1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án cấp nước

81 989 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 3,17 MB

Nội dung

Dự án cấp nước Trà Bồng, bao gồm nhiều hạng mục công trình và được thực hiện trên nhiều xã thuộc huyện Bình Sơn, do vậy trong quá trình thực hiện công trình thì gây tác động đến môi trường trong diện rộng. Tuy nhiên để đánh giá các tác động này đến môi trường nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục. Chúng tôi thực hiện đánh giá theo từng hạng mục khác nhau cho tất cả các vùng xây dựng.Theo thuyết minh Dự án đầu tư thì chúng tôi chia việc đánh giá thành 03 giai đoạn chính, mỗi gia đoạn bao gồm các hạng mục chính sau: Giai đoạn tiền thi công:Giai đoạn này gồm các hoạt động chủ yếu:•Giải phóng mặt bằng•Xây dựng đường giao thông. Giai đoạn thi công:Giai đoạn này gồm các công đoạn chủ yếu sau:•Xây dựng bãi giếng khoan•Xây dựng nhà máy nước•Xây dựng nhà bảo vệ và các công trình phụ trợ khác•Xây dựng hệ thống đường ống dẫn nước. Giai đoạn dự án đi vào vận hành hoàn chỉnhGiai đoạn này gồm các hoạt động chủ yếu:•Vận hành, bảo trì máy móc•Xử lý nước•Bảo trì đường ống3.1. CÁC TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN TIỀN THI CÔNGTrong giai đoạn này các hoạt động chủ yếu là giải phóng mặt bằng, xây dựng đường giao thông nội bộ, đường giao thông vào khu vực dự án, các tác động chính trong giai đoạn này được liệt kê trong bảng 3.1 dưới đây.Bảng 3.1. Tổng hợp tác tác động trong giai đoạn tiền thi côngNguồn gây tác độngĐối tượng bị tác độngNguyên nhân gây tác độngMức độ1Phát quang san ủi, chuẩn bị mặt bằng khu công trình, lán trại.Việc sử dụng đất của địa phươngCông việc chuẩn bị mặt bằng cho dự án sẽ cần một diện tích đất 21.43 ha, diện tích đất này một phần là đất lâm nghiệp, một phần là đất trồng lúa, hoa màu do vậy làm thay đổi mục đích sử dụng đất. Tác động nhỏ do chủ yếu là đất trồng lúa, bạch đànThảm thực vật Công tác này làm phá hủy thảm thực vật trong khu vực và làm thay đổi một phần thảm thực vật khu vực lân cận. Công tác này được thực hiện ở nhiều nơi, mỗi vùng có thảm thực vật khác nhau. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi thì hiện tại các khu vực trên có thảm phủ thực vật nghèo nàn như: Tại khu vực bãi bồi ven sông thảm thực vật chủ yếu là cỏ bói, lau; tại khu vực xây dựng nhà máy nước thì hầu như chỉ có rừng tái sinh (bạch đàn)Tác động cục bộ ở mức độ nhỏCảnh quan tự nhiênViệc phát quang, san ủi mặt bằng làm làm đổi một phần cảnh quan tự nhiên trong khu vực và gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước…Tác động cục bộ, trong thời gian ngắn, với mức độ không lớnMôi trường đấtViệc phát quang, san ủi mặt bằng nếu không kết hợp các biện pháp kĩ thuật sẽ gây nguy cơ sạt lở, xói mòn, rữa trôi đất trong khu vực khi có mưa toTác động ngắn trong thời gian xây dựng, với mức độ không lớn.Môi trường nướcNước mưa chảy tràn trong khu vực san ủi sẽ kéo theo lớp đất bề mặt, đây là nguyên nhân làm tăng độ đục ở khu vực và các lưu vực lân cận; đồng thời dầu rò rỉ từ máy móc nếu không được thu gom đúng quy cách sẽ gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường đất trong khu vực.Tác động nhỏ, trong thời gian ngắn2Mở đường phục vụ thi công đường công vụMôi trường đấtĐịa hình khu vực thực hiện dự án, gồm nhiều dạng (bãi bồi ven sông, đồi núi), các dạng địa hình này có độ dốc không lớn. Tuy nhiên, việc mở đường giao thông nếu không kết hợp các biện pháp kỹ thuật sẽ gây nguy cơ sạt lở bờ sông, và xói mòn đất ở triền núi.Tác động ở mức độ trung bình.Việc sử dụng đất của địa phươngĐất sử dụng mở đường giao thông, việc sử dụng đất để làm đường giao thông đường công vụ, đường tạm thi công sẽ thu hẹp diện tích đất canh tác của dân địa phương.Tác động ở mức độ trung bình do diện tích xây dựng chủ yếu là đất trồng rừng.Thảm thực vật và cảnh quan thiên nhiênCấy cối sẽ bị chặt bỏ, thảm thực vật trong phần đất này sẽ bị dọn sạch.Việc đào đắp, thải bỏ các chất thải xây dựng, đất đá hoặc cây cối bị chặt sẽ tạo nên cảnh quang ngỗn ngang nếu không được thu dọn và xử lý hợp lý.Tác động nhỏ trong thời gian xây dựng.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 NGHIÊN CỨU KHẢ THI THỰC HIỆN DỰ ÁN

Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa vào năm 1987, kinh tế đấtnước đã chuyển đổi dần từ nền kinh tế quản lý tập trung sang kinh tế định hướng thịtrường Sau 20 năm đổi mới, từng là một trong số những nước nghèo nhất thế giới,Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất khuvực Châu Á Trong những thập kỷ vừa qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm luôngiữ vững ở mức 7,0 – 9,0% Trong giai đoạn 2006 – 2010, Chính phủ đặt ra mục tiêugiữ tốc độ phát triển GDP trung bình hàng năm là 7,5 – 8,5%; và phấn đấu trở thànhnước công nghiệp vào năm 2020 Xu thế tất yếu của việc chuyển đổi từ nền kinh tếnông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp là tốc độ đô thị hoá ngày càng cao Đô thịhoá và công nghiệp hoá nhanh chóng sẽ tạo thêm áp lực lên cơ sở hạ tầng kỹ thuật vốn

đã yếu kém và không hoàn thiện như hiện nay

Hiện nay, việc cung cấp nước sạch luôn không đáp ứng kịp với nhu cầu pháttriển kinh tế ngày càng nhanh của đất nước, đặc biệt là tại các khu vực đô thị và côngnghiệp Theo số liệu thống kê thì các hệ thống cấp nước công cộng hiện tại chỉ đápứng được nhu cầu sử dụng nước của khoảng 68% dân cư đô thị Tình trạng thiếu nước

và cấp nước gián đoạn, thường từ 8 – 16 giờ/ngày còn phổ biến ở các khu đô thị nhỏ.Một bộ phận dân cư đô thị vẫn phải dùng nước với chất lượng không đảm bảo vệ sinh.Điều này cho thấy mức độ cấp thiết cần phải cải thiện dịch vụ cấp nước công cộng,đặc biệt là ở các khu vực đô thị và công nghiệp đang trong giai đoạn phát triển

Đa số dân cư ở những vùng ven đô, khu vực nghèo và nông thôn thường vẫnphải sử dụng nước không qua xử lý từ các giếng đào mạch nông, nước mưa, sông suốihoặc ao hồ Phần lớn những nguồn nước này hiện đang tiềm ẩn khả năng bị ô nhiễm,

mà nguyên nhân chính là do chất thải từ các hoạt động kinh tế và sinh hoạt của conngười Đặc biệt, tại các vùng ven đô thị, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp sử dụng côngnghệ và qui trình sản xuất lạc hậu, thường xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường.Đây là các nhân tố gây ra ô nhiễm lâu dài cho nguồn nước và là tác nhân gây ra cácdịch bệnh liên quan đến nước trong cộng đồng

Để hiện thực hóa việc phấn đấu đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ của quốcgia Năm 2002, Chính phủ đã thông qua Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảmnghèo (CPRGS) Trong đó Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 5 và 10 năm của Chínhphủ, và các kế hoạch phát triển của các ngành được cụ thể hoá thành các biện pháp vớicác lộ trình rõ ràng cho thực thi CPRGS sẽ được thực hiện tại tất cả các cấp từ tỉnhthành, quận huyện đến phường xã Nhằm đảm bảo các nhu cầu cấp thiết của địaphương sẽ được ưu tiên giải quyết phù hợp với mục tiêu phát triển quốc gia Các mụctiêu của CPRGS liên quan đến cấp nước gồm:

Đảm bảo 95% dân số đô thị và 75% dân số nông thôn có cơ hội sử dụng nướcsạch và an toàn vào năm 2010; 100% dân số đô thị và 90% dân số nông thôn có cơ hội

sử dụng nước sạch và an toàn vào năm 2020;

Phát triển cơ sở hạ tầng và tạo điều kiện cho người nghèo được sử dụng cácdịch vụ công cộng Thực thi các chính sách đảm bảo cho sự phát triển hạ tầng cơ bản,đặc biệt là cấp nước và vệ sinh môi trường cho khu vực nghèo

Trang 2

Để đáp ứng các mục tiêu đề cập ở trên, tổng ngân quĩ cần thiết cho đầu tư pháttriển cấp nước của quốc gia trong 10 năm tới sẽ vào khoảng 8 – 10 tỷ USD Dự tínhrằng, trong cùng thời gian đó, Chính phủ sẽ đảm bảo việc huy động cả nguồn vốn ngânsách và vốn ODA được khoảng 50% vốn đầu tư yêu cầu Nguồn vốn này chủ yếu sẽđược dành ưu tiên cho các khu vực nghèo và kém phát triển nhằm đáp ứng mục tiêuchung của CPRGS Do vậy, nguồn đầu tư còn thiếu cho ngành cấp nước sẽ được huyđộng từ các nguồn vốn khác.

Khu vực miền Trung Việt Nam, bao gồm bắc trung bộ, vùng duyên hải miềntrung và các tỉnh Tây Nguyên hiện có mức đóng góp thấp nhất vào GDP toàn quốc Kếhoạch phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đặt ra mục tiêu cho khu vực miền Trung

là phải đẩy mạnh phát triển kinh tế, năng động hơn và có thể bắt kịp với các khu vựckhác Tốc độ phát triển của khu vực sẽ được đẩy nhanh nhờ phát triển công nghiệp,dịch vụ Các khu kinh tế duyên hải sẽ phát triển dựa trên những lợi thế tiềm tàng về dulịch, đánh bắt cá, công nghiệp đóng tàu, và hoá dầu

Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở khu vực trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm miềntrung Vịnh Dung Quất nằm ở phía Bắc của tỉnh có độ sâu 15 đến trên 20m nước, lạiđược che chắn bởi các dãy núi và cồn cát cao, là nơi có thể đón nhận những tàu biểnlớn Dựa trên các đặc điểm tự nhiên thuận lợi này, năm 1997, Dung Quất đã được lựachọn để xây dựng khu liên hợp lọc hóa dầu đầu tiên của Việt Nam Từ đó, khu vực nàytrở thành điểm đến của các nhà đầu tư công nghiệp và dịch vụ trong nước và nướcngoài

Sau hơn 10 năm xây dựng, Khu liên hợp lọc hóa dầu Dung Quất đã được Chínhphủ quyết định chuyển đổi thành Khu kinh tế Dung Quất vào năm 2007 Tuy nhiêncho đến nay, sự phát triển của khu vực vẫn chưa đạt được mức như dự kiến Một trongcác nguyên nhân chính là hạ tầng kỹ thuật cơ sở còn chưa đáp ứng được theo nhu cầuphát triển

Cho đến nay, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã chính thức vận hành cho ra sảnphẩm Các cơ sở công nghiệp hóa dầu và phụ trợ cũng đang được khẩn trương xâydựng Quy hoạch tổng thể phát triển Khu kinh tế Dung Quất đã được Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt bằng quyết định số 1056/QĐ-TTg ngày 16/08/2007 Trong đó địnhhướng quy hoạch cấp nước đến năm 2020 đã được xác định Tuy nhiên, cho đến nay,

do nhiều nguyên nhân, các dự án đăng ký đầu tư cấp nước vẫn còn đang trong giaiđoạn nghiên cứu và chuẩn bị Vì vậy, việc đầu tư xây dựng cấp nước cho khu vực đãtrở thành vấn đề cấp thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu dùng nước cho sự phát triển của khukinh tế trong những năm tới

2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT THỰC HIỆN DỰ ÁN

Các cơ sở pháp luật và kỹ thuật để xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môitrường (ĐTM) bao gồm:

Điều 29 của Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định:

“Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phảithực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo

vệ môi trường Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môitrường”

Trang 3

Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thôngqua ngày 29 tháng 11 năm 2005.

Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc Quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường

Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổsung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ

về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môitrường

Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ hướng dẫn vềđánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môitrường

Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng

Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam

Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ tài nguyên vàMôi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tếban hành các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng trong quá trình lập báo cáo ĐTM:

• QCVN 05:2009/BTNMT: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh

• QCVN 06:2009/BTNMT: Nồng độ tối đa cho phép các chất độc trong khôngkhí xung quanh

• QCVN 20:2009/BTNMT : Giới hạn tối đa cho phép các chất hữu cơ khi thảivào không khí

Các tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y tế

• QCVN 08:2008/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nướcmặt

• QCVN 09:2008/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nướcngầm

• QCVN 14:2008/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

• TCVN 3254-1989 : An toàn cháy, yêu cầu chung

• TCVN 2622-1995 : An toàn phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình –Yêu cầu thiết kế

• Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống – Bộ Y tế (ban hành kèm theo quyết định1329/2002/QĐ-BYT ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

• TCXD 51-1984 : Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình

• QCVN 02: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nướcngầm

Các tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình lập báo cáo ĐTM :

Trang 4

Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo :

• Alexander P Economopoulos, Assessment of Sources of Air, Water and LandPollution, Part 1 : Rapid Inventory Technique in Environmental Pollution,WHO, Geneva, 1993

• World bank, Guidelines for EIA, 1989

• World bank, Pollution Prevention and Abatement, Handbook, 1996

• Tuyển tập các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, Hà Nội – 2002

• Tuyển tập các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, Hà Nội – 2005

• Tiêu chuẩn vệ sinh lao động, NXB Y học, Hà Nội – 2003

• Bộ Tài nguyên và Môi trường : thông tư số 05/2008/TT-BTNMT - Hướng dẫn

về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường vàcam kết bảo vệ môi trường

• Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP): Đánh giá tác động môitrường - Những quy trình cơ bản đối với các nước đang phát triển - Cục môitrường, 1988;

• Cục môi trường: Hướng dẫn về quan trắc môi trường, 1998

• Hoàng Huệ : Xử lý nước thải, NXB Xây dựng 1996

• Hoàng Xuân Cơ, Phạm Ngọc Hồ: Giáo trình Đánh giá tác động môi trường, Đạihọc Quốc gia Hà Nội, 1998

• Lê Thạc Cán và tập thể tác giả : Đánh giá tác động môi trường – phương phápluận và kinh nghiệm thực tiễn, Nxb KH-KT, Hà Nội – 1994

• Lê Trình : Đánh giá tác động môi trường – Phương pháp và ứng dụng, Nxb

KH-KT, Hà Nội – 2000

• Lê Trình: Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, Nxb KH-KT, 1997

• Nguyễn Đức Khiển: Quản lý chất thải rắn nguy hại, NXB Xây dựng, Hà Nội 2003

-• Phạm Ngọc Đăng : Môi trường không khí, NXB KHKT, Hà Nội -1997

• Trần Đức Hạ: XLNT sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ, NXB KHKT, Hà Nội 2002

• Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái: Quản lý chất thảirắn, NXB Xây dựng, Hà Nội – 2001

• Trần Ngọc Chấn: Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, NXBKHKT, Hà Nội –2001

• Mô hình toán dòng chảy của TS Tô Văn Trường

• Tạp chí Khoa học ĐHQGHN ĐHKHTN và công nghệ số 25 và số 38 (2009)

499 – 570

Trang 5

• Mô hình sử dụng tổng hợp nguồn nước phục vụ sản xuất Nông – Lâm – Ngưnghiệp bền vững cho các tiểu vùng sinh thái duyên hải miền trung của TS LêSâm, ThS Nguyễn Văn Lân và ThS Nguyễn Đình Vượng

• Các tài liệu trong Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ 9, ĐHBK thành phốHCM 11/10/2005

• Kỹ Thuật khai thác nước ngầm – TS Phạm Ngọc Hải

• Trịnh Xuân Lai: Tính toán thiết kế các công trình XLNT, NXBXD, Hà Nội –2000

Trên đây là những tài liệu mà chúng tôi tham khảo, sử dụng trong quá trình lậpBáo cáo ĐTM của dự án Đây là những tài liệu có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn,các tài liệu đã đưa ra các hướng dẫn chi tiết về nội dung và phương pháp ĐTM Các tàiliệu này đã được dùng làm tài liệu giảng dạy, tham khảo cho nghiên cứu sinh, sinhviên ngành công nghệ và quản lý môi trường; đồng thời là nguồn tài liệu tham khảocho các nhà quản lý môi trường cũng như phục vụ cho các Cơ quan nghiên cứu vàquản lý môi trường nên có độ tin cậy cao

Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập:

• Hồ sơ Dự án đầu tư công trình cấp nước Trà Bồng

3 PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM

Phương pháp lập bảng kiểm tra: thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của

dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động do dự án

Phương pháp thống kê: Ứng dụng trong việc thu thập và xử lý các số liệu khítượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực dự án

Phương pháp khảo sát, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thínghiệm nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí,môi trường nước và tài nguyên sinh học tại khu vực dự án Phương pháp thu mẫu,phân tích mẫu nước và khí thực hiện theo các Tiêu chuẩn Việt Nam

Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới(WHO) thiết lập nhằm dự báo và ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt độngcủa Dự án

Phương pháp so sánh dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các tiêu chuẩn,quy chuẩn môi trường Việt Nam đã được ban hành theo Quyết định số 22/2006/QĐ -BTNMT ngày 18/12/2006 và Quyết định số 16/2008/QĐ – BTNMT của Bộ Tàinguyên và Môi trường và các Tiêu chuẩn Việt Nam ban hành trước đó

Chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nêu trên trong quá trình tiến hành thựchiện ĐTM và lập Báo cáo ĐTM, các phương pháp này đã được sử dụng rộng rãi trongthực tế; đồng thời các phương pháp này đã được đưa vào giáo trình giảng dạy cho sinhviên ngành công nghệ và quản lý môi trường cũng như phục vụ cho các Cơ quannghiên cứu và quản lý môi trường nên có độ tin cậy cao

4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

Trang 6

Theo quy định tại điều 18 Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005, Nghịđịnh 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường, Nghị định 21/2008/NĐ-

CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghịđịnh số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ hướng dẫn về đánh giá môi trườngchiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường thì “Dự án cấpnước Trà Bồng” phải lập Báo cáo ĐTM để đánh giá những tác động đến môi trườngtrong quá trình thi công và vận hành của dự án Trên cơ sở các đánh giá đó, Chủ dự án

đề xuất những biện pháp giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường và trình nộp Cơquan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường để thẩm định Đây là giải pháp hết sứccần thiết nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững

Báo cáo ĐTM “Dự án cấp nước Trà Bồng” do chủ dự án là Công ty Cổ phầnXây dựng Ánh Phát là đơn vị chủ trì thực hiện với sự tư vấn của công ty TNHH Môitrường Vietgreen

Các thông tin về tổ chức dịch vụ tư vấn :

Tên đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi trường Vietgreen

Đại diện : Ông Lê Minh Vương Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ : 85 Nguyễn Công Phương, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh QuảngNgãi

Điện thoại : 055 3 715 288 ; Fax: 055 3 715 288

Danh sách những người trực tiếp tham gia lập Báo cáo ĐTM:

1 Trần Thị Ngọc Phương K.S Công ty TNHH Môi Trường VietGreen

2 Nguyễn Gia Hiếu K.S Công ty TNHH Môi Trường VietGreen

3 Nguyễn Quốc Toàn K.S Công ty TNHH Môi Trường VietGreen

4 Lê Minh Vương K.S Công ty TNHH Môi trường VietGreen

5 Huỳnh Nhanh K.S Công ty TNHH Môi trường VietGreen

Trang 7

CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

2.1.1 Địa hình, địa mạo

2.1.1.1 Địa hình

Địa hình khu vực dự án sẽ chia thành 4 nhóm sau:

• Địa hình khu vực bãi Giếng: là khu vực bãi cát bồi An Điềm dọc theo sông TràBồng Bãi bồi có địa hình khá bằng phẳng.Bãi bồi bên trong có cao độ dao động

từ +2,5m đến +4,5m Trên mặt là tầng cát mịn, hiện đang là đất trồng hoa màucủa nhân dân thôn Nam Thuận Kết quả quan trắc thủy văn nhiều năm cho thấykhu vực bãi bồi chỉ bị ngập nước trong khoảng 3 – 5 tiếng khi có lũ lớn Đỉnh lũcao nhất ở cốt +7,20 m sau cơn bão số 9 năm 2009

• Địa hình khu vực nhà máy nước Long Xuân: nằm trên khu toàn bộ đồi núi LongXuân có đỉnh cao nhất khoảng 40 m, xung quanh khu đồi là khu vực nhà dânsinh sống

• Địa hình khu vực nhà máy nước Bình Hiệp: nằm trên địa hình bằng phẳng, giữađồng Hóc Tranh và Bạch đàn, có tuyến kênh Thạch Nham B7 đi qua

• Địa hình khu vực các tuyến nước thô: Dọc theo các tuyến đường ở nông thôn,thị trấn và dọc theo quốc lộ 1A Địa hình bằng phẳng

2.1.1.2 Địa chất

* Kết quả khảo sát địa chất tại khu vực đóng giếng:

Dựa vào kinh nghiệm khai thác nước trong tầng cát tại các lòng sông ở khu vựctrung bộ Trong tháng 8 và 9 năm 2009, chủ dự án đã tiến hành khảo sát địa chất vàbơm thí nghiệm lấy nước trong thềm bãi cát An Điềm Kết quả khoan địa chất theo 15tuyến cắt ngang bãi và lòng sông cho thấy bãi cát có cấu tạo địa tầng đồng nhất vớilòng sông, kiểu thềm sông hiện đại

Cấu tạo địa tầng của bãi bồi và lòng sông:

Lớp 1 - phụ lớp cát thô aQIV màu xám vàng dày 2-3m Diện phân bố đều khắp

trong khu vực khảo sát và nằm ở trên mặt đất tự nhiên của khu vực Đặc điểm địa chấtcông trình của lớp này là có nguồn gốc bồi tích sông thuộc Thống Holocen, Hệ Đệ Tứ(aQIV) Đất có màu xám vàng, thành phần thạch anh hạt thô là chủ yếu, các tính chất

cơ lý đất nền chủ yếu như sau:

Trang 8

Lớp 2 - phụ lớp cát, cuội sỏi, tảng lăn aQIV màu xám vàng dày 2-3m Diện

phân phố đều khắp trong khu vực khảo sát và nằm bên dưới lớp cát hạt thô ký hiệu là(1a) Đặc điểm địa chất công trình của lớp này là có nguồn gốc bồi tích sông thuộcThống Holocen, Hệ Đệ Tứ (aQIV) Đây là lớp cát hạt thô chứa nhiều cuội, sỏi, tảnglăn màu xám vàng Trong đó hàm lượng hạt lớn (cuội, dăm, tảng lăn) chiếm tỷ lệ lớn.Kích thước các hạt này cũng biến đổi Có hạt đường kính lớn hơn 10cm Các tính chất

cơ lý đất nền chủ yếu như sau:

Lớp 3 - phụ lớp cát cuội sỏi, tảng lăn amQII-III màu xám vàng dày 1-3m Diện

phân bố đều khắp trong khu vực khảo sát và nằm bên dưới lớp cát hạt thô ký hiệu là(1b) Đặc điểm địa chất công trình của lớp này là có nguồn gốc bồi tích sông biển hỗnhợp thuộc Thống Pleistocen, Hệ Đệ Tứ (amQII-III), hàm lượng hạt lớn chiếm tỷ lệ lớn.Đất có màu xám xanh, xám đen, thành phần là cát hạt thô chứa nhiều dăm, sạn, cuội,tảng lăn Các tính chất cơ lý đất nền chủ yếu như sau:

Lớp 4 - phụ lớp cát thô amQII-III màu xám vàng dày 1-4m Diện phân phố đều

khắp trong khu vực khảo sát Một số lỗ khoan chưa khoan hết lớp này nên chưa xácđịnh hết bề dày của lớp này Đặc điểm địa chất công trình của lớp này là cát có nguồngốc bồi tích hỗn hợp sông biển thuộc thống Pleistocen, hệ Đệ Tứ (amQII-III), hàmlượng hạt lớn chiếm tỷ lệ lớn Đất có màu xám xanh, xám đen, thành phần là cát hạtthô Các tính chất cơ lý đất nền chủ yếu như sau:

Lớp 5 - lớp cát bột kết hệ tầng Easoap, bề mặt phong hóa tàn tích elQ rắn chắc,

hàm lượng nước nghèo nàn, ít thấm Trong phạm vi khảo sát lớp này tuy là nền trongkhu vực nhưng trong phạm vi chiều sâu khoan chỉ gặp ở các lỗ khoan G1, G2a, G9A,

Trang 9

G10, G10A, G3, G16, G19, G23 và G25 Lớp này có tính chất cơ lý nền nền móng rấttốt, R0 > 10kG/cm2, N30 > 100

• Nước dưới cát

• Nước dưới đất tồn tại trong tầng chứa nước trên và tầng chứa nước dưới

• Tầng chứa nước trên gồm lớp 1a, 1b là cát thô trên, cát cuội sỏi nguồn gốc bồitích sông có quan hệ trực tiếp với nước sông Trà Bồng

• Tầng chứa nước dưới gồm lớp 2a, 2b là cát cuội sỏi, cát thô dưới nguồn gốcsông biển hỗn hợp có quan hệ với nước ngấm từ bãi bồi

• Tầng đáy thuộc hệ tầng Easoup không chứa nước

Kết quả bơm hút nước lỗ khoan

Đặc điểm thấm và bổ cấp nước tầng trên (1a,1b): kết quả bơm hút nước thínghiệm và quan trắc thủy văn các hạng mục như sau:

• Lưu lượng bơm thí nghiệm: Q = 26 – 53 m3/h

2.1.2 Khí tượng thủy văn

2.1.2.1 Nhiệt độ không khí

Theo số liệu của Trạm khí tượng Quảng Ngãi, nhiệt độ không khí trung bìnhtháng trong năm tại khu vực dự án trong các năm gần đây được trình bày như trongbảng sau:

Bảng 2.1: Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm ( o C)

Trang 10

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi)

Theo số liệu trong bảng trên, nhiệt độ không khí tại khu vực dự án phụ thuộcvào mùa Chênh lệch nhiệt giữa 2 mùa không lớn lắm, trung bình khoảng từ 4 -6oC.Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm đạt giá trị khoảng 26,1oC Nhiệt độ trungbình tháng đạt giá trị lớn nhất vào các tháng 4, 5, 6, 7, 8 khoảng 27,2oC - 29,7oC

Trang 11

Trung bình năm 80 82 82 81,3

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi)

Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí tại khu vực dự án tính trong 03năm gần đây có giá trị khá lớn, trung bình khoảng 81,3% Độ ẩm không khí trung bìnhtháng đạt giá trị lớn vào các tháng mùa mưa và mức độ chênh lệch về độ ẩm không khítrung bình tháng giữa hai mùa là không lớn lắm

Trong một ngày đêm, độ ẩm tương đối tăng giảm đột ngột Ban ngày, sau lúcmặt trời mọc độ ẩm giảm dần và đạt thấp nhất vào lúc quá trưa, sau tăng dần Về banđêm độ ẩm ít thay đổi và duy trì ở mức cao, thường đạt cực đại vào lúc sau 4h sángcho đến trước khi mặt trời mọc

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi)

Qua bảng trên cho thấy lượng mưa trung bình trong các năm gần đây tại khuvực dự án đạt khoảng 2.598,7 mm Tháng 11 là tháng có lượng mưa trung bình thángcao nhất, khoảng 723,3 mm Chênh lệch về lượng mưa giữa tháng có lượng mưa lớnnhất và tháng có lượng mưa thấp nhất là khá lớn Tháng có lượng mưa trung bìnhtháng thấp nhất là tháng 4 khoảng 22,7 mm

2.1.2.4 Chế độ gió

Trang 12

Khu vực dự án nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới giómùa Vào mùa đông chịu sự ảnh hưởng của gió mùa Tây Bắc, vào mùa hè chịu sự ảnhhưởng của gió Đông và Đông Nam Từ tháng 4 đến tháng 7 hướng gió chủ đạo làhướng Đông và Đông Nam; từ tháng 9 đến tháng 02 năm sau hướng gió chủ đạo trongkhu vực là hướng Bắc và Tây Bắc; vào tháng 3 hướng gió chuyển từ Bắc - Tây Bắcsang Nam - Đông Nam và tháng 8 thì ngược lại hướng gió chuyển từ Nam - ĐôngNam sang Tây - Tây Bắc.

Thời kỳ xuất hiện các giá trị lớn của vận tốc gió thường là vào các tháng mùamưa (khoảng tháng 9 đến tháng 12), đây là thời kỳ hoạt động của các cơn bão ở biểnĐông gây ảnh hưởng đến các vùng ven biển

2.1.2.5 Chế độ bức xạ

Cường độ bức xạ trong khu vực dự án thường đạt giá trị cao vào các tháng 4 và

6, lớn hơn 14 kcal/cm2 và đạt giá trị nhỏ hơn vào các tháng 11 đến tháng 01 năm sau,nhỏ hơn 8 kcal/cm2 Tổng lượng bức xạ cả năm đạt khoảng 140 - 150 kcal/cm2 Trongngày, lượng bức xạ đạt giá trị cao nhất vào buổi trưa, khoảng từ 11 giờ đến 13 giờ

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi)

Như vậy, các năm gần đây trung bình một năm có khoảng 1.926,3 giờ nắng.Thời điểm có số giờ nắng cao chủ yếu tập trung vào các tháng 5, 6, 7

Trang 13

2.1.2.7 Đặc điểm địa chất thuỷ văn sông Trà Bồng - nguồn nước chính của dự án

Do đặc điểm địa hình phức tạp với vùng đồi núi dốc và dải đồng bằng ven biểnnhỏ hẹp, khu vực này có chế độ thuỷ văn đặc trưng của khu vực miền trung Lòngsông nông và dốc về phía khu vực cao nguyên gây ra ngập lụt ngay sau những trậnmưa lớn Ở khu vực ven biển, do ảnh hưởng của thuỷ triều, lòng sông có hình dạnguốn khúc với các hồ nước mặn quanh cửa sông Vào mùa khô, nước nhiễm mặn vàosâu trong đất liền và gây ra các tác động xấu tới trồng trọt và cấp nước sinh hoạt

Sông Trà Bồng bắt nguồn từ vùng núi Trường Sơn phía tây huyện Trà Bồng,chảy qua huyện Bình Sơn đổ ra cửa Sơn Trà trong khu vực vịnh Dung Quất Sông dài

59 km, diện tích lưu vực 697 km2 Phần lớn sông chảy trong vùng đồi núi có độ cao từ

200 – 1300 m, phần còn lại chảy trong vùng đồng bằng xen giữa đồi trọc và đụn cát.Đoạn cửa sông là vùng đất thấp, chịu ảnh hưởng mặn của thuỷ triều

Sông Trà Bồng có 5 nhánh sông cấp I, trong đó các nhánh chính như Suối Sâudài 19 km, bắt nguồn từ núi Đá Miếu chảy theo hướng Bắc – Nam gặp sông chính tại

An Phong Nhánh sông Bí dài 12 km chảy từ Đông Phước theo hướng Bắc – Nam gặpsông chính tại Thượng Hà, tiếp giáp giữa hạ lưu và cửa sông

Chế độ thuỷ văn của sông Trà Bồng phân làm hai mùa: mùa cạn từ tháng 1 đếntháng 8, mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12 Do ảnh hưởng trực tiếp từ lượng mưa trên lưuvực, dòng chảy của sông phân bố không đều, mùa lũ chiếm 65 – 70% lượng dòng chảy

cả năm Thời gian lũ lên trung bình 1 – 2 ngày, trường hợp mưa nhiều ngày gây lũnhiều đỉnh, thời gian lũ lên 3 – 4 ngày, đỉnh lũ duy trì từ 1 – 3 giờ, thời gian lũ xuốngtương tự như lũ lên

Trên lưu vực sông Trà Bồng có 2 trạm thuỷ văn là Trà Bồng trên thượng lưu vàChâu Ổ ở vùng hạ lưu Số liệu quan trắc 30 năm của Trạm thuỷ văn Châu Ổ ghi nhận:lưu lượng trung bình năm là 64,0 m3/s, lưu lượng lũ lịch sử lớn nhất 2.079 m3/s vàongày 5/12/1999, lưu lượng kiệt nhất là 2,90 m3/s vào ngày 6/4/1983 Các đặc trưngthuỷ văn của sông Trà Bồng:

Bảng 2.5 Hình thái sông Trà Bồng và các chi lưu chính Tên sông Chiều dài sông Chiều dài lưu vực Diện tích lưu vực Chiều rộng trung bình lưu vực

Trang 14

• Diện tích lưu vực: F = 697 km2

• Chiều rộng trung bình của lưu vực: B = 12.4 km

• Độ dốc bình quân lưu vực: I = 10.5%

• Mô đun dòng chảy trung bình năm: m = 91.8 l/s km2

• Lưu lượng lũ lớn nhất (P = 1%): Qmax = 2.079 m3/s, ngày 5/12/1999

• Lưu lượng trung bình năm: Qtbm = 64,0 m3/s

• Lưu lượng trung bình tháng cạn nhất: Qtbtc = 19,0 m3/s, tháng 2

• Lưu lượng khô nhỏ nhất: Qmin = 2,9 m3/s, ngày 6/4/1983

• Các tháng có dòng chảy trung bình nhỏ hơn 40,0 m3/s là tháng 1 đến tháng 4

• Mực nước bình quân năm: Hbqm = +1,08 m

• Mực nước lũ cao nhất: Hmax = +6,25 m ngày 29/09/2009

• Mực nước thấp nhất: Hmin = +0,46 m ngày 22/02/1980

Đoạn hạ lưu sông Trà Bồng chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều khôngđều Biên độ dao động của thủy triều từ 2,0 đến 2,5m theo mùa Đỉnh triều cao nhất ởcao độ +1,25m Trong mùa khô biên ảnh hưởng mặn của thủy triều trên sông Trà Bồng

là cầu đường sắt, bên trên thị trấn Châu Ổ khoảng 1km

Nước sông Trà Bồng có chất lượng tốt và tương đối ổn định quanh năm, ngay

cả trong mùa mưa Do đặc tính thủy văn của lòng sông, nước sông có độ đục cao khi

có lũ sau các cơn mưa lớn trên đầu nguồn, thời gian lũ thường chỉ kéo dài 3 – 5 ngày.Sau khi lũ rút, nước sông lại trong trở lại

Kết quả phân tích chất lượng nước sông cho thấy hầu hết các chỉ tiêu hóa lý đạttiêu chuẩn chất lượng nguồn cấp nước sinh hoạt loại A (theo TCXD 233:1999) Chỉ cóchỉ tiêu vi sinh và một vài chỉ tiêu hữu cơ đạt loại B Nước sông không có dư lượngthuốc bảo vệ thực vật hoặc hóa chất độc hại

Khu vực dự án nói chung nghèo nước dưới đất, thường chỉ tồn tại những lớpnước với chiều dày mỏng, có liên quan trực tiếp với lưu lượng nước mặt tại các sông,mực nước và dòng chảy thay đổi theo mùa trong năm

Trên khu vực các đồi cát có lưu giữ một lượng nước ngầm có quan hệ trực tiếpvới lượng mưa hàng năm Do phân bố phân tán, lượng nước ngầm này chỉ có thể sửdụng ở quy mô nhỏ, không đủ trữ lượng cho khai thác công nghiệp

2.2 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN

Để đánh giá chất lượng hiện trạng môi trường khu vực Dự án, Công ty TNHHVietGreen đã tiến hành đi thực địa, khảo sát và đo đạc các chỉ tiêu môi trường tại cáckhu vực thực hiện dự án

2.2.1 Chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn

Để đánh giá chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án, chúng tôi đãtiến hành đo đạc, thu mẫu và phân tích các thông số về chất lượng môi trường khôngkhí trong và bên ngoài lân cận khu dự án Kết quả được trình bày ở bảng sau:

Trang 15

Bảng 2.11 Kết quả phân tích mẫu không khí

Kết quả

QCVN 05:2009/BT NMT

KK 36/01 KK 36/02 KK 36/03 KK 36/04

X:1690973Y:0579061 X:1691525Y:0580934 X:1685012Y:0584243 X:1684457Y:0584277

(Nguồn: Công ty TNHH Môi Trường VietGreen)

• KK 36/01: Khí xung quanh tại thôn Nam Thuận (khu vực Bãi Giếng) xã BìnhChương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

• KK 36/02: Khí xung quanh tại đồi Long Xuân, thôn Long Xuân, xã Bình Long,huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

• KK 36/03: Khí xung quanh tại xứ Đồng Hóc Tranh (khu vực nhà máy xử lýnước Bình Hiệp), xã Bình Hiệp, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

• KK 36/04: Khí xung quanh tại xứ Đồng Hóc Tranh (khu vực nhà quản lý), xãBình Hiệp, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

* Nhận xét:

So với QCVN 05:2009/BTNMT thì chất lượng môi trường không khí tại cáckhu vực thực hiện dự án chưa có dấu hiệu ô nhiễm, các chất khí độc hại các chỉ tiêuđều chưa vượt Quy chuẩn cho phép

2.2.2 Chất lượng nước mặt

Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt tại khu vực dự án cũng như để theodõi diễn biến chất lượng nước mặt sau khi dự án đi vào hoạt động, chúng tôi đã tiếnhành lấy mẫu và phân tích nước mặt tại bãi Giếng sông Trà Bồng, Kênh B7 giữa đồngHóc Tranh Kết quả phân tích được trình bày ở bảng sau:

Trang 16

Bảng 2.12: Kết quả phân tích mẫu nước mặt

NM 36/1 NM 36/2 NM 36/3 NM 36/4

Y:0578981

X:1691012Y:0579052

X:1690992Y:0579121

X:1684778Y:0584245

(Nguồn: Công ty TNHH Môi Trường VietGreen)

Ghi chú: QCVN 08:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng

Trang 17

Như vậy qua quan trắc và so sánh với cột A1 của quy chuẩn, chất lượng hiệntrạng nguồn nước sẽ cung cấp cho dự án còn rất tốt, hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trongquy chuẩn cho phép.

Ngoài ra, Chủ đầu tư dự án cũng đã tiến hành lấy mẫu nước mặt sông Trà Bồng

và kênh B7 Thạch Nham để tiến hành phân tích, kết quả như sau:

Bảng 2.13: Thành phần hóa học nước sông Trà Bồng

Stt Chỉ tiêu phân

Mẫulần 1

Mẫu lần2

Trungbình

TCXD233:1999

Phân loại,đánh giá

(Nguồn: Báo cáo nguyên cứu khả thi)

Bảng 2.14: Thành phần nhiễm bẩn hữu cơ, nguyên tố độc hại Trà Bồng

Stt Chỉ tiêu xét nghiệm Đv Nước sôngTrà Bồng TCXD233:1999 Phân loại,đánh giá

Trang 18

12 Hàm lượng NO3- mg/l 1.4 < 6 B

14 Hàm lượng COD mg/l 7.0 Không qui định

(Nguồn: Báo cáo nguyên cứu khả thi)

Bảng 2.15: Chỉ tiêu vi sinh và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Trà Bồng

Stt Chỉ tiêu xét nghiệm Đv Nước sông Trà Bồng 233:1999 TCXD Phân loại, đánh giá

(Nguồn: Báo cáo nguyên cứu khả thi)

Bảng 2.16: Chất lượng hóa lý nước kênh Bắc Thạch Nham

Stt Chỉ tiêu Đơnvị B3 B7 Bìnhquân 233:1999TCXD Phân loạiđánh giá

6 Tổng chất rắnhoà tan mg/l 26.00 31.00 28.5 quy địnhKhông

7 ĐộCaCO3 cứng mg/l 14.00 17.00 15.5 quy địnhKhông

(Nguồn: Báo cáo nguyên cứu khả thi)

Nhận xét:

Theo kết quả phân tích trên, thì chất lượng nước mặt tại các khu vực thực hiện

dự án chưa có dấu hiệu ô nhiễm

2.2.3 Chất lượng nước ngầm

Trang 19

Nguồn nước ngầm tại khu vực lân cận dự án khi quan trắc được lấy từ giếngđào dùng sinh hoạt của người dân trong khu vực Người dân vẫn sử dụng giếng lấynước sinh hoạt, tuy nhiên vào mùa khô nhiều giếng trong khu vực bị kiệt nước, ngườidân phải dùng tạm nước sông Trà Bồng chưa qua xử lý

Bảng 2.17: Chất lượng nước ngầm gần khu vực Dự án

2.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

Khu vực thực hiện dự án nằm trên địa bàn phía Đông các huyện Bình Sơn, SơnTịnh, tỉnh Quảng Ngãi Giới hạn giữa tuyến đường sắt ở phía Tây đến phía Đông giápBiển, phía Bắc giáp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp sông Trà

Trang 20

Khúc Khu vực dự án bao gồm khu kinh tế Dung Quất, các khu công nghiệp, khu đôthị, du lịch và các cụm dân cư làng xóm trong khu vực dự án.

Theo kết quả của niên giám thống kê huyện Bình Sơn cả huyện có 467.57 km2diện tích đất tự nhiên, trong đó xã Bình Long 135.7 km2, dân số trung bình là 6.875người với mật độ dân số là 507 người/km2, xã Bình Hiệp có 138.8 km2, dân số trungbình là 6.219 người với mật độ dân số 448 người /km2 và xã Bình Chương là 184.3

km2, dân số trung bình là 6.981 người với mật độ 379 người/km2 Như vậy có thể thấy

xã Bình Chương là xã đông dân nhất nhưng dân số lại không tập trung, xã Bình Long

là xã đông dân thứ 2 trong ba xã và có mật độ dân số đông nhất là 507 người/km2

Về kinh tế, thu nhập chủ yếu vẫn từ cây lúa nước, ngoài ra các hộ còn trồngthêm rau, màu ở dất bãi bồi sông Trà Bồng, trồng rừng trên các núi thấp Bảng dướiđây chỉ ra thu nhập và chi tiêu trung bình trong một tháng của hộ gia đình ở 3 xã khuvực dự án

Bảng 2.6 Thu nhập, chi tiêu bình quân của hộ gia đình

TT Tên xã Bình quân thu nhập các hộ giađình trong xã (tháng/hộ) Chi tiêu bình quân cáchộ gia đình (tháng/hộ)

(Nguồn: trích báo cáo nguyên cứu khả thi)

Như vậy, có thể thấy rằng xã Bình Long có thu nhập bình quân cao nhất trong 3

xã với 5,5 triệu đồng/tháng Xã Bình Hiệp có mức thu nhập thấp nhất trong 3 xã chỉhơn 2,4 triệu trên tháng Thu nhập trung bình cả 3 xã là 3.662.237 đồng/hộ/tháng vớimức thu nhập này thì 1 nhân khẩu có mức thu nhập là hơn 891 nghìn/tháng cũng làmức thu nhập tương đối cao khu vực nông thôn Bình quân 3 xã chi tiêu cho sản xuất,sinh hoạt, giáo dục trong một tháng là 2.352.660 đồng, mức chi tiêu như vậy cũng chỉ

đủ cho chi dùng những khâu thiết yếu của gia đình

Ở 3 xã vùng dự án vẫn còn có nhiều hộ rất nghèo chia ra xã Bình Long có 70

hộ, xã Bình Chương có tới 162 hộ, xã Bình Hiệp thì không có hộ rất nghèo Các hộnghèo thì cả 3 xã đều có tới 972 hộ trong đó xã Bình Chương có số hộ nghèo nhiềunhất là 425 hộ, sau đó là xã Bình Long 317 hộ và cuối cùng là xã Bình Hiệp có 230 hộnghèo

Bảng 2.7 Phân loại hộ gia đình theo mức thu nhập

TT Các loại hộgia đình Bình Long Bình Chương Bình Hiệp Tổng

số Tỷ lệ người/thángThu nhập

Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ

100.000đ/người/th

90.000-áng

2 Nghèo 317 17.6 425 25.5 230 13.6 972 18.8 đ/người/thángDưới 200.000

Trang 21

TT Các loại hộgia đình Bình Long Bình Chương Bình Hiệp Tổng

(Nguồn: Báo cáo nguyên cứu khả thi)

Từ bảng trên cho thấy tỷ lệ hộ trung bình chiếm đa số ở xã Bình Long và xãBình Chương lần lượt là 750 hộ và 552 hộ, riêng xã Bình Hiệp thì số hộ khá giả lạichiếm tỷ lệ cao nhất tới 42.9% tương ứng với 728 hộ Số hộ giàu ở xã Bình Hiệp cũngchiếm tỷ lệ cao nhất trong ba xã 29.1% với 493 hộ, xã Bình long đứng thứ 2 với 188

hộ và cuối cùng là xã Bình Chương có 40 hộ Như vậy xã Bình Hiệp là xã có tỷ lệ hộkhá, giàu nhiều nhất trong 3 xã tới 72% tương ứng 1.221 hộ, xã Bình Long có 588 hộkhá giàu chiếm tỷ lệ 32.6% và xã Bình Chương chỉ có 312 hộ chiếm 18.7%

Tổng số 3 xã có 12 thôn chia ra xã Bình Hiệp có 2 thôn, xã Bình Chương có 4thôn và xã Bình Long có 6 thôn Theo bảng 1 thì giới tính của 3 xã này tương đối cânbằng, không có sự mất cân bằng về giới, tổng số 3 xã năm 2008 tỷ lệ nam là 9.621người ít hơn tỷ lệ nữ là 10.453 người

Bảng 2.8 Giới tính của 3 xã khu vực dự án

(Nguồn: Báo cáo nguyên cứu khả thi)

Ba xã nằm trong khu vực dự án có tỷ lệ dân số tương đối đồng nhất, xã đôngdân nhất là xã Bình Chương có 1.649 hộ với 6.985 nhân khẩu, xã thứ 2 là xã BìnhLong với 1.607 hộ và 6.875 nhân khẩu và xã thứ 3 là xã Bình Hiệp có 1.557 hộ và6.214 hộ

Bảng 2.9 Tình hình dân số, lao động tại khu vực dự án

TT Tên xã Số hộ Dân số trungbình Lao động

1 Tổng số cả huyện 44.863 184.656 100.307

Trang 22

2 Xã Bình Long 1.607 6.875 3.735

(Nguồn: Báo cáo nguyên cứu khả thi)

Nếu tính độ tuổi trong lao động là từ 15 tuổi đến dưới 60 tuổi thì tỷ lệ ngườitrong độ tuổi lao động ở 3 xã này cũng chiếm khoảng 1 nửa dân số Từ bảng trên ta cóthể thấy ở xã Bình Long có 3.735 lao động, xã Bình Chương có 3.794 lao động và xãBình Hiệp có 3.375 lao động

Tình hình dân số ở khu vực này cũng biến động không nhiều, số hộ dân ở nôngthôn vẫn chiếm đại đa số với 174.529 nhân khẩu so với 9.221 nhân khẩu ở thành thị

Tỷ lệ tăng dân số cơ học cũng không cao chỉ khoảng 0.24%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiênkhá cao chiếm 9.68% và qui mô hộ gia đình ở đây là 2.11 người

Bảng 2.10 Dân số và biến động dân số

TT Các nội dung Đơn vị tính Tổng số Thành thị Nông thôn

1 Tổng số đầu năm Người 183.750 9.221 174.529 Trong đó: Nữ Người 85.616 4.805 90.811

2 Số trẻ sinh Người 2.523 120 1.403

3 Số người chết Người 735 34 704

4 Số người chuyển đến Người 232 6 226

5 Số người chuyển đi Người 209 5 204

6 Tỷ suất sinh thô % 13.66 12.95 13.70

7 Tỷ suất chết thô % 3.98 3.66 3.99

8 Tỷ suất tăng tự nhiên % 9.68 9.29 9.71

9 Tỷ suất di cư thuần tuý % 0.12 0.11 0.12

10 Dân số cuối năm Người 185,561 9,308 176,253

11 Dân số trung bình Người 96,088 4,828 91,260

(Nguồn: Báo cáo nguyên cứu khả thi)

2.4 HIỆN TRẠNG CÁC DỰ ÁN CẤP NƯỚC TRONG KHU VỰC

2.4.1 Hiện trạng các dự án cấp nước đã vận hành và đi vào hoạt động

Tổng công suất thiết kế của 5 hệ thống cấp nước công cộng hiện có trong khuvực dự án là 30.700 m3/ngày Các hệ thống này đều đã vận hành gần hết công suất vàkhông có khả năng nâng thêm công suất

- Thị trấn Châu Ổ có hệ thống cấp nước của Cty Cấp thoát nước và Xây dựng

Quảng Ngãi, xây dựng năm 2002 với công suất thiết kế 1.800 m3/ngày vàkhoảng 10 km tuyến ống phân phối Hiện đang cung cấp khoảng 1.200 m3/ngàyphục vụ cho công nghiệp nhỏ, dịch vụ và dân cư trong thị trấn Nguồn nước lấy

từ 2 giếng khoan trên bãi cát hai bên bờ sông Trà Bồng, giữa cầu quốc lộ 1A vàcầu đường sắt Nước giếng có chất lượng đạt tiêu chuẩn, không phải xử lý

- Hệ thống cấp nước Dung Quất đặt tại xã Bình Trị, huyện Bình Sơn Do Tổng

Cty VINACONEX xây dựng năm 1997 theo hình thức BOO, công suất 15.000

m3/ngày Nguồn nước lấy từ kênh B7 thuộc hệ thống kênh thuỷ lợi Bắc Thạch

Trang 23

Nham, vào hồ chứa 500.000 m3, và qua hệ thống xử lý Đến nay đã nâng lêncông suất 25.000 m3/ngày Hệ thống đường ống gồm 18 km ống D100 – D300chủ yếu phục vụ khu công nghiệp Dung Quất.

- Hệ thống cấp nước nông thôn tại xã Bình Thạnh có công suất 400 m3/ngày, lấynước ngầm trong cát đụn cát Nước giếng có chất lượng đạt tiêu chuẩn, khôngphải xử lý

- Hệ thống cấp nước nông thôn xã Tịnh Hoà có công suất 500 m3/ngày, lấy nướcngầm trong đụn cát Nước giếng có chất lượng đạt tiêu chuẩn, không phải xử lý

- Hệ thống cấp nước Bắc Trà Khúc của Cty Cấp thoát nước và Xây dựng QuảngNgãi, xây dựng năm 2008, công suất 3.000 m3/ngày Cung cấp nước cho khuvực thị trấn Sơn Tịnh Nguồn nước lấy từ 2 giếng khoan trên bãi cát bờ bắcsông Trà Khúc, phía hạ lưu cầu Trà Khúc mới Nước giếng có chất lượng đạttiêu chuẩn, không phải xử lý

2.4.2 Các dự án cấp nước mới đang thực hiện thủ tục cấp phép đầu tư và xây dựng

2.4.2.1 Dự án xây dựng hệ thống cấp nước KKT Dung Quất giai đoạn 2

Theo Thông báo số 411/TB-UBND ngày 13/11/2007 của UBND tỉnh QuảngNgãi, đồng ý về chủ trương cho Tổng Cty CP Xuất nhập khẩu và XD Việt Nam(VINACONEX) nghiên cứu lập Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước KKT Dungquất giai đoạn 2, trình Sở Kế hoạch đầu tư tổng hợp và tham mưu cho UBND tỉnh raquyết định cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Tháng 7 năm 2009, Tổng Cty Vinaconex đã đệ trình hồ sơ dự án đầu tư cho Sở

Kế hoạch đầu tư Quảng Ngãi với các nội dung chính sau:

- Chủ đầu tư: Tổng Cty Vinaconex.

- Địa điểm: tại xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh xây dựng hồ chứa nước thô diện

tích 46,2 ha Tại xã Bình Trị, huyện Bình Sơn xây dựng nhà máy xử lý nướcdiện tích 5,0 ha

- Mục tiêu: cung cấp nước sinh hoạt và công nghiệp.

- Qui mô công suất: 125.000 m3/ngày, trong đó nước sạch sau xử lý cho sinh hoạt

là 30.000 m3/ngày Nước thô cho công nghiệp là 90.000 m3/ngày

- Nguồn nước: nước kênh chính Bắc của hệ thống thuỷ lợi Thạch Nham.

- Tiến độ thực hiện: khởi công Quí I/2010, hoàn thành Quí 4/2012.

Hiên tại dự án này còn thiếu các thủ tục theo qui định sau:

- Thoả thuận quĩ đất xây dựng của UBND các huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh,

- Thoả thuận về sử dụng nguồn nước kênh chính Bắc Thạch Nham,

- Phương án đền bù và giải phóng mặt bằng.

2.4.2.2 Dự án cấp nước Khu công nghiệp Tịnh Phong

- Chủ đầu tư: Cty Cấp thoát nước và Xây dựng Quảng Ngãi

- Địa điểm: Bãi giếng phía nam cầu Trà Khúc mới, 3 giếng mạch sâu,

Trang 24

- Mục tiêu: cung cấp nước sinh hoạt cho khu trung tâm thị trấn Sơn Tịnh và Khucông nghiệp Tịnh Phong.

- Qui mô công suất: 6.000 m3/ngày

- Nguồn nước: nước trong tầng cát lòng sông Trà Khúc

Tiến độ thực hiện: đang thực thi, hoàn thành cuối năm 2011

2.4.2.3 Dự án xây dựng hệ thống cấp nước cho Khu kinh tế Dung Quất mở rộng tỉnh Quảng Ngãi

-Tháng 10 năm 2009, Tổng Cty Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trườngViệt Nam (VIWASEEN), đã trình lên UBND tỉnh Quảng Ngãi Báo cáo đầu tư dự ánxây dựng hệ thống cấp nước cho Khu kinh tế Dung Quất mở rộng Nội dung chính củabáo cáo đầu tư gồm:

- Chủ đầu tư: Liên doanh VIWASEEN + Cty TNHH một thành viên Khai thác

Công trình thuỷ lợi Quảng Ngãi + Cty TNHH một thành viên Cấp thoát nước vàXây dựng Quảng Ngãi

- Địa điểm: Đầm Ông Thức, thuộc xã Bình Phước, huyện Bình Sơn.

- Mục tiêu: cung cấp nước sinh hoạt và công nghiệp cho KKT Dung Quất.

- Qui mô công suất: 50.000 m3/ngày giai đoạn 1

- Nguồn nước: Kênh B7 thuộc hệ thống thuỷ lợi Bắc Thạch Nham tại lý trình

K10+500, giai đoạn II&III lấy tại kênh chính Bắc Thạch Nham, thượng lưu cửađiều tiết số 3 tại lý trình K23+691

- Tiến độ thực hiện: hoàn thành giai đoạn 1 cuối năm 2015.

Dự án này mới đang ở giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi Cần nghiên cứu kỹhơn về phương án lấy nước trên kênh B7, cũng như địa điểm xây dựng trạm xử lýnước để tránh trùng lấp với dự án của VINACONEX

Trang 25

CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN CẤP NƯỚC TRÀ BỒNG

Dự án cấp nước Trà Bồng, bao gồm nhiều hạng mục công trình và được thựchiện trên nhiều xã thuộc huyện Bình Sơn, do vậy trong quá trình thực hiện công trìnhthì gây tác động đến môi trường trong diện rộng Tuy nhiên để đánh giá các tác độngnày đến môi trường nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục Chúng tôi thực hiện đánhgiá theo từng hạng mục khác nhau cho tất cả các vùng xây dựng

Theo thuyết minh Dự án đầu tư thì chúng tôi chia việc đánh giá thành 03 giaiđoạn chính, mỗi gia đoạn bao gồm các hạng mục chính sau:

* Giai đoạn tiền thi công:

Giai đoạn này gồm các hoạt động chủ yếu:

• Giải phóng mặt bằng

• Xây dựng đường giao thông

* Giai đoạn thi công:

Giai đoạn này gồm các công đoạn chủ yếu sau:

• Xây dựng bãi giếng khoan

• Xây dựng nhà máy nước

• Xây dựng nhà bảo vệ và các công trình phụ trợ khác

• Xây dựng hệ thống đường ống dẫn nước

* Giai đoạn dự án đi vào vận hành hoàn chỉnh

Giai đoạn này gồm các hoạt động chủ yếu:

• Vận hành, bảo trì máy móc

• Xử lý nước

• Bảo trì đường ống

3.1 CÁC TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN TIỀN THI CÔNG

Trong giai đoạn này các hoạt động chủ yếu là giải phóng mặt bằng, xây dựngđường giao thông nội bộ, đường giao thông vào khu vực dự án, các tác động chínhtrong giai đoạn này được liệt kê trong bảng 3.1 dưới đây

Bảng 3.1 Tổng hợp tác tác động trong giai đoạn tiền thi công

Công việc chuẩn bị mặt bằng cho dự

án sẽ cần một diện tích đất 21.43 ha,diện tích đất này một phần là đất lâmnghiệp, một phần là đất trồng lúa, hoa

Tác động nhỏ

do chủ yếu làđất trồng lúa,bạch đàn

Trang 26

trình, lán trại.

màu do vậy làm thay đổi mục đích sửdụng đất

Thảm thựcvật

- Công tác này làm phá hủy thảm thựcvật trong khu vực và làm thay đổi mộtphần thảm thực vật khu vực lân cận

- Công tác này được thực hiện ởnhiều nơi, mỗi vùng có thảm thực vậtkhác nhau Tuy nhiên, theo khảo sátcủa chúng tôi thì hiện tại các khu vựctrên có thảm phủ thực vật nghèo nànnhư: Tại khu vực bãi bồi ven sôngthảm thực vật chủ yếu là cỏ bói, lau;

tại khu vực xây dựng nhà máy nướcthì hầu như chỉ có rừng tái sinh (bạchđàn)

Tác động cục

bộ ở mức độnhỏ

Cảnh quan

tự nhiên

Việc phát quang, san ủi mặt bằng làmlàm đổi một phần cảnh quan tự nhiêntrong khu vực và gây ô nhiễm môitrường không khí, đất, nước…

Tác động cục

bộ, trong thờigian ngắn,với mức độkhông lớn

Môi trườngđất

Việc phát quang, san ủi mặt bằng nếukhông kết hợp các biện pháp kĩ thuật

sẽ gây nguy cơ sạt lở, xói mòn, rữatrôi đất trong khu vực khi có mưa to

Tác độngngắn trongthời gian xâydựng, vớimức độkhông lớn

Môi trườngnước

Nước mưa chảy tràn trong khu vựcsan ủi sẽ kéo theo lớp đất bề mặt, đây

là nguyên nhân làm tăng độ đục ở khuvực và các lưu vực lân cận; đồng thờidầu rò rỉ từ máy móc nếu không đượcthu gom đúng quy cách sẽ gây ônhiễm môi trường nước và môitrường đất trong khu vực

Tác độngnhỏ, trongthời gianngắn

Tác động ởmức độ trungbình

Việc sửdụng đấtcủa địaphương

Đất sử dụng mở đường giao thông,việc sử dụng đất để làm đường giaothông đường công vụ, đường tạm thicông sẽ thu hẹp diện tích đất canh táccủa dân địa phương

Tác động ởmức độ trungbình do diệntích xây dựngchủ yếu là

Trang 27

đất trồngrừng.

Thảm thựcvật và cảnhquan thiênnhiên

Cấy cối sẽ bị chặt bỏ, thảm thực vậttrong phần đất này sẽ bị dọn sạch

Việc đào đắp, thải bỏ các chất thảixây dựng, đất đá hoặc cây cối bị chặt

sẽ tạo nên cảnh quang ngỗn ngangnếu không được thu dọn và xử lý hợplý

Tác động nhỏtrong thờigian xâydựng

3.2 CÁC TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG

Quá trình thi công dự án gồm nhiều hạng mục công trình, mỗi hạng mục tácđộng đến môi trường ở một mức độ khác nhau, được liệt kê trong bảng 3.2 dưới đây

Bảng 3.2 Tổng hợp các tác động trong giai đoạn thi công Nguồn gây tác

động bị tác động Đối tượng Nguyên nhân gây tác động Mức độ

Tiếng ồn, khí thải, bụi từ các phươngtiện giao thông, cơ giới

Tác độngnhỏ, ngắnhạn

Giao thôngđịa phương

Làm tăng áp lực và làm xuống cấp hệthống đường giao thông hiện hữu

Việc hoạt động thường xuyên của cácphương tiện cơ giới trong các khu vựcdân cư có thể làm hạn chế hoặc cảntrở hoạt động giao thông địa phương,tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thôngtrong khu vực

Tác độngvừa, trongthời gianngắn

Môi trườngnước

Dầu rò rỉ và dầu cặn được thải bỏ từcác loại phương tiện cơ giới, máymóc sẽ làm tăng nguy cơ ô nhiễmnước mặt, nước sông, nhất là mùamưa Nước mưa chảy tràn qua các bềmặt công trình có thể gây ô nhiễmdầu cho nguồn nước mặt tại sông TràBồng, nước ngầm và đất

Tác độngnhỏ, trongthời gianngắn

Chiếm dụng đất vĩnh viễn để xâydựng các hạng mục công trình của dựán

Chiếm dụng đất ngắn hạn trong thờigian thi công sẽ làm thay đổi hiệntrạng sử dụng đất của địa phương

Tác độngvừa, trongthời gian dài

Con người Nguy cơ xảy ra tại nạn giao thông và

tai nạn lao động Ngoài ra, nguy cơxảy ra mâu thuẫu giữa công nhân laođộng với người dân bản xứ

Tác độngvừa, trongthời gianngắn

Trang 28

Môi trườngnước, đất,thủy sinhvật

Tại các khu vực xây dựng, thi công,đào lấp… nước mưa thường cuốntheo đất, đá, chất thải xây dựng vàokhu vực sông, kênh và hồ chứa nướclàm tăng độ đục, làm giảm chất lượngnước ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủysinh

Dầu rò rỉ và dầu cặn từ máy móc nếukhông được thu gom và thải đúng quyđịnh sẽ là nguy cơ gây ô nhiễm đếnchất lượng môi trường đất, nước

Tác độngvừa, trongthời gianngắn

Cảnh quan

tự nhiên

Rác thải xây dựng của dự án phần lớn

là đất đá, sắt thép nếu không được tậpkết đúng nơi quy định sẽ ảnh hưởngđến mỹ quan tự nhiên khu vực

Tác độngnhỏ, ngắnhạn

tự nhiên vàsức khỏecộng đồng

Rác thải sinh hoạt của một lượng lớnlao động tập trung trên công trường,nếu không thu gom và đúng theo quyđịnh sẽ làm mất đi mỹ quan khu vực

và còn là nguy cơ gây ô nhiễm môitrường đất, nước và không khí

Lượng nước thải sinh hoạt của côngnhân chứa nhiều chất cạn bả và thànhphần các chất ô nhiễm cao nếu khôngđược thu gom xử lý thì đây là nguồngây ô nhiễm môi trường nước và làmầm mống của dịch bệnh

Tác độngnhỏ, trongthời gianngắn

Văn hóa,kinh tế xãhội của địaphương

Lực lượng lao động từ nơi khác đến

sẽ có ảnh hưởng đến nếp sống truyềnthống của dân bản địa, có nguy cơxảy ra mâu thuẫn giữa công nhân xâydựng với dân địa phương

Tác độngvừa, trongthời gianngắn

Y tế cộngđồng Tăng áp lực cho hệ thống y tế địaphương

Tác độngvừa, trongthời gianngắn

3.3 CÁC TÁC ĐỘNG KHI DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG

Đặc thù của dự án là khai thác nước ngầm và xử lý nước, do vậy trong quá trìnhhoạt động của dự án có thể gây những tác động được mô tả trong bảng 3.3 dưới đây

Trang 29

Bảng 3.3 Tổng hợp các tác động trong quá trình dự án đi vào hoạt động

Trong quá trình xử lý nước nếu không cóbiện pháp xử lý bùn cặn triệt để sẽ gây ônhiễm môi trường nước mặt trong khuvực

Việc lấy nước tại các kênh hồ có thể làm

hạ thấp mực nước tại các khu vực nóitrên làm ô nhiễm môi trường nước

Tác độngnhỏ, dàihạn

Môi trườngkhông khí

Trong quá trình hoạt động của dự án, hầunhư không gây ảnh hưởng lớn đến môitrường không khí trong phạm vi thựchiện dự án và các khu vực lân cận

Tác độngnhỏ, dàihạn

Thủy sinhvật

Việc lấy nước tại sông, hồ vào mùa kiệt

có thể làm suy kiệt nguồn nước, làm thayđổi đời sống sinh vật tại khu vực lấynước

Tác độngnhỏ, dàihạn

2

Thay đổi mực

nước ngầm

Khu vựcbãi bồi vensông

Làm sụt giảm tầng nước ngầm (chủ yếuvào mùa khô), Cũng có thể làm suy giảmchất lượng nguồn nước ngầm

Tác độngnhỏ, trunghạnCác khu

vực lấynước khác(kênh, hồ)

Làm giảm mực nước tại các khu vực lấynước, do vậy giảm khả năng bổ cậpnguồn nước ngầm cho khu vực

Tác độngvừa, dàihạn

3

Sụt lún đất

Các khuvực đónggiếngkhoang

Nguy cơ sụt giảm tầng nước ngầm, kéotheo khả năng sụt lún đất tại các khu vựcgiếng khoan và các khu vực lân cận nếunhư không có biện pháp bổ trợ nguồnnước hợp lý

Tác độngvừa, dàihạn

4

Ô nhiễm tầng

nước ngầm

Đónggiếng, bổsung nguồnnước ngầm

- Việc khoan giếng sẽ kéo theo chất bẩnxuống tầng nước ngầm và các chất bẩnsau này có thể theo đường khoang thấmxuống các vỉa nước ngầm, gây ô nhiễmnguồn nước

- Việc đẩy nhanh quá trình bổ cập nguồnnước có thể làm tăng nguy cơ gây ônhiễm nước và môi trường đất

Tác độngnhỏ, dàihạn

Trang 30

Xâm nhập mặn

Hạ thấpmực nướcngầm

Việc khai thác nước ngầm quá mức, đặcbiệt vào mùa khô sẽ gây hiện tượng sụtgiảm tầng nước, đây là nguyên nhân gâynguy cơ xâm nhập mặn, ảnh hưởng đếnchân các công trình và đất bị thoái hóadần

Tác độngvừa, dàihạn

6

Dư lượng Clo

trong nước cấp

Sức khỏecon người

Việc sử dụng Clo làm chất khử trùngtrong quá trình xử lý nước cấp có thể cónhững tác động lên sức khoẻ của cộngđồng địa phương nếu dư lượng của nótrong nước cấp vượt quá ngưỡng chophép Hàm lượng clorua trong nước cấpnên tuân theo tiêu chuẩn được ban hànhkèm theo Quyết định số1329/2002/BYT/QĐ của Bộ Y tế ngày 18tháng 4 năm 2002

Tác độngnhỏ, dàihạn

3.4 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

3.4.1 Trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng

3.4.1.1 Các tác động liên quan đến chất thải

- Trong giai đoạn này, chủ dự án thực hiện việc giải phóng mặt bằng trên nhiềuđiểm khác nhau, phù hợp với mục tiêu xây dựng công trình như giải phóng mặt bằngkhu vực bãi giếng khoang, khu vực xây dựng nhà máy lọc nước…việc giải phóng mặtlàm thay đổi một phần HST vốn có của vùng, Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế củachúng tôi tại các khu vực thự hiện dự án, HST nơi đây tương đối nghèo nàn (Đối vớivùng bãi bồi ven sông thì chủ yếu là các loại cây bụi, cỏ và một số ít hoa màu, đối vớikhu vực xây dựng nhà máy lọc nước thì chủ yếu là rừng tái sinh và một phần đất lúacủa người dân tạ xứ đồng Hóc Tranh xã Bình Hiệp) Nên những tác động đến HSTtrong giai đoạn này là tương đối nhỏ và chỉ trong thời gian ngắn

- Ngoài ra, trong giai đoạn này khối lượng chất thải phát sinh là khá lớn (chủyếu là cây cỏ, hoa màu, đất, đá), lượng chất thải này nếu không được thu gom hợp lý

sẽ gây ô nhiễm môi trường, làm mất vẻ mỹ quan khu vực xung quanh

- Công tác mở đường đi tạo điều kiện cho việc vận chuyển vật liệu và máy móc

dễ dàng hơn, phục vụ công tác thi công công trình, chất thải phát sinh chủ yếu là đất

đá, tiếng ồn, bụi

- Tuy nhiên các hoạt động nói trên diễn ra trong thời gian ngắn và không liêntục nên ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường xung quanh và hệ sinh thái của khuvực dự án

3.4.1.2 Các tác động không liên quan đến chất thải.

Các hoạt động thăm dò, khảo sát ít có khả năng ảnh hưởng đến môi trường đất,nước, không khí Trong giai đoạn này, việc chuẩn bị mặt bằng cho dự án sẽ chiếm

Trang 31

dụng một diện tích đất lâm nghiệp, nông nghiệp (lúa và hoa màu) Diện tích bị sử dụngcho dự án được liệt kê theo các bảng sau:

Việc hình thành dự án sẽ làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất trong khu vực, và cóthể tác động theo hai hướng sau:

• Tác động tích cực: tạo quỹ đất cho dự án thực hiện cung cấp nước sạch chonhân dân trong vùng và các khu vực lân cận

• Tác động tiêu cực: Mặc dù diện tích đất trồng ở khu vực không nhiều, nhưngphần nào cũng làm giảm quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp của địa phương, gâyxáo trộn đời sống người dân

Trang 32

3.4.2 Giai đoạn xây dựng dự án

Trong giai đoạn xây dựng, bao gồm nhiều hạng mục công trình khác nhau như:khoan giếng, xây dựng trạm bơm, nhà máy xử lý nước, đường ống dẫn nước, cấp nước

và các công trình phụ trợ khác phục vụ cho hoạt động của nhà máy sau này Mặc dùviệc xây dựng công trình bao gồm nhiều hạng mục, nhưng chúng tôi đánh giá dựa trên

2 yếu tố:

• Các hoạt động xây dựng không liên quan đến chất thải

• Các hoạt động xây dựng liên quan đến chất thải

3.4.2.1 Các tác động không liên quan đến chất thải

Việc san mặt bằng ở đồi bạch đàn Thôn Long Xuân, xã Bình Long và đồi bạchđàn xã Bình Hiệp, san lấp mặt bằng, cải tạo khu vực bờ nam sông Trà Bồng để xâydựng trạm bơm có thể gây sạt lở, sói mòn đất, nếu không có biện pháp san lấp, gia cố

bờ taluy hợp lý

Hình: Quang cảnh khu vực dự án tại kênh B7 Thạch Nham, đồng Hóc Tranh

Việc tập trung lớn công nhân có thể gây xáo trộn đời sống người dân, mất anninh trật tự và ảnh hưởng đến phong tục, tập quán, làm mất trật tự địa phương, lây landịch bệnh và các tệ nạn xã hội khác

Quá trình vận chuyển vật liệu phục vụ xây dựng công trình làm ảnh hưởng đếnhoạt động đi lại của người dân và tăng nguy cơ về tai nạn giao thông

Trang 33

Các sự cố về tai nạn lao động tại công trình do cháy nổ, bất cẩn trong quá trìnhthi công của công nhân trong công trường nếu không có biện pháp quản lý hợp lý củađơn vị thi công.

3.4.2.2 Tác động liên quan đến chất thải

a Tác động của nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí

a.1/ Ô nhiễm do bụi

Bụi sinh ra trong giai đoạn này chủ yếu là do việc đào đắp, đầm nén mặt bằng,khoang giếng; quá trình bốc xúc, vận chuyển nguyên, vật liệu xây dựng, bụi cuốn lên

từ thiết bị thi công và vận chuyển Ngoài ra, bụi còn phát sinh trong quá trình tập kết,lưu trữ nhiên, nguyên, vật liệu Tuy nhiên, bụi phát sinh từ các hoạt động xây dựng chỉảnh hưởng cục bộ, có tính chất gián đoạn, chỉ phát sinh khi các hoạt động xây dựngdiễn ra và chấm dứt khi các hoạt động này kết thúc Hơn nữa, hầu hết bụi phát sinhđều là bụi thô có khả năng lắng đọng nhanh, do đó khoảng cách phát tán không rộng,phạm vi chịu tác động không lớn

Song, đây là dạng bụi lắng trên bề mặt và sẽ phát tán mạnh khi có gió mạnh nênChủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu bụi và bảo đảm đầy đủ trang bị bảo hộlao động cho công nhân nhằm bảo vệ an toàn sức khoẻ và năng lực làm việc của côngnhân thi công

Đối với khu vực bãi bồi ven sông, nguy cơ phát sinh bụi là khá lớn, tuy nhiêntại khu vực trên cách xa khu dân cư, độ ẩm lớp đất mặt lớn và có dãy cây bụi ven bờbao phủ nên ít ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh

a.2/ Ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện giao thông, vận chuyển nhiên, nguyên, vật liệu; từ máy móc thiết bị thi công xây dựng

Các thiết bị phục vụ công tác xây dựng nhà máy, trạm bơn, bãi giếng như: xetải, xe vận chuyển nguyên vật liệu và trạm trộn bê tông… sẽ phát sinh các bụi, SOx,NOx, CO, VOC, chì,… gây ô nhiễm không khí Mặc dù lưu lượng khí thải phát sinhkhông thể tính được nhưng tải lượng các chất ô nhiễm phát thải có thể dự báo dựa vào

số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Theo Tổ chức này, hệ số ô nhiễm(kg/1.000km) của các khí thải phát sinh do hoạt động của các phương tiện giao thôngtrong quá trình vận chuyển tính theo quãng đường vận chuyển và theo lượng nhiên liệu

Xe máy nặng chạy xăng:

Trang 34

- Động cơ 1400-2000 cc 1.000 km 0,07 1,62 S 1,78 15,73 2,23 0,11

tấn nhiên liệu 0,86 20 S 22,0 194,7 27,65 1,35

- Động cơ > 2000 cc 1.000 km 0,07 1,85 S 2,51 15,73 2,23 0,13

tấn nhiên liệu 0,76 20 S 27,1 169,7 24,09 1,35

(Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water and Land pollution, WHO, 1993)

Ghi chú: S là tỷ lệ % hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu, hàm lượng lưu

huỳnh trong dầu DO và trong xăng chiếm 0.5 %

Khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải và các thiết bị thi công cơ giới sửdụng nhiên liệu (xăng, dầu DO) chủ yếu gây tác động trực tiếp đến công nhân thicông Tuy nhiên, nếu tập trung một lượng lớn các phương tiện giao thông vận chuyểnnguyên vật liệu, máy móc thiết bị sẽ làm gia tăng mức độ ô nhiễm không khí xungquanh khu vực thực hiện dự án Do đó, Chủ đầu tư sẽ có biện pháp điều tiết lượng xetải, máy móc thiết bị hợp lý trong quá trình xây dựng dự án

Tại công đoạn hàn, cắt sắt thép khi lắp đặt thiết bị, tải lượng khí thải phát tánvào môi trường không lớn, chủ yếu tác động đến sức khỏe của công nhân lao độngtrực tiếp do đặc trưng của các chất ô nhiễm trong công đoạn hàn như CO, NOx,Axetylen, Propane, Thời gian xây dựng ngắn nên mức độ tác động không nhiều,nhưng Chủ đầu tư cũng sẽ có biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe cho công nhân

Nhìn chung, tác động từ các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí do cáchoạt động này không lớn, trong thời gian ngắn và không thường xuyên

a.3/ Ô nhiễm do tiếng ồn, rung từ phương tiện giao thông, thiết bị thi công

Việt Nam chưa có tiêu chuẩn cụ thể về mức ồn cho công tác thi công xây dựngnói chung Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn TCVN 3985 – 1999 về mức cho phép tiếng ồntại khu vực lao động và QCVN 05:2009/BTNMT quy định giới hạn tối đa cho phéptiếng ồn khu vực công cộng và dân cư thì:

• Mức ồn lớn nhất cho phép là 75 dBA tại khu dân cư xen kẽ trong khu vựcthương mại, dịch vụ, sản xuất từ 6 – 18 giờ

• Mức ồn thấp nhất là 40 dBA tại khu vực cần đặc biệt yên tĩnh (bệnh viện, thưviện, nhà điều dưỡng, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, chùa chiền) từ 22 – 6 giờsáng

Với mức ồn phát ra từ hoạt động của các thiết bị thi công trên công trường nhưtrình bày ở bảng 3.5 thì mức ồn cực đại do các thiết bị thi công gây ra đều vượt quátiêu chuẩn cho phép đối với khu dân cư

Bảng 3.7 Mức ồn sinh ra từ hoạt động các thiết bị xây dựng

Trang 35

(Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường, 2009)

Do đó một số khu vực hộ dân sống gần đồi Long Xuân và thôn Nam Thuận của

xã Bình Chương và xã Bình Long có thể bị ảnh hưởng cục bộ do tiếng ồn của máymóc thi công, tuy nhiên mức độ tác động không lớn Khu vực xây dựng Nhà máy nướcBình Hiệp tại xã Bình Hiệp không có dân cư sinh sống gần dự án nên không bị ảnhhưởng

b Tác động của nguồn gây ô nhiễm môi trường nước

Các nguồn gây ô nhiễm nước trong giai đoạn xây dựng dự án là:

• Nước thải sinh hoạt của công nhân

• Nước mưa chảy tràn

• Nước vệ sinh thiết bị máy móc thi công

b.1/ Nước thải sinh hoạt của công nhân

Nước thải sinh hoạt của công nhân tại khu vực dự án là nguyên nhân chính ảnhhưởng đến chất lượng nước khu vực xung quanh Thành phần các chất ô nhiễm chủyếu trong nước thải sinh hoạt bao gồm: các chất cặn bã, chất lơ lửng (SS), các hợp chấthữu cơ (BOD/ COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật gây bệnh (Coliform, E.Coli) Đây là các thành phần có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm nếukhông được quản lý tốt

Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập, khối lượng các chất ônhiễm mỗi người thải vào môi trường hàng ngày được đưa ra trong bảng 3.8

Bảng 3.8 Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường Stt Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày)

Trang 36

Theo tiêu chuẩn cấp nước (TCXD VN 33:2006) hàng ngày mỗi công nhân sửdụng khoảng 60 lít nước, với số lượng công nhân lao động trên công trường khoảng 50(tính cho tổng công trình) người thì lưu lượng nước thải khoảng 2,4 m3/ngày (≈ 80%lượng nước cấp) Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại khu vực xâydựng dự án được trình bày trong bảng 3.7 dưới đây

Bảng 3.9 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại công trường Stt Chất ô nhiễm Tải lượng chất ô nhiễm (kg/ngày)

Bảng 3.10 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

STT Chất ô nhiễm Đơn vị

Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l) Không

b.2/ Nước mưa chảy tràn

Lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt dự án khi có mưa lớn nếu không đượctiêu thoát hợp lý có thể gây ứ đọng, cản trở quá trình thi công Nước mưa chảy trànqua toàn bộ khu đất dự án cuốn theo bụi, đất, cát, đá, nguyên nhiên vật liệu như ximăng, xăng dầu, sơn… rơi vãi, rò rỉ trên mặt đất Thành phần ô nhiễm chủ yếu trong

Trang 37

nước mưa là đất cát, rác thải, dầu mỡ… có thể tác động xấu đến công trình và môitrường xung quanh khu vực dự án

Đối với khu vực bãi bồi ven sông, do đặc điểm khu vực trên chủ yếu là cát, cátlẫn tạp chất, khả năng rút nước nhanh, do vậy lượng nước mưa hầu như thấm tại chổ,trừ khi có lũ lớn So với các nguồn nước thải khác, nước mưa chảy tràn được đánh giá

là khá sạch và tác động này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn Chủ dự án sẽ có cácphương án hạn chế các tác động của nước mưa chảy tràn trong quá trình xây dựng Nhàmáy xử lý nước

b.3/ Nước thải do vệ sinh máy móc

Lượng nước thải do vệ sinh máy móc, chiếm tỷ lệ không nhiều, nhưng chứanhiều thành phần ô nhiễm như dầu mỡ, chất thải rắn lơ lững,… gây tác động xấu đếnmôi trường nước mặt đối với các khe suối lân cận, vì vậy trong quá trình thi công chủ

dự án sẽ có biện pháp thu gom hợp lý lượng nước thải này, nhằm tránh gây tác độngtiêu cực đến môi trường đất và môi trường nước mặt

Một phần nước thải còn phát sinh từ việc cung cấp nước cho các giếng khoan,lượng nước này nhìn chung không lớn và khả năng thấm nhanh, và được lắng lọc quanhiều lớp cát nên khả năng ảnh hưởng đến môi trường là không lớn

c Tác động của nguồn chất thải rắn

Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng xây dựng là nguồn cóthể gây ô nhiễm đất nếu không có biện pháp quản lý thích hợp Nguồn phát sinh chấtthải rắn bao gồm:Vật liệu thừa như: Ximăng và sắt trong xây dựng

• Các loại ván cospha, bao ximăng…

• Chất thải sinh hoạt

• Chất thải nguy hại như: Sơn, dung môi, thuỷ tinh, giẻ lau thấm dầu mỡ, can,bình chứa hoá chất, xăng dầu,

c.1/ Chất thải rắn xây dựng

Chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựng dự án là không nhiều, chủ yếu

là gỗ, bao bì, đất cát…Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp thu gom triệt để lượngchất thải rắn phát sinh và chuyển về khu vực phân loại, lưu trữ chất thải rắn Chất thảikhông thể tái sử dụng sẽ thuê đơn vị có chức năng xử lý

c.2/ Chất thải rắn sinh hoạt

Theo ước tính, mỗi công nhân làm việc tại khu vực dự án thải ra từ 0,3 – 0,5 kg rác thải sinh hoạt mỗi ngày, với 50 công nhân lao động tại công trườngmỗi ngày thì tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình xây dựng dự án sẽkhoảng 15 – 25 kg/ngày

Với khối lượng rác thải sinh hoạt như trên, nếu không có biện pháp thu gom xử

lý hợp lý thì khả năng tích tụ trong thời gian xây dựng ngày càng nhiều và gây tácđộng đến chất lượng không khí do phân hủy chất thải hữu cơ gây mùi hôi Ngoài ra,việc tồn đọng rác còn tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển, gây nguy

cơ phát sinh và lây truyền mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân thi công

và xa hơn là ảnh hưởng đến khu dân cư

Trang 38

c.3/ Chất thải nguy hại

Tuy các chất thải rắn nguy hại như giẻ lau dính dầu mỡ, keo, sơn, dung môi,thuỷ tinh, can, bình chứa hoá chất, xăng dầu,… có khối lượng không đáng kể nhưngChủ đầu tư cần đặt các thùng chứa trên công trường để chứa lượng chất thải này

Chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển và xử lýhợp lý toàn bộ lượng chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn xây dựng dự án

c.4/ Chất thải rắn trong quá trình khoan giếng

Trong quá trình khoan giếng phát sinh một lượng lớn bùn, đất (được hút lên từcác giếng khoan) lượng bùn này, nếu không xử lý dễ bị rửa trôi làm tăng độ đục chomôi trường nước Ngoải ra, để ổn định lỗ khoan, chủ đầu tư có thể sử dụng bentonite.Lượng chất này không lớn, được chủ đầu tư thu hồi và tận dụng cho các lỗ khoan tiếptheo, khi hoàn thành công trình, chủ dự án sẽ có biện pháp thu hồi và vận chuyển đi xử

lý hợp lý

d Tác động về kinh tế - xã hội

d.1/ Tác động tích cực

Các tác động tích cực trong giai đoạn xây dựng dự án là:

• Huy động một lượng lao động nhàn rỗi ở địa phương

• Góp phần giải quyết lao động và tăng thu nhập cho người lao động

• Kích thích phát triển một số loại hình dịch vụ như cho thuê nhà trọ, kinh doanh

ăn uống, các dịch vụ giải trí khác nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của côngnhân tại khu vực dự án

d.2/ Tác động tiêu cực

Việc tập trung công nhân xây dựng có thể gây ra các tác động tiêu cực tới anninh trật tự xã hội tại khu vực dự án như phát sinh các dịch vụ không lành mạnh, gâykhó khăn cho công tác quản lý nhân khẩu

Trong quá trình thi công số lượt xe ra vào công trường sẽ gia tăng vì vậy làmgia tăng mật độ giao thông tại khu vực, dẫn đến gia tăng nguy cơ tai nạn giao thông.Chủ dự án sẽ bố trí kế hoạch thi công, điều động máy móc, xe cộ, thiết bị kỹ thuật mộtcách khoa học và quản lý an toàn giao thông nhằm hạn chế tối đa các tác động có hạitới môi trường

Nhìn chung, quá trình xây dựng dự án gây ảnh hưởng không lớn đến các vấn đềkinh tế - xã hội, văn hoá tinh thần của khu vực Chủ đầu tư sẽ kết hợp chặt chẽ vớiUBND các xã trong công tác quản lý công nhân nhằm tránh phát sinh các tác động tiêucực tới an ninh trật tự, xã hội của địa phương

e Tác động đến hệ sinh thái khu vực

Trong quá trình giải mặt bằng xây dựng công trình sẽ giải tỏa khoảng 21,43 hađất bãi bồi ven sông, đất đồi, đất trồng lúa…vì vậy làm mất vĩnh viễn hệ sinh thái trênkhu vực xây dựng Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi thì tại khu vực nhà máy lọcnước có hệ sinh thái kém đa dạng (như đã phân tích ở trên) Do vậy, việc xây dựng dự

án nhìn chung ảnh hưởng không lớn đến hệ sinh thái trong khu vực

Trang 39

3.4.2.3 Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do xây dựng dự án gây ra

a Sự cố tai nạn lao động

Tai nạn lao động có thể xảy ra tại bất kỳ một công đoạn thi công xây dựng nàocủa dự án Nguyên nhân của các trường hợp xảy ra tai nạn lao động trên công trườngxây dựng chủ yếu bao gồm:

• Ô nhiễm môi trường có khả năng gây mệt mỏi, choáng váng hay ngất cho côngnhân trong khi lao động

• Công việc lắp ráp, thi công và quá trình vận chuyển nguyên vật liệu với mật độ

xe cao có thể gây ra các tai nạn lao động, tai nạn giao thông,

• Tai nạn do bất cẩn trong lao động, thiếu trang bị bảo hộ lao động, hoặc do thiếu

ý thức tuân thủ nội quy an toàn lao động của công nhân thi công

Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu bảo đảm an toàn lao động chocông nhân

b Sự cố tai nạn giao thông

Tai nạn giao thông có nguy cơ xảy ra trong quá trình thi công, gây thiệt hại vềtài sản và tính mạng Nguyên nhân có thể do phương tiện vận chuyển không đảm bảo

kỹ thuật hoặc do công nhân điều khiển không tuân thủ các nguyên tắc an toàn giaothông Sự cố này hoàn toàn phòng tránh được bằng cách kiểm tra tình trạng kỹ thuậtcác phương tiện vận tải, tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông củangười điều khiển phương tiện giao thông

c Sự cố cháy nổ

Sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong trường hợp vận chuyển và tồn chứa nhiênliệu, hoặc do sự thiếu an toàn về hệ thống cấp điện tạm thời, gây nên các thiệt hại vềngười và của trong quá trình thi công Có thể xác định các nguyên nhân cụ thể nhưsau:

• Các kho chứa nguyên nhiên liệu tạm thời phục vụ cho thi công (xăng, dầu DO,dầu FO, sơn, keo ) là các nguồn có thể gây cháy nổ Khi sự cố xảy ra có thểgây ra thiệt hại nghiêm trọng về người, kinh tế và môi trường

• Hệ thống cấp điện tạm thời cho các máy móc, thiết bị thi công có thể gây ra sự

cố điện giật, chập, cháy nổ… gây thiệt hại về kinh tế hay tai nạn lao động chocông nhân

• Việc sử dụng các thiết bị gia nhiệt trong thi công (đun, rải nhựa đường, hànxì ) có thể gây ra cháy, bỏng hay tai nạn lao động nếu như không có các biệnpháp phòng ngừa

Các sự cố trên có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong giai đoạn xây dựng, Chủ đầu

tư sẽ áp dụng các biện pháp phòng chống, khống chế hiệu quả nhằm hạn chế tối đacác rủi ro này

3.4.2.4 Tổng hợp mức độ tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng

Các tác động môi trường do các hoạt động thi công xây dựng dự án được tổnghợp và trình bày tóm tắt trong bảng sau:

Trang 40

Bảng 3.11 Tổng hợp mức độ tác động môi trường trong quá trình xây dựng

Hoạt động đánh giá Đất Nước Không khí Tài nguyên

sinh học

Kinh tế

-xã hội1

3Xây dựng hệ thống cơ sở hạ

3.4.3 Tác động trong quá trình dự án đi vào hoạt động

Khi dự án xây dựng hoàn chỉnh và đi vào hoạt động, tác động của dự án đếnmôi trường hầu như không đáng kể và theo đặc thù của ngành Việc khai thác nướcgồm nhiều địa điểm khác nhau và nguồn khác nhau nên những tác động trong quátrình hoạt động là khác nhau Tuy nhiên để thuận tiện cho việc đánh giá, chúng tôi chiacác nguồn tác động thành 2 loại:

• Các nguồn tác động liên quan đến chất thải

• Các nguồn tác động liên quan đến chất thải

3.4.3.1 Các nguồn gây tác động liên quan đến chất thải.

Công trình cấp nước Trà Bồng khi hoàn thiện, đi vào hoạt động do Công ty Cổphần Xây dựng Ánh Phát quản lý Trong quá trình hoạt động của dự án, chất thải phátsinh chủ yếu là từ hoạt động sinh hoạt của Công nhân và bùn thải từ quá trình xử lýnước Tuy khối lượng không lớn và chủ dự án sẽ có biện pháp biện pháp xử lý hợp lý,không gây ảnh hưởng đến môi trường

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động các trạm bơm, hệ thống xử lý, giếng bơm,việc bảo dưỡng các van đóng mở điều tiết nguồn nước làm phát sinh một lượng dầu,nhưng với khối lượng rất ít Tuy nhiên, để hạn chế tác động của việc bảo trì, bảo

Ngày đăng: 20/06/2017, 16:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w