1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BAI THU HOACH VE DIA DAO CU CHI

11 1,8K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 35,5 KB
File đính kèm BAI THU HOACH VE DIA DAO CU CHI.rar (33 KB)

Nội dung

Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng TâyBắc. Hệ thống này được Việt Minh và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất.Hệ thống địa đạo dài khoảng 250 km và có các hệ thống thông hơi tại vị trí các bụi cây. Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là đất thép, nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh. Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này để tấn công vào Sài Gòn.Địa đạo Củ Chi là cách gọi chung của các hệ thống địa đạo khác nhau, được hình thành từ khoảng thời gian 19461948, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Thời gian này, quân dân hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An đã đào những đoạn hầm ngắn, cấu trúc đơn giản dùng để ẩn nấp, cất giấu tài liệu, vũ khí. Cũng có ý kiến cho rằng việc đào địa đạo khởi đầu do dân cư khu vực này tự phát thực hiện vào năm 1948.

Trang 1

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

BÀI THU HOẠCH NGHIÊN CỨU THỰC TẾ CHỦ ĐỀ:

ĐỊA ĐẠO CỦ CHI MỘT KỲ TÍCH ANH HÙNG

Học viên thực hiện: Huỳnh Minh Thế

Tổ: 4

Lớp: Trung cấp lý luận chính trị - hành chính không tập trung K74quận Bình

Thủy

Cần Thơ, tháng 05 năm 2017

Trang 2

I MỞ ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã từng nói “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”

Việt Nam chúng ta có lịch sử truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước

vô cùng oanh liệt Các cuộc chiến tranh chống kẻ thù xâm lược do nhân dân ta tiến hành đều là chiến tranh nhân dân chính nghĩa, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia ủng hộ Trong các cuộc chiến tranh ấy, nhiều trận đánh hay đã mãi mãi ghi vào sử sách, vào tâm trí mỗi người dân Việt Nam Ngày nay, nhìn lại lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, chúng ta càng tự hào về truyền thống hào hùng ấy Nghệ thuật chiến tranh nhân dân đã được hình thành rất sớm trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.Chiến tranh nhân dân Việt Nam đã trải qua những bước phát triển trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc từ thấp đến cao và đạt đến đỉnh cao trong thời đại Hồ Chí Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam

Thực hiện theo kế hoạch số 10/KH-TCT ngày 19 tháng 04 năm 2017 về việc nghiên cứu thực tế và viết thu hoạch lớp trung cấp lý luận chình trị - hành chính không tập trung K74 quận Bình Thủy, học tập nghiên cứu tại khu di tích lịch sử -văn hóa huyện Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh) và thành phố Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh) Mục đích của chuyến học tập nghiên cứu nhằm cung cấp cho học viên thêm những kiến thức vận dụng vào lý luận và thực tiễn trong quá trình công tác cũng như học tập.Ngoài ra còn rèn luyện tinh thần tập thể, đoàn kết gắn bó, chia sẽ kinh nghiệm trong học tập, công tác và cuộc sống

Lý luận và thực tiễn chiến tranh nhân dân Việt Nam thực sự là một cống hiến quan trọng đối với phong trào đấu tranh vũ trang giải phóng của nhân dân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới Chính vì vậy mà tôi lựa chọn về khu di tích lịch sử

-UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CHÍNH TRỊ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT BÀI THU HOẠCH

Học viên thực hiện: Huỳnh Minh Thế

Tổ: 4

Lớp: Trung cấp lý luận chính trị - hành chính không tập trung K74quận Bình Thủy

ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

……….

……….

……….

……….

……….

……….

Cần Thơ, ngày tháng năm 2017

GIẢNG VIÊN II GIẢNG VIÊN I

Trang 3

văn hóa tại huyện Củ Chi(thành phố Hồ Chí Minh) đặc biệt là khu di tích lịch sử -văn hóa địa đạo Củ Chi để tìm hiểu một cách sâu sắc về nét độc đáo đặc sắc trong truyền thống đánh giặc giữ nước của nhân dân Việt Nam

Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Tây-Bắc Hệ thống này được Việt Minh và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất.Hệ thống địa đạo dài khoảng 250 km và có các hệ thống thông hơi tại vị trí các bụi cây Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là "đất thép", nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này để tấn công vào Sài Gòn

Địa đạo Củ Chi là cách gọi chung của các hệ thống địa đạo khác nhau, được hình thành từ khoảng thời gian 1946-1948, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp Thời gian này, quân dân hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An đã đào những đoạn hầm ngắn, cấu trúc đơn giản dùng để ẩn nấp, cất giấu tài liệu, vũ khí Cũng có ý kiến cho rằng việc đào địa đạo khởi đầu do dân cư khu vực này tự phát thực hiện vào năm 1948

Cư dân khu vực đã đào các hầm, địa đạo riêng lẻ để tránh các cuộc bố ráp càn quét của quân đội Pháp và để cung cấp nơi trú ẩn cho quân Việt Minh Mỗi làng xây một địa đạo riêng, sau đó do nhu cầu đi lại giữa địa đạo các làng xã, hệ thống địa đạo đã được nối liền nhau tạo thành một hệ thống địa đạo liên hoàn, phức

tạp, về sau phát triển rộng ra nhiều nơi, nhất là 6 xã phía Bắc Củ Chi và cấu trúc các đoạn hầm, địa đạo được cải tiến trở thành nơi che giấu lực lượng, khi chiến đấu

có thể liên lạc, hỗ trợ nhau

Trang 4

Trong thời gian 1961–1965, các xã phía Bắc Củ Chi đã hoàn thành tuyến địa đạo trục gọi là "xương sống", sau đó các đoàn thể, cơ quan, đơn vị phát triển địa đạo nhánh ăn thông với tuyến trục hình thành những địa đạo liên hoàn giữa các ấp, các xã và các vùng Bên trên mặt đất, quân dân Củ Chi còn đào cả một vành đai giao thông hào chằng chịt nối kết với địa đạo, lúc này địa đạo chiến đấu cũng được đào chia thành nhiều tầng, nhiều ngõ ngách Ngoài ra, bên trên địa đạo còn có rất nhiều ụ chiến đấu, bãi mìn, hố đinh, hầm chông được bố trí thành các cụm liên hoàn tạo ra trận địa vững chắc trong thế trận chiến tranh du kích, gọi là xã chiến đấu

Đến năm 1965, có khoảng 200 km địa đạo đã được đào Về quy mô, hệ thống địa đạo có tổng chiều dài toàn tuyến là trên 200 km, với 3 tầng sâu khác nhau, tầng trên cách mặt đất khoảng 3 m, tầng giữa cách mặt đất khoảng 6 m, tầng dưới cùng sâu hơn 12 m Lúc này, địa đạo không chỉ còn là nơi trú ẩn mà đã trở thành nơi sinh sống, cứu thương, hội họp, kho chứa vũ khí,

II NỘI DUNG

Sự tồn tại và hoạt động của căn cứ địa trên toàn miền Nam nói chung, ở Củ Chi nói riêng đã giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc kháng chiến chống

Mỹ của nhân dân ta Vì là nơi tiếp tế cho lực lượng cách mạng Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, căn cứ địa Củ Chi đã thể hiện được vai trò cụ thể như sau:

Là nơi đứng chân của các cơ quan lãnh đạo kháng chiến, nơi xây dựng, củng cố và phát triển lực lượng cách mạng.

Căn cứ địa cách mạng ở Củ Chi trong kháng chiến chống Mỹ được xem như một căn cứ du kích ngay sát nách “thủ đô” Sài Gòn Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (tháng 4 năm 1975), căn

cứ địa cách mạng ở Củ Chi là nơi đứng chân hoạt động của cơ quan Tỉnh ủy Gia Định, Liên tỉnh ủy miền Đông, sau này là Khu ủy, Quân khu Sài Gòn – Gia Định (từ năm 1959), Quận ủy Củ Chi…Tại đây, các cơ quan dân, chính, Đảng, các ban,

Trang 5

ngành, đoàn thể cách mạng không ngừng được củng cố, hoàn thiện về tổ chức, nâng cao chất lượng công tác, tham gia có hiệu quả vào quá trình điều hành công cuộc kháng chiến ở địa phương Chính sự đứng chân của các cơ quan lãnh đạo là

sự chỉ đạo tại chỗ, tạo ra sức mạnh tại chỗ cho phong trào đấu tranh của quân và dân Củ Chi Cùng với quá trình phát triển của cuộc kháng chiến, từ những đơn vị nhỏ, lẻ ban đầu, lực lượng vũ trang địa phương Củ Chi, Quân khu Sài Gòn – Gia Định ngày một trưởng thành Khác với các quận khác, lực lượng vũ trang Củ Chi còn có nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ căn cứ đầu não của Khu Sài Gòn – Gia Định Quá trình phát triển của lực lượng vũ trang Củ Chi, các đơn vị vũ trang tập trung của Quân khu và của Miền đều ít nhiều gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của căn cứ địa Củ Chi Đây là nơi lực lượng vũ trang về đứng chân, ẩn náo, củng cố và phát triển lực lượng để tiến hành các cuộc tấn công, phản công tiêu diệt địch Với địa thế, địa hình thuận lợi cho việc đào địa đạo, quân dân Củ Chi đã xây dựng căn cứ dưới hình thức chủ yếu là địa đạo - “làng ngầm” Ban đầu dùng làm nơi trú ẩn, tạo điểm tựa để hoạt động và chiến đấu Sau đó, do tính chất phát triển của cuộc chiến tranh, địa đạo được sáng tạo mang tính năng động để vừa trú ẩn bảo toàn lực lượng vừa phát huy thế tiến công tiêu diệt địch với hiệu quả ngày càng cao Hệ thống địa đạo đã bảo đảm an toàn cho lực lượng bộ đội và du kích, mặc dù

kẻ địch có sức mạnh áp đảo trên mặt đất Còn đối với nhân dân thì nhờ có địa đạo

mà không lo chạy địch càn quét bất cứ lúc nào, tránh được tác hại của bom, pháo, chất độc hóa học, đỡ nhiều tổn thất, thương vong, yên tâm làm ăn, sản xuất Trên vành đai diệt Mỹ, vai trò của địa đạo đặc biệt quan trọng Với mức độ đánh phá bằng phi pháo, trực thăng, xe tăng của địch ngày càng dày đặc, nếu không có địa đạo thì các lực lượng chiến đấu sẽ không thể trụ vững vài ngày Căn cứ địa Củ Chi không chỉ là chiến trường tiêu diệt địch mà còn là nơi xuất phát, là một bàn đạp lợi hại của quân giải phóng trong tiến công Như vậy, căn cứ địa Củ Chi đã làm tốt vai trò hậu phương tại chỗ, địa bàn đứng chân, là điểm tập kết lực lượng và hậu cần, là bàn đạp xuất phát cho bộ đội chủ lực khi có lệnh tiến công vào Sài Gòn

Trang 6

Là nơi diễn ra những trận chiến đấu quyết liệt chống càn, tiêu diệt địch trong các chiến lược chiến tranh.

Lịch sử xây dựng và phát triển căn cứ địa luôn luôn gắn liền với hoạt động quân sự diễn ra ở bên trong và bên ngoài căn cứ Đó là nơi giao tranh quyết liệt giữa một bên là kẻ địch mưu toan tiêu diệt cơ quan lãnh đạo kháng chiến, tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng, xóa sạch căn cứ và một bên là lực lượng kháng chiến quyết tâm giữ vững căn cứ, bảo toàn lực lượng và từ đó làm chỗ dựa mở rộng phạm vi hoạt động quân sự, tiến công vào hậu phương của địch.Trong quá trình tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ và chính quyền Sài Gòn

đã dồn những nỗ lực lớn nhất của lực lượng và vũ khí, phương tiện chiến tranh để thực hiện những cuộc càn có qui mô lớn vào vùng căn cứ cách mạng ở Củ Chi nhằm tiêu diệt cơ quan lãnh đạo Khu ủy Sài Gòn – Gia Định, Huyện ủy Củ Chi Chiến đấu bảo vệ cơ quan lãnh đạo, bảo vệ sức người sức của trong căn cứ luôn là nhiệm vụ hàng đầu của quân và dân vùng căn cứ Ở Củ Chi, quân và dân đã thực hiện vũ trang toàn dân, cùng với các lực lượng đứng chân trong vùng căn cứ không ngừng tổ chức lại chiến trường, lợi dụng và cải tạo địa hình để xây dựng xã, ấp chiến đấu, đào đắp hầm hào, công sự, bố trí hầm chông, hố đinh, bãi mìn, đào thêm địa đạo… tạo thành một hệ thống trận địa vừa có tác dụng phòng thủ, bảo vệ cho các cơ quan lãnh đạo, vừa là trận địa tiêu diệt giặc Suốt 12 ngày đêm liên tục chiến đấu chống cuộc càn Crimp (tháng 1 năm 1966), Tiểu đoàn Quyết Thắng phối hợp nhịp nhàng với quân dân Củ Chi anh dũng chiến đấu bảo vệ căn cứ, diệt hơn 1.000 tên Mỹ và chư hầu, bắn rơi 84 máy bay, bắn cháy và phá hủy 77 xe quân sự, trong

đó có 56 xe tăng và xe bọc thép, 2 đại bác 105 ly Đối phó với cuộc càn Cedar Falls (tháng 1 năm 1967), quân dân Củ Chi, Bến Cát, Trảng Bàng đã dựa vào hệ thống địa đạo, chiến hào dũng cảm chiến đấu, gây cho địch những thiệt hại nặng nề Chỉ trong một số trận đụng độ đầu tiên, trên 3.000 tên xâm lược đã bị loại khỏi vòng chiến, 90 xe M.113 phơi xác trên lộ 7, lộ 14, lộ 15 và 13 máy bay bị bắn hạ Căn cứ địa Củ Chi còn là bàn đạp tổ chức các trận đánh tiêu diệt địch: Ngày 3 tháng 5 năm

Trang 7

1970, C7- bộ đội địa phương Củ Chi tập kích tiểu đoàn 2, trung đoàn 50, sư đoàn

25 quân đội Sài Gòn ở Trung Hòa, diệt 47 tên, làm bị thương 25 tên Ngày 16 tháng 5 năm 1970, du kích Thái Mỹ kết hợp với một bộ phận của C7 tập kích diệt gọn 34 tên của trung đội bảo an 166 trong ấp chiến lược Mỹ Khánh; cùng bộ đội địa phương và nội tuyến tấn công đồn Bình Thủy, diệt 10 tên địch và 11 tên trong đội “bình định” Có thể thấy rằng những chiến dịch tấn công lớn, có ý nghĩa chiến lược của ta đều được chuẩn bị chu đáo từ các căn cứ xung quanh Sài Gòn, trong đó

có Củ Chi Bên cạnh vai trò là nơi tập hợp lực lượng, vũ khí và hậu cần cho các cuộc tiến công lớn của quân giải phóng vào thủ phủ của địch ở Sài Gòn, căn cứ địa

Củ Chi còn là bàn đạp để tấn công căn cứ hậu phương địch ở Đồng Dù (Củ Chi) Ở đây, quân dân Củ Chi đã lập “vành đai diệt Mỹ” bao vây quân Mỹ, “giam chân” hàng ngàn tên địch trong một căn cứ cố thủ vững chắc như Đồng Dù để đánh tiêu hao, đẩy quân Mỹ ở căn cứ này vào thế bị động và không ngừng bị truy kích Ngày

5 tháng 1 năm 1969, một quả mìn đã gây tiếng nổ lớn tại một phòng ăn của một đơn vị công binh Hoa Kỳ trong căn cứ Đồng Dù, làm chết 15 tên, bị thương 26 tên Ngày 26 tháng 2 năm 1969, Đồng Dù lại bị tấn công dữ dội bằng chiến thuật đặc công của Quân giải phóng: sở chỉ huy lữ đoàn 2 sư đoàn bộ binh 25 bị đánh phá,

800 tên Mỹ bị diệt (trong đó có 50 giặc lái), 160 máy bay trên sân bay cùng nhiều

xe cơ giới bị phá hủy, 1 kho xăng và 4 kho đạn bị cháy, cả trận địa pháo 105 và 203

ly bị quét sạch Trong những cuộc chống càn qui mô lớn, dài ngày hay tổ chức tấn công tiêu diệt, tiêu hao lực lượng địch thì việc tổ chức phương án chiến đấu, phối hợp lực lượng, công tác hậu cần chiến trường… càng phải được chuẩn bị chu đáo

từ căn cứ địa Như vậy căn cứ địa Củ Chi giữ vai trò là nơi tổ chức lực lượng vũ trang, nơi tạo nên các trận địa chiến đấu để tiêu diệt quân địch, bảo vệ các cơ quan lãnh đạo khi chúng tấn công vào căn cứ Mặt khác, từ căn cứ địa, các đơn vị bộ đội chủ lực của ta xuất phát tiến công vào sào huyệt của địch ở Sài Gòn và hậu cứ của địch ngay tại địa phương

Đảm bảo vai trò hậu phương tại chỗ cho cuộc kháng chiến

Trang 8

Do đặc điểm Củ Chi là nơi đối đầu trực tiếp với lực lượng lớn của địch, lại

xa sự chi viện của Trung ương, nên vấn đề căn cứ đứng chân và tự cung ứng cơ sở hậu cần kỹ thuật trở nên nhu cầu hết sức bức xúc Ngay trong những ngày đầu đứng chân hoạt động ở Củ Chi, cơ quan Tỉnh ủy Gia Định đã được nhân dân ở đây che chở, nuôi dấu, bảo vệ an toàn Đến đầu năm 1960, lực lượng vũ trang Khu Sài Gòn – Gia Định thành lập trong điều kiện bí mật nên việc ăn, ở của đơn vị còn nhiều khó khăn, thiếu thốn Khi cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn quyết liệt,

Mỹ và quân đội Việt Nam cộng hòa luôn tìm mọi cách triệt nguồn lương thực nuôi sống quân dân Củ Chi bằng cách phá hủy ruộng vườn, đốt cháy thóc gạo, dùng chất độc hóa học để phá hoại cây cối, mùa màng…Đứng trước tình hình kẻ địch phá hoại điên cuồng như vậy, quân dân Củ Chi không còn con đường nào khác là phải ra sức chiến đấu, phục vụ tăng gia sản xuất Ban lãnh đạo huyện đã đề ra nhiệm vụ cho cán bộ và dân quân du kích phải đi đầu và tích cực giúp đỡ nhân dân trong việc sản xuất, coi đó là khâu quyết định để giữ dân bám trụ Ở xã Trung Lập, ban đêm cán bộ và du kích lấy rơm bó vào mình, bò sát căn cứ Mỹ để cày giúp dân Ban ngày, cán bộ và du kích lấy bùn trát đầy mình dẫn đầu ra ngoài đồng cuốc đất, vừa sản xuất vừa cảnh giác với máy bay địch Khi cần thì sẵn sàng chiến đấu ngay trên đồng ruộng, coi đồng ruộng là chiến trường Huyện ủy chủ trương phải đấu tranh với địch để đưa dân vùng giải phóng ra vùng tranh chấp sản xuất trên thế hợp pháp.Sau đó, nhân dân lại đấu tranh đòi địch cho cất chòi ngoài đồng để coi giữ mùa màng, không được bắn phá Nhờ những biện pháp đấu tranh từng bước của nhân dân, trong những năm chiến tranh ác liệt như năm 1967, 1968, các vùng giải phóng sản xuất được lúa, khoai… nên đời sống kinh tế của nhân dân cũng nhờ

đó được đảm bảo Hầu hết các xã đều nhận nuôi thương binh.Vì vậy, những thương binh của đơn vị bạn từ thành phố đưa ra hoặc sau những trận đánh, những chiến dịch đều được nhân dân Củ chi nuôi dưỡng, có nhiều nhà đào hầm nuôi dấu thương binh, có nhà nuôi 3 đến 5 thương binh Trong đó, nổi bật nhất là xã Bình Mỹ, nhân dân tại đây đã nhận nuôi dấu khoảng 3.000 thương binh của cánh quân đánh vào

Trang 9

Gò Vấp và Bộ tổng tham mưu trong Tết Mậu Thân Riêng xã Nhuận Đức, nhân dân cũng đã nhận nuôi tới 700 thương binh.Nhân dân vùng ấp chiến lược, vùng tranh chấp cũng có nhiều cách để tiếp tế, giúp đỡ cho cán bộ và du kích ở vùng giải phóng về mặt vật chất Bằng những sáng tạo của mình để vượt qua sự kiểm soát của địch, nhân dân Củ Chi đã đóng góp lương thực, thực phẩm để nuôi quân, phục

vụ bộ đội chiến đấu, đây là nguồn cung cấp hậu cần tại chỗ vô cùng quan trọng, góp phần bảo đảm cho sự thắng lợi của cuộc kháng chiến lâu dài Như vậy, trong kháng chiến chống Mỹ, căn cứ địa Củ Chi đã “xuất hiện sát ngay những căn cứ lớn của địch” và được xây dựng thành “làng ngầm”, với hệ thống địa đạo có chức năng chiến đấu và bảo tồn lực lượng, là chỗ dựa vững chắc, có thể huy động được sức người, sức của để phát triển lực lượng chiến đấu lâu dài Việc xây dựng căn cứ địa đáp ứng nhu cầu tại chỗ cho chiến trường ở địa phương Củ Chi đã gắn liền với đường lối phát động toàn dân đánh giặc, cả nước đánh giặc của Đảng ta Nó phù hợp với điều kiện đất nước ta không rộng lắm, phù hợp với phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân của ta Thực tế cuộc kháng chiến chống Mỹ đã thể hiện rõ căn cứ địa Củ Chi “vừa là nơi đứng chân để giải quyết vấn đề tiềm lực, vừa là mặt trận đấu tranh với địch một cách toàn diện; vừa là tiền tuyến, vừa là hậu phương; vừa là kết quả của việc thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện của Đảng, vừa là điều kiện để biến đường lối đó thành hiện thực; vừa là kết quả của cuộc chiến tranh nhân dân, vừa là nguyên nhân làm cho chiến tranh nhân dân phát triển”

Ngày nay, địa đạo Củ Chi chuyển chức năng thành di tích lịch sử - văn hóa với những giá trị có tính nhân văn to lớn, đã nhanh chóng thu hút khách tham quan trong và ngoài nước Họ đến để tìm hiểu, để chiêm ngưỡng một sự thật lịch sử với niềm xúc động và kính phục.Không mang dáng vẻ kỳ vĩ của những kỳ quan tồn tại hàng bao thế kỷ như Kim Tự Tháp, vườn treo Babylon, Angkor Wat…nhưng địa đạo Củ Chi là một công trình ngầm vĩ đại với trên 200km tỏa rộng như mạng nhện dưới lòng đất Trong chiến tranh, hàng ngàn người con đã hy sinh, hàng vạn ngôi

Trang 10

nhà bị đốt phá, san phẳng, nhưng vượt trên tất cả những mất mát đó, Củ Chi vẫn hiên ngang đứng vững góp phần hết sức quan trọng vào cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc Nơi đây quả là một kỳ quan mang tầm vóc chiến tranh độc đáo

có một không hai, vừa mang chiều sâu thăm thẳm của lòng căm thù và ý chí kiên cường, bất khuất, vừa có ý nghĩa như một biểu tượng rực rỡ của Chủ nghĩa anh hùng dân tộc Việt Nam Du khách sẽ thật sự cảm nhận được cuộc sống vất vả, qua

đó mới thấy được sự kiên cường của nhân dân và chiến sĩ nơi đây khi trực tiếp trườn mình qua những đoạn hầm dưới lòng đất, tận mắt nhìn thấy đầy đủ mọi hiện vật cũng như khung cảnh chân thực của cuộc sống cách đây gần 40 năm hay cùng lặng người khi đọc danh sách của 44.375 liệt sĩ đã hy sinh trên chiến trường Gia Định trong ngôi đền thiêng Bến Dược

Đối với khách trong nước, nhất là thế hệ trẻ, di tích địa đạo Củ Chi là một phương tiện giáo dục truyền thống yêu nước đặc biệt “Di tích địa đạo Củ Chi là một sự nhắc nhở vô giá cho thế hệ trẻ về tấm lòng yêu nước nồng nàn, sự sáng tạo trong chiến đấu và sự dũng cảm chịu đựng gian khổ, hy sinh của chiến sĩ và nhân dân Củ Chi trong thời chiến tranh”

Từ ngày hòa bình trở lại, địa đạo Củ Chi nhanh chóng thu hút sự chú ý của

du khách trong và ngoài nước và nơi đây đã trở thành điểm hẹn truyền thống của các thế hệ Việt Nam, là niềm kính phục của bạn bè thế giới Ngày nay, địa đạo thường xuyên được gia cố, tôn tạo, đảm bảo độ bền vững lâu dài; kết hợp với các công trình giải trí vui chơi, du lịch trong một khu rừng thiên nhiên rộng rãi, mát

mẻ Những hiện vật chiến tranh như xác máy bay trực thăng, xe tăng mìn tự tạo, cạm bẫy…cũng được trưng bày

Địa đạo Củ Chi là minh chứng “sống” cho ý chí kiên cường, trí thông minh

và là niềm tự hào của người dân Việt Nam.Đến với Củ Chi là gặp sự bình dị, sự bình dị ấy lấp lánh trong những trang lịch sử Hãy một lần đến nơi đây để chứng kiến thời kỳ hào hùng của dân tộc ta trong kháng chiến Với giá trị và tầm vóc chiến công được đúc kết bằng xương máu, công sức của hàng vạn chiến sĩ, đồng

Ngày đăng: 19/07/2017, 03:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w