải Phòng, đồn điền cao su Cam Tiên, nhàmáy gang Hưng Kí (Bắc Ninh) (1929)… Đặc biệt trong cuộc bãi công của 200công nhân xưởng sửa chữa ôtô Avia (Hà Nội) tháng 5/1929 đã có sự lãnh đạo của

kì bộ Hội Việt Nam cách mạng thang niên và Chi bộ cộng sản đầu tiên, mà ngườiđóng vai trò chỉ đạo trực tiếp là đồng chí Ngô Gia Tự

Để chỉ đạo công nhân đấu tranh, một uỷ ban bãi công đã được thành lập Uỷban bãi công đã phát truyền đơn kêu gọi công nhân và lao động Hà Nội hưởng ứng

và ủng hộ cuộc bãi công của công nhân Avia Nhờ vậy cuộc bãi công đã nhận được

14

Trang 15

sự hỗ trợ, giúp đỡ tích cực của công nhân nhiều nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn HàNội và một số tỉnh xung quanh như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định.

Tháng 7 năm 1929, Tổng công hội đỏ Bắc Kỳ được thành lập và đã đề ra

chương trình, điều lệ, quyết định xuất bản tờ “Lao động” làm cơ quan ngôn luận

của mình Sự kiện này đã vừa thể hiện bước trưởng thành của phong trào côngnhân, vừa tạo điều kiện thúc đẩy giai cấp công nhân đi dần vào đấu tranh có tổchức, có lãnh đạo thống nhất

Năm 1926 – 1929 nhìn chung phong trào công nhân đã có những bước tiến

bộ so với trước Các cuộc bãi công nổ ra rầm rộ, sôi nổi và quyết liệt hơn Nhữngcuộc đấu tranh tự phát giảm đi và thay vào đó là những cuộc đấu tranh có ý thức,

có tổ chức với quy mô ngày càng lớn Công nhân lúc này đấu tranh không chỉnhằm đòi các quyền lợi về kinh tế (như tăng lương, giảm giờ làm, đòi cải thiện điềukiện sinh hoạt), mà còn nhằm cả mục đích chính trị (chống lại các chính sách ápbức bóc lột của bọn chủ tư bản và chính quyền thực dân phong kiến) Họ cũng đãđoàn kết nhau lại để đấu tranh có phương pháp, có tổ chức và có kế hoạch Chính

bọn thực dân Pháp đã phải thừa nhận “Từ đây, hành động tập thể của những người lao động đã thay thế cho những vụ âm mưu của các hội kín”.

Cùng với các cuộc đấu tranh ngày càng trở nên quyết liệt, giai cấp công nhâncòn có nhiều hoạt động biểu lộ tinh thần cách mạng, ý thức quốc tế của mình, như

tổ chức mít tinh, treo cờ đỏ, rải truyền đơn tuyên truyền cách mạng trong các dịp kỉniệm ngày quốc tế lao động (1/5) và cách mạng tháng Mười Nga 7/11

Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân ngày càng có sức thu hút,lôi cuốn mạnh mẽ đối với nhiều tầng lớp nhân dân khác, nhất là nông dân, đi vàocuộc đấu tranh chống đế quốc phong kiến

Năm 1927 – 1929 đã nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của nông dân chống sưucao thuế nặng, chống các thủ đoạn cướp đoạt ruộng đất của bọn cường hào ác bá.Điển hình có cuộc đấu tranh của nông dân Bình Giang, Thanh Hà, Vĩnh Bảo, Từ

Kỳ (Hải Dương), Tú Đôi, Kiến Thuy (Kiến An), Tam Sơn (Bắc Ninh) Ở các tỉnhThái Bình, Nghệ An, ngoài các cuộc đấu tranh chống sưu cao thuế nặng, nông dân

Trang 16

còn lập ra các hội tương tế, Hội hát, Hội lợp nhà, để đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhautrong những lúc khó khăn.

Phong trào công nhân, phong trào đấu tranh của nông dân và các lớp thị dâncàng phát triển thì càng đòi hỏi phải có người tổ chức và lãnh đạo Nhu cầu thànhlập một chính đảng cách mạng có đủ khả năng tập hợp lực lượng dân tộc và gánhvác vai trò lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc được đặt ra và ngày càng trở nênbức xúc đối với cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ

2 Hội nghị Hợp nhất thành lập Đảng.

Lúc này trên đất nước ta đã có sự xuất hiện của 3 tổ chức Cộng sản là ĐôngDương Cộng sản Đảng thành lập ngày 17/6/1929, An Nam Cộng sản Đảng thànhlập ngày 25/7/1929 và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thành lập ngày (1/1/1930)9/1929

Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản này khẳng định bước phát triển nhảy vọtcủa cách mạng Việt Nam Nó chứng tỏ hệ tư tưởng cộng sản đã giành được ưu thếtrong phong trào dân tộc Sự kiện đó cũng chỉ ra rằng những điều kiện để thành lậpĐảng Cộng sản đã hoàn toàn chín muồi trong phạm vi cả nước

Sau khi ra đời, ba tổ chức cộng sản này đều tự nhận mình là Đảng cáchmạng chân chính và đều đưa ra những biện pháp để vận động, lôi kéo quần chúng

đi theo tổ chức của mình, tranh giành ảnh hưởng, công kích lẫn nhau

Nếu tình hình đó cứ kéo dài sẽ gây tổn hại lớn cho sự phát triển của phongtrào cách mạng, vừa gây nên tâm trạng nghi ngờ, hoang mang trong quần chúng

Do vậy mà ngày 27/10/1929, Quốc tế Cộng sản đã gửi cho những ngườiCộng sản Đông Dương một bức thư, trong đó yêu cầu các tổ chức cộng sản phảichấm dứt sự chia rẽ công kích lẫn nhau, đồng thời xúc tiến hợp nhất thành lập mộtchính Đảng duy nhất ở Đông Dương

Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cách mạng trong nước và được sự

uỷ nhiệm của Quốc tế Cộng sản Đầu tháng 1/1930, Nguyễn Ái Quốc đã đếnHương Cảng để triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một ĐảngCộng sản duy nhất ở Việt Nam

16

Trang 17

Từ 3 đến 7/2/1930, Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng đã được tiến hành tạinhà một công nhân trong xóm lao động nghèo ở Cửu Long, gần Hương Cảng(Trung Quốc) Than dự Hội nghị có hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng

là Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh, hai đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng

là Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu Đông Dương Cộng sản Liên đoàn vì thànhlập muộn hơn nên không kịp cử đại biểu đến dự Hội nghị tiến hành dưới sự chủ trìcủa đồng chí Nguyễn Ái Quốc với tư cách là đại biểu của Quốc tế Cộng sản

Sau một quá trình làm việc khẩn trương Hội nghị đã nhất trí hợp nhất ĐôngDương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng để lập ra một Đảng duy nhấtlấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam Hội nghị uỷ nhiệm cho đồng chí Nguyễn ÁiQuốc dự thảo chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt của ĐảngCộng sản Việt Nam

Hội nghị thống nhất hai bên bỏ mọi thành kiến sung đột cũ, thành lập hợptác với nhau để hợp nhất

Ngày 7/2/1930, Hội nghị đã thông qua Chánh cương vắn tắt của Đảng, sáchlược vắn tắt của Đảng, chương trình tóm tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng và lời kêugọi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc

Hội nghị còn nhất trí về việc hợp nhất các đoàn thể quần chúng và thông quaĐiều lệ tóm tắt của Công hội, Nông hội, Đoàn thanh niên Cộng sản, Hội phụ nữ,Hội phản đế đồng minh (tức là Mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc) và Hộicứu tế đỏ do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo

Hội nghị còn quyết định kế hoạch thống nhất các tổ chức cơ sở Đảng và tổchức quần chúng ở trong nước, thể thức cử Ban chấp hành Trung ương lâm thời vàbàn việc liên hệ để thu nạp Đông Dương Cộng sản Liên đoàn

Hội nghị thống nhất phương pháp làm việc tiếp theo là: Khi về nước các đạibiểu đều lấy danh nghĩa của đại biểu quốc tế, mà tiến hành công việc của hội nghịhợp nhất

Ngày đăng: 08/08/2017, 12:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, tập 1 Khác
2. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 3 Khác
3. Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tập 2 Khác
5. Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 (tác giả Lê Hậu Hãn) Khác
6. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 (PGS. PTS Nguyễn Bá Linh) Khác
7. Đảng cộng sản Việt Nam các Đại hội và Hội nghị Trung ương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 Khác
8. Các Cương lĩnh cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999 Khác
9. Tìm hiểu lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam qua các Đại hội và Hội nghị Trung ương (1930 - 2002), Nxb Lao động, Hà Nội, 2003 Khác
10. Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w