1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nhân dân huyện duyên hải tỉnh trà vinh với cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước (1954 1975)

121 377 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, dưới sự lãnh đạo, dìu dắt của Đảng, nhân dân huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đã có những đóng góp quan trọng, phát huy những khả năng cách mạng t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

VÕ MINH TUẤN

NHÂN DÂN HUYỆN DUYÊN HẢI

TỈNH TRÀ VINH VỚI CUỘC KHÁNG CHIẾN

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

VÕ MINH TUẤN

NHÂN DÂN HUYỆN DUYÊN HẢI

TỈNH TRÀ VINH VỚI CUỘC KHÁNG CHIẾN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS

Nguyễn Duy Bính đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Lịch sử - Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội đã cung cấp cho tôi những kiến thức quý giá, chỉ bảo tận tình và đóng góp ý kiến cho luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban tuyên giáo tỉnh Trà Vinh, Ban tuyên giáo huyện Duyên Hải, thư viện tỉnh Trà Vinh, bạn bè đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện giúp đỡ

để tôi hoàn thành luận văn này

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2017

Tác giả

Võ Minh Tuấn

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các

số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam Các kết quả này chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì công trình nào khác

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN………ii

MỤC LỤC……… iii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 4

4.1 Mục tiêu nghiên cứu 4

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4

5.1 Nguồn tư liệu 4

5.2 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của đề tài 5

7 Bố cục của đề tài 6

NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1 HUYỆN DUYÊN HẢI TỈNH TRÀ VINH QUÊ HƯƠNG VÀ CON NGƯỜI 7

1.1 Lịch sử hình thành vùng đất Duyên Hải 7

1.1.1 Điều kiện tự nhiên 7

1.1.2 Đặc điểm phân bố dân cư 8

1.2 Sự thay đổi địa giới hành chính 9

Trang 6

1.3 Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội 10

1.3.1 Tình hình kinh tế 10

1.3.2 Tình hình chính trị 11

1.3.3 Tình hình văn hóa xã hội 11

1.4 Truyền thống đấu tranh của nhân dân huyện Duyên Hải 12

1.4.1 Phong trào đấu tranh của nhân dân huyện Duyên Hải khi chưa có Đảng 12

1.4.2 Phong trào đấu tranh của nhân dân huyện Duyên Hải từ khi có Đảng lãnh đạo đến 1954 14

1.4.2.1 Sự thành lập chi bộ đảng đầu tiên ở huyện Duyên Hải 14

1.4.2.2 Quá trình đấu tranh của nhân dân huyện Duyên Hải từ khi có Đảng đến 1954 17

CHƯƠNG 2 HUYỆN DUYÊN HẢI TỈNH TRÀ VINH TỪ SAU HIỆP ĐỊNH GIƠ-NE-VƠ 1954 ĐẾN 1975 22

2.1 Huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh với phong trào Đồng Khởi 22

2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử 22

2.1.2 Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang tiến tới Đồng Khởi ở Duyên Hải (1954-1960) 26

2.1.2.1 Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang 26

2.1.2.2 Huyện Duyên Hải với phong trào Đồng Khởi 1960 33

2.2 Nhân dân huyện Duyên Hải đấu tranh chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965) 38

2.2.1 Hoàn cảnh lịch sử 38

2.2.2 Phong trào phá ấp chiến lược của nhân dân huyện Duyên Hải góp phần làm thất bại “chiến lược chiến tranh đặc biệt” của Mĩ 40

2.3 Nhân dân huyện Duyên Hải đấu tranh chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965-1968) 49

Trang 7

2.3.1 Hoàn cảnh lịch sử 49

2.3.2 Nhân dân huyện Duyên Hải đấu tranh chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965-1968) 51

2.3.2.1 Cuộc bao vây bức phá chi khu, bức phá sân bay Long Toàn 51

2.3.2.2 Phát triển thế tiến công, đào địa đạo, bứt rút tề xã của địch 55

2.4 Nhân dân huyện Duyên Hải chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ (1969-1973) 61

2.4.1 Hoàn cảnh lịch sử 61

2.4.2 Những thắng lợi của nhân dân Huyện Duyên Hải trong việc chống lại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ (1969-1973) 64

2.5 Nhân dân Huyện Duyên Hải với cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 71

2.5.1 Tiến công địch vi phạm hiệp đinh Pari, giải phóng một số địa phương trong huyện 71

2.5.2 Huyện Duyên Hải với cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975……….78

CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VỀ NHÂN DÂN HUYỆN DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH VỚI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1954- 1975) 84

3.1 Đặc điểm của nhân dân Duyên Hải (1954-1975) với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 84

3.1.1 Về lực lượng 84

3.1.2 Về hình thức đấu tranh 85

3.1.3 Về vai trò lãnh đạo của Đảng 86

3.1.4 Nhân dân Duyên Hải không ngừng trưởng thành trong đấu tranh cách mạng 88

Trang 8

3.2 Vai trò của nhân dân huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh với cuộc kháng

chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975) 89

3.2.1 Làm thất bại âm mưu “chia rẽ dân tộc” của đế quốc và tay sai 89

3.2.2 Cổ vũ nhân dân cả nước đưa cách mạng đi tới thắng lợi 90

3.2.3 Góp phần làm cho địch suy yếu 91

3.2.4 Thực hiện nghĩa vụ hậu phương tại chỗ cho cách mạng 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC 98

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, qua bao cuộc biến thiên, bao cơn phong

ba bão táp, dân tộc Việt Nam vẫn hiên ngang tồn tại và phát triển không ngừng, tỏa ra năng lực dồi dào, một bản lĩnh phi thường Đặc biệt từ thế kỉ X trở đi, sau khi thoát khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc, nước ta đã trở thành một quốc gia độc lập, dân tộc ta có đủ sức mạnh để bảo vệ đất nước và chiến thắng giặc ngoại xâm Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, dưới sự lãnh đạo, dìu dắt của Đảng, nhân dân huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đã có những đóng góp quan trọng, phát huy những khả năng cách mạng to lớn của mình hoà vào thắng lợi chung vì sự nghiệp cách mạng của cả nước

Thông qua việc tìm hiểu những đóng góp của nhân dân huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ( 1954-1975),chúng ta có thêm nguồn tài liệu để hiểu rõ hơn về diễn biến chung của lịch sử dân tộc, đặc biệt trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ nói riêng Kiến thức chung đó giúp chúng ta củng cố, trau dồi thêm hiểu biết về lịch sử nước nhà, hiểu sâu sắc đầy đủ tiến trình lịch sử Việt Nam cũng như cuộc kháng chiến

chống lại một trong những tên “trùm đế quốc” hùng mạnh bậc nhất thế giới

Bên cạnh đó, việc tìm hiểu đề tài giúp chúng ta đánh giá khách quan và đúng đắn hơn về những đóng góp của của nhân dân huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đối với lịch sử dân tộc Đó là cơ sở để làm rõ những đóng góp của các địa phương khác trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, bổ sung thêm

tư liệu cho việc tìm hiểu vai trò của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến trường kỳ, anh dũng của Việt Nam

Thông qua nghiên cứu về những đóng góp của nhân dân huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh với kháng chiến chống Mĩ cứu nước nhằm rút ra những bài

Trang 10

học kinh nghiệmđể góp phần xây dựng vững chắc hơn khối đại đoàn kết giữa

3 dân tộc Kinh-Khơme-Hoa trên địa bàn của huyện làm cơ sở cho việc hoàn thành mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế của địa phương, góp phần làm thất bại âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nhân dân huyện

Duyên Hải tỉnh Trà Vinh với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975)” làm luận văn cao học

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

* Giai đoạn trước năm 1975: Việc nghiên cứu về quá trình đấu tranh

cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh còn rất hạn chế

* Giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay:

- Năm 1996 Ban tuyên giáo tỉnh ủy - Hội nhà báo Việt Nam tỉnh Trà

Vinh xuất bản quyển Bà mẹ Việt Nam anh hùng trên quê hương Trà Vinh anh dũng (do sở Văn hoá thông tin tỉnh Trà Vinh phát hành năm 1996) ghi nhận

sự đóng góp to lớn của các mẹ Viêt Nam anh hùng trên quê hương Trà Vinh trong đó sự cống hiến to lớn của các mẹ Việt Nam anh hùng trên quê hương Duyên Hải

- Năm 1998, Đảng Ủy-Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Trà Vinh xuất bản

quyển Lực lượng vũ trang nhân dân Trà Vinh 30 năm kháng chiến (1945 – 1975) ( NXB Quân đội-Năm 1998) mô tả về quá trình kháng chiến của lực

lượng vũ trang tỉnh nhà từ cách mạng tháng Tám 1945 đến cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975

-Hồi kí của Dương Quang Đông, cán bộ lão thành cách mạng, nguyên

bí thư tỉnh ủy Trà Vinh do nhà xuất bản chính trị quốc gia phát hành năm

2002 kể về cuộc kháng chiến của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Trà Vinh, trong

đó có phần đóng góp to lớn của nhân dân huyện Duyên Hải

Trang 11

- Tháng 4 năm 2004, Ban tư tưởng tỉnh ủy Trà Vinh xuất bản quyển

Tỉnh ủy Trà Vinh hạt nhân lãnh đạo phong trào cách mạng-70 năm thắng lợi

vẽ vang (1930-2000), (In tại Xí nghiệp in Trà Vinh -Năm 2002) nói về vai trò

lãnh đạo của Đảng đối với cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân tỉnh Trà Vinh, trong đó có đề cập đến vai trò của Đảng bộ và nhân dân huyện Duyên Hải

- Năm 2004, Ban tuyên giáo huyện ủy Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh xuất

bản quyển Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Duyên Hải (1930-1975), (In tại xí nghiệp in Cần Thơ-Năm 2000) mô tả quá

trình kháng chiến của nhân dân huyện Duyên Hải từ 1930 đến 1975

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đóng góp của nhân dân huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975) là đối tượng nghiên cứu chính của luận văn, từ đó chúng tôi làm rõ đặc điểm, vai trò của địa phương này với cuộc kháng chiến chống Mĩ trong lịch sử dân tộc

3.2 Phạm vi nghiên cứu

+ Về không gian:

Chúng tôi tập trung nghiên cứu về các phong trào đấu tranh chống Mĩ tiêu biểu của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương diễn ra trên địa bàn huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

+ Về thời gian:

Qua luận văn, chúng tôi tập trung tìm hiểu những đóng góp của nhân dân huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước từ năm 1954 đến năm 1975

+ Về nội dung:

Chúng tôi tập trung nghiên cứu về những đóng góp của nhân dân huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh trong thời kì kháng chiến chống Mĩ (1954-1975)

Trang 12

4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài nhằm làm rõ vai trò to lớn của nhân dân Huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh góp cùng dòng chảy chung của sức mạnh dân tộc trong thời kì kháng chiến chống Mĩ xâm lược (1954-1975) Thông qua đó nhằm góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu lịch sử địa phương của huyện nhà, hướng đến giáo dục các thế hệ học sinh biết trân trọng những hy sinh, mất mát của các thế hệ cha anh đi trước Từ đó, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, thấm nhuần đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây và vun đắp tình yêu quê hương đất nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng vì mục tiêu độc lập dân tộc, công bằng, dân chủ, tiến bộ và văn minh vũng bước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu vấn đề này, đề tài có những nhiệm vụ chính sau đây:

- Tìm hiểu sách tham khảo, tạp chí, luận văn khái quát các đặc trưng cơ bản của nhân dân Huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh , hoàn cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975)

- Nghiên cứu lịch sử Đảng bộ và nhân dân Huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

Trang 13

- Lịch sử đảng bộ tỉnh Trà Vinh, lịch sử đấu tranh của đảng bộ Huyện Duyên Hải, huyện Cầu Ngang

- Các nhân chứng lịch sử

- Internet

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp biện chứng và phương pháp logic Sử dụng những phương pháp trên, chúng tôi đặt vấn đề vai trò của nhân dân huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975) trong mối quan hệ với phong trào đấu tranh của nhân dân Nam bộ nói riêng

và nhân dân cả nước nói chung Từ đó rút ra đặc điểm, vai trò của nhân dân huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975)

Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng một số phương pháp cụ thể khác như: sưu tầm, đối chiếu, so sánh, phân tích, điền dã, phỏng vấn nhân vật lịch sử Chúng tôi cũng phân tích, tổng hợp các sự kiện, hiện tượng để rút ra một

số đặc điểm, vai trò của nhân dân huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975)

6 Đóng góp của đề tài

Thứ nhất: Đề tài cung cấp bổ sung thêm nhiều nguồn tư liệu mới, đóng

góp vào việc nghiên cứu những đóng góp của nhân dân huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh với cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975)

Thứ hai: Đề tài góp phần làm rõ truyền thống đấu tranh cách mạng

của nhân dân huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh dưới sự lãnh đạo của Đảng trước năm 1954, là cơ sở để tiếp tục nhìn nhận, đánh giá những đóng góp của nhân dân huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh trong giai đoạn tiếp theo từ năm 1954 đến năm 1975

Trang 14

Thứ ba: Đề tài làm rõ những đóng góp cụ thể của nhân dân huyện

Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954

- 1975) Trên cơ sở phân tích qua những dẫn chứng cụ thể, chúng tôi bước đầu đánh giá truyền thống cách mạng của nhân dân huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975) nói riêng, với lịch sử dân tộc nói chung

Thứ tư: Đề tài bước đầu tìm hiểu, phân tích đặc điểm, vai trò của

nhân dân huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975)

Trang 15

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 HUYỆN DUYÊN HẢI TỈNH TRÀ VINH QUÊ HƯƠNG VÀ CON NGƯỜI

1.1 Lịch sử hình thành vùng đất Duyên Hải

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Duyên Hải là huyện phía đông, ven biển của tỉnh Trà Vinh Huyện Duyên Hải phía bắc giáp cửa Cung Hầu nơi đổ ra biển của sông Cổ Chiên, phía nam là cửa Định An của sông Hậu, phía tây là huyệnTrà Cú cũng trực thuộc tỉnh Trà Vinh, phía đông là biển Đông (Thái Bình Dương) Trung tâm

huyện lỵ nằm cách thị xã Trà Vinh 53km về phía Tây – Tây Bắc.“Huyện Duyên Hải nằm giữa phía bắc – đông bắc là sông Tiền và sông Cổ Chiên, phía tây nam là sông Hậu đều do nhánh sông Mêkông chảy ra biển Đông Cù lao Sa – Vĩnh –Trà là cù lao lớn và dài được hình thành trước tiên cùng với

cù lao Minh, cù lao Bảo, cù lao An Hoá thuộc châu thổ (Đen-ta) sông Cửu Long”[6; 9]

Huyện Duyên Hải là mảnh đất trẻ hàng năm vẫn mở rộng, lấn dần ra biển Vào thế kỉ XVII, bờ biển còn ở địa phận Đôn Châu (huyện Trà Cú) nhưng đến thế kỉ XIX bờ biển đã tiến tới Ba Động

Dãy đất Duyên Hải gợn lên những gò, những động cát nhấp nhô như những lớp sống bởi thuỷ triều của biển Đông và sức gió tác động vào đất phù

sa bồi tụ Những gò, động cát cao từ 2-5m so với mực nước biển, trải dài theo hướng nam- tây nam đến đông- đông bắc Xen giữa những giồng cát là những con sông, con rạch, đây là vết tích của quá trình tích tụ qua nhiều thế kỉ

Trên địa bàn của huyện có 10 vàm sông chảy ra biển bao gồm: Hiệp Thạnh, Láng Nước, Khâu Lầu, Khâu Lỡ, Vàm Lứt, rạch Giồng, rạch Dừa, Cái

Trang 16

Cỏ, La Ghi và Láng Sắc Vàm sông Láng Sắc bắt nguồn từ cửa sông Hậu, nối tiếp là sông Long Toàn đổ ra vàm Láng Nước – cửa sông Cổ Chiên chia cắt huyên Duyên Hải thành hai phần rõ rệt: Phần đất liền và phần ven biển

Diện tích của toàn huyện là 388,56km2, bờ biển dài 55km, trong đó 2/3 diện tích của huyện là sông ngòi và rừng ngập mặn Diện tích đất nông nghiệp của huyện khoảng 4600 ha.Toàn huyện chỉ có một cánh đồng nước ngọt nằm

giữa 3 xã là Long Hữu, Ngũ Lạc và Long Toàn “Duyên Hải nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới Chế độ gió ở Duyên Hải thuộc gió mùa vùng đồng bằng ven biển nằm trong khu vực chí tuyến Tháng 1 và 2 thường có gió theo hướng Đông- Nam, còn được gọi là “gió chướng”, tháng 3 và 4 là thời kì gió chuyển mùa đổi hướng Tây – Nam, tháng 5 và 6 gió chủ yếu thổi theo hướng Nam củng là lúc mùa mưa kéo đến, từ tháng 9 đến tháng 12 gió chuyển dần theo hướng Đông – Nam rồi sang Đông – Bắc.Thời tiết ở đây phân thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 1250mm đến 1400mm và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24 0

C đến 26 0 C Nhìn chung, khí hậu ở Duyên Hải tương đối ổn định, ít có biến động, thuận lợi cho sinh sống, trồng trọt và chăn nuôi” [6; 12]

1.1.2 Đặc điểm phân bố dân cư

Dân số huyện Duyên Hải lúc mới thành lập (1951) có khoảng 10 000 người Trong hai cuộc kháng chiến, số dân giao động trong khoảng từ 10 000

đến 12 000 người Đến nay, dân số của huyện hơn 80 000 người “Thành phần dân tộc chủ yếu là người Kinh, bên cạnh đó người Khơ-me có hơn 13

552 (chiếm khoảng 15 %) và có một số ít người gốc Hoa Người Khơme tập trung nhiều ở hai xã Ngũ Lạc và Long Vĩnh” [6; 15]

Trang 17

Ba dân tộc Kinh – Khơme – Hoa luôn thể hiện tinh thần đoàn kết yêu thương đùm bọc lẫn nhau để đương đầu với thế lực ngoại xâm dùng âm mưu chia để trị của thực dân, đế quốc

Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược, máu của đồng bào 3 dân tộc đã đổ xuống trên mãnh đất Duyên Hải thân yêu này tô thấm thêm thành tích vẽ vang và mối tình keo sơn gắn bó

1.2 Sự thay đổi địa giới hành chính

Vào Năm 1901 phần lớn đất đai huyện Duyên Hải thuộc tổng Vĩnh

Trị của huyện Cầu Ngang “Lúc bấy giờ tổng Vĩnh Trị có 6 làng gồm Hiệp Thạnh, Hữu Hoà, Long Hữu, Long Khánh, Khánh Lộc và Trường Lộc Hệ thống cai trị gồm 3 cấp: huyện, tổng, làng ( theo quyết định của nhà cầm quyền thuộc địa Nam kì)”[6, 14]

Huyện Duyên Hải được chính thức thành lập vào tháng 6 năm 1951

theo quyết định của Uỷ Ban kháng chiến hành chính tỉnh Vĩnh Trà “Tỉnh Vĩnh Trà lúc ấy cũng vừa được sát nhập từ hai tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long Tỉnh Vĩnh Trà bấy giờ mới lấy 4 xã của huyện Cầu Ngang là Hiệp Thạnh, Trường Long Hoà, Dân Thành, Long Toàn cùng xã Long Vĩnh của Huyện Trà Cú để thành lập nên huyện căn cứ của cách mạng và đặt tên là Duyên Hải Về sau này có thêm xã Đông Hải tách ra từ xã Trường Long Hoà, xã Long Khánh được tách ra từ xã Long Toàn Xã Long Hữu và Ngũ Lạc của huyện Cầu Ngang lại được nhập vào huyện Duyên Hải” [3; 46]

Từ năm 1951 đến nay huyện Duyên Hải có 3 lần sát nhập trở lại huyện Cầu Ngang Lần thứ nhất từ 1954 đến 1962, lần thứ hai từ 1968 đến 1970 và lần thứ ba từ 1976 đến 1981

“Huyện Duyên Hải hiện nay có 9 xã và một thị trấn gồm: Ngũ Lạc, Long Hữu, Long Khánh, Long Vĩnh, Đông Hải, Hiệp Thạnh, Trường Long Hoà, Long Toàn, Dân Thành và thị trấn Duyên Hải”[6; 14]

Trang 18

1.3 Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội

1.3.1 Tình hình kinh tế

Kinh tế chính của Duyên Hải là Lâm- Nông – Ngư nghiệp Nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nước bên cạnh việc chăn nuôi gia súc, gia cầm để lấy sức kéo và bổ sung cải thiện cuộc sống ở mức độ tự túc tự cấp Lâm nghiệp là lấy lá dừa nước, kiếm củi, chặt cây thuê cho chủ thầu Ngư nghiệp thuần chỉ có đánh bắt thuỷ hải sản với tôm, cua, cá và cũng bị khống chế bởi

sự độc quyền của chủ đất, của sở đáy sông cầu

Ngoài ra còn một bộ phận nông dân sống bằng nghề làm muối, nấu rượu, trồng dâu nuôi tằm, họ phải nộp nhiều loại thuế nặng nề bởi chính sách độc quyền kinh doanh của thực dân Pháp

Do điều kiện địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông rạch dày đặc nên việc giao thông đi lại của nhân dân thời chiến tranh chủ yếu là thuyền

bè “Hệ thống giao thông đường bộ kém phát triển, chủ yếu là đường đất, việc đi lại vào mùa mưa rất khó khăn, vì thế kinh tế thương mại của huyện còn lac hậu rất nhiều so với các khu vực khác Thêm vào đó là chính sách cướp bóc của địch, với phương châm “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” chúng ra sức hoành hành, quân địch đi đến đâu cướp bóc đến đó, chúng bắt vịt, bắt gà, giết trâu, mổ lợn, đốt nhà dân phá huỷ lương thực hoa màu làm cho kinh tế của nhân dân thiệt hại nghiêm trọng”[6; 16]

Mặt dù Duyên Hải là một mảnh đất đầy tiềm năng, được thiên nhiên ban tặng nhiều sản vật nhưng đời sống của nhân dân huyện Duyên Hải nói chung là thiếu thốn, nghèo khổ, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, cái nghèo luôn bám lấy họ Sự bóc lột của bọn cường hào cùng chính sách cướp bóc của bọn thực dân đế quốc là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nói trên và nhân dân Huyện Duyên Hải đã sóm giác ngộ cách mạng một lòng đi theo Đảng và Bác

Hồ quyết chí đánh đuổi bè lũ tay sai bán nước và cướp nước

Trang 19

1.3.2 Tình hình chính trị

Sau khi Thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Đông Dương chúng tiến hành phân chia thành 5 xứ: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì, Ai Lao và Campuchia, đặt dưới quyền cai quản của toàn quyền Đông Dương Ở Việt Nam vua nhà Nguyễn trở thành bù nhìn, triều đình nhà Nguyễn vẫn giữ hình thức bề ngoài như xưa nhưng đã trở thành bộ máy cai trị tay sai của thực dân

Pháp.“Nước Việt Nam bị xoá tên trên bản đồ thế giới, người Việt Nam không còn và không có quyền tổ chức quân đội riêng của nước mình Nam kì trở thành đất thuộc địa hoàn toàn của thực dân Pháp Người Pháp quản lí toàn

bộ mọi mặt, áp dụng triệt để chính sách “chia để trị” Bọn cường hào địa chủ trở thành tay sai của Pháp ra sức áp bức, bóc lột đồng bào ta”[3; 76]

Sau năm 1954 tình hình chính trị ở miền Nam lại tiếp tục diễn biến

phức tạp Mĩ dựng nên chính phủ độc tài gia đình trị do Ngô Đình Diệm cầm đầu “Chúng thẳng tay đàn áp nhân dân với phương châm “thà giết nhầm hơn bỏ sót” Với việc ban hành đạo luật 10/59 chúng đã lê máy chém khắp miền Nam gây nên cảnh đau thương, tan tóc Không khí khủng bố bao trùm khắp Nam bộ và quê hương Duyên Hải tỉnh Trà Vinh là một trong những địa phương thiệt hại nghiêm trọng trước những chính sách tàn bạo của kẻ thù vì đây là căn cứ kháng chiến quan trọng của cả tỉnh”[23; 18]

1.3.3 Tình hình văn hóa xã hội

Đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân huyện Duyên Hải khá phong phú, bên cạch truyền thống văn hoá tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp lúa nước thì nhân nhân trong huyện còn nhiều tín ngưỡng khác vốn xuất phát từ nghề khai thác thuỷ hải sản của cư dân vùng sông nước như lễ hội cầu ngư, tục thờ cá voi, hội biển…

Ba dân tộc Kinh – Khơme - Hoa cùng chung sống trên mảnh đất Duyên Hải đã tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng và sinh động vừa mang những giá

Trang 20

trị văn hoá riêng của từng dân tộc vừa có những giá trị tương đồng trong mối quan hệ tương trợ, đoàn kết lẫn nhau

Ngoài những nét văn hoá tinh thần đã được hình thành và tồn tại qua nhiều thế hệ thì tại quê hương Duyên Hải đa số bà con theo Phật giáo, có một

bộ phận nhân dân chịu sự ảnh hưởng và tôn thờ Kitô giáo (Thiên Chúa giáo) chủ yếu là nhóm giáo dân thuộc họ đạo Long Khánh (Long Khánh là một

trong những xã của huyện Duyên Hải) “Trong giai đoạn 1954-1975 bọn Mỹ nguỵ đã thiết lập chi khu quân sự đặt tại Long Khánh, đây được xem là trung tâm hành chính cấp huyện của chúng Để thực hiện chính sách “tố cộng” và

“tìm diệt” chúng đã triệt để lợi dụng, lôi kéo và mua chuộc bà con theo đạo công giáo Tuy nhiên chúng cũng không thể chia cắt hoàn toàn tinh thần đoàn kết keo sơn gắn bó lương – giáo với nhau”[6; 18]

Về giáo dục từ thời Pháp thuộc cho đến khi hình thành nền Cộng hoà tay sai ở miền Nam thì vấn đề giáo dục ở Trà Vinh nói chung và ở Duyên Hải nói riêng không nhận được sự quan tâm bởi kẻ địch chỉ biết khủng bố, đàn áp, bắt

bớ, tra tấn, tù đài đẩy nhân dân ta vào con đường tối tâm không lối thoát Vậy

mà cái tinh thần tự học, việc hưởng ứng phong trào bình dân học vụ do Chủ tịch

Hồ Chí Minh phát động từ năm 1946 lại diễn ra sôi nổi “Những chiến sĩ cách mạng, những cô giao liên đã trở thành những thầy giáo, cô giáo và rồi nhiều lớp học được hình thành, chủ yếu là tổ chức vào ban đêm ở trong những cánh rừng,

ở khu căn cứ lớp học diễn ra dưới làn mưa bom bão đạn của quân thù”[11; 48]

1.4 Truyền thống đấu tranh của nhân dân huyện Duyên Hải

1.4.1 Phong trào đấu tranh của nhân dân huyện Duyên Hải khi chưa có Đảng

Duyên Hải vốn là một huyện thuần nông, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp Phần lớn nhân dân Duyên Hải là tá điền của bọn cường hào, địa chủ Cuộc sống của họ vô cùng khó khăn do sự bóc lột của bọn cường hào, địa chủ

Trang 21

Ở Duyên Hải có 5 điền chủ lớn gồm: Trịnh Tàu Phiện, Lê Văn Giải, Trần Thế Đại, Phạm Ngọc Chấn, Tạ Trung Lương Ngoài ra còn có hơn 30 điền chủ nhỏ chia nhau chiếm hữu phần lớn ruộng đất và rừng ở Duyên Hải

Nông dân Duyên Hải sống dưới sự cai trị của chính quyền thực dân, sự

áp bức bóc lột dã man của bọn cường hào, địa chủ Bộ máy đàn áp của đế quốc thực dân và phong kiến từ quận trưởng, cai tổng, bang biện đến hội tề làng với công cụ của chúng là bọn lính quận, lính làng cùng hệ thống cảnh sát, mật thám, nhà tù…đã đẩy nhân dân vào con đường không lối thoát Chính quyền thực dân, phong kiến còn đặt ra nhiều loại thuế: thuế thân, thuế điền thổ, thuế đò, thuế chợ, thuế muối…

Nhân dân Duyên Hải đã kiên cường đấu tranh để chống lại bọn cướp nước và bán nước Thanh niên trai tráng của địa phương đã tập hợp dưới sự lãnh đạo của ông Trần Văn Đề ( một trong những người chỉ huy tài giỏi của nghĩa quân Trương Định) lập nên những chiến công vang dội ở Ba Động, ở Trường Long Hoà…Tiêu biểu nhất là trận phục kích tên trung uý Đuy-li-ơ của Pháp

Tháng 3 năm 1968 tại Ba Động nghĩa quân của ta do Lê Văn Quân chỉ huy tổ chức nhiều hoạt động chống Pháp Ngoài ra còn có cuộc khởi nghĩa do Đoàn Công Bữu và Nguyễn Xuân Phụng lãnh đạo Nghĩa quân hoạt động kéo dài đến cuối thế kỉ XIX mới bị thực dân Pháp dập tắt

Trong những năm đầu thế kỉ XX phong trào đấu tranh chống Pháp ở Trà Vinh nói chung và ở Duyên Hải nói riêng tiếp tục phát triển mạnh mẽ Nhất là khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, một làn sống đấu tranh

mới bùng lên trên quê hương Duyên Hải.“Vào năm 1919 trên địa bàn Duyên Hải, Cầu Ngang đã hình thành tổ chức Công- nông hội đỏ bao gồm: Năm Đông ( tức Dung Văn Phúc), Hai Kỉnh, Ba Biện, Năm Đại… Sau này một số người được cử học tại Quảng Châu (Trung Quốc) do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp giảng dạy Trong số đó đồng chí Nguyễn Phát Đạt được đánh giá là ưu tú

Trang 22

nhất, sau này ông về Trà Vinh cùng một số đồng chí khác thành lập chi bộ đảng đầu tiên” [3; 118]

1.4.2 Phong trào đấu tranh của nhân dân huyện Duyên Hải từ khi có Đảng lãnh đạo đến 1954

1.4.2.1 Sự thành lập chi bộ đảng đầu tiên ở huyện Duyên Hải

Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đường lối của Đảng, theo Chính cương vắn tắt (3-2-1930) và Luận cương chính trị (10-1930) là làm “cách mạng tư sản dân quyền” do giai cấp công nhân lãnh đạo, tức là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập và xóa bỏ chế độ phong kiến, đem lại ruộng đất cho nông dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghỉa Lịch sử Việt Nam bước sang thời đại mới: thời đại cách mạng Việt nam do giai cấp công nhân Việt Nam lãnh đạo

Ngày 24 tháng 2 năm 1930 Xứ ủy Nam kỳ do đồng chí Ngô Gia Tự

làm Bí thư cũng được thành lập “Mấy ngày sau, các đồng chí Ung Văn Khiêm, Hà Huy Giáp ( Xứ ủy viên), thành lập tổ chức chi bộ Đảng đầu tiên của Trà Vinh do đồng chí Nguyễn Phát Đạt làm Bí thư Ở Cầu Ngang, đồng chí Dung Văn Phúc được cử về lập Chi bộ Đảng trên cơ sở Chi hội của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên Duyên Hải lúc này còn chung một huyện với Cầu Ngang” [6; 32]

Vừa thành lập, Chi bộ Đảng ở Cầu Ngang đã tổ chức một cuộc tin vào ban đêm có cả trăm người dự tại Mương Khai Lá cờ đỏ búa liềm

mit-được vươn cao với khẩu hiệu phản đế và cách mạng ruộng đất “Đồng chí Dung Văn Phúc và đồng chí Trương Văn Kỉnh lên diễn thiết, công bố sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, kêu gọi công nhân, nông dân, binh lích đoàn kết chống đế quốc và Việt gian bán nước Cuộc họp kết thúc sau khi

hô vang các khẩu hiệu cách mạng” [6; 32]

Trang 23

Trong cao trào cách mạng năm 1930- 1931, ở Duyên Hải, Cầu Ngang cũng có nhiều cuộc đấu tranh của quần chúng được đặt dưới sự lãnh đạo

Điển hình là cuộc mit-tin tuần hành biểu dương lực lượng của đồng bào Long Hữu, Long Vĩnh Cuộc đấu tranh của đồng bào Long Hữu, Ngũ Lạc lãng công chống bắt phu làm không công hương lộ 21 và rải rác có những cuộc đấu tranh chống địa chủ bóc lột ruộng lúa, hà hiếp nông dân, những cuộc đấu tranh chống cường hào làm tay sai cho địa chủ lấy đất lại không cho nông dân làm

Ngày 01-5-1930 truyền đơn, cở đỏ búa liềm xuất hiện ở chợ, công sở, trường học, ven đường giao thông với những khẩu hiệu:

“Tình thần ngày 1-5 muôn năm

Đả đảo đế quốc Pháp và quan làng tay sai

Đả đảo địa chủ bóc lột tô tức

Giảm thuế cho dân nghèo

để giành quyền lợi cho mình, tự giải phóng cho mình

Hoảng hốt, khiếp sự trước phong trào cách mạng mà sự ra đời của Đảng đã dấy lên, thực dân Pháp và cường hào tay sai ra sức lùng bắt cán bộ, đảng viên Hầu hết các đảng viên ở Cầu Ngang rơi vào tay giặc Chúng bắt tù

đày từ 2 – 5 năm vì tội “Cộng sản làm loạn”

Sau năm 1931, đồng chí Đỗ Xuân Quang (thầy giáo Sành) cùng các đồng chí Nguyễn Văn Cơ (bảy Cơ – thợ bạc – thợ Bảy), Nguyễn Văn Quí

Trang 24

(thầy giáo Quý), Nguyễn Minh Nghị (con của hương sự Nguyễn Văn Tám) tổ chức ra Chi bộ Đảng đầu tiên của Duyên Hải tại xã Long Vĩnh

Đồng chí Đỗ Xuân Quang tên thường gọi là giáo Sành, sinh năm: 1895 tại xã Mỹ Hòa, huyện cầu Ngang, nhờ có chí ham học và được cha mẹ cho ăn học nên đã đậu bằng tiểu học trường tỉnh Phong trào cách mạng 1930 – 1931

ở Cầu Ngang bị lộ ông bí mật xuống Long Vĩnh dạy học “Xuất thân từ gia đình nông dân yêu nước, căm thù thực dân và địa chủ, thầy giáo Sành đã sớm

đi theo cách mạng Ông đã vào Công – Nông hội đỏ và trở thành hội viên Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và là đảng viên Đảng cộng sản Việt.Chi bộ Đảng đầu tiên ở Long Vĩnh mang tính chất là tổ chức Đảng trên cả một vùng Duyên Hải và Trà Cú Từ 3 người lúc thành lập, Chi bộ đã nhanh chóng phát triển thêm nhiều đồng chí: Phước, Thừa, Nghiệp, Cử ở Long Toàn, ba Trường, sáu Tứ ở Hiệp Thạnh, ba Thợ bạc ở Đôn Châu, Lê Thưởng, sáu Tứ ở Hiệp Thạnh, Lê Phát Nhiều (thầy Năm Nhiều), Trương Hữu Phúc, Nguyễn Trung Lương…”[6;36]

Hoạt động của Chi bộ từ 1933 tới năm 1936 chủ yếu là xây dựng phát triển cơ sở cách mạng của Đảng, phát triển cơ sở quần chúng, tuyên truyền chống thực dân và cường hào Thầy giáo Sành đã sáng tác thơ ca, hò, vè phổ biến bằng truyền miệng, vạch tội cụ thể quan làng, địa chủ ở địa phương mà

gây sự phản kháng của quần chúng

Trong thời kỳ mặt trận dân chủ, Chi bộ Đảng ở Long Vĩnh lợi dụng thế hợp pháp để công khai tuyên truyền phát triển ảnh hưởng của Đảng, vận động cho Đông Dương đại hội và lập các Ủy ban Hành động

Dẫn tới tình hình vào năm 1940, Chi bộ lãnh đạo tổ chức một cuộc

lễ tại chợ Long Vĩnh ở Cái Đôi theo như đồng chí Đỗ Từ Diển (Sáu Lao)

kể lại: “thầy giáo Sành đã lên diễn thiết kêu gọi đồng bào đấu tranh cách mạng và giành chính quyền” [6; 37]

Trang 25

1.4.2.2 Quá trình đấu tranh của nhân dân huyện Duyên Hải từ khi

Từ năm 1928-1929, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đề ra chủ

trương “vô sản hóa”, đưa hội viên của mình vào các đồn điền, hầm mỏ, nhà

máy… từ đó phong trào công nhân, phong trào cách mạng trong nước có những bước phát triển mới Nhiều tổ chức cơ sở của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được hình thành giữ vai trò tổ chức tuyên truyền, lãnh đạo phong trào cách mạng ở các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, đồn điền Nhờ sự tuyên truyền, giáo dục của Hội cộng với sự tôi luyện trong phong trào đấu tranh cách mạng, nhiều nơi đã xuất hiện những nhân tố điển hình báo hiệu sự hình thành tổ chức mới nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của phong trào cách mạng trong nước

Phong trào cách mạng nước ta những năm 1928-1929 có nhiều hoạt động sôi nổi, mạnh mẽ Phong trào bãi công của công nhân liên tiếp nổ ra, các cuộc đấu tranh có liên hệ chặc chẽ với nhau và phát triển rộng khắp, có

Trang 26

tính chất toàn quốc Cùng với phong trào đấu tranh của công nhân, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân cũng diễn ra sôi nổi chống lại bọn cường hào cướp đoạt ruộng đất, đòi giảm sưu thuế, học sinh bãi khóa, tiểu thương, tiểu chủ chống thuế…

Từ khi Đảng ra đời, phong trào đấu tranh yêu nước và cách mạng của nhân dân huyện Duyên Hải phát triển mạnh mẽ Thực dân Pháp tìm mọi cách chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, tách nhân dân ta ra khỏi mục tiêu đấu tranh Đảng ta đã kêu gọi các nhân dân đả đảo chính sách chia rẽ, chính sách gây thù sinh oán của chủ nghĩa đế quốc, chống cướp đất, cướp rừng, bỏ hết các lệ làm công sưu, công ích cho bọn phong kiến lớn và nhỏ, đánh đuổi hết thảy bọn phong kiến tay sai đã bán mình cho đế quốc, lập ra những ủy ban nông dân

Bên cạnh đó, Đảng cũng chỉ rõ “những người cộng sản Việt Nam phải hết sức

cổ động tuyên truyền trong quần chúng: mình phải hết sức giúp đỡ và thống nhất mặt trận với thợ thuyền và nông dân để đánh đuổi đế quốc với địa chủ thì cách mạng mới thành công được” [3;103]

Vào đầu năm 1941 giữa lúc chiến tranh thế giới lần thứ II đang diễn ra

dữ dội, đồng chí Hồ Chí Minh về nước Người triệu tập Hội nghị lần thứ tám của ban chấp hành Trung ương Đảng tại Pác Pó (Cao Bằng)

Hội nghị phân tích tình hình thế giới, nhận định một cách sáng suốt rằng: Phát xít đánh Liên Xô nhưng không tránh khỏi bị tiêu diệt Phe Đồng Minh mà Liên Xô làm trụ cột nhất định sẽ thắng lợi Cuộc cách mạng của nhân dân Đông Dương nhất định sẽ thành công

Hội nghị tán thành Nghị quyết Hội nghị lần thứ VI đặt ra nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Đông Dương, đoàn kết rộng rãi toàn dân, chĩa mũi nhọn của cách mạng vào kẻ thù của dân tộc là chủ nghĩa đế quốc Pháp xít Hội nghị một lần nữa nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng

dân tộc, coi đó là nhiệm vụ bức thiết của cách mạng Đông Dương “Các dân

Trang 27

tộc Đông Dương hiện nay bị dưới 2 tầng áp bức bọc lột của giặc Pháp – Nhật Ách áp bức đó quá nặng nề, các dân tộc Đông Dương không thể nào chịu được Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”[3; 192]

Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh (Việt Nam Độc lập Đồng minh hội), đổi tên các tổ chức cách mạng của quần chúng thành các hội

cứu quốc

Khi thời cơ cách mạng đến, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng

bào toàn quốc “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem hết sức ta mà tự giải phóng cho ta…Chúng ta không thể chậm trễ” [20; 40] Quán triệt lời kêu gọi trên cùng Nghị quyết của

Trung ương, Xứ ủy Nam Kỳ, nhân dân huyện Duyên Hải đẩy mạnh đấu tranh

1.4.2.2.2 Phong trào đấu tranh của nhân dân huyện Duyên Hải từ năm 1945 đến năm 1954

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công chưa được bao lâu thì thực dân Pháp được sự hỗ trợ của quân Đồng minh Anh, quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa Âm mưu xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp đã được đề ra từ khi nước Pháp còn bị phátxít Đức chiếm đóng và ngày càng ráo riết thực hiện khi phe đồng minh thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai Ngày 12-9-1944, Đờ Gôn chỉ định Móc-đăng làm Tổng đại diện của chính phủ Pháp tại Đông Dương, đồng thời bên cạnh Chính phủ lâm

thời, Pháp thành lập Ủy ban hành động giải phóng Đông Dương Ngày 24 tháng 3 năm 1945, Đờ Gôn tuyên bố “Đông Dương sẽ được thành lập theo kiểu liên bang gồm năm xứ (Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Cao Miên, Ai Lao), đứng đầu là một viên toàn quyền Pháp” [63;40] và liên bang này “sẽ cùng

Trang 28

với nước Pháp xây dựng thành khối liên hiệp Pháp mà quyền đối ngoại sẽ

do Pháp đại diện”[23; 35]

Những nguy cơ xâm lược của thực dân Pháp khiến nhân dân ta đứng

trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” Tuy nhiên, cách mạng tháng Tám

thắng lợi là tiền đề, sức mạnh cho cả dân tộc vượt qua khó khăn, thử thách đi lên xây dựng và bảo vệ chế độ mới Hòa trong không khí cả nước kháng chiến chống Pháp, nhân dân huyện Duyên Hải phối hợp các lực lượng vũ trang giành được nhiều thắng lợi

Trước yêu cầu của chính quyền cách mạng, các lực lượng vũ trang được khẩn trương xây dựng, củng cố về tổ chức, biên chế, trang bị và lãnh đạo chỉ huy Đây là lực lượng chính trị hùng hậu, là nguồn sức mạnh to lớn giữ vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc bảo vệ chính quyền nhân dân, chủ quyền dân tộc Tuy kinh nghiệm chiến đấu chưa nhiều, trang bị còn thiếu thốn, nhưng lực lượng chính trị hùng hậu này sẽ đóng góp một phần quan trọng trong việc bảo vệ chính quyền cách mạng và là tiền đề để thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Giáo mác, tầm vông

vạt nhọn được nhân dân sử dụng làm vũ khí chiến đấu cho mình

Trong chiến cuộc đông xuân 1953 - 1954, nhân dân tích cực thực hiện

cách đánh du kích tiêu diệt từng toán quân địch tại địa phương Bên cạnh đó, nhân dân đùm bọc, chở che, dẫn đường, cung cấp lương thực, thực hiện chống càn quét, phục kích đánh địch, điều tra nghiên cứu địa hình và phối hợp với quân

chủ lực đánh nhiều trận trên địa bàn

Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đã kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến trường kỳ, gian khổ của nhân dân ta nói chung, của nhân dân huyện Duyên Hải nói riêng Thắng lợi này buộc Pháp ký kết hiệp định Giơ-ne-vơ công nhận độc lập, chủ quyền và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Pháp rút quân

về nước là cơ sở để ta tiếp tục vững bước trong cuộc kháng chiến chống đế

quốc Mỹ xâm lược

Trang 29

Những thành tích đã giành được trong cuộc kháng chiến chống Pháp không những nói lên vai trò và khả năng cách mạng to lớn của nhân dân huyện Duyên Hải, mà còn có tác dụng tăng cường truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc trong huyện nói riêng và cả tỉnh Trà Vinh nói chung Đó là một trong những cơ sở chính trị quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển của phong trào đấu tranh cách mạng trên chặng đường lịch sử đầy gian khổ và ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước

Tiểu kết chương 1

Trải qua nhiều thế kỷ cùng chung lưng đấu cật chống chọi với kẻ thù, trải qua khoảng thời gian dài đương đầu với ách thống trị của thực dân đế quốc, đặc biệt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh đã góp sức đánh bại cuộc xâm lược của thực dân Pháp Đó là điều kiện thuận lợi và là tiền đề để nhân dân huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh cùng với nhân dân cả nước bước vào cuộc kháng chiến lần thứ hai chống đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai trong giai đoạn tiếp theo Tinh thần yêu nước cùng với sự đoàn kết đồng lòng của nhân dân trong huyện sẽ được thắp sáng và được phát huy một cách tối đa nhất trong sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước

Trang 30

CHƯƠNG 2 HUYỆN DUYÊN HẢI TỈNH TRÀ VINH

TỪ SAU HIỆP ĐỊNH GIƠ-NE-VƠ 1954 ĐẾN 1975

Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp đã để lại những bài học kinh nghiệm đấu tranh cách mạng vô cùng quý báu và giá trị, cùng với đội ngũ cán bộ vững vàng dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, nhân dân huyện Duyên Hải đã hòa mình vào cuộc chiến của nhân dân cả nước chống lại đế quốc Truyền thống yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân huyện Duyên Hải được thể hiện một cách rõ nét trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975), điều đó được phản ánh qua từng giai đoạn lịch sử

trong suốt chặng đường đấu tranh chống đế quốc xâm lược

2.1 Huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh với phong trào Đồng Khởi

Đây là giai đoạn tập hợp lực lượng vào các tổ chức cách mạng, là màn

mở đầu của cuộc kháng chiến đầy cam go, quyết liệt với kẻ thù chính là đế

quốc Mĩ và bọn tay sai Ngô Đình Diệm

2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử

Ngày 21 - 7 - 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết Thực hiện nội dung hiệp định, ta nghiêm chỉnh chấp hành tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời và một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến Tuy nhiên, thực dân Pháp và đế quốc Mĩ

đã không nghiêm chỉnh chấp hành Đặc biệt, ngày 7 - 7 - 1954, trước khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết 13 ngày, Mĩ đã đưa Ngô Đình Diệm về nước làm Thủ tướng thay thế Bửu Lộc Từ tháng 9 năm 1954, Mĩ quyết định viện trợ trực tiếp cho Ngô Đình Diệm Tháng 11 năm 1954, Mĩ cử tướng L.Collins sang làm đại sứ ở Sài Gòn, cố gắng độc chiếm miền Nam Việt Nam bằng chủ nghĩa thực dân mới

Trang 31

Là một nước trực tiếp giúp Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945-1954) và là thành viên của Hội nghị Giơ-ne-vơ, đế quốc Mỹ trong Hội nghị tuyên bố ghi nhận Hiệp định không cản trở việc thi hành nhưng sau Hội nghị lại tuyên bố “Mỹ không bị những Hiệp định này ràng buộc”

Mỹ lôi kéo, thúc ép một số nước đế quốc và chư hầu thành lập khối liên minh quân sự Đông Nam Á, đặt Miền Nam Việt nam, Lào và Campuchia trong “khu vực bảo hộ” của Hội liên minh SEATO (9-1954)

Tháng 3 năm 1955, trong khi đang tiếp tục thanh trừng vây cánh của

Pháp, Diệm ban hành chính sách “tố cộng” giai đoạn 1, đồng thời từng bước

loại trừ Bảo Đại Để triển khai chính sách này, bọn tình báo, gián điệp và

cảnh sát núp dưới danh nghĩa các đoàn “công dân vụ” xuống tận ấp, để tổ chức điều tra, lập danh sách phân loại dân để chuẩn bị “tố cộng” giai đoạn 2

nhằm tiêu diệt phong trào cách mạng ở miền Nam Đặc biệt, Mĩ - Diệm còn

cho theo dõi, lập “sổ bìa đen” đối với những người trước đây có quan hệ cách mạng, thiết lập “ngũ gia, liên bảo” để kiểm soát nhân dân Chúng gài người

của chúng vào địa phương để theo dõi, ráo riết chuẩn bị và trả thù những người kháng chiến cũ, thành lập các chi khu quân sự, trung tâm huấn luyện biệt kích, trại lính bảo an Bọn tề ấp và quân ngụy ngày đêm lùng sục, bắt bớ, quản lý chặc chẽ các gia đình có người tham gia kháng chiến

Tháng 10 năm 1955, Mĩ bày trò “trưng cầu dân ý” phế truất Bảo Đại và đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống để thành lập chế độ thân Mĩ là “Việt Nam cộng hòa” Từ cuối năm 1955 trở đi, Mĩ - Diệm bắt đầu triển khai mạnh chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” ở miền Nam nhằm tập trung mọi nỗ lực tiêu

Trang 32

dịch để càn quét tấn công vùng căn cứ kháng chiến Trước khí thế cách mạng sôi sục, quyết liệt của đồng bào, chính quyền Ngô Đình Diệm tuyên bố tình trạng chiến tranh từ tháng 3 - 1959 và sau đó ban hành Luật 10/59” [6;94]

Có thể nói, thời kỳ 1954 - 1959 cách mạng miền Nam nói chung, hoạt động cách mạng của nhân dân huyện Duyên Hải nói riêng gặp rất nhiều khó khăn với những âm mưu vô cùng thâm độc của kẻ thù Trước những thử thách đó, yêu cầu đặt ra cho Đảng và chính phủ là cần có một đường lối và hướng đi đúng đắn để giải quyết được những khó khăn trước mắt

Việc ngưng bắn trên chiến trường toàn quốc bắt đầu từ 0 giờ 22-7-1945 Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng Miền nam còn dưới ách thống trị của đế quốc và bè lũ tay sai Sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước của nhân dân ta chưa hoàn toàn trọn vẹn

Đảng ta đánh giá đúng âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ giữa tháng 7-1954, khi Hội nghị Giơ-ne-vơ chưa kết thúc chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch rõ: “Mỹ không những là kẻ thù của nhân dân thế giới mà Mỹ đang biến thành

kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt nam – Miên – Lào” Người chủ

trương “tập trung lực lượng chống đế quốc Mỹ”

Từ đây bắt đầu một thời kỳ mới của lịch sử dân tộc: thời kỳ chống

Mỹ cứu nước

Nhân dân Việt nam đứng trước kẻ thù xâm lược mới, tên đế quốc có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất trong các nước đế quốc, thế lực phản cách mạng lớn nhất, nguy hiểm nhất của thời đại Cuộc kháng chiến chống

Mỹ cứu nước mang tính chất cuộc đụng đầu lịch sử giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giữa cách mạng giải phóng dân tộc và âm mưu xâm lược,

nô dịch các dân tộc bằng chủ nghĩa thực dân mới

Quê hương và con người Duyên Hải, căn cứ địa tỉnh Trà Vinh luyện thành gang thép qua chín năm kháng chiến chống Pháp, tất yếu cũng trãi qua gian khổ hy sinh nhiều hơn nữa trong cuộc chống Mỹ cứu nước trường kỳ vô

Trang 33

vàn khó khăn của toàn dân Việt Nam và đã phải có sự xã thân, nổ lực liên tục phi thường để góp phần cùng các huyện khác trong tỉnh, toàn quốc, cùng toàn Đảng, toàn quân giành thắng lợi

Khi được tin hiệp định Giơ-ne-vơ ký kết, cả huyện nô nức phấn khởi, không ai hình dung được cảnh hòa bình độc lập, tưởng minh trong mơ Người khơme, người Việt, người Hoa, đồng bào lương giáo tổ chức ăn mừng kháng chiến chống Pháp thắng lợi Phổ biến học tập các điều khoản của Hiệp định được tiến hành sâu rộng, quán triệt đến tận người dân Chính quyền thực hiện đền ơn đáp nghĩa đối với những gia đình, những người có công với cách mạng kháng chiến Có sự lãnh đao của đồng chí Lê Duẫn Ủy viên bộ chính trị , Bí thư trung ương Cục và Tỉnh ủy Vĩnh Trà Huyện ủy và Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Duyên Hải đã tranh thủ trong quá trình chuyển quân tập kết, khí thế chiến thắng

của quân dân ta đang tràn ngập Đồng chí Lê Duẫn đã nói: “Đây là lá bùa hộ mệnh cho các đồng chí ở lại Miền nam chiến đấu” Một ban hòa giải ở huyện và

các xã được lập ra, đã phân chia lại hợp tình hợp lý đất đai trên cánh đồng láng tiếp giáp xã Long Toàn, Long Hữu, Ngũ Lạc Đất này trong kháng chiến ta chưa chia được Những nơi vùng kiểm soát của địch trước đây cũng nhân cơ hội này phải đo đạc tạm cấp, tạm giao cho xong trước khi ta chuyển quân tập kết ra Bắc Chính quyền huyện hoàn thành việc cấp giấy chủ quyền đất đai cho từng hộ nông dân được cấp ruộng, chia ruộng kể cả các gia đình binh lính địch

Ngày 5-7-1954 Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương họp ra Nghị quyết về: “Tình hình mới nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng” Được

sự tập trung thống nhất của Trung ương Đảng Quân và dân ta trên hai miền Nam, Bắc khẩn trương cũng cố lại lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Đảng bộ Miền Nam phải rút vào hoạt động bí mật, Xứ ủy Nam bộ do đồng chí Lê Duẫn làm Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh do đồng chí Trần Thành Đại làm Bí thư

Trang 34

Đề phòng địch phá hoại Hiệp định Gơ-ne-vơ gây chiến tranh trở lại, Tỉnh ủy Trà Vinh theo sự chỉ đạo của Xứ ủy đã giữ lại cho tỉnh một số cán bộ quân sự cả trăm súng và cán bộ công binh xưởng Một số súng gồm tom-xon, mi-ba-rút, carbin, súng trường mas được chôn vào hầm bí mật ở Rạch Múc, La Ghi xã Long Vĩnh Nhưng vấn đề này rất bí mật, chỉ phổ biến tới Tỉnh ủy, một

số cán bộ Cầu Ngang và Duyên Hải cũng lén chôn giấu được một số vũ khí

Tháng 9-1954 Hội nghị Huyện ủy gồm Duyên Hải và Cầu Ngang mở rộng do đồng chí Dương Minh Cảnh, đồng chí Phạm Huy Luông chủ trì tại khu rừng Rạch Lầy (Hiệp Thạnh) đã quán triệt sự chỉ đạo của Xứ ủy và Tỉnh ủy

Hai huyện Duyên Hải và Cầu Ngang nhập làm một lấy tên cũ là huyện Cầu Ngang Toàn Đảng bộ có trên 800 đảng viên Xã Trường Long Hòa lúc này gồm luôn cả Dân Thành có nhiều đảng viên nhất trên 100 đảng viên

Ban chấp hành Huyện ủy có 9 ủy viên đồng chí Dương Quang Danh làm Bí thư, theo sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, chủ trương những vấn đề sau đây để

chuyển hướng hoạt động của Đảng bộ trong tình hình mới Nhiệm vụ đấu tranh cách mạng lúc này là: Đấu tranh chính trị đòi thi hành Hiệp định Gơ-

ne-vơ, đời Hiệp thương tổng tuyển cử, đòi quan hệ bình thường Nam-Bắc, đòi thực hiện tự do dân chủ theo điều 16C của Hiệp định chống trả thù những người kháng chiến củ Đối với vấn đề về ruộng đất mà Cách mạng đã đem lại, chống địa chủ trở lại thu tô, đòi lại ruộng đất xáo canh Chú ý nhất là giữ miếng ruộng mà cách mạng đã cấp cho người nông dân Giữ được ruộng sẽ giữ được các quyền lợi khác

2.1.2 Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang tiến tới Đồng Khởi ở Duyên Hải (1954-1960)

2.1.2.1 Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang

Lúc ban đầu áp đặt chính quyền tay sai ở quận, xã, ấp chúng dùng chính sách lường gạt, mua chuột là chính, tuyên truyền xuyên tạc Hiệp định

Trang 35

Gơ-ne-vơ và chế độ miền Bắc: nói là chế độ miền Bắc chia cắt đất nước, bỏ rơi miền Nam Chúng nói chế độ miền Bắc là nô lệ cho Nga, Tàu Chúng tuyên truyền miền Bắc đói khổ, tô vẽ khoe khoang cho Ngô Đình Diệm đã giành độc lập cho đất nước, khoe khoang về sự giàu mạnh văn minh của Mỹ

và tình thân hữu của Hoa Kỳ

Đồng thời, chúng thực hiện một số việc để nhằm tranh thủ nông dân, tạo lòng tin: như mở mang sửa chữa đường sá, mở trường trung học cho cấp tỉnh, tiểu học cho cấp xã Chúng cũng nhập cây con có năng suất cao như: lúa thần nông, heo Anh, Mỹ để phục vụ cho sản xuất Chỉ dụ 57 tư sản hóa địa chủ, bán đất cho nông dân nhằm thực hiện cải cách điền địa, thực hiện người cày có ruộng Nhưng thực tế là cướp đất của nông dân được cách mạng cấp, địa chủ hoá bọn cường hào ác ôn Chúng lập khu trù mật ở Long Vĩnh cũng nhằm xây dựng một khu kinh tế phồn vinh giả tạo để thu hút dân theo chúng Trên thực tế việc lập khu trù mật lại là sự tập trung kèm kẹp bần cùng hóa người dân đã từng sống độc lập tự do trong kháng chiến chống Pháp

Không thể lường gạt, mua chuộc được người dân, chúng phải bộc lộ bản chất tàn bạo, lấy bàn tay sắt, lấy khủng bố đàn áp, bắn giết làm chính

Sau ngày chiến thắng, nhân dân đã họp mit-tin, phổ biến giải thích về nội dung cơ bản cũng như điều khoản đích thực của Hiệp định Gơ-ne-vơ, chú

ý nhất là điều khoản về bảo đảm các quyền lợi tự do dân chủ của nhân dân Suốt trong hai năm cuộc đấu tranh đòi tổng tuyển cử để thống nhất đất nước, đấu tranh đòi địch tôn trọng quyền tự do dân chủ của nhân dân, đấu tranh chống sự tuyên truyền xuyên tạc của địch

Phong trào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Gơ-ne-vơ, dòi Hiệp

thương tổng tuyển cử diển ra đều khắp “Nổi lên là cuộc đấu tranh của đồng bào các xã Long Hữu, Trường Long Hòa, Long Toàn làm bản kiến nghị có 1.000 chữ ký đưa lên Ủy hội Quốc tế ở Sài Gòn tố cáo chính quyền Mỹ-Diệm

Trang 36

vi phạm Hiệp định Gơ-ne-vơ Ông Tám Lợi người mang kiến nghị, bị bắt, đánh dập, đồng bào lại đưa kiến nghị với 200 chữ ký và bà Mười Sa đưa lên tận Ủy hội Quốc tế Trong đêm 19-7-1956 huyện đưa cả trăm lực lượng lên phối hợp cùng huyện Châu Thành, đấu tranh với địch trong thị xã Trà Vinh Các cuộc đấu tranh không đem lại kết quả trực tiếp nhưng đã tranh thủ được

sự đồng tình ủng hộ của đồng bào các dân tộc, tôn giáo, giới trí thức thấy rõ

âm mưu chia cắt đất nước của địch, càng căm thù chúng, gắn bó với Đảng với cách mạng”[6; 104]

Cuối năm 1955, địch tổ chức trưng cầu dân ý ở Cầu Ngang Chúng tổ chức rất trọng thể, kiểm soát chặt chẽ, bố chí cảnh sát, lính làng theo dõi từng

người đi bỏ phiếu “Huyện ủy chủ trương đưa quần chúng ra chất vấn kéo dài thời gian tạo không khí tẻ nhạt, mất trật tự đồng thời vận động mọi người không bỏ phiếu cho Ngô Đình Diệm Quận trưởng Dương Văn Biên khai mạc cuộc trưng cầu dân ý Ngay khi vừa kéo cờ khai mạc, cột cờ bị gãy Anh Hai Đạt đoàn thanh niên lao động thả rắn ra bò lung tung Lợi dụng thời cơ này quần chúng bị gom vào bỏ phiếu đã chạy tán loạn Quận Biên bị mất mặt và

bị khiển trách” [6; 106]

Nhân tình hình đó ta khơi sâu mâu thuẫn trong nội bộ địch và vạch mặt tên quận trưởng ác ôn Dương Văn Biên là một tên lưu manh gian ác, giết cả người thân để được lên chức và bị quần chúng câm thù, oán ghét Ta còn tung tin quận Biên ăn hối lộ và hiếp dâm Lợi dụng báo chí viết bài về tính hung bạo của hắn Tên quận Nhiều trước là quận trưởng Cầu Ngang hiện đang làm việc tại Tòa hành chính tỉnh, nhân lúc này muốn tranh giành địa vị với quận Biên đã đưa ra nhận xét: “Quận Biên là một người võ biền, không biết làm chính trị”, dư luận lên án quận Biên càng rộng rãi trong quần chúng và cả

trong hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền “Cuối năm 1955 địch phải loại

Trang 37

Dương Văn Biên Ở Ngũ Lạc ta cũng gây mâu thuẫn làm địch bắt giam tên Rùm, ủy viên cảch sát ác ôn” [6; 106]

Lúc này bọn địch tiếp tục thực hiện chia rẽ dân tộc và tôn giáo Về tôn giáo, Ngô Đình Diệm coi Kitô giáo là công giáo, quốc giáo Một số người nhẹ

dạ cả tin hoặc cầu an muốn vô đạo để an thân, trong đó có cả những người

Khơmer, người Viết vốn tín đồ tôn giáo khác “Nhà thờ, nhà dạy mọc lên ở Lạc Hòa (Ngũ Lạc), Long Toàn, Hiệp Thạnh, Long Phi Mâu thuẫn nỗi lên giữa người theo Phật giáo hoặc không có đạo với ngụy quyền” [6; 107]

Huyện ủy chủ trương tăng cường giáo dục cơ sở quần chúng, tôn trọng tự do tín ngưỡng, vạch trần âm mưu của kẻ thù, xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo làm thất bại âm mưu chia rẽ của ngụy quyền

Cuộc đấu tranh chính trị của nông dân trong 2 năm đầu sau hiệp định Giơ-ne-vơ làm khó khăn cho địch trong việc đặc ách thống trị thuộc địa kiểu mới của chúng Trong quá trình đấu tranh, do địch bị thất bại trong chính sách lừa bịp, mị dân, chúng tăng dần đàn áp khủng bố Điều đó nói lên tinh thần cách mạng của nhân dân và chính nghĩa cách mạng không kẻ địch nào xuyên tạc được Tuy vậy, cơ sở cách mạng của Đảng và phong trào đấu tranh của quần chúng không thể tránh khỏi nhiều tổn thất

Sau ngày 20-07-1956 Mỹ Diệm chỉ còn có biện pháp, đàn áp khủng bố tập trung mũi nhọn tấn công vào đảng Cộng sản và những người kháng chiến

cũ Điều đó được thực hiện trong tình hình chúng đã thiết lập xong chính quyền ở cơ sở cùng với một bộ máy cảnh sát, gián điệp ăn sâu tới ấp, xóm Lúc này chúng đã loại bỏ hầu hết những nòng cốt của ta trong ngụy quyền, ngụy quân của chúng

Chúng đề ra quốc sách “tố cộng diệt cộng” và chính sách “cải chính điền địa”, “phát triển nông thôn” Chúng thực hiện những chiến dịch, những cuộc “tố cộng”, những cuộc lùng bắt những người cộng sản, mà

Trang 38

chúng đặt ra ngoài vòng pháp luật Chúng bắt thân nhân những người cộng

sản, những người kháng chiến cũ đi tập kết phải “ly khai cộng sản” “Chúng dùng mọi mưu kế hiểm độc để ly gián dụ dỗ và hù dọa nông dân, cưỡng bức nông dân phải tham gia tố cộng, xé cờ Đảng, xé ảnh Bác Hồ Chúng khống chế cấm bảng đen trước những gia đình có người đi theo cách mạng, những cuộc “tố cộng, diệt cộng”, là những cuộc đàn áp đẫm máu, là sự khủng bố tàn khốc của đội quân cảnh ác ôn chống lại quần chúng bất khuất không có

vũ khí trong tay”[6; 112]

Trong các cuộc càn của “nhân dân tự vệ đoàn”, nòng cốt của ta cũng

như đồng bào yêu nước đã ra sức bảo vệ cán bộ như: chỉ đường cho cán bộ trú

ẩn, xóa dấu vết nơi cán bộ ta tránh né, đánh lạc hướng địch v.v… Tuy vậy không tránh khỏi thiệt hại trong việc khủng bố do quân địch gây nên

Thời kỳ này là thời kỳ khó khăn ác liệt nhất của Đảng bộ và nhân dân Duyên Hải, số Đảng viên của từng Chi bộ xã chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay Tinh thần tư tưởng một số dao động, thiếu tin vào thắng lợi, vì ở miền Nam không còn quân đội, không còn chính quyền, số cán bộ đảng viên còn lại lần lượt bị hy sinh, bị địch bắt

Cuối năm 1959 theo sự chỉ đạo của Huyện ủy, một số xã lập các đội trừ

gian diệt ác “Ở Long Toàn Chi đoàn Thanh niên thành lập 2 tổ “sinh tử bất ly”, một ở Long Toàn, một ở Long Khánh để diệt ác phá tề, diệt điệp Tổ Long Toàn do đồng chí Hai Khoan Phó Bí thư Chi đoàn chi huy Tổ Long Khánh có

3 người: Sáu Ngọc, Tám Thành, Năm Hùng do Sáu Ngọc chỉ huy, tổ chức diệt

2 tên ác ôn là cả Vệ và xã Thiện Nhưng sau khi ta diệt 2 tên ác ôn, địch kéo tới vây bắt được anh Sáu Ngọc đem đi thủ tiêu Tám Thành (em Sáu Ngọc) và Năm Hùng chạy thoát” [6; 116]

Ở Trường Long Hòa, ta tổ chức diệt tên quan ba Sáu ở Cồn Cù tuy nó chỉ bị thương nhưng ta đã gây được hoang mang, sợ hãi trong lòng địch Sau

Trang 39

đó ta phục kích điệt tên Quản Viển là ủy viên cảch sát ác ôn cùng tiểu đội dân

Mục đích là vậy, trên thực tế ngoài việc bị địch kìm kẹp gắt gao mất hết

tự do, người dân vào đây sống xa ruộng vườn của mình còn bị thiếu thốn khổ cực hơn lúc ở ngoài

Huyện ủy lãnh đạo quần chúng đấu tranh không vào khu trù mật, không làm cu ly xây dựng khu trù mật, vận động binh lính không cưỡng bức đồng bào mà ủng hộ đồng bào đấu tranh không vào khu trù mật Chi bộ Đảng Long Vĩnh do đồng chí Trương Văn Ngà làm Bí thư lãnh đạo trực tiếp việc phá khu trù mật Cái Đôi

Tuy vậy Cái Đôi là vùng đông dân, là chợ Long Vĩnh nên khi địch khoanh khu thì có nhiều đồng bào vốn đã ở đây Chúng còn có vũ khí, vũ lực, quân đội, cảnh sát đàn áp, ép buộc một số dân các ấp lân cận do đó ta phải để một số ông già, bà lão, trẻ em vào khu trù mật, tránh khủng bố của giặc vào lùng sục thôn xóm Nhân cơ hội đó cho cơ sở của ta vào để cùng đồng bào trong khu tiến hành đánh địch phá khu trù mật

Trang 40

Đồng bào bên ngoài, những người trai tráng, các chị em còn tuổi thanh niên kể cả các ấp của xã Long Vĩnh, đấu tranh kiên quyết không vào khu trù mật Đồng bào bị bắt cách ly xây khu đấu tranh, trốn tránh hoặc lãng công Đồng bào bị bắt đi xây khu cùng đồng bào ở bên trong thì phá việc xây khu Ban ngày địch chở vật tư tới, ban đêm đồng bào lén lấy đem bỏ xuống sông Công trình xây dựng khu trù mật Cái đôi (Long Vĩnh) bị kéo dài

Đảng ta tổ chức nhiều cuộc đấu tranh của đồng bào và du kích mật bên trong phối hợp với đồng bào và lực lượng vũ trang bên ngoài Đồng bào

cơ sở bên trong dũng cảm và khôn khéo nuôi chứa cán bộ, tổ chức cho cả trung đội bộ đội vào ém quân, diệt ác ôn, đánh địch, hoạt động binh vận là việc thường xuyện Du kích không ngày nào vắng mặt trong khu trù mật Hầu như không có ngày nào là không có chiến đấu của du kích kết hợp với nòng cốt bên trong

Về hình thức, coi như địch lập xong khu trù mật Cái Đôi – Long Vĩnh với đủ hình thức và lực lượng đàn áp Chúng tập trung ngụy quyền, lực lượng quân sự, cảnh sát của tỉnh, của quận Long Toàn và xã Long Khánh làm lễ khánh thành với tất cả sự long trọng và an ninh tuyệt đối

Ngày 7-3-1960 đã nổi ra cuộc đấu tranh chính trị quyết liệt từ xã lên

tỉnh “Lực lượng gồm 120 người mang băng, khẩu hiệu, đơn từ kéo từ Kinh Đào đến khu trù mật Khi đến lộ 12, địch cho lính ra ngăn chặn Đoàn đấu tranh vẫn hiên ngang tiến vào khu trù mật Bọn ác ôn kéo ra, nổ súng bắn vào đoàn người tay không, chị Tạ Thị Thâu và chị Nguyễn Thị Nhật hy sinh Lực lượng đấu tranh vẫn không chùn bước, hô vang khẩu hiệu: “đả đảo bọn ác ôn giết người”, “đòi bồi thường nhân mạng” Trước khí thế đấu tranh sôi nổi của quần chúng và sự hưởng ứng của đồng bào trong khu, địch phải xoa dịu,

Ngày đăng: 13/07/2017, 15:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w