Chấp nhận rằng trong một phân lớp, các obitan được sắp xếp theo trình tự số lượng tử từ m có giá trị từ -m, ... Biết rằng các electron trong trạng thái kích thích đó chỉ ứng với các giá
Trang 1TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XI ĐỀ THI MÔN HÓA LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN
HOÀNG VĂN THỤ TỈNH HÒA BÌNH
ĐỀ THI ĐÈ XUẤT (Đề này có 4.trang, gồm 8câu)
Câu 1 (2,5 điểm) Cấu tạo nguyên tử, phân tử, HTTH, hạt nhân
1 Cho hai nguyên tố X và Y có bộ các số lượng tử tương ứng với electron cuối cùng là:
X n = 3, l = 0, m = 0 và s = -1/2
Y n = 3, l = 2, m = -2 và s = -1/2 a) Viết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố đó Chấp nhận rằng trong một phân lớp, các obitan được sắp xếp theo trình tự số lượng tử từ (m) có giá trị từ -m, 0, +m
b) Cho các giá trị năng lượng ion hoá sau:
I1 = 7,64 eV; I2 = 15,02 eV; I3 = 80,21 eV Hãy cho biết bộ giá trị năng lượng ion hoá (I1, I2 và I3) tương ứng với nguyên tử của nguyên tố nào? Giải thích?
2 Cho biết trong ion M(z-1)+ có năng lượng ion hoá thứ Z là 870,4 eV (Với Z là số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử M)
a) Xác định cấu hình electron của M ở trạng thái cơ bản
b) Xác định các cấu hình electron có thể có của M ở trạng thái kích thích Biết rằng các electron trong trạng thái kích thích đó chỉ ứng với các giá trị số lượng tử chính là n ≤ 2 c) Tính bước sóng của phát xạ tương ứng với quá trình electron trong ion M(z-1)+ từ trạng thái kích thích (n = 4) về trạng thái cơ bản (n = 1)
Cho biết: h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m.s-1; 1 eV = 1,6.10-19 (J), NA = 6,022.1023
Câu 2 (2,5 điểm) Động hóa học
1 Cho phản ứng: 2 NO2 (k) 2 NO (k) + O2(k)
t
c
A B C
Mỗi đường cong trong hình trên biểu thị sự thay đổi nồng độ của một chất theo thời gian Đường nào ứng với sự phụ thuộc nồng độ oxi vào thời gian? Vì sao?
2 Để nghiên cứu động học của phản ứng
2[Fe(CN)6]3− + 2I− 2[Fe(CN)6]4− + I2 (*)
Người ta đo tốc độ đầu của sự hình thành iot ở 4 hỗn hợp dưới đây Các hỗn hợp ban đầu không chứa iot
Trang 2c([Fe(CN)6]3−) mol/L
c(I−) mol/L
c([Fe(CN)6]4−) mol/L
Tốc độ đầu mmol.L−1.h−1
Thí nghiệm 1 Hỗn hợp
1
Thí nghiệm 2 Hỗn hợp
2
Thí nghiệm 3 Hỗn hợp
3
Thí nghiệm 4 Hỗn hợp
4
Trong trường hợp tổng quát, tốc độ phản ứng được biểu thị bởi phương trình:
2
dc(I )
dt = k.ca([Fe(CN)6]3−).cb(I−).cd([Fe(CN)6]4−).ce(I2) Xác định giá trị của a, b, d, e và hằng số tốc độ phản ứng k
Câu 3 (2,5 điểm) Nhiệt hóa học, cân bằng hóa học.
Đun nóng hỗn hợp khí gồm O2 và SO2 có chất xúc tác, xảy ra phản ứng thuận nghịch:
1
2O2 + SO2 -> SO3 (1)
1 Tính hằng số cân bằng Kp của phản ứng ở 60 oC (chấp nhận hiệu ứng nhiệt của phản ứng không phụ thuộc nhiệt độ) Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào tới trạng thái cân bằng của phản ứng (1)?
2 Trong một thí nghiệm, người ta đưa từ từ oxi vào một bình dung tích 2 lít chứa 0,05 mol
SO2 có chất xúc tác (thể tích của chất xúc tác không đáng kể) ở 100 oC Khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng thì có 0,03 mol SO3 được tạo thành, áp suất tổng của hệ là 1 atm Tính Kp.
3 Cân bằng (1) sẽ chuyển dịch như thế nào trong các trường hợp sau:
a) Cho một lượng He vào bình phản ứng để áp suất khí trong bình tăng gấp đôi?
b) Giả thiết thể tích khí trong bình tăng gấp đôi, lượng He cho vào bình phản ứng chỉ để giữ cho áp suất tổng không đổi?
Cho các số liệu nhiệt động như sau:
sinh
H
∆ (kJ.mol–
1)
0
S (J.K–1.mol–1) 0
p
C (J.K–1.mol–1)
Câu 4 (2,5 điểm) Liên kết, cấu tạo phân tử, tinh thể, hạt nhân.
1 Cho các phân tử và ion sau: SiF62-, NO2+, I3-, IF5, XeF4, SO32-
Sử dụng mô hình về sự đẩy nhau của các cặp electron hóa trị (mô hình VSEPR), dự đoán dạng hình học của các ion và phân tử đó
2 Đồng vị nhân tạo 60
27 Co được dùng trong y tế phân rã thành đồng vị bền là 28Ni58
a) Viết các phương trình phản ứng hạt nhân xảy ra
b) Biết chu kỳ bán hủy 60
27 Co thành 28Ni58 là 5,33 năm Hãy tính:
Trang 3- Khối lượng 60
27 Co để có độ phóng xạ là 10Ci
- Sau khoảng thời gian t mẫu chất phóng xạ có tỉ lệ khối lượng 28Ni58 so với 60
27 Co là 0,9 (coi trong mẫu không có sản phẩm trung gian) Tính t
Cho: 1Ci = 3,7.1010 Bq , NA = 6,02.1023
Câu 5 (2,5 điểm) Cân bằng hóa học trong dung dịch chất điện li
Dung dịch A gồm Fe(NO3)3 0,05 M; Pb(NO3)2 0,10 M; Zn(NO3)2 0,01 M
1 Tính pH của dung dịch A.
2 Sục khí H2S vào dung dịch A đến bão hoà ([H2S] = 0,10 M), thu được hỗn hợp B Những kết tủa nào tách ra từ hỗn hợp B?
Cho: Fe3+ + H2O ƒ FeOH2+ + H+ lg*β1 = -2,17
Pb2+ + H2O ƒ PbOH+ + H+ lg*β2 = -7,80
Zn2+ + H2O ƒ ZnOH+ + H+ lg*β3 = -8,96
0 3+ 2+ 0 2 0 2+
S/H S
E = 0,771 V; E = 0,141 V; E = -0,126 V; ở 25 oC: 2,303RTln = 0,0592lg
F
pKS(PbS) = 26,6; pKS(ZnS) = 21,6; pKS(FeS) = 17,2 (pKS = -lgKS, với KS là tích số tan)
4
Câu 6 (2,5 điểm) Phản ứng oxihoa-khử, điện hóa, điện phân
1 Ion MnO4- có thể oxi hóa ion nào trong số các ion Cl- , Br- , I- ở các giái trị pH lần lượt bằng 0 ; 3 ; 5 Trên cơ sở đó hãy đề xuất một phương pháp nhận biết các ion trong hỗn hợp gồm Cl- , Br- , I
-Oxh/kh I2/2I- Br2/2Br- Cl2/2Cl- MnO4-/Mn2+
2 Người ta mạ niken lên mặt vật kim loại (X) bằng phương pháp mạ điện dung dịch
điện chứa NiSO4, cực dương là Ni kim loại, cực âm là vật kim loại X có hình trụ (bán kính 2,5 cm, chiều cao 20 cm) Sự điện phân với cường độ dòng điện 1= 9A Vật X cần được phủ đều một lớp niken dày 0,4 mm trên bề mặt biết hiệu suất điện phân đạt 100% Khối lượng riêng của Ni là 8,9g/cm3 Tính thời gian của quá trình mạ điện
Câu 7 (2,5 điểm) Nhóm halogen –Oxi- lưu huỳnh
1 Cho 50 gam dung dịch MX (M là kim loại kiềm , X là halogen) 35,6% tác dụng với 10
gam dung dịch AgNO3 thu được kết tủa Lọc kết tủa, được dung dịch nước lọc Biết nồng
độ MX trong dung dịch sau thí nghiệm giảm 1,2 lần so với nồng độ ban đầu
a Xác định công thức muối MX.
b Trong phòng thí nghiệm không khí bị nhiễm một lượng khí X2 rất độc, hãy tìm cách loại
nó ( viết phương trình phản ứng)
2 Nung m gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4 thu được chất rắn Y (KCl, K2MnO4, MnO2, KMnO4) và O2 Trong Y có 1,49 gam KCl chiếm 19,893% theo khối lượng Trộn lượng O2 ở trên với không khí theo tỉ lệ thể tích tương ứng là 1:4 thu được hỗn hợp khí Z Đốt cháy hết 0,528 gam cacbon bằng hỗn hợp Z thu được hỗn hợp khí T gồm 3 khí O2, N2,
CO2, trong đó CO2 chiếm 22% về thể tích Biết trong không khí có 80% N2 và 20% O2 theo
thể tích Tìm m
Trang 4Câu 8 ( 2,5 điểm) Bài tập tổng hợp
Hỗn hợp rắn X gồm FeCl3, MgCl2, CuCl2 hòa tan trong nước được dung dịch Y Nếu cho Y tác dụng với Na2S dư thì thu được m 1 gam kết tủa Nếu cho Y tác dụng với lượng dư H2S
thì thu được lượng m 2 gam kết tủa Biết m 1 =2,51m 2.Nếu giữ nguyên lượng các chất MgCl2, CuCl2 trong X và thay FeCl3, bằng FeCl2, có cùng khối lượng, sau đó cũng hòa tan chúng vào nước thì thu được dung dịch Z Nếu cho Z tác dụng với Na2S dư thì được m 3 gam kết tủa Nếu cho Z tác dụng với H2S thì được m 4 gam kết tủa Biết m 3 =3,36 m 4
Tính phần trăm khối lượng FeCl3 trong mẫu chất rắn X ban đầu ?
HẾT
(Kí, ghi rõ Họ tên-Điện thoại liên hệ) (Kí, ghi rõ Họ tên-Điện thoại liên hệ)
Hoàng Ngân Khánh Nguyễn Thị Phương Lan