Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2007 - 2008 Trường THPT Nguyễn Trãi Môn thi : Văn Khối : 10 (BanKHTN) Thời gian : 90 phút ( Trắc nghiệm 15 phút, tự luận 75 phút ) Phần I : Trắc nghiệm khách quan ( 2,5 điểm ) Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: So với bài thơ Sông núi nước Nam, ý thức độc lập dân tộc đã được tác giả của Đại cáo bình Ngô bổ sung thêm những yếu tố nào ? A. Truyền thống lòch sử, nền văn hiến lâu đời và chủ quyền, lãnh thổ. B. Nền văn hiến lâu đời, phong tục tập quán và truyền thống lòch sử. C. Nền văn hiến lâu đời và truyền thống lòch sử. D. Chủ quyền, lãnh thổ và phong tục tập quán. Câu 2: Một bài thuyết minh cần có những yêu cần nào sau đây : A. Tính chuẩn xác và tính khuôn mẫu. C. Tính khuôn mẫu và tính hình tượng. B. Tính hình tượng và tính hấp dẫn. D. Tính chuẩn xác và tính hấp dẫn. Câu 3: Giá trò nội dung của đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ là: A. Miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn tủi của người phụ nữ có chồng đi lính; thể hiện được niềm khát khao được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của những người phụ nữ trong thời chiến tranh loạn lạc; gián tiếp tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghóa. B. Miêu tả những cung bậc sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn tủi của người phụ nữ có chồng đi lính; miêu tả những lo lắng thấp thỏm cho hạnh phúc lứa đôi; gián tiếp tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghóa. C. Miêu tả tâm trạng cô đơn, đau đớn tủi phận vì không có tin tức của chồng; miêu tả những lo lắng thấp thỏm cho hạnh phúc lứa đôi; gián tiếp tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghóa. D. Miêu tả tâm trạng bồn chồn khắc khoải không yên; thể hiện được niềm khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của những phụ nữ trong thời chiến tranh loạn lạc. Câu 4: Vì sao kết thúc truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Tử Văn lại được nhận chức phán sự ở đền Tản Viên ? A. Vì chàng đã chiến thắng trong cuộc đối chất trước Diêm Vương. B. Vì chàng đã dám đốt đền thờ tên tướng giặc. C. Vì chàng đã dũng cảm bảo vệ công lí, chính nghóa. D. Vì chàng được Thổ Công giúp đỡ. Câu 5: Qua đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng, em có nhận xét gì về nhân vật Tào Tháo ? A. Là kẻ đa nghi, có chí lớn, mưu cao xứng đáng là anh hùng. B. Là một người có chí lớn, mưu cao, vừa có tài xứng đáng là anh hùng C. Là một người có chí lớn, mưu cao, vừa có tài nhưng là kẻ gian hùng, xảo trá, đa nghi, nham hiểm và tàn bạo. D. Là một người vừa có chí lớn, mưu cao, vừa có tài nhưng là kẻ gian hùng. Câu 6: Câu văn: “Đến như văn thơ, thì lại là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vò ngon ngoài cả vò ngon, không thể đem mắt thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm được” có thể hiểu: A. Văn chương ngon hơn cả thức ăn ngon, đẹp hơn cả lụa là gấm vóc; văn chương rất bí hiểm, người thường không thể hiểu được. B. Văn chương là những giá trò tinh thần cao quý, những giá trò không thể đem vật chất để đònh giá; mọi người cần có ý thức trân trọng và bảo vệ văn chương. C. Văn chương là những giá trò tinh thần cao quý, những giá trò không thể đem vật chất để đònh giá; văn chương rất bí hiểm, người thường không thể hiểu được. D. Ý nghóa của văn chương sâu sắc, mênh mông khôn cùng, do đó cần phải có những kiến thức, hiểu biết nhất đònh và phải có thái độ trân trọng, yêu quý văn chương mới có thể hiểu được. Câu 7: Thái độ của Trần Quốc Tuấn đối với những lời dặn dò của cha trước khi mất trong văn bản Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn của Ngô Só Liên ( “ghi để điều đó trong lòng nhưng không cho là phải” ) đã nói lên điều gì ? A. Ông là người đặt chữ “trung” lên trên chữ “hiếu”; là người đức độ, thương dân sâu sắc. B. Ông là người không hiểu chữ hiếu một cách cứng nhắc – đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích gia đình; đặt chữ “trung “ lên trên chữ “hiếu”. C. Ông là người không hiểu chữ hiếu một cách cứng nhắc; khiêm tốn không lợi dụng tình thế để mưu lợi riêng. D. Ông là người đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích gia đình,đặt chữ “trung” lên trên chữ “hiếu”; khiêm tốn không lợi dụng quyền thế để mưu lợi riêng. Câu 8: Nhân vật Trương Phi trong đoạn trích Hồi trống Cổ Thành là người: A. Thẳng thắn không chòu được sự lắt léo, quanh co; thiếu suy nghó chín chắn, thiếu bình tónh trước những tình huống khó giải quyết. B. Nóng tính, cương trực, phản ứng tức thì, thiếu suy nghó chín chắn, thiếu bình tónh trước những tình huống khó giải quyết; không chấp nhận sự bất trung bất nghóa. C. Nóng tính, phản ứng tức thì, thiếu suy nghó chín chắn, thiếu bình tónh trước những tình huống khó giải quyết và hung bạo. D. Nóng nảy và hung bạo, thẳng thắn, không chòu được sự lắt léo, quanh co. Câu 9: Xác đònh cấu trúc ngữ pháp của câu văn sau: “Chò Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chò đã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chò”. A. Thành phần phụ chú – chủ ngữ – vò ngữ – bổ ngữ. B. Bổ ngữ – chủ ngữ – vò ngữ – thành phần phụ chú. C. Chủ ngữ – vò ngữ – bổ ngữ – thành phần phụ chú. D. Chủ ngữ – bổ ngữ – vò ngữ – thành phần phụ chú. Câu 10: Đặc điểm nổi bật về nội dung trong các tác phẩm của Nguyễn Du là : A. Thể hiện chủ nghóa nhân đạo sâu sắc. C. Thể hiện tình yêu đôi lứa tha thiết. B. Thể hiện chí khí “tề gia trò quốc bình thiên hạ”. D. Thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc. Phần II. Tự luận ( 7,5 điểm ) Câu 1 ( 2,5 điểm ) Trình bày ngắn gọn ý nghóa, nội dung đoạn trích Nỗi thương mình – trích Truyện Kiều của Nguyễn Du. ( Viết khoảng 5 đến 10 dòng ) Câu 2 ( 5 điểm ) Viết bài thuyết minh giới thiệu những nét cơ bản về tác phẩm “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu. Họ tên……………………………………………………………………. Số báo danh …………………………… phòng………………. _ HẾT _ Sở Giáo dục và Đào tạo Trường THPT Nguyễn Trãi ĐỀTHI HỌC KÌ II – LỚP 10 ( 2007 – 2008 ) ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN – BAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Phần I. Trắc nghiệm khách quan ( 2,5 điểm, mỗi câu xác đònh đúng được 0,25 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 78 9 10 Đ. Án B D A C C D B B C A Phần II. Tự luận ( 7,5 điểm ) Câu 1 ( 2,5 điểm ): HS phải nêu được các ý cơ bản sau: + Ý 1 ( 1,5 đ ): Kiều là thiếu nữ tài sắc bò xã hội xô đẩy buộc phải chấp nhận thân phận kó nữ, nhưng Kiều ý thức rất cao về phẩm giá bản thân trong nỗi niềm thương thân xót phận (qua sự chuyển biến sâu sắc tâm trạng Kiều) + Ý 2 ( 1 đ ): Thấy được tư tưởng nhân văn sâu sắc của Nguyễn Du: cảm thông, trân trọng đối với nhân vật Kiều. Câu 2 ( 5 điểm ): Bài viết cần giới thiệu được các ý sau: + Vài nét về thể loại phú ( Đặc trưng: phú là một thể văn vần hoặc văn xuôi xen lẫn văn vần, dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời…) + Bài Phú sông Bạch Đằng viết theo lối cổ thể ( trước thời Đường, có vần, không nhất thiết phải có đối, cuối bài thường kết lại bằng thơ ). Hình thức thường viết theo thể văn biền ngẫu. + Bố cục bài Phú sông Bạch Đằng chia làm 4 đoạn : * Đoạn 1: “Khách có kẻ… dấu vết luống còn lưu” : Cảm xúc lòch sử của nhân vật khách trước cảnh sắc trên sông Bạch Đằng. * Đoạn 2: “Bên sông các bô lão… nghìn xưa ca ngợi” : Lời của các bô lão kể với khách về những chiến công lòch sử trên sông Bạch Đằng. * Đoạn 3: “Tuy nhiên… nhớ người xưa chừ lệ chan” : Suy ngẫm và lời bình luận của các bô lão về những chiến công xưa. * Đoạn 4: “Rồi vừa đi vừa ca rằng… cốt mình đức cao” : Lời ca của khách khẳng đònh vai trò và sự đức độ của con người. + Khái quát về nội dung ý nghóa bài Phú sông Bạch Đằng: • Bài phú thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc; tự hào về truyền thống yêu nước ( qua việc ngợi ca chiến công trên sông Bạch Đằng ); tự hào về truyền thống đạo lí nhân nghóa ( qua việc ca ngợi đức lớn của nhân tài, của vua Trần và cũng là đức lớn của dân tộc ). • Bài phú nói lên tư tưởng nhân văn qua sự khẳng đònh: đề cao con người, đạo lí chính nghóa, qua nỗi niềm cảm khái trước cảnh sông Bạch Đằng trong hiện tại. + Giá trò nghệ thuật: Bài phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học Việt Nam thời trung đại – cấu tứ đơn giản mà hấp dẫn, bố cục chặt chẽ, hình tượng nghệ thuật sinh động, ngôn từ trang trọng, hào sảng, lắng đọng, gợi cảm… Bài viết trình bày được 5 nội dung trên, mỗi nội dung trình bày được 1 điểm . LƯU Ý: _ Số điểm trên bao gồm cả điểm hình thức lẫn nội dung. Giám khảo căn cứ vào lỗi mắc phải trong bài ( chữ viết, diễn đạt, chính tả, dùng từ, viết câu… mà trừ điểm ). _ Nội dung trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản. Giám khảo xem kó yêu cầu của đáp án và biểu điểm nếu cần thiết thì bổ sung cho hoàn chỉnh và phù hợp với bài làm của học sinh. . HỌC KÌ II NĂM HỌC 2 007 - 2 008 Trường THPT Nguyễn Trãi Môn thi : Văn Khối : 10 ( Ban KHTN ) Thời gian : 90 phút ( Trắc nghiệm 15 phút, tự luận 75 phút ) Phần. Nguyễn Trãi ĐỀ THI HỌC KÌ II – LỚP 10 ( 2 007 – 2 008 ) ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN – BAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Phần I. Trắc nghiệm khách quan ( 2,5 điểm,