1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Kinh Tế Quốc tế Tác động của thuế XNK và hàng rào phi thuế quan

21 875 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 725,83 KB

Nội dung

Tác động của thuế XNK và hàng rào phi thuế quan đến thương mại quốc tế Và các chính sách của Việt NamChính phủ các nước sẽ có các chính sách thương mại quốc tế ở mỗi thời kỳ để làm sao nước mình có lợi nhất bằng cách tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ở nước ngoài theo các hàng hóa mà mình có thế mạnh (về lao động, vốn hay công nghệ). Mặt khác chính phủ thực hiện việc bảo vệ thị trường nội địa để DN trong nước phát triển. Công cụ đó là thuế xuất nhập khẩu hay còn gọi là thuế quan.Thuế quan là một loại thuế gián thu đánh vào các hàng hoá mậu dịch, phi mậu dịch được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới. Thuế quan còn được gọi là Thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Thuế quan gồm thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.

Trang 1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

***

Khoa Thương mại Quốc tế

Lớp: KTXK_19_11 GVHD: Võ Khắc Huy

Tác động của thuế và hàng rào phi thuế quan trong TMQT

Trong quá trình hội nhập hiện nay, Việt Nam nên áp dụng các rào cản phi thuế quan như thế nào để quản lý và hạn chế nhập khẩu có hiệu quả ?

Trang 2

PHẦN 1: THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ

1 Thuế quan (Thuế xuất khẩu, nhập khẩu)

Chính phủ các nước sẽ có các chính sách thương mại quốc tế ở mỗi thời kỳ đểlàm sao nước mình có lợi nhất bằng cách tạo điều kiện để doanh nghiệp trongnước mở rộng thị trường ở nước ngoài theo các hàng hóa mà mình có thếmạnh (về lao động, vốn hay công nghệ) Mặt khác chính phủ thực hiện việcbảo vệ thị trường nội địa để DN trong nước phát triển Công cụ đó là thuếxuất nhập khẩu hay còn gọi là thuế quan

Thuế quan là một loại thuế gián thu đánh vào các hàng hoá mậu dịch, phi mậudịch được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Thuế quan còn được gọi

là Thuế xuất khẩu, nhập khẩu Thuế quan gồm thuếđánh vào hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu

a Thuế xuất khẩu

Thuế xuất khẩu là thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu

Tác dụng

Thuế xuất khẩu có thể được dùng để: Giảm xuất khẩu do nhà nước khôngkhuyến khích xuất khẩu các mặt hàng sử dụng các nguồn tài nguyên khanhiếm đang bị cạn kiệt hay các mặt hàng mà tính chất quan trọng của nó đốivới sự an toàn lương thực hay an ninh quốc gia được đặt lên trên hết Thuếxuất khẩu có thể được dùng để tăng thu ngân sách cho nhà nước

Trang 3

Ví dụ: thuế xuất khẩu là thuế đánh vào một số nguyên liệu thô của Việt Namnhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất nội địa.

b Thuế nhập khẩu:

Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu

Thuế quan nhập khẩu được áp dụng phổ biến và bao gồm các loại chính sau:

Hạn ngạch thuế quan

Là một biện pháp quản lý xuất nhập khẩu với 2 mức thuế xuất nhập khẩu;hàng hoá trong hạn ngạch mức thuế quan thấp, hàng hoá ngoài hạn ngạchchịu mức thuế quan cao hơn Chủ yếu áp dụng đối với nông sản

Ví dụ để bảo vệ sx lúa gạo trong nước chính phủ sẽ yêu cầu các công ty nhậpkhẩu đăng ký số lượng nhập khẩu trong năm Nếu như nhà nhập khẩu nhậptrong hạn ngạch thì thuế thấp (15%) nhưng khi vượt hạn ngạch được duyệt thìthuế có thể tăng lên tới 100% ( 2013-Việt Dũng-TMQT)

WTO cho phép các nước thành viên bảo vệ bằng thuế quan hạn ngạchnhưng tiến tới xóa bỏ dần

Thuế đối kháng (Thuế chống trợ cấp xuất khẩu)

Thuế đối kháng là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thôngthường) đánh vào sản phẩm nước ngoài được trợ cấp vào nước nhập khẩu.Đây là biện pháp chống trợ cấp (còn gọi là biện pháp đối kháng) nhằm vàocác nhà sản xuất xuất khẩu nước ngoài được trợ cấp (thông qua thủ tục điềutra chống trợ cấp do nước nhập khẩu tiến hành) chứ không nhằm vào chính

Trang 4

phủ nước ngoài đã thực hiện việc trợ cấp (WTO quy định các cơ chế xử lýkhác mang tính đa phương cho trường hợp này).

Ví dụ như khi Mỹ cho rằng cá basa của Việt nam được trợ cấp từ chínhphủ để có giá rẻ thì Mỹ sẽ áp dụng mức thuế này Mỹ sẽ phải chứng minhđược điều này để có thể được áp dụng mức thuế đối kháng.(2013- Việt Dũng-TMQT)

Thuế chống bán phá giá

Thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế nhập khẩuthông thường, do cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu ban hành, đánhvào sản phẩm nước ngoài bị bán phá giá vào nước nhập khẩu.Đây là loại thuế nhằm chống lại việc bán phá giá và loại bỏ những thiệt hại doviệc hàng nhập khẩu bán phá giá gây ra

Tương tự với thuế đối kháng, nếu Mỹ chứng minh là cá basa bị bán dướigiá sản xuất thì Mỹ sẽ áp dụng mức thuế này

Thuế leo thang

Thuế quan leo thang là việc đánh thuế quan tăng dần trong một dãy sảnphẩm có liên quan với nhau, Việc đánh thuế quan như trên được nhiều nước

áp dụng để hạn chế hàng hoá đã chế biến sẵn, bảo vệ ngành sản xuất trongnước và khuyến khích phát triển các ngành lắp ráp, gia công

Ví dụ nguyên liệu thô đánh thuế 0%, sản phẩm sơ chế đánh thuế 3%,bán thành phẩm phải chịu thuế 7% và hàng hoá đã chế biến, đóng gói thươngphẩm chịu thuế 10% (TRẦN THANH HẢI,Hỏi đáp về WTO,2006)

Trang 5

Tác dụng

- Thuế nhập khẩu có thể được dùng như công cụ bảo hộ mậu dịch:

- Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặthàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cânthương mại

- Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặthàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường

- Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánhthuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranhthương mại

- Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống nhưcác chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chínhsách nông nghiệp chung của họ

- Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để cóthể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế

- Thuế nhập khẩu có thể được dùng để tăng thu ngân sách cho nhà nước

Trang 6

Đứng trên góc độ toàn bộ nền kinh tế thế giới thì thuế quan lại làm giảm phúclợi chung do đó làm giảm hiệu quả khai thác nguồn lực của nền kinh tế thếgiới.

b Thuế quan sẽ làm thay đổi cán cân thương mại nó sẽ điều tiết hoạt độngxuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia

c Thuế quan có thể có những ảnh hưởng tiêu cực:

Đó là thuế quan có thể sẽ ảnh hưởng lớn đế khả năng cạnh tranh của hànghóa, do đó làm giảm số lượng hàng hóa được tiêu thụ trên thị trường Mặtkhác nếu đánh thuế quan cao cũng sẽ khuyến khích buôn lậu buôn hàng kémchất lượng Thuế quan cao buôn lậu càng phát triển mạnh vì buôn lậu sẽ trốnđược thuế quan và tăng được lợi nhuận

d Thuế xuất khẩu

Thuế xuất khẩu sẽ làm tăng giá trị hàng hóa trên thị trường quốc tế vàgiữ giá thấp nhất ở thị trường nội địa Chính vì vậy nó có thể làm giảm đáng

kể lượng khách hàng ở nước ngoài vì họ sẽ tìm kiếm các sản phẩm để thaythế

Đồng thời có ảnh hưởng lớn đế các nhà sản xuất trong nước tăng sảnlượng Tuy nhiên nếu khả năng thay thế thấp, thuế quan xuất khẩu cũngkhông làm giảm nhiều khối lượng hàng hóa xuất khẩu vẫn mang lại lợi íchcao trong việc tăng thu ngân sách cho nước xuất khẩu hàng húa

e Thuế quan nhập khẩu

Trang 7

Thuế quan nhập khẩu có một vai trò quan trọng trong việc bảo hộ cho thịtrường nội địa ổn định và phát triển bền vững, đặc biệt là đảm bảo ngành côngnghiệp non trẻ của các nước phát triển.

Thuế quan nhập khẩu sẽ làm tăng giá trị hàng hóa, do vậy sẽ tăng phầnnào khuyến khích cho các nhà sản xuất trong nước phát triển sản xuất Tuynhiên điều này cũng phần nào đó làm giảm khả năng cạnh tranh các loại hànghóa sản xuất trong nước

Mặt khác thuế quan nhập khẩu có thể giúp việc cải thiện thương mại củanước đánh thuế, vì trong đó có nhiều mặt hàng mà giá cả của chúng khôngtăng đáng kể khi bị đánh thuế Có thể với các loại hàng hóa này thuế quan sẽ

có khả năng tạo điều kiện khuyến khích cho các nhà sản xuất ở nước ngoàigiảm giá với thị trường xuất khẩu Khi đó lợi nhuận thu được trong hàng hóa

sẽ được chuyển dịch một phần cho nước tiếp nhận hàng nhập khẩu

Tuy nhiên, để đạt được hiệu ứng đó, nước nhập khẩu phải là nước có khảnăng chi phối đáng kể đối với cầu thế giới của hàng hóa nhập khẩu

PHẦN 2: HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ

1 Hàng rào phi thuế quan

Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trởđối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bìnhđẳng

Trang 8

Biện pháp phi thuế quan là biện pháp ngoài thuê quan, liên quan hoặc ảnhhưởng đến sự luân chuyển hàng hóa giữa các nước.

2 Các biện pháp phi thuế quan 2.1 Biện pháp hạn chế định lượng

a Cấm nhập khẩu

Cấm nhập khẩu là biện pháp bảo hộ cao nhất, gây ra hạn chế lớn nhất đối vớithương mại quốc tế Trong thương mại quốc tế có nhiều trường hợp cấm nhậpkhẩu như: cấm hoàn toàn, cấm theo mùa, cấm tạm thời, cấm vận, cấm sảnphẩm nhạy cảm, tạm dừng cấp phép nhập khẩu… WTO yêu cầu không đượcphép áp dụng, nếu không có lý do chính đáng

Tuy nhiên, các thành viên có thể thi hành các biện pháp cấm nhập khẩu trongmột số trường hợp ngoại lệ sau:

- Cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia, phục vụ lợi ích công cộng

- Cần thiết để: bảo vệ đạo đức xã hội; bảo vệ con người, động vật và thực vật;bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên khan hiếm; bảo vệ các tài sản quốc gia vềnghệ thuật, lịch sử hay khảo cổ, với điều kiện là các biện pháp này cần phảithực hiện kèm theo việc hạn chế sản xuất hay tiêu dùng nội địa liên quan tớichúng; và liên quan tới nhập khẩu hay xuất khẩu vàng bạc

- Được áp dụng một cách tạm thời để ngăn cản hay giảm bớt sự khan hiếmlương thực, thực phẩm hay các sản phẩm thiết yếu khác; Cần thiết để áp dụngcác tiêu chuẩn hay qui định để phân loại, xếp hạng hay tiếp thị các sản phẩmtrong thương mại quốc tế

Trang 9

Ví dụ về biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu vì các lợi ích công cộng quantrọng:

Việt Nam cấm nhập khẩu vũ khí, đạn dược nhằm mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, cấm nhập khẩu hóa chất độc, phế liệu, phế thải nhằm mục đích bảo

vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường Những biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu như vậy được coi là ngoại lệ phù hợp với quy định của

WTO ( Đức Dũng -2016-Việt Nam đã mua vũ khí của những nước nào?)

b Hạn ngạch

Hạn ngạch là quy định quản lý thương mại hạn chế về số lượng hoặc trị giánhập khẩu một mặt hàng nào đó từ một thị trường trong một thời gian có thểxác định hoặc không xác định cụ thể Có nhiều loại hạn ngạch khác nhau như:hạn ngạch toàn cầu, hạn ngạch song phương, hạn ngạch theo mùa, hạn ngạchđối với sản phẩm nhạy cảm, hạn ngạch xuất khẩu (liên quan đến giảm bớt sựkhan hiếm lương thực hay nguồn nguyên liệu nào đó…), hạn ngạch liên quanđến bán hàng hoá trong nội địa…

Ví dụ: trước 1930 Pháp đã áp dụng hạn ngạch đối với lúa mì nhập khẩu

để duy trì thu nhập cho nông dân trước sự cạnh tranh của lúa mì Australia.Chỉ có hạn ngạch mới có thể giảm được khối lượng hàng hóa đáng lo sợ này.(2012- Nguyễn Việt Khôi- Chính sách TMQT)

c Giấy phép

Một sô nước quy định hàng hóa nhập khẩu( XK) phải được cơ quan chứcnăng có thẩm quyền cho phép bằng việc cấp giấy phép Giấy phép không quy

Trang 10

định số lượng cụ thể mà chỉ yêu cầu xuất tình khi cơ quan hải quan khi xuất,nhập khẩu.

d Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

là một biện pháp hạn chế xuất khẩu mà theo đó quốc gia nhập khẩu đòi hỏiquốc gia xuất khẩu phải hạn chế chế bớt lượng hàng xuất khẩu sang nướcmình một cách tự nguyện, nếu không thì sẽ áp dụng biện pháp trả đũa kiênquyết

VD: Trong thập niên 90 Hoa Kỳ phàn nàn Nhật Bản thặng dư trong mua bánvới Hoa Kỳ quá nhiều và Nhật Bản bảo hộ ngành sản xuất thiết bị máy baytrong nước Sau khi đàm phán thất bại, Hoa Kỳ quyết định trả đũa bằng luậtSuper 3013 nhằm hạn chế nhập khẩu ô tô từ Nhật Sau đó, Nhật phải nhượng

bộ tự hạn chế xuất khẩu ô tô sang Hoa Kỳ và tăng nhập máy bay từ Hoa Kỳ,tranh chấp thương mại mới kết thúc (2012- Nguyễn Việt Khôi- Chính sáchTMQT)

2.2 Hàng rào kỹ thuật

Trong thương mại quốc tế, các “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” thựcchất là các tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hànghóa nhập khẩu/ hoặc qui trình đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩuđối với các tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật đó

Các biện pháp TBT về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ nhữnglợi ích quan trọng như: sức khỏe con người, môi trường, an ninh, an sinh xã

Trang 11

hội,…Vì vậy mỗi nước thành viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thốngcác biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hóa của mình và hàng hóa nhậpkhẩu.

Các đặc tính của sản phẩm bao gồm: cả đặc tính về chất lượng; hoặc các quitrình và phương pháp sản xuất (PPMs) có ảnh hưởng/ tác động đến đặc tínhcủa sản phẩm; hoặc các thuật ngữ, ký hiệu; hoặc các yêu cầu về đóng gói,nhãn mác,…

Ba loại biện pháp kỹ thuật

- Qui chuẩn kỹ thuật (technical regulation): là những yêu cầu kỹ thuật có tính

bắt buộc trong quá trình sản xuất (các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ)

- Tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards): là các tiêu chuẩn kỹ thuật được

một tổ chức quốc tế công nhận, chấp thuận nhưng không có giá trị áp dụngbắt buộc

- Qui trình đánh giá sự phù hợp của một loại hàng hóa với các qui định/ tiêu

chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật (confomity assessment procedure)

Mục đích hoạt động

Mục đích hoạt động của hiệp định TBT bao gồm các mục đích sau:

- Thứ nhất, bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng.

- Thứ hai, bảo vệ đời sống của động thực vật.

- Thứ ba, bảo vệ môi trường.

- Thứ tư, ngăn chặn các thông tin không chính xác.

Trang 12

- Thứ năm, các mục đích khác liên quan đến các quy định về chất lượng, hài

hòa hóa

2.3 Biện pháp liên quan đến doanh nghiệp

Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu

Chỉ một số doanh nghiêp được phép của Chính phủ mới được quyền kinhdoanh xuất nhập khẩu

DNTM Nhà nước, đầu mối XNK

Chỉ những DN này mới được nhập khẩu một số mặt hàng nhất định mà chínhphủ muốn kiểm soát chặt chẽ, thường các mặt hàng liên quan đến cám cân lớnđối với nền kinh tế

2.4 Biện pháp liên quan về giá

- Bảng giá nhập khẩu tối thiểu

Các nước áp dụng quy định này với mục tiêu chống gian lận TM, tuy nhiênnhiều nước có xu hướng ban hành bảng giá tối thiểu cao hơn thực tế để tăng

số thuế đánh vào hàng hóa XNK

Trang 13

Khi quy định giá bán cao, người dung sẽ cắt giảm tiêu dung, ngược lại khi giábán thâp, nhà nhập khẩu không đạt lợi mong muốn nên cũng giảm lượng hàngnhập khẩu.

2.5 Biện pháp tạm thời

- Biện pháp tự vệ (tiếng Anh: safeguard measures) là việc tạm thời hạn

chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá khi việc nhập khẩuchúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng chongành sản xuất trong nước Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hànghoá, không áp dụng đối với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ

Mỗi nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đều có quyền ápdụng biện pháp tự vệ, nhưng khi áp dụng thì họ phải bảo đảm tuân theo cácquy định của WTO (về điều kiện, thủ tục, cách thức áp dụng biện pháp tự vệ).Một nước nhập khẩu chỉ có thể áp dụng biện pháp tự vệ sau khi đã tiến hànhđiều tra và chứng minh được sự tồn tại đồng thời của các điều kiện sau:

- Hàng hoá liên quan được nhập khẩu tăng đột biến về số lượng;

- Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hànghoá đó bị thiệt hại hoặc đe doạ bị thiệt hại nghiêm trọng; và

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến vàthiệt hại hoặc đe doạ thiệt hại nói trên

 Biện pháp chống trợ cấp: Khi khối lượng hàng NK tăng quá mức dođược hưởng từ trợ cấp, gây thiệt hại đến hàng sản xuất trong nước, chứng

Trang 14

minh được thì các nước sẽ áp dụng biện pháp chống trợ cấp bằng cách đánhmột mực thuế bằng với mức trợ cấp mà hàng NK được hưởng.

 Biện pháp chống bán phá giá: Khi khối lượng hàng NK tang quá mức

do bán phá giá, gây thiệt hại đến đến hàng sản xuất trong nước, chứng minhđược thì các nước sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá Thực hiện bằngcách đánh thuế mang tính trừng phạt rất cao Với mức thuế này gần như hàng

NK không còn khả năng cạnh tranh trên thị trường đó

Giữa 2016, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ra phán quyết áp thuế chống bán phágiá với tôm đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này trong giaiđoạn từ 1/2/2014 đến 31/1/2015 , việc DOC tăng thuế chống bán phá giá vớitôm Việt sẽ gây khó khăn cho xuất khẩu vào thị trường này thời gian tới

2.6 Các biện pháp liên quan đến đầu tư

 Quy định tỷ lệ nội địa hóa: tỷ lệ nguyên liệu, linh kiện địa phươngtrong sản phẩm sản xuất của nhà đầu tư nước ngoài

 Tỷ lệ XK bắt buộc: DN đầu tư đăng ký một tỷ lệ sản lượng hàng hóa

Ngày đăng: 07/07/2017, 18:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w