1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Nghiên cứu sinh trưởng cây hồi (illicium verum hook) giai đoạn 3 5 tuổi tại huyện bình gia tỉnh lạng sơn

63 476 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển của cây Hồi giúp chúng ta hiểu được quá trình thích nghi của cây với môi trường sống khác nhau.. Nắm bắt được các phÝ nghĩa trong thực tiễn sản xuất -Ý

Trang 1

- -

NÔNG VĂN TUẤN

NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG CÂY HỒI (Illicium verum Hook) GIAI

ĐOẠN TỪ 3-5 TUỔI TẠI HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành: Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp

Khóa học : 2012 - 2016

THÁI NGUYÊN, 2016

Trang 2

- -

NÔNG VĂN TUẤN

NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG CÂY HỒI (Illicium verum Hook) GIAI

ĐOẠN TỪ 3-5 TUỔI TẠI HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành: Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp

Lớp : K44 - QLTNR Khóa học : 2012 - 2016 Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thanh Tiến

THÁI NGUYÊN, 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!

Thái Nguyên, ngày 5 tháng 6 năm 2016

XÁC NHẬN CỦA GVCN NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

Đồng ý cho bảo vệ kết quả

trước hội đồng khoa học!

TS Nguyễn Thanh Tiến Nông Văn Tuấn

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHÂN BIỆN

Giáo viên chấm phân biện xác nhận sinh viên

đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng yêu cầu !

(Ký, họ và tên)

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học, ngoài

sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cá nhân trong và ngoài trường Sau thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp,đến nay tôi đã hoànthành đề tài tốt nghiệp cua mình

Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa Lâm nghiệp cùng các thầy cô trong trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã dìu dắt, dạy dỗ tôi trong quá trình học tập tại trường

Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo - TS.Nguyễn Thanh Tiến, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bác ,các cô,các chú các anh các chị đang công tac hạt kiểm lâm huyện Bình Gia

đã tận tình giúp đỡ tôi trong việc hướng dẫn, cung cấp các thông tin ,tài liệu

và tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài của mình trong thời gian qua

Cuối cùng tôi xin gủi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã quan tâm động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 5 tháng 06 năm 2016

Sinh viên

NÔNG VĂN TUẤN

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Hàm lượng của trans-anethol trong tinh dầu Hồi 7

Bảng 2.2 Phân chia điều kiện thoát nước của Trectov 13

Bảng 2.3 Tiêu chuẩn phân chia dạng địa thế 20

Bảng 2.4 Tiêu chuẩn phân chia trạng thái 21

Bảng 2.5 Đặc trưng dạng lập địa 21

Bảng 2.6 Cơ cấu sử dụng đất tại Bình Gia 24

Bảng 4.1 Liệt số phân bố N/D lâm phần rừng Hồi tuổi 3 33

Bảng 4.2 Liệt số phân bố N/D lâm phần rừng Hồi tuổi 5 35

Bảng 4.3 Bảng tổng hợp các phương trình tương quan Hvn và D1.3 tuổi 3 37

Bảng 4.4 Bảng tổng hợp các phương trình tương quan Hvn và D1.3 tuổi 5 38

Bảng 4.5 Bảng tổng hợp các phương trình tương quan Dt và D1.3 tuổi 3 39

Bảng 4.6 Bảng tổng hợp các phương trình tương quan Dt và D1.3 tuổi 5 40

Bảng 4.7 Các chỉ số điều tra lâm phần Hồi tuổi 3 41

Bảng 4.8 Các chỉ số điều tra lâm phần Hồi tuổi 5 42

Bảng 4.9 so sánh sinh trưởng lâm phần rừng Hồi tuổi 3&5 43

Bảng 4.10 Các thông tin trong ô tiêu chuẩn 44

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 4.1 Một số biểu đồ mô phỏng phân bố N/D rừng Hồi tuổi 3 34 Hình 4.2 Một số biểu đồ phân bố N/D rừng Hồi tuổi 5 36

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

G/ha Tổng tiết diện ngang lâm phần

OTC Ô tiêu chuẩn

Trang 8

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC BẢNG iii

DANH MỤC HÌNH iv

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT v

MỤC LỤC vi

Phần 1 : MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Ý nghĩa nghiên cứu 3

Phần 2 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở khoa học 4

2.1.1 Phân loại khoa học cây Hồi 4

2.1.2 Đặc điểm hình thái 4

2.1.3 Đặc điểm sinh thái 6

2.1.4 Phân bố địa lý 8

2.1.5 Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn 8

2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 9

2.2.1 Nghiên cứu mô hình sinh trưởng 9

2.2.2 Về sinh trưởng 12

2.3 Những nghiên cứu ở Việt Nam 16

2.3.1 Nghiên cứu về cấu trúc rừng 16

2.3.2 Những nghiên cứu về sinh trưởng 17

2.3.3 Về lập địa và kỹ thuật trồng 19

2.3.4 Nghiên cứu về sinh khối rừng 22

Trang 9

2.4 Tổng quan khu vực nghiên cứu 23

2.4.1 Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu 23

2.4.2 Điều kiện dân sinh - kinh tế 25

2.4.3 Nhận xét chung 26

Phần 3 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 27

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 27

3.2 Nội dung nghiên cứu 27

3.3 Phương pháp nghiên cứu 27

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu, xử lý và tính toán 27

Phần 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32

4.1 Khái quát về đặc điểm rừng Hồi tại Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn 32

4.1.1 Kết quả nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo đường kính (N/D) 32

4.1.2 Kết quả nghiên cứu tương quan Hvn và D1.3 37

4.1.3 Kết quả nghiên cứu tương quan Dt và D1.3 39

4.2 Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và tăng trưởng của cây Hồi tại Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn 41

4.2.1 Đặc điểm các nhân tố điều tra lâm phần rừng Hồi tuổi 3 41

4.2.2 Đặc điểm các nhân tố điều tra lâm phần rừng Hồi tuổi 5 42

4.2.3 So sánh sinh trưởng lâm phần rừng Hồi tuổi 3&5 43

4.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của địa hình đến sinh trưởng của cây Hồi tại huyện Bình Gia 43

4.4 Đề xuất giải pháp kỹ thuật nâng cao sức sinh trưởng nhằm tăng sản lượng của cây Hồi tại Bình Gia 45

Phần 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47

Trang 10

5.1 Kết luận 47

5.1.1 Nghiên cứu quy luật tương quan lâm phần 3 tuổi 47

5.1.2 Nghiên cứu quy luật tương quan lâm phần 5 tuổi 47

5.2 Những tồn tại và đề nghị 47

5.2.1 Những tồn tại 47

5.2.2 Kiến nghị 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 11

Phần 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Ở Việt Nam ngành lâm nghiệp hiện nay đang phát triển rất nhanh chóng đồng nghĩa với sự nhanh chóng đó tài nguyên rừng ngày càng mất đi Chúng ta cần giải quyết các vấn đề vừa đáp ứng được sự phát triển của nghành lâm nghiệp chế biến mà không làm ảnh hưởng tới phát triển môi trường rừng Đặt

ra câu hỏi tìm kiếm một loại cây trồng mới vừa phát triển nhanh đem lại hiệu quả kinh tế, có phẩm chất gỗ tốt đáp ứng được ngành công nghiệp đồ gia dụng cũng như bảo vệ được tài nguyên rừng

Hồi (Illicium verum hook) là cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, cây đa

mục đích Tinh dầu Hồi là sản phẩm được trưng cất từ lá, quả và hạt, nhưng chủ yếu là từ quả, là nguyên liệu quý trong công nghiệp dược phẩm và thực phẩm Trong công nghiệp dược phẩm tinh dầu Hồi được sử dụng để chế biến các loại thuốc xoa bóp, nội tiết, tiêu hóa và chống nôn mửa Trong công nghiệp thực phẩm quả Hồi được dùng làm gia vị để chế biến thức ăn Ngoài ra, tinh dầu Hồi còn được dùng làm hương liệu để chế biến các đồ mĩ phẩm cao cấp Sau khi ép lấy tinh dầu, bã còn lại được dùng làm thuốc trừ sâu, làm men, than hoạt tính, phân bón …Hơn nữa, Hồi là cây đặc hữu chỉ có ở một số quốc qia trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin và Việt Nam Tinh dầu Hồi là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn, giá trị tinh dầu mà thị trường trên thế giới đã tiêu thụ khoảng 750 USD/1kg Hằng năm các nước trên thế giới đã tiêu thụ khoảng 25.000 tấn tinh dầu, trong đó có các nước châu Á tiêu thụ 28%, các nước châu Mĩ tiêu thụ 26%, các nước nam Mĩ tiêu thụ 14%, các nước châu Âu tiêu thụ 20%, còn lại ở các nước khác Như vậy, nhu cầu sử dụng tinh dầu Hồi trên thế giới là rất lớn, lượng tinh dầu được trưng cất từ quả Hồi không đáp ứng được nhu cầu sử dụng, bằng con đường nhân tạo người ta đã tổng hợp được

Trang 12

chất Anethol, nhưng sản phẩm nhân tạo này có hàm lượng độc tố cao nên bị cấm hoặc sử dụng rất hạn chế Ở khu vực châu Á, Hồi phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Nam Trung Quốc kéo dài xuống vùng núi phía Bắc của Việt Nam

Ở Việt Nam, Hồi có phân bố nhiều ở các tỉnh biên giới Việt – Trung như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh Nhưng lập địa thích hợp nhất để phát triển cây Hồi chỉ thấy ở một số huyện của tỉnh Lạng Sơn như Văn Quan, Bình Gia, Văn Lãng, Cao Lộc và Tràng Định

Bình Gia là một trong những huyện nghèo của tỉnh Lạng Sơn, đời sống người dân còn gặp rất nhiều khó khăn, phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên rừng Phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao, địa phương có thế mạnh, có kinh nghiệm lâu đời trong sản xuất và chế biến là một trong những lợi thế để góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế xã hội bền vững Hồi là cây đặc hữu chỉ phù hợp ở một số vùng địa lí nhất định Tại Bình Gia, Hồi cũng được trồng với diện tích khá lớn, trải đều khắp địa bàn các xã Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển của cây Hồi giúp chúng ta hiểu được quá trình thích nghi của cây với môi trường sống khác nhau

Từ các biện pháp kĩ thuật như chọn giống, chăm sóc, bón phân, vệ sinh rừng …, tới các nhân tố tự nhiên như loại đất, độ dốc, độ cao Nắm được ảnh hưởng của các nhân tố này sẽ giúp cho chúng ta đưa ra các biện pháp tác động phù hợp nhằm điều chỉnh theo hướng có lợi cho cây Hồi, giúp tăng năng suất, sản lượng Hồi góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương bền vững Với yêu cầu

và tính cấp thiết như vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sinh

trưởng cây Hồi (Illicium verum Hook) giai đoạn 3-5 tuổi tại huyện Bình Gia,

tỉnh Lạng Sơn”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá được sinh trưởng và phát triển cây hồi giai đoạn 3-5 tuổi tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

Trang 13

- Đề xuất được giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, sản lượng rừng Hồi tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

1.3 Ý nghĩa nghiên cứu

-Ý nghĩa trong học tập: Giúp cho sinh viên kiểm chứng lại những kiến

thức lý thuyết đã được học, giúp sinh viên làm quen với thực tế, tích lũy học hỏi kinh nghiệm Nắm bắt được các phÝ nghĩa trong thực tiễn sản xuất

-Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất: Để tài thực hiện nhằm nắm bắt được

tình hình thực tế về điều tra kinh doanh rừng tại địa phương, từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực nhất giúp người dân và chính quyền địa phương có kế hoạch phát triển cây hồi lai trong thời gian tới đạt hiệu quả cao

Trang 14

Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở khoa học

2.1.1 Phân loại khoa học cây Hồi

Giới (regnum): Thực vật (Plantate)

Bộ (ordo):Hồi (Illiciales)

Họ (familia): Hồi (Illiciaceae)

Phân họ (subfamilia): Hồi (Illiciaceae)

Chi (genus): Hồi (Illicium)

Loài (species): Hồi (Illicium verum Hook.f.)

2.1.2 Đặc điểm hình thái

Illicium verum Hook f, 1888 Tên đồng nghĩa: Illiciumanisatum Lour,

1790, non L, 1759; BadianiferaofficinarumKuntze, 1891 Tên khác: Đại Hồi, Bát giác hương, Đại Hồi hương, Hồi sao, Hồi 8 cánh, Mắc Hồi (Tày) Họ: Hồi

- Illiciaceae Tên thương phẩm: Chinese star anise, Star anise, Anise oil

Thân: Hồi là cây gỗ trung bình, xanh quanh năm, cao 6 – 8m, có khi cao tới 15m, đường kính thân 15 – 30cm Thân mọc thẳng, tròn, dạng cột, vỏ ngoài màu nâu xám Cành non hơi mập, nhẵn màu lục nhạt, nhẵn, sau chuyển màu nâu xám, cành rất giòn và tương đối thẳng Tán cây hình tháp, tròn đều

Lá: Lá mọc cách, thường tập trung ở đầu cành trông như mọc vòng, mỗi vòng thường 3 – 5 lá Phiến lá nguyên, dày, cứng, giòn hình trứng thuôn hay trái xoan, dài 6 – 12 cm, rộng 2 – 2,5 cm, gốc lá hình nêm, chóp lá nhọn hoặc tù, mặt trên màu xanh thẫm, nhẵn bóng, mặt dưới xanh nhạt, gân lá dạng lông chim gồm 9 – 12 đôi không nổi rõ; cuống lá dài 7 – 10 mm và nhẵn

Hoa: Cây Hồi sau khoảng 5 - 7 năm tuổi thì bắt đầu ra hoa và cho quả Một năm có 2 vụ hoa quả, vụ chính (vụ mùa) hoa nở vào tháng 7 đến tháng

10 năm trước và quả chín vào tháng 9 - 10 năm sau, vụ phụ (vụ chiêm) hoa nở

Trang 15

vào tháng 6-7 năm trước và quả chín tháng 4 - 5 năm sau Hoa lưỡng tính, to, mọc đơn độc hoặc từ 2 – 3 cái ở kẽ lá; cuống hoa to và ngắn; đài 5 – 6 phiến màu lục và rụng ngay sau khi hoa nở; cánh hoa 16 – 20, hình bầu dục, thường nhỏ hơn các lá đài mặt ngoài màu trắng, mặt trong màu hồng thẫm

Quả: Quả Hồi lúc tươi màu xanh nhạt, khi chín thì khô cứng màu nâu, quả hình ngôi sao 6 – 10 cánh, thường 8 cánh (các cánh thường gọi là các đại) Mỗi cánh có 1 hạt Hạt màu đỏ hoặc nâu sẫm Trong các bộ phận cây Hồi đều có tinh dầu, đặc biệt ở quả có hàm lượng tinh dầu cao nhất (trung bình 8 - 11% ở quả khô) Tinh dầu Hồi có màu vàng, thành phần chủ yếu là trans-anethol chiếm khoảng 80%.[1]

Các thông tin khác về thực vật: Chi Hồi (Illicium) gồm khoảng trên 40 loài, phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, Đông Á và Bắc Mỹ Đến nay,

ở nước ta đã phát hiện được khoảng 16 loài thuộc chi Hồi (chiếm 40% số loài của cả chi) Riêng tại Sa Pa (Lao Cai) đã gặp tới 6 loài Quả và lá của hầu hết các loài trong chi Hồi đều chứa tinh dầu Thành phần hoá học trong tinh dầu của mỗi loài cũng rất khác nhau, rất đa dạng

Dựa vào đặc điểm số lượng noãn trên mỗi quả, Lưu Đàm Cư và cộng

sự (2005) [10] đã xếp các dạng Hồi tại Lạng Sơn vào 3 nhóm chính:

Nhóm 8 cánh: trong mỗi quả có (7-)8 - (-10) lá noãn Trong đó số quả

có 8 lá noãn chiếm ưu thế (75 - 91%)

Nhóm trung gian: trong mỗi quả có (5-)8(-13) lá noãn Trong đó số quả

có 8 lá noãn không vượt quá 60,9%

Nhóm quả nhiều lá noãn: trong mỗi quả có từ 7 - 13 lá noãn Trong đó

số quả có 9 - 13 lá noãn chiếm ưu thế (61,9 - 95,6)

Phân bố: Ở Việt Nam đến nay vẫn chưa gặp Hồi (Illiciumverum) sinh trưởng ở trạng thái hoang dại Nhiều ý kiến cho rằng, Hồi là cây nguyên sản ở vùng Đông Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc Tại Việt Nam, Hồi được trồng

Trang 16

chủ yếu ở Lạng Sơn (Văn Quan, Bình Gia, Cao Lộc, Bắc Sơn, Chi Lăng, Văn Lãng, Thị xã Lạng Sơn, Lộc Bình, Đình Lập, Tràng Định ) và Quảng Ninh (Bình Liêu) Gần đây Hồi đã được đưa trồng ở Cao Bằng (Đông Khê) và Bắc Kạn Ở trên thế giới cây Hồi cũng được trồng nhiều tại miền Nam Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, đảo Hải Nam) Hồi đã được nhập trồng tại Nhật Bản, Ấn Độ

2.1.3 Đặc điểm sinh thái

Hồi đã được trồng từ rất lâu đời tại các khu vực đồi núi vùng Đông Bắc Việt Nam và miền Nam Trung Quốc Các rừng Hồi hiện có, tập trung chủ yếu

ở độ cao (200-)300 - 400(-600)m, với nhiệt độ trung bình năm trong khoảng

18 – 22ºC và tổng lượng mưa trung bình năm (1.000-) - 1.400 - 2.800)mm Vùng trồng Hồi tập trung ở cả Việt Nam và Trung Quốc đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc, hàng năm có tới 4 tháng nhiệt độ không khí xuống thấp (trung bình 13,5 - 15ºC) và thường có sương muối Phân bố của Hồi ở Việt Nam Cây ưa lớp đất mặt dày, độ phì cao, thoát nước tốt, có độ pH 5 - 8, đặc biệt là đất feralit màu đỏ, màu nâu đến màu vàng, phát triển trên sa diệp thạch Hồi là cây ưa sáng, song ở giai đoạn non lại cần được che bóng Trong giai đoạn đầu, cây sinh trưởng rất nhanh theo chiều cao (tăng trưởng theo chiều cao có thể đạt tới 1,5 - 2,0 m/năm) Cây 5 - 6 năm tuổi có thể cao tới 9 - 10m Cây trồng từ hạt có thể ra hoa, bói quả ở giai đoạn 5 - 6 năm tuổi Thông thường, Hồi nảy chồi vào 2 vụ trong năm Vụ chính (còn gọi

1.600(-là vụ xuân) cây nảy chồi vào cuối tháng 1 đầu tháng 2; vụ phụ (hè thu) từ các tháng 6 - 7 đến 10 - 11 Vụ hoa chính thường vào tháng 7 - 9 và cho quả chín vào tháng 7 - 9 năm sau Đây là vụ Hồi chính (vụ Hồi mùa) Thực tế thì vào tháng 3 - 4 hàng năm cũng có một vụ Hồi chiêm, song chất lượng quả thấp, vì chủ yếu là những quả còn non bị rụng, quả chưa phát triển đầy đủ (thường gọi

là “Hồi đinh”, “Hồi chân chuột”, “Hồi chân chó” ) Nếu quan sát kỹ ta thấy, một số cây Hồi thường ra hoa, mang quả rải rác quanh năm Hồi mùa là vụ

Trang 17

chính (cả năng suất, chất lượng quả đều cao) Thời gian từ khi nở hoa, thụ phấn đến lúc quả chín thường kéo dài khoảng 1 năm Thường sau mỗi chu kỳ

2 - 3 năm cây lại sai quả một lần

- Công dụng:

+ Thàn phần hóa học: Thành phần hoá học: Tinh dầu Hồi chứa chủ yếu

ở trong quả (3 - 3,5% trong quả tươi và 8 - 13% trong quả khô) Trong lá cũng chứa tinh dầu, nhưng hàm lượng thấp (0,3 - 1,0%) Thành phần chủ yếu của tinh dầu là trans-anethol (80 - 98%); ngoài ra còn có khoảng trên 20 hợp chất khác (limonen, α-pinen, β-phellandren, linalool, δ-3-caren, methylchavicol, myrcen, anisaldehyd, sabinen, 4-terpineol, paracymen, α-terpinen ) Cis-anethol thường chỉ có hàm lượng rất nhỏ (vết - 0,1%), nhưng lại rất độc và độ độc gấp 15 - 30 lần so với trans-anethol Vì vậy, tinh dầu Hồi

sẽ gây ngộ độc nếu dùng quá liều lượng hoặc dùng nhiều Chất lượng của tinh dầu Hồi phụ thuộc chặt chẽ vào hàm lượng của trans-anethol trong tinh dầu Dưới đây là mối tương quan giữa độ đông và hàm lượng trans-anethol trong tinh dầu Hồi:

Bảng 2.1 Hàm lƣợng của trans-anethol trong tinh dầu Hồi

Độ đông (0

C) 21,1 18,6 16,3 14,0 11,6 9,9 8,0 6,2 Hàm lượng trans-anethol

trong tinh dầu (%) 100 95 90 85 80 75 70 65 Hạt Hồi chứa khoảng 50 -80% dầu béo với thành phần chính là các acid oleic, linoleic, stearic và myristic Những nghiên cứu gần đây của Viện Hoá học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã cho biết, từ quả Hồi (đôi khi còn có tên gọi là “hoa Hồi”) đã tách và chiết được acid shikimic Cứ 100kg quả Hồi khô có thể chiết được từ 6,5 - 7kg acid shikimic Acid shikimic được coi là nguồn nguyên liệu quan trọng để chế biến thuốc tamiflu, một loại thuốc chủ yếu để chữa trị bệnh cúm gia cầm H5N1 hiện nay

Trang 18

+ Công dụng: Hồi đã được sử dụng làm gia vị và làm thuốc từ hàng nghìn năm trước đây ở nước ta cũng như ở Trung Quốc Quả và tinh dầu Hồi

là loại gia vị thơm, hấp dẫn trong chế biến thực phẩm Tinh dầu Hồi được sử dụng nhiều trong công nghệ chế biến rượu khai vị, rượu mùi, nước ngọt và bánh kẹo Hương vị hấp dẫn của Hồi vừa có tác dụng kích thích tiêu hoá, vừa gây cảm hứng ngon miệng Trong y học dân tộc ở nước ta cũng như tại Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ , Hồi được dùng làm thuốc gây trung tiện, kích thích tiêu hoá, chữa đau bụng, giảm đau, giảm co bóp trong dạ dày, trong ruột, lợi sữa, chữa trị nôn mửa, đau, thấp khớp, đau lưng, ngộ độc thịt cá và chữa trị khi bị rắn độc cắn Tây y coi tinh dầu Hồi có tính kích thích, tăng cường như động ruột, dùng chữa đau bụng, tăng tiết dịch đường hô hấp, giúp tiêu hoá, giảm đau, khử đờm Tinh dầu Hồi có tác dụng kháng khuẩn, ức chế

sự phát triển của vi khuẩn lao và nhiều loại vi khuẩn khác, nên được dùng làm thuốc sát khuẩn, trị nấm ngoài da và ghẻ lở Hồi còn được dùng trong việc sản xuất, chế biến thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc, diệt chấy, rận, rệp, và một số ngoại ký sinh trùng ở gia súc

2.1.4 Phân bố địa lý

Cây Hồi có phân bố nhiều ở các tỉnh biên giới Việt - Trung như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc, có tổng diện tích tự nhiên là 832.378,38 ha Trong đó đất có rừng 372.500,8 ha, diện tích rừng Hồi 33.503 ha ,chiếm 70% so với diện tích rừng Hồi cả nước Hồi phân bố hầu hết ở các huyện, thành phố của Lạng Sơn, nhưng tập trung nhiều ở các huyện: Văn Quan, Bình Gia

2.1.5 Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn

Không chỉ ở châu Á (đặc biệt là các nước khu vực Đông Nam Á), mà tại nhiều nước châu Âu (Pháp, Đức, Ý ) và châu Mỹ (Hoa Kỳ, Cu Ba ) quả

và tinh dầu Hồi được coi là gia vị ưa thích trong chế biến thực phẩm Trong

Trang 19

danh mục các thương phẩm an toàn được phép sử dụng trong sản xuất thuốc

và chế biến thực phẩm của Hoa Kỳ, quả Hồi mang ký hiệu “GRAS 2095” và tinh dầu Hồi mang ký hiệu “GRAS 2096” Hồi lại là nguồn nguyên liệu có thể tách chiết acid shikimic, nguồn nguyên liệu để tổng hợp chất Osaltamivir - hoạt chất của thuốc tamiflu - hiện được coi là thuốc kháng virus có hiệu quả trong việc phối hợp điều trị cúm gia cầm H5N1 trên người nếu được sử dụng

ở giai đoạn sớm Theo thống kê (chưa đầy đủ) thì diện tích rừng Hồi ở Lạng Sơn, Quảng Ninh tới năm 2005 đạt trên 30.000 ha, với sản lượng quả là 3.426 tấn Dự kiến đến năm 2010 chúng ta sẽ có thêm 20.000 ha Hồi Riêng tinh dầu, hàng năm cũng đã chưng cất được từ 150 - 250 tấn Quả Hồi và tinh dầu Hồi là mặt hàng xuất khẩu có giá trị trên thị trường thế giới Trong mấy năm vừa qua (1994 - 1997), giá mua bán tinh dầu Hồi trong khoảng 9.500 - 10.900 USD/tấn và quả Hồi khô trong khoảng 1.400 - 1.600 USD/tấn Trong hệ thực vật Việt Nam, chi Hồi (Illicium) có nguồn gen rất phong phú, rất đa dạng, hiện đã thống kê được khoảng 16 loài Tất cả các loài trong chi Hồi (Illicium)

ở nước ta đều chứa tinh dầu với các thành phần hoá học khác nhau Ở một số loài tinh dầu lại chứa chủ yếu là safrol, linalool và methyl eugenol Các loài trong chi Hồi ở Việt Nam là nguồn gen quý cần được nghiên cứu để khai thác, bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững Để phát triển Hồi có hiệu quả, việc nghiên cứu các vấn đề về quy hoạch, chọn giống, thâm canh, chế biến (tinh dầu và các sản phẩm khác) và thị trường tiêu thụ cần được coi trọng.[6]

2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

2.2.1 Nghiên cứu mô hình sinh trưởng

Mô hình sinh trưởng từ những biểu đồ đơn giản nhất cho đến những phần mềm máy tính phức tạp đã và đang là những công cụ quan trọng trong quản lý rừng (Vanclay, 1998; Pote' and Bartelink, 2002) [33] [30] Sinh khối

và hấp thụ các bon có thể được xác định bằng mô hình sinh trưởng Trên thế

Trang 20

giới đã có rất nhiều mô hình sinh trưởng đã được phát triển và không thể tìm hiểu được phương pháp cụ thể của mỗi mô hình Vì vậy cần phải xác định được những điểm chung để phân loại mô hình (Vanclay, 1998) Rất nhiều tác giả đã cố gắng để phân loại mô hình theo các nhóm khác nhau với những tiêu chuẩn khác nhau (Pote' and Bartelink, 2002) Có thể phân loại mô hình thành các dạng chính sau đây:

1 Mô hình thực nghiệm/thống kê (empirical model) dựa trên những đo đếm của sinh trưởng và các điều kiện tự nhiên của thời điểm đo đếm mà không xét đến các quá trình sinh lý học

2 Mô hình động thái (process model)/mô hình sinh lý học mô tả đầy

đủ các cơ chế hóa sinh, lý sinh trong hệ sinh thái và sinh vật (Constable and Friend, 2000)

3 Mô hình hỗn hợp (hybrid/mixed model), kết hợp phương pháp xây dựng hai loại mô hình trên đây để xây dựng mô hình hỗn hợp

Mô hình thực nghiệm đòi hỏi ít tham số (biến số) và có thể dễ dàng mô phỏng sự đa dạng về quản lý cũng như xử lý lâm sinh, nó là công cụ định lượng sử dụng có hiệu quả và phù hợp trong quản lý và lập kế hoạch quản lý rừng (Landsberg and Gower, 1997; Vanclay and Skovsgaard, 1997; Vanclay, 1998) [29] Phương pháp này có thể phù hợp để dự đoán sản lượng ngắn hạn trong khoảng thời gian mà các điều kiện tự nhiên cho sinh trưởng của rừng được thu thập số liệu tạo nên mô hình vẫn chưa thay đổi lớn Mô hình thực nghiệm thường được thể hiện bằng các phương trình quan hệ hoặc phương trình sinh trưởng dựa trên số liệu sinh trưởng đo đếm thực nghiệm mà thông thường không xét đến ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố môi trường vì các ảnh hưởng này được coi như đã được tích hợp vào sinh trưởng của cây Đối với mô hình thực nghiệm, các phương trình sinh trưởng và biểu sản lượng có thể phát triển thành một biểu sản lượng sinh khối hoặc cácbon tương ứng

Trang 21

Tuy nhiên, mô hình sinh trưởng thực nghiệm không đầy đủ Chúng không thể

sử dụng để xác định hệ quả của những thay đổi của điều kiện môi trường đến

hệ sinh thái và cây như sự tăng lên của nồng độ khí nhà kính, nhiệt độ, hoặc chế độ nước… (Landsberg and Gower, 1997; Peng et al., 2002)

Mô hình động thái mô phỏng quá trình sinh trưởng, với đầu vào là các yếu tố cơ bản của sinh trưởng như ánh sáng, nhiệt độ, dinh dưỡng đất…, mô hình hóa quá trình quang hợp, hô hấp và sự phân phát những sản phẩm của các quá trình này trên rễ, thân và lá (Landsberg and Gower, 1997; Vanclay, 1998) Nó còn gọi là mô hình cơ giới (mechanistic model) hay mô hình sinh

lý học (physiological model) Mô hình động thái phức tạp hơn rất nhiều so với mô hình thực nghiệm nhưng có thể sử dụng để khám phá hệ quả của sự thay đổi môi trường đến hệ sinh thái, sinh vật (Dixon et al., 1990; Landsberg and Gower, 1997) Tuy nhiên, mô hình động thái cần một số lượng lớn các tham số (biến số) đầu vào, nhiều tham số lại không dễ đo, cần thời gian dài để

đo và/hoặc không thể đo được với cá điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật ở các nước đang phát triển (vd Mô hình nổi tiếng CENTURY mô phỏng động thái cácbon trong hệ sinh thái rừng và nông lâm kết hợp cần tới hơn 600 tham số đầu vào (Ponce-Hernandez, 2004))

Cho đến nay trên thế giới đã có rất nhiều mô hình động thái hay mô hình hỗn hợp được xây dựng để mô phỏng quá trình phát triển của hệ sinh thái rừng như BIOMASS, ProMod, 3 PG, Gen WTO, CO2Fix, CENTURY… (Landsberg and Gower, 1997; Snowdon et al., 2000; Schelhaas et al., 2001) Trong trường hợp không đủ số liệu đầu vào thu thập được từ các quá trình tự nhiên của hệ sinh thái và cây, để sử dụng các mô hình này, người ta phải sử dụng hàng loạt các giả định (assumptions), chính vì vậy tính chính xác của

mô hình phụ thuộc rất nhiều vào các sự phù hợp của các giả định này đối với đối tượng nghiên cứu

Trang 22

2.2.2 Về sinh trưởng

Nghiên cứu sinh trưởng phát triển cây hồi Những hiểu biết của nông dân thế giới về đất trải qua hàng chục thế kỷ là những thông tin quý báu Những thông tin này được bổ sung uyên bác của các nhà khoa học, tạo sự phát triển từng bước, để ra đời nhiều công trình nghiên cứu về đất, đặc biệt là những nghiên cứu về đánh giá đất và phân chia lập địa đã giúp con người hiểu

và nắm được về khoa học đất, từ đó họ có thể quản lý sử dụng đất đai ngày một hiệu quả hơn

Kauritrev và Gretrin (1969) [31] có trích dẫn nghiên cứu của Pogrebnhiac (Ucraina - 1962) một chuyên gia đã phân chia lập địa làm cơ sở cho trồng rừng và xác định các kiểu rừng dựa trên 2 tiêu chí chính là độ phì và độ ẩm của đất Độ phì được chia làm 4 cấp: Mỗi nhóm ứng với một kiểu rừng nhất định (Thông, Bạch dương ) và biểu thị bằng chữ cái A, B, C, D Rất xấu (A), xấu (B), trung bình (C), tốt (D) Độ ẩm chia làm 6 cấp từ khô đến đầm lầy và biểu thị bằng các chữa số: rất khô (0), khô (1), ẩm vừa (2), ẩm (3), ướt (4) và đầm lầy (5) Việc xác định độ phì có thể dựa vào tác dụng chỉ thị của tầng cây

gỗ do chúng có bộ rễ ăn sâu và quan hệ chặt chẽ với độ phì của đất, còn độ

ẩm dựa vào lớp thảm tươi do chúng nhạy cảm với sự thay đổi của độ ẩm Glazovskaia, M.A (1972) [32] trích dẫn nghiên cứu của Trectov (1981) về 3 yếu tố: Đá mẹ hình thành đất, địa hình, chế độ thoát nước phản ánh tiềm năng sản xuất của lập địa và tác động tổng hợp thông qua sự hình thành các kiểu mùn được hình thành ở vùng Đông Bắc Liên Xô (cũ), mối quan hệ các kiểu mùn hình thành với tác động của con người và năng suất của lâm phần Theo ông chính các kiểu mùn rừng là thực tại của các lập địa trong một sinh khí hậu nhất định phân loại lập địa được phân chia như sau:

- Nhóm lập địa dựa vào điều kiện thoát nước để phân chia

- Nhóm phụ lập địa dựa vào điều kiện thoát nước và đá mẹ hình thành đất để phân chia

Trang 23

- Kiểu lập địa dựa vào 3 yếu tố trên: Điều kiện thoát nước, đá mẹ hình thành đất và địa hình

Với điều kiện thoát nước Trectov phân chia thành 6 kiểu như:

Bảng 2.2 Phân chia điều kiện thoát nước của Trectov

- Thoát nước mạnh Độ ẩm đất thường rất khô và khô

- Thoát nước bình thường Độ ẩm đất thường ẩm vừa

- Thoát nước không tốt Độ ẩm đất thường

- Tạo thành dòng chảy rất yếu Đất rất ẩm ướt

- Tạo thành dòng chảy yếu Đất ướt

2.2.3 Nghiên cứu về sinh khối rừng

Ngay từ thế kỷ 17 trên thế giới đã có nghiên cứu về lĩnh vực sinh lý thực vật, vai trò, cơ chế hoạt động của diệp thực vật màu xanh trong quá trình quang hợp để tạo ra các sản phẩm hữu cơ dưới tác động của các yếu tố tự nhiên như đất, nước, không khí và năng lượng mặt trời Nhờ áp dụng các thành tựu khoa học như hoá phân tích, hoá thực vật và đặc biệt là vận dụng nguyên lý tuần hoàn vật chất trong thiên nhiên, các nhà khoa học đã thu được những thành tựu đáng kể trong thế kỷ XIX Một số nghiên cứu tiêu biểu có thể tóm tắt lại như sau:

- Xây dựng định luật "năng suất" dựa trên định luật “tối thiểu” của Liebig J và dựa trên các kết quả nghiên cứu về định lượng của sự tác động của thực vật tới không khí, đã được mô tả bởi Liebig, J (1862)

- Các công trình nghiên cứu về phát triển sinh khối rừng đã được tổng kết bởi Riley G.A (1944), Steemann Nielsen, E (1954), Fleming, R.H (1957)

- Bản đồ năng suất trên toàn thế giới đã được xây dựng bởi Lieth, H (1964) , đồng thời với sự ra đời của chương trình sinh học quốc tế “IBP”

Trang 24

(1964) và chương trình sinh quyển con người “MAB” (1971) đã tác động mạnh mẽ tới việc nghiên cứu sinh khối Những nghiên cứu trong giai đoạn này tập trung vào các đối tượng đồng cỏ, savan, rừng rụng lá, rừng mưa thường xanh

Theo Lê Hồng Phúc (1994), Duyiho công bố thực vật ở biển hàng năm quang hợp đến 3x1010 tấn vật chất hữu cơ, trên mặt đất là 5,3x1010 tấn Đối với hệ sinh thái rừng nhiệt đới năng suất chất khô thuần từ 10 - 50 tấn/ha/năm, trung bình là 20 tấn/ha/năm, sinh khối chất khô từ 60 - 800 tấn/ha/năm, trung bình là 450 tấn/ha/năm Năng suất sơ cấp của một số hệ sinh thái đã được đưa ra bởi Dajoz (1971) như sau:

Năng suất mía ở châu Phi: 67 tấn/ha/năm

Năng suất rừng nhiệt đới thứ sinh ở Yangambi: 20 tấn/ha/năm

Savana cỏ Mỹ (Penisetum purpureum) châu Phi: 30 tấn/ha/năm

Đồng cỏ tự nhiên ở Fustuca (Đức): 10,5 - 15,5 tấn/ha/năm

Đồng cỏ tự nhiên Deschampia và Trifolium ở vùng ôn đới là 23,4 tấn/ha/năm

Phương pháp xác định sinh khối rất quan trọng quyết định đến độ chính xác của kết quả nghiên cứu Sau đây là một số phương pháp đã được các tác giả công bố:

- Công trình: “Đánh giá sinh khối thông qua viễn thám” đã nêu tổng

quát vấn đề sản phẩm sinh khối và việc đánh giá sinh khối bằng ảnh vệ tinh, công bố bởi P.S.Roy, K.G.Saxena và D.S.Kamat (Ấn Độ, 1956)

- Một số tác giả như Trasnean (1926), Huber (Đức, 1952), Monteith (Anh, 1960 - 1962), Lemon (Mỹ, 1960 - 1987), Inone (Nhật, 1965 - 1968),

đã dùng phương pháp dioxit carbon để xác định sinh khối Theo đó sinh khối được đánh giá bằng cách xác định tốc độ đồng hoá CO2

Trang 25

Phương pháp “Chlorophyll” xác định sinh khối thông qua hàm lượng Chlorophyll trên một đơn vị diện tích mặt đất Đây là một chỉ tiêu biểu thị khả năng của hệ sinh thái hấp thụ các tia bức xạ hoạt động quang tổng hợp được công bố bởi Aruga và Maidi (1963)

- Woodwell, G.M (1965) và Whitaker, R.H (1968) [69] đã đề ra phương pháp "thu hoạch" để nghiên cứu năng suất sơ cấp tuyệt đối

- Newbuold.P.J (1967) đề nghị phương pháp “cây mẫu” để nghiên cứu sinh khối và năng suất của quần xã từ các ô tiêu chuẩn Phương pháp này được chương trình quốc tế “IBP” thống nhất áp dụng

- Phương pháp xác định sinh khối rừng dựa vào mối liên hệ giữa sinh khối và kích thước cây hoặc của từng bộ phận cây theo dạng hàm toán học nào đó được sử dụng phổ biến ở Bắc Mỹ và châu Âu (Whittaker, 1966) [68]; Tritton và Hornbeck, 1982; Smith và Brand, 1983) Theo Grier và cộng sự (1989), Reichel (1991), Burton V Barner và cộng sự (1998) [42] do khó khăn trong việc thu thập rễ cây nên phương pháp này chủ yếu dùng để xác định sinh khối của bộ phận trên mặt đất

- Phương pháp Oxygen năm 1968 nhằm định lượng oxy tạo ra trong quá trình quang hợp của thực vật màu xanh Từ đó tính ra được năng suất và sinh khối rừng đã được Edmonton Et Al đề xướng

- Phương pháp lấy mẫu rễ để xác định sinh khối được mô tả bởi Shurrman

và Geodewaaen (1971), Moore (1973), Gadow và Hui (1999), Oliveira và cộng

sự (2000), Voronoi (2001), McKenzie và cộng sự (2001) [56]

- Theo Catchpole và Wheeler (1992) bộ phận cây bụi và những cây tầng dưới của tán rừng đóng góp một phần quan trọng trong tổng sinh khối rừng Có nhiều phương pháp để ước tính sinh khối cho bộ phận này, các phương pháp bao gồm: (1)- Lấy mẫu toàn bộ cây (quadrats); (2)- phương pháp kẻ theo đường; (3)- phương pháp mục trắc; (4)- phương pháp lấy mẫu kép sử dụng tương quan

Trang 26

Năm 2002, tổ chức “Australian Greenhouse Office” [41] đã soạn thảo

sổ tay hướng dẫn đo đạc ngoài thực địa cho việc đánh giá carbon rừng bao gồm cả rừng trồng và rừng tự nhiên Ngoài ra, Kurniatun và cộng sự (2001) [53] cũng đã xây dựng một hệ thống các phương pháp cho việc thu thập số liệu về sinh khối trên và dưới mặt đất rừng nhằm phục vụ công tác nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon của rừng

2.3 Những nghiên cứu ở Việt Nam

2.3.1 Nghiên cứu về cấu trúc rừng

Trong vòng vài chục năm qua, nghiên cứu về cấu trúc rừng là một trong những nội dung quan trọng nhằm đề xuất các giải pháp kỹ thuật phù hợp Tuy nhiên, cấu trúc rừng là một vấn đề có nội dung phong phú và đa dạng, nên ở đây chỉ những đặc trưng cấu trúc có liên quan đến đề tài mới được đề cập

Trần Ngũ Phương (1970) [19] đã chỉ ra những đặc điểm cấu trúc của các thảm thực vật rừng miền Bắc Việt Nam trên cơ sở kết quả điều tra tổng quát về tình hình rừng miền Bắc Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1965 Nhân

tố cấu trúc đầu tiên được nghiên cứu là tổ thành và thông qua đó một số quy luật phát triển của các hệ sinh thái rừng được phát hiện và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất

Thái Văn Trừng (1978) [27] đã tiến hành phân chia thực vật rừng nhiệt đới thành 5 tầng: tầng vượt tán (A1), tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng dưới tán (A3), tầng cây bụi (B) và tầng cỏ quyết (C) Việc áp dụng phương pháp vẽ

"biểu đồ phẫu diện" sau khi đã đo chính xác vị trí, chiều cao và đường kính

thân cây, bề rộng và bề dày tán lá của toàn bộ những cây gỗ (tầng A) trên một

dải hẹp điển hình của khu tiêu chuẩn theo Richards và Davids (1934) đã thể

hiễn khá rõ sự phân chia theo tầng của thực vật trong hệ sinh thái rừng Bên cạnh đó, tác giả này còn dựa vào 4 tiêu chuẩn để phân chia kiểu thảm thực vật rừng Việt Nam, đó là dạng sống ưu thế của những thực vật trong tầng cây lập

Trang 27

quần, độ tàn che nền đất đá của tầng ưu thế, hình thái sinh thái lá và trạng thái mùa của tán lá Như vậy, các nhân tố cấu trúc rừng được vận dụng triệt để

trong phân loại rừng theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể

Những nghiên cứu về cấu trúc rừng trên cho thấy trong thời gian qua, việc nghiên cứu cấu trúc rừng ở nước ta đã có những bước phát triển nhanh chóng và có nhiều đóng góp nhằm nâng cao hiểu biết về rừng, nâng cao hiệu quả trong nghiên cứu cũng như sản xuất kinh doanh rừng Tuy nhiên, các nghiên cứu về cấu trúc rừng gần đây thường thiên về việc mô hình hoá các quy luật kết cấu lâm phần và việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng thường thiếu yếu tố sinh thái nên chưa thực sự đáp ứng mục tiêu kinh doanh rừng ổn định lâu dài Bởi lẽ bản chất của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh là giải quyết những mâu thuẫn sinh thái phát sinh trong quá trình sống giữa các cây rừng và giữa chúng với môi trường Vì vậy, để đề xuất được các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chính xác, đòi hỏi phải nghiên cứu cấu trúc rừng một cách đầy đủ và phải đứng trên quan điểm tổng hợp về sinh thái học, lâm học và sản lượng

2.3.2 Những nghiên cứu về sinh trưởng

Những nghiên cứu sinh trưởng, phát triển cây Hồi ở Việt Nam, do Hồi

là cây đặc hữu chỉ có ở một số nước trên thế giới nên các công trình nghiên cứu về cây Hồi cũng rất hạn chế Tuy nhiên, cũng có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu có liên quan mà chủ yếu là ở trong nước gồm các lĩnh vực sau đây Năm 1976 cùng với chương trình nghiên cứu tổng hợp về cây Hồi, tại nghiên cứu thực nghiệm cây Hồi trực thuộc Viện Lâm Nghiệp (nay là Viện khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam) đã được thành lập Một số nhà khoa học của Viện đã tham gia vào chương trình nghiên cứu này Kĩ sư Bùi Ngạnh – Trần Quang Việt [17] nghiên cứu về kĩ thuật gieo ươm cây Hồi Kĩ sư Nguyễn Ngọc Tân – Đặng Thuận Thành nghiên cứu về sinh lí cây Hồi Kĩ sư Nguyễn Ngọc Bình – Lê văn Hán nghiên cứu về đất trồng Hồi Kĩ sư Hoàng

Trang 28

Chương – Đoàn Thị Bích nghiên cứu về nhân giống vô tính cây Hồi Kĩ sư Phí Quang Điện – Lê Văn Hán nghiên cứu kĩ thuật phục tráng rừng Hồi PTS Hoàng Xuân Phàn – kĩ sư Vi Thiện nghiên cứu về kĩ thuật trồng Hồi Tuy nhiên thời gian nghiên cứu không dài lại bị giãn đoạn do chiến tranh nhưng một số công trình cũng đã được tổng kết đánh giá

Ở Việt Nam đã phát hiện được 16 loài Hồi, trừ loài I verum chỉ gặp trong rừng trồng nhân tạo, các loài còn lại ở dạng hoang dại và thường sinh trưởng tự nhiên trong rừng nguyên sinh, đôi khi cả rừng thứ sinh ở khắp các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây nguyên Loài Hồi (Illicium verum) từ lâu đã được trồng thành những quần thể lớn hoặc bán hoang dại ở các tỉnh miền núi Đông Bắc nước ta chủ yếu là ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, thậm chí Hồi còn có mặt ở Lâm Đồng Tất cả các loài Hồi ở Việt Nam đều thuộc dạng cây gỗ nhỏ hoặc trung bình Tại Việt Nam, hiện đã ghi nhận có các loài Hồi hoang dại dưới đây:

1 I Cambodianum Hance, tên địa phương gọi là Hồi Cambốt, phân bố tại các tỉnh Lâm Đồng, Khánh Hoà;

2 I difengpi A.N.Chang (syn.I Grifithii) thường gọi là Hồi núi đá vôi, phân bố ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hoà Bình, Ninh Bình;

3 I henryi Diels, thường gọi là Hồi Henry, phân bố ở Phanxipan của tỉnh Lào Cai;

4 I kinabaluese A.C.Smith, địa phương còn gọi là Hồi Hương sơn, phân bố ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh;

5 I Leiophyllum A.C.Smith thường gọi là Hồi lá nhẵn, phân bố ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên;

6 I macranthum A.C.Smith có tên khác là Hồi hoa to, phân bố ở huyện

Sa Pa, tỉnh Lào Cai;

Trang 29

7 I fargersii Franch, địa phương thường gọi là Hồi Phác, phân bố ở Phanxipan, Sa Pa tỉnh Lào Cai;

8 I majus Hook.f.et Thoms, thường gọi là Đại Hồi, phân bố ở Phanxipan thuộc tỉnh Lào Cai;

9 I pachyphyllum A.C.Smith, địa phương thường gọi là Hồi lá dầy, phân bố ở 2 huyện Đồng Văn và Phó Bảng thuộc tỉnh Hà Giang;

10 I parviflorum Merr thường gọi là Hồi lá nhỏ, phân bố chỉ gặp tại Bạch Mã tỉnh Thừa Thiên - Huế và Bà Nà tỉnh Đà Nẵng;

11 I peninsulare A.C.Smith còn có tên là Hồi bán đảo phân bố các tỉnh Yên Bái, Kom Tum;

12 I petelotii A.C.Smith có tên gọi khác là Hồi Petelot, phân bố ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai;

13.I simonsii Maxim hay còn gọi là Hồi Simons, phân bố ở huyện Sa

Pa, tỉnh Lào Cai;

14 I tenuifolum (Ridl)A.C.Smith thường gọi là Hồi lá mỏng, phân bố

ở các tỉnh Nghệ An, Gia Lai, Lâm Đồng, Khánh Hoà;

15 I ternstoeminoides A.C.Smith hay còn gọi là Hồi chè, phân bố ở huyện Sông Mã, Sốp Cộp tỉnh Sơn La;

16 I tsaii A.C.Smith tên địa phương gọi là Hồi Tsai, phân bố ở Lào Cai (Phanxipan) (website: hoahoilangson.com)

Cây Hồi Lạng Sơn (Illicium verum Hook.f.) thuộc họ Hồi (Illiciaceae),

có 2n = 28, còn được gọi bằng các tên khác như: Hồi sao, Hồi 8 cánh, Đại Hồi hương, Bát giác hương, Mắc Hồi (tiếng Tày), Mắc chác; tên thương phẩm: Chinese star anise, Star anise, Anise oil (Giáo trình Cây rừng Việt

Nam, 1996)

2.3.3 Về lập địa và kỹ thuật trồng

Ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu phân chia lập địa, như: Phân chia lập địa cấp vi mô là phân chia cho từng vùng cụ thể, phân chia cho cấp huyện, cấp xã, cấp thôn bản và cụ thể đến từng đơn vị đất đai Có nhiều đơn vị, nhiều tác giả đã đề cập đến việc phân chia lập địa vi mô như:

Trang 30

Năm 1971, Viện Điều tra quy hoạch rừng xuất bản tài liệu Điều tra vẽ bản đồ lập địa lâm nghiệp và được tái bản năm 2000 [10] Theo tài liệu này thì:

 Dạng lập địa gồm 6 yếu tố: Dạng đai khí hậu, dạng địa thế, dạng đất, dạng cấp hàm lượng nước và trung khí hậu theo địa thế, dạng nước ngầm và nước đọng, dạng trạng thái

- Dạng đai khí hậu: Tên của dạng đai khí hậu hoặc đặt theo địa điểm hoặc theo cảnh quan mà nơi đó đại diện điển hình (ví dụ: dạng đai khí hậu Uông Bí, Đà Lạt v.v )

- Dạng địa thế: Là tập hợp tất cả những lập địa riêng lẻ có độ dốc gần giống nhau và theo các dạng sau:

Bảng 2.3 Tiêu chuẩn phân chia dạng địa thế

- Dạng đất: Dạng đất bao gồm kiểu đất và kiểu nền vật chất Trong thành

phần “dạng đất” thì tất cả các lập địa riêng lẻ có tính chất gần giống nhau được

tập hợp lại

- Dạng trung khí hậu do điều kiện địa thế và cấp hàm lượng nước: Trong thành phần này thì dạng trung khí hậu của lập địa không bị ảnh hưởng của nước ngầm và nước đọng được tập hợp chung vào cấp hàm lượng nước theo địa thế Ảnh hưởng của trung khí hậu là nhiệt độ, của cấp hàm lượng nước khó xác định, nhưng có thể dự đoán được qua việc xem xét dạng địa hình của lập địa và sức sống của thực vật trên mặt đất

Trang 31

- Dạng nước ngầm và nước đọng: Chúng được đánh giá theo mức nước trung bình trong phẫu diện theo mùa mưa và mùa khô, theo kiểu đất, thực vật

và dạng địa hình Cấp nước ngầm phần lớn được phân biệt ở các đồng bằng châu thổ phù sa, ở các cấp lập địa Glây và các thung lũng suối

- Đặc trưng trạng thái: Được phân ra các cấp khác nhau dựa vào thực bì

II Thay đổi mạnh Đất cỏ và cây bụi, một vài nơi đất bị xói mòn

III Thay đổi quá mạnh Ít hoặc không có thực bì, đất bị xói mòn từ trung

bình đến mạnh, vài nơi không còn tầng đất mặt

 Đặc trưng dạng lập địa

Đặc trưng và ký hiệu toàn bộ dạng lập địa bao gồm các thành phần sau:

Bảng 2.5 Đặc trƣng dạng lập địa Dạng đai

khí hậu

Dạng địa thế

Dạng đất

Kiểu vật chất

Dạng trung khí hậu

Dạng trạng thái

độ phì; (iv) nhóm ẩm và (vi) nhóm nền vật chất

Ngày đăng: 07/07/2017, 15:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lưu Đàm Cư, Ninh Khắc Bản (2006), Nghiên cứu nâng cao năng suất và sản lượng các sản phẩm từ cây Hồi tại Lạng Sơn, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nâng cao năng suất và sản lượng các sản phẩm từ cây Hồi tại Lạng Sơn
Tác giả: Lưu Đàm Cư, Ninh Khắc Bản
Năm: 2006
2. Trần Quốc Dũng (2000), Bước đầu đánh giá phân tích tăng trưởng rừng thường xanh cây , Viện ĐTQH Rừng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu đánh giá phân tích tăng trưởng rừng thường xanh cây
Tác giả: Trần Quốc Dũng
Năm: 2000
3. La Quang Độ (2011), Bài giảng Thực vật rừng, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực vật rừng
Tác giả: La Quang Độ
Năm: 2011
4. Ngô Quang Đê, Nguyễn Hữu Vĩnh (1997), Trồng rừng, Giáo trình Đại học Lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trồng rừng
Tác giả: Ngô Quang Đê, Nguyễn Hữu Vĩnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1997
6. Đỗ Thanh Hoa (1993), Bài giảng: “Lập địa”, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lập địa
Tác giả: Đỗ Thanh Hoa
Năm: 1993
7. Đồng Sỹ Hiền (1974), Thống kê toán học, Điều tra rừng, Bài giảng Trường Đại học Lâm Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê toán học, Điều tra rừng
Tác giả: Đồng Sỹ Hiền
Năm: 1974
8. Phan Xuân Hòa, Hoàng Kim Ngũ (2003), Lâm học, Giáo trình Đại học Lâm Nghiệp, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lâm học
Tác giả: Phan Xuân Hòa, Hoàng Kim Ngũ
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
Năm: 2003
9. Dư Đức Hướng, phân vùng lập địa lâm nghiệp, Tạp chí Lâm nghiệp, 9/1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: phân vùng lập địa lâm nghiệp
12. Lê Đình Khả (2006), Giáo trình Giống cây rừng, Đại học Lâm Nghiệp, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giống cây rừng
Tác giả: Lê Đình Khả
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội
Năm: 2006
14. Lương Đăng Ninh (2013), Xây dựng hệ thống thương mại cho sản phẩm Hồi mang Chỉ dẫn địa lý Lạng Sơn xuất khẩu ra nước ngoài, Sở Khoa học và Công Nghệ tỉnh Lạng Sơn, http://www.langson.gov.vn/khcn/node/6015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng hệ thống thương mại cho sản phẩm Hồi mang Chỉ dẫn địa lý Lạng Sơn xuất khẩu ra nước ngoài
Tác giả: Lương Đăng Ninh
Năm: 2013
16. Bùi Ngạnh (1977), Kết quả bước đầu về nghiên cứu hệ thống kỹ thuật cho kinh doanh rừng Hồi trên quy mô lớn. Tổng luận chuyên đề khoa học kỹ thuật, Viện Lâm nghiệp, Bộ Lâm nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả bước đầu về nghiên cứu hệ thống kỹ thuật cho kinh doanh rừng Hồi trên quy mô lớn
Tác giả: Bùi Ngạnh
Năm: 1977
19. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam
Tác giả: Trần Ngũ Phương
Nhà XB: Nxb Khoa học và kỹ thuật
Năm: 1970
20. Lê Văn Phúc (2009), Bài giảng Điều tra rừng, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 1. Ninh Khắc Bản (2008) Nghiên cứu nâng cao năng suất và chất lượng các sản phẩm từ Hồi (Iliicium verum Hook.f.) tại Lạng Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra rừng
Tác giả: Lê Văn Phúc
Năm: 2009
21. Ngô Đình Quế, Đinh Văn Quang (2001), Đánh giá độ thích hợp của một số cây trồng lâm nghiệp ở các tỉnh Khu bốn cũ. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 7/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá độ thích hợp của một số cây trồng lâm nghiệp ở các tỉnh Khu bốn cũ
Tác giả: Ngô Đình Quế, Đinh Văn Quang
Năm: 2001
25. Trung tâm nghiên cứu phát triển nông thôn và miền núi (2006) “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để xây dựng mô hình rừng Hồi có năng suất và chất lượng cao tại Lạng Sơn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để xây dựng mô hình rừng Hồi có năng suất và chất lượng cao tại Lạng Sơn
27. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thảm thực vật rừng Việt Nam
Tác giả: Thái Văn Trừng
Nhà XB: Nxb Khoa học và kỹ thuật
Năm: 1978
31. Kauritrev J.C., Gretrin J.P. (1969), Thổ nhưỡng học, Mascova Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thổ nhưỡng học
Tác giả: Kauritrev J.C., Gretrin J.P
Năm: 1969
32. Glazovskaia, M.A (1972), Đất thế giới, Tập I, II NXB Đại Học tổng hợp Lomonosov, Mascova, 1972 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất thế giới
Tác giả: Glazovskaia, M.A
Nhà XB: NXB Đại Học tổng hợp Lomonosov
Năm: 1972
5. Phí Quang Điện, Lê Văn Hán (1981), Kết quả thí nghiệm phục tráng rừng Hồi già. Kết quả nghiên cứu KHKT Lâm nghiệp Khác
10. Bảo Huy, Hoàng Văn Dương, Vũ Văn Thông và các cộng sự (2002), Bài giảng Quy hoạch và điều chế rừng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w