+ Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt Thành phần chủ yếu của rác thải ở các thành phố nước ta là các chất hữu cơ có thể phân hủy được.. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt Nguồn: số l
Trang 1MỞ ĐẦU
- Tính cấp thiết của đề tài.
Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với tốc độ đô thị hoá ngày càngtăng và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, dulịch….kéo theo mức sống của người dân càng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn
đề mới, nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khoẻ của cộng đồngdân cư Lượng chất thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của con ngườingày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất
Rác thải sinh hoạt là vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội, nhất là trongquá trình đô thị hoá, công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay
Ở các đô thị lớn của Việt Nam, rác thải đã và đang gây ô nhiễm môi trườngtrầm trọng Xử lý rác luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý môi trường
đô thị Không riêng gì đối với các đô thị đông dân cư, việc chọn công nghệ xử
lý rác như thế nào để đạt hiệu quả cao, không gây nên những hậu quả xấu vềmôi trường trong tương lai và ít tốn kém chi phí luôn là nỗi bức xúc của cácngành chức năng
Việc xử lý chất thải sinh hoạt một cách hợp lý đã và đang đặt ra nhữngvấn đề bức xúc đối với hầu hết các khu vực nông thôn và thị trấn Lâu nay, rácthải thường được chôn lấp ở các bãi rác hở hình thành một cách tự phát Hầuhết các bãi rác này đều thiếu hoặc không có các hệ thống xử lý ô nhiễm lạithường đặt gần khu dân cư, gây những tác động tiêu cực đối với môi trường
và sức khỏe cộng đồng Mặt khác, sự gia tăng nhanh chóng của tốc độ đô thịhóa và mật độ dân cư ở các thành phố, thị xã, thị trấn đã gây ra những áp lựclớn đối với hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị hiện nay Việc lựa chọn côngnghệ xử lý rác và quy hoạch bãi chôn lấp rác một cách hợp lý vì vậy có ýnghĩa hết sức quan trọng đối với công tác bảo vệ môi trường
Trong đó 1/3 tổng lượng chất thải sinh hoạt là chất thải hữu cơ có thểtái chế một cách dễ dàng Chất thải hữu cơ là một loại nguyên liệu thô có giá
Trang 2trị có thể được chế biến thành phân ủ có chất lượng tốt nhất, đưa chất hữu cơthiết yếu vào đất trồng.
Phân ủ đem lại sự phì nhiêu cho đất, cải tạo cấu trúc của đất, giúp giữnước đồng thời còn làm cho đất tiêu úng tốt Nếu như loại chất thải này bịchôn lấp thì tiềm năng của chúng bị mất đi và các chất gây ô nhiễm này sẽphát tán vào không khí, nguồn nước gây ô nhiễm môi trường Dùng giun để ủphân là một phương pháp ủ có thể dễ dàng được dùng ngay tại nhà Bên cạnh
đó, giun quế cũng là thức ăn ưa thích để nuôi gia cầm cá và có thể làm thức
ăn chăn nuôi
Xử lý rác thải bằng cách nuôi giun là một công nghệ đơn giản, khôngđòi hỏi trình độ vận hành hay quản lý, trình độ kĩ thuật cao như phương pháp
xử lý khác Vì vậy, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Môi Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam,dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS
Trường-Nguyễn Thế Bình,em xin lựa chọn đề tài: “ Đánh giá hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ bằng giun quế tại xã An Bình-Huyện Nam Sách-Hải Dương”
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ bằng giun quế
- Đề xuất quy trình xử lý rác sinh hoạt hữu cơ bằng giun quế tại địa bàn xã AnBình- Nam Sách- hải Dương
- Yêu cầu của đề tài:
- Tiến hành thí nghiệm đánh giá hiệu quả xử lý rác thải hữu cơ bằnggiun quế
- Số liệu theo dõi khách quan, chính xác và trung thực
Trang 3Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
1.1.1 Một số khái niệm liên quan.
+ Định nghĩa chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải được sinh ra từ hoạt động hàng ngàycủa con người Rác sinh hoạt thải ra ở mọi nơi mọi lúc trong phạm vi thànhphố hoặc khu dân cư, từ các hộ gia đình, khu thương mại, chợ và các tụ điểmbuôn bán, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu vui chơi giải trí, các việnnghiên cứu, trường học, các cơ quan nhà nước
+ Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần chủ yếu của rác thải ở các thành phố nước ta là các chất hữu
cơ có thể phân hủy được Các chất này phần lớn bắt nguồn từ rác từ các chợ vàcác khu thương mại Các chất thải vô cơ, đặc biệt là kim loại được thu hồi để táisinh ngay từ nguồn phát sinh nên hàm lượng của chúng trong rác chiếm tỉ lệthấp
Thành phần chất thải sinh hoạt được thể hiện ở bảng 2.1
Bảng 1.1 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Nguồn: số liệu quan trắc - CEETIA
Thành phần chủ yếu của rác thải là các chất hữu cơ dễ phân hủy Dovậy phương án xử lý rác thải hợp lý nhất là sản xuất phân vi sinh (có thể sửdụng 88,23% chất thải), kết hợp với thu hồi những chất rắn có thể tái sinh(9,22%) Bãi chôn lấp rác vì vậy chỉ chứa lượng chất thải còn lại (2,55%)
Trang 4cộng với lượng chất thải phát sinh trong quá trình tái sinh vật liệu hay sảnxuất phân vi sinh.
Đồng thời, khi phân tích hàm lượng các nguyên tố trong rác thải thì thuđược kết quả như sau
Bảng 1.2 Thành phần hóa học của CTRSH Thành phần Tỷ trọng ( % trọng lượng khô)
Cacbon Hydro Oxy Nitơ Lưu
huỳnh TroChất thải thựcphẩm 48 6.4 37.6 2.6 0.4 5
Nguồn: số liệu quan trắc - CEETIA
1.2 Hiện trạng phát sinh RTSH trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.1 Hiện trạng phát sinh rác thải trên thế giới
Với lượng rác được thu gom trên toàn thế giới từ 2,5 đến 4 tỉ tấn mộtnăm, thế giới hiện có lượng rác ngang bằng với sản lượng ngũ cốc (đạt 2 tấn)
và sắt thép (1 tỉ tấn), (Viện nguyên vật liệu Cyclope và Veolia Propretes)
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới WB, con người sẽ thải ra môitrường hơn 11 triệu tấn chất thải rắn mỗi ngày vào năm 2100 Theo cácchuyên viên nghiên cứu của hai cơ quan trên, trong tổng số rác trên thế giới,
có 1,2 tỉ tấn rác tập trung ở vùng đô thị, từ 1,1 đến 1,8 tỉ tấn rác công nghiệpkhông nguy hiểm và 150 triệu tấn rác nguy hiểm (mức tính toán thực hiện tại
30 nước)
Trang 5Mỹ và châu Âu là hai "nhà sản xuất" rác đô thị chủ yếu với hơn 200triệu tấn rác cho mỗi khu vực, kế tiếp là Trung Quốc với hơn 170 triệu tấn.Theo ước tính, tỉ lệ rác đô thị ở Mỹ ở mức 700 kg/người/năm Và tỷ lệ này ởHàn Quốc gần 2000 kg Brazil là 20 kg.Đối với rác công nghiệp, Mỹ chiếm
khoảng 275 triệu tấn ( Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới WB)
* Rác thải – một thách thức lớn không kém gì tình trạng biến đổi khí
hậu Ngày 6/6/2012, Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo về một cuộc
khủng hoảng rác thải đang ngày càng nghiêm trọng và tạo gánh nặng khổng lồ
về tài chính cũng như môi trường cho chính phủ các nước
Trong báo cáo "Đánh giá toàn cầu về quản lý rác thải rắn, " WB nhậnđịnh khối lượng rác thải ngày càng lớn của cư dân đô thị đang là một tháchthức lớn không kém gì tình trạng biến đổi khí hậu, và chi phí xử lý rác thải sẽ
là gánh nặng đối với các quốc gia nghèo khó, đặc biệt là ở châu Phi Theo TheEconomist, trong khi đã là một vấn đề toàn cầu nhưng rác thải vẫn chưa nhậnđược sự quan tâm đúng mức
* Chiến đấu với mối đe dọa sức khỏe
Nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Blacksmith và Hội Chữ thập xanhThụy Sĩ tại hơn 3.000 địa điểm ở 49 quốc gia cho thấy hơn 200 triệu ngườitrên thế giới có nguy cơ tiếp xúc với chất thải độc hại Đồng nghĩa với việc họphải chiến đấu với những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng gây ra nhiều cănbệnh xã hội nghiêm trọng, nhất là đối với trẻ em – BBC theo kết quả nghiêncứu của các nhà khoa học Pháp và Ivory-Coast cho biết
Nghiên cứu chỉ ra bãi phế thải điện tử Agbobloshie ở thủ đô Accra củaGhana là nơi có mối đe doạ độc hại cao nhất với cuộc sống con người.Agbobloshie trở thành một bãi phế thải điện tử toàn cầu, nguyên nhân gây racác vấn đề môi trường và sức khỏe nghiêm trọng
Rác thải gây ra đủ vấn đề Mùi khó chịu, vi trùng gây bệnh, điều kiệnsinh hoạt mất vệ sinh Nghiêm trọng hơn nó thải vào nước, đất và không khínhững hóa chất rất độc hại dù được xử lý bằng cách chôn hay đốt bỏ
Trang 6Tại Agbobloshie, nghiên cứu cho thấy chì xuất hiện trong đất ở mức độrất cao, gây ra những mối nguy hiểm tiềm tàng nghiêm trọng đối với sức khỏe
và môi trường cho hơn 250.000 người dân ở các vùng lân cận
Tổ chức y tế thế giới, cùng với ngân hàng thế giới ước tính 23% số ca
tử vong ở các nước đang phát triển có nguyên do từ các yếu tố môi trường,bao gồm ô nhiễm; và các yếu tố rủi ro môi trường liên quan đến hơn 80 % cácbệnh thường gặp
1.2.2 Hiện trạng phát sinh rác thải tại Việt Nam
Hiện nay chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) chiếm khối lượng lớn (80%)trong tổng lượng chất thải rắn và đang gia tăng nhanh chóng cùng với quátrình gia tăng dân số, sự tập trung dân do làn sóng di cư đến các đô thị lớn.Lựa chọn công nghệ xử lý nào cho phù hợp với điều kiện KT-XH là tháchthức không nhỏ đối với cơ quan quản lý
- Năm 2015, CTRSH khoảng 44 triệu tấn/năm ( Nguyễn Hoài Đức,Cục quản lý chất thải và cải thiện môi trường)
Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có
xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng10%
Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triểnmạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp
Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đôthị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cảnước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình,nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu Lượng còn lại từ các công sở,đường phố, các cơ sở y tế Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chấtthải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt
để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị Đô thị có lượngCTRSH phát sinh lớn nhất là TP Hồ Chí Minh khoảng 5.500 tấn/ngày, HàNội khoảng 2.500 tấn/ngày Đô thị có lượng CTRSH phát sinh ít nhất là BắcKạn là 12,3 tấn/ngày; Cao Bằng 20 tấn/ngày; TP Yên Bái 33,4 tấn/ngày và
Hà Giang 37,1 tấn/ngày ( Nguyễn Văn Lâm, 2015)
Trang 7Như vậy, với lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị gia tăng nhanh chóng
và các công nghệ hiện đang sử dụng không thể đáp ứng yêu cầu do điều kiệnViệt Nam mật độ dân số cao, quỹ đất hạn chế, việc xác định địa điểm bãi chônlấp khó khăn, không đảm bảo môi trường và không tận dụng được nguồn tàinguyên từ rác thải Việc áp dụng các công nghệ mới hạn chế chôn lấp chấtthải rắn nhằm tiết kiệm quỹ đất, đảm bảo môi trường và tận dụng nguồn tài
nguyên từ rác thải là cấp bách ( Nguyễn Văn Lâm, 2015).
1.3 Thực trạng công tác quản lý, xử lý RTSH hiện nay.
1.3.1 Trên thế giới.
Mức đô thị hoá cao thì lượng chất thải tăng lên theo đầu người, ví dụ cụthể một số quốc gia hiện nay như sau: Canda là 1,7kg/người/ngày; Australia là1,6kg/người/ngày; Thụy Sỹ là 1,3kg/người/ngày; Trung Quốc là1,3kg/người/ngày Với sự gia tăng của rác thải việc phân loại, thu gom, xử lý rácthải là điều mà mọi quốc gia cần quan tâm Ngày nay, trên thế giới có nhiều cách
xử lý rác thải như: công nghệ sinh học, công nghệ sử dụng nhiệt, công nghệSeraphin Đô thị hóa và phát triển kinh tế thường đi đôi với mức tiêu thụ tàinguyên và tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tăng lên tính theo đầu người Dân thành thị
ở các nước phát triển phát sinh chất thải nhiều hơn ở các nước đang phát triển gấp
6 lần, cụ thể ở các nước phát triển là 2,8kg/người/ngày; ở các nước đang phát triển
là 0,5 kg/người/ngày Chi phí quản lý cho rác thải ở các nước đang phát triển cóthể lên đến 50 % ngân sách hàng năm Cơ sở hạ tầng tiêu huỷ an toàn rác thảithường rất thiếu thốn Khoảng 30% - 60% rác thải đô thị không được cung cấpdịch vụ thu gom
Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thảirắn mang tính đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc vào mức sống, vănminh dân cư ở mỗi khu vực Tuy nhiên, dù ở khu vực nào cũng có xu hướngchung của thế giới là mức sống càng cao thì lượng chất thải phát sinh càngnhiều Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB,2004), tại các thành phốlớn như New York tỷ lệ phát sinh chất thải rắn là 1,8 kg/người/ngày, Singapo,
Hồng Kông là 0,8-1 kg/người/ngày (Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới
Trang 8Bảng 1.3: Lượng phát sinh chất thải rắn ở một số nước
Tên nước Dân số đô thị hiện nay
(% tổng số)
LPSCTRĐT hiện nay (kg/người/ngày)
(Nguồn: Bộ môn sức khoẻ môi trường, 2006)
Trên thế giới, các nước phát triển đó có những mô hình phân loại và thugom rác thải rất hiệu quả cụ thể:
California: Nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác
khác nhau Kế tiếp rác sẽ được thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế, rácđược thu gom 3 lần/tuần với chi phí phải trả là 16,39 USD/tháng Nếu cónhững phát sinh khác như: khối lượng rác gia tăng hay các xe chở rác phảiphục vụ tận sâu trong các toà nhà lớn, giá phải trả sẽ tăng thêm 4,92USD/tháng Phí thu gom rác được tính dựa trên khối lượng rác, kích thướcrác, theo cách này có thể hạn chế được đáng kể lượng rác phát sinh Tất cảchất thải rắn được chuyển đến bãi rác với giá 32,38 USD/tấn Để giảm giáthành thu gom rác, thành phố cho phép nhiều đơn vị cùng đấu thầu việc thugom và chuyên chở rác
Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại
riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc theo quy ðịnh: rác hữu cõ, rác vô cõ,giấy, vải, thuỷ tinh, rác kim loại Rác hữu cõ ðýợc ðýa ðến nhà máy xử lý rácthải để sản xuất phân vi sinh Các loại rác còn lại: giấy, vải, thuỷ tinh, kim
Trang 9loại, đều được đưa đến cơ sở tái chế hàng hoá Tại đây, rác được đưa đến hầm
ủ có nắp đậy và được chảy trong một dòng nước có thổi khí rất mạnh vào cácchất hữu cơ và phân giải chúng một cách triệt để Sau quá trình xử lý đó, rácchỉ còn như một loại cát mịn và nước thải giảm ô nhiễm Các cặn rác khôngcòn mùi sẽ được đem nén thành các viên gạch lát vỉa hè rất xốp, chúng có tácdụng hút nước khi trời mưa
Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố Mỹ lên tới 210
triệu tấn Tính bình quân mỗi người dân Mỹ thải ra 2 kg rác/ngày Hầu nhưthành phần các loại rác thải trên đất nước Mỹ không có sự chênh lệch quá lớn
về tỷ lệ, cao nhất không phải là thành phần hữu cơ như các nước khác mà làthành phần chất thải vô cơ (giấy các loại chiếm đến 38%), điều này cũng dễ lýgiải đối với nhịp điệu phát triển và tập quán của người Mỹ là việc thườngxuyên sử dụng các loại đồ hộp, thực phẩm ăn sẵn đựng trong các vật liệu cónguồn gốc vô cơ Trong thành phần rác thải sinh hoạt thực phẩm chỉ chiếm10,4% và tỷ lệ các loại kim loại cũng khá cao là 7,7% Như vậy trong rác thảisinh hoạt Mỹ các loại có thể qua phân loại, xử lý để tái sinh sử dụng chiếm tỷ
lệ khá cao (các loại khó hoặc không phân giải được như kim loại, thuỷ tinh,gốm, sứ) chiếm khoảng hơn 20%
Hiện nay có rất nhiều các phương pháp khác nhau để xử lý rác thải Tỷ
lệ rác thải được xử lý theo phương pháp khác nhau của một số nước trên thếgiới được giới thiệu ở bảng sau:
Bảng 1.4: Tỷ lệ CTR xử lí bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước
Trang 107 Thụy Điển 16 34 47 3
(Nguồn: Đỗ Thị Lan và cs, 2007)
1.3.2 Tại Việt Nam
*Tình hình thu gom, vận chuyển
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt hiện nay tại khu vực nội thành củacác đô thị trung bình đạt khoảng 85% so với lượng chất thải rắn sinh hoạt phátsinh và tại khu vực ngoại thành của các đô thị trung bình đạt khoảng 60% sovới lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinhhoạt tại khu vực nông thôn còn thấp, trung bình đạt khoảng 40-55% so vớilượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạttại các vùng nông thôn ven đô hoặc các thị trấn, thị tứ cao hơn tỷ lệ thu gomchất thải rắn sinh hoạt tại các vùng sâu, vùng xa
Tại các đô thị, việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt doCông ty môi trường đô thị hoặc Công ty công trình đô thị thực hiện Bên cạnh
đó, trong thời gian qua với chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực môi trườngcủa Nhà nước, đã có các đơn vị tư nhân tham gia vào công tác thu gom, vậnchuyển chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị
Tại khu vực nông thôn, việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinhhoạt phần lớn là do các hợp tác xã, tổ đội thu gom đảm nhiệm với chi phí thugom thỏa thuận với người dân đồng thời có sự chỉ đạo của chính quyền địaphương Tuy nhiên, trên thực tế tại khu vực nông thôn không thuận tiện vềgiao thông, dân cư không tập trung còn tồn tại hiện tượng người dân vứt bừabãi chất thải ra sông suối hoặc đổ thải tại khu vực đất trống mà không có sựquản lý của chính quyền địa phương
* Tình hình xử lý
Nhìn chung, chất thải rắn sinh hoạt được xử lý chủ yếu bằng hình thứcchôn lấp, sản xuất phân hữu cơ và đốt
Trang 11Tính đến quý I năm 2014, trong khuôn khổ chương trình xử lý chất thảirắn giai đoạn 2011-2020 đã có 26 cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung được đầu
tư xây dựng theo kế hoạch xử lý chất thải rắn của các địa phương Trong số
26 cơ sở xử lý chất thải rắn có 03 cơ sở xử lý sử dụng công nghệ đốt, 11 cơ sở
xử lý sử dụng công nghệ sản xuất phân hữu cơ, 11 cơ sở xử lý sử dụng côngnghệ sản xuất phân hữu cơ kết hợp với đốt, 01 cơ sở xử lý sử dụng công nghệsản xuất viên nhiên liệu Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của 26 cơ sở chưađược đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện; chưa lựa chọn được mô hình xử lýchất thải rắn hoàn thiện đạt được cả các tiêu chí về kỹ thuật, kinh tế, xã hội vàmôi trường
Theo thống kê tính đến năm 2013 có khoảng 458 bãi chôn lấp chất thảirắn có quy mô trên 1ha, ngoài ra còn có các bãi chôn lấp quy mô nhỏ ở các xãchưa được thống kê đầy đủ Trong số 458 bãi chôn lấp có 121 bãi chôn lấphợp vệ sinh và 337 bãi chôn lấp không hợp vệ sinh Các bãi chôn lấp khônghợp vệ sinh phần lớn là bãi rác tạm, lộ thiên, không có hệ thống thu gom, xử
lý nước rỉ rác, đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường
Tại Việt Nam hiện nay đang có xu hướng đầu tư đại trà lò đốt chất thảirắn sinh hoạt ở tuyến huyện, xã Do vậy, đang tồn tại tình trạng mỗi huyện, xã
tự đầu tư lò đốt công suất nhỏ để xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trênđịa bàn Theo báo cáo của các địa phương, trên cả nước có khoảng 50 lò đốtchất thải rắn sinh hoạt, đa số là các lò đốt cỡ nhỏ, công suất xử lý dưới500kg/giờ, các thông số chi tiết về tính năng kỹ thuật khác của lò đốt chất thảichưa được thống kê đầy đủ Trong đó có khoảng 2/3 lò đốt được sản xuất, lắpráp trong nước
Việc đầu tư lò đốt công suất nhỏ là giải pháp tình thế, góp phần giảiquyết nhanh chóng vấn đề chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn, đặcbiệt với khu vực nông thôn.Tuy nhiên, một số lò đốt công suất nhỏ không có
hệ thống xử lý khí thải và trên ống khói không có điểm lấy mẫu khí thải;không có thiết kế, hồ sơ giấy tờ liên quan tới lò đốt Nhiều lò đốt công suất
Trang 12khó kiểm soát việc phát thải ô nhiễm thứ cấp vào môi trường không khí Ngay
cả với một số lò đốt công suất lớn thì hiện còn tồn tại các vấn đề: phân loại,nạp liệu chưa tối ưu; chưa thu hồi được năng lượng từ quá trình xử lý chấtthải; kiểm soát ô nhiễm chưa đảm bảo; chưa có hệ thống thu hồi nước rác;không có hệ thống xử lý nước rỉ rác; xử lý mùi, côn trùng chưa triệt để
Qua khảo sát thực tế cho thấy nhiều lò đốt hiệu quả xử lý chưa cao, khíthải phát sinh chưa được kiểm soát chặt chẽ, có nguy cơ phát sinh khí Dioxin,Furan, là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh
1.4 Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt.
Việc lựa chọn phương pháp xử lý CTR dựa trên các yếu tố sau:
Tính chất vật lý (độ ẩm, thành phần, kích cỡ ), tính chất hóa học(hàm lượng chất vô cơ, hữu cơ, thành phần C, N, O, S ) và giá trị nhiệtlượng của chất thải rắn, từ đó xác định khả năng tái sử dụng, tái chế hoặc tậndụng làm nhiên liệu;
Khối lượng, khả năng cung ứng và tốc độ gia tăng CTR hiện tại vàtương lai;
Điều kiện về khả năng tài chính;
Điều kiện về địa điểm xử lý, diện tích mặt bằng, cơ sở hạ tầng (điện,đường xá );
Nhu cầu tiêu thụ của thị trường khu vực: điện, nhiệt , phân bón, khíđốt
Chúng ta sẽ tham khảo một số phương pháp xử lý CTR chủ yếu hiệnnay:
1.4.1 Phương pháp xử lý nhiệt
Nhiệt phân (Pyrolysis)
Đây là phương pháp xử lý rác tiến bộ nhất, được thực hiện ở các nướcphát triển (Mỹ, Đan Mạch ) Nhiệt phân là quá trình phân hủy rác bằng nhiệttrong điều kiện thiếu oxy hoặc có oxy để phân hủy rác thành khí đốt theo cácphản ứng:
Trang 13 Thiêu đốt rác (Incineration)
Thiêu đốt là phương pháp xử lý rác phổ biến nhất ngày nay được nhiềuquốc gia trên thế giới áp dụng Đây là quá trình Oxi hóa CTR ở nhiệt độ cao
để tạo thành CO2 và hơi nước theo phản ứng:
CxHyOz + (x+y/4+z/2) O2→ xCO2 + y/2 H2O
Ưu điểm của phương pháp thiêu đốt là xử lý triệt để rác thải, tiêu diệtcác vi sinh vật gây bệnh và các chất ô nhiễm, diện tích xây dựng nhỏ, vậnhành đơn giản, ít tốn nhiên liệu, có thể xử lý CTR có chu kỳ phân hủy lâu dài.Nhược điểm chính là việc sinh khói bụi và một số khí ô nhiễm khác như: SO2,HCl, NOx,,CO cho nên khi thiết kế xây dựng lò đốt phải xây dựng kèm theo
hệ thống xử lý khí thải
Việc sử dụng các lò thiêu đốt rác hiện nay không dừng lại ở mục đíchgiảm thể tích ban đầu của rác (giảm khoảng 90%), mà còn thu hồi nhiệt lượngphục vụ các nhu cầu khác như: tận dụng cho lò hơi, lò sưởi, cấp điện
Khi thiết kế lò đốt, có 4 yếu tố cần thiết cho sự đốt cháy hoàn toàn chấtthải là: lượng Oxy cung cấp, nhiệt độ cháy phải đảm bảo từ 900 - 1300oC(hoặc cao hơn nữa tùy loại chất thải), thời gian đốt chất thải và mức độ xáotrộn bên trong lò Ngoài ra còn phải chú ý thêm vật liệu chế tạo lò đốt để đảmbảo chịu nhiệt cao
Trang 14trung hòa các chất độc hại tạo thành sau khi nung.
Ở Việt Nam công nghệ thiêu đốt thích hợp cho việc xử lý chất thải bệnhviện, chất thải nguy hại, các loại chất thải có thời gian phân hủy dài
1.4.2 Xử lý sinh học
Xử lý sinh học là một trong những phương pháp xử lý rác thải hiệu quả,
rẻ tiền, ít gây ô nhiễm và phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam.Công nghệ xử lý sinh học có thể chia làm 3 loại:
Xử lý hiếu khí tạo thành phân (Composting)
Đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến ở hầu hết các quốc gia.Việc ủ rác sinh hoạt với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy có thểđược tiến hành ngay ở các hộ gia đình để bón phân cho vườn của mình Ưuđiểm của phương pháp này là giảm được đáng kể khối lượng rác, đồng thờitạo ra phân bón hữu cơ giúp ích cho công tác cải tạo đất Chính vì vậy phươngpháp này được ưa chuộng ở các quốc gia nghèo và các nước đang phát triển
Quá trình ủ rác hiếu khí diễn ra theo phản ứng sau:
tỉ số C/N, pH và một số chất dinh dưỡng vô cơ như: phốt pho, lưu huỳnh,Kali, Nitơ
Sự phân huỷ hiếu khí diễn ra khá nhanh, sau 2 - 4 tuần rác được phânhủy hoàn toàn Các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng bị hủy diệt do nhiệt độ ủtăng Bên cạnh đó, mùi hôi cũng bị khử nhờ quá trình ủ hiếu khí Độ ẩm tối
ưu cho quá trình này là 50 - 600C
Xử lý kỵ khí (Anaerobic)
Công nghệ ủ kỵ khí được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ (chủ yếu thực hiện
Trang 15ở qui mô nhỏ)
Quá trình xử lý kỵ khí, phản ứng xảy ra như sau:
Vi khuẩnChất hữu cơ + H2O Các chất đơn giản + CO2 + CH4 + NH3 + H2S
Kỵ khí Công nghệ nầy có những ưu điểm:
Chi phí đầu tư ban đầu thấp;
Sản phẩm phân hủy có thể kết hợp xử lý với phân hầm cầu và phân giasúc cho phân hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao;
Đặc biệt là thu hồi khí CH4 làm nguồn cung cấp nhiệt phục vụ chocác nhu cầu đun nấu, lò hơi
Tuy nhiên có một số nhược điểm:
Thời gian phân hủy lâu hơn xử lý hiếu khí (4- 12 tháng);
Các khí sinh ra từ quá trình phân hủy kỵ khí là: H2S, NH3 gây mùi hôikhó chịu;
Các vi khuẩn gây bệnh luôn tồn tại cùng với quá trình phân hủy vìnhiệt độ phân hủy thấp
Xử lý kỵ khí kết hợp với hiếu khí (Combined anaerobic and aerobic)
Công nghệ này sử dụng cả 2 phương pháp xử lý hiếu khí và kỵ khí
• Ưu điểm:
Không có lượng nước thải ra từ quá trình phân hủy hiếu khí;
Sử dụng nước rò rỉ trong quá trình ủ để lên men kỵ khí;
Vừa tạo được lượng phân bón phục vụ nông nghiệp và tạo khí CH4
cung cấp nhiệt
1.4.3 Xử lý hóa học
Các giải pháp xử lý hóa học thường được ứng dụng để xử lý CTR côngnghiệp Các giải pháp xử lý hóa học hiện nay rất nhiều: oxy hóa, trung hòa,thủy phân chủ yếu để phá hủy CTR hoặc làm giảm độc tính của các CTR
Trang 16nguy hại
Sử dụng vôi, kiềm làm giảm khả năng gây độc của các kim loại nặng
do tạo thành các hydroxit không hòa tan
Đối với các CTR có tính axit có thể trung hòa bằng các chất kiềm vàngược lại
Cải thiện kích thước chất thải về độ nén và độ cứng
Ổn định chất thải là công nghệ trộn vật liệu thải với vật liệu đóng rắn,tạo thành thể rắn bao lấy chất thải hoặc cố định chất thải trong cấu trúc củavật rắn
Phương pháp nầy thường dùng để xử lý CTR của kim loại, mạ kim loại,chì, tro của lò đốt tạo thành khối rắn dễ vận chuyển và chôn lấp trong hốhợp vệ sinh
Trang 17• Phương pháp này có nhiều nhược điểm:
Tạo cảnh quan khó coi, gây khó chịu cho con người khi thấy chúng;
Là môi trường thuận lợi cho các động vật gặm nhấm, các loài côntrùng, vi trùng gây bệnh sinh sôi nẩy nở gây nguy hiểm cho sức khỏe conngười;
Gây ô nhiễm môi trường nước và không khí
Đây là phương pháp xử lý rác đô thị rẻ tiền nhất, chỉ tiêu tốn chi phícho công việc thu gom và vận chuyển rác từ nơi phát sinh đến bãi rác Tuynhiên phương pháp này đòi hỏi diện tích bãi thải lớn, không phù hợp nhữngthành phố đông dân, quỹ đất đai khan hiếm
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh
Phương pháp này được nhiều đô thị trên thế giới (ở Mỹ, Anh, Nhật )
áp dụng trong quá trình xử lý rác Đây là phương pháp xử lý rác thích hợpnhất trong điều kiện khó khăn về vốn đầu tư nhưng lại có một mặt bằng đủlớn và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ít
Trong các bãi chôn lắp rác hợp vệ sinh, bên dưới thành đáy được phủlắp chống thấm có lắp đặt hệ thống ống thu nước rò rỉ và hệ thống thu khí thải
từ bãi rác Nước rò rỉ sẽ được thu gom và xử lý để đạt tiêu chuẩn qui định
Bãi chôn rác vệ sinh hoạt động bằng cách: mỗi ngày trải một lớp mỏngrác, sau đó nén ép chúng lại bằng các loại xe cơ giới, tiếp tục trải lên trên mộtlớp đất mỏng độ 15 cm Công việc này cứ thể tiếp tục đến khi nào bãi rác đầy
• Ưu điểm của bãi chôn rác vệ sinh
Các loài côn trùng, chuột bọ, ruồi khó sinh sôi nảy nở do rác bị nén,
ép chặt và được phủ lớp đất;
Trang 18 Giảm mùi hôi thối, ít gây ô nhiễm không khí, các hiện tượng cháybùng và cháy ngầm khó có thể xảy ra;
Góp phần hạn chế ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm;
Chi phí vận hành không quá cao;
Tận dụng được khí CH4 làm chất đốt
• Một số nhược điểm
Diện tích đất phải đủ lớn Người ta đã ước tính với khu đô thị qui mô10.000 dân, trong 1 năm sẽ thải ra lượng rác có thể lấp đầy diện tích 1 ha vớichiều sâu khoảng 3m;
Các lớp đất phủ thường hay bị xói mòn;
Do rác được ủ trong điều kiện kỵ khí, khí CH4 hoặc H2S được hìnhthành có khả năng gây cháy nổ hoặc gây ngạt
1.5 Tổng quan về giun quế
1.5.1 Hiểu biết cơ bản về giun quế
Giun quế có tên khoa học là Perionyx excavatus, chi Pheretima, họMegascocidae (họ cự dẫn), ngành ruột khoang Chúng thuộc nhóm giun ănphân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong
tự nhiên ít tồn tại với phần thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếpnhư một số loài giun địa phương sống trong đất.(Nguyễn Lân Hùng, 2009)
Giun quế là một trong những giống giun đã được thuần hóa, nhập nội
và đưa vào nuôi công nghiệp với các quy mô vừa và nhỏ Đây là loài giunmắn đẻ, xuất hiện rải rác ở vùng nhiệt đới, dễ bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thuhoạch Chúng được sử dụng rộng rãi trong việc chuyển hóa chất thảm ởPhilippines, Australia và một số nước khác (Gurrero, 1983; Edwards, 1995).Kích thước giun quế trưởng thành từ 10 – 15 cm, nước chiếm khoảng 80 –85%, chất khô khoảng 15 – 20% Hàm lượng các chất (tính trên trọng lượngchất khô) như sau: Protein: 68 –70%, Lipid: 7 – 8%, chất đường: 12 –14 %,tro 11 – 12%.Do có hàm lượng Protein cao nên giun quế được xem là nguồndinh dưỡng bổ sung quý giá cho các loại gia súc, gia cầm, thủy hải sản…
Trang 19Ngoài ra, giun quế còn được trong y học, công nghệ chế biến thức ăn giasúc… Phân giun là loại phân hữu cơ sinh học có hàm lượng dinh dưỡng cao,thích hợp cho nhiều loại cây trồng, không gây ra tt́nh trạng “sốc” phân, yêucầu dự trữ dễ dàng, đặc biệt thích hợp cho các loại hoa kiểng, làm giá thểvườn ươm và là nguồn phân thích hợp cho việc sản xuất rau sạch (NguyễnLân Hùng, 2009).
1.5.2 Đặc tính sinh học của giun quế.
Giun quế có kích thước tương đối nhỏ, độ dài vào khoảng 10 –15 cm,thân hơi dẹt, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 0,1 – 0,2 cm, có màu
từ đỏ đến màu mận chín (tùy theo tuổi), màu nhạt dần về phía bụng, hai đầuhơi nhọn Cơ thể giun có hình thon dài nối với nhau bởi nhiều đốt, trên mỗiđốt có một vành tơ Khi di chuyển, các đốt co duỗi kết hợp các lông tơ phíabên dưới các đốt bám vào cơ chất đẩy cơ thể di chuyển một cách dễ dàng
Giun quế hô hấp qua da, chúng có khả năng hấp thu Oxy và thải CO2trong môi trường nước, điều này giúp cho chúng có khả năng sống trong nướcnhiều lần, thậm chí trong nhiều tháng Hệ thống bài tiết bao gồm một cặp thận
ở mỗi đốt Các cơ quan này bảo đảm cho việc bài tiết các chất thải chứa đạmdưới dạng Amoniac và Ure Giun quế nuốt thức ăn bằng môi ở lỗ miệng,lượng thức ăn mỗi ngày được nhiều nhà khoa học ghi nhận là tương đươngvới trọng lượng cơ thể của nó Sau khi qua hệ thống tiêu hóa với nhiều vi sinhvật cộng sinh, chúng thải ra phân (Vermicas) ra ngoài rất giàu dinh dưỡng (hệ
số chuyển hóa ở đây vào khoảng 0.7), những vi sinh vật cộng sinh có íchtrong hệ thống tiêu hóa này theo phân ra khỏi cơ thể giun nhưng vẫn còn hoạtđộng ở “màng dinh dưỡng” trong một thời gian dài Đây là một trong nhữngnguyên nhân làm cho phân giun có hàm lượng dinh dưỡng cao và có hiệu quảcải tạo đất tốt hơn dạng phân hữu cơ phân hủy bình thường trong tự nhiên.(Nguyễn Lân Hùng & CS, 1986)
1.5.3 Đặc tính sinh lý của giun quế.
Giun quế rất nhạy cảm, chúng phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và
Trang 20giun quế nằm trong khoảng từ 20 – 300C, ở nhiệt độ khoảng 300C và độ ẩmthích hợp, chúng sinh trưởng và sinh sản rất nhanh Ở nhiệt độ quá thấp,chúng sẽ ngừng hoạt động và có thể chết; hoặc khi nhiệt độ của luống nuôilên quá cao cũng bỏ đi hoặc chết Chúng có thể chết khi điều kiện khô vànhiều ánh sáng nhưng chúng lại có thể tồn tại trong môi trường nước có thổiOxy Giun quế rất thích sống trong môi trường ẩm ướt và có độ pH ổn định.Qua các thí nghiệm thực hiện, chúng tôi nhận thấy chúng thích hợp nhất với
pH vào khoảng 7.0 – 7.5, nhưng chúng có khả năng chịu đựng được phổ pHkhá rộng, từ 4 – 9, nếu pH quá thấp, chúng sẽ bỏ đi Giun quế thích nghi vớiphổ thức ăn khá rộng, chúng ăn bất kỳ chất thải hữu cơ nào có thể phân hủytrong tự nhiên (rác đang phân hủy, phân gia súc, gia cầm…) Tuy nhiên,những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ hấp dẫn chúng hơn, giúp chochúng sinh trưởng và sinh sản tốt hơn Trong tự nhiên, giun quế thích sốngnơi ẩm thấp, gần cống rãnh, hoặc nơi có nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy vàthối rữa như trong các đống phân động vật, các đống rác hoai mục Chúng rất
ít hiện diện trên các đồng ruộng canh tác dù nơi đây có nhiều chất thải hữu cơ,
có lẽ vì tỷ lệ C/N của những chất thải này thường cao, không hấp dẫn vàkhông đảm bảo điều kiện ẩm độ thường xuyên (Nguyễn Lân Hùng & CS,1986)
Hệ thần kinh của giun chưa phát triển nhiều Tuy nhiên, các tế bào thụcảm cũng giúp chúng nhận biết ánh sáng, nhiệt độ, áp suất khí quyển vànhững dấu hiệu của thời tiết Nó không có mắt, mũi, tai nên ta các tế bào thụcảm nằm rải rác trên cơ thể phải làm thay Chúng đoán thời tiết rất giỏi Hễsắp có giông bão, là họ nhà giun ngoi lên mặt đất và bỏ chạy tán loạn Ngườinuôi giun phải dè chừng trường hợp này để chủ động ngăn chặn Khả năng
“ngửi” của giun kém Tuy nhiên, chúng cũng phân biệt được các loại thức ănkhác nhau Trong một luống nuôi, giun cũng có thể tìm tới những chỗ thức ănngon hơn Chúng tôi đã tiến hành nhiều thí nghiệm và nhận ra rằng, chỉ cần 4tiếng đồng hồ (trong điều kiện tối và ẩm) giun sẽ tập kết đến những chỗ cóthức ăn mà chúng cho là ngon nhất (Nguyễn Lân Hùng & CS, 1986)
Trang 211.5.4 Sự sinh sản và phát triển
Giun quế sinh sản rất nhanh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tương đối
ổn định và có độ ẩm cao như điều kiện của khu vực phía Nam.Theo nhiều tàiliệu, từ một cặp ban đầu trong điều kiện sống thích hợp có thể tạo ra từ 1.000–1.500 cá thể trong một năm
Giun quế là sinh vật lưỡng tính, chúng có đai và các lỗ sinh dục nằm ởphía đầu của cơ thể, có thể giao phối chéo với nhau để hình thành kén ở mỗicon, kén được hình thành ở đai sinh dục, trong mỗi kén mang từ 1 – 20 trứng,kén giun di chuyển dần về phía đầu và hơi ra đất Kén áo hình dạng thon dài,hai đẩu túm nhọn lại gần giống như hạt bông cỏ, ban đầu có màu trắng đục,sau chuyển sang xanh nhạt rồi vàng nhạt Mỗi kén có thể nở từ 2 – 10 con.Khi mới nở, con nhỏ như đầu kim có màu trắng, dài khoảng 2 – 3mm, sau 5 –
7 ngày cơ thể chúng sẽ chuyển dần sang màu đỏ và bắt đầu xuất hiện một vằn
đỏ thẫm trên lưng Khoảng từ 15 –30 ngày sau, chúng trưởng thành và bắt đầuxuất hiện đai sinh dục (theo Arellano, 1997); từ lúc này chúng bắt đầu có khảnăng bắt cặp và sinh sản Con trưởng thành khỏe mạnh có màu mận chín và
có sắc ánh kim trên cơ thể
1.5.5 Các mô hình nuôi giun quế
Hiện nay, tên thế giới có nhiều mô hình nuôi giun quế: từ đơn giản nhưnuôi trong khay, chậu trên một diện tích nhỏ, đến nuôi trên đồng ruộng (cóhoặc không có mái che), hay nuôi trong những nhà nuôi kiên cố… nhưng nhìnchung, các mô hình này đều phải đảm bảo được những yêu cầu kỹ thuật phùhợp với đặc điểm sinh lý của con Giun Ở đây, chúng tôi xin đề xuất một môhình nuôi thích hợp với quy mô nhỏ trong từng hộ gia đình, quy mô bán côngnghiệp và giới thiệu một số nét về quy mô nuôi công nghiệp hiện đại
Yêu cầu của một chỗ nuôi giun cần đảm bảo 2 điều kiện:
Một là, có một nền cứng hoặc một nền ngăn cách với mặt đất.
Hai là, có mái che.
Hai điều kiện này cần được vận dụng linh hoạt tùy từng nơi
Trang 22Nuôi trong khay chậu:
Áp dụng cho những hộ gia đình không có đất sản xuất hoặc muốn tậndụng tối đa các diện tích trống có thể sử dụng được, mô hình này có thể sửdụng các dụng cụ đơn giản và rẻ tiền như các thùng gỗ, thau chậu, thùng xô…Các thùng gỗ chỉ nên có kích thước vừa phải (vào khoảng 0,2 – 0,4 m2 vớichiều cao khoảng 0,3m) Các dụng cụ này nên được đặt trên những cái khungnhiều tầng để dễ chăm sóc và tận dụng được không gian Các dụng cụ nuôinên được che mưa gió, đặt nơi có ánh sáng hạn chế càng tốt Chúng phải được
lỗ thoát nước, những lỗ này cần được chặn lại bằng bông gòn, lưới… đểkhông bị thất thoát nước con giống Do tính ưu tối nên trên mặt của dụng cụcần được kiểm tra thường xuyên Mô hình nuôi này có ưu điểm là dễ thựchiện, có thể sử dụng lao động phụ trong gia đình hoặc tận dụng thời gian rãnhrỗi Công tác chăm sóc cũng thuận tiện vì dễ quan sát và gọn nhẹ Tuy nhiên,
nó có nhược điểm là tốn nhiều thời gian hơn các mô hình khác, số lượng sảnphẩm có giới hạn, việc chăm sóc cho Giun phải được chú ý cẩn thận hơn
Nuôi trên đồng ruộng có mái che:
Thích hợp cho quy mô gia đình vừa phải hoặc mở rộng, thích hợp chonhững vườn cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm có bóng râm vừa phải Các luống nuôi có thể đạt độ ẩm trong đất hoặc làm bằng các vật liệu nhẹ nhưbạt không thấm nước, gỗ…, có bề ngang từ 1 – 2m, độ sâu (hoặc cao) khoảng
30 – 40 cm, bảo đảm thoát nước được nước và thông thoáng Mái che nên làm
ở dạng cơ động để dễ di chuyển, thay đổi trong những thời tiết khác nhau Độdày chất nền ban đầu và thức ăn nên được bổ sung hàng tuần Luống nuôi cầnđược che phủ để giữ ẩm, kích thích hoạt động của Giun và chóng các thiênđịch
Nuôi trên đồng ruộng không có mái che:
Đây là phương pháp nuôi truyền thống ở các nước đã phát triển côngnghệ nuôi Giun như Mỹ, Úc và có thể thực hiện ở quy mô lớn Luống nuôi
có thể nổi hoặc âm trong mặt đất, bề ngang khoảng 1 – 2m, chiều dài thườngkhông giới hạn mà tùy theo diện tích nuôi Với phương pháp này, người nuôi
Trang 23không phải làm lán trại, có thể sử dụng các trang thiết bị cơ giới để chăm sóc
và thu hoạch sản phẩm Nếu cho lượng thức ăn ban đầu ít và bổ sung hàngtuần thì việc thu hoạch cũng khá dễ dàng Tuy nhiên, phương pháp nuôi này
bị tác động mạnh bởi các yếu tố thời tiết, có thể gây tổn hại đến Giun và cầnmột diện tích tương đối lớn
Nuôi trong nhà với quy mô công nghiệp và bán công nghiệp
Là dạng cải tiến và mở rộng của luống nuôi có mái che trên đồng ruộng
và nuôi trong thau chậu Các khung (bồn) nuôi có thể được xây dựng kiên cốtrên mặt đất có kích thước rộng hơn hoặc được sắp thành nhiều tầng Việcchăm sóc có thể thực hiện bằng tay hoặc các hệ thống tự động tùy theo quy
mô Phương pháp này có nhiều ưu điểm là chủ động được điều kiện nuôi.Chăm sóc tốt, nuôi theo quy mô lớn nhưng chi phí xây dựng cơ bản và trangthiết bị cao Hiện nay, quy mô nuôi công nghiệp với những trang thiết bị hiệnđại được áp dụng khá phổ biến ở các nước phát triển như Mỹ, Úc, Canada
(Nguyễn Lân Hùng & CS, 1986)
1.5.6 Chăm sóc, địch hại, thu hoạch
Sau khi thả giống, để 2 – 3 ngày sau mới kiểm tra Lúc đó dỡ hé tấmphủ lên Nếu thấy có giun bò lên mặt là tốt.Như vậy là nó đã thích ứng vớichỗ ở mới và bắt đầu đi tìm “bạn đời” để quấn nhau
Công việc hàng ngày của chúng ta là kiểm tra chỗ nuôi, đề phòng dịchhại (cóc, nhái, ngóe,chuột trù, chim…) và giữ ẩm cho luống Không bao giờ
để phân bị khô Tấm phủ cũng phải luôn luôn ẩm Vì vậy, thấy tấm phủ sắpkhô phải tưới ẩm ngay Giun ăn phân gia súc và đùn phân của nó lên bề mặt.Phân giun tơi như mùn cưa, màu đen Khi nào giun ăn hết thức ăn phải bổsung ngay thức ăn vào Vào mùa đông, cứ 7 – 10ngày lại cho thêm một lớpphân từ 3 – 5cm Còn mùa hè, đôi khi chỉ 3 – 5 ngày là giun đã ăn hết và phảicho tiếp
• Địch hại(Nguyễn Lân Hùng, 2009)
Trang 24Trước hết, phải kể tới các lưỡng cư: cóc, nhái, ngóe, ễnh ương, chẫuchàng Cóc thường chui ngay vào trong luống nằm lẫn trong phân.Da cóc cókhả năng biến đổi cho thích ứng với môi trường Vì vậy, có khi ta mở tấm phủ
ra nếu nhìn không kỹ sẽ không phát hiện được những chú cóc nằm im trongluống Chúng bắt mồi bằng lưỡi, lưỡi của chúng dính với hàm trên Khi thấygiun ngoi lên, chúng phóng lưỡi ra, kéo con mồi gọn ghẽ vào trong mồm vànuốt chửng Nó nằm im một chỗ để ăn no giun Ta cần phải hết sức cẩn thận
để loại trừ cóc Định kỳ mở toàn bộ tấm phủ ra để kiểm tra luống nuôi Phảiquan sát kỹ các kẽ hở giữa các viên gạch dùng để quây thành luống Phát hiệnthấy cóc là phải diệt ngay Các loài khác như nhái, ngóe, ếch ương, chẫuchàng … thường không nằm trong luống Chúng thường tập kích luống giunvào ban đêm Ban ngày, chúng luồn ra xung quanh, nằm ẩn khuất trong cácbụi cây, hang hốc cạnh đó Nếu không để ý sẽ không thấy Vì vậy, chỗ đặtluống giun cần cân nhắc kỹ, phải đề phòng Cũng có nơi đã dùng nilon quâyxung quanh chỗ nuôi giun, giống như kiểu chống chuột cho ruộng lúa Tuynhiên tấm nilon ở đây phải cao từ 1m trở lên Chuột trù cũng là kẻ thù củagiun Các loài chuột khác ăn ngũ cốc Riêng chuột trù ăn sâu bọ Chúng ăn cảgiun Nhược điểm là dễ bị phát hiện Chúng có mùi hôi nồng nặc và luôn gọinhau chít chít Ban ngày chúng rất loạng choạng, dễ bắt hoặc đánh chếtchúng Chúng lại không có khả năng leo trèo Vì vậy, nếu ta ngăn cửa hoặcngăn quanh luống nuôi bằng một vách ngăn cao khoảng 40cm là chúng chịuchết, không vào được.Gà, vịt, chim chóc cũng là kẻ thù của giun Ta nuôi giuncho gà, vịt ăn nhưng nếu để chúng vào luống thì chúng sẽ bới tung lên và ănsạch cả giống Vì vậy, phải quây lưới hoặc đan tấm phên phủ lên luống giun
để ngăn bọn này phá hoại Nhiều người nuôi giun ngại nhất là việc chốngkiến Thực tế, việc chống kiến lại rất đơn giản.Bình thường, kiến không chuirúc vào chỗ ẩm ướt như các luống giun Chúng ngại nước Tuy nhiên khiluống giun có giun chết là chúng lao vào
• Thu hoạch (Nguyễn Lân Hùng, 2009)
Có nhiều cách để thu hoạch giun Tùy yêu cầu mà chọn cách phù hợp
Trang 25Có nhiều phương pháp thu hoạch nhưng nhử mồi là phương pháp hữuhiệu nhất Sau khi cho trùn ăn được 3 ngày, lấy khoảng 20cm bề mặt trênluống Trải tấm nilon ngoài sân trống có ánh nắng càng tốt.Đổ phần hỗn hợpnày lên tấm nilon, sau đó gạt bỏ phần phân trùn bên trên lần lượt vì khi trùn rangoài sợ ánh nắng nên trốn xuống phía dưới cho đến khi chỉ còn trùn Chú ýrằng lớp phân trùn bên trên này không được bỏ làm phân mà cho trở lại luống
để tiếp tục nuôi như là chất nền, và trùn sẽ được nhân luống rất mau vì trongphân này chứa rất nhiều kén trùn Lấy phần phân còn lại ta có được phântrùn
Trong trường hợp luống đã đầy phân mà chúng ta không có chuồngmới (chuồng trống) để nhân giống hoặc vì trời mưa quá nhiều chúng ta khôngthể tách được trùn và phơi phân chúng ta có thể làm như sau: Xúc toàn bộsinh khối trong chuồng đổ cao lên qua một bên chuồng, sau đó dùng phên tre(là loại bồ được đan bằng tre) để chắn giữ lại, dùng cọc tre để giữ phên Bỏthức ăn mới vào phần bên chuồng trống, trùn sẽ nghe được mùi thức ăn mới
và sẽ chui qua phần bên này để sống Khi có điều kiện thích hợp ta sẽ bắt trùnhoặc trời nắng sẽ phơi phân trùn dễ dàng hơn
Trang 26CHƯƠNG 2: NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã An Bình- Huyện Nam Tỉnh Hải Dương
Sách Đặc điểm rác thải sinh hoạt tại địa bàn xã An BìnhSách Nam SáchSách HảiDương
- Hiệu quả xử lý rác thải hữu cơ bằng giun quế qua các công thức tại
Xã An Bình- Huyện Nam Sách – Tỉnh Hải Dương
2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đội 7 Thôn An Đông- Xã An Bình- Huyện NamSách- Hải Dương
- Phạm vi thời gian: từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 5 năm 2016
2.3 Nội dung nghiên cứu
2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã An Bình- Nam Sách- Hải
Dương
- Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình vùng, các điều kiện khí hậuthời tiết, đất đai, chế độ thủy văn của xã An Bình
- Điều kiện kinh tế - xã hội: nghiên cứu đặc điểm về dân số, lao động,
cơ sở hạ tầng, tình hình phát triển kinh tế của xã An Bình
- Đặc điểm về môi trường của xã An Bình
2.3.2 Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt tại xã An Bình- Nam
Sách-Hải Dương.
- Hiện trạng phát sinh rác thải trên địa bàn xã (Lượng rác thải, thànhphần, tính chất rác thải)
- Số lượng rác thải sinh hoạt hữu cơ thải ra/tháng:
- Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại địa phương
Trang 272.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.
- Phỏng vấn người cung cấp thông tin chính: Phỏng vấn cán bộ xã An
Bình-Nam Sách – Hải Dương nhằm thu thập các thông tin về hiện trạng phát sinh rác thải tại địa phương, tình trạng quản lý và thu gom rác thải,công tác
- Khảo sát: Quan sát thực tế, ghi chép và miêu tả địa điểm khu vực
nghiên cứu
- Cân định lượng và phân loại rác: Đi thu gom cùng các bác vệ sinh
môi trường cân trực tiếp thành phần từng loại rác thải
2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập tài liệu liên quan đến giun quế và xử lý rác thải hữu cơ bằnggiun quế
Thu thập các tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hộitại xã An Bình – Nam Sách – Hải Dương
Thu thập các tài liệu liên quan đến tình hình phát sinh rác thải hữu cơtại địa bàn xã An Bình
2.4.3 Phương pháp thí nghiệm
- Vật liệu thí nghiệm: Rác hữu cơ, phân bò, giun quế, dung dịch EM 5,quỳ tím, thang đo pH, nhiệt kế đo đống ủ 100˚c, thùng xốp có lỗ thoát nước ởdưới đáy
Trang 28Do thức ăn của giun phải có tỷ lệ các chất chứa cacbon (C) và nitơ (N) gọi tắt là tỉ lệ C/N, mức tốt nhất là từ 20/1-30/1 Cụ thể tỉ lệ C/N của phân trâu
bò tươi là 25/1 Trong khi đó tỉ lệ C/N trong rác thải hữu cơ là không đồng nhất nên không đảm bảo đủ dinh dưỡng để giun sinh trưởng và phát triển đẩynhanh quá trình xử lý Thí nghiệm đã bổ sung thêm phân bò theo tỉ lệ để đảmbảo quá trình xử lý diễn ra được thuận lợi
Sau khi rác thải được thu gom sẽ tiến hành phân loại rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ Rác thải hữu cơ sẽ được tiến hành đem ủ với với phân bò theo
tỷ lệ ở 4 công thức và có bổ sung thêm dung dịch EM5 trong thùng xốp với khối lượng đống ủ là 100kg
- Công thức 1: 100% rác hữu cơ
- Công thức 2: 75% rác hữu cơ + 25% phân bò
- Công thức 3: 50% rác hữu cơ + 50% phân bò
- Công thức 4: 25% rác hữu cơ + 75% phân bò
- Hằng ngày kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm của các công thức.Sau khi giun
xử lý xong lượng rác hữu cơ tiếp tục cho thêm lượng rác như trên vào việc cho thêm rác như vậy lặp lại 3 lần, sau đó theo dõi thí nghiệm trong vòng 20 ngày cho tới khi giun quế xử lý được toàn bộ lượng rác hữu cơ đã cho vào
- Bố trí thí nghiệm: Xử lý rác thải hữu cơ bằng giun quế
Trang 292.4.4 Phương pháp theo dõi và phân tích các chỉ tiêu sau khi xử lý
- pH: Hàng ngày đo pH các công thức xử lý bằng quỳ tím
- OC%: phương pháp Walkley – Black
- Nhiệt độ: Hàng ngày đo trực tiếp nhiệt độ bằng nhiệt kế 100˚C trong 2thời điểm khác nhau( sáng, chiều) Để nhiệt kế trong các công thức xử lýkhoảng 10 phút, sau đó kiểm tra nhiệt độ thời gian theo dõi 20 ngày
- Thời gian xử lý: Trong 20 ngày theo dõi kiểm tra thời gian xử lý ở cáccông thức
- N(%): Phương pháp Kjeihldal, công phá bằng H2SO4, hỗn hợp xúctác
- P2O5 : Xác định bằng phương pháp Olsen, phương pháp so màu côngphá bằng hỗn hợp : bằng H2SO4 + HCLO4
- K2O : Xác định bằng máy hấp thu nguyên tử ở bước sóng 767nm
2.4.5.Phương pháp phân tích xử lý số liệu
- Sử dụng phần mềm excel để tính toán