Tạ Võ Thái Hoà lớp văn 2006A Câu 1: a) Phân tích giá trị biểu đạt các từngữ cùng trường; • Trường nghĩa biểu vật: - Trường nghĩa vật : áo, đỏ, phố, cây, xanh, hồng, lửa, cháy, mắt, tro. - Trường nghĩa người : em, áo, đi, đông, ánh, em, hồng, theo, mắt, anh, đứng, em, biết. Tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ : nói đến ngườicon gái đẹp đang đi dạo trên phố nhưng tác giả đã ẩn dụ là “áo đỏ”. Và “áo đỏ” đã nhân hoá thành con người sống động giữa phố phường. và có lẻ tác giả chưa biết được tên của người con gái nên đành gọi là “áo đỏ” *Trường nghĩa liên tưởng: - Trường nghĩa áo: đỏ, em, đi, phố, đông. - Trường nghĩa người: áo, em, đi, đông, ánh, theo, hồng, em, đi, mắy, anh, đứng, em, biết. Ở đoan thơ trên tác giả đã ít sử dụng từngữ liên tưởng, nhưng khi nói đến “ó đỏ” mà xung là “em”, lại còn “đi giữa phố đông” thì ta biết ngay là tác giả đang nói dến “con người”, đó là ngườicon gái đẹp. bởi vậy, mới có lửa cháy “tong mắt” và tác giả đã “thành tro”. + Nói về “Áo đỏ” + Say mê trước vẻ đẹp của người con gái b) Xác định các nghĩa khác nhau của từ cháy và cho biết nghĩa nào được dùng trong đoạn văn? chỉ rõ các phương thức chuyển nghĩa của các nghĩa chuyển của từ cháy. *Các nghĩa khác nhau của từ “cháy” và nghĩa được sử dụng trong bài thơ: - Các nghĩa khác nhau của từ “cháy” : + Cháy :1) chịu tác động của lửa và tự tiêu huỷ 2) bốc cao thành ngọn 3) có cảm giác như nong ran lên do bị kích thích mạnh. 4) bị đen sạm đi do chịu ự tác động mạnh của sức nóng. 5) bị đứt mạch điện do cường độ dòng điện quá giới hạn cho phép. 6) tỏ ra nhiệt và ánh sáng khi tham gia một phản ứng hoá học. 7) lớp cơm, cháo….bị ém vàng do đun lửa lớn, ó đóng thành mảng dưới đáy nồi. + Cháy bỏng : nóng như thiêu đốt,như bỏng cả da thịt. +Cháy nhà ra mặt chuột : ví trường hợp khi xa biến cố mới lộ rõ chân tướng xấu xa của người nào đó. TừvựngNgữ nghĩa 1 Tạ Võ Thái Hoà lớp văn 2006A + Cháy chợ :hết sạch loại hàng nào đó, không có để bán trong khi có nhiều người muốn mua. + cháy túi :không còn một đồng nào trong túi. +cháy thành vạ lây :vi trường hợp phải chịu tội một cáchoan uổng + cháy giáo án :thời gian dạy không đúng như mục tiêu đã đề ra nghĩa được dùng trong bài thơ trên là “cháy bỏng” ; tác giả cảm thấy cả người mình như muốn bốc cháy trước vẻ đẹp của người con gái mặc áo đỏ dang đi ngoài phố. • Các phương thức chuyển nghĩa của từ “cháy” - Nghĩa 1: nghĩa gốc-không chuyển Nghĩa 2 : phương thức chuyển nghĩa hoán dụ Nghĩa 3 : ẩn dụ Nghĩa 4, 5, 6, 7 phương thức chuyển nghĩa hoán dụ. - Cháy bỏng : ẩn dụ - Cháy nhà ra mặy chuột : ẩn dụ - Cháy chợ : ẩn dụ - Cháy túi : ẩn dụ - Cháy thành vạ lây : ẩn dụ - Cháy giáo án: ẩn dụ Câu 2: a) Giải thích thanh ngữ có trong câu thơ: Thành ngữ có trong câu là “tay đã nhúng chàm”. Nghĩa đen của câu là; tay đã lỡ nhúng vào nước chàm mà thành vết nhơ không rửa sạch được, bởi vì chàm là loại cây bụi thuộc họ đậu, lá cho một chất màu lam sẫm (giũa màu tím và màu lam), dùng để nhuộm, in,vẽ. Nghĩa bóng là đã làm bậy không ăn kịp, không thể che đậy được nữa. dụng ý của câu này là đã dính líu vào việc xấu. b) Cho biết nghĩa biểu vật của từ “chàm” trong ngữ cảnh trên: Từ “ chàm” dược dùng trong câu thơ mà đi kèm với thành ngữ “tay đã nhúng chàm” ở ngữ cảnh này thì cũng có nghĩa là nhúng tay vào việc xấu. Thúc Sinh đang nói cha của mình là chàng với Thuý Kiều đã chung sống với nhau đã hơn nửa năm trời rồi – đã gian díu với, mà Kiều lại là gái lầu xanh ( cha Thúc Sinh nói: “dạy cho má phấn lại về lầu xanh”). “chàm” ở đây ý muốn nói đến cuộc tình vụng trộm của hai người, Thúc Sinh đã lỡ trót yêu Thuý Kiều c) tìm cặp từ trái nghĩa và chỉ rõ cơ sở chung của chúng? Cặp từ trái nghĩa: Dại- khôn Cơ sở chung của cặp từ này là đều nói đến trí tuệ của con người, khả năng suy xét, xử sự của con người. TừvựngNgữ nghĩa 2 Tạ Võ Thái Hoà lớp văn 2006A d) Lập dãy đồng nghĩa của từ dại, chobiết nétnghĩa chung và nét nghĩa khác biệt của các từ trong dãy đồng nghĩa đó. - dãy đồng nghĩa của từ “dạy” :dại, khờ, ngốc, dốt, ngu… - nét nghĩa chung :nói về trí tuệ kém phát triển, khả năng suy xét, xử sự kém của con người. - nét nghĩa khác biệt: + Dại: ngu đần, trái với khôn, mất khả năng hoạt động linh hoạt, nhanh nhẹn theo sự điều khiển của trí óc. +Khờ : kém về trí khôn và sự tinh nhanh, không đủ khả năng suy xét để ứng phó với hoàn cảnh, không biết làm những gì nên làm. +Ngu :rất kém về trí lực, chẳng biết dù những cái đon giản nhất +Ngốc : kém về trí khôn, về khả năng suy xét ứng phó, xử sự. +Dốt: kém về trí lực, chậm hiểu, chậm tiếp thu. e)Tìm từ đồng âm với từ “còn” và cho ví dụ minh hoạ: -(quả) còn: quả cầu bằng vải có nhiều dải mầu, dùng để tung, ném làm trò chơi trong ngày hội ở một số dân tộc miền núi(danh từ). Ví dụ:Hằng năm, ở Tây Nguyên trò ném còn vẫn còn diễn ra. -còn: tiếp tục tồn tại (động từ). Ví dụ: Tôi còn chiến đấu với anh đến khi nào kẻ còn, người mất mới thôi. - còn: tiếp tục có, tiếp tục diễn ra, không phải đã hết cả hoặc đã mất đi(động từ). - Ví dụ: Nó còn tiền tiêu vậy mà còn xin tôi. Trời vẫn còn mưa. -còn: từ biểu thị sự tiếp tục, tiếp diễn của hành động, trạng thái cho đến một lúc nào đó( phụ từ). Ví dụ: Trễ rồi mà mày còn ở đây à? Trông anh ta còn rất trẻ. -còn: từ biểu thị điều sắp nêu ra là một trường hợp khác hoặc trái lại, đối chiếu với điều vừa nói đến. Ví dụ: Tôi vẫn khỏe, còn anh? Nắng thì đi, còn mưa thì ở nhà. Câu 3: Phân tích và chữa các lỗi dùng từ trong câu: a)-Sử dụng sai động từ “tung”. “Tung” là hành động mà ta di chuyển mạnh và đột ngột lên cao, không còn ở lại với cơ thể( buông ra những thứ đang nắm trong tay). Ví dụ: tung bóng lên cao; kẻ tung người hứng. -Sử dụng động từ “vung trong trường hợp này mới đúng. Vì “vung” là hành động giơ lên và làm động tác rất nhanh, mạnh, dứt khoát. Thánh Giống cưỡi ngựa sắt, tung roi sắt, xông thẳng vào quân thù. TừvựngNgữ nghĩa 3 Tạ Võ Thái Hoà lớp văn 2006A b)-Sử dụng từ không hợp với cảnh. “Vì thanh niên nói chung” và “bóng đá nói riêng” là không phù hợp với nhau. ta còn có thể sử dụng từ “yếu tố” thay cho “nhân tố” , và “niềm say mê” thành “niềm đam mê”, để phù hợp hơn với ngữ cảnh của câu. Trong thể thao nói chung và bóng đá nói riêng, niềm đam mê là yếu tố quan trọng dẫn tới thành công. c) Ở câu này đã sử dụng từ không phù hợp vì “hoạt động” là nói đến những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm những mục đích nhất định trong đời sống xã hội. “ông” chỉ có một nên ta có thể thay bằng từ “hoạt động” thì nghĩa câu sẽ cụ thể hơn. Ta còn thay từ “cảm xúc” bằng một từ khác vì “cảm xúc” còn chung chung không làm cho câu rõ nghĩa- cảm động, xúc động. Những việc làm từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm động. Câu 4: viết đoạn văn: Trời đổ mưa. Những cơn gió lặng lẽ lùa vào mái tranh nghèo,làm cho cái lạnh càng thấm vào da thịt. Gió mang theo những chiếc lá vàng không biết từ đâu, và cũng không biết sẽ cuốn về đâu. Mưa ào ạt, mưa như trút nước, mưa vô tình xoá mờ kỉ niệm xưa. Mưa rồi cũng sẽ tạnh, và em cũng sẽ trôi xa theo cơn mưa! - Trường biểu vật: trời, đổ mưa, cơn gió, lùa vào, mái tranh nghèo, cái lạnh, thấm vào, da thịt, mang theo, chiếc lá vàng, cuốn về đâu,mưa ào ạt, mưa như trút nước, xoá mờ kỉ niệm xưa, tạnh, trôi xa. - Trường liên tưởng: cơn mưa biểu hiện một nỗi buồn da diết. Qua mức độ cơn mưa- mưa ào ạt, mưa như là những giọt nước mắt rơi cho cuộc tình dang dỡ. TừvựngNgữ nghĩa 4 . nghĩa biểu vật của từ “chàm” trong ngữ cảnh trên: Từ “ chàm” dược dùng trong câu thơ mà đi kèm với thành ngữ “tay đã nhúng chàm” ở ngữ cảnh này thì cũng. người. Từ vựng Ngữ nghĩa 2 Tạ Võ Thái Hoà lớp văn 2006A d) Lập dãy đồng nghĩa của từ dại, chobiết nétnghĩa chung và nét nghĩa khác biệt của các từ trong