1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHỦ THỂ LUẬT DÂN SỰ PHÁP NHÂN – HỘ GIA ĐÌNH VÀ TỔ HỢP TÁC

49 1,5K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 292,47 KB

Nội dung

Pháp nhân phải là một tổ chức độc lập trong các quan hệ dân sự, kinh tế, lao động thể hiện qua việc không bị chi phối bởi các chủ thể khác khi quyết định các vấn đề có liên quan đến nhiệ

Trang 1

BÀI 3 CHỦ THỂ LUẬT DÂN SỰ - PHÁP NHÂN – HỘ GIA ĐÌNH

VÀ TỔ HỢP TÁC

Trang 2

CHỦ THỂ LUẬT DÂN SỰ - PHÁP NHÂN – HỘ

GIA ĐÌNH VÀ TỔ HỢP TÁC

A PHÁP NHÂN

B HỘ GIA ĐÌNH, TỔ HỢP TÁC

Trang 3

A PHÁP NHÂN

I KHÁI NIỆM PHÁP NHÂN

II ĐỊA VỊ PHÁP LÝ VÀ CÁC YẾU TỐ LÝ LỊCH CỦA

PHÁP NHÂN

III THÀNH LẬP VÀ ĐÌNH CHỈ PHÁP NHÂN

IV NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM – CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Trang 4

I KHÁI NIỆM PHÁP NHÂN

1 Khái niệm

2 Các điều kiện của pháp nhân

3 Các loại pháp nhân (Đ 100 BLDS 2005)

Trang 5

bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham

gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập

Trang 6

2 Các điều kiện của pháp nhân

a Được thành lập một cách hợp pháp

b Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

c Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm độc lập bằng

tài sản đó

d Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật

một cách độc lập, có thể là nguyên đơn, bị đơn trước Tòa án

Trang 7

a Được thành lập một cách hợp pháp

Tổ chức hợp pháp được Nhà nước công nhận dưới các dạng: cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận

Trang 8

Pháp nhân phải là một tổ chức độc lập trong các quan

hệ dân sự, kinh tế, lao động thể hiện qua việc không bị chi phối bởi các chủ thể khác khi quyết định các vấn đề

có liên quan đến nhiệm vụ của tổ chức đó trong phạm vi điều lệ, quyết định thành lập và các quy định của pháp luật đối với pháp nhân đó

Pháp nhân có ý chí riêng và hành động theo ý chí của mình, chỉ với sự độc lập mà pháp luật thừa nhận thì một

tổ chức mới có thể trở thành một chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật Sự tồn tại độc lập của một tổ

chức còn thể hiện ở chỗ nó không phụ thuộc vào sự

thay đổi của các thành viên của pháp nhân (kể cả cơ

quan pháp nhân)

Trang 9

c Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm độc

lập bằng tài sản đó

Tài sản của pháp nhân độc lập với tài sản của cá nhân –thành viên của pháp nhân, độc lập với cơ quan cấp trên của pháp nhân và các tổ chức khác

Trên cơ sở có tài sản riêng, pháp nhân phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình Pháp nhân tham gia vào các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân như một chủ thể độc lập, và phải chịu trách nhiệm về những

hành vi được coi là “hành vi của pháp nhân”

Độc lập về tài sản và chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của pháp nhân là tiền đề vật chất để một tổ chức tham gia vào quan hệ dân sự như là một chủ thể độc lập

Trang 10

d Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập, có thể là nguyên đơn,

bị đơn trước Tòa án

Với tư cách là một chủ thể độc lập, pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật với tư cách riêng, có khả

năng hưởng quyền và gánh vác các nghĩa vụ dân sự do pháp luật quy định phù hợp với điều lệ của pháp nhân Pháp nhân không “núp” dưới danh nghĩa của một tổ

chức khác, cũng không được phép cho người khác ‘núp” dưới danh nghĩa của mình để hoạt động

Trang 11

d Các pháp nhân là tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề

nghiệp, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện

Trang 12

a Các pháp nhân là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang

Là những pháp nhân được Nhà nước giao tài sản để

thực hiện các chức năng quản lý nhà nước, các hoạt

động khác trong lĩnh vực quản lý điều hành xã hội vì lợi

ích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh (cơ

quan hành chính các cấp; trường học, bệnh viện, các cơ quan an ninh, quốc phòng…)

Các pháp nhân này hoạt động bằng nguồn kinh phí của

Nhà nước cấp, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi kinh

phí đó Trong trường hợp cơ quan nhà nước, đơn vị vũ

trang nhân dân thực hiện các hoạt động có thu theo quy định của pháp luật thì phải chịu trách nhiệm dân sự liên

quan đến hoạt động có thu bằng tài sản có được từ hoạt

động này (Đ 101 BLDS 2005).

Trang 13

b Các pháp nhân là các tổ chức chính trị, tổ chức chính

trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp

Các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội – nghề nghiệp

được thành lập để hoạt động phục vụ lợi ích chung của

xã hội, được quy định bởi điều lệ của các tổ chức này

Khi tham gia vào quan hệ dân sự, các tổ chức này chịu

trách nhiệm bằng tài sản của mình, trừ trường hợp pháp

luật quy định các tài sản này không được sử dụng để

chịu trách nhiệm dân sự (Đ 102 BLDS).

Trang 14

c Các pháp nhân là các tổ chức kinh tế

Các pháp nhân này tồn tại dưới các tên gọi khác nhau (doanh nghiệp nhà nước, công ty, các hợp tác xã…) với mục đích hoạt động kinh doanh, được thành lập theo

Trang 15

d Các pháp nhân là tổ chức xã hội, tổ chức xã hội

nghề nghiệp, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện

Tài sản của pháp nhân dạng này được hình thành từ sự đóng góp của các thành viên và nguồn khác phù hợp với pháp luật và điều lệ Các tổ chức này phải chịu trách

nhiệm bằng tài sản riêng của mình Trong trường hợp tổ chức chấm dứt hoạt động, thì tài sản không được phân chia cho các hội viên mà phải được giải quyết theo quy

định của pháp luật ( Đ 104, 105 BLDS 2005).

Trang 16

II ĐỊA VỊ PHÁP LÝ VÀ CÁC YẾU TỐ LÝ LỊCH

CỦA PHÁP NHÂN

1 Năng lực chủ thể của pháp nhân

2 Hoạt động của pháp nhân

3 Các yếu tố lý lịch của pháp nhân

Trang 17

1 Năng lực chủ thể của pháp nhân

Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân phát sinh đồng thời và tồn tại tương ứng với thời điểm thành lập và đình chỉ pháp nhân Đối với các pháp nhân theo quy định phải đăng ký hoạt động, thì năng lực chủ thể phát sinh kể từ thời điểm đăng ký

Mỗi một pháp nhân được thành lập đều có mục đích và nhiệm vụ nhất định (sản xuất kinh doanh hay nhiệm vụ

xã hội khác) Bởi vậy, năng lực chủ thể của pháp nhân phải phù hợp với mục đích hoạt động của pháp nhân đó Các pháp nhân khác nhau có năng lực chủ thể khác

nhau

Trang 18

2 Hoạt động của pháp nhân

Mọi hoạt động của pháp nhân được tiến hành thông qua hành vi của những cá nhân – người đại diện của pháp nhân Hành vi của những cá nhân này không phải tạo ra quyền và nghĩa vụ cho họ mà nhân danh pháp nhân tạo

ra các quyền và nghĩa vụ cho pháp nhân đó Đại diện

của pháp nhân được thực hiện dưới hai hình thức:

Đại diện theo pháp luật (đại diện đương nhiên) Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân được xác định

theo Khoản 4, Đ 141 BLDS : “Người đứng đầu pháp

nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” Người đại

diện của pháp nhân có quyền nhân danh pháp nhân

thực hiện các hành vi nhằm duy trì sự hoạt động của

pháp nhân trong khuôn khổ pháp luật và điều lệ quy định (ký kết các hợp đồng và thực hiện các giao dịch khác)

Trang 19

2 Hoạt động của pháp nhân (tt.)

Đại diện theo ủy quyền: Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác thay

mình, nhân danh pháp nhân thực hiện các giao dịch; có thể ủy quyền cho cá nhân là thành viên của pháp nhân hoặc cá nhân khác; có thể ủy quyền cho một pháp nhân khác giao kết, thực hiện các giao dịch Người được ủy quyền thực hiện các giao dịch trong phạm vi ủy quyền được xác lập theo theo văn bản ủy quyền và chỉ được

ủy quyền lại nếu người ủy quyền đồng ý Văn bản ủy quyền phải xác định rõ thẩm quyền của người được ủy quyền, nội dung và thời hạn ủy quyền

Trang 20

2 Hoạt động của pháp nhân (tt.)

Hành vi của thành viên pháp nhân: Thành viên của pháp nhân khi họ thực hiện nghĩa vụ lao động của họ đối với pháp nhân theo hợp đồng lao động được xem là hành vi của pháp nhân, mà không phải là hành vi của cá nhân Những hành vi đó tạo ra quyền và nghĩa vụ cho pháp

nhân nếu hành vi này thực hiện trong khuôn khổ nhiệm

vụ được giao

Trang 21

3 Các yếu tố lý lịch của pháp nhân

Là tổng hợp các sự kiện pháp lý để cá biệt hóa pháp

nhân với pháp nhân khác khi tham gia vào các quan hệ pháp luật Những yếu tố về lý lịch của pháp nhân được xác định trong điều lệ của pháp nhân hay quyết định

thành lập pháp nhân

Điều lệ của pháp nhân phải có những nội dung như tên gọi, quốc tịch, trụ sở, nơi đóng trụ sở, cơ quan điều

hành, vốn điều lệ, quyền và nghĩa vụ của các thành viên,

cơ cấu tổ chức; thể thức cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác Đặc biệt, điều lệ phải xác định nhiệm vụ, mục đích và phạm vi

hoạt động (Đ 88 BLDS)

Trang 22

3 Các yếu tố lý lịch của pháp nhân (tt.)

Quốc tịch của pháp nhân là mối liên hệ pháp lý giữa

pháp nhân với Nhà nước, mỗi pháp nhân có quốc tịch riêng

Cơ quan điều hành của pháp nhân: là tổ chức đầu não của pháp nhân điều hành mọi hoạt động bên trong cũng như tham gia vào hoạt động bên ngoài của pháp nhân.Trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân, nơi tập trung các hoạt động chính của pháp nhân, nơi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của pháp

nhân, nơi tống đạt các giấy tờ giao dịch với pháp nhân,

là nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của pháp nhân Địa chỉ liên lạc của pháp nhân là địa chỉ trụ sở của pháp nhân Pháp nhân cũng có thể chọn nơi khác làm địa chỉ liên lạc

Tên gọi của pháp nhân: mỗi pháp nhân hoạt động với một tên gọi nhất định để cá thể hóa pháp nhân với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động

Trang 23

III THÀNH LẬP VÀ ĐÌNH CHỈ PHÁP NHÂN

1 Thành lập pháp nhân

2 Chấm dứt pháp nhân

Trang 24

1 Thành lập pháp nhân

a Trình tự mệnh lệnh

b Trình tự cho phép

c Trình tự công nhận

Trang 26

b Trình tự cho phép

Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của các sáng lập viên, hội viên hoặc tổ chức Họ tự đề ra mục đích, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, thành viên…Cơ quan nhà

nước có thẩm quyền kiểm tra tính hợp pháp của điều lệ,

sự cần thiết tồn tại của tổ chức đó và cho phép thành lập

Trang 27

c Trình tự công nhận

• Pháp luật đã dự liệu việc thành lập các pháp nhân bằng các quy định về khả năng tồn tại của nó thông qua các văn bản pháp luật hoặc các điều lệ, quy chế mẫu, quy định điều kiện thành lập…Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra tính hợp pháp theo trình tự, thủ tục đã quy định và trên cơ sở đó ra quyết định thành lập

Trang 28

2 Chấm dứt pháp nhân

a Giải thể pháp nhân

b Cải tổ pháp nhân

Trang 29

a Giải thể pháp nhân

Các căn cứ giải thể pháp nhân được quy định tại Đ 98

BLDS Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định

thành lập pháp nhân thì có thẩm quyền quyết định giải thể pháp nhân đó Khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản của mình

Trang 30

pháp nhân mới theo quy định của điều lệ, theo thỏa

thuận giữa các pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Đ 94 BLDS) Hợp nhất pháp nhân (theo công thức A+B= C): hai hay nhiều pháp nhân liên kết lại thành pháp nhân hoàn toàn mới, các

pháp nhân ban đầu (A,B…) chấm dứt sự tồn tại Quyền

và nghĩa vụ của các pháp nhân ban đầu đã được

chuyển giao cho pháp nhân mới (C)

Trang 31

b Cải tổ pháp nhân (tt.)

Một pháp nhân có thể được sáp nhập vào một pháp

nhân khác cùng loại theo quy định của điều lệ, theo thỏa thuận giữa các pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Đ 95 BLDS) Sáp nhập pháp nhân thực hiện theo công thức A+B = A hay A+B=

B Pháp nhân được sáp nhập chấm dứt sự tồn tại,

quyền và nghĩa vụ của nó được chuyển cho pháp nhân sáp nhập

Một pháp nhân có thể chia thành nhiều pháp nhân theo quy định của điều lệ hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Đ 96) Chia nhỏ pháp nhân (theo công thức A:2= B,C): trên cơ sở pháp nhân ban đầu, hai hay nhiều pháp nhân được hình thành như

những chủ thể độc lập của quan hệ dân sự Quyền và nghĩa vụ của pháp nhân ban đầu được phân chia cho các pháp nhân mới hình thành

Trang 32

b Cải tổ pháp nhân (tt.)

Một pháp nhân có thể tách thành nhiều pháp nhân theo quy định của điều lệ hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Đ 97) Tách pháp nhân (theo công thức A=A+B): một pháp nhân mới hình thành bằng cách tách một phần của pháp nhân đang tồn tại và nó vẫn tồn tại và hoạt động như khi chưa được tách Pháp nhân A có năng lực chủ thể như cũ Pháp nhân B có

năng lực chủ thể hoàn toàn mới không phụ thuộc vào

pháp nhân A thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình phù hợp với mục đích hoạt động của pháp nhân đó

Tuyên bố phá sản doanh nghiệp – Tuyên bố phá sản

doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phá sản là

một hình thức “giải thể” đặc biệt đối với các pháp nhân

là doanh nghiệp, nhằm giải quyết tình trạng làm ăn thua

lỗ đến mức không có khả năng thanh toán nợ đến hạn (Luật phá sản doanh nghiệp) của doanh nghiệp Doanh nghiệp bị phá sản chấm dứt sự tồn tại, như pháp nhân bị giải thể

Trang 33

IV NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM – CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT CỦA QUAN HỆ

PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Nhà nước là chủ thể đặc biệt trong các quan hệ nói

chung và các quan hệ dân sự, kinh tế nói riêng bởi các lẽ:

Nhà nước CHXHXN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân

và vì dân Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức

(Đ 2 HP 1992).

Nhà nước là chủ sở hữu đối với tài sản thuộc chế độ sở hữu

toàn dân (Đ 17 HP 1992; Đ 200 BLDS 2005).

Nhà nước tự quy định cho mình các quyền trong các quan hệ

mà Nhà nước tham gia, trình tự, cách thức thực hiện các

quyền và nghĩa vụ trong các quan hệ đó.

Nhà nước là chủ thể của tất cả các ngành luật trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta.

Trang 34

B HỘ GIA ĐÌNH, TỔ HỢP TÁC

I HỘ GIA ĐÌNH

II TỔ HỢP TÁC

Trang 35

I HỘ GIA ĐÌNH

1 Khái niệm hộ gia đình

2 Năng lực chủ thể của hộ gia đình

3 Hoạt động và trách nhiệm của hộ gia đình

Trang 36

1 Khái niệm hộ gia đình

Những hộ gia đình mà thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất,

trong các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực kinh doanh khác do pháp luật quy

định là các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự đó (Đ

thành viên thỏa thuận là tài sản chung của hộ (Đ 108

BLDS).

Trang 37

1 Khái niệm hộ gia đình (tt.)

Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thỏa thuận Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý

(Đ 109 BLDS).

Trang 38

2 Năng lực chủ thể của hộ gia đình

Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của hộ gia đình phát sinh đồng thời với việc hình thành hộ gia đình với

tư cách chủ thể

Năng lực chủ thể của hộ gia đình do pháp luật quy định

và có tính chất hạn chế trong một số lĩnh vực – đó là

“hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất,

trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp và trong một số lĩnh

vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định” (Đ

106 BLDS).

Trang 39

3 Hoạt động và trách nhiệm của hộ gia đình

a Hoạt động

b Trách nhiệm dân sự của hộ gia đình

Trang 40

a Hoạt động

Chủ hộ là người đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ Chủ hộ có thể ủy quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện của hộ trong quan hệ dân sự Giao dịch dân sự do

người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả

hộ gia đình (Đ 107).

Trang 41

b Trách nhiệm dân sự của hộ gia đình

Người đại diện cho hộ gia đình xác lập, thực hiện các giao dịch làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho cả hộ,

đồng thời cũng làm phát sinh trách nhiệm cho cả hộ gia đình với tư cách chủ thể Trước tiên, trách nhiệm của hộ gia đình được thực hiện bằng tài sản chung của hộ; nếu tài sản chung của hộ không đủ để thực hiện nghĩa vụ

chung của hộ thì thành viên phải chịu trách nhiệm liên

đới bằng tài sản riêng của mình (Đ 110 BLDS) Như

vậy, trách nhiệm tài sản của hộ gia đình là trách nhiệm

vô hạn

Ngày đăng: 23/06/2017, 10:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w