1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án mầm non đề tài: Con sâu háu ăn

2 2,8K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 91,78 KB

Nội dung

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Nhận biết vòng đời của loài bướm: bướm đẻ trứng, trứng nở thành sâu non, rồi thành nhộng… - Nắm đặc điểm đặc trưng và tác hại của loài sâu đối với cây trồng.. CHUẨN B

Trang 1

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Con sâu háu ăn

I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Nhận biết vòng đời của loài bướm: bướm đẻ trứng, trứng nở thành sâu non, rồi thành

nhộng…

- Nắm đặc điểm đặc trưng và tác hại của loài sâu đối với cây trồng

- Rèn kỹ năng sắp xếp thứ tự các số từ 1 đến 10 qua TC “Gắn con sâu số”

- Phát triển khả năng quan sát, trí nhớ có chủ định, tư duy ngôn ngữ, tưởng tượng

- Giáo dục trẻ ý thức trong hoạt động thi đua nhóm

II CHUẨN BỊ:

- Một số tranh ảnh minh họa vòng đời của loài bướm, một số loài sâu…

- Cho trẻ làm quen với quá trình phát triển của con bướm từ trứng, sâu, nhộng…

- Con sâu số 2 màu khác nhau (từ 1 đến 10) hay hình vẽ trên bảng nỉ…

III TIẾN HÀNH:

* Hoạt động 1:

- Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện về “Vòng đời của bướm” với nội dung: “Trước khi trưởng thành, Bướm phải trải qua ba giai đoạn khác nhau của cuộc đời – trứng, sâu và nhộng Ở mỗi giai đoạn, con côn trùng lớn lên và thay đổi hình dáng – Bên trong quả trứng bé tí tẹo là một con sâu đang lớn dần… Sâu ở yên trong quả trứng cho đến khi nào bên ngoài đủ ấm nó mới chui ra – Một con sâu chào đời , nó phải tự nổ lực lớn lên Sâu ăn hầu như suốt ngày để tích năng lượng cho quá trình biến thành nhộng của nó Nó dùng hàm để gặm lá, đôi khi làm trụi luôn cả cây – Con sâu bướm tự chọn một nhánh cây và nhả tơ quấn mình dính chặt vào cành cây thành như một cái nôi Một quá trình biến thái kỳ diệu xảy ra bên trong kén nhộng Và con côn trùng mới thoát ra ngoài là một nhân vật xinh đẹp – Bướm hoàn toàn bước ra thế giới mới với đôi cánh mở rộng…”

- Cô trò chuyện với trẻ:

+ Bướm chui ra từ đâu?… Cái gì tạo thành kén nhộng?

+ Con sâu tích luỹ năng lượng từ đâu để trở thành con nhộng?

+ Vì sao gọi là con sâu háu ăn?… Sâu gây hại ra sao?

+ Bạn thường thấy sâu xuất hiện ở đâu?

+ Có cách gì để trừ được sâu?

* Hoạt động 2:

- Cô cho trẻ đọc cùng cô lời ca sau đây: “Mẹ đẹp như gấm như hoa

Đàn con bẩn thỉu xấu xa ghê người

Mẹ thì bay lượn chơi bời Đàn con chỉ biết ăn rồi bò quanh”

- Cô hỏi trẻ:

+ Lời ca nói đến mẹ là ai vậy?

Trang 2

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

+ Vì sao nói đàn con bẩn thỉu xấu xa nhỉ?

+ Bạn có cảm giác thế nào khi thấy con sâu?

+ Đố các bạn con vật gì có thể giúp người diệt sâu?

- TC “Gắn con sâu so á”:

+ Chia trẻ thành 2 nhóm, đứng thành 2 hàng dọc trước bảng nỉ

+ Cô gắn lên bảng nỉ 2 đầu con sâu, và giới thiệu các hình tròn có chữ số bên dưới

+ Cách chơi: yêu cầu trẻ thi đua gắn các hình tròn kế tiếp nhau để làm thành mình con sâu + Luật chơi: gắn theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải (có thể cô vẽ sẵn trên bảng hình con sâu với đầu sâu và những vòng tròn nối tiếp nhau thành mình sâu, cho trẻ thi đua viết số vào các vòng tròn theo thứ tự tăng hay giảm…)

- Cô kiểm tra lại: chỉ cho trẻ đọc dãy số thứ tự từ 1 đến 10 theo chiều tăng dần… giảm dần…

* Hoạt động 3:

- Cho trẻ thực hành trong tập TH & KP/trang 29: nối các số theo thứ tự từ 1 đến 10 để tìm đường về nhà cho chú Cún con

Ngày đăng: 05/07/2017, 16:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w