1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ CƯƠNG THAM KHẢO ôn tập HKII

6 277 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 72,5 KB

Nội dung

- Tính chất: là cuộc chiến tranh phong kiến đều có tính chất phi nghĩa, chỉ vì lợi ích của mình, các tập đoàn phong kiến đã gây chiến tranh, đánh lẫn nhau, gây tai hại cho dân tộc, đất

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II - MÔN SỬ LỚP 7 (2016-2017)

CHƯƠNG V

Câu 1: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền Lê sơ vào đầu thế kỉ XVI thể hiện như thế nào? Qua đó, em có nhận xét gì?

- Vua quan chỉ lo ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém

- Nội bộ triều Lê chia bè kéo cánh, tranh giành quyền lực

- Dưới triều Lê Uy Mục, quý tộc ngoại thích nắm hết quyền bính, giết hại công thần tôn thất nhà Lê

- Dưới triều Lê Tương Dực, tướng Trịnh Duy Sản gây bè phái mới, đánh giết nhau liên miên suốt 10 năm

- Nhận xét: Đầu thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê rơi vào tình trạng khủng hoảng và rối loạn nghiêm trọng

Câu 2: Kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI? Kết quả và ý nghĩa của các cuộc KN đó?

- Các cuộc KN:

+ KN Trần Tuân năm 1511 ở Hưng Hóa và Sơn Tây

+ KN Lê Hy, Trịnh Hưng năm 1512 ở Nghệ An, Thanh Hóa

+ KN Phùng Chương năm 1515 ở vùng núi Tam Đảo

+ KN Trần Cảo năm 1516 ở Đông Triều (Quảng Ninh)

- Kết quả: lần lượt bị đàn áp và thất bại

- Ý nghĩa: Giáng một đòn nặng vào chính quyền mục nát của nhà Lê, đẩy nhà Lê mau chóng đi đến sụp đổ

Câu 3: Em hãy nêu nguyên nhân, hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài

- Nguyên nhân:

+Năm 1545 Nguyễn Kim mất, con rễ là Trịnh Kiểm lên thay, con thứ là Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam

+ Năm 1627 chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ Đến năm 1672 lấy sông Gianh làm ranh giới chia cắt đất nước

+ Hậu quả: Đất nước bị chia cắt lâu dài hơn 200 năm, gây đau thương cho dân tộc

và tổn hại cho đất nước

- Tính chất: là cuộc chiến tranh phong kiến đều có tính chất phi nghĩa, chỉ vì lợi ích của mình, các tập đoàn phong kiến đã gây chiến tranh, đánh lẫn nhau, gây tai hại cho dân tộc, đất nước

Câu 4: Vì sao đến nửa đầu thế kỷ XVIII, kinh tế nông nghiệp Đàng Trong có điều kiện phát triển hơn Đàng ngoài ?

- Ở Đàng ngoài, do chiến tranh liên miên, nhà nước Lê - Trịnh ít quan tâm đến nông nghiệp, ruộng đất Hậu quả mất mùa đói kém thường xuyên, ruộng đất bị bọn cường hào đem cầm bán Quan lại tham ô hoành hành

- Ở Đàng Trong, do điều kiện tự nhiên thuận lợi, các chúa Nguyễn một mặt lo chiến tranh, một mặt khuyến khích nhân dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, miễn giảm tô thuế, binh dịch Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía Nam, đặt Phủ Gia Định, thêm Mĩ Tho, Hà Tiên, đất đai mở rộng, nhất là vùng đồng bằng Sông Cửu Long , năng suất lúa cao

Trang 2

Câu 5: Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? Vì sao chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ quốc ngữ của nước ta?

- Thế kỉ XVII tiếng Việt đã phong phú trong sáng 1 số giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo, họ dùng chữ cái La tinh để ghi âm tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa

- Đây là công trình của các giáo sĩ phương Tây, đặc biệt là A-lếc- xăng- đơ- Rốt là người

có đóng góp quan trọng vào việc này Từ đó chữ quốc ngữ ra đời

- Một thời gian dài chữ quốc ngữ chỉ lưu hành trong giới truyền đạo Chữ cái La tinh ghi

âm tiếng Việt là thứ chữ tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến nên đã trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay

Câu 6: Trình bày sự phát triển phong phú và đa dạng của những loại hình nghệ thuật dân gian ở nước ta thế kỷ XVII-XVIII?

- Nghệ thuật dân gian được phục hồi và phát triển như múa trên dây, múa đèn và các trò

ảo thuật

- Nghệ thuật điêu khắc gỗ với những nét chạm trổ đơn giản mà dứt khoát diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày ở nông thôn như chèo thuyền, đấu vật, chọi gà… tiêu biểu là tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay

- Nghệ thuật sân khấu đa dạng và phong phú như chèo, tuồng, hát ả đào… phản ánh đời sống lao động cần cù, lạc quan của nhân dân

Câu 7: Kể tên các cuộc KN nông dân Đàng Ngoài hế kỉ XIII? Ý nghĩa lịch sử của nó?

- KN Nguyễn Dương Hưng năm 1737 ở Sơn Tây

- KN Lê Duy Mật (1738-1770) ở Thanh Hóa, Nghệ An

- KN Nguyễn Danh Phương (1740-1751) ở Tam Đảo, Sơn Tây, Tuyên Quang

- KN Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751) ở Đồ Sơn, Kinh Bắc, Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An

- KN Hoàng Công Chất (1739-`769) ở Sơn Nam, Tây Bắc

- Ý nghĩa: Các cuộc KN trước sau đều bị thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử Nhưng ý chí đấu tranh chống cường quyền của nghĩa quân làm cho cơ đồ của họ Trịnh bị lung lay

Câu 8: Cho biết các sự kiện chính cua phong trào Tây Sơn (1771-1789) qua các mốc thời gian sau:

- Năm 1771, Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo

- Năm 1773, quân Tây Sơn hạ được phủ thành quy Nhơn

- Năm 1777, Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong

- Năm 1785, nghĩa quân Tây Sơn đánh tan 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm – Xoài Mút

- Năm 1786, Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài

- Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung

- Năm 1789, Tây Sơn đánh tan 29 vạn quân Thanh ở Ngọc Hồi - Đống Đa

Câu 9: Hãy trình bày cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp Tết Kỷ Dậu năm 1789 ?

- Từ Tam Điệp (Ninh Bình ) Quang Trung chia quân làm 5 đạo tiến ra Bắc

- Đêm 30 Tết quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), diệt các đồn tiền tiêu của địch

- Đêm mùng 3 Tết quân ta hạ đồn Hà Hồi (Hà Nội), giặc phải bỏ khí giới đầu hàng

- Sáng mùng 5 Tết quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi và Đống Đa (Hà Nội), tướng giặc Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử, Tôn Sĩ Nghị tháo chạy

Trang 3

- Trưa mùng 5 Tết Kỷ Dậu, vua Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long

Câu 10: Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Phong trào Tây Sơn ?

* Nguyên nhân thắng lợi :

- Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta

- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và Bộ chỉ huy nghĩa quân đã góp phần quan trọng vào thắng lợi

- Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta ở thế kỉ XVIII

* Ý nghĩa lịch sử :

- Trong 17 năm liên tục chiến đấu , phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn , Trịnh - Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia

- Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc

Câu 11: Nêu những cống hiến to lớn của Phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 đến 1789?

- Năm 1771 Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn Hạ đạo

- Giữa năm 1774 kiểm soát vùng rộng lớn từ Quảng nam đến Bình Thuận

- Năm 1777 lật đổ chính quyền họ Nguyễn Đàng Trong

- Năm 1785 đánh tan 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm-Xoài Mút

- Năm 1786 tiến quân ra Bắc lật đổ chính quyền họ Trịnh

- Năm 1789 đại phá 29 vạn quân Thanh, sau đó thực hiện nhiều chính sách cải cách đất nước tiến bộ

Câu 12: Quang Trung đã có những chính sách gì để khôi phục, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc?

- Kinh tế:

+ “Chiếu Khuyến nông” được ban hành để giải quyết ruộng đất bị bỏ hoang và nạn lưu vong

+ Bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều lọai thuế Yêu cầu nhà Thanh “mở cửa ải, thông chợ búa” khiến hàng hóa không ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân

+ Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần

- Giáo dục:

+ Ban hành “Chiếu lập học”, khuyến khích mở trường học ở huyện, xã

+ Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước

+ Cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm làm tài liệu học tập

Câu 13: Đánh giá công lao của Quang Trung đối với sự nghiệp giữ nước, chống ngoại xâm và xây dựng đất nước?

- Là người góp công chính trong việc lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn lật đổ các tập đoàn phong kiến thống trị Nguyễn, Trịnh - Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước

- Là người trực tiếp chỉ huy nghĩa quân Tây Sơn đánh tan các đạo quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc

- Có nhiều biện pháp kịp thời, tiến bộ để phục hồi kinh tế, ổn định trật tự xã hội và xây dựng văn hoá dân tộc tộc

- Có chính sách quốc phòng đúng đắn và ngoại giao mềm dẻo để bảo vệ đất nước

Trang 4

CHƯƠNG VI

Câu 14 Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào?

- Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn

- Năm 1806, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, nhà nước quân chủ tập quyền được củng cố

- Vua Nguyễn trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương

- Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long)

- Các năm 1831-1832, nhà Nguyễn chia nước ta làm 30 tỉnh và một phủ trực thuộc (Thừa Thiên)

- Quân đội nhà Nguyễn gồm nhiều binh chủng, nhà Nguyễn cho xây thành trì vững chắc

ở các trấn, tỉnh, lập hệ thống trạm ngựa từ Nam Quan đến Cà Mau để kịp thời chuyển tin tức giữa triều đình với các địa phương

- Ngoại giao, các vua Nguyễn thần phục nhà Thanh một cách mù quáng, nhưng lại khước

từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây

Câu 15: Nêu tình hình kinh tế nông nghiệp nước ta dưới triều Nguyễn? Em có nhận xét gì về nền nông nghiệp nước ta dưới thời Nguyễn? Tại sao việc sửa đăp đê lại gặp khó khăn?

- Các vua Nguyễn chú ý việc khai hoang, các biện pháp di dân lập ấp và lập đồn điền được tiến hành ở nhiều tỉnh phía bắc và phía nam, hàng trăm đồn điền được thành lập

- Việc khai hoang đã tăng thêm diện tích canh tác, nhưng ruộng đất bỏ hoang vẫn còn nhiều, vì nông dân bị địa chủ, cường hào cướp mất ruộng đất phải lưu vong

- Nhà Nguyễn đặt lại chế đô quân điền, nhưng phần lớn ruộng đất đã tập trung vào tay địa chủ

- Ở các tỉnh phía bắc, việc sửa đắp đê không được chú trọng, lụt lội, hạn hán xảy ra luôn, tài chính thiếu hụt, tham nhũng phổ biến, càng gặp khó khăn

- Nhận xét: nhà nước có quan tâm đến sản xuất nông nghiệp như chú trọng khai hoang, đặt lại chế độ quân điền… nhưng không mang lại hiệu quả

- Việc sửa đắp đê gặp khó khăn là vì: tài chính thiếu hụt, nạn tham nhũng phổ biến, càng gặp khó khăn, đê vỡ nhiều nơi

Câu 16: Nêu tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta dưới thời Nguyễn?

- Thủ công nghiệp:

+ Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu, thợ giỏi các địa phương được tập trung về sản xuất trong các xưởng của nhà nước

+ Ngành khai thác mỏ được mở rộng, cả nước có hàng trăm mỏ vàng, bạc, đồng… được khai thác Nhưng cách khai thác lạc hậu, hoạt động thất thường và sa sút dần

+ Ở nông thôn và thành thị nhiều làng thủ công nổi tiếng gốm Bát Tràng, đúc đồng Ngũ

Xá, dệt Vạn Phúc…vẫn không ngừng phát triển, nhưng phân tán và phải nộp thuế nặng nề

- Thương nghiệp:

Trang 5

+ Đất nước thống nhất, việc buôn bán có nhiều thuận lợi ngoài các thành thị trước đây như Hà Nội, Phú Xuân, Gia Định, còn xuất hiện nhiều thị tứ mới rải rác ở các tỉnh Nam

Bộ và Trung Bộ

+ Thuyền buôn các nước Xiêm, Mã Lai, Trung Quốc thường xuyên sang nước ta buôn bán

+ Tàu buôn phương Tây cũng đến nước ta buôn bán ở các hải cảng, nhưng nhà Nguyễn không cho họ mở cửa hàng, mà chỉ được ra vào một số cảng theo quy định

Câu 17: Kể tên, thời gian và kết quả các cuộc khởi nghĩa của nhân dân dưới thời Nguyễn? Nhận xét của em về các cuộc KN đó?

- Các cuộc khởi nghĩa:

+ Phan Bá Vành (1821-1827)

+ Nông Văn Vân (1833-1835)

+ Lê Văn Khôi (1833-1835)

+ Cao Bá Quát (1854-1856)

- Kết quả: các cuộc khởi nghĩa bị đàn áp dã man và lần lượt bị thất bại.

- Nhận xét:

+ Có hàng trăm cuộc KN nổ ra từ Bắc chí Nam, từ miền xuôi đến miền ngược suốt hơn nửa thế kỉ thống trị của nhà Nguyễn

+ Các cuộc KN không có sự liên kết với nhau, nên nhà Nguyễn có điều kiện để tập trung lực lượng đàn áp và thất bại

+ Các cuộc đấu tranh của nhân dân dưới thời Nguyễn là sự kế thừa truyền thống đấu tranh chống áp bức bóc lột, cường quyền của các thế kỉ trước Góp phần củng cố khối đoàn kết thống nhất của nhân dân ta

Câu 18: Nêu những thành tựu chủ yếu về văn học nước ta cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX? Nội dung của các tác phẩm văn học phản ánh điều gì?

- Văn học dân gian phát triển rực rỡ, dưới nhiều hình thức phong phú từ tục ngữ, ca dao đến truyện thơ dài, tiếu lâm

- Văn học viết bằng chữ Nôm phát tiển đến đỉnh cao, tiêu biểu là Truyện Kiều của Nguyễn Du, các tác phẩm nổi tiếng như Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, thơ

Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu…

- Nội dung phản ánh phong phú và sâu sắc xã hội đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam

Câu 19: Nêu một số thành tựu nghệ thuật ở nước ta cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX

- Văn nghệ dân gian phát triển phong phú Nghệ thuật sân khấu, tuồng, chèo phổ biến khắp nơi Các địa phương có các làn điệu hát dân ca như ở miền xuôi có họ, trống quân, hát lí, hát dặm ở miền núi có hát lượn, hát khắp, hát xoan

- Hàng loạt tranh dân gian xuất hiện, đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước, nổi tiếng nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh)

- Các công trình kiến trúc nổi tiếng là chùa Tây Phương (Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh), lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế, Khuê văn các ở Văn Miếu (Hà Nội)

- Nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng thể hiện tài năng bậc thầy của các nghệ nhân nước ta: chùa Tây Phương có18 vị tổ với những phong cách khác nhau, có 9 đỉnh đồng lớn ở Huế…

Trang 6

Câu 20: Hãy nêu một số thành tựu khoa học kỹ thuật ở nước ta cuối thế kỷ XVIII -nửa đầu thế kỷ XIX? Nhưng thành tựu kĩ thuật đó phản ánh điều gì?

* Những thành tựu khoa học:

- Sử học: Triều Tây sơn có bộ Đại Việt sử ký tiền biên Sử quán triều Nguyễn có Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện

- Tác giả tiêu biểu có Lê Quí Đôn với các tác phẩm nổi tiếng như Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, Vân đài loại ngữ và Phan Huy Chú là tác giả bộ Lịch triều hiến chương loại chí

- Địa lý có các công trình như Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, Nhất thống

dư địa chí của Lê Quang Định

- Y học: Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) là người thầy thuốc có uy tín lớn ở thế kỷ XVIII, ông là tác giả bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển )

* Những thành tựu kỹ thuật:

- Người thợ thủ công Nguyễn Văn Tú học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lý

- Thợ thủ công nhà nước thời Nguyễn chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước và làm thí nghiệm thành công tàu thủy chạy bằng máy hơi nước

Những thành tựu đó chứng tỏ tài năng và sự sáng tạo của người thợ thủ công nước ta bấy giờ Tiếc rằng những thành tựu đó chưa được nhà nước khuyến khích và đưa vào ững dụng hiệu quả hơn

Ngày đăng: 26/07/2017, 21:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w