Xenlulozơ Câu 6: Do khí clo là một khí độc nên khi làm thí nghiệm có khí clo dư, người ta phải loại bỏ bằng cách sục khí clo vào: A.. Nước cất Câu 7: Dãy các kim loại sắp xếp theo chiều
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ D
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2007 - 2008 Môn thi: HÓA HỌC Thời giam làm bài: 60 phút
I/ Phần trắc nghiệm khách quan: (3,0 điểm)
Câu 1: Nhóm các chất chỉ gồm các oxit bazơ là:
A SO2, CuO, Fe2O3 B CuO, Fe2O3, Na2O
C P2O5, Fe2O3, CuO D Na2O, Fe2O3, N2O5
Câu 2: Nhóm gồm các chất tác dụng được với kim loại Na là:
A C2H5OH, CH3COOH B CH3COOH, CH3OCH3
C C2H5OH, CH3COOC2H5 D CH3COOC2H5, CH3COOH
Câu 3: Cho các dung dịch MgCl2, ZnSO4, CuSO4, AgNO3 và các kim loại Ag, Fe, Zn Cặp chất phản ứng được với nhau là:
A Fe, ZnSO4 B Cu, AgNO3
C Zn, MgCl2 D CuSO4, Ag
Câu 4: Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 7+ Số electron ở lớp vỏ ngoài
cùng của x là:
A 2 B 3
C 4 D 5
Câu 5: Chất nào sau đây không phải là polime:
A Tơ tằm B Tính bột
C Glucozơ D Xenlulozơ
Câu 6: Do khí clo là một khí độc nên khi làm thí nghiệm có khí clo dư, người ta phải loại bỏ
bằng cách sục khí clo vào:
A Dung dịch NaCl B Dung dịch NaOH
C Dung dịch axit HCl D Nước cất
Câu 7: Dãy các kim loại sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần là:
A K, Na, Mg, Al B Al, Na, Mg, K
C K, Na, Al, Mg D Mg, K, Na, Al
Câu 8: Thuốc thử dùng để phân biệt tính bột và xelulozơ là:
A Muối ăn B Đường glucozơ
C Quỳ tím D Iốt
Câu 9: Cho các chất: K2O, K, KOH, K2CO3, K2SO4, KCl Dựa vào mối quan hệ giữa các chất
có thể sắp xếp các chất trên theo dãy biến hóa:
A KOH → K2O → K2CO3 → KCl → K2SO4
B K2SO4 → KCl → K → K2CO3 → KOH → K2O
C K → K2O → KOH → K2CO3 → K2SO4 → KCl
D KCl → K2O → KOH → K2CO3 → K → K2SO4
Câu 10: Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch axit HCl là
A Mg Al, Fe B Mg, Fe, Cu
C Mg, Al, Cu D Al, Fe, Ag
Câu 11: Để phân biệt dung dịch KOH và dung dịch Ca(OH)2 người ta dùng thuốc thử:
A Dung dịch HCl B Dung dịch NaOH
C Dung dịch NaNO3 D Khí CO2
Câu 12: Nhóm các chất làm mất màu dung dịch brom là:
A C2H2, C2H4 B C2H2, CH4
1
Trang 2C C2H4, CH4 D CH4, C2H4, C2H2
II/ Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 13: (2,0 điểm)
Xác định công thức cấu tạo của D và viết phương trình hóa học biểu diến các phản ứng thực hiện dãy biến hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình hóa học)
Poli etilen¬ trung hopCH2 = CH2 H O xuc tac2 , →C2H5OH
2 ,
O me n g iam
C H OH H SO d t
+
Câu 14: (2,5 điểm)
a/ Trình bày phương pháp hóa học phân biệt 3 dung dịch sau đây đựng trong 3 lọ riêng biệt không nhãn: Na2SO4, NaCl, KNO3 Viết phương trình hóa học xảy ra
b/ Chất kết tinh màu trắng E tác dụng với axit sunfuric đậm đặc, sinh ra chất khí không màu G (là hợp chất của clo) Khí G tan nhiều trong nước tạo ra dung dịch có tính axit mạnh Dung dịch đậm đặc của G tác dụng với KMnO4 sinh ra khí F có màu vàng lục Khi cho một mẩu kim loại natri tác dụng với khí F thì lại sinh ra chất E ban đầu
Xác định các chất E,G, F và viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra
Câu 15: (2,5 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 1,68 lit khí CH4 thu được V lit khí CO2 (các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn) Hòa tan hết 2,3 gam Na vào H2O thu đuợc dung dịch A
a/ Viết phương trình hóa học xảy ra
b/ Tính giá trị của V và khối lượng chất tan trong dung dịch A
c/ Cho V lit CO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch A, sau phản ứng thu được 250 ml dung dịch B Tính nồng độ mol của các chất tan trong dung dịch B
Cho Na = 23; H = 1; C = 12; O = 16
- HẾT -ĐÁP SỐ:
Đáp
Câu 13: D là CH3COOH
Câu 14 a/ Dùng thuốc thử là BaCl2 và AgNO3
b/ E: NaCl; G: HCl; F: Cl2
Câu 15: VCO2= 1,68 lit; mNaOH = 4 g
CM(NaHCO3) = 0,2M ; CM(Na2CO3) = 0,1M
2