CHƯƠNG 1 : giới thiệu chung về kiểm toán chất thải Câu 1: Khái niệm: Kiểm toán: Là việc các kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về các báo cáo tài chính. (theo liên đoàn kiểm toán quốc tế IFAC ). Kiểm toán môi trường: Là 1 quá trình kiểm tra có hệ thống và được ghi thành văn bản, bao gồm việc thu thập và đánh giá 1 cách khách quan các bằng chứng xác định những hoạt động, sự kiện, hệ thống quản lý liên quan đến môi trường hay các thông tin về những kết quả của quá trình này cho khách hàng.( theo ISO 14000) Kiểm toán chất thải: Là quá trình kiểm tra sự tạo ra chất thải nhằm giảm nguồn, lượng chất thải phát sinh. Kiểm toán chất thải là 1 loại hình của kiểm toán môi trường. Kiểm toán chất thải là 1 công cụ quản lý quan trọng có hiệu quả kinh tế đối với nhiều cơ sở sản xuất. ( Trần thị thanh và nguyễn thị Hà, 2000). Phân biệt kiểm toán, sản xuất sạch hơn và đánh giá vòng đời sản phẩm. • Giống nhau: mục tiêu để tìm ra nguyên nhân gây tổn thất nguyên vật liệu, năng lượng và gia tăng chất thải trong quy trình sản xuất. Để từ đó đề xuất ra các giải pháp thích hợp giảm thiểu chất thải, giảm khả năng gây ô nhiễm môi trường. • Khác nhau: Tiêu chí so sánh Kiểm toán chất thải SXSH LCA Phạm vi Đối với các doanh nghiệp, nhà nước, tổ chức Doanh nghiệp, nhà nước 1 sản phẩm, dịch vụ Định nghĩa Là quá trình kiểm tra sự tạo ra chất thải tại nhà máy, xí nghiệp Sự áp dụng liên tục 1 chiến lược phòng ngừa tổng hợp đối với quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ Quá trình đánh giá các tác động lên môi trường liên quan đến 1 vòng đời sản phẩm, quá trình hoạt động Được thực hiện sau khi có chất thải ( bị động) Tiếp cận chủ động Có sản phẩm rồi mới tiến hành nghiên cứu. Đề xuất nhiều biện pháp để giảm thiểu về lượng cũng như mức độ ô nhiễm độc hại. Áp dụng công nghệ, thay đổi thái độ, từng bước cải tiến công nghệ kiên cố. Thiết kế lại để giảm tác động xấu đến môi trường, giảm nguyên liệu đầu vào. Quy trình thực hiện 3 giai đoạn: GD1: giai đoạn tiền đánh giá GD2: xác định và đánh giá các nguồn thải. GD3: xây dựng và đánh giá các phương án giảm thiểu chất thải 6 giai đoạn: GD1: khởi động GD2: phân tích các công đoạn GD3: đề xuất cơ hội sản xuất sạch hơn GD4: phân tích tính khả thi của các giải pháp SXSH GD5: thực hiện giải pháp SXSH GD6: duy trì các biện pháp SXSH 4 giai đoạn: GD1: xác định mục tiêu và phạm vi của LCA. GD2: phân tích liệt kê quá trình 1 vòng đời sản phẩm và kiểm tra các khía cạnh môi trường cần thiết lập. GD3: phân tích tác động. GD4: đánh giá việc cải thiện.
Trang 1Đề cương kiểm toán chất thải CHƯƠNG 1 : giới thiệu chung về kiểm toán chất thải
Câu 1: Khái niệm:
- Kiểm toán: Là việc các kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình
về các báo cáo tài chính (theo liên đoàn kiểm toán quốc tế IFAC )
- Kiểm toán môi trường: Là 1 quá trình kiểm tra có hệ thống và được ghi thành văn
bản, bao gồm việc thu thập và đánh giá 1 cách khách quan các bằng chứng xác định những hoạt động, sự kiện, hệ thống quản lý liên quan đến môi trường hay các thông tin về những kết quả của quá trình này cho khách hàng.( theo ISO 14000)
- Kiểm toán chất thải: Là quá trình kiểm tra sự tạo ra chất thải nhằm giảm nguồn,
lượng chất thải phát sinh Kiểm toán chất thải là 1 loại hình của kiểm toán môi
trường Kiểm toán chất thải là 1 công cụ quản lý quan trọng có hiệu quả kinh tế đối với nhiều cơ sở sản xuất ( Trần thị thanh và nguyễn thị Hà, 2000)
Phân biệt kiểm toán, sản xuất sạch hơn và đánh giá vòng đời sản phẩm.
• Giống nhau: mục tiêu để tìm ra nguyên nhân gây tổn thất nguyên vật liệu, năng lượng
và gia tăng chất thải trong quy trình sản xuất Để từ đó đề xuất ra các giải pháp thích hợp giảm thiểu chất thải, giảm khả năng gây ô nhiễm môi trường
• Khác nhau:
Phạm vi
Đối với các doanh nghiệp, nhà nước, tổ chức
Doanh nghiệp, nhà
nước 1 sản phẩm, dịch vụ
Định nghĩa
Là quá trình kiểm tra sự tạo ra chất thải tại nhà máy, xí nghiệp
Sự áp dụng liên tục 1 chiến lược phòng ngừa tổng hợp đối với quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ
Quá trình đánh giá các tác động lên môi trường liên quan đến 1 vòng đời sản phẩm, quá trình hoạt động Được thực hiện
sau khi có chất thải ( bị động)
Tiếp cận chủ động
Có sản phẩm rồi mới tiến hành nghiên cứu
Đề xuất nhiều biện pháp để giảm thiểu về lượng cũng như mức độ ô nhiễm độc hại
Áp dụng công nghệ, thay đổi thái độ, từng bước cải tiến công nghệ kiên cố
Thiết kế lại để giảm tác động xấu đến môi trường, giảm nguyên liệu đầu vào
Quy trình thực
hiện
3 giai đoạn:
GD1: giai đoạn tiền đánh giá GD2: xác định
và đánh giá các
6 giai đoạn:
GD1: khởi động GD2: phân tích các công đoạn GD3: đề xuất cơ hội
4 giai đoạn: GD1: xác định mục tiêu và phạm vi của
LCA
GD2: phân tích liệt
Trang 2nguồn thải.
GD3: xây dựng
và đánh giá các phương án giảm thiểu chất thải
sản xuất sạch hơn GD4: phân tích tính khả thi của các giải pháp SXSH GD5: thực hiện giải pháp SXSH GD6: duy trì các biện pháp SXSH
kê quá trình 1 vòng đời sản phẩm và kiểm tra các khía cạnh môi trường cần thiết lập GD3: phân tích tác
động
GD4: đánh giá việc cải thiện
Câu 2: Mục đích và phạm vi của kiểm toán chất thải:
a. Mục đích:
Mục đích của KTCT là nhằm giảm nguồn, lượng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất bằng cách giảm thiểu nguồn, lượng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất bằng cách:
- Xem xét các quá trình sản xuất có tuân thủ theo định luật bảo toàn vật chất và năng lượng hay không
+ Cung cấp thông tin về công nghệ sản xuất, nguyên liệu sử dụng, sản phẩm và các dạng chất thải
+ Xác định nguồn thải và loại chất thải phát sinh
+ Xác định các bộ phận kém hiệu quả, hiệu suất sử dụng nguyên liệu, năng lượng thấp
- Xem xét các hoạt động sản xuất kinh doanh có tuân theo các quy định và tiêu chuẩn môi trường hay không với chức năng:
+ Đảm bảo sự tuân thủ hiệu quả: Từ việc đối chiếu hiện trạng cụ thể của cơ sở với các tiêu chuẩn về môi trường để đề ra các biện pháp cải thiện nhằm đạt được các tiêu chuẩn đó
+ So sánh: So sánh các têu chuẩn với các điều kiện thực tế như “tiêu chuẩn pháp lý, tiêu chuẩn nội bộ, tiêu chuẩn về kỹ thuật, các chiến lược phát triển”
- Đề ra chiến lượng quản lý và giảm thiểu chất thải
b. Phạm vi:
- Áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có các yếu tố nguyên liệu đầu vào cùng các sản phẩm đầu ra có tiềm năng ảnh hưởng đến môi trường
- Có thể kiểm toán ở tất cả các công đoạn hoặc chỉ 1 giai đoạn hay 1 phần của quá trình sản xuất được kiểm toán
Câu 3: Lợi ích của kiểm toán chất thải:
- BVMT
- Đảm bảo tuân thủ điều luật về MT
- Nâng cao nhận thức của nhân viên và thái độ quản lý
- Nhận dạng 1 số vấn đề hiện tại và dự báo số vấn đề trong tương lai
- Đánh giá chương trình đạo tạo và cung cấp dữ liệu hỗ trợ trao đổi thông tin giữa các nhà máy, công ty con trong 1 tập đoàn
- Thể hiện sự cam kết BVMT cho người lao động, công chúng và chính quyền
• Đối với doanh nghiệp:
- Giảm chi phí sản xuất
Trang 3- Tăng hiệu quả sản xuất
- Giảm lượng và các loại chất thải
- Giảm rủi ro không tuân thủ pháp luật về môi trương
• Đối với nhà nước
- Tăng hiệu quả công tác quản lý môi trường ở việt nam
- Là cơ sở cấp nhãn sinh thái hoặc trao tặng bằng khen, giải thưởng khác
Câu 4: Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng kiểm toán chất thải tại Việt Nam hiện nay:
a. Thuận lợi:
- KTCT được nghiên cứu ở nhiều cơ quan trong lĩnh vực công nghiệp, quốc phòng và được đưa vào giản dậy tại nhiều trường đại học và học viện trong nước
- VD:
+ Năm 2003, Viện công nghệ mới- Bảo vệ môi trường thuộc bộ quốc phòng đã triển khai thực hiện đề tài “nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật kiểm toán chất thải cho nhà máy sản xuất thuốc phóng- thuốc nổ”
+ Năm 2008, Tổng cục MT thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng các phương pháp, quy trình kiểm toán chất thải đa ngành- giấy phục vụ quản lý môi trường”
+ Đại học khoa học tự nhiên- ĐHQG HN, Đại học bách khoa HN, Đại học TNMT Thành phố HCM, Đại học kinh tế quốc dân HN cũng đưa nội dung kiểm toán môi trường vào trong chương trình đào tạo cử nhân và kỹ sư, mang lại ý nghĩa thiết thực cho sinh viên, học viên
- Khi không bắt buộc nhà nước có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp thực hiện Nếu doanh nghiệp tự nguyện thực hiện sẽ tạo nên nhiều lợi ích cho chính doanh nghiệp và môi trường
- Không có tính bắt buộc nên doanh nghiệp thực hiện tự nguyện không có tính chống đối
- Doanh nghiệp nào muốn làm ISO đều phải làm kiểm toán chất thải trước khi làm ISO
để từ đó giúp doanh nghiệp được cấp chứng nhận ISO: 14000, thực hiện chương trình 5S
b. Khó khăn:
- Chưa áp dụng phổ biến, ít hoặc rất ít các doanh nghiệp thưc hiện kiểm toán,
- Chưa đưa vào văn bản pháp lý
- Chưa có chính sách rõ ràng đối với hoạt động KTCT
- Chi phí kiểm toán chất thải cao
- Chưa lấy công cụ này là cở sở để xúc tiến cấp nhãn sinh thái
- Giải pháp của kiểm toán có thể khả thi về mặt kĩ thuật, môi trường nhưng chi phí cao,
mà đa số doanh nghiệp việt nam thuộc quy mô vừa và nhỏ nên các doanh nghiệp không sẵn lòng thực hiện KTCT
- Hầu hết, các doanh nghiệp việt nam và nhà quản lí môi trường mới chỉ quan tâm đến kiểm toán tác động trong các dự án ĐTM
CHƯƠNG 2: Quy trình kiểm toán:
Câu 5: Giai đoạn tiền đánh giá:
1. Chuẩn bị các điều kiện ban đầu cho công cuộc kiểm toán chất thải:
a. Sự chấp thuận của ban lãnh đạo cơ sở sản xuất:
- Việc tiến hành kiểm toán chất thải là do cơ sở sản xuất đứng ra tổ chức
Trang 4- Việc kiểm toán chất thải không phải là bắt buộc mà nó xuất phát từ nhận thức của cơ
sở sản xuất mà đứng đầu là ban lãnh đạo về trách nhiệm và nghĩ vụ BVMT của bản thân cơ quan họ Trên thực tế việc KTCT không những làm giảm các tác động xấu của cơ sở sản xuất đến môi trường góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, nâng cao sức khỏe của công nhân và khu dân cư mà còn giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận cho cơ sở sản xuất, tăng uy tín của cơ sở với xã hội
- Việc xác định mục tiêu cho KTCT là vô cùng quan trọng Vì khi xác định rõ mục tiêu kiểm toán thì mới có thể tiến hành lập kế hoạch kiểm toán và xác định được trọng tâm của cuộc kiểm toán
- Để tiến hành KTCT thì đội kiểm toán cần phải được thành lập Số lượng thành viên của đội kiểm toán phụ thuộc vào quy mô của cơ sở sản xuất và sự phức tạp của quá trình sản xuất Thông thường 1 đội KTCT phải có ít nhất 3 thành viên: 1 cán bộ kỹ thuật, 1 nhân viên sản xuất và 1 chuyên gia về môi trường trong lĩnh vực kiểm toán
- Đôi khi 1 cuộc KTCT còn cần đến những nguồn lực trợ giúp khác từ bên ngoài như: Các thiết bị phân tích phòng thí nghiệm, các thiết bị lấy mẫu, đo dòng chảy…
d. Chuẩn bị tất cả các tài liệu liên quan:
- Bản đồ vị trí địa lý của cơ sở sản xuất
- Sơ đồ mặt bằng nhà máy
- Sơ đồ dây truyền công nghệ sản xuất
- Sơ đồ hệ thống cấp thoát nước
- Danh mục các trang thiết bị của nhà máy
- Sổ ghi chép khối lượng, loại nguyên vật liệu sử dụng của nhà máy
- Sổ ghi chép khối lượng các loại sản phẩm chính, phụ của nhà máy
- Sổ ghi chép lượng, loại phế liệu, chất thải của nhà máy
- Các kết quả quan trắc môi trường và những ý kiến đánh giá
- Hiện trạng sức khỏe của công nhân và dân cư vùng lân cận của nhà máy
- Các nguồn thải của cơ sở sản xuất bên cạnh
- Báo cáo ĐTM của nhà máy nếu đã thực hiện
2. Xem xét quy trình và đặc điểm công nghệ sản xuất
- Để tạo ra sản phẩm, 1 nhà máy, công ty thường có nhiều bộ phận sản xuất Bộ phận sản xuất được hiểu là 1 đơn vị sản xuất có 1 dây truyền công nghệ tạo ra sản phẩm Trong quá trình công nghệ mỗi cơ sở sản xuất đều có các bộ phận, phân xưởng sản xuất với những chức năng nhất định để tạo ra sản phẩm
- Giai đoạn này nhóm kiểm toán phải thiết lập được sơ đồ quy trình sản xuất của nhà máy nhằm xác định các loại chất thải tạo ra từ quá trình sản xuất có liên quan tới vật chất đầu vào và đầu ra
3. Xác định nguyên nhiên liệu và các loại hóa chất sử dụng (xác định đầu vào):
- Đây thực chất là quá trình xác định các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
a. Nhiên liệu:
- Nhiên liệu sử dụng trong sản xuất thường là điện, than hoặc dầu FO, dầu DO và củi
- Khi thống kê các loại nhiên liệu cần đưa ra các thông tin về đặc tính gây ô nhiễm của các thành phần kèm theo như hàm lượng lưu huỳnh có trong nhiên liệu
Trang 5- Cần xác định rõ nguồn nước cấp và mục đích sử dụng nước cấp.
- Mục đích sử dụng nước cấp trong sản xuất được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau: nước làm mát, nước rửa nguyên vật liệu, nước nồi hơi, nước pha chế hóa chất, nước cấp tạo sản phẩm, nước vệ sinh
c. Nguyên liệu thô:
- Các nguyên liệu phải được lên danh mục cụ thể về lượng và loại khi cung cấp cho tất
cả các bộ phận sản xuất theo thời gian cụ thể Nhìn chung để tạo ra sản phẩm cơ sở sản xuất có thể sử dụng nhiều loại sản phầm thô khác nhau Nếu trong năm có sự thay đổi về nguyên liệu thô cung cấp cho cơ sở sản xuất cũng cần thiết phải ghi lại
d. Hóa chất:
- Hóa chất sử dụng trong công nghệ sản xuất sẽ quyết định tính chất của các chất thải,
do vậy việc thống kê, kiểm tra các loại hóa chất sử dụng trong sản xuất là rất cần thiết
- Bên cạnh các thông tin số liệu về loại, lượng, tính chất của từng loại hóa chất sử dụng cần thiết phải thu thập đầy đủ các thông tin về quản lý các loại hóa chất đó như: loại bao bì đựng hóa chất, cách thức để hóa chất trong kho, phương pháp sử dụng, phương pháp sử lý bao bì sau khi sử dụng hóa chất
Câu 6: Xác định và đánh giá các nguồn thải:
1. Xác định các nguồn thải:
- Việc xác định các nguồn thải thực chất là quá trình xác định các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất Đầu ra của quá trình sản xuất bao gồm:
+ Các sản phẩm chính
+ Bán thành phẩm
+ Nước thải, khí thải, chất thải rắn
- Việc xác định rõ các sản phẩm chính, phụ là 1 yếu tố quan trọng để đánh gia hiệu quả của quy trình sản xuất hoặc 1 đơn vị sản xuất
- Bên cạnh các sản phẩm chính, phụ thì việc quan trọng nhất trong giai đoạn này là tất
cả các chất thải ra môi trường (khí thải, nước thải, CTR) cần phải được liệt kê cho mỗi quy trình hay mỗi đơn vị sản xuất
- Mục đích: Xác định lượng nước thải và các chất ô nhiễm có trong nước thải; xem xét nước thải của nhà máy có thường được chia làm 2 nguồn riêng biệt hay không
- Tóm lại để kiểm toán chính xác được nước thải của 1 nhà máy cần thiết phải áp dụng các phương pháp sau:
+ Xác định các nguồn thải, điểm thải và định hướng thải
+ Xác định rõ loại nước thải và lưu lượng thải tại các điểm
+ Xác định tính chất nước thải của từng dòng thải
+ Xác định các nguồn chứa nước thải
- Để kiểm soát ô nhiễm khí thải của 1 cơ sở sản xuất chúng ta cần tiến hành song song việc phân tích thành phần khí quyền, quan trắc khí tượng, xác định các tham số của nguồn thải
- Tiến hành kiểm toán các nguồn phát sinh khí thải của nhà máy bao gồm:
+ Xác định hình thức nguồn thải
+ Kích thước hình học của nguồn thải
Trang 6+ Các tham số của nguồn thải như lượng thải chất ô nhiễm vào khí quyển trong 1 đơn
vị thời gian, lưu lượng khí thải, nhiệt độ khí thải
- Tính toán lượng khí thải: để đám bảo tính chính xác cho việc tính toán cân bằng vật chất cần thiết phải tính toán chính xác tổng lượng khí thải ra của nhà máy
• CTR:
- Tính chất, hàm lượng của CTR phụ thuộc vào loại hình sản xuất và quy mô của cơ sở sản xuất
- Khi tiến hành kiểm toán CTR cần phải chú ý các vấn đề sau:
+ Hàm lượng các chất ô nhiễm có trong các chất thải rắn
+ Nơi phân loại và xử lý CTR của nhà máy
+ Phương tiện chuyên chở, nơi tạ giữ CTR của nhà máy
+ Các chất thải nguy hại có trong chất thải rắn
• Các loại chất thải khác:
- Bên cạnh 3 loại chất thải phổ biến nói trên thì trong KTCT còn phải chú ý tới 1 số chất thải khác như: Tiếng ồn, phóng xạ, nhiệt độ…
2. Đánh giá các nguồn thải:
- Đánh giá các nguồn thải thực chất là quá trình thiết lập cân bằng vật chất cho toàn bộ quy trình sản xuất nhà máy
- Điều quan trọng của KTCT là tìm cách hạn chế nguồn thải phát sinh và tăng khả năng
sử dụng lại các nguồn thải Khi đánh giá các nguồn thải có thể tiến hành đánh giá theo nguyên vật liệu, theo sản lượng hay đánh giá theo các tiêu chuẩn môi trường
Câu 7: Xây dựng và đánh giá phương án giảm thiểu chất thải
1. Nội dung của phương pháp giảm thiểu:
- Lựa chọn giải pháp thích hợp cho từng loại chất thải, tăng khả năng tái sử dụng chất thải
- Thay đổi quy trình công nghệ hoặc từng bộ phận của công nghệ nếu cần
- Đổi mơi các trang thiết bị có tần suất sử dụng cao về năng lượng và nguyên liệu
- Thay đổi việc kiểm soát bằng quá trình tự động hóa
- Thay đổi điều kiện kỹ thuật, thời gian lưu, nhiệt độ, tốc độ, khuấy, xúc tác
- Thay đổi nhiên liệu hoặc chủng loại nhiên liệu thô
- Xử lý chất thải bằng các biện pháp vật lý, hóa học, sinh học phối hợp
- Tuần hoàn tái sử dụng chất thải
- Không nên mua quá nhiều nguyên liệu đặc biệt là loại dễ hỏng và khó bảo quản
- Cố gắng mua các loại nguyên liệu dễ gia công, bảo quản và chuyên chở
- Đòi hỏi nguyên liệu chất lượng cao từ người cung cấp: không nhận các thùng bị rò rỉ, không nhãn hoặc bị hư hỏng
- Kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ nguyên liệu khi tiếp nhận:
+ Kiểm tra trọng lượng và thể tích của nguyên liệu
+ Kiểm tra thành phần và chất lượng của nguyên liệu
- Tránh chảy tràn
- Dùng các thùng chứa tròn cạnh để rửa các nguyên liệu
- Dùng các thùng chuyên đựng 1 lọa nguyên liệu, tránh rửa thường xuyên
Trang 7- Bảo đảm các thùng chứa được bảo quản nơi bằng phẳng tránh hư hỏng
- Kiểm tra thường xuyên tránh nhầm lẫn các thùng chứa
- Giảm thất thoát do bay hơi bằng cách che phủ
- Giảm bớt thời gian vận chuyển
- Kiểm tra chảy tràn và rò rỉ trên đường vận chuyển
- Giảm thiểu lượng nước dùng lãng phí
• Kiểm tra quá trình sản xuất:
- Các cán bộ vận hành phải được giải thích rõ về các thay đổi trong quá trình vận hành
là để đạt được mục đích nâng cao hiệu quả sản xuát đồng thời giảm thiểu chất thải
- Lập chương trình kiểm soát chất thải và khí thải từ mỗi công đoạn sản xuất
- Thường xuyên bảo dưỡng thiết bị
- Giảm thiểu lượng nước dùng để rủa 1 cách tối đa
- Nghiên cứu tái sử dụng nước rửa trước khi thải ra môi trường
- Tăng cường biện pháp quản lý tại nơi sản xuất, kịp thời chấn chỉnh, thay đổi các hạn chế trong sản xuất nhầm nâng cao hiêu quả sản xuất và giảm thiểu chất thải
2. Đánh giá các phương án giảm thiểu chất thải
- Khả năng gây ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm thứ cấp do thay đổi tính độc, tính phân hủy
- Ảnh hưởng tới các nguồn nguyên liệu không tái tạo
- Ảnh hưởng tới năng lượng tiêu thụ
- Đánh giá/ tính toán tiềm năng có thể tiết kiệm được trong việc sử dụng nguồn nhân lực và trong các quá trình sản xuất để hạn chế tạo ra chất thải
- Đánh giá/ tính toán chi phí đầu tư cần thiết và chi phí trong các biện pháp sử dụng nguyên vật liệu, nước, năng lượng 1 cách bền vững
- Xác định chi phí cho việc giảm thiểu/ xử lý chất thải tại các quá trình hoạt động khi xác định rõ các hoạt động tạo ra chất thải
- Bước cuối cùng là xem xét tính khả thi
CHƯƠNG 3: Phương pháp kiểm toán chất thải
Câu 8: Phương pháp thu thập thông tin:
- Phạm vi áp dụng: Được thực hiện thường xuyên suốt cả 1 cuộc kiểm toán và tập trung nhiêu nhất ở giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn kiểm toán tại cơ sở
- Các thông tin thu thập được bao gồm:
+ Các thông tin nền có cở sở sản xuất hay những nghiên cứu ban đầu
+ Hệ thống quản lý môi trường cơ sở, công nghệ sản xuất, đặc điểm loại hình sản phẩm hàng hóa, thông tin lịch sử về sự cố trong sản xuất…
Là cơ sở cho việc xác lập kế hoạch kiểm toán, phát hiện các bằng chứng kiểm toán
- 2 cách thu thập thông tin:
+ Thu thập trực tiếp: Quan sát- ghi chép tại hiện trường, phỏng vấn trực tiếp, điều tra bảng hỏi trực tiếp Đo đạc quan trắc hiện trường
+ Thu thập gián tiếp: Thu thập thông tin từ các báo cáo có sẵn từ nhiều nguồn
1. Quan sát hiện trường:
Trang 8- Là phương pháp thu thập thông tin của kiểm toán viên thông qua trực tiếp quan sát Đây là sự chứng kiến tận mắt các công việc, tiến hành trực tiếp các công việc của đối tượng cần thu thập thông tin
- VD: Kiểm toán viên đi thăm quan các công đoạn, dây chuyền sản xuất của nhà máy, hay xem xét tình trạng vận hành của hệ thống xử lý chất thải, quan sát đặc điểm của
hệ thống dẫn nước trong cơ sở
2. Phỏng vấn:
- Là phương pháp thu thập thông tin của kiểm toán viên thông qua trao đổi, phỏng vấn với những người trong cơ sở bị kiểm toán
- VD: Phỏng vấn công nhân nhà máy về việc vận hành máy móc, quy trình sản xuất
- 2 hình thức phỏng vấn cơ bản: Vấn đáp và phỏng vấn bằng bảng hỏi Phỏng vấn bằng bảng hỏi được sử dụng phổ biến hơn, đại diện hơn Thông tin thu thấp được đầy đủ hơn
3. Phiếu điều tra:
Thu thập thông tin nguyên- nhiên liệu, hóa chất trong quy trình sản xuất nhà máy bia
Đối tượng: công nhân
I.Thông tin chung:
1.Họ và tên: Năm sinh:
2.Chức vụ:
3.Số năm làm việc tại nhà máy:
4.Khu vực sản xuất:
5.Công đoạn tham gia sản xuất:
II.Nội dung:
1.Anh (chị) hãy cho biết 1 mẻ sx bia kéo dài bao nhiêu ngày?
2.Anh (chị) hãy cho biết 1 mẻ sx bia được bao nhiều sản phẩm?
3.Nguyên nhiên liệu đầu vào trong công đoạn sản xuất của anh (chị) bao gồm những gì? Lượng là bao nhiêu? Nguồn gốc từ đâu?
Tên nguyên liệu thô Khối lượng (kg/mẻ) Nguồn gốc
4.Công đoạn của anh (chị) có sử dụng nước không? (có/không)
5.Nguồn nước sử dụng công đoạn là gì? (nước ngầm/ nước mặt/ nước máy?
6.Lượng nước sử dụng là bao nhiêu? (m3/mẻ): …
7.Anh (chị) hãy cho biết thiết bị sử dụng trong công đoạn sản xuất là gì?
8.Anh (chị) hãy cho biết nhiên liệu sử dụng trong công đoạn sản xuất là gì? (Điện/ than/ dầu DO/ dầu FO/ Củi/ Gas/ Khác)
9.Số lượng thiết bị sử dụng trong công đoạn của anh (chị) là bao nhiêu?
10.Anh (chị) có biết công suất của thiết bị sử dụng không?
11.Thời gian hoạt động trung bình của thiết bị? …./ngày ……/giờ
12.Công đoạn của anh (chị) có sử dụng hóa chất không?
13.Hóa chất sử dụng là gì? Khối lượng là bao nhiêu?
14.Anh (chị) có biết về mức độ độc hại của hóa chất đó ntn? (không biết/ ít độc/ độc/ rất độc?
15.Theo ý kiến của anh (chị) công đoạn sản xuất nào là quan trọng nhất tại nhà máy?
Trang 9Xin chân thành cảm ơn!
Ưu điểm:
- Nguồn thông tin, tài liệu thu được rất đa dạng
- Thông tin thu được có tính chính xác cao
- Là phương pháp linh hoạt và chủ động trong việc tìm kiếm, thu thập thông tin tài liệu
Nhược điểm:
- Chi phí thực hiện cao, thời gian thực hiện lâu dài
- Phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của người thu thập tài liệu và người cung cấp thông tin
Câu 9: Phương pháp cân bằng vật chất:
• Phạm vi áp dụng: Giai đoạn đánh giá nguồn thải
• Nội dung phương pháp:
- Cân bằng tổng thể: dùng cho tất cả các dòng nguyên liệu vào dây chuyền sx Cân bằng được tiến hành qua từng giai đoạn với việc biến đổi của tất cả các thành phần tham gia vào dây truyền sản xuất
- Cân bằng từng phần: Chỉ dùng cho 1 loại nguyên liệu hoặc từng phần có giá trị Theo dõi biến đổi của từng phần này trên mỗi công đoạn
• Nguyên tắc: Nguyên liệu đi vào dây truyền sẽ phải ra khỏi dây truyền sản xuất ở 1
điểm nào đó, dưới 1 hinh thức nào đó
Phương pháp cân bằng vật chất:
Tổng vật chất đầu vào = Tổng vật chất ra + Tổng tổn thất
Lý thuyết cân bằng vật chất dựa trên 2 định luật cơ bản của hóa học và nhiệt động học:
- Định luật bảo toàn khối lượng: Trong phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất
tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng sản phẩm tạo thành
- Định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không sinh ra cũng không tự mất đi mà
chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hay chuyển từ vật này sang vật khác
Ưu điểm:
- Có thể kiểm toán cho các loại chất thải khác nhau
- Số liệu đáng tin cậy
- Thu thập được nhiều thông tin hơn về quy trình sản xuất, đặc điểm nguyên liệu, chất thải
Nhược điểm:
- Là phương pháp phức tạp hơn so với các phương pháp khác
- Yêu cầu tính chính xác cao của số liệu đầu vào tính toán
Câu 10: Phương pháp tính hệ số chất thải
• Phạm vi áp dụng: Giai đoạn đánh giá nguồn thải
• Nội dung phương pháp:
- Phương pháp đơn giản nhất để kiểm toán nguồn thải là sử dụng phương pháp hệ só thải của WHO (tổ chức y tế thế giới)
+ Hệ số thải: Là tỷ lệ lượng thải chất ô nhiễm trên lượng nhiên liệu tiêu hao hay trên đơn vị sản phẩm
Ej = Trong đó:
ej: Hệ số phát thải
Trang 10Ej: Lượng phát thải E trong ô nhiễm Ej= f (tài nguyên, hình thức sd, số lượng, ) + Hệ số ej phụ thuộc vào:
Lượng tài nguyên sử dụng
Quá trình và thiết kế đặc thù
Công nghệ
Vận hành thực tế và bảo dưỡng
Loại và chất lượng nguyên liệu
Hệ thống kiểm soát ô nhiễm
Ưu điểm:
- Đơn giản, dễ thực hiện
- Dễ tính lượng khí thải phát sinh thuộc các loại nguyên nhiên liệu khác nhau với độ chính xác tương đối cao
Nhược điểm:
- Phạm vi áp dụng hạn chế, chỉ áp dụng cho khí thải
Câu 11: Phương pháp phân tích chi phí lợi ích
• Phạm vi áp dụng: Giai đoạn đánh giá các phương án giảm thiểu chất thải
• Mục đích: Việc phân tích các chi phí nhằm xác định các lợi ích kinh tế có thể thu
được từ các quá trình giảm thiểu và xử lý chất thải, để từ đó lựa chọn phương án tối
ưu nhất
• Nội dung phương pháp:
Xác định các dạng chi phí:
- Chi phí nhân công: đào tạo
- Chi phí về công nghệ: Vận hành, bảo dưỡng, bổ sung, thay đổi thành phần thiết bị
- Chi phí về năng lượng: điện, nước
- Chi phí tiêu hủy chất thải: vận chuyển, tiêu hủy
- Chi phí tư vấn, giám sát
- Chi phí khác
Tính toán các chi phí:
- Tính toán chi phí vận hành:
+ Tính đến chi phí vận hành để làm rõ nơi nào chi phí đã được giảm bớt
VD: Biện pháp giảm thất thoát nguyên vật liệu thô trong khi rửa, làm giảm chi phí cho nguyên liệu thô
+ Cần phải tính toán đầy đủ các lợi ích thu được khi sử dụng biện pháp giảm thiểu VD: Đầu tư xử lý chất thải thì tốn kém các chi phí: Đầu tư thiết bị, vận hành, bảo dưỡng, đào tạo… Trong khi việc giảm thiểu chất thải từ các công đoạn sản xuất chi phí bổ sung thêm 1 số dạng chi phí
- Tính toán chi phí đầu tư: Dựa trên cơ sở xem thời gian hoàn vốn
+ TH1: Thu thập đầu tư mang lại bằng nhau theo các năm:
Thời gian hòa vốn=
+ TH2: Thu thập do đầu tư mang lại không bằng nhau theo các năm và có tính đến hệ
số chiết khấu:
Thời gian hòa vốn = Trong đó:
I: Chi phí đầu ra