ĐẮK LẮK. I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ: Đắk Lắk là một tỉnh miền núi Tây Nguyên, diện tích khoảng 13.062km². Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai. Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông. Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hoà. Phía Tây giáp Campuchia. +Giao thông: Đường bộ: QL 14 nối Kon Tum – Gia Lai – Đắk Lắk –Đắk Nông – Bình Phước. QL 26 nối Đắk Lắk – Ninh Hoà (Khánh Hoà). QL 27 nối Đắk Lắk – Lâm Đồng. Đường hàng không: Sân bay Buôn Ma Thuột có các chuyến đi TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng – Hà Nội. +Địa Hình: Cao nguyên Buôn Ma Thuột có độ cao trung bình 500-600m. Cao nguyên M’Đrăk có độ cao 400m. Vùng địa hình thấp trũng xen giữa cao nguyên với độ cao trung bình vài trăm mét ở huyện Lăk, Krông Păk, Krông-Ana, Ea súp. Đỉnh Chu Yang Sin cao 2423m. II/HÀNH CHÍNH: (1 Thành phố, 12 huyện -2004) Thành phố: Buôn Ma Thuột. Các huyện: Ea H’Leo, Ea Súp, Buôn Đôn, Cư M’gar, Krông Búk, Krông Năng, Ea Kar, M’Đrắk, Krông Bông, Krông Pắc, Krông A Na, Lắk. III/Tài nguyên: +Rừng: Diện tích rừng của Đắk Lắk và Đắk Nông lớn nhất nước ta, có khu bảo tồn quốc gia Yok Đôn lớn nhất nước ta, khu bảo tồn thiên nhiên Chu Yang Sin… Có nhiều loại động thực vật qúy hiếm, đặc biệt người dân ở đây có nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. +Khoáng sản: Vàng ở Ea Kar, chì ở Ea H’ Leo, sắt , kẽm, sét cao lanh có ở Krông Pắc. IV/KHÍ HẬU THỦY VĂN: +Khí hậu Đăk Lắk có khí hậu ôn hoà, ít chịu ảnh hưởng của bão. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 20-274 độ C. Nơi có nhiệt độ thấp tuyệt đối là Buôn Ma Thuột (7,4 độ C) Nơi có nhiệt độ cao tuyệt đối là Ea Súp (40 độ C). +Thuỷ văn: Đắk Lắk là tỉnh có nhiều sông, suối, nhiều ghềnh thác, có tiềm năng về thuỷ điện (nhà máy thủy điện Dray Hling…) là tỉnh có nhiều hồ, hồ Lắk là một thắng cảnh. Các sông chính: Sông Sê rê Pok có hai nhánh chính là Krông A Na và sông Krông Nô, sông Ea Krông Năng, sông Ea Krông Hin… V/DÂN CƯ: Dân số khoảng 1.666.000 người (2004) Dân tộc : người Kinh, Ê-Đê, M’Nông, Gia Rai, Xơ Đăng, Tày , Nùng… VI/ SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH: Các tỉnh Tây Nguyên thuộc về lãnh thổ nước Đại Việt từ thế kỉ thứ XV. Năm 1976, thành lập tỉnh Đắk Lắk bao gồm tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông hiện nay. Năm 2004, tỉnh Đắk Lắk được tách ra thành hai tỉnh là Đắk Lắk và Đắk Nông. VII/VĂN HOÁ – DU LỊCH: Điểm nổi bậc của văn hoá bản địa Đắk Lắk là văn hoá lễ hội nhà dài, văn hoá cồng chiên, văn hoá mẫu hệ, văn hoá ẩm thực, văn hoá sử thi, văn hóa luật tục,văn hoá cộng đồng . Ngoài ra còn phải kể đến các loại nhạc cụ đặc sắc ở Tây Nguyên ( Đàn T’Rưng, đàn Klông Pút… và nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng) +Lễ hội: Lễ hội đua voi Tây Nguyên : thời gian từ 24-25 tháng 9 Âm lịch. Địa điểm: Buôn Đôn hoặc cánh rừng thưa ven sông Sê rê Pok. Lễ hội Đâm Trâu: +Di tích thắng cảnh: Nhà đày Buôn Ma Thuột xây dựng từ những năm 1930, nơi giam giữ nhiều chiến sĩ cách mạng như Phan Đăng Lưu, Nguyễn Duy Trinh… Tháp Chăm Yang Brong (Ea Súp) xây dựng từ thế kỉ thứ XIII, là tháp Chăm duy nhất còn lại của Tây Nguyên. Khu nhà mộ tù trưởng N’Thu K’Nul: người đã khai sinh Buôn Đôn. Biệt điện Bảo Đại ở trung tâm Buôn Ma Thuột Chùa Khải Đoan ơ Buôn Ma Thuột : được ghép bởi hai từ đầu của vua Khải Định và Đoan Hy Hoàng Thái Hậu. Hồ Lắk: rộng trên 500ha, cách Buôn Ma Thuột khoảng 56km về phía Nam theo hướng quốc lộ 27 đi Đà Lạt, là một thắng cảnh và nơi du lịch nổi tiếng. Bản Đôn (bản nhạc Chú voi con ở Bản Đôn) : Nơi có nghề săn bắn và thuần dưỡng voi rừng. Vườn Quốc Gia Yok Đôn: là vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam. Thác Dray Áp: thác khói , thuộc huyện Krông Ana, cách TP Buôn Ma Thuột 30km. Thác Bảy Nhánh (Buôn Đôn), thác Krông Bông. VIII/KINH TẾ: +Nông nghiệp: Kinh tế trang trại đang được phát triển tại đây. Cây lương thực : lúa, ngô, đậu… Cây công nghiệp: cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng trên thị trường trong nước và quốc tế, là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất nước, cũng là trung tâm nghiên cứu cây cà phê. Cây cao su đứng hàng thứ hai, cây điều, hồ tiêu, điều, ca cao… Ngoài ra còn có cây mía, bông, lạc, đậu tương, dâu tằm… +Công nghiệp: Công nghiệp chế biến nông lâm sản là ngành công nghiệp chính của tỉnh. Công nghiệp chế biến cà phê, chế biến lâm sản (Ea Súp) Đang hình thành các khu công nghiệp: Tâm Thắng, Buôn Hô, Ea K’Nốp . suối, nhiều ghềnh thác, có tiềm năng về thuỷ điện (nhà máy thủy điện Dray Hling…) là tỉnh có nhiều hồ, hồ Lắk là một thắng cảnh. Các sông chính: Sông Sê. Dân số khoảng 1.666.000 người (2004) Dân tộc : người Kinh, Ê-Đê, M’Nông, Gia Rai, Xơ Đăng, Tày , Nùng… VI/ SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH: Các tỉnh Tây Nguyên thuộc về