1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ôn tập Ngữ văn ớp 5

60 2,7K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 797 KB

Nội dung

Các từ láy đó đặt cuối câu thơ, liên kết thành hai cặp vần cách 1 với 3, 2 với 4 khiến đoạn thơ thơ giàuchất tạo hình, giàu nhạc điệu, chan chứa một tình cảm yêu thương tha thiết của nhà

Trang 1

Bài 1

Bài tập luyện số 1

Bài 1 Trong từ “đồng bào” thì tiếng “đồng” có nghĩa là gì? Tìm những từ có tiếng “đồng” với nghĩa như

trên ?Bài 2: Xếp các từ sau vào 3 cột: Từ láy, từ ghép phân loại, từ ghép tổng hợp:

Nhỏ nhẹ, nho nhỏ, nhỏ nhắn, mong ngóng, mong mỏi, mong đợi, học hỏi, học lỏm, tươi tắn, tươi vui,tươi tốt, bạn bọ, anh cả, anh em, yêu thương, anh rể, chị dâu

Bài 3: Điền các từ : xanh biếc, xanh lơ, xanh xao, xanh ngắt, xanh um, xanh rờn vào các câu sau đây:

g Lúa con gái………

Bài 4 Chỉ rõ chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau đây:

a Tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép

b Mưa rơi lộp độp, mọi người gọi nhau í ới

c Mặt biển sáng trong và dịu êm

d Mặt trời lên và mặt biển sáng lấp lánh

e Lác đác lá vàng rơi

g Trắng long lanh một cơn mưa tuyết.

h Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi.

Bài 6 Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp của quê hương mà em thích nhất

Bài tập luyện số 1

Bài 1 Trong từ “đồng bào” thì tiếng “đồng” có nghĩa là gì? Tìm những từ có tiếng “đồng” với nghĩa nhưtrên?

Bài 2: Xếp các từ sau vào 3 cột: Từ láy, từ ghép phân loại, từ ghép tổng hợp:

Nhỏ nhẹ, nho nhỏ, nhỏ nhắn, mong ngóng, mong mỏi, mong đợi, học hỏi, học lỏm, tươi tắn, tươi vui,tươi tốt, bạn bọ, anh cả, anh em, yêu thương, anh rể, chị dâu

Bài 3: Điền các từ : xanh biếc, xanh lơ, xanh xao, xanh ngắt, xanh um, xanh rờn vào các câu sau đây:

g Lúa con gái………

Bài 4 Chỉ rõ chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau đây:

a Tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép

b Mưa rơi lộp độp, mọi người gọi nhau í ới

c Mặt biển sáng trong và dịu êm

d Mặt trời lên và mặt biển sáng lấp lánh

e Lác đác lá vàng rơi

g Trắng long lanh một cơn mưa tuyết.

h Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi.

Bài 6 Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp của quê hương mà em thích nhất

Bài chữa Câu 1 : Tiếng « đồng » có nghĩa là « cùng », « chung ».

Trang 2

Những từ có tiếng « đồng » với nghĩa như trên : đồng nghĩa, đồng lòng, đồng chí, đồng hương, đồng niên,đồng môn

Câu 2 :

Nho nhỏ, nhỏ nhắn, tươi tắn Học lỏm, anh rể, chị dâu Nhỏ nhẹ, mong ngóng, mong

mỏi, mong đợi, học hỏi, tươivui, tươi tốt, bạn bè, anh em,yêu thương

Câu 3 : Điền từ :

a Xanh biếc ; b.Xanh lơ ; c Xanh ngắt ;d Xanh xao ;e.Xanh um ;g Xanh rờn

Bài 4 : Chỉ rõ chủ ngữ, vị ngữ trong những câu văn sau :

- Tiếng mưa rơi/ lộp độp, tiếng chân người chạy / lép nhép

Trang 3

I.Từ đơn: Là từ chỉ có một tiếng (VD: sách, bút, điện, trăng )

II

Từ ghép là từ do hai hay nhiều tiếng ghép lại lại thành một ý nghĩa chung.

VD: Sông núi, sách vở, xe đạp, bạn học

* Phân loại từ ghép: có hai loại

- Từ ghép có nghĩa tổng hợp là từ ghép mà nghĩa của nó là nghĩa của các từ đơn tạo thành theo quan hệsong song (hợp nghĩa), nghĩa khái quát hơn nghĩa từng tiếng

VD: Núi sông/ sông núi, thay đổi/ đổi thay, mạnh khoẻ/ khoẻ mạnh, vui sướng/ sướng vui; ông cha / chaông; đau khổ/ khổ đau, quần áo/ áo quần, nhà cửa / cửa nhà,

-Từ ghép có nghĩa phân loại : là từ ghép có sự phân biệt về nghĩa so với các từ cùng loại (tức là có chungmột tiếng nào đó), nghĩa cụ thể hơn

* Phân biệt các kiểu từ láy: Trong tiếng việt có bốn kiểu từ láy

- Láy tiếng: các tiếng láy hoàn toàn giống nhau

VD: Xanh xanh, ngời ngời, gâu gâu

- Láy âm: bộ phận phụ âm đầu các tiếng láy giống nhau

VD: khó khăn, hăm hở, rì rào…

- Láy vần: bộ phận vần của các tiếng láy giống nhau

VD: lom khom, bồn chồn, lim dim…

- Láy cả âm và vần: bộ phận phụ âm đầu và bộ phận vần được láy lại (chỉ khác nhau về âm điệu)

VD: khít khịt, dửng dưng, rười rượi

* Phân biệt các dạng từ láy: có 3 dạng khác nhau:

- Láy đôi: từ láy có hai tiếng: dào dạt, lơ mơ…

- Láy ba: từ láy có 3 tiếng: Sạch sành sanh, dửng dừng dưng…

- Láy tư: Từ láy có 4 tiếng: Hớt hơ hớt hải, lúng ta lúng túng…

+ Láy từng đôi một: quần quần áo áo, cười cười nói nói…

* Nghĩa của từ láy:

Nghĩa của từ láy rất phong phú, nhưng có hai dạng cơ bản sau đây:

+ Nghĩa mạnh hơn so với nghĩa của tiếng gốc

VD: xanh xao> xanh; đoàng đoàng > đoàng; lạnh lẽo> lạnh…

+ Nghĩa giảm nhẹ so với nghĩa của tiếng gốc:

VD: xinh => xinh xinh ; đỏ => đo đỏ; đẹp => đèm đẹp

+ Nghĩa phong phú, tinh tế hơn… so với nghĩa của tiếng gốc

a.Dùng gạch sổ để phân biệt các từ đơn, từ ghép, từ láy trong các dòng của đoạn thơ sau đây:

“Tính các cháu ngoan ngoãn.

Mặt các cháu xinh xinh

Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành”

b Chọn từ thích hợp (đỏ chói, đỏ bừng, đỏ rực, đỏ thắm, đỏ ửng) điển vào các câu sau:

- Được thầy khen, Lâm……… mặt vì xúc động

- Mặt trời………… nhô lên mặt biển

- Cô em mặc chiếc áo………trông rất đẹp

Trang 4

- Chân trời……….lúc bình minh

- Hoa phượng ……….cả một góc phố

Bài 3:

a. Trong những từ ghép sau đây, từ nào có nghĩa phân loại? Từ nào có nghĩa tổng hợp?

Nhà sàn, ăn uống, máy bay, tươi cười, thợ hàn, mưa gió, cây mai, sách vở, nhạc sĩ, cha mẹ, bà ngoại, xanh đỏ.

b. Với các từ sau đây, em hãy tạo thành từ ghép và từ láy: nóng, múa, xấu, đẹp.

c Hãy phân tích các từ sau đây thành hai loại từ và cho biết vì sao em lại phân ra như vậy?

Rầm rập, đỏ thắm, bảo vệ, đất nước, chiêm chiếp, xinh đẹp, máy may, ngoằn ngoèo, hoa hồng, chót vót, non nước, đủng đỉnh, gập ghềnh

Bài 4:

a Tìm các từ láy có trong đoạn thơ sau và cho biết chúng thuộc loại từ láy nào?

Con cò lá trúc qua sông

Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đong đưa…

Bút nghiên lất phất hạt mưa

Bút chao gợn nước tây hồ lăn tăn

b Hãy chỉ ra các từ láy trong đoạn thơ sau và cho biết các từ láy ấy gợi tả điều gì ở chú bé liên lạc, từ đó

em hình dung chú bé liên lạc như thế nào?

Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh

Bài 5: Điền các từ: xanh biếc, nổi tiếng, chói chang, thoáng đãng vào chỗ trống thích hợp:

“Đà Lạt là một trong những nơi nghỉ mát………vào bậc nhất của nước ta Đà Lạt phảng phất tiếttrời của mùa thu với sắc trời……… và không gian……… mênh mông, quanhnăm không biết đến mặt trời………mùa hè

Bài 6: Viết một đoạn văn tả cảnh đêm trăng quê hương có sử dụng ít nhất 2 từ láy ( Gạch chân chỉ rõ)

C Bài tập về nhà:

1 Học thuộc lại lý thuyết và làm lại các bài tập

2 Đề tập làm văn số 1: Hãy viết một bài văn miêu tả, tả lại một cô giáo đã dậy em trong những năm trước đây mà em yêu quý nhất.

Bài chữa (bài 2)

Bài 1:

a - Hai từ ghép: cố gắng, sáng dạ

- Hai từ láy: chăm chỉ, cần cù

b Buồn => buồn bã; vuông => vuông vắn; tròn => tròn trĩnh; nhanh => nhanh nhẹn

Bài 2:

a “Tính/ các/ cháu/ ngoan ngoãn./

Mặt/ các/ cháu/ xinh xinh/

Mong /các/ cháu/ cố gắng/

Trang 5

Thi đua/ học/ và/ hành/”

b Đỏ bừng, đỏ chói, đỏ thắm, đỏ ửng, đỏ rực

Bài 3:

b Trong những từ ghép sau đây, từ nào có nghĩa phân loại? Từ nào có nghĩa tổng hợp?

Nhà sàn, ăn uống, máy bay, tươi cười, thợ hàn, mưa gió, cây mai, sách vở, nhạc sĩ, cha mẹ, bà ngoại,

mập mạpmúa mayxấu xađẹp đẽHãy phân tích các từ sau đây thành hai loại từ :

a Tìm các từ láy có trong đoạn thơ sau và cho biết chúng thuộc loại từ láy nào?

Con cò lá trúc qua sông

Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đong đưa…

Bút nghiên lất phất hạt mưa

Bút chao gợn nước tây hồ lăn tăn.

b Hãy chỉ ra các từ láy trong đoạn thơ sau và cho biết các từ láy ấy gợi tả điều gì ở chú bé liên lạc, từ đó

em hình dung chú bé liên lạc như thế nào?

Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh

Những câu thơ trên là những nét vẽ đầy ấn tượng về Lượm, chú đội viên liên lạc Khi miêu tả ngoại hìnhnhân vật Lượm, một chú bé liên lạc, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng các từ láy có khả năng gợi hình rất rõ Trongbốn từ láy dùng để tả dáng vẻ bên ngoài của chú bé, thì “Loắt choắt”, “thoăn thoắt” có sự gợi tả đặc biệt

“Loắt choắt” vừa gợi lên dáng vóc nhỏ bé và gầy đến mức như teo lại (do nghĩa của yếu tố gốc loắt choắt tạonên) nhưng lại vừa gợi ra sự nhanh nhẹn, tinh khôn Những từ láy đứng liên tiếp trong những câu thơ bốn chữ

đã gợi lên một cái gì nhanh nhẹn, tươi trẻ của một chú bé liên lạc nhỏ bé nhưng nhí nhảnh, tinh khôn và tháovát Các từ láy đó đặt cuối câu thơ, liên kết thành hai cặp vần cách (1 với 3, 2 với 4) khiến đoạn thơ thơ giàuchất tạo hình, giàu nhạc điệu, chan chứa một tình cảm yêu thương tha thiết của nhà thơ

Bài 5: Điền các từ: “Đà Lạt là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng vào bậc nhất của nước ta Đà Lạt phảng phất tiết trời của mùa thu với sắc trời xanh biếc và không gian thoáng đãng mênh mông, quanh năm không biết đến mặt trời chói chang mùa hè

Bài 3

TỪ TƯỢNG THANH, TỪ TƯỢNG HÌNH

A Tóm tắt lý thuyết.

1 Từ tượng thanh

Những từ mô phỏng tiếng người, tiếng loài vật hoặc các tiếng động gọi là từ tượng thanh, phần lớn từ

tượng thanh là từ láy

- Từ tượng thanh mô phỏng tiếng người: khúc khích, thì thào…

- Từ tượng thanh mô phỏng tiếng loài vật: chiêm chiếp, líu lo

- Từ tượng thanh mô phỏng tiếng động : loảng xoảng, lách cách…

Trang 6

2 Từ tượng hình

Những từ gợi tả hình ảnh, hình dáng sự vật gọi là từ tượng hình Phần lớn từ tượng hình là từ láy

- Từ tượng hình gợi tả dáng dấp của người và vật: Lom khom, thướt tha, chót vót, ngoằn ngoèo…

- Từ tượng hình gợi tả màu sắc, mùi vị: sặc sỡ, ngào ngạt, phưng phức…

B Bài tập

Bài 1: Tìm từ tượng thanh, tượng hình có trong đoạn văn sau:

… Từ các làng xóm, các ấp trại, từ các ấp nhà linh tinh trên sườn đồi, người và gồng gánh, thúng mủng

và bị quai, tay nải và ba lô nữa, lũ dài, lũ ngắn dồn lên mấy con đường lớn Vai kĩu kịt, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp, tiếng vịt cạc cạc, tiếng người léo xéo Thỉnh thoảng lại điểm những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi xích sắt, mặt buồn rầu, sợ sệt

Bài 2: Tìm hai từ tượng thanh mô phỏng:

- Tiếng mưa rơi

- Tiếng gió thổi

- Tiếng người trong một phiên chợ

- Tiếng động trong thực tế cuộc sống hàng ngày

- Tiếng loài vật nuôi trong nhà

Bài 3:

a Em hãy cho biết các từ láy sau là tượng thanh hay tượng hình? (rì rầm, le te, ra rả, râm ran)

b Chọn các từ láy đó điền vào chỗ trống thích hợp cho đoạn văn sau đây:

- Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy………

- Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy………

- Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu………

- Ngoài bờ ruộng có bước chân người đi, tiếng nói chuyện………

Bài 4: a Tìm từ tượng thanh và từ tượng hình có trong những dòng thơ sau: * Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy * Mỗi lần nắng mới hắt bên song Xao xác gà trưa gáy não nùng Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng Chập chờn sống lại những ngày không” b Thêm từ tượng hình vào các câu văn sau để câu văn gợi tả: - Xuân về, các cành cây ………nẩy lộc, đâm chồi - Mặt hồ lúc chiều tà……… gợn sóng - Một chân bị đau, ông ………bước lên thềm nhà - Trời xanh, cao………không một gợn mây Bài 5: a Hãy giải nghĩa và đặt câu với mỗi từ sau đây: Rả rích, cheo leo, thoai thoải, quấn quýt b Tìm từ tượng hình thích hợp để điền vào chỗ trống trong các tập hợp từ sau đây: - Mùi hương………

- Đi đứng ………

- Căn lều thấp………

- Con đường………

- Quần áo………

- Hang sâu………

- Da dẻ………

- Ánh nắng………

Trang 7

Bài 6: Hãy chỉ rõ các từ láy trong đoạn thơ sau và cho biết đó là những từ láy tượng hình hay tượng thanh?

Các từ láy đó có giá trị gợi tả vẻ đẹp của khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu như thế nào? (Hãy trả lờicâu hỏi bằng một đoạn văn )

Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu.

C Bài tập về nhà:

Đề tập làm văn số 2: Tả người mẹ của em lúc em đau ốm.

Hs tham khảo phần gợi ý của dàn ý sau:

A Mở bài:

- Trích một câu thơ hoặc ca dao, hoặc một câu hát viết về tình yêu thương của người mẹ dành cho con

để dẫn vào hình ảnh người mẹ của em

- Mẹ là người rất thương con, xót xa lo lắng khi con đau ốm

B.Thân bài: Tả mẹ trong lúc săn sóc em

- Vẻ mặt: lo âu buồn bã…

- Lời nói: vỗ về, an ủi, động viên, mong con mau khoẻ

- Hành động: chăm sóc chu đáo từ miếng ăn, viên thuốc đến giấc ngủ của con

C Kết bài: Cảm nghĩ của em

- Xúc động trước tấm lòng yêu thương bao la của mẹ

- Hạnh phúc khi có mẹ và mong được đền đáp công ơn trời biển của mẹ

*Chú ý: Trong bài văn có sử dụng một số từ láy tượng hình

Bài chữa buổi 3

Bài 1: Tìm từ tượng thanh, tượng hình có trong đoạn văn sau:

… Từ các làng xóm, các ấp trại, từ các ấp nhà linh tinh trên sườn đồi, người và gồng gánh, thúng mủng

và bị quai, tay nải và ba lô nữa, lũ dài, lũ ngắn dồn lên mấy con đường lớn Vai kĩu kịt, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp, tiếng vịt cạc cạc, tiếng người léo xéo Thỉnh thoảng lại điểm những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi xích sắt, mặt buồn rầu, sợ sệt.

Bài 2: Tìm hai từ tượng thanh mô phỏng:

- Tiếng mưa rơi: lộp độp, tí tách

- Tiếng gió thổi: ào ào, vi vu

- Tiếng người trong một phiên chợ: ông ổng, hí hí…

- Tiếng động trong thực tế cuộc sống hàng ngày: ầm ầm, loảng xoảng….

- Tiếng loài vật nuôi trong nhà

Trang 8

Bài 3:

c Em hãy cho biết các từ láy sau là tượng thanh hay tượng hình? (rì rầm, le te, ra rả, râm ran)

d Chọn các từ láy đó điền vào chỗ trống thích hợp cho đoạn văn sau đây:

- Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy………(râm ran)

- Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy……… (le te)

- Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu………(ra rả)

- Ngoài bờ ruộng có bước chân người đi, tiếng nói chuyện………(rì rầm)

Bài 4:

c Tìm từ tượng thanh và từ tượng hình có trong những dòng thơ sau:

* Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy.

* Mỗi lần nắng mới hắt bên song

Xao xác gà trưa gáy não nùng

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng

Chập chờn sống lại những ngày không”

d Thêm từ tượng hình vào các câu văn sau để câu văn gợi tả:

- Xuân về, các cành cây (tua tủa) nẩy lộc, đâm chồi

- Mặt hồ lúc chiều tà (lăn tăn) gợn sóng

- Một chân bị đau, ông (khập khiễng) bước lên thềm nhà

- Trời xanh, cao (vời vợi) không một gợn mây

Bài 5:

c Hãy giải nghĩa và đặt câu với mỗi từ sau đây:

- Rả rích: đều đều và kéo dài như không dứt (âm thanh)

Đặt câu: Trời mưa rả rích suốt đêm

- Cheo leo: vừa cao vừa khó bám, gây cảm giác nguy hiểm, dễ bị rơi, ngã (vách đá)

Đặt câu: Con đường này nằm giữa hai vách đá cheo leo

- Thoai thoải: Hơi dốc và thấp dần xuống trên một khoảng dài

Đặt câu: Bờ biển thoai thoải, xanh rờn rặng phi lao

- Quấn quýt: luôn luôn ở bên nhau, không thể rời xa vì yêu mến, quyến luyến.

Đặt câu: Những ngày về quê, Hoàng suốt ngày quấn quýt bên bà

d Tìm từ tượng hình thích hợp để điền vào chỗ trống trong các tập hợp từ sau đây:

- Mùi hương (ngào ngạt)

Bài 6: Giải nghĩa các từ láy

- Chùng chình: dùng dằng, nửa đi, nửa như muốn ở lại

- Dềnh dàng: không khẩn trương mà kéo dài làm mất nhiều thời gian không cần thiết

- Vội vã:

+ Tỏ ra rất vội, hấp tấp, hết sức muốn tranh thủ thời gian cho kịp

+ Tỏ ra nhanh, gấp, nên thiếu cân nhắc, suy nghĩ

Phân tích tác dụng gợi tả của các từ láy bằng một đoạn văn:

- Thiên nhiên lúc sang thu được cảm nhận từ những gì vô hình:

+ Hương ổi phả trong gió thu se se lạnh (se lạnh và hơi khô) “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát, của những trái ổi chín vàng

Trang 9

+Sương chùng chình: những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn, có cảm nhận riêng cũng nhẹ nhàng, thong thả qua ngưỡng cửa của mùa thu.

=> Sự góp mặt của làn sương buổi sớm cùng với hương ổi đã làm con người giật mình thảng thốt: Hình như thu đã về.

- Cảm xúc của nhà thơ:

+ Kết hợp một loạt các từ: “bỗng, phả , hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận Vì đó là những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua hay là vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra? Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật Từng cảnh sang thu của cảnh vật đã thấp thoáng hồn người cũng chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng…

- HÌnh ảnh thiên nhiên sang thu còn được nhà thơ phát hiện bằng những hình ảnh quen thuộc làm nên một bức tranh

mùa thu đẹp đẽ và trong sáng:

+Dòng sông quê hương thướt tha mềm mại, hiền hoà trôi một cách nhàn hạ, thanh thản sau những ngày hè nước lũ, gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên thiên mùa thu

+ Những cánh chim chiều bắt đầu vội vã bay về phương nam tránh rét trong những buổi hoàng hôn.

+ Đối lập với hình ảnh trên, hình ảnh “ đám mây mùa hạ” được nhà thơ cảm nhận đầy thú vị qua sự liên tưởng độc

đáo: “vắt nửa mình sang thu” Gợi hình ảnh một làn mây mỏng, nhẹ, kéo dài của mùa hạ còn sót lại như lưu luyến, đó

là vẻ đẹp của bầu trời sang thu Tất cả đều chầm chậm, -từ từ, không vội vã, không hối hả.

=>Bằng sự cảm nhận qua nhiều giác quan, sự liên tưởng thú vị bất ngờ, với tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của tác giả, tất

cả không gian cảnh vật như đang chuyển mình từ từ điềm tĩnh bước sang thu Người đọc cảm nhận cả về không gian

và thời gian chuyển mùa thật là đẹp, thật là khêu gợi hồn thơ.

- “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã không chỉ mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về mùa thu quê hương mà còn làm sâu sắc hơn tình cảm quê hương trong trái tim mọi người.

- Miêu tả mùa thu bằng những bước chuyển mình của vạn vật, Hữu Thỉnh đã góp thêm một cách nhìn riêng, một lối miêu tả riêng cho mùa thu thi ca thêm phong phú

Tham khảo đoạn văn mẫu:

Trước hết là những cảm nhận nhạy bén, bất ngờ ở bốn câu thơ đầu:

Bỗng nhận ra hương ổi……….đã về

Cảm nhận về mùa thu đến của nhà thơ không có lá rụng như thơ xưa, cũng không có màu vàng như trongthơ mới mà bằng những cảm nhận rất riêng, rất mới Nhà thơ cảm nhận thu sang bắt đầu bằng khứu giác(hương ổi), rồi xúc giác ( gió se), tiếp đó là cảm nhận của thị giác (Sương chùng chình qua ngõ), cuối cùng làcảm nhận của lí trí: “Hình như thu đã về” Chỉ những người thực sự yêu mùa thu, yêu làng quê và gắn bó vớiquê hương đất nước mới có được những cảm nhận tinh tế như vậy

Từ những cảm nhận của các giác quan tác động đến lí trí, cảm xúc của tác giả về mùa thu đến như tràn ra,hoà vào cảnh vật xung quanh: “Sông được lúc dềnh dàng… sang thu”

Sự vật ở thời điểm giao mùa hạ - thu đã bắt đầu chuyển đổi Sông thì “dềnh dàng”, chim thì “vội vã” Đặcbiệt cảm giác giao mùa được tô đậm bằng hình ảnh đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”

Ở hai khổ thơ đầu, các từ ngữ chùng chình, dềnh dàng, vội vã, vắt nửa mình vốn là những từ ngữ dùng để

chỉ trạng thái, tính chất của người được tác giả dùng để miêu tả thiên nhiên, vì thế cảnh vật trở nên sống động,

có hồn

BÀI 4

NGHĨA CỦA TỪ

A TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I Nghĩa đen và nghĩa bóng

- Nghĩa đen là nghĩa gốc của từ (hay còn gọi là nghĩa chính)

VD: Trông lên trời, Hải bỗng thấy mây đen ùn ùn kéo đến (Trông = nhìn)

- Nghĩa bóng là nghĩa phụ được hiểu rộng ra từ nghĩa đen (hoặc được suy ra từ nghĩa gốc)

+ Chị cứ đi giặt đi, tôi trông cháu hộ cho (trông = coi, giữ)

+ Đã một tuần nay, em trông anh quá (trông = mong, mong đợi)

+ Xuân: (danh từ) => Mùa đầu tiên của một năm, từ tháng giêng đến tháng 3 Từ “xuân”có một số nghĩa

chuyển sau:

Chỉ một năm: Ba xuân đã trôi qua.

Chỉ tuổi trẻ, sức trẻ: tuổi xuân, sức xuân: Một năm một tuổi như đuổi xuân đi

Trang 10

Cuộc sống mới tươi đẹp: Xuân ơi xuân, em mới đến dăm năm

Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội

II Từ đồng nghĩa:

- Là những từ khi đọc, viết khác nhau nhưng có nghĩa tương tự nhau

- Có hai loại từ đồng nghĩa:

+ Từ đồng nghiã hoàn toàn: Là những từ đồng nghĩa không có sắc thái ý nghĩa biểu thị hoặc biểu cảm

khác nhau: Mẹ, u, bầm, má; té, ngã ; thi nhân, thi sĩ, nhà thơ; quả, trái

+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: là những từ đồng nghĩa có sắc thái ý nghĩa biểu thị hoặc biểu cảmkhác nhau:

VD: Xinh, đẹp khác nhau về sắc thái ý nghĩa biểu thị (xinh nói về hình thức bề ngoài, kích thước của sự vật có đặc trưng, xinh phải nhỏ nhắn so với sự vật cùng loại; đẹp không chỉ nói về hình thức mà còn nói tới

IV Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau

VD: no >< đói; giàu >< nghèo

* Lưu ý:

- Danh từ trái nghĩa có ít, động từ và tính từ trái nghĩa có nhiều hơn

* Chú ý: có những từ vốn không phải là những cặp từ trái nghĩa nhưng theo cách dùng của các nhà thơ,nhà văn trong văn cảnh thì chúng lại là những cặp từ trái nghĩa

VD:

Thiếu tất cả ta rất giầu dũng khí

Sống chẳng cúi đầu; chết, vẫn ung dụng

Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hoá anh hùng

Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo

- Một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa với nó tùy theo cách dùng từ đó trong từng lời nói (hoặc câu văn)khác nhau

VD: đứng >< ngồi ( kẻ đứng người ngồi)

Đứng >< quỳ: ( Chết đứng còn hơn sống quỳ)

Đứng >< chạy ( Đồng hồ lúc chạy lúc đứng)

V Từ cùng âm khác nghĩa ( từ đồng âm): là những từ khi đọc, viết giống nhau nhưng nghĩa lại khác

nhau hoàn toàn hoặc có nét nghĩa chung (nghĩa đen- nghĩa bóng)

VD: Con ngựa đá con ngựa đá

Đá 1: động tác hất mạnh chân lên (động từ)

Đá 2 : vật cứng (danh từ)

* Lưu ý: các từ đồng âm khác nghĩa thường dùng để chơi chữ

VD: Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng

Thầy bói xem quẻ nói rằng

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn

(Ca dao)Lợi 1 : Chỉ lợi ích

Lợi 2 : Phần thịt bao quanh răng

B BÀI TẬP LUYỆN

Bài 1:

a Chỉ ra từ trái nghĩa trong câu thơ sau:

Trang 11

Sớm trông mặt đất, thương xanh núi

Chiều vọng chân mây, nhớ tím trời.

b Điền cặp từ trái nghĩa phù hợp vào những câu sau:

a ………người……….nết b …………nhà……….bụng.

Bài 2:

a Tìm từ dùng sai trong câu văn sau và sửa lại cho đúng:

Nguyễn Trãi là vị anh hùng dân tộc có những phẩm chất tuyệt đối khiến ta khuất phục

b.Tìm bốn từ đồng nghĩa với từ được gạch dưới? Cho biết từ “chén” mang sắc thái ý nghĩa như thế nào trongcâu?

Khách đến thì mời ngô nếp nướng

Săn về thường chén thịt rừng quay.

Bài 3:

a Xếp các kết hợp từ sau đây thành hai loại: loại dùng theo nghĩa đen, loại dùng theo nghĩa bóng:

Đầu người, đầu sông, đầu sóng, đầu bảng, thi chạy, chạy trốn, máy chạy, bán chạy, chạy ăn

c Bao nhiêu mưa nắng ngày xưa.

Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan

(Trần Đăng Khoa)

Từ “mưa, nắng” được dùng theo nghĩa đen hay nghĩa bóng? Vì sao em nghĩ như vậy?

Bài 4: Đọc câu thơ sau:

Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển.

Xanh trời, xanh của những ước mơ.

a Phép tu từ nghệ thuật nào được dùng trong đoạn thơ trên? Nêu giá trị của nó?

b Từ “xanh” thứ 6 trong hai câu thơ trên có nghĩa giống với từ “xanh” đứng trước nó không? Vì sao?Hãy giải thích?

Bài 5:Tìm các từ trái nghĩa với các từ sau: tròn trịa, khôn ngoan, thẳng tắp, ngắn ngủi, xanh xao, buồn bã Bài 6: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” khuyên ta điều gì?

Bài 7: Với mỗi từ cho sẵn: ăn, biếu, xách, thuyền, đất nước, dũng cảm Em hãy tìm hai từ cùng nghĩa hoặc

b Phân biệt nghĩa của các từ gần nghĩa (gạch dưới) trong các dòng thơ sau:

- Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao (Nguyễn Khuyến)

- Tháng tám mùa thu xanh thắm ( Tố Hữu)

- Một vùng cỏ mọc xanh rì (Nguyễn Du)

- Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc (Chế Lan Viên)

- Cỏ non xanh tận chân trời (Nguyễn Du)

Trang 12

b Từ “trông” và từ “chạy” trong các câu sau đây được dùng theo nghĩa nào?

+ Bà cụ mới qua đời, chị ấy không biết trông vào đâu

+ Van nợ lắm khi trào nước mắt

Chạy ăn từng bữa toát mồ hôi

C Bài tập về nhà.

Học thuộc phần lí thuyết và làm nốt các bài tập còn lại

Chữa bài tập buổi 4

Bài 1:

a.Chỉ ra từ trái nghĩa trong câu thơ sau:

Sớm trông mặt đất, thương xanh núi

Chiều vọng chân mây, nhớ tím trời.

b Điền cặp từ trái nghĩa phù hợp vào những câu sau:

Xấu người đẹp nết; hẹp nhà rộng bụng.

Bài 2:

a Tìm từ dùng sai trong câu văn sau và sửa lại cho đúng:

- Tuyệt đối => tuyệt vời, Khuất phục => khâm phục

b.- 4 từ đồng nghĩa với từ “chén”: ăn, xơi, nốc,

Bài 3:

a Xếp các kết hợp từ sau đây thành hai loại: loại dùng theo nghĩa đen, loại dùng theo nghĩa bóng:

Nghĩa đen: Đầu người, thi chạy

Nghĩa bóng: đầu sông, đầu sóng, đầu bảng, chạy trốn, máy chạy, bán chạy, chạy ăn

b.Bao nhiêu mưa nắng ngày xưa.

Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan

(Trần Đăng Khoa)

Từ “mưa, nắng” được dùng theo nghĩa bóng Mưa nắng tượng trưng cho những khó khăn vất vả ở đời

Bài 4

a Điệp từ “xanh” để nhấn mạnh sức sống bất diệt của đất nước

c Từ “xanh” thứ 6 trong hai câu thơ trên mang nghĩa ẩn dụ chỉ ước mơ đẹp.

Bài 5:Từ trái nghĩa với các từ sau:

Trang 13

Tròn trịa – méo mó; khôn ngoan – ngu dốt; thẳng tắp – cong queo; ngắn ngủi – dài ngoẵng; xanh xao

-hồng hào; buồn bã – vui vẻ.

Bài 6: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” khuyên ta :

Bài 7: Với mỗi từ cho sẵn: ăn, biếu, xách, thuyền, đất nước, dũng cảm Em hãy tìm hai từ cùng nghĩa hoặc

gần nghĩa

Bài 8: - Điểm giống nhau : chỉ trạng thái vắng vẻ, tĩnh lặng

- Điểm khác nhau :

+ Yên tĩnh: trạng thái không có tiếng ồn, tiếng động hoặc không bị xáo động

+ Im lìm: trạng thái hoàn toàn không có tiếng động, tựa như không có biểu hiện gì của sự sống

+ Vắng lặng: vắng vẻ và lặng lẽ

Bài 9:

a Những từ : đeo, cõng, vác, ôm không thể thay thế cho từ “địu” trong dòng thơ bởi vì từ “địu” có sắc thái

nghĩa riêng mà các từ gần nghĩa kia không có

b Phân biệt nghĩa của các từ gần nghĩa (gạch dưới) trong các dòng thơ sau:

- xanh ngắt: xanh một mầu trên diện rộng.

- xanh thắm : xanh tươi và đằm thắm

-xanh rì : xanh đậm và đều như mầu của cây cỏ rậm rạp.

- xanh biếc : xanh lam đậm và tươi ánh lên

xanh tận chân trời : Xanh ngút tầm mắt.

Bài 10 : Cặp từ trái nghĩa: tối- sáng.

- Cái hay: chữ “tối” ở đây được hiểu theo nghĩa đen, chữ sáng hiểu theo nghĩa bóng Nơi những căm hầm tốităm, thiếu ánh sáng tự nhiên lại là nơi toả ra ánh sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của lòng yêu nước,của tinh thần bất khuất, kiên cường- cái đã làm nê “sức mạnh Việt Nam”

b Từ “trông” và từ “chạy” trong các câu sau đây được dùng theo nghĩa bóng:

- Từ “Trông” có nghĩa là : dựa, nhờ vả

- TỪ “chạy” có nghĩa là : lo toan, tính toán

Bài 5+ 6

CÁCH XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN

A Lý thuyết.

1 Vài nét chính về đoạn văn

- Đoạn văn là 1 bộ phận hoàn chỉnh của một bài văn hoặc của một tác phẩm văn học.

- Về hình thức : đoạn văn bao gồm nhiều câu Mở đoạn tính từ chỗ viết hoa lùi đầu vào 1 ô, kết đoạn bằng chấm xuống dòng.

- Về nội dung :

+ Đoạn văn diễn đạt trọn vẹn 1 ý.

+ Đoạn văn phải có chủ đề thống nhất, các câu trong đoạn cùng hướng vào làm nổi bật chủ đề của đoạn.

+ Nếu trong đoạn văn có câu chứa chủ đề của đoạn thì gọi đó là câu chốt (Câu chốt có thể đứng ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn)

+ Nếu trong đoạn văn không có câu chốt thì chủ đề của đoạn toát lên từ cách liên kết các câu trong đoạn.

2 Các cách trình bầy nội dung trong một đoạn văn :

a Cách 1 : (Đoạn văn diễn dịch)

- Gồm nhiều câu, trong đó câu mở đầu đoạn nêu ý chung, khái quát của cả đoạn văn, các câu còn lại nêu các ý chi tiết, cụ thể làm sáng tỏ ý của đầu đoạn Câu nêu ý chung, khái quát của cả đoạn còn gọi là câu chốt (câu chủ đề) của đoạn văn.

VD : Đà lạt là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng vào bậc nhất của nước ta (1) Đà Lạt phảng phất

tiết trời của mùa thu với sắc trời xanh biếc và không gian thoáng đãng, mênh mông, quanh năm không biết đến mặt trời chói chang mùa hè(2) Đà Lạt giống như một vườn lớn với thông xanh và hoa trái xứ lạnh (3) Những vườn lê, táo… trĩu quả, những vườn su hào, xà lách, cải bắp mơn mởn nối liền với thảm cỏ xanh trải nghiêng dưới chân núi đến những rừng thông hoa lá màu xanh mượt mà, bất tận…(4)

*Nhận xét :

- Đoạn văn trên gồm 4 câu, câu 1 là câu chốt nêu ý chung, khái quát của cả đoạn.

- Các câu 2,3,4 còn lại nêu các ý nhỏ hơn, người viết dùng lí lẽ và dẫn chứng để để giải thích vì sao lại coi Đà Lạt là nơi nghỉ mát nổi tiếng của nước ta

b Cách 2 : ( Đoạn văn quy nạp ) :

Trang 14

- Gồm nhiều câu, trong đó câu nêu ý chung khái đứng ở cuối đoạn văn Các câu đứng trước nó phân tích chi tiết, cụ thể

VD : Thạch Sanh hay giúp đỡ người nghèo (1) Chàng luôn bênh vực kẻ yếu (2) Thạch Sanh quả là người nhân hậu.(3)

*Nhận xét :

- Đoạn văn trên gồm 3 câu Câu 1, 2 nêu chi tiết cụ thể các biểu hiện của tấm lòng nhân hậu ở Thạch Sanh : giúp đỡ người nghèo, bênh vực kẻ yếu Câu 3 là câu chốt rút ra ý chung khái quát nội dung của cả đoạn văn.

c Cách 3 : ( Đoạn văn Tổng – phân – hợp)

- Câu đầu giới thiệu ý khái quát của toàn đoạn Sau nó là một chuỗi câu cụ thể, minh hoạ cho câu đầu Cuối cùng là một câu khái quát nữa

- Câu đầu và câu cuối tuy cùng là những câu khái quát nhưng nội dung và hình thức của hai câu đó có những khía cạnh khác nhau:

+ Về nội dung: câu đầu (câu mở) là câu thông báo ý chính sẽ trình bầy trong đoạn Còn câu cuối (câu kết) là câu nhấn mạnh thêm hoặc xem xét, đánh giá, nêu cảm nghĩ.

+ Về hình thức: Câu mở có sắc thái bình thường, có đủ chủ và vị ngữ Câu kết thường mang sắc thái biểu cảm bộc lộ thái độ, cảm xúc của người viết

VD : Đà lạt là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng vào bậc nhất của nước ta (1) Đà Lạt phảng phất

tiết trời của mùa thu với sắc trời xanh biếc và không gian thoáng đãng, mênh mông, quanh năm không biết đến mặt trời chói chang mùa hè(2) Đà Lạt giống như một vườn lớn với thông xanh và hoa trái xứ lạnh (3) Những vườn lê, táo… trĩu quả, những vườn su hào, xà lách, cải bắp mơn mởn nối liền với thảm cỏ xanh trải nghiêng dưới chân núi đến

những rừng thông hoa lá màu xanh mượt mà, bất tận…(4) Yêu biết mấy xứ sở thần tiên này ! (5)

*Nhận xét :

- Đoạn văn trên gồm 5 câu

- Câu 1 nêu ý chung, khái quát của cả đoạn

- Các câu 2,3,4 nêu các ý chi tiết hơn để làm rõ sự nổi tiếng của Đà Lạt

- Câu 5 là câu kết đoạn nêu cảm xúc của người viết.

c.Cách 4 : (Đoạn văn song hành)

- Gồm nhiều câu; ý của mỗi câu đều ngang nhau Không có ý này bao quát ý kia hoặc ý này móc vào ý kia.

- Không có câu chốt.

VD: Đêm ấy trời mưa phùn (1) Đêm hôm sau lại mưa tiếp …(2) Cỏ mọc tua tủa (3) Một màu xanh non ngọt

ngào, thơm ngát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi … (4)

B Luyện tập.

Bài 1: Cho các đoạn văn sau:

a Biển rất đẹp Buổi sáng, nắng sớm tràn trên mặt biển Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.

Những cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm chiếu vào sáng rực lên, ở xa trông như đàn bướm trắng lượn giữa trời xanh.

b Mặt trời cuối thu nhọc nhằn chọc thủng màn sương, từ từ nhô lên ngàn cây trên dãy núi đồi lẹt xẹt Bầu trời dần dần

tươi sáng Tất cả thung lũng đều hiện màu vàng Hương vị thôn quê đầy vẻ quyến rũ ngào ngạt mùi lúa chín.”

c Đến giờ tan học, từng đoàn học sinh tung tăng, tay xách cặp, miệng ríu rít chuyện trò Các cô chú tan sở ra

về Xe cộ qua lại như mắc cửi, tiếng ồn ào vang lên khắp nơi Đường phố bây giờ quả là tấp nập

a Hãy nói rõ từng đoạn văn a, b, c được trình bày theo cách nào trong 4 cách trình bầy đoạn văn ở trên?

b Đoạn văn nào có câu chốt? Gạch chân vào các câu chốt đó?

Bài 2: Viết một đoạn văn theo cách 3 (tổng - phân - hợp) tả lại khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu.

C Bài tập về nhà

Đề tập làm văn số 3: Hãy viết một bài tập làm văn tả lại bà nội yêu quý của em.

(Khi viết, chú ý xây dựng các đoạn văn: mở bài, thân bài, kết bài cho hợp lí Phần thân bài triển khai thànhnhiều đoạn văn, mỗi đoạn văn triển khai một ý lớn của bài viết)

Hs có thể tham khảo một vài gợi ý của dàn ý sau:

- Giản dị, mộc mạc, cần cù, siêng năng…

- Sẵn sàng hi sinh cho con cháu

Trang 15

- Bà rất thương yêu các cháu, chăm sóc các cháu tận tình

- Bà thuộc nhiều ca dao, truyện cổ tích

- yêu mến, gắn bó với ngôi nhà thân thuộc, với làng xóm, quê hương…

C.Kết bài :Tình cảm của các cháu đối với bà :

- Các cháu rất yêu quý và biết ơn bà

- Bà được mọi người yêu mến, nể trọng

- Em mong bà khoẻ mạnh, sống lâu

VD: Cò và vạc là hai anh em nhưng tính nết rất khác nhau.(1) Cò thì ngoan ngoãn, chăm chỉ học giỏi

được thầy yêu bạn mến.(2) Còn Vạc thì lười biếng, suốt ngày chỉ nằm ngủ.(3)

Câu 1: giới thiệu về hai anh em

Câu 2: tính nết của Cò

Câu 3: tính nết của Vạc

Cả 3 câu diễn đạt ý cơ bản tính nết của Cò và Vạc => 3 câu có sự liên kết với nhau về ý => đảm bảo sựliên kết câu

2 Phương pháp liên kết câu:

Là cách dùng từ ngữ để duy trì đối tượng được nói tới trong các câu làm cho mối quan hệ về ý nghĩa giữacâu này với câu khác gắn bó, chặt chẽ, rõ ràng hơn

3 Một số phép liên kết câu thường gặp:

a Phép lặp: là cách dùng đi dùng lại một từ, một ngữ nào đó đã được nói tới ở câu trước nhằm duy trì đốitượng được nói tới để liên kết câu

VD : Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao, chắc nịch Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ.

Nhận xét: Đoạn văn trên có 4 câu, câu nào cũng có một chữ “trời” và một chữ “biển” Đó là lặp từ vựng

Cả 4 câu đều là câu ghép chuỗi, câu nào cũng có 2 vế C- V, cấu trúc giống nhau, vế 1 có “trời”làm chủngữ, vế 2 có “biển”làm chủ ngữ Đó là lặp cấu trúc ngữ pháp

- Cần phân biệt phép lặp từ ngữ để liên kết câu với lỗi lặp từ

- Cần phân biệt phép lặp liên kết câu với việc lặp từ ngữ một cách ngẫu nhiên không có giá trị liên kếtcâu

VD: Tôi và Nhi rất thân nhau Chúng tôi thường cùng nhau học tập và vui chơi.

- Có 3 cách sử dụng phép lặp: Lặp từ vựng, lặp cấu trúc ngữ pháp, lặp ngữ âm

Trang 16

- Tác dụng : Phép lặp không chỉ để liên kết câu mà còn tạo ra những sắc thái tu từ khác như để nhấn ý, đểtạo nên nhạc điệu, nhịp điệu … Phải biết sử dụng phép lặp hợp lý, lặp nhưng không được thừa.

VD : Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa…

VD1: Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta.

- Các phương tiện dùng trong phép thế là:

+ Thế đại từ (Nó, họ, chúng, thế, vậy, đây, đó, nọ, kia …)

+ Thế bằng các từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa

- Các từ ngữ khác cùng chỉ về một sự vật, sự việc

VD 2 : Một chú nhái con màu xanh lục nhảy dưới chân em Em định bắt nó Nó thoát được Em đuổi

theo nó và vồ hụt ba lần liền Cuối cùng em tóm lấy hai đầu chân sau của nó và em bật cười nhìn con vật cố

giãy giụa thoát thân….”

(Bố của Xi Mông – Mô-Pa-Xăng)

- Thế đại từ: Chú nhái -> Nó

- Thế bằng từ gần nghĩa: chú nhái -> con vật

VD3 : Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu cho sức mạnh của dân tộc Việt Nam Người trai làng Phù Đổng ấy đã vươn vai “lớn bổng dậy ngàn cân”.

c Phép nối:

- Là cách dùng quan hệ từ, từ ngữ chuyển tiếp đứng ở đầu câu sau để nối ý với các câu trước làm chomối quan hệ các câu thêm rõ ràng

- Những từ thường dùng trong phép nối:

+ Quan hệ từ: Và, vì, nhưng, thì, mà, nếu, cho nên, rồi…

VD1 : Bây giờ đồng nào cũng đầy lúa sớm Cho nên con chim Ngói mới sớm mai bảnh mắt đã no kềnh + Từ ngữ chuyển tiếp: Bởi vậy, dầu vậy, nếu thế, tuy thế, vậy mà, đã vậy, ngoài ra …

VD1: Bà ấy đau quá Không kêu được một tiếng Không lê được một bước.

Câu 2 và 3 lược chủ ngữ “bà ấy”

VD2: Cóc thấy nguy quá bèn lên thiên đình kiện trời Dọc đường, gặp cua, gấu, cọp, ong và cáo.

Trang 17

C BÀI TẬP VỀ NHÀ

1 Học thuộc phần kiến thức của bài học

2 Ôn tập lại kiến thức ngữ pháp đã học ở lớp 5 để chuẩn bị cho tiết học tới

3 Đề tập làm văn số 4: Hãy tả lại một cơn mưa rào bất chợt

Bài 8+ 9

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ

A TÓM TẮT LÝ THUYẾT.

Phép tu từ: Là những cách dùng từ ngữ gọt giũa, có hình ảnh bóng bảy làm cho lời thêm hay, ý thêm đẹp

để nâng cao hiệu quả diễn đạt

1) Phép tu từ so sánh: Là phương pháp đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương

đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

- So sánh bao giờ cũng có hai vế: Giữa vế được so sánh và vế so sánh

- Thường có các từ so sánh : như, tựa, hơn, giống, là

VD: Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

- Giá trị và ý nghĩa: So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinhđộng; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc Hầu như đọc những tác phẩm văn thơ hay, ta bắtgặp bao hình ảnh so sánh, độc đáo, ý vị:

2) Nhân hoá: là biện pháp nghệ thuật biến sự vật cũng có tâm hồn, ý nghĩ, hành động … như con người VD: Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp

- Các kiểu nhân hoá:

+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật: Bồ các là bác chim ri Chim ri là dì sáo sậu….

+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật

VD: Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được.

+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với con người

TRâu ơi ta bảo trâu này.

Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta

- Giá trị và ý nghĩa: Biện pháp nghệ thuật nhân hoá được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ làm cho thơ văngiàu hình tượng và biểu cảm, cảnh vật thiên nhiên hay động vật, sự vật vô tri vô giác được nhân hóa trở nêngần gũi thân thiết với con người, gợi cho người đọc bao liên tưởng thú vị

VD: Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh

Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây

Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh

Sưởi ấm lòng chiến sĩ dưới hàng cây”

Trang 18

3 ) Ẩn dụ : - Ẩn dụ là phương pháp gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét

tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

VD: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Từ “mặt trời”ở câu thơ thứ hai là một ẩn dụ, dùng để chỉ Bác Hồ (vế được so sánh không nêu ra)

+ Ngoài thềm rơi chiếc lá đa.

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

 Rơi rất nhẹ=> rơi rất mỏng (chuyển đổi cảm giác từ thính giác qua thị giác)

4) Hoán dụ: là biện pháp nghệ thuật gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện

tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

Đầu xanh có tội tình chi

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi

(Nguyễn Du)

Đầu xanh, má hồng, ở hai câu thơ trên là các hoán dụ được xây dựng từ mối quan hệ giữa bộ phận và toàn

bộ chỉ tuổi trẻ và người con gái

- Hoán dụ làm cho lời văn thêm sinh động, gợi cảm, nó giúp ch người ta nhấn mạnh được đặc điểm nổibật của sự vật

* So sánh các đặc điểm của ẩn dụ và hoán dụ

- Điểm giống nhau:

+ Cấu tạo chỉ có một vế biểu hiện

+ Nghĩa của ẩn dụ và hoán dụ đều là nghĩa chuyển tu từ

- Điểm khác nhau:

+ Trong ẩn dụ, quan hệ giữa sự vật được nói ra và sự vật muốn nói tới là quan hệ tương đồng nghĩa làgiữa chúng ít nhất có một nét giống nhau

VD: Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông

Lửa và hoa lựu có nét giống nhau về mầu sắc (đỏ) Vì vậy lửa ở câu thơ trên là ẩn dụ chỉ hoa.

+ Trong hoán dụ, quan hệ giữa sự vật được nói ra và sự vật muốn nói tới là quan hệ gần gũi có thực

VD: Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

(Tố Hữu)

Áo chàm và người dân Việt Bắc là hai sự vật có quan hệ gần gũi với nhau, đó là mối quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật (áo chàm) và sự vật có dấu hiệu (người dân Việt Bắc) Cho nên áo chàm trong câu thơ trên là hoán dụ, chỉ người dân Việt Bắc.

5) Điệp ngữ: Là một biện pháp nghệ thuật nhắc đi nhắc lại một từ, một ngữ để ý diễn đạt làm nổi rõ một

Ngày ngày em đứng em trông

Trông non non ngất, trông sông sông dài

Trông mây, mây kéo ngang trời

Trang 19

Trông trăng, trăng khuyết, trông người người xa

6 Đổi trật tự cú pháp : Là biện pháp thay đổi trật tự thông thường của các thành phần trong câu, của các

thành tố trong cụm từ nhằm nhấn mạnh ý và làm cho câu có thêm tính gợi cảm, gợi hình tượng Đổi trật tự cú pháp còn gọi là đảo ngữ Trong thơ, có lúc vì vần,vì thanh điệu, nhịp điệu mà phải đảo ngữ Có nhiều cách

+ Đảo bổ ngữ lên đầu câu:

Lả tả những cánh mai vàng bay trước gió

B BÀI TẬP LUYỆN (buổi 8+ 9)

Bài 1:

a Đứng canh trời đất bao la

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi (Trần Đăng Khoa)

Câu thơ trên có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Từ ngữ nào cho em biết điều đó?

b Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông (Nguyễn Du)

Hình ảnh “lửa lựu lập loè” gợi cho em hình dung thấy gì?

Bài 2 : Đọc hai câu thơ sau

Cảnh khuya

Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

(Cảnh khuya - Hồ Chí Minh- 1947)

a Chỉ ra các phép tu từ được sử dụng trong bài thơ trên?

b Thử hình dung trong tưởng tượng của em hình ảnh mà hai câu thơ trên đã gợi ra?

Bài tập 3 :

a Hãy phát hiện và chỉ rõ các phép tu từ được sử dụng trong các câu sau đây:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

(Viễn Phương - Viếng lăng Bác)

b Hãy tìm biện pháp tu từ và phân tích giá trị biểu đạt, biểu cảm của các biện pháp tu từ đó trong 4 câuthơ sau bằng một đoạn văn

“Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm, tay níu, tre gần nhau thêm Thương nhau tre không ở riêng Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người “

(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)

C BÀI TẬP VỀ NHÀ

Bài 1

a Trước khi lên đường cứu nước, Trần Quốc Toản nói với mẹ:

“Xin mẹ ở nhà giữ ngọc gìn vàng để con được yên lòng xông pha trận mạc”

Hãy tìm hình ảnh ẩn dụ trong câu văn trên, sau đó phân tích hình ảnh ẩn dụ đó diễn tả điều gì ? Đồng thời

nó bộc lộ tình cảm của người con đối với mẹ như thế nào ?

b Nói đến tình nghĩa đồng bào, xưa nay nhân dân ta thường nhắc tới những câu:

- Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Trang 20

Câu ca dao trên sử dụng biện pháp ẩn dụ hay so sánh ? Hãy phân tích để làm rõ ý kiến của em.

Bài 2: Nêu cảm nhận của em về cái hay của câu thơ sau: Trường Sơn chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.

Bài 3: Viết bài văn ngắn (15 đến 20 dòng) tả cảnh trời chiều theo ý thơ sau:

Chiều kéo lên một mảng trời màu biển Mây trắng giăng- bao con sóng vô bờ Diều no gió - những cánh buồm hiển hiện Biển trên trời- em bé bỗng reo to.

Chữa bài tập của buổi 8+ 9

Bài 1: Câu a: sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá Từ “đủng đỉnh” cho ta hình dung dừa giống như một

con người hiên ngang bình thản trước trời đất bao la

Câu b sử dụng phép tu từ ẩn dụ: gợi tả vẻ đẹp của hoa lựu dưới đêm trăng sáng của mùa hè Khi con chimquyên gọi hè về cũng là lúc hoa lựu nở đỏ và hoa lựu càng đỏ hơn khi nó được phản chiếu ánh sáng của trăng.Một cảnh tượng thiên nhiên thật đẹp và thi vị

- Sau âm thanh mơ màng đó là hình ảnh “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” Người đọc như hình dung ra những nét vẽ bằng ngôn từ của đêm trăng Điệp từ “lồng” được sử dụng thật đắt, thật hay, nó nên từng lớp, từng tầng của cảnh vật và trăng; nó như đan chéo hoà, hoà hợp quấn quýt với nhau có đầy

đủ cả hình ảnh lẫn sắc màu => Tạo nên vẻ đẹp lung lính, ảo huyền, chỗ đậm, chỗ nhạt: bóng cây cổ thụ lấp loáng ánh trăng, lại có bóng lá, bóng cây, bóng trăng in vào khóm hoa, in lên mặt đất thành những bông hoa trăng dệt thêu như gấm Chỉ có hai mầu sáng - tối, trắng – đen mà người đọc có thể hình dung

đủ trăm mầu, nghìn sắc.

Gợi ý bài 3:

a Hình ảnh ẩn dụ: Mặt trời trong lăng ẩn dụ cho Bác Hồ

- Mặt trời trên lăng là mặt trời của thiên nhiên đem lại sự sống cho muôn loài

- Mặt trời trong lăng là trái tim của Bác, Bác là vầng mặt trời soi sáng cho cách mạng và sưởi ấm tráitim của mỗi con người chúng ta

 Đây là một sáng tạo riêng của nhà thơ Viễn Phương về hình ảnh Bác Hồ thể hiện sự tôn kính, ngưỡng

mộ của nhân dân đối với Bác Hồ

b “Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu, tre gần nhau thêm

Thương nhau tre không ở riêng

Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người “

Đoạn thơ trên đã nói lên được những phẩm chất truyền thống đẹp đẽ của con người Việt Nam, dân tộcViệt Nam Phải chăng đó là vẻ đẹp của tình thương, khối đoàn kết ? Tình thương trong gia đình, làng xóm,tình nhân ái « lá lành đùm lá rách », mở rộng trong cả đất nước, cả dân tộc Câu thơ « thương nhau trekhông ở riêng Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người » như một lời thâu tóm, nhấn mạnh để giải đáp cộinguồn sức sống hiên ngang, bất khuất, bất diệt của cây tre, của mỗi con người nói riêng cũng như của đấtnước muôn loài cây cỏ, của dân tộc VN nói chung Âm điệu của mấy chữ « lũy thành từ đó » và giọngđiệu nhắn gửi « hỡi người » vang lên đầy kiêu hãnh, đầy tự hào Cây tre muốn trả lời câu hỏi mở đầu củanhà thơ : « mà sao nên luỹ nên thành tre ơi ! », hay chính nhà thơ tự trả lời sau những phút giây chiêmngưỡng và nghĩ suy, rung động trước cây tre, hàng tre, trước những vẻ đẹp của đất nước, con người Việt

Trang 21

Nam ? Câu thơ đã nói lên được một truyền thống thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam : truyền thốngđoàn kết, thương yêu, cả nứơc như một nhà, trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn tạo ra được sức mạnh chống

đỡ kẻ thù, bảo vệ lẫn nhau Nhà thơ thật tài tình khi sáng tạo được những hình ảnh « thân bọc lấy thân »,

« tay ôm tay níu » và chắc đã rất xúc động khi viết nen hai chữ « thương nhau » Rõ ràng, những ngôn từhình ảnh đó đâu phải chỉ dành tả cây tre ! Đấy là con người, là tình người cao cả, thiêng liêng và bất diệt

C BÀI TẬP VỀ NHÀ

Bài 1

a Giữ ngọc gìn vàng là cách nói ẩn dụ : (ngọc, vàng là hình ảnh ẩn dụ cho sức sức khoẻ của bà mẹ) Quacách nói đó ta thấy Trần Quốc Toản rất yêu quý, quan tâm và lo lắng cho sức khoẻ của mẹ Trần Quốc Toản

là một người con hiếu thảo

b Nói đến tình nghĩa đồng bào, xưa nay nhân dân ta thường nhắc tới những câu:

- Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Câu ca dao trên sử dụng biện pháp ẩn dụ : bầu, bí ẩn dụ cho những người cùng một cộng đồng, một dântộc, một tập thể, một gia đình… Câu ca dao khuyên chúng ta phải biết đoàn kết yêu thương nhau

Gợi ý bài 2 : Tác giả đã dùng cái cụ thể để so sánh với cái trừu tượng, dùng những hình ảnh thiên nhiên

thân thuộc, gợi cảm, hùng vĩ để diễn tả những điều lớn lao, cao quý Dãy Trường Sơn vững chãi, sừng sữngđược ví với chí lớn ông cha, còn dòng sông Cửu Long mênh mông được sánh với tấm lòng sâu nặng, bao lacủa mẹ Những hình ảnh so sánh này vừa diễn tả được cảnh đẹp đất nước, vừa thể hiện lòng tự hào, trân trọngcủa tác giả về những phẩm chất cao quý của dân tộc Chúng ta vừa có ý chí bất khuất, vừa giàu tình yêuthương con người

Bài 3: Viết bài văn ngắn (15 đến 20 dòng) tả cảnh trời chiều theo ý thơ sau:

Chiều kéo lên một mảng trời màu biển Mây trắng giăng- bao con sóng vô bờ Diều no gió - những cánh buồm hiển hiện Biển trên trời- em bé bỗng reo to.

Gợi ý: Các ý cần có:

- Cảnh một bầu trời buổi chiều của một làng ven biển: xanh trong như màu nước biển, lớp lớp mây trắngtrên trời trông như những đợt sóng vỗ bờ Những cánh diều no gió chao lượn lơ lửng trên bầu trờichẳng khác nào những cánh buồm trên biển cả

- Trước mắt là một cảnh tượng thật thú vị và bất ngờ: cảnh biển ở trên trời cao

- Cảm xúc của em bé

- (Cần miêu tả bằng cách so sánh, nhân hoá, và dùng từ ngữ gợi cảm xúc)

Trang 22

Bước 2: Chú ý nhận ra những dấu hiệu nghệ thuật độc đáo và khác lạ để phân tích, chỉ ra được vai trò, tác

dụng của những tín hiệu nghệ thuật ấy trong việc thể hiện nội dung Chú ý một số tín hiệu nghệ thuật sau:+ Các phép tu từ so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ

+ Các từ ngữ gợi tả gợi cảm: từ láy, từ ghép, từ tượng thanh, tượng hình…

+ Các cách viết câu văn : câu đơn, câu ghép, câu đặc biệt, câu bị động…

+ Dấu câu và nhịp điệu Dấu câu bên cạnh nhiệm vụ tách ý, tách đoạn của câu văn còn gợi ra những điều

mà từ ngữ không nói hết nhất là trong thơ, diễn tả những cung bậc tình cảm nhiều khi không mô tả được bằngchữ nghĩa

VD1: Tái hiện không khí lịch sử thiêng liêng của giây phút Bác Hồ trở về Tổ Quốc sau 30 năm xa cách,

nhà thơ Tố Hữu viết:

Ôi! Sáng xuân nay, xuân bốn mốt

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

VD2: Câu thơ: “Đất nước đẹp vô cùng Nhưng Bác phải ra đi => Có sức gợi cảm sâu lắng, thiết tha, diễn

tả sự nuối tiếc, đau đớn đến xót xa trong lòng người ra đi khi phải rời Tổ Quốc

VD3: Trong nhiều trường hợp, sự ngắt nhịp xuống dòng liên tục, đột ngột của tác giả tạo nên một ý nghĩa

rất sâu sắc.Bài thơ: “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan là một vd tiêu biểu Câu thơ: “màu tím / hoa sim/ tím/ chiều hoang/ biền biệt” được ông ngắt thành 6 dòng thơ VÀ không chỉ ở câu thơ này, mà cả bài thơ bị ông

“bẻ gẫy”, vỡ vụn nhằm diễn tả nỗi đau tan nát, thể hiện những tiếng nấc đứt đoạn, nghẹn tắc; một hạnh phúc

đổ vỡ, tan thành nhiều mảnh, không gì hàn gắn nổi

Dấu câu và cách ngắt nhịp không chỉ quan trọng với thơ mà ngay cả khi đọc văn xuôi, các em cũng cầnchú ý Thử đọc hai đoạn văn sau đây:

VD4: Hàng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc,

lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nẩy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng

(Tôi đi học- Thanh Tịnh)

VD5: Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh trai trên mặt

này? Tao không thể là người lương thiện nữa Biết không! Chỉ còn một cách… biết không! Chỉ còn một

Trang 23

cách là ….cái này!Biết không! Hắn rút dao ra, xông vào, Bá Kiến ngồi nhỏm dậy Chí Phèo đã văng dao tới rồi ( Chí Phèo- Nam Cao)

Đoạn văn của Thanh Tịnh 62 chữ, chỉ có hai câu, hai dấu chấm và hai dấu phẩy, nhịp điệu nhẩn nha,không có gì gấp gáp, vội vàng Cả đoạn văn là những tiếng nói thì thầm, nhỏ nhẹ như lá rụng cuối thu, lãngđãng như mây bạc lưng trời… Tất cả nhằm diễn đạt một tâm trạng, một tấm lòng đang “náo nức những kỉniệm mơn man của buổi tựu trường”

Đoạn văn của Nam Cao gồm 63 chữ nhưng được chia làm 9 câu với 5 dấu cảm thán, 4 dấu chấm lửng, 3dấu chấm phảy, 2 dấu chấm hỏi và hai dấu chấm khiến nhịp điệu câu văn trở nên gấp gáp, khẩn trương… =>Nam Cao đã tái hiện thành công cuộc đối mặt quyết liệt và dữ dội giữa Chí Phèo và Bá Kiến Cả cuộc đời Chítriền miên trong cơn say, mệt mỏi và u tối Bỗng giây phút này hắn bừng tỉnh và sáng láng Giây phút ấydường như rất ngắn ngủi nên Chí phải nói rất nhanh, làm rất gấp, tức khắc và quyết liệt… Chính cách chấmcâu và ngắt nhịp ấy đã giúp Nam Cao diễn tả rất thành công tâm trạng uất ức, dồn nén và tình thế gấp gápkhẩn trương của màn bi kịch dữ dội này

+ Hệ thống vần và thanh điệu là những yếu tố cơ bản tạo nên tính nhạc, âm hưởng vang ngân trong thơ, từ

đó diễn đạt và biểu hiện nội dung Hãy nghe đoạn thơ sau đây trong bài “Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan” của TốHữu:

Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan Đường bạch dương sương trắng nắng tràn

Anh đi, nghe tiếng người xưa vọng.

Một giọng thơ ngâm một giọng đàn.

Ở đây bên cạnh vần chính là an (lan, tàn, tràn, đàn) nhà thơ còn sử dụng rất nhiều vần khác ở giữa câunhư vần ương (dương/ sương), vần ong (vọng/ giọng); vần ắng (trắng/nắng) Rõ ràng trong bốn dòng thơ,hàng loạt vần liên tiếp xuất hiện tạo nên một khúc nhạc ngân nga, diễn tả một tình cảm rạo rực, xốn xang, mộtniềm vui mênh mang, phơi phới như muốn hát lên, như cất nhịp rộn ràng trong lòng nhà thơ khi đứng trướcmùa xuân của đất nước Ba Lan

VD2: Ở một bài thơ khác, thể hiện nỗi đau đớn khi bạn hy sinh, nhà thơ Hoàng Lộc viết:

Khóc anh không nước mắt

VD3: Ngược lại, Huy Cận kết thúc bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của mình bằng toàn những vần mở:

Câu hát căng buồm với gió khơi

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”

Những vần: khơi, trời, mới, phơi diễn tả một ngày mới, niềm vui mênh mông, phơi phới, một tâm trạng hả

hê, sung sướng, ở đây người đọc có thể kéo dài, ngân nga mãi được

Bước 3: Nói rõ tác dụng của các tín hiệu nghệ thuật ấy trong việc thể hiện nội dung của đoạn thơ, đoạn

văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả

Bước 4: Nêu những cảm nhận, suy nghĩ riêng của bản thân

* Chú ý nên trình bày những cảm nhận của em thành 1 đoạn văn

B BÀI TẬP LUYỆN.

Bài 1: Cho đoạn thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi! con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời

Trang 24

Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.

a Đoạn thơ trên trích trong bài thơ : “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải Hãy đọc lại nhiều lần

đoạn thơ trên

b Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, đất trời xứ Huế mộng mơ đã được miêu tả như thế nào? (Hìnhảnh, màu sắc, âm thanh )

c Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân như thế nào?

d Từ việc trả lời những câu hỏi trên, hãy viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về bức tranh mùaxuân được thể hiện trong đoạn thơ ấy

Gợi ý: a Bức tranh mùa xuân được miêu tả qua hình ảnh: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim

chiền chiện hót vang trời

 Chỉ bằng vài nét phác hoạ, nhà thơ đã vẽ ra được một không gian cao rộng (với dòng sông, mặt đất,bầu trời bao la), cả màu sắc tươi thắm của mùa xuân ( sông xanh, hoa tím biếc – màu tím đặc trưng của

xứ Huế), cả âm thanh vang vọng tươi vui của chim chiền chiện (hót vang trời)

d Cảm xúc của tác giả trước cảnh mùa xuân của thiên nhiên được diễn tả tập trung ở chi tiết rất tạohình:

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

Về hai câu thơ trên có hai cách hiểu: từng giọt ở đây là giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng của trờixuân; nhưng cũng còn có thể hhieeur hai câu này gắn với hai câu thơ trước: nhà thơ đưa tay hứng từnggiọt âm thanh tiếng chim Hiểu theo cách thứ hai thì ở đây có sự chuyển đổi cảm giác Tiếng chim từ chỗ

là âm thanh (cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành từng giọt (hình và khối, cảm nhận được bằng thịgiác), từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận được bằng xúc giác (tôi đưa tay tôihứng) Hiểu theo cách này thì câu thơ có nghệ thuật hơn, nhưng cũng có vẻ cầu kì Dù hiểu theo cách nàothì hai câu thơ vẫn biểu hiện niềm say sưa ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất lúcvào xuân

Tham khảo đoạn văn cảm nhận sau:

Chỉ bằng vài nét chấm phá, khung cảnh tươi đẹp, rộn rã của mùa xuân đất trời xứ Huế hiện lên thật đẹpthật thơ trong cái nhìn say đắm của nhà thơ Bức tranh mùa xuân cao rộng với dòng sông, bầu trời bao la, cómàu sắc của bông hoa tím biếc trên dòng sông xanh và đặc biệt rộn rã là âm thanh vang vọng trong trẻo, ngânnga của tiếng chim chiền chiện Bằng sự cảm nhận tinh tế, nhà thơ cảm nhận được âm thanh rộn rã của tiếngchim qua hình ảnh thơ đầy sáng tạo:

“Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

Âm thanh mượt mà trong vắt của tiếng chim nhả ra từng nhịp giữa cái không gian cao rộng ấy tưởng nhưđọng lại thành từng giọt tròn trịa long lanh Và nhà thơ đã đưa tay hứng một cách nâng niu, trân trọng nhưkhông muốn mất đi những khoảnh khắc tươi đẹp đó Thế mới biết Thanh Hải yêu quê hương xứ Huế đếnnhường nào!

Bài 2: Tái hiện không khí lịch sử thiêng liêng của giây phút Bác Hồ trở về Tổ Quốc sau 30 năm xa cách,

nhà thơ Tố Hữu viết:

Ôi! Sáng xuân nay, xuân bốn mốt Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về… Im lặng Con chim hót….

Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ…

(Theo chân Bác)Các dấu câu được sử dụng trong đoạn thơ trên có tác dụng diễn tả nội dung như thế nào?

Gợi ý: Xem phần lý thuyết.

C BÀI TẬP VỀ NHÀ.

Bài 1: Hãy đọc hai câu thơ sau: Lưng trần phơi nắng phơi sương

Trang 25

Có manh áo cộc tre nhường cho con

(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)Trong hai câu thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu ý nghĩa, tác dụng biện pháp nghệ thuật

Hoặc:

Trong hai câu thơ trên, tác giả chủ yếu sử dụng phép tu từ: nhân hoá, ẩn dụ để miêu tả cây tre Ta hình dung cây tre cũng giống như con người biết chịu đựng những gian khổ, vất vả của cuộc đời ( Từ sương, nắng và điệp từ “phơi” được dùng thật gợi cảm) và đặc biệt là đức tính hi sinh nhường nhịn, sẻ chia (có manh áo cộc tre nhường cho con) Qua cách nói nghệ thuật đó, nhà thơ muốn khẳng định và ngợi ca những đức tính và phẩm chất quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong trường kì lịch sử.

Bài 2: Tả cảnh đẹp ở Sa Pa, nhà văn Nguyễn Phan Hách đã viết:

“Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý”

Em có nhận xét gì về cách dùng từ, đặt câu ở đoạn văn trên? Nêu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu đó?

Bài 3: Để ngắt nhịp người ta thường dùng dấu câu, nhưng nhiều khi không có dấu câu, trong trường hợp này,

các em cần phải thông nghiã, hiểu ý mới ngắt nhịp đúng Hãy dùng dấu sổ để ngắt nhịp những câu thơ sau chođúng?

a Càng nhìn ta/ lại càng say (Nhịp 3/3) Ý nhà thơ muốn thể hiện là: ai đó (thế giới) càng nhìn ta (ViệtNam) thì càng say chứ không phải là ta tự say ta

b Một chiếc xe/ đạp băng vào bóng tối (Điều mà nhà thơ Xuân Diệu muốn nhấn mạnh là hành động

“đạp băng” chứ không phải chiếc “xe đạp”

c Ta đợi / chết mảnh mặt trời gay gắt (Nhà thơ Thế Lữ muốn nói rằng: Con hổ - chúa sơn lâm đợi mảnhtrời gay gắt chết.)

d Đã bấy lâu/ nay bác tới nhà (Đã bấy lâu rồi, hôm nay bác mới tới nhà)

Bài 4: Em có cảm nhận gì khi đọc bốn câu thơ trích trong bài thơ : “Trăng ơi… từ đâu đến” của nhà thơ nhí

Trần Đăng Khoa (viết lúc 10 tuổi – 1968)

…Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ một sân chơi

Trăng bay như quả bóng

Đứa nào đá lên trời.

Gợi ý:

Ai cũng yêu trăng, nhưng mỗi người yêu một kiểu khác nhau Nhà thơ 10 tuổi Trần Đăng Khoa cũng quá yêutrăng Cả bài thơ 5 chữ gồm sáu khổ thơ với sáu lần điệp khúc thiết tha “Trăng ơi… từ đâu đến”vang lên, màđây chỉ là khúc thứ 3 của giai điệu

Trang 26

Vì trăng rất đẹp nên nhà thơ đã gọi “trăng ơi” và hỏi trăng “từ đâu đến”? Trăng từ trên cao xanh xa xôi đượcnhà thơ biến thành người bạn gần gũi, thân thiết và trăng như lắng nghe nhà thơ gọi, hỏi, song chưa kịp đểtrăng trả lời, sự liên tưởng thần kì của nghệ sĩ tý hon đã nảy sinh một giả thiết thú vị:

Hay từ một sân chơi?

Trăng bay như quả bóng

Đứa nào đá lên trời.

Nghệ thuật so sánh độc đáo “trăng bay như quả bóng” đã hợp lý, đã hay rồi, nhưng điều thú vị còn ở chỗ

“trăng bay” từ một sân chơi và thú vị hơn lại do “đứa nào đá lên trời” Nếu câu thơ là “bạn nào đá lên trời” thì

ý thơ có phần cứng nhắc kém ngộ nghĩnh Tuy là “đứa nào đá” đấy, nhưng vẫn không thô mà rất ngộ nghĩnh,

tự nhiên Một hình ảnh so sánh như thế, từ nữ tự nhiên, thú vị như thế, phải sinh ra từ “thần đồng thơ” kết hợpvới “cầu thủ nhí” mười một tuổi của một “sân chơi” thực thụ

Bài 5: Nêu cảm nghĩ của em khi đọc hai khổ thơ:

Sáng đầu thu trong xanh

Em mặc quần áo mới.

Đi đón ngày khai trường

Vui như là đi hội.

GẶp bạn cười hớn hở

Đứa tay bắt mặt mừng.

Đứa ôm vai bá cổ

Cặp sách đùa trên lưng.

(Ngày khai trường - Nguyễn Bùi Vợi)

Gợi ý: Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi có lẽ đã rất xúc cảm khi nhớ lại những tâm trạng xa lắc, xa lơ của tuổi học trò

nên đã diễn tả tâm trạng ngày đầu gặp gỡ đầu tiên của các bạn học sinh sau kì nghỉ hè vào năm học mới thậtthành công Cả bài thơ có 5 khổ thơ, mỗi câu thơ 5 chữ mà khiến cho bạn đọc ngỡ như đang tung tăng chạygiữa sân trường

Khổ thơ chỉ có 4 câu thơ ta thấy được cái khung cảnh ngày khai trường, hình ảnh của các bạn học sinh và tâmtrạng của họ Buổi sáng mùa thu đẹp trời, trong bộ quần áo thật mới, thật oách, trong lòng rạo rực, bângkhuâng Khai trường mà cứ như đi hội – hình ảnh so sánh thật tuyệt vời Thật khó có cách diễn đạt nào chínhxác hơn tâm trạng của các bạn học sinh lúc ấy

Ba tháng hè mỗi người một việc, mỗi người một nơi Ngày khai trường, ngày gặp bạn bè vẫn là vui nhất, thấy

có một cái gì đó mới lạ, vui hơn Bởi thế nên khung cảnh nổi bật trên sân trường là sự gặp gỡ “tay bắt mặtmừng” giữa những người bạn Nào là cười hớn hở, nào đứa ôm vai, bá cổ, tình bạn soa mà tự nhiên, vi tươiđáng yêu đến thế Đến cái cặp sách cũng vui lây cùng các bạn “cặp sách đùa trên lưng”, cặp sách cũng đangreo, đang cười, ôm vai, bá cổ vì được gặp bạn bè, nó thật gần gũi và đáng yêu làm sao Nó góp phần làm chocuộc vui gặp mặt của các bạn vui hơn, báo trước những giờ học hưang say, sôi nổi và những cuộc vui nổ trời

Trang 27

Bước 2: Chú ý nhận ra những dấu hiệu nghệ thuật độc đáo và khác lạ để phân tích, chỉ ra được vai trò, tác

dụng của những tín hiệu nghệ thuật ấy trong việc thể hiện nội dung Chú ý một số tín hiệu nghệ thuật sau:+ Các phép tu từ so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ

+ Các từ ngữ gợi tả gợi cảm: từ láy, từ ghép, từ tượng thanh, tượng hình…

+ Các cách viết câu văn : câu đơn, câu ghép, câu đặc biệt, câu bị động…

+ Dấu câu và nhịp điệu Dấu câu bên cạnh nhiệm vụ tách ý, tách đoạn của câu văn còn gợi ra những điều

mà từ ngữ không nói hết nhất là trong thơ, diễn tả những cung bậc tình cảm nhiều khi không mô tả được bằngchữ nghĩa

+ Không gian, thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học cũng góp phần quan trọng trong việc biểu đạtnội dung cảm xúc

Bước 3: Nói rõ tác dụng của các tín hiệu nghệ thuật ấy trong việc thể hiện nội dung của đoạn thơ, đoạn

văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả

Bước 4: Nêu những cảm nhận, suy nghĩ riêng của bản thân

* Chú ý nên trình bày những cảm nhận của em thành 1 đoạn văn

B BÀI TẬP LUYỆN (Cảm thụ văn học)

Bài 1: Cho đoạn thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi! con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.

a.Đoạn thơ trên trích trong bài thơ : “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải Hãy đọc lại nhiều lần

đoạn thơ trên

b.Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, đất trời xứ Huế mộng mơ đã được miêu tả như thế nào? (Hình ảnh,màu sắc, âm thanh )

c Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân như thế nào?

d Từ việc trả lời những câu hỏi trên, hãy viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về bức tranh mùaxuân được thể hiện trong đoạn thơ ấy

Bài 2: Tái hiện không khí lịch sử thiêng liêng của giây phút Bác Hồ trở về Tổ Quốc sau 30 năm xa cách,

nhà thơ Tố Hữu viết:

Ôi! Sáng xuân nay, xuân bốn mốt Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về… Im lặng Con chim hót….

Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ…

(Theo chân Bác)Các dấu câu được sử dụng trong đoạn thơ trên có tác dụng diễn tả nội dung như thế nào?

C BÀI TẬP VỀ NHÀ.

Bài 1: Hãy đọc hai câu thơ sau: Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con

(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)

Trang 28

Trong hai câu thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu ý nghĩa, tác dụng biện pháp nghệ thuậtđó?

Bài 2: Tả cảnh đẹp ở Sa Pa, nhà văn Nguyễn Phan Hách đã viết:

“Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý”

Em có nhận xét gì về cách dùng từ, đặt câu ở đoạn văn trên? Nêu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu đó?

Bài 3: Để ngắt nhịp người ta thường dùng dấu câu, nhưng nhiều khi không có dấu câu, trong trường hợp này,

các em cần phải thông nghiã, hiểu ý mới ngắt nhịp đúng Hãy dùng dấu sổ để ngắt nhịp những câu thơ sau chođúng?

a.Càng nhìn ta lại càng say

b.Một chiếc xe đạp băng vào bóng tối

c.Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

d Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Bài 4: Em có cảm nhận gì khi đọc bốn câu thơ trích trong bài thơ : “Trăng ơi… từ đâu đến” của nhà thơ nhí

Trần Đăng Khoa (viết lúc 10 tuổi – 1968)

…Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ một sân chơi

Trăng bay như quả bóng

Đứa nào đá lên trời

Bài 5: Nêu cảm nghĩ của em khi đọc hai khổ thơ:

Sáng đầu thu trong xanh

Em mặc quần áo mới

Đi đón ngày khai trường

Vui như là đi hội

GẶp bạn cười hớn hở

Đứa tay bắt mặt mừng

Đứa ôm vai bá cổ

Cặp sách đùa trên lưng

(Ngày khai trường - Nguyễn Bùi Vợi)

BÀI 12

CÁC TỪ LOẠI

Trang 29

A TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1 Danh từ: là những từ chỉ người,vật, hiện tượng, khái niệm…

* Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó, … ở phía sau và một số từ ngữ khác

để lập thành cụm danh từ.

* Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là làm chủ ngữ và bổ ngữ Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng

trước.

* Danh từ chung : là từ chỉ người hoặc sự vật: Mèo, chó, mận, xoài, ghế, sắt, thép….

* Danh từ riêng là là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương.Khi viết danh từ riêng, ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó Cụ thể:

- Đối với tên người, tên địa lý Việt Nam và tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt: Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.

- Đối với tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp (không qua âm Hán Việt): viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó; nếu một bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.

- Tên riêng của các cơ quan, tổ chức, các giải thưởng, danh hiệu, huân chương… thường là một cụm từ Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ này đều được viết hoa.

2 Động từ :

*Là những từ chỉ hành động, trạng thái hay cảm xúc của người, loài vật (có thể tác động hoặc không tác động đến người hoặc sự vật khác)

- Động từ thường kết hợp với các từ : đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,… để tạo thành cụm động từ.

- Chức năng cú pháp quan trọng nhất của động từ trong câu là vị ngữ Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng

kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hay, chớ, đừng.

VD:

- Đá, làm, chạy….

- Buồn, nhớ….

- Động từ “bị”, “được” chỉ trạng thái tiếp thu

- Động từ “có” chỉ trạng thái tồn tại hoặc sở hữu.

- Động từ “là” dùng trong câu giới thiệu, nhận xét về một người hoặc sự vật.

3.Tính từ :

* Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái

* Tính từ thườngđi kèm với những từ chỉ mức độ như: rất, quá, lắm….

* Tính từ có thể làm bổ ngữ, định ngữ, vị ngữ, chủ ngữ trong câu Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.

* Có hai loại tính từ đáng chú ý là :

- Tính từ chỉ đặc điểm tương đối ( có thể kết hợp với từ chỉ mức độ)

- Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ) có tác dụng gợi tả hình ảnh hoặc gợi tả cảm xúc.

4 Số từ: là từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ.

Khi biểu thị số thứ tự, số từ đứng sau danh từ.

- Cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.

5.Đại từ: Là những từ dùng để thay thế : Đại từ nhân xưng và đại từ thay thế.

6 Quan hệ từ:

*Là những từ nối các từ ngữ hoặc câu với nhau nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoặc câu ấy (và, của,

do, mà, nhưng, còn, rồi…)

* Nhiều khi các từ ngữ trong câu được nối với nhau bởi một cặp quan hệ từ ( Vì- nên; nếu- thì; không những- mà còn )

* Chú ý: Có những từ loại có thề tự làm tất cả các thành phần cú pháp trong câu và hoạt động khá rộng rãi (danh

từ, động từ, tính từ); có những từ loại tuy cũng có thể tự làm được tất cả các thành phần, nhưng ít xuất hiện và phạm vi hoạt động hẹp (số từ)

B BÀI TẬP LUYỆN

Bài 1:

a.Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu sau:

- Bạn Tâm miệt mài làm bài tập

- Con chim sơn ca cất tiếng hót véo von

b Chim hót líu lo Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất Gió đưa hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.

Trang 30

c Gạch một gạch dưới danh từ, hai gạch dưới tính từ :

Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô tiếng nói tiếng cười nhộn nhịp vui vẻ.

Bài 2:

a.Đặt câu với những danh từ, động từ sau:

Hà Nội, trường em, thương yêu, giúp đỡ.

b Hãy cho biết những tính từ được gạch dưới trong các câu sau, giữ chức vụ gì trong câu:

- Hoa sen thơm thoảng thoảng.

- Bạn Hoà có chiếc áo trắng tinh.

- Anh chiến sĩ trẻ bắn rất giỏi.

Bài 3:

a.Tìm 5 động từ hoặc tính từ thường được dùng để miêu tả bước đi, dáng đứng của con người Đặt câu với các từ

vừa tìm được?

b Tìm ba tính từ :

- Chỉ màu sắc, hình dáng, tính chất của vật, phẩm chất anh bộ đội, đặc tính của con mèo, đặc tính của con chó.

Bài 4: Em hãy đổi các tính từ sau thành danh từ và nêu nhận xét về sự biến đổi ấy?

Tốt, đẹp, xấu, kém, dũng cảm, kiên trì, nhút nhát, lười.

Bài 5: Xếp các từ sau đây vào đúng nhóm: danh từ, động từ, tính từ.

- Tổ tiên, kĩ sư, đồng ruộng, thân thiết, nết na.

- Thương yêu, xanh thắm, đùm bọc, nhường nhịn, đỡ đần, tình thương, dễ thương.

- Hoà thuận, hải sản, bao la, giàu đẹp, vườn tược.

- Thân thiết, học sinh, lễ phép, bài học, bạn bè, thổ lộ, đùm bọc, anh em.

- “ Những buổi sáng vầng hồng le lói chiếu

Trên non sông, làng mạc, ruộng đồng quê

Chúng tôi ngồi yên lặng lắng tai nghe

Tiếng thầy giảng khắp trong giờ quốc sử”.

Bài 6: a Tìm danh từ làm chủ ngứ, danh từ làm bổ ngữ, danh từ làm định ngữ trong những câu văn sau

- Võ sĩ Dế Trũi thắng võ sĩ Bọ Muỗm.

- Hai gươm hắn bổ xuống đầu tôi chan chát

- Sau đó một ban bô lão - một cụ Châu Chấu, một cụ Bọ Ngựa, một cụ Cành Cạch, một cụ Cào Cào, một cụ Niềng Niễng - ra nói với chúng tôi.

- Kiến Chúa tất tả khuân đất đắp lại bờ lũy của hang.

b Cho biết những tính từ in đậm giữ chức vụ gì trong các câu sau ?

- Bầu trời mùa thu xanh ngăn ngắt.

- Cây sòi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ

- Đàn cá chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp.

4 Khóm tre bên bờ xanh mượt mà rủ cành lá soi xuống dòng sông.

Ngày đăng: 06/07/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w