1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Cung ứng dịch vụ công

24 473 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 137,5 KB

Nội dung

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định Nhà nước tiếp tục thực hiện có hiệu quả mang tính chiến lược như hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ... đồng thời thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân để cùng Nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội và chăm lo phát triển các lĩnh vực dịch vụ công nhằm chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Quá trình xã hội hóa cung ứng dịch vụ công, ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

I QUAN NIỆM VỀ “XÃ HỘI HÓA” CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG 4

1.1 Quan niệm về “xã hội hóa” 4

1.2 “Xã hội hóa” cung ứng dịch vụ công 5

1.3 Chủ trương xã hội hóa cung ứng dịch vụ công 6

1.4 Tình hình xã hội hóa cung ứng dịch vụ công 9

1.4.1 Trong lĩnh vực giáo dục 9

1.4.2 Đối với lĩnh vực y tế 10

1.4.3 Đối với các hoạt động văn hoá 12

1.4.4 Đối với lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) 13

II CHỦ TRƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HOÁ CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG TRONG THỜI GIAN TỚI 16

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng địnhNhà nước tiếp tục thực hiện có hiệu quả mang tính chiến lược như hoàn thiệnthể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới căn bản và toàndiện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệthống kết cấu hạ tầng đồng bộ đồng thời thu hút, phát huy mạnh mẽ mọinguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân để cùng Nhà nước giải quyết các vấn đề

xã hội và chăm lo phát triển các lĩnh vực dịch vụ công nhằm chăm lo nâng caođời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cườngquản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo đảm

an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững Phát huyquyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Cùng với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, thì việc Nhà nước bao cấp đối với hầu hết các dịch vụ công trong xãhội đã không theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhậpquốc tế: Mâu thuẫn giữa khoản kinh phí bao cấp quá lớn về dịch vụ công vớingân sách nhà nước còn rất hạn hẹp Mâu thuẫn giữa khối lượng dịch vụ côngđược Nhà nước cung ứng và năng lực thực thi của bộ máy nhà nước Sự độcquyền trong việc cung ứng các dịch vụ công làm tăng tính quan liêu, cửa quyềncủa bộ máy nhà nước Mâu thuẫn giữa dân số tăng nhanh với khả năng cungứng dịch vụ công có hạn của Nhà nước Những mâu thuẫn trên cộng với nhữngtiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực dịch vụ, việc tăng đáng kể nhu cầu

sử dụng dịch vụ công ở một bộ phân dân cư có thu nhập cao trong xã hội, tínhchất cạnh tranh của cơ chế thị trường, xu hướng phi tập trung hoá các hoạt độngcủa Nhà nước,… đã khiến cho Nhà nước không thể tiếp tục bao cấp hoàn toànđối với các dịch vụ công được nữa Nhà nước đã thực hiện đổi mới cơ chế cungứng dịch vụ công theo hướng khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi chủ thể

Trang 3

trong xã hội cùng tham gia vào hoạt động cung ứng dịch vụ công (hay còn gọi là

“xã hội hoá” cung ứng dịch vụ công)

Trên cơ sở môn học Chính sách công, học viên lựa chọn đề tài: “Quá trình

xã hội hóa cung ứng dịch vụ công, ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới của đấtnước ta hiện nay” làm đề tài tiểu luận của mình

Trang 4

I QUAN NIỆM VỀ “XÃ HỘI HÓA” CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG 1.1 Quan niệm về “xã hội hóa”

Thuật ngữ “xã hội hoá” được đề cập trong nhiều văn kiện quan trọng củaĐảng và Nhà nước cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng chođến nay chưa có một khái niệm (định nghĩa) thống nhất về “xã hội hoá”, hoặc chí ít

là chưa có sự giải nghĩa tương đối đầy đủ về nội hàm của thuật ngữ này Thực tế,điều này đã trở thành một thách thức lớn trong việc quán triệt và thực hiện chủtrương xã hội hoá cung ứng dịch vụ công ở nước ta do có những cách hiểu khácnhau, thậm chí mâu thuẫn nhau về xã hội hoá Cách hiểu thông thường nhất làdùng nghĩa của từ “xã hội” cộng với nghĩa của hình vị “hoá”, như các cách giảithích dưới đây cho “xã hội hoá” là “chung”: (1) hoạt động sản xuất- kinh doanh làhoạt động không thể tự một người hay một gia đình làm được, mà là một hoạt động

có tổ chức và có tính tập thể cao; (2) hoạt động do nhà nước quyết định, điều động

và kiểm soát- huy động mọi người làm chung; (3) hoạt động chung có tính tựnguyện: như là tập thể người bỏ vốn vào công ty, quyền tuỳ thuộc số tiền bỏ vốnra; hay là các hợp tác xã mà người lao động làm chung, quyết định chung mỗingười một phiếu giống nhau; hay (4) xã hội hoá là mỗi người tự đóng góp, tự lo,nhà nước có xu hướng giảm đi trách nhiệm của mình Nhìn chung, nhiều cáchhiểu về “xã hội hoá” còn ít nhiều phiến diện, chưa làm rõ được bản chất của “xãhội hoá” Để giảm thiểu thách thức nêu trên đây, phần này cố gắng làm rõ nội hàmcủa thuật ngữ “xã hội hoá”, từ đó suy ra nội hàm của “xã hội hoá” cung ứng dịch

vụ công (xem xét khái niệm của “xã hội hoá” trong bối cảnh cung ứng dịch vụcông)

Đi tìm trong các từ điển tiếng Việt, không tìm thấy cuốn từ điển nào giảinghĩa đầy đủ cho thuật ngữ “xã hội hoá” trên tư cách là một thuật ngữ độc lập.Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm thấy những sự giải nghĩa thuật ngữ “xã hội hoá”khi nó được ghép với các thuật ngữ khác như: “xã hội hoá sản xuất”; “xã hộihoá cá nhân”; “xã hội hoá hình thức”; “xã hội hoá thực tế”; “xã hội hoá thặngdư” Qua nghiên cứu các thuật ngữ trên có thể suy ra một cách khái quát rằng:

Trang 5

“Xã hội hoá” một hoạt động nào đó chính là sự gia tăng tính chất “xã hội” củahoạt động ấy thông qua sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau trong xã hộidựa trên những điều kiện và trong khuôn khổ cơ chế nhất định Điều kiện và cơchế cụ thể như thế nào là phụ thuộc vào bối cảnh của xã hội hoá Những điềukiện và cơ chế đóng vai trò then chốt đối với sự thành công của xã hội hoá.Chúng quy định hình thức, phương thức “tham gia” của các chủ thể khác nhautrong xã hội vào hoạt động được xã hội hoá Như vậy, điều kiện và cơ chế gắnvới bối cảnh xã hội hoá sẽ quyết định ý nghĩa của “xã hội hoá”

1.2 “Xã hội hóa” cung ứng dịch vụ công

Cung ứng dịch vụ công tức là hoạt động cung ứng các dịch vụ vốn đượcthực hiện bởi Nhà nước Như vậy, theo nghĩa chung nhất, “xã hội hoá” ở đây cónghĩa là mở rộng sự tham gia của các chủ thể kinh tế ngoài nhà nước vào việccung ứng dịch vụ công Trước đây hoạt động cung ứng dịch vụ công chỉ do mộtmình Nhà nước đảm nhiệm thì nay nó được mở rộng cho sự tham gia của nhiềuchủ thể kinh tế khác dựa trên điều kiện và cơ chế nhất định Điều kiện và cơ chếthực hiện xã hội hoá như thế nào là tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của từng quốcgia Với cách tiếp cận như vậy, có thể hiểu khái niệm “xã hội hoá” áp dụngtrong bối cảnh cung ứng dịch vụ công, được đề cập nhiều trong các văn bản củaĐảng và Nhà nước và trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gianqua, là:

- Quá trình vận động và tổ chức để nhân dân và toàn xã hội tham gia (vềvốn, tài sản, sức lao động, trí tuệ ), hình thành cộng đồng trách nhiệm của các

tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội và các tầng lớpnhân dân Mỗi bên tham gia có thể có mục đích riêng của mình, tuy nhiên tất cảcác bên đều hướng tới một mục đích chung quan trọng nhất là nâng cao hiệuquả của hoạt động cung ứng dịch vụ công, đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụdịch vụ của nhân dân Quá trình vận động nhân dân tham gia đã tạo ra cácphong trào lành mạnh sâu rộng trong xã hội như: học tập, tập luyện thể dục thểthao, rèn luyện thân thể, vệ sinh phòng dịch, xây dựng đời sống văn hoá

Trang 6

- Quá trình đa dạng hoá các hình thức hoạt động, mở ra cơ hội để mọingười chủ động và bình đẳng tham gia Dịch vụ công không còn chỉ được cungứng bởi Nhà nước nữa, mà được mở rộng cho sự tham gia của các tổ chức ngoàinhà nước với nhiều hình thức đa dạng, phong phú (có thể hoạt động độc lập,liên kết với Nhà nước hoặc quan hệ bạn hàng với Nhà nước) và bình đẳng

- Quá trình đa dạng hoá các nguồn đầu tư để thu hút, khai thác mọi tiềmnăng trong xã hội Gắn với việc đa dạng hoá các hình thức hoạt động cung ứngdịch vụ công là quá trình đa dạng hoá các nguồn đầu tư trong xã hội Cùng vớiNhà nước, các tổ chức ngoài nhà nước có thể bỏ vốn đầu tư vào hoạt động cungứng dịch vụ công

- Xã hội hoá dịch vụ công bao gồm cả xã hội hoá việc cung ứng dịch vụcông, huy động toàn xã hội và thu hút cả đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực hoạtđộng này và cả xã hội hoá hưởng thụ dịch cụ công, thực hiện công bằng xã hội,bảo đảm cho mọi người dân được hưởng những dịch vụ công cơ bản, thiết yếu

Việc xác định khái niệm “xã hội hoá” có ý nghĩa đặc biệt quan trọngtrong việc hoạch định chủ trương xã hội hoá và cơ chế gắn liền với chủ trương

ấy (cũng có thể gọi là cơ chế xã hội hoá) trong việc cung ứng và hưởng thụ dịch

vụ công ở nước ta

1.3 Chủ trương xã hội hóa cung ứng dịch vụ công

Chủ trương xã hội hoá dịch vụ công ở nước ta bắt nguồn từ nửa cuốinhững năm 90 của thế kỷ trước, cho đến nay chủ trương này tiếp tục đượckhẳng định tại các Văn kiện Đại hội của Đảng để phù hợp với xu thế phát triểncủa đất nước và thế giới

Xã hội hoá cung ứng dịch vụ công thực chất là sự đòi hỏi các cơ quan nhànước xem xét lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để chuyển dần một

số chức năng dịch vụ xã hội cho cơ quan, tổ chức phi nhà nước hoặc cá nhânthực hiện Cụ thể hơn, cơ chế xã hội hoá hàm ý hai nội dung rất quan trọng: (i)đổi mới hoạt động của các cơ quan nhà nước (các cơ sở công lập) trong việccung ứng dịch vụ công; và (ii) huy động các chủ thể ngoài nhà nước (các cơ sở

Trang 7

ngoài công lập) tham gia cung ứng dịch vụ công Gắn liền với hai nội dung trên

là yêu cầu tăng cường vai trò chủ đạo của Nhà nước và phát huy vai trò củanhân dân trong việc tham gia xây dựng và giám sát các cơ sở cung ứng dịch vụcông Mục tiêu của các hoạt động xã hội hoá dịch vụ công là nhằm phát huytiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội tham gia cungứng dịch vụ công, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để toàn xã hội, đặc biệt làcác đối tượng chính sách và người nghèo, tiếp cận với các dịch vụ công có chấtlượng cao Đẩy mạnh xã hội hoá cung ứng dịch vụ công là xu hướng tất yếutrong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ởnước ta

Nội dung cụ thể của cơ chế xã hội hoá được thể hiện như sau:

- Thứ nhất, chuyển đổi các cơ sở công lập cung ứng dịch vụ công đanghoạt động theo cơ chế sự nghiệp mang nặng tính hành chính bao cấp sang cơchế tự chủ cung ứng dịch vụ công không bao cấp tràn lan và không nhằm lợinhuận Các cơ sở này có đầy đủ quyền tự chủ về tổ chức và quản lý; thực hiệnđúng mục tiêu và nhiệm vụ; hạch toán đầy đủ chi phí, cân đối thu - chi; thườngxuyên nâng cao chất lượng dịch vụ; đảm bảo quyền lợi và cơ hội tiếp cận bìnhđẳng của người thụ hưởng; v.v Gắn liền với việc chuyển đổi là sự đổi mới chế

độ thu phí dịch vụ Mức phí quy định theo nguyên tắc đủ trang trải các chi phícần thiết, có tích luỹ để đầu tư phát triển và xoá bỏ mọi khoản thu khác Ngườithụ hưởng có quyền lựa chọn cơ sở cung ứng dịch vụ phù hợp với từng lĩnh vực

- Thứ hai, chuyển các cơ sở công lập cung ứng dịch vụ công sang hìnhthức dân lập, tư nhân hoặc sang doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế phi lợinhuận hoặc cơ chế lợi nhuận Tài sản nhà nước sẽ được chuyển giao (giao, bánhoặc cho thuê) cho các chủ thể ngoài nhà nước

- Thứ ba, khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ công ngoàicông lập với các loại hình dân lập, tư nhân và doanh nghiệp (cả trong nước vànước ngoài) Quyền sở hữu của các cơ sở này được xác định theo Bộ luật Dân

sự Các cơ sở này có thể hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận hoặc cơ chế lợi

Trang 8

nhuận Theo cơ chế phi lợi nhuận thì ngoài phần được dùng để đảm bảo lợi íchhợp lý của nhà đầu tư, phần để tham gia thực hiện các chính sách xã hội củaĐảng và Nhà nước, trợ giúp người nghèo, còn lại phần lớn lợi nhuận được dùng

để đầu tư phát triển Theo cơ chế lợi nhuận thì lợi nhuận có thể được chia chocác cá nhân và phải chịu thuế

Vai trò chủ đạo của Nhà nước được thực hiện thông qua việc tiếp tục tăngđầu tư từ ngân sách đi đôi với phát huy các khả năng đầu tư, đóng góp kinh phítrong xã hội, hoàn thiện thể chế và đổi mới quản lý vĩ mô Cụ thể hơn, Nhànước có các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai, nhân lực,… đối với các

cơ sở công lập được chuyển đổi và các cơ sở ngoài công lập mới thành lập Nhànước tạo môi trường phát triển, môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳngtheo pháp luật để thúc đẩy các cơ sở công lập cũng như ngoài công lập pháttriển cả về quy mô và chất lượng Đồng thời, Nhà nước tăng cường hoạt độngthanh tra, kiểm tra, phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, đặcbiệt là các hội nghề nghiệp trong việc giám sát hoạt động của các cơ sở cungứng dịch vụ công được xã hội hoá

Những nội dung trình bày trên đây đã cơ bản làm rõ cơ chế xã hội hoácung ứng dịch vụ công Cơ chế mới này khác rõ rệt với cơ chế bao cấp Áp dụng

cơ chế xã hội hoá, Nhà nước trút bỏ được gánh nặng bao cấp dai dẳng từ nhiềunăm nay Một mặt hoạt động của các cơ quan nhà nước đã được giảm tải do một

số công việc, do cơ quan nhà nước đảm nhận được chuyển sang cho các chủ thểphi nhà nước Mặt khác, việc xã hội hoá góp phần giảm biên chế, tinh gọn bộmáy nhà nước, qua đó giảm chi cho ngân sách nhà nước Các cơ sở công lập nếukhông chuyển đổi sang các hình thức dân lập, tư nhân hay doanh nghiệp thìđược quyền tự chủ về tổ chức và quản lý, tự hạch toán chi phí, cân đối thu - chi,không lệ thuộc vào ngân sách nhà nước Điều này đòi hỏi các cơ sở công lập đổimới tư duy, áp dụng một cách thích đáng tư duy kinh tế vào công tác quản lý để

sử dụng có hiệu quả vốn nhà nước đầu tư cho phúc lợi xã hội và các nguồn vốnđược huy động theo pháp luật

Trang 9

Cơ chế xã hội hoá cũng khác rõ rệt với cơ chế hoàn toàn thương mại hoátheo thị trường Điểm khác biệt nổi bật là tính chất hoạt động phi lợi nhuận củacác cơ sở cung ứng dịch vụ công (cả nhà nước và ngoài nhà nước) Một trongnhững mục tiêu chủ yếu của việc thực hiện xã hội hoá cung ứng dịch vụ côngcủa Đảng và Nhà nước ta là thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo sự tiếp cậnvới dịch vụ công của các đối tượng chính sách, người nghèo, Do vậy, Nhànước đặc biệt khuyến khích phát triển các cơ sở phi lợi nhuận Ngay cả đối vớicác cơ sở hoạt động vì mục đích lợi nhuận, Nhà nước rất đề cao trách nhiệm xãhội của các cơ sở này, đồng thời có các chính sách khuyến khích để đảm bảoviệc phục vụ xã hội có hiệu quả hơn

Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm chưa được làm rõ Về vấn đề sở hữu,hiện chưa có quy định rành mạch về sở hữu của một số loại hình cơ sở cung ứngdịch vụ công như cơ sở bán công hoặc cơ sở công lập được chuyển đổi về hìnhthức nhưng không được chuyển đổi về sở hữu (giao, cho thuê) Do vậy, vẫn còn

dư địa cho bao cấp Về tính chất hoạt động, hiện cũng chưa phân định rõ sựkhác biệt giữa các hoạt động có tính chất lợi nhuận và phi lợi nhuận của các cơ

sở cung ứng dịch vụ Điều đó trên thực tế đã góp phần gây ra tình trạng thươngmại hoá quá mức trong một số lĩnh vực như giáo dục, y tế, văn hoá,…

1.4 Tình hình xã hội hóa cung ứng dịch vụ công

1.4.1 Trong lĩnh vực giáo dục

Công tác xã hội hoá giáo dục và đào tạo đã được Đảng và Nhà nước taquan tâm và tập trung vào chiều sâu Đến nay những đóng góp của công tác xãhội hoá giáo dục và đào tạo đã mang lại những kết quả tích cực

- Một là, nhận thức của xã hội về vai trò của giáo dục và xã hội hoá giáodục đã có những chuyển biến cơ bản Giáo dục và đào tạo được coi là động lực

để phát triển kinh tế- xã hội; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáodục và đào tạo được đặt lên vị trí quốc sách hàng đầu Trong số các giải phápphát triển giáo dục và đào tạo, thì xã hội hoá được coi là một giải pháp mangtính chiến lược, nhằm huy động mọi nguồn lực của xã hội cho phát triển giáo

Trang 10

dục, đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân và đào tạo nguồn nhânlực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

- Hai là, đổi mới và nâng cao chất lượng các trường công lập Hệ thốnggiáo dục công lập được phát triển mạnh trong toàn quốc với đầy đủ các cấp bậchọc và trình độ đào tạo từ mần non đến sau đại học Với việc Nhà nước tăng chingân sách cho giáo dục và đẩy mạnh thực hiện Kết luận của Hội nghị TW6(khoá IX) về phát triển giáo dục và đào tạo, hệ thống các trường công lập đãđược tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên vàcán bộ quản lý, đổi mới nội dung chương trình Mạng lưới cơ sở giáo dục đãđược mở rộng đến khắp các xã, phường trên cả nước, góp phần xoá xã trắng vềgiáo dục mầm non, củng cố vững chắc việc xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểuhọc; quy hoạch mạng lưới các trường đại học đã được triển khai tích cực

- Ba là, đa dạng hoá loại hình cơ sở giáo dục và đào tạo Bên cạnh sự pháttriển của các cơ sở công lập, hệ thống các cơ sở ngoài công lập đã hình thành vàphát triển ở mọi bậc học, cấp học trên khắp các vùng, miền ở tất cả 64 tỉnh,thành trong cả nước

- Bốn là, tăng cường huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư chogiáo dục và đào tạo

- Năm là, mở rộng hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, các cá nhânnước ngoài và Việt kiều nhằm khai thác mọi tiềm năng bên ngoài để phát triểngiáo dục và đào tạo

1.4.2 Đối với lĩnh vực y tế

Bảo vệ sức khoẻ nhân dân là một trong những lĩnh vực cơ bản của việchình thành và phát triển con người Đảng và Nhà nước ta đã đề ra mục tiêu tổngquát của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân là: giảm tỷ lệ mắcbệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, phấn đấu đến năm 2020 bảo đảm nhu cầungày càng cao của mọi tầng lớp nhân dân, đưa sức khoẻ nhân dân ta đạt đượcmức trung bình của các nước trong khu vực Xã hội hoá công tác y tế được coi

là một giải pháp hết sức quan trọng nhằm góp phần đạt tới mục tiêu trên Đánh

Trang 11

giá khái quát gần 10 năm thực hiện xã hội hoá theo Nghị quyết 90/CP, ngành y

tế đã đạt được những thành tựu quan trọng sau đây:

- Một là, mở rộng và đa dạng hoá các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nângcao sức khoẻ (BVCSNCSK) nhân dân Đảng và chính quyền các cấp đã quantâm chỉ đạo công tác BVCSNCSK nhân dân và động viên các ban ngành, đoànthể xã hội cùng tham gia với ngành y tế; thành lập Ban Chỉ đạo ở các cấp để chỉđạo, phối hợp và vận động toàn xã hội cùng tham gia các hoạt độngBVCSNCSK nhân dân; nhờ vậy nhiều chương trình y tế đã đạt được mục tiêu

đề ra như tiêm chủng mở rộng, kế hoạch hoá gia đình, phòng chống sốt rét, v.v

Công tác y tế dự phòng được nhân dân hưởng ứng tích cực Người dân đãnâng cao kiến thức, có ý thức hơn trong việc tự chăm lo bảo vệ sức khoẻ chobản thân, gia đình và cộng đồng Mạng lưới truyền thông giáo dục sức khoẻ đãđược thiết lập nhằm tuyên truyền và vận động toàn dân tích cực hưởng ứng thựchiện các chương trình BVCSNCSK nhân dân Các phương tiện thông tin đạichúng đã thường xuyên đưa tin, bài về hoạt động y tế, tuyên truyền phòngchống dịch bệnh, thực hiện nếp sống vệ sinh, lành mạnh

Một số mô hình xã hội hoá mang tính từ thiện đã được hình thành và pháttriển như: Hội bảo trợ trẻ em đã tổ chức phẫu thuật miễn phí cho trẻ em bịkhuyết tật; Hội bảo trợ bệnh viện nấu ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo… Saukhi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày15/10/2002 về khám, chữa bệnh cho người nghèo, nhiều tổ chức và cá nhân đãđóng góp tài chính ủng hộ Quỹ để hỗ trợ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo

và chi phí tốn kém

- Hai là, củng cố và phát triển hệ thống y tế công lập Trong những năm qua,

hệ thống y tế công lập ở nước ta tiếp tục phát triển và giữ vai trò chủ đạo trong việccung cấp các dịch vụ y tế Hệ thống y tế đã được tổ chức xuống tận thôn bản, cungcấp toàn bộ các dịch vụ y tế dự phòng và đảm trách phần lớn dịch vụ khám chữabệnh cho nhân dân

Trang 12

- Ba là, phát triển bảo hiểm y tế (BHYT) BHYT là hình thức chi trả trướctrong khám, chữa bệnh và mang tính xã hội hoá cao Tỷ lệ nguồn thu từ viện phí

và BHYT so với ngân sách nhà nước dành chi thường xuyên cho các bệnh việntăng dần qua mỗi năm Từ chỗ ngân sách nhà nước chiếm gần 70% chi thườngxuyên của các bệnh viện năm 1994, đến năm 2002 nguồn chi từ ngân sách nhànước đã giảm xuống còn 59% Tại một số bệnh viện trung ương và bệnh việntuyến tỉnh, ngân sách nhà nước chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng chi thườngxuyên của bệnh viện Tương quan tỷ lệ giữa nguồn thu từ viện phí và BHYTcũng đã thay đổi, theo đó BHYT có tốc độ tăng trưởng cao hơn và hiện nay sốthu từ BHYT đã cao hơn số thu từ viện phí

- Bốn là, đa dạng hoá các loại hình khám, chữa bệnh Cùng với việc củng

cố hệ thống các cơ sở y tế công lập, trong những năm qua mạng lưới y tế ngoàicông lập bao gồm bán công, dân lập và tư nhân cũng phát triển khá mạnh mẽ

1.4.3 Đối với các hoạt động văn hoá

Xã hội hoá các hoạt động văn hoá được coi là giải pháp quan trọng để gópphần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng tốtnhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân Công tác xã hội hoá hoạt động văn hoábước đầu đã được thực hiện rộng khắp Ngành Văn hoá- Thông tin đã phối hợp vớicác ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội huy động được nhiều lực lượng xã hội thamgia, tạo được nhiều nguồn lực đáng kể cho phát triển văn hoá

- Một là, phát triển các hoạt động văn hoá thông tin cơ sở Trong quá trìnhthực hiện chủ trương xã hội hoá các hoạt động văn hoá đã xuất hiện và pháttriển nhiều mô hình văn hoá thông tin cơ sở hoạt động có hiệu quả như:

+ Mô hình văn hoá gia đình: xây dựng dòng họ, tộc họ, gia đình văn hoá;câu lạc bộ gia đình văn hoá; khu văn hoá gia đình vườn- nhà; xây dựng sưu tập

cổ vật tư nhân; thư viện tư nhân; v.v

+ Mô hình văn hoá cộng đồng: xây dựng làng, ấp, khu phố, xã, phường,

cơ quan, đơn vị văn hoá

Ngày đăng: 02/08/2017, 23:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Bài viết “Tất yếu xã hội hoá dịch vụ công cộng” của giáo sư Trần Trung Chính, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tất yếu xã hội hoá dịch vụ công cộng
7. Bài viết “Về đổi mới quản lý và phát triển dịch vụ sự nghiệp công”của PGS,TS. Đoàn Minh Huấn-Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về đổi mới quản lý và phát triển dịch vụ sự nghiệp công
1. Hành chính học đại cương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội 1997 Khác
2. Vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ công, Nxb Văn hoá thông tin, HN 2002 Khác
3. Hành chính công và quản lí của Chính phủ. Nxb LĐXH. Hà nội 2005 Khác
5. Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển xã hội hoá dịch vụ công Khác
6. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w