MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC HÌNH viii MỞ ĐẦU 1 1.Đặt vấn đề . 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 3. Nội dung nghiên cứu 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂMKINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ PHỦ LÝ – HÀ NAM 3 1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên 3 1.1.1. Vị trí địa lý 1 3 1.1.2. Đặc điểm địa hình 1 3 1.1.3. Đặc điểm về địa chất công trình văn, thủy 3 1.1.4. Đặc điểm khí hậu 1 4 1.2.1. Hiện trạng dân số và lao động 4 1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất 1 5 1.2.3. Cơ sở về kinh tế xã hội 6 1.2.4. Điều kiện cơ sở hạ tầng 7 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 10 2.1. Các số liệu cơ bản để tính toán 10 2.1.1.Các công trình công cộng, thương mại – dịch vụ trong khu vực. 10 2.1.2.Tiêu chuẩn dùng nước cho chữa cháy. 12 2.2. Tính toán lưu lượng cấp nước cho khu vực. 12 2.2.1.Lưu lượng nước sinh hoạt cho khu dân cư. 12 2.2.2.Lưu lượng nước cho công nghiệp. 14 2.2.3.Lưu lượng nước cho bệnh viện, trường học. 15 2.2.4.Lưu lượng nước tưới cho cây xanh, rửa đường. 17 2.3. Bảng phân phối sử dụng nước theo giờ trong ngày. 17 2.4. Công suất của trạm bơm cấp nước. 2 2.5. Biểu đồ tiêu thụ nước theo các giờ trong ngày. 2 2.6.Xác định dung tích đài nước. 2 2.7.Xác định dung tích bể chứa. 4 2.8.Nhiệm vụ, sơ đồ, nguyên tắc vạch tuyến mạng lưới cấp nước. 5 2.8.1.Nhiệm vụ của mạng lưới cấp nước. 5 2.8.2.Sơ đồ mạng lưới cấp nước. 5 2.8.3.Nguyên tắc vạch tuyến. 6 2.9.Tính toán thủy lực cho phương án 1 – Mạng vòng. 6 2.9.1.Tính toán mạng lưới trong giờ dùng nước lớn nhất. 7 2.9.2.Tính toán mạng lưới trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy. 8 2.10.Tính toán thủy lực cho phương án 2 – Mạng vòng. 9 2.10.1. Tính toán mạng lưới trong giờ dùng nước lớn nhất. 9 2.10.2.Tính toán mạng lưới trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy. 11 2.11.Khái toán kinh tế mạng lưới cấp nước. 11 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC. 12 3.1.Tính toán sơ bộ chất lượng nước đầu vào. 13 3.1.1.Xác định CO2 tự do có trong nước nguồn. 13 3.1.2.Tính toán liều lượng hóa chất đưa vào. 13 3.1.3.Kiểm tra độ ổn định của nước. 15 3.1.4.Hàm lượng cặn lớn nhất trong nước sau khi đưa hóa chất vào để kiềm hóa và keo tụ. 17 3.2.Đề xuất dây chuyền công nghệ xử lý. 17 3.3.Tính toán các công trình trong dây chuyền công nghệ 1. 21 3.3.1.Song chắn rác. 21 3.3.2.Thiết bị hòa trộn và tiêu thụ phèn. 22 3.3.3.Tính toán thiết bị hòa trộn vôi. 26 3.3.4.Bể trộn đứng. 29 3.3.5.Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng 31 3.3.6.Bể lắng ngang thu nước bề mặt. 34 3.3.7.Bể lọc nhanh 1 lớp vật liệu. 39 3.3.8.Khử trùng. 47 3.3.9.Bể chứa. 48 3.3.10.Sân phơi bùn. 49 3.3.11.Trạm bơm cấp II. 50 3.3.12.Xác định cao trình các công trình trong dây chuyền 1 51 3.4.Tính toán các công trình trong dây chuyền công nghệ 2. 51 3.4.1.Bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng. 51 3.4.2.Bể lọc nhanh 2 lớp vật liệu. 56 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 PHỤ LỤC
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em tên là: Nguyễn Thị Nga
MSSV: DH00301421
Hiện đang là sinh viên lớp ĐH3CM1 – Khoa Môi trường – Trường Đại họcTài nguyên và Môi trường Hà Nội
Em xin cam đoan đề tài tốt nghiệp này do chính em thực hiện, các số liệu
và kết quả là trung thực Đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu nào trướcđây, chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào
Em xin chịu trách nhiệm về đề tài của mình.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Nga.
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập tại giảng đường đại học đến nay, em đã nhậnđược rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô, gia đình và bạn bè.Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Môitrường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã giúp đỡ, góp ý nhiệttình và tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài
Đặc biệt, em chân thành cảm ơn TS Phạm Thị Tố Oanh, ThS Vũ Thị Mai –giảng viên trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tâm giúp đỡ,động viên, chia sẻ và hướng dẫn em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này
Cuối cùng, em xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn chia
sẻ, động viên, ủng hộ em trong suốt thời gian qua, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho emtrong quá trình học tập và thực hiện đề tài
Mặc dù đã có những nỗ lực và cố gắng nhất định xong bài đồ án tốt nghiệpkhông tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng gópquý báu của quý thầy cô để báo cáo tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn
Cuối cùng, em xin kính chúc tất cả sức khỏe và thành đạt!
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Nga
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
1.Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Nội dung nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ PHỦ LÝ – HÀ NAM 3
1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên 3
1.1.1 Vị trí địa lý [1] 3
1.1.2 Đặc điểm địa hình [1] 3
1.1.3 Đặc điểm về địa chất công trình văn, thủy 3
1.1.4 Đặc điểm khí hậu [1] 4
1.2.1 Hiện trạng dân số và lao động 4
1.2.2 Hiện trạng sử dụng đất [1] 5
1.2.3 Cơ sở về kinh tế xã hội 6
1.2.4 Điều kiện cơ sở hạ tầng 7
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 10
2.1 Các số liệu cơ bản để tính toán 10
2.1.1.Các công trình công cộng, thương mại – dịch vụ trong khu vực 10
2.1.2.Tiêu chuẩn dùng nước cho chữa cháy 12
Trang 62.2 Tính toán lưu lượng cấp nước cho khu vực 12
2.2.1.Lưu lượng nước sinh hoạt cho khu dân cư 12
2.2.2.Lưu lượng nước cho công nghiệp 14
2.2.3.Lưu lượng nước cho bệnh viện, trường học 15
2.2.4.Lưu lượng nước tưới cho cây xanh, rửa đường 17
2.3 Bảng phân phối sử dụng nước theo giờ trong ngày 17
2.4 Công suất của trạm bơm cấp nước 2
2.5 Biểu đồ tiêu thụ nước theo các giờ trong ngày 2
2.6.Xác định dung tích đài nước 2
2.7.Xác định dung tích bể chứa 4
2.8.Nhiệm vụ, sơ đồ, nguyên tắc vạch tuyến mạng lưới cấp nước 5
2.8.1.Nhiệm vụ của mạng lưới cấp nước 5
2.8.2.Sơ đồ mạng lưới cấp nước 5
2.8.3.Nguyên tắc vạch tuyến 6
2.9.Tính toán thủy lực cho phương án 1 – Mạng vòng 6
2.9.1.Tính toán mạng lưới trong giờ dùng nước lớn nhất 7
2.9.2.Tính toán mạng lưới trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy 8
2.10.Tính toán thủy lực cho phương án 2 – Mạng vòng 9
2.10.1 Tính toán mạng lưới trong giờ dùng nước lớn nhất 9
2.10.2.Tính toán mạng lưới trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy 11
2.11.Khái toán kinh tế mạng lưới cấp nước 11
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC 12
3.1.Tính toán sơ bộ chất lượng nước đầu vào 13
3.1.1.Xác định CO2 tự do có trong nước nguồn 13
3.1.2.Tính toán liều lượng hóa chất đưa vào 13
3.1.3.Kiểm tra độ ổn định của nước 15
3.1.4.Hàm lượng cặn lớn nhất trong nước sau khi đưa hóa chất vào để kiềm hóa và keo tụ 17
3.2.Đề xuất dây chuyền công nghệ xử lý 17
Trang 73.3.Tính toán các công trình trong dây chuyền công nghệ 1 21
3.3.1.Song chắn rác 21
3.3.2.Thiết bị hòa trộn và tiêu thụ phèn 22
3.3.3.Tính toán thiết bị hòa trộn vôi 26
3.3.4.Bể trộn đứng 29
3.3.5.Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng 31
3.3.6.Bể lắng ngang thu nước bề mặt 34
3.3.7.Bể lọc nhanh 1 lớp vật liệu 39
3.3.8.Khử trùng 47
3.3.9.Bể chứa 48
3.3.10.Sân phơi bùn 49
3.3.11.Trạm bơm cấp II 50
3.3.12.Xác định cao trình các công trình trong dây chuyền 1 51
3.4.Tính toán các công trình trong dây chuyền công nghệ 2 51
3.4.1.Bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng 51
3.4.2.Bể lọc nhanh 2 lớp vật liệu 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 PHỤ LỤC
Trang 8THCS : Trường trung học cơ sở.
THPT : Trường trung học phổ thông
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Danh sách các trường Đại học, cao đẳng, THPT trên địa bàn thành phố 11
Bảng 2.2 Danh sách các bệnh viện trên địa bàn thành phố 11
Bảng 2.3 Nhu cầu dùng nước cho công nghiệp 14
Bảng 2.4 Lưu lượng nước cho từng khu công nghiệp 15
Bảng 2.5 Lưu lượng cấp nước tại trường THPT, Cao đăng, Đại học [2] 16
Bảng 2.6 Lưu lượng nước cấp tại các bệnh viện [2] 17
Bảng 2.7 Bảng thống kê lưu lượng nước tiêu thụ theo giờ trong ngày dùng nước lớn nhất 1
Bảng 3.1 Kết quả phân tích chất lượng nước sông Đáy 12
Bảng 3.2 Bảng các thông số bể trộn đứng 31
Bảng 3.3 Bảng các thông số bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng 34
Bảng 3.4 Bảng các thông số bể lắng ngang 39
Bảng 3.5 Bảng các thông số bể lọc nhanh một lớp vật liệu 47
Bảng 3.6 Bảng các thông số bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng 56
Bảng 3.7 Bảng các thông số bể lọc nhanh hai lớp vật liệu 65
DANH MỤC HÌN
Trang 10Hình 2.1 Biểu đồ tiêu thụ nước theo các giờ trong ngày 2
Hình 3.1 Bể hòa trộn phèn khuấy trộn bằng khí nén 22
Hình 3.2 Bể tiêu thụ phèn khuấy trộn bằng khí nén 23
Hình 3.3 Hệ thống pha chế vôi 26
Hình 3.4 Cấu tạo bể trộn đứng 29
Hình 3.5 Cấu tạo bể lắng ngang kết hợp bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng 34
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Việt Nam là đất nước đang trên đà hội nhập và phát triển với nền kinh tế thếgiới Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang tạo nên một sức ép lớn đối vớimôi trường Kinh tế tăng trưởng kéo theo vấn đề về môi trường nhưng nền kinh tếđóng một vai trò rất quan trọng trong sự hình thành, định dạng và làm nền tảng cho
sự phát triển của đất nước, của xã hội và con người Để góp phần đảm bảo cho môitrường không bị suy thoái và phát triển một cách bền vững thì chúng ta phải cóphương án thông minh, biện pháp kỹ thuật tốt và chú ý giải quyết vấn đề cung cấpnước sạch, thoát nước, xử lý nước thải vệ sinh môi trường một cách hợp lý nhất.Thành phố Phủ Lý là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh HàNam Thành phố đã và đang được đầu tư nhiều dự án, quy hoạch, thực hiện pháttriển về mọi mặt Tuy nhiên tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt của người dânđang là vấn đề nóng trên địa bàn thành phố Nhiều khu công nghiệp, xí nghiệp, nhàmáy được mở rộng thì nguồn nước sạch càng bị ô nhiễm bởi các hóa chất độc hại.Điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, môi trường và sự pháttriển kinh tế Đồng thời , chất lượng nước ngầm của thành phố Phủ Lý không tốt ,không thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt do đặc điểm địa chất công trình Hiệnnay, thành phố đang đứng trước thực trạng là gia tăng dân số, đô thị hóa và côngnghiệp hóa dẫn đến sự gia tăng về nhu cầu sử dụng nước sạch
Đứng trước tình hình đó, để giải quyết những vấn đề khó khăn thì việc quyhoạch một hệ thống cấp nước có hiệu quả là rất cấp thiết, đáp ứng nhu cầu của mỗingười dân, phù hợp với sự phát triển của xã hội, thúc đẩy nền kinh tế khu vực.Nhiệm vụ đặt ra hiện nay là quy hoạch hệ thống cấp nước hoàn chỉnh và phù
hợp với địa phương Từ đó, em lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quy hoạch hệ thống cấp nước cho thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam ; giai đoạn 2020- 2030” nhằm
giải quyết các vấn đề nêu trên
2 Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng được phương án quy hoạch hệ thống cấp nước cho thành phố Phủ
Lý , tỉnh Hà Nam; giai đoạn 2020 – 2030 phù hợp với quy hoạch kinh tế, xã hội củakhu vực thành phố Phủ Lý
Trang 12Trên cơ sở khảo sát thu nhập số liệu, kết hợp với tài liệu có sẵn trong cácnghiên cứu gần đây, đồ án tập trung giải quyết các mục tiêu chính:
-Tính toán thiết kế cho 2 phương án mạng lưới cấp nước
-Tính toán thiết kế cho 2 phương án nhà máy xử lí nước cấp
-Khái toán kinh tế cho 2 phương án và lựa chọn được phương án tối ưu phùhợp với giai đoạn phát triển 2020 – 2030
3 Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam và các thông tin quy hoạchchung
+ Dân số , diện tích, cơ sở hạ tầng
+ Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội
+ Mặt bằng quy hoạch
+ Bản thuyết minh quy hoạch
- Đề xuất và tính toán 2 phương án mạng lưới cấp nước
- Đề xuất và tính toán 2 phương án xử lý nước cấp
- Khái toán kinh tế cho 2 phương án; Lựa chọn phương án tối ưu
- Thể hiện kết quả tính toán trên 6 bản vẽ kỹ thuật
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu: Nước cấp sinh hoạt
-Khu vực nghiên cứu : Thành Phố Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam
- Phạm vi nghiên cứu : Cấp nước cho thành phố Phủ Lý
5 Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp thu nhập tài liệu thứ cấp: Tìm hiểu, thu thập số liệu, các côngthức và mô hình dựa trên các tài liệu có sẵn và từ thực tế
-Phương pháp tính toán: dựa vào các tài liệu , thông tin thu thập và các tiêuchuẩn thiết kế để tính toán các công trình đơn vị trong hệ thống xử lí nước cấp
-Phương pháp đồ họa : Sử dụng phần mềm Autocad
Trang 13CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ PHỦ LÝ – HÀ NAM
1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý [1]
Thành phố Phủ Lý nằm ở trung tâm của tỉnh Hà Nam, cách thủ đô Hà Nội vềphía Bắc 58 km, cách Thành phố Ninh Bình về phía Nam 34 km theo QL1A, cáchThành phố Hưng Yên về phía Đông Bắc 22 km và cách Thành phố Nam Định vềphía Đông Nam 30 km, cách Thành phố Hoà Bình về phía Tây khoảng 80 km theoQL21
1.1.2 Đặc điểm địa hình [1]
Thành phố Phủ Lý nằm ở vùng đồng bằng ven sông, địa hình bị chia cắt bởicác sông và khu vực thấp trũng - Hướng dốc chung của địa hình Thành phố từ Tâysang Đông
- Khu vực Thành phố cũ ở phía Đông sông Đáy và khu đô thị mới ở phía Tâysông Đáy nền địa hình đã được tôn đắp có cao độ 3,0 4,8 m
- Khu vực dân cư ở khu vực Phù Vân Bắc sông Đáy và Bắc sông Châu nềncũng đã được tôn đắp cao độ 2,0 4,2 m
- Các khu vực ruộng lúa, ruộng màu có cao độ 1,8 2,2 m
- Khu vực các ao trũng, đầm lầy có cao độ từ - 0,8 m đến + 0,4 m, bao gồmcác khu trũng Bắc sông Châu, Đông sông Đáy, hệ thống ao hồ ruộng trũng nối liềnnhau, thường xuyên bị ngập nước
1.1.3 Đặc điểm về địa chất công trình, thủy văn
a Đặc điểm địa chất công trình [1]
Mực nước ngầm trong khu vực phụ thuộc mực nước sông, thay đổi theo mùa.Theo tài liệu địa chất thủy văn vùng Phủ Lý - Kim Bảng có nước ngầm phong phú,nhưng chất lượng nước ngầm không tốt nên không sử dụng nước ngầm cho dânsinh
Trang 14b Đặc điểm thủy văn [1]
Thành phố nằm ở ngã 3 sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu được bao bọc bởi hệthống đê bảo vệ Các cửa xả nước ra sông chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sôngĐáy
1.1.4 Đặc điểm khí hậu [1]
Thành phố Phủ Lý nằm trong vùng khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ - Mang đặctrưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa
a Nhiệt độ
- Không khí trung bình năm là: 23,3 oC
- Nhiệt độ không khí trung bình mùa Hè: 27,4 oC
- Nhiệt độ không khí trung bình mùa Đông: 19,2 oC
b Mưa
- Lượng mưa trung bình năm: 1889,0 mm
- Lượng mưa ngày lớn nhất: 333,1 mm
+ Mùa Hè: Đông - Nam
+ Mùa Đông: Đông - Bắc
1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI
1.2.1 Hiện trạng dân số và lao động
a Diện tích, dân số và đơn vị hành chính [1]
Thành phố Phủ Lý - Hà Nam có diện tích tự nhiên 34,19 km2 Dân số năm
2010 có 84.107 người, năm 2015 có 136.654 người Người dân Phủ Lý mến khách,
có trình độ văn hóa, cần cù, năng động trong lao động
Trang 15Đơn vị hành chính gồm có: 6 phường, 6 xã (Phường Quang Trung, LươngKhánh Thiện, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong; Xã: PhùVân, Lam Hạ, Liêm Chính, Liêm Chung, Thanh Châu, Châu Sơn).
b Giáo dục [1]
Thành phố Phủ Lý có 2 trường Đại học (ĐH Công Nghiệp Hà Nội, ĐHThương mại - cơ sở Hà Nam), 5 trường cao đẳng Sư phạm và 4 trường trung họcchuyên nghiệp Ngoài ra còn có một số cơ sở dạy nghề tư nhân, trung tâm giáo dụcthường xuyên, trung tâm dạy nghề của các tổ chức xã hội
Nhìn chung cơ sở vật chất của ngành giáo dục Thành phố Phủ Lý tương đốitốt, các phòng học được xây dựng kiên cố và bán kiên cố
c Y tế [1]
Hệ thống y tế được nâng cấp cả về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị
Hiện có 6 bệnh viện bao gồm: Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Hà Nam, Bệnh viện Yhọc Cổ truyền, Bệnh viện Lao Phổi, Bệnh viện Phong- Da liễu, BV Đa khoa Thànhphố, Bệnh viện Mắt
1.2.2 Hiện trạng sử dụng đất [1]
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn Thành phố là 3.419,2 ha, trong đó đất nội thị
là 678,6 ha
Hiện trạng đất xây dựng đô thị có một số đặc điểm sau:
- Đất các đơn vị ở: Tổng diện tích đất các đơn vị ở là 102,5 ha, bình quân 27
m2/người, thấp hơn so với tiêu chuẩn quy phạm (35 - 45 m2/người) Đất các đơn vị ởchủ yếu là đất ở Các loại đất cây xanh sân chơi, sân đường nội bộ và công trìnhcông cộng rất thiếu
- Đất cây xanh, đô thị quá thiếu: Tổng diện tích 9,6 ha, bình quân 2,4 m2/người(Theo quy chuẩn là 10 - 15 m2/người)
- Tỷ lệ đất giao thông đô thị thấp, chỉ chiếm 14,4% đất xây dựng đô thị
- Diện tích đất nghĩa địa còn tồn tại trong đô thị 7 ha
- Đất an ninh quốc phòng trong đô thị có diện tích 15,1 ha (Tính cả khu vựcngoại thị có 15,4 ha.)
Trang 16- Quỹ đất còn có thể tận dụng khai thác xây dựng đô thị trong nội thị khoảng
300 ha (Trong đó: Đất bằng chưa sử dụng khoảng 8 ha và đất nông nghiệp khoảng
290 ha)
1.2.3 Cơ sở về kinh tế xã hội
Thành phố Phủ Lý là đầu mối giao thông quan trọng phía Nam vùng Hà Nội(QL1A, QL21, đường sắt quốc gia, đường sông) Đây là yếu tố thuận lợi trong việcquan hệ giao lưu với các khu vực trong vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt với thủ
đô Hà Nội là trung tâm kinh tế văn hoá chính trị của cả nước
a Tiềm năng thương mại dịch vụ [1]
Khu vực kinh tế dịch vụ (bao gồm thương mại, du lịch và dịch vụ sản xuất vàphi sản xuất) giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Thành phố Phủ Lý
Mạng lưới chợ, cửa hàng và các trung tâm thương nghiệp phân bố tương đốirộng khắp trên địa bàn Thành phố Hoạt động xuất nhập khẩu bước đầu đã đạt đượcnhững thành tựu nhất định Tuy nhiên thương nghiệp Thành phố chưa đảm nhậnđược vai trò của một số trung tâm bán buôn và trung chuyển hàng hoá cho các tỉnhMiền Bắc và Miền Trung Ngoài vai trò là đầu mối xuất phát luồng hàng hoá,Thành phố còn là thị trường tiêu thụ hàng hoá cho một số nơi khác trong vùng vàcác địa phương nằm trên trục quốc lộ 1A
Hệ thống cảng sông hiện nay của Thành phố Phủ Lý là một yếu tố quan trọngđóng góp vào sự phát triển các ngành dịch vụ của Thành phố
Các ngành dịch vụ công cộng, dịch vụ kỹ thuật trong những năm qua pháttriển khá đa dạng Dịch vụ ngân hàng, tài chính hoạt động có hiệu quả khi chuyểnsang cơ chế thị trường, đáp ứng được phần nào nhu cầu vốn cho sản xuất kinhdoanh
b Tiềm năng du lịch [1]
Du lịch là ngành có nhiều tiềm năng, Thành phố hiện có nhiều doanh nghiệphoạt động trên lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, nhiều dự án có giá trị đầu tư lớn
Trang 17c Tiềm năng công nghiệp, TTCN [1]
Những năm gần đây, thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phầncủa Nhà nước và chủ trương của Thành phố về phát triển kinh tế trên địa bàn, sảnxuất công nghiệp và TTCN ở Phủ Lý phát triển nhanh và đa dạng
Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, các làng nghề, phố nghề
ở nội và ngoại thành, nhất là các nghề có khả năng xuất khẩu Gắn kết chặt chẽ giữaphát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với phát triển kết cấu hạ tầng và quátrình đô thị hóa trong khu vực Từng bước xây dựng một cơ cấu công nghiệp, tiểuthủ công nghiệp phù hợp với điều kiện và lợi thế của thành phố, trong đó dệt - may,sản xuất hàng tiêu dùng là ngành chủ đạo, tiếp đến là sản xuất vật liệu xây dựng caocấp, cơ khí sửa chữa, chế biển thực phẩm và tiểu thủ công nghiệp
d Các ngành thuỷ sản - nông - lâm [1]
Sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành có nhiều thành tựu trong đổi mới giốngcây trồng vật nuôi và áp dụng kỹ thuật tiến tiến Cơ cấu sản xuất nông nghiệpchuyển đổi theo hướng tăng cây thực phẩm, cây ăn quả và tăng tỷ trọng chăn nuôi lànhững ngành tạo hiệu quả kinh tế cao, đồng thời góp phần thúc đẩy công nghiệp chếbiến phát triển
1.2.4 Điều kiện cơ sở hạ tầng
+ Đang xây dựng trung tâm thương mại
+ Khách sạn: Hình thành một số khách sạn tư nhân quy mô nhỏ từ 4 - 6 tầng
b Giao thông [1]
Đánh giá hiện trạng giao thông: Thành phố Phủ Lý là cửa ngõ phía Nam củathủ đô Hà Nội, nằm trên giao điểm của QL1A và QL21, do vậy có hệ thống giaothông đối ngoại thuận tiện bằng đường bộ Tuy nhiên cũng chịu tác động ngược lại
Trang 18của hệ thống giao thông này đối với môi trường cũng như mức độ an toàn giaothông cho người và phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường cũng như cáctuyến đường giao cắt QL của đô thị.
Tuyến đường sắt thống nhất chạy qua trung tâm, chia cắt Thành phố thành haikhu vực riêng biệt gây cản trở tới sự giao lưu giữa 2 khu Ga Phủ Lý có diện tíchhẹp, khó có khả năng nâng cấp mở rộng khi nhu cầu phát triển dân cư đô thị tăng
c Điện, viễn thông [1]
Cấp điện: Nguồn điện cung cấp cho thành phố được bảo đảm ổn định 24/24giờ Mạng điện được phủ 100% diện tích thành phố đảm bảo 100% người dân trongthành phố đều có điện sinh hoạt Tổng dung lượng các trạm biến áp trên 16 MVA,lưới điện hạ thế ở các xã, phường được nâng cấp tương đối đồng bộ, tỷ lệ tổn thấtđiện năng không đáng kể Hệ thống chiếu sáng đô thị được nâng cấp, gần 80%đường đô thị được chiếu sáng bằng đèn cao áp
Mạng dịch vụ viễn thông phục vụ cho đô thị khá hoàn chỉnh Gần 90% tổng sốgia đình trong thành phố có thuê bao điện thoại cố định Tích cực triển khai thựchiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin Các dịch vụ bưu chính viễn thôngphát triển nhanh, đa dạng, chất lượng tăng dần
d Hiện trạng cấp nước [1]
Hiện tại khu vực Thành phố Phủ Lý có 2 nhà máy nước:
- Nhà máy nước số 1: Có công suất 10.000 m3/ngđ, lấy nước sông Đáy xử lý Chất lượng nước sau xử lý đảm bảo tiêu chuẩn cấp nước cho đô thị
- Nhà máy nước số 2: Nhà máy số 2 được khởi công xây dựng cuối năm 2002
Vị trí cạnh quốc lộ 21 thuộc thôn Thanh Nội, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng lấy nước sông Đáy xử lý với công suất thiết kế khoảng là 20.000 m3/ngđ
e Hiện trạng thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường [1]
Hệ thống thoát nước thải: Nhìn chung là khu vực chưa có hệ thống thoát nướctập trung Nước mưa, nước thải một phần tự thấm, một phần theo các khe rãnh tựnhiên thoát xuống các ao hồ, ruộng trũng Đa số các hộ dân dùng nhà vệ sinh tựthấm, tỷ lệ sử dụng bể tự hoại thấp đã ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm mạch nông
Trang 19Thu gom chất thải rắn: Việc quản lý thu gom chất thải rắn hiện nay do công tymôi trường đô thị đảm nhiệm, tuy nhiên do lực lượng và phương tiện còn thiếu nênlượng chất thải rắn còn tồn đọng nhiều Hơn nữa hiện tại Thành phố chưa có mộtbãi xử lý chất thải rắn hợp vệ sinh do đó gây ra ô nhiễm tại các khu vực đổ chất thảirắn tạm thời.
Chất thải rắn chưa được phân loại tại khâu thu gom Chất thải rắn công nghiệpđộc hại, chất thải y tế chưa được xử lý riêng
Trang 20CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
2.1 Các số liệu cơ bản để tính toán
Dựa vào số liệu và bản đồ quy hoạch thành phố Phủ Lý đến năm 2030 ta có số
liệu sau [1]:
-Diện tích: 1016,2 ha [1]
-Mật độ: 240 người/ha
-Quy hoạch quy mô dân số năm 2030 : 243.888 người
Theo quy hoạch phát triển thành phố Phủ Lý thuộc khu đô thị loại III
-Tiêu chuẩn cấp nước: 150 l/người.ngđ [7, Bảng 3.1].
-Tỷ lệ dân số được cấp nước: 99% [7, Bảng 3.1].
2.1.1 Các công trình công cộng, thương mại – dịch vụ trong khu vực.
Tiêu chuẩn cấp nước cho mầm non và trường học lấy theo QCVN01:2008/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng [10, Tr.54]
a Trường mầm non: có 19 trường mầm non trên địa bàn thành phố với bìnhquân số lượng trẻ là 500 trẻ/trường
Tiêu chuẩn cấp nước: 100 (l/trẻ.ngđ)
b Trường tiểu học: hiện thành phố có 21 trường tiểu học với lượng học sinhtrung bình 900 học sinh/trường
Tiêu chuẩn cấp nước: 20 (l/hs.ngđ)
c Trường THCS: có 18 trường THCS, trung bình có 900 học sinh/trường Tiêu chuẩn cấp nước: 20 (l/hs.ngđ)
Trang 21d Trường THPT và trường cao đẳng, đại học : [2].
Bảng 2.1 Danh sách các trường Đại học, cao đẳng, THPT
trên địa bàn thành phố.
Tiêu chuẩn cấp nước: 20 (l/hs.ngđ)
e Cơ sở y tế: có 6 bệnh viện trên địa bàn thành phố
Danh sách bệnh viện và số giường bệnh lấy theo tài liệu [2]
Bảng 2.2 Danh sách các bệnh viện trên địa bàn thành phố.
Tiêu chuẩn cấp nước: qBV = 250 – 300 (l/giường.ngày) [8, mục 3.2, bảng 1].Chọn : qBV = 260 (l/giường.ngđ)
2.1.2 Tiêu chuẩn dùng nước cho chữa cháy.
Với quy mô dân số khu vực là 243.888 người
-Lượng đám cháy xảy ra đồng thời là 3 đám cháy
Trang 22-Khu vực thành phố có nhà xây hỗn hợp, các loại tầng không phụ thuộc vàobậc chịu lửa
-Lưu lượng nước cho một đám cháy là 40 (l/giây)
Lấy theo tài liệu [9, mục 10.3, bảng 12]
2.2 Tính toán lưu lượng cấp nước cho khu vực.
2.2.1 Lưu lượng nước sinh hoạt cho khu dân cư.
-Lưu lượng nước sinh hoạt trung bình:
Q tb sh
= q o1000 N f (m3/ngđ)
Trong đó:
-Q tb sh : lưu lượng nước sinh hoạt trung bình ngày đêm của khu vực (m3/ngđ)
-qo : tiêu chuẩn dùng nước (l/người.ngày), qo = 150 (l/người.ngđ)
-N : dân số tính toán của khu vực, được xác định theo công thức:
-f: tỉ lệ dân số được cấp nước, f = 99% [7, bảng 3.1].
Trang 23Trong đó:
+ K max ngày, K min ngày: hệ số dùng nước không điều hòa ngày kể đến cách tổ chức đờisống, chế độ làm việc của các cơ sở sản xuất, mức độ tiện nghi, sự thay đổi nhu cầudùng nước theo mùa cần lấy như sau:
K max ngày = 1,2 ÷ 1,4 Ta chọn K max ngày = 1,2 [7, mục 3.3]
K min ngày = 0,7 ÷ 0,9 Ta chọn K min ngày = 0,8 [7, mục 3.3]
Q max sh =Q tb sh K max ngày = 36217 1,2 = 43460 (m3/ngđ)
Q min sh =Q tb sh K min ngày = 36217 0,8 = 28973 (m3/ngđ)
-Lưu lượng nước tính toán cho giờ dùng nước lớn nhất và nhỏ nhất:
Q max h =Q max ngày K max h
+ βmax, βmin: hệ số kể đến số dân trong khu dân cư [7, Bảng 3.2]
Với số dân N= 243888 người => βmax = 1,06, βmin = 0,83
K max h =α max β max = 1,27 1,06 1,35
K min h
=α min β min = 0,5 083 0,42
Vậy: Q max h =43460 1,35
24 = 2445 (m3/h)
Trang 24Q min h =28973 0,42
24 = 507 (m3/h)
2.2.2 Lưu lượng nước cho công nghiệp.
Trên địa bàn thành phố hiện có 3 khu công nghiệp lớn :
+ Đối với các ngày công nghiệp khác: 22 m3/ha/ngđ
Giả thiết số ca làm việc là 2 ca Lưu lượng nước cấp cho sản xuất chiếm 70%,cấp cho sinh hoạt của công nhân chiếm 20% (chia đều cho 2 phân xưởng), nước tắmchiếm 10% (chia đều cho 2 phân xưởng)
Do không có số liệu cụ thể của khu công nghiệp nên lấy sơ bộ như sau:
Bảng 2.3 Nhu cầu dùng nước cho công nghiệp
Khu công nghiệp Diện tích (ha) Tiêu chuẩn cấp nước
+ Nước cấp cho sản xuất: 5247,2 m3/ngđ
+ Nước cấp cho sinh hoạt cho công nhân: 1499,2 m3/ngđ Trong đó mỗi phânxưởng được cấp 749,6 m3/ngđ = 374,8 m3/ca
Trang 25+ Nước tắm cho công nhân: 749,6 m3/ngđ Trong đó mỗi phân xưởng đượccấp 374,8 m3/ngđ.
Tính toán lưu lượng nước riêng cho từng khu công nghiệp
Bảng 2.4 Lưu lượng nước cho từng khu công nghiệp.
2.2.3 Lưu lượng nước cho bệnh viện, trường học.
-Công thức tổng quát xác định lưu lượng nước cấp cho bệnh viện, trường học
là:
QTH, BV = q th(bv) x N
1000 x A (m3/ngđ)
Trong đó:
+ qth (bv): tiêu chuẩn dùng nước cho bệnh viện, trường học
+ N: số giường bệnh hay số học sinh
+ A: Số bệnh viện hay số trường học.
+ Lưu lượng nước cấp cho trường mầm non:
Qmn = q mn N mn
100 500
Trường mần non hoạt động từ 7h – 17h
+ Lưu lượng nước cấp cho trường tiểu học:
Trang 26+ Lưu lượng nước cấp cho bệnh viện:
Tiêu chuẩn cấp nước : 260 (l/giường.ngđ)
Qbv = q bv N bv
1000 A(m3/ngđ)
Trang 27Bảng 2.6 Lưu lượng nước cấp tại các bệnh viện [2].
Các bệnh viện hoạt động 24/24h
2.2.4 Lưu lượng nước tưới cho cây xanh, rửa đường.
-Lưu lượng nước tưới được xác định như sau:
Q tưới = 10% Q max sh
= 10% 43460 = 4360 (m3/ngđ)
Trong đó:
+ Qrửa đường = 60% Q tưới = 2616 (m3/ngđ)
Ta chọn thời gian rửa đường trong ngày là 6h, ngày thực hiện rửa 2 lần vàocác giờ 8h - 11h và 15h – 18h => Qđường = 26166 =436 m3/h
+ Qcây xanh = 40% Q tưới = 1744 (m3/h)
Ngày tưới cây 2 lần vào các giờ 5h - 8h và 15h - 18h
=> Qcây xanh 1744
2.3 Bảng phân phối sử dụng nước theo giờ trong ngày.
- Lưu lượng nước chữa cháy không được tính vào lượng nước sử dụng trongngày đêm mà tính vào lượng nước dự trữ trong bể chứa và đài nước
Trang 28Bảng 2.7 Bảng thống kê lưu lượng nước tiêu thụ theo giờ trong ngày dùng nước lớn nhất.
Giờ
Q bệnhviện Q tr.học
Q mầmnon Qsx
70
2151.27
00
2390.30
00
2390.30
00
2390.30
3592
95
4131
89 5.679-
10 5.0
2173
00
2390.30
3530
13
4059
65 5.5710-
11 5.1
2216
46
2438.11
3569
10
4104
47 5.6311-
3104
69
3570
39 4.9012-
2910
543347
12 4.59
Trang 2999
3441
94 4.7215-
16 4.8
2086
08
2294.69
17 4.8
2086
08
2294.69
3729
77
4289
24 5.8817-
18 5.6
2433
76
2677.14
4028
27
4632
52 6.3518-
3188
66
3666
96 5.0319-
3070
56
3531
14 4.8420-
1946
74
2238
75 3.0721-
1943
71
2235
27 3.0722-
1977
32
2273
92 3.1223-
2616.00
1744.02
374
80
374.80
63402.75
72913.16100.00
Trang 302.4 Công suất của trạm bơm cấp nước.
Hình 2.1 Biểu đồ tiêu thụ nước theo các giờ trong ngày.
2.6 Xác định dung tích đài nước.
a Chế độ bơm trạm bơm cấp II.
-Chế độ bơm của trạm bơm cấp II được lựa chọn sao cho có đường làm việc
gần với đường tiêu thụ nước đồng thời thể tích đài nước và thể tích bể chứa nhỏnhất
Trang 31-Nếu có nhiều bơm ghép song song thì bước nhảy của các bậc làm việc của
trạm bơm phải thỏa mãn điều kiện số giảm lưu lượng α khi các bơm làm việc đồngthời:
+ 2 bơm làm việc đồng thời: α = 0,9
+ 3 bơm làm việc đồng thời: α = 0,88
Ta chọn 3 cấp bơm làm việc đồng thời:
+ Từ 1h – 5h và 24h : có 1 bơm làm việc, bơm với chế độ 2,03 %Q ngđ
+ Từ 6h – 7h và 21h – 23h: có 2 bơm làm việc song song, bơm với chế độ 3,65
%Q ngđ
+ Từ 8h – 20h: có 3 bơm làm việc song song, bơm với chế độ 5,35 %Q ngđ.(Với 1.Qb.6 + 2.Qb.5.0,9 + 3.Qb.13.0,88 = 100 => Qb = 2,03% = 23,75 l/s)
b.Xác định sơ bộ thể tích đài nước theo chế độ bơm.
-Thể tích đài nước được xác định bằng phương pháp lập bảng: Chọn giờ đài
cạn hết nước thường xảy ra sau một thời gian lấy nước nước liên tục, nước trong đàixem như cạn và bằng 0 Từ đó ta tính được thể tích đài theo từng giờ, lượng nướctrong đài lớn nhất và dung tích điều hòa của đài Ở đây ta chọn thời điểm 17 – 18h
là thời điểm đài cạn nước
Ta có bảng xác định dung tích điều hòa của đài nước thể hiện ở bảng 1, Phụlục 1
-Dung tích của đài nước xác định theo công thức:
W đ=W đh+W cc 10 phút, m3 [4, CT 3.7, Tr.44 ].
Trong đó: + Wđh = đ QTBC II, ngđmax = 3,29.73000100 = 2401,7 m3
Với đ là % lượng nước lớn nhất còn lại trong đài
+ W cc 10 phút – dung tích nước phục vụ chữa cháy trong 10 phút trước khi máybơm chữa cháy đặt ở trạm bơm cấp II làm việc
Trang 32+ n: số đám cháy xảy ra đồng thời.
Với quy mô dân số khu vực là 243.888 người
-Lượng đám cháy xảy ra đồng thời, n = 3 đám cháy
-Khu vực thành phố có nhà xây hỗn hợp, các loại tầng không phụ thuộc vàobậc chịu lửa
-Lưu lượng nước cho một đám cháy là, qcc = 40 (l/giây)
Lấy theo tài liệu [9, mục 10.3, bảng 12]
Tính toán sơ bộ kích thước bể chứa:
+ Chọn xây 2 bể chứa, thể tích mỗi bể chứa: 16550/2 = 8275 m3
+ Chọn chiều dài bể L = 40 m, chiều rộng B = 30 m
Chiều cao bể chứa H = 40.308275=6,9 m Chọn chiều cao bảo vệ là 0,4m
Vậy kích thước bể chứa là: L x B x H = 40 x 30 x 7,3 (m)
Bể được xây dựng bằng bê tông cốt thép, có trồng cây trên mặt bể để tránhnóng
Ta có bảng xác định dung tích điều hòa của bể chứa thể hiện ở bảng 2, Phụ lục 1
Trang 342.8 Nhiệm vụ, sơ đồ, nguyên tắc vạch tuyến mạng lưới cấp nước.
2.8.1 Nhiệm vụ của mạng lưới cấp nước.
-Mạng lưới cấp nước là tập hợp của nhiều đoạn ống và các loại đường ống có
kích cỡ, kích thước khác nhau, làm nhiệm vụ vận chuyển và phân phối nước tới cácđiểm dùng nước trong phạm vi thiết kế
-Mạng lưới cấp nước có nhiệm vụ đảm bảo phân phối nước liên tục, đủ lưu
lượng, áp lực, đảm bảo nước sạch và giá cả hợp lý Khi có sự cố trên mạng lưới thìphải đảm bảo đủ nước trong thời gian khắc phục
-Mạng lưới cần phải thiết kế sao cho chi phí xây dựng và quản lý mạng lưới
và các công trình liên quan như: trạm tăng áp, đài nước, bể chứa một cách ít tốnkém và rẻ nhất
2.8.2 Sơ đồ mạng lưới cấp nước.
-Mạng lưới cấp nước làm nhiệm vụ vận chuyển và phân phổi nước đến các
điểm tiêu thụ Nó bao gồm các ống chính, chủ yếu làm nhiệm vụ vận chuyển nước
đi xa, các đường ống nhánh làm nhiệm vụ phân phối nước đều đến các điểm dùngnước
-Mạng lưới cấp nước là một phần của hệ thống cấp nước Giá thành xây dựng
mạng lưới cấp nước thường chiếm khoảng 50 – 80% giá thành toàn bộ công trình.Bởi vậy, nó cần được nghiên cứu và thiết kế chính xác trước khi xây dựng
-Mạng lưới cấp nước thường có các loại sau:
+ Mạng lưới cụt: Là mạng lưới chỉ cung cấp nước theo một hướng nhất định(hay cấp nước theo dọc tuyến ống) và kết thúc tại đầu mút của tuyến ống, được ápdụng trong các trường hợp sau:
Cấp nước sản xuất khi được phép ngừng để sửa chữa
Cấp nước sinh hoạt khi đường kính ống không lớn hơn 100 mm
Cấp nước chữa cháy khi chiều dài không lớn hơn 300 mm
+ Mạng lưới vòng: Là mạng lưới có đường ống khép kín mà trên đó tại mọiđiểm có thể cấp nước từ hai hay nhiều phía
Trang 35+ Mạng lưới cấp nước hỗn hợp: Là mạng lưới thường được sử dụng phổ biếnnhất và nó bao gồm ưu điểm của 2 loại mạng lưới vòng và cụt.
-Qua phân tích ưu nhược điểm ta thấy:
+ Mạng lưới cụt: tổng chiều dài ngắn nhất, dễ tính toán, vốn đầu tư nhỏ nhưngkhông đảm bảo an toàn cấp nước Khi đoạn ống nào đó bị sự cố thì toàn hệ thốngmất nước
+ Mạng lưới vòng: Đảm bảo an toàn cấp nước Khi một đoạn ống bị sự cố thìnước sẽ theo đường ống khác cung cấp cho khu vực phía sau, tuy nhiên tổng chiềudài đường ống lớn dẫn đến chi phí đầu tư xây dựng và quản lý cao Trên thực tế, cácđường ống chính và các đường ống nối tạo thành mạng lưới ống chính là mạngvòng, còn các ống phân phối đến hộ dân là mạng lưới cụt Căn cứ vào khu vực cấpnước và yêu cầu cấp nước của khu vực, lựa chọn phương án mạng lưới vòng
- Các tuyến ống chính phải bố trí sao cho ít quanh co gấp khúc, có chiều dàingắn nhất và nước chảy thuận tiện nhất
- Các đường ống ít phải vượt qua các chướng ngại vật
- Khi vạch tuyến mạng lưới cấp nước phải có sự liên hệ chặt chẽ với việc bốtrí và xây dựng các công trình kỹ thuật ngầm khác
- Kết hợp chặt chẽ giữa hiện tại và phát triển trong tương lai của khu vực
2.9 Tính toán thủy lực cho phương án 1 – Mạng vòng.
Tính toán thuỷ lực mạng lưới cấp nước với 2 trường hợp giờ dùng nước lớnnhất và giờ dùng nước lớn nhất có cháy
Trang 362.9.1 Tính toán mạng lưới trong giờ dùng nước lớn nhất.
- Căn cứ vào bảng 2.7 – Bảng thống kê lưu lượng nước tiêu thụ theo các giờtrong ngày dùng nước lớn nhất, ta có thành phố dùng nước nhiều nhất vào lúc 15 –16h Chiếm 7,13% Qngđ = 5198,40 m3/h 1444 l/s
- Vào giờ dùng nước lớn nhất, lưu lượng nước tập trung là:
Qttr = QTH + Qmn + QBV + QCN = 127,79 + 85,50 + 68,80 + 327,95 +56,22 +83,14 + 374,8 + 374,8 = 1500 m3/h 416,67 l/s
a Xác định chiều dài tính toán cho từng đoạn ống.
l tt = l thực x m (m) [6, Tr.19].
Trong đó:
ltt: Chiều dài tính toán của các đoạn ống (m)
lthực: Chiều dài thực của đoạn ống (m)
m: Hệ số kể đến mức độ phục vụ của đoạn ống ( m≤1)
Khi đoạn ống phục vụ 1 phía m = 0,5
Khi đoạn ống phục vụ 2 phía m = 1
Khi đoạn ống qua sông hay làm nhiệm vụ truyền tải m = 0
Ta có bảng xác định chiều dài tính toán từng đoạn ống thể hiện ở bảng 3, Phụlục 1
b.Xác định lưu lượng dọc đường cho từng đoạn ống
Xác định lưu lượng dọc đường đơn vị
Trong đó:
+ q đv - Lưu lượng đơn vị dọc đường của khu vực (l/s.m).
Trang 37+ Q sh max- Lưu lượng nước dùng cho sinh hoạt của khu vực trong giờ dùng nướclớn nhất (có kể đến lượng nước dùng cho phát triển công nghiệp địa phương - kể
Trong đó: qdđ (i-k) - Lưu lượng dọc đường của đoạn ống i-k, [6, Tr.22]
Ta có bảng xác định lưu lượng dọc đường cho từng đoạn ống thể hiện ở bảng
4, Phụ lục 1
c Phân phối lưu lượng về nút.
Ta có bảng phân phối lưu lượng nước thể hiện ở bảng 5, Phụ lục 1
Dựa vào kết quả chạy Epanet, ta có:
-Bảng các thông số về nút trong giờ dùng nước lớn nhất thể hiện ở bảng 9 Phụlục 1
-Bảng các thông số về đoạn ống trong giờ dùng nước lớn nhất thể hiện ở bảng 10Phụ lục 1
2.9.2 Tính toán mạng lưới trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy.
Xác định lưu lượng nước chữa cháy, lấy theo tài liệu [9, mục 10.3, bảng 12].Với quy mô dân số khu vực là 243.888 người
-Lượng đám cháy xảy ra đồng thời là 3 đám cháy
Trang 38-Khu vực thành phố có nhà xây hỗn hợp, các loại tầng không phụ thuộc vàobậc chịu lửa
-Lưu lượng nước cho một đám cháy là 40 (l/giây)
Lưu lượng nước chữa cháy là: Qcc = 40.3 = 120 (l/s) (Cộng Qcc vào lưulượng nút bất lợi nhất trong epanet)
Dựa vào kết quả chạy Epanet, ta có:
-Bảng các thông số về nút trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy thể hiện ởbảng 11 Phụ lục 1
-Bảng các thông số về đoạn ống trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy thểhiện ở bảng 12 Phụ lục 1
2.10 Tính toán thủy lực cho phương án 2 – Mạng vòng.
Tính toán thuỷ lực mạng lưới cấp nước với 2 trường hợp giờ dùng nước lớnnhất và giờ dùng nước lớn nhất có cháy
2.10.1 Tính toán mạng lưới trong giờ dùng nước lớn nhất.
- Căn cứ vào bảng 2.7 – Bảng thống kê lưu lượng nước tiêu thụ theo các giờtrong ngày dùng nước lớn nhất, ta có thành phố dùng nước nhiều nhất vào lúc 15 –16h Chiếm 7,13% Qngđ = 5198,40 m3/h 1444 l/s
- Vào giờ dùng nước lớn nhất, lưu lượng nước tập trung là:
Qttr = QTH + Qmn + QBV + QCN = 127,79 + 85,50 + 68,80 + 327,95 +56,22 +83,14 + 374,8 + 374,8 = 1500 m3/h 416,67 l/s
a Xác định chiều dài tính toán cho từng đoạn ống.
l tt = l thực x m (m) [6, Tr.19].Trong đó:
ltt: Chiều dài tính toán của các đoạn ống (m)
lthực: Chiều dài thực của đoạn ống (m)
m: Hệ số kể đến mức độ phục vụ của đoạn ống ( m≤1)
Khi đoạn ống phục vụ 1 phía m = 0,5
Khi đoạn ống phục vụ 2 phía m = 1
Khi đoạn ống qua sông hay làm nhiệm vụ truyền tải m = 0
Trang 39Ta có bảng xác định chiều dài tính toán từng đoạn ống thể hiện ở bảng 6, Phụlục 1.
Trang 40b.Xác định lưu lượng dọc đường cho từng đoạn ống
-Xác định lưu lượng dọc đường đơn vị
+ q đv - Lưu lượng đơn vị dọc đường của khu vực (l/s.m)
+ Q sh max- Lưu lượng nước dùng cho sinh hoạt của khu vực trong giờ dùng nướclớn nhất (có kể đến lượng nước dùng cho phát triển công nghiệp địa phương - kể
Ta có bảng xác định lưu lượng dọc đường cho từng đoạn ống thể hiện ở bảng
7, Phụ lục 1
c Phân phối lưu lượng về nút.
Ta có bảng phân phối lưu lượng nước thể hiện ở bảng 8, Phụ lục 1
Dựa vào kết quả chạy Epanet, ta có: