đây là 24 câu hỏi và đáp án môn kiến thức chung ôn thi công chức viên chức năm 2018 được mình sưu tầm cũng như chỉnh sửa lạiđây là 24 câu hỏi và đáp án môn kiến thức chung ôn thi công chức viên chức năm 2018 được mình sưu tầm cũng như chỉnh sửa lạiđây là 24 câu hỏi và đáp án môn kiến thức chung ôn thi công chức viên chức năm 2018 được mình sưu tầm cũng như chỉnh sửa lại
Trang 1Câu 1 Anh chị hãy trình bày khái niệm nền hành chính; các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước.
Đáp án
1 Khái niệm: Nền hành chính nhà nước (HCNN) là khái niệm để chỉ sự tổng hợp
của bốn yếu tố: Thể chế hành chính; Tổ chức bộ máy hành chính; Công chức, công vụ vàTài chính công
Giữa các yếu tố có mối quan hệ quy định, tác động ảnh hưởng chi phối lẫn nhau,đóng vai trò không thể thiếu đảm bảo cho hoạt động của nền HCNN
2 Các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước gồm:
- Thứ nhất: Thể chế hành chính là một hệ thống gồm luật, các văn bản pháp quy
dưới luật, tạo khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan HCNN hoạt động, quản lý nhà nướcmột cách hiệu quả
- Thứ hai: Bộ máy HCNN là một tập hợp các cơ quan HCNN liên kết với nhau
thành một hệ thống thống nhất, được sắp xếp theo cấp và theo phân hệ trong một trật tự,
có mối quan hệ qua lại, ràng buộc chặt chẽ với nhau, chịu sự chỉ đạo, điều hành chung từmột trung tâm là Chính phủ
- Thứ ba: Đội ngũ cán bộ, công chức hành chính là những người có thẩm quyền
lãnh đạo, quản lý, điều hành nền hành chính và thực thi các công vụ trong nền HCNN.Đây là chủ thể mang quyền lực nhà nước, trực tiếp thực thi các thẩm quyền hành pháp
nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của hệ thống cơ quan HCNN để quản lý xã hội
- Thứ tư: Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước
tiến hành, nó phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụngcác quỹ tiền tệ công nhằm phục vụ thực hiện các chức năng của Nhà nước và đáp ứng cácnhu cầu, lợi ích của toàn xã hội./
Câu 2: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có vị trí, vai trò như thế nào trong hệ thống chính trị?
Đáp án
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
Trang 2nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và độingũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Quyền lực nhà nước là thống nhất;
có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyềnlập pháp, hành pháp, tư pháp Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hộibằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủquyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giámsát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu,tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của côngdân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổquốc và của nhân dân
Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có
sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tổ chức trung tâm thực hiệnquyền lực chính trị, là trụ cột của hệ thống chính trị, là bộ máy tổ chức quản lý kinh tế,văn hoá, xã hội, thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại./
Câu 4: Theo anh (chị) để tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới cần phải làm gì?
1 Để tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương cần phải:
- Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cáccấp, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thựchiện những chính sách trong phạm vi được phân cấp
- Nghiên cứu tổ chức, thẩm quyền của chính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo
- Tiếp tục thực hiện thí điểm chủ trương không tổ chức Hội đồng nhân dânhuyện, quận, phường
2 Để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêucầu trong tình hình mới:
- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức; phân định rõchức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cán bộ, công chức; tăngcường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ
Trang 3- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩmchất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý Nhà nước
- Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thànhnhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, viphạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân
- Tổng kết việc thực hiện “nhất thể hoá” một số chức vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước
để có chủ trương phù hợp Thực hiện bầu cử, bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo theo hướngcấp trưởng giới thiệu cấp phó để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định./
Câu 5 Anh (chị) hãy trình bày khái niệm và đặc trưng của hệ thống chính trị? Liên hệ những đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay?
Đáp án
- Khái niệm: HTCT được hiểu là hệ thống các tổ chức, các thiết chế chính trị - xã
hội và mối quan hệ giữa chúng với nhau hợp thành cơ chế chính trị của một chế độ xãhội Cơ chế đó bảo đảm thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp thống trị trong quan hệvới các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội khác
+ Cấu trúc HTCT rất đa dạng, ở mỗi quốc gia lại có đặc thù khác nhau, nhưng cơbản bao gồm: các chính đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị
- Liên hệ những đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay
Trang 4- HTCT Việt Nam do duy nhất một Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Tính đặcthù thể hiện ở chỗ, chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởngchung của hệ thống; CNXH là mục tiêu chung; không chấp nhận các khuynh hướngchính trị trái với chủ nghĩa Mác-Lênin và tưởng Hồ Chí Minh, trái với mục tiêu XHCN.
- Các thành viên của HTCT do Đảng Cộng sản Việt Nam lập ra có lịch sử đấutranh vẻ vang, có vai trò to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựngđất nước theo con đường XHCN
- HTCT nước ta là HTCT được xây dựng theo mô hình Xôviết, đang trong quátrình đổi mới toàn diện
- HTCT mang tính nhân dân sâu sắc Tính nhân dân của HTCT thể hiện: quyềnlực thuộc về nhân dân, mục đích vì nhân dân, lực lượng do nhân dân Ở nước ta tất cả các
tổ chức trong HTCT đều gắn bó với nhân dân
- HTCT được tổ chức rộng khắp, chặt chẽ theo nguyên tắc tập trung dân chủ Các
tổ chức trong HTCT ở nước ta được tổ chức theo hệ thống từ trên xuống dưới, có mặt ởmọi cấp từ trung ương đến cơ sở Ở mỗi cấp, tất cả các tổ chức trong HTCT đều chịu sựlãnh đạo của tổ chức đảng
- Các thành viên của HTCT có vị trí pháp lý vững chắc Vị trí, vai trò của mỗi tổchức trong HTCT ở nước ta đều được Hiến pháp, pháp luật khẳng định Xu hướng phápluật hóa vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các thành viên của HTCT ngày càng rõ /
Câu 6: Anh (chị) hiểu thế nào là công chức? Những căn cứ để phân loại công chức?
Đáp án
- Khái niệm công chức:
+ Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức
vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị
-xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân
mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơquan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp
và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt
Trang 5Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp cônglập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộmáy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹlương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật
+ Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danhchuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từngân sách nhà nước
- Những căn cứ để phân loại công chức
* Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân loại như sau:
- Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặctương đương;
- Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặctương đương;
- Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tươngđương;
- Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương vàngạch nhân viên
* Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau:
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
- Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý./
Câu 7: Văn bản quy phạm pháp luật là gì và gồm những tên loại văn bản cụ thể nào? Lấy ví dụ cụ thể để minh họa cho một số loại văn bản kể trên?
Đáp án
- Khái niệm: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật,được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong LuậtBan hành văn bản quy phạm pháp luật
- Kể tên những loại văn bản quy phạm pháp luật và ví dụ minh họa:
+ Hiến pháp Ví dụ: Hiến pháp Việt Nam năm 2013
Trang 6+ Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội Ví dụ: Bộ luật Dân sự 2015;
+ Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa
Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam Ví dụ: Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Chính phủ - Đoàn Chủ
tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận - Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước Ví dụ: Quyết định về việc cho nhập quốc tịch Việt Nam
+ Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ
tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ví dụ: Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp
+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Ví dụ: Quyết định của Thủ tướng
+ Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Ví dụ: Nghị quyết hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Tố tụng hành chính
+ Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ Ví dụ: Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tư Pháp
+ Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Ví dụ: Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
+ Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước Ví dụ: Quyết định ban hành quy trình kiểm toán nhà nước
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sauđây gọi chung là cấp tỉnh) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
Trang 7Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấpxã) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã
Câu 8: Anh (chị) hãy trình bày khái quát về cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam? Đảng Cộng sản Việt Nam có vị trí, vai trò, trách nhiệm như thế nào trong hệ thống chính trị?
Đáp án
1 HTCT xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay bao gồm Đảng cộng sản Việt Nam,Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổchức thành viên của Mặt trận như: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hộicựu chiến binh Việt Nam
- Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời
là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thànhlợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấytập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạonhà nước và xã hội, là hạt nhân của HTCT
- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tổ chức trung tâm thực
hiện quyền lực chính trị, là trụ cột của hệ thống chính trị, là bộ máy tổ chức quản lý kinh
tế, văn hoá, xã hội, thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có vai
trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổquốc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợiích của các đoàn viên, hội viên; thực hiện dân chủ và xây dựng xã hội lành mạnh; thamgia xây dựng Đảng, Nhà nước; giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa
vụ công dân, tăng cường mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước
2 Vị trí, vai trò, trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong HTCT
Trang 8- Trong HTCT Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước và xã hội,
là hạt nhân của HTCT
- Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời làđội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợiích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấytập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản
- Vị trí, vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của Đảng đối với HTCT xuất phát từ sứmệnh lịch sử của giai cấp công nhân, từ sự thống nhất cơ bản lợi ích giữa giai cấp côngnhân, nhân dân lao động và dân tộc
- Sự lãnh đạo của Đảng đối với HTCT là sự lãnh đạo toàn diện Phương thức lãnhđạo của Đảng: Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách
và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra,giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên
- Đảng thường xuyên nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo, đồng thời phát huymạnh mẽ vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệthống chính trị./
Câu 9: Anh (chị) hãy trình bày tổ chức bộ máy hành chính nhà nước?
Đáp án
- Bộ máy HCNN là một tập hợp các cơ quan HCNN liên kết với nhau thành một
hệ thống thống nhất, được sắp xếp theo cấp và theo phân hệ trong một trật tự, có mốiquan hệ qua lại, ràng buộc chặt chẽ với nhau, chịu sự chỉ đạo, điều hành chung từ mộttrung tâm là Chính phủ
- Bộ máy HCNN ta được tổ chức theo cấp và phân hệ Theo Hiến pháp 2013 gồm
bộ máy HCNN Trung ương và bộ máy HCNN địa phương
Bộ máy HCNN TW là Chính Phủ Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm có Bộ và
cơ quan ngang Bộ
Bộ máy HCNN địa phương là hệ thống UBND các cấp, gồm 03 cấp:
Trang 9+ Cấp tỉnh: UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW Cơ cấu tổ chức bao gồm các
sở, ban ngành cấp tỉnh.
+ Cấp huyện: UBND huyện, quận, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh Cơ cấu tổ
chức bao gồm các phòng, ban cấp huyện.
+ Cấp xã: UBND xã, phường, thị trấn
- Bộ máy HCNN thực thi quyền hành pháp, là cầu nối trực tiếp nhất đưa đườnglối, chính sách, pháp luật vào cuộc sống Hệ thống cơ quan HCNN được phân cấp, phân
hệ đảm bảo tính tập trung, bao quát, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý
Bộ máy HCNN ở trung ương đưa ra các văn bản pháp quy, Chính phủ thực hiện chứcnăng quản lý, điều hành chung; các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý đối với ngành, lĩnhvực trong phạm vi cả nước Bộ máy HCNN ở địa phương có trách nhiệm quản lý về mặtnhà nước đối với tất cả các lĩnh vực, các mặt hoạt động ở địa phương./
Câu 10: Theo anh (chị) để tích cực thực hành tiết kiệm, phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí trong tình hình hiện nay cần phải làm gì?
Đáp án
- Mọi cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhândân từ trung ương đến cơ sở và từng đảng viên, trước hết là người đứng đầu phải gươngmẫu thực hiện và trực tiếp tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh CCHC phục vụ phòng, chống thamnhũng, lãng phí, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí
- Nghiên cứu phân cấp, quy định rõ chức năng cho các ngành, các cấp trongphòng, chống tham nhũng Chú trọng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí.Thực hiện chế độ công khai, minh bạch về kinh tế, tài chính trong các cơ quan hànhchính, đơn vị cung ứng dịch vụ công, doanh nghiệp Nhà nước Công khai, minh bạch về
cơ chế, chính sách, các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản, mua sắm từ ngân sách Nhà nước,huy động đóng góp của nhân dân, quản lý và sử dụng đất đai, tài sản công, công tác tiếpnhận, bổ nhiệm cán bộ
- Thực hiện có hiệu quả việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ,công chức theo quy định
Trang 10- Cải cách chính sách tiền lương, thu nhập, chính sách nhà ở bảo đảm cuộc sốngcho cán bộ, công chức để góp phần phòng, chống tham nhũng Hoàn thiện các quy địnhtrách nhiệm của người đứng đầu khi để cơ quan, tổ chức, đơn vị xảy ra tham nhũng,lãng phí
- Xử lý đúng pháp luật, kịp thời, công khai cán bộ tham nhũng; tịch thu, sungcông tài sản tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng Xây dựng chế tài xử lýnhững tổ chức, cá nhân gây thất thoát, lãng phí lớn tài sản của Nhà nước và nhân dân
- Tăng cường công tác kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quanchức năng Có cơ chế khuyến khích và bảo vệ những người đấu tranh chống thamnhũng, lãng phí, tiêu cực; đồng thời kỷ luật nghiêm những người bao che, cố tình ngăncản việc chống tham nhũng, lãng phí hoặc lợi dụng việc tố cáo tham nhũng để vu khống,làm hại người khác, gây mất đoàn kết nội bộ Tôn vinh những tấm gương liêm chính
- Coi trọng và nâng cao vai trò của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, cácđoàn thể nhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng và của nhân dân trong việc giámsát cán bộ, công chức, phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; cổ vũ, độngviên phong trào tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng./
Câu 11: Theo anh (chị) làm gì để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức và hiện đại hóa nền hành chính nhà nước ?
Đáp án
1 Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnhchính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân Quy định
rõ và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu
- Tiếp tục đổi mới chế độ tuyển dụng công chức Đổi mới cơ chế quản lý,phương pháp đánh giá cán bộ, công chức, đồng thời cơ cấu lại đội ngũ công chức hànhchính
- Thực hiện các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, công chức.Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nhân tài, tạo động lực khuyến khích cán bộ, côngchức nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác
Trang 11- Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
- Tăng cường thanh tra công vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quanhành chính nhà nước, đặc biệt là những nơi có nhiều mối quan hệ đến quyền, lợi íchcủa công dân và doanh nghiệp
2 Hiện đại hoá nền hành chính
- Chuẩn hoá theo tiêu chuẩn, từng bước hiện đại hóa trụ sở làm việc của các cơqua, tổ chức nhà nước các cấp Hoàn chỉnh các mẫu quy hoạch, thiết kế trụ sở từ cấp
xã, cấp huyện, cấp tỉnh và bộ, ngành Trung ương theo hướng tổ chức các trung tâmhành chính, tạo thuận lợi cho người dân tới giải quyết công việc, lấy vị trí giao dịchthuận lợi với dân làm trung tâm của các trụ sở - tập trung vào nơi tổ chức giao dịch
"một cửa liên thông - hiện đại"
- Áp dụng triệt để việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chínhcác cấp làm cơ sở cho việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành kịp thời, chính xác các nhiệm vụgiữa các cấp chính quyền từ trung ương tới cơ sở và được xử lý một cách hệ thống.Mặt khác, ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện công khai, minh bạch các chínhsách, pháp luật và quy định hành chính với người dân, tổ chức, doanh nghiệp, tạo điềukiện nhanh nhất trong việc giải quyết các công việc của dân, tránh các biểu hiện sáchnhiễu, phiền hà và tham nhũng./
Câu 12: Công chức, ngạch công chức ở nước ta được phân loại như thế nào? Việc điều động, luân chuyển công chức được hiểu là gì và thực hiện trong những trường hợp nào?
Đáp án
1 Trình bày cách phân loại công chức và ngạch công chức
* Phân loại công chức
Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân loại như sau:
- Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặctương đương;
Trang 12- Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặctương đương;
- Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tươngđương;
- Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương vàngạch nhân viên
Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau: Công chức giữ chức
vụ lãnh đạo, quản lý; Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
* Phân loại ngạch công chức: Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm
2008, ngạch công chức bao gồm: Chuyên viên cao cấp và tương đương; Chuyên viênchính và tương đương; Chuyên viên và tương đương; Cán sự và tương đương; Nhân viên
2 Trình bày khái niệm điều động, luân chuyển công chức
- Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ
quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác
- Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào
tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ
3 Nêu các trường hợp thực hiện điều động, luân chuyển công chức
* Các trường hợp thực hiện điều động công chức
- Theo yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể;
- Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật;
- Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơquan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
* Các trường hợp thực hiện luân chuyển công chức
- Việc luân chuyển công chức chỉ thực hiện đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản
lý và trong quy hoạch vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn
- Theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức của cơ quan, tổ chức,đơn vị;
- Luân chuyển giữa TW và địa phương, giữa các ngành, các lĩnh vực theo quy hoạch nhằmtiếp tục rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo, quản lý./
Trang 13Câu 13: Anh (chị) hãy trình bày khái quát quy định về thể thức văn bản quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay?
Đáp án
1 Thể thức văn bản quản lý nhà nước là toàn bộ các bộ phận cấu thành văn bản
do nhà nước quy định Bao gồm những thành phần chung áp dụng đối với các loại vănbản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loạivăn bản nhất định
2 Trình bày khái quát thể thức văn bản quản lý nhà nước
a Trình bày khái quát thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính
Các yếu tố thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính được quyđịnh tại Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 và Nghị định số 09/2010/NĐ-
CP ngày 08/02/2010 của Chính phủ, cụ thể tại Thông tư liên tịch số BNV-VPCP và Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011
55/2005/TTLT-* Các yếu tố thể thức bắt buộc gồm:
- Quốc hiệu
- Tên cơ quan ban hành văn bản
- Số và ký hiệu văn bản
- Địa danh, ngày tháng năm ban hành văn bản
- Tên loại và trích yếu nội dung văn bản
- Nội dung văn bản
- Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền
- Dấu của cơ quan, tổ chức