- GV diễn giảng: “Ngất ngưởng” cũng là thái độ đề cao bản thân, sống giữa mọi người mà như không nhìn thất ai; là thái độ khinh đời ,ngạo vật;cố tình làm những điều khác thường để thác
Trang 1Tiết PPCT:
Ngày dạy:
Tên bài dạy: BÀI CA NGẤT NGƯỞNG.
Nguyễn Công Trứ
I/-MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:Hiểu được phong cách sống của Nguyển Công Trứ và sự thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực của một nhà nho
2/Kĩ năng: Nắm được những tri thức cơ bản về thể hát nói- thể thơ của dân tộc bắt đầu phổ biến rộng rãi từ thế kỉ XIX
3/Thái độ:Có ý thức trong việc hình thành nhân cách sống của con người
II/CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên: SGK,Giáo án,Tư liệu có liên quan,Bảng phụ…
2/Học sinh:SGK, Bài soạn,Tập ghi bài
III/-PHƯƠNG PHÁP :Phát vấn,nêu vấn đề,tạo tình huống,thảo luận nhóm…
IV/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
1/ỔN ĐỊNH LỚP:
2/KIỂM TRA BÀI CŨ:
-Câu 1:
Đáp án + Biểu điểm:
-Câu 2:
Đáp án + Biểu điểm:
3/ DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động của GV +
-GVgọi 1HS đọc phần
tiểu dẫn trong SGK
-GV gọi 1HS trình bày
những nét cơ bản về tác
giả (ngày sinh, quê
quán, cuộc đời, con
người) và bài thơ( hoàn
cảnh sáng tác, thể loại)
-HS trả lời
-GV đọc mẫu rồi gọi
1HS đọc lại bài hát nói
-GV lưu ý HS về giọng
đọc:6 câu đầu và 7 câu
cuối giọng đọc mạnh
mẽ, tự hào còn 6 câu
giữa đọc với giọng đùa
vui như trêu ngươi
-Gv: Trừ nhan đề,bao
nhiêu lần tác giả nhắc
I/ TÌM HIỂU PHẦN TIỂU DẪN:
1)Tác giả:
-Nguyễn Công Trứ( 1778-1858) biệt hiệu là Hi Văn , quê ở làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
- Học giỏi, giàu chí khí,tài hoa, văn võ toàn tài nhưng gặp nhiều thăng trầm trên đường công danh
-Giàu lòng yêu nước, thương dân
-Thơ văn; có trên 50 bài thơ, trên 60 bài ca trù và một bài phú Nôm nổi tiếng “Hàn nho phong vị phú”
2)Tác phẩm:
- “Bài ca ngất ngưởng” được làm sau năm 1848 khi nhà thơ đã
cáo quan về hưu
-Thể loại: hát nói- một thể thơ tự do, phóng khoáng
II/ ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:
1) Từ “Ngất ngưởng”trong bài thơ :
-Từ “Ngất ngưởng” xuất hiện 4 lần trong bài thơ ở các câu:4,8,12 và câu cuối
- “Ngất ngưởng” diễn tả một con người, sự vật có chiều cao
hơn so với con người và sự vật khác nhưng ngả nghiêng, chực
đổ mà không đổ
=> Đây là trạng thái gây cảm giác rất khó chịu cho người xung quanh, như trêu trọc, trêu ngươi
Trang 2đến tứ “Ngất ngưởng”
trong bài thơ?
-HS trả lời
-GV:Theo anh( chị)
“Ngất ngưởng” diễn tả
một tư thế nào của con
người, và sự vật?
-GV:Nếu hiểu “Ngất
ngưởng” là một thái độ
sống thì em hiểu thái độ
đó là như thế nào?
- HS thảo luận
- GV diễn giảng: “Ngất
ngưởng” cũng là thái
độ đề cao bản thân,
sống giữa mọi người
mà như không nhìn thất
ai; là thái độ khinh
đời ,ngạo vật;cố tình
làm những điều khác
thường để thách
thức,trêu ghẹo những
người, những gì mình
ghét
-GV: Mỗi từ “Ngất
ngưởng” gắn liền với
quãng đời nào của nhà
thơ, thể hiện ở các đoạn
thơ nào trong bài?
-HS đọc thầm lại văn
bản, xác định các
“phạm vi” ( thời gian
cuộc đời nhà thơ, đoạn
thơ) ngất ngưởng
-HS đọc lại 6 câu đầu
- Từ khái niệm “ngất
ngưởng”nêu trên, hãy
cho biết NCT “Ngất
ngưởng” thế nào trong
thời gian ông làm quan?
-HS trả lời
-GV giải thích rõ hơn
về các chức danh:
* Tham tán: quan văn
giúp trông coi việc quân
dưới quyền một viên
tướng
* Tổng đồc: chức quan
đứng đầu bộ máy cai trị
một tỉnh lớn
* Đại tướng: chức
tướng cao nhất trong
quân đội
-Là khác người, xem mình cao hơn người khác
-Là thoải mái tự do phóng túng, không theo một khuôn khổ nào hết
*Từ “Ngất ngưởng” thứ nhất gắn liền với những năm ra làm quan.Đó là cái “Ngất ngưởng” ở chốn quan trường.( 6 câu đầu)
*Từ “Ngất ngưởng” thứ hai, ba gắn liền với những năm cáo
quan về hưu Đó là cái “Ngất ngưởng ở chốn hành lạc (12 câu tiếp)
* Từ “Ngất ngưởng” thứ tư trở lại quãng đời làm quan Nhưng đây là cái “Ngất ngưởng” ở chốn triều chung.( Câu cuối).
2) Sáu câu đầu: “Ngất ngưởng” ở chốn quan trường:
*Tự đề cao vai trò của mình trong cõi trời đất: Không có việc
gì là không phải phận sự của ta
*Khoe tài năng hơn người:
-Giỏi văn chương (thủ khoa) -Có tài dùng binh ( thao lược)
=> Ý nói văn võ song toàn
* Khoe danh vị xã hội hơn người:
-tham tán
-Tổng đốc
-Đại tướng (bình định Trấn Tây) -Phủ doãn Thừa Thiên
=>Thay đổi chức vụ liên tục, không chịu ở yên ở một vị trí công việc nào quá lâu
Trang 3
* Phủ doãn: chức quan
đứng đầu tỉnh nơi có
đặt thủ đô
-Gv: Em có nhận xét gì
về nghệ thuạt của đoạn
thơ này?( cách dùng từ,
giọng điệu)
-HS thảo luận phát hiện
và đánh giá
-HS đọc 12 câu tiếp
theo
-GV:6 câu đầu là bức
chân dung tự họa của
nhà thơ khi còn đương
chức Vậy lúc đã cáo
quan rồi NCT có còn
“Ngông” nữa không?
-GV:NCT đã là gì kể từ
lúc về hưu?(về hưu thế
nào, ăn chơi ra sao)
- HS tái hiện theo nổi
dung tự thuật trong văn
bản
-GV: cái “Ngất
ngưởng” của nhà thơ ở
đây như thế nào?
-HS phân tích, nhận xét
theo nhóm rồi cử đại
diện trả lời
- Qua đó ta thấy ,nhà
thơ đã ý thức rất rõ về
điều gì về bản thân
mình
-HS đọc lại câu cuối
-GV:NCT khẳng định
điều gì về cái tôi ngất
ngưởng ở chốn triều
chung?
Trong đoạn thơ này, tác giả sử dụng nhiều từ Hán-Việt mang màu sắc trang trọng.Một số thủ pháp nghệ thuật như: điệp từ kết hợp liệt kê vừa có tác dụng khoe tài, vừa nhấn mạnh các chức danh đã từng trải qua
=> Thể hiện một ý thức rõ nét, trang trọng về tài năng và địa vị của bản thân
* Giọng điệu khoe khoang, phô trương: Ông Hi Văn tài bộ; khi
thủ khoa; khi Tham tán; khi Tổng đốc Đông;Gồm thao lược;
Lúc bình Tây; Có khi về Phủ doãn…
*Giọng tự cao tự đại, khinh đời: tự phong mình là ông trên
nhiều kẻ khác: ông Hi Văn.
=>Đoạn thơ có giọng điệu như thế vì Nguyễn Công Trứ đang
muốn chơi “ngông” với thiên hạ dựa trên tài năng và sự nghiệp
của bạn thân.Khoe khoang chỉ là cái vỏ để giấu bên trong một cái tôi ý thức về tài năng và danh vị của bản thân
3)Mười hai câu tiếp: “Ngất ngưởng” ở chốn hành lạc:
*Khi Nguyễn Công Trứ về hưu, không thấy yến tiệc linh đình, tặng phẩm, ngựa quí vua ban mà thay vào đó là:
-Cưỡi bò cái về hưu
-Đeo đạc ngựa cho bò
- Đi chùa lại mang theo một, hai cô đầu, đến bụt cũng phải cười
=> “Ngất ngưởng” ở đây là việc làm trái tự nhiên,khác người
như trêu ngươi: khi ca, khi tưu, khi cắc, khi tùng
=> “Ngất ngưởng” là việc làm khoái lạc thỏa thích, phóng
túng, tự do, thích gì thì làm cái nấy, sống theo cách của mình, sống cho thích chí
=> “Ngất ngưởng” Được-mất ở đời vẫn vui như người thái
thượng Khen chê mặc như gió thoảng bỏ ngoài tai
=> “Ngất ngưởng” ở đây là ông chẳng giống ai,không thoát tục
và nhập tục mà không vướng tục
=> “Ngất ngưởng” ở đây còn là tự khẳng định mình là bề tôi
trung thành, tài năng như Trái Tuân, Nhạc Phi, Hàn Kì, Phú Bật đời Hán, Tống bên Trung Quốc
Qua đó ta thấy nhà thơ ý thức về bản lĩnh, phẩm chất, giá trị của bản thân mình.Có thể nói cái tôi đó là rất đáng trọng
4) Câu cuối: “Ngất ngưởng” ở chốn triều chung:
* Nhà thơ khẳng định mình là một đại thần “Ngất ngưởng”
trong triều, không ai trong triều như ông, bằng ông
*Nhà thơ muốn nêu bật sự khác biệt của mình với tập đoàn phong kiến đương thời Đó là một cái tôi riêng đứng bên ngoài đám quan lại không ra gì trong triều
Trang 4- HS trả lời.
-GV: em hãy trình bày
những đặc sắc về nghệ
thuật của bài thơ?
-HS nhận xét và trả lời
-GV: từ việc phân tích,
em hãy khái quát nội
dung chính hay chủ đề
của bài thơ?
=> Điều đó thể hiện ý hướng vượt ra khỏi đạo đức nh2 nho, thể hiện tấm lòng son sắt trước sau như một đối với đất nước
III/ TỔNG KẾT:
1)Nghệ thuật:
-Đây là một bài hát nói viết theo lối tự thuật, có hình thức tự
do, đặc biệt là tự do về vần nhịp
- Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa hệ thống từ ngữ Hán Việt
vớ từ ngữ Nôm thông dụng trong đời sống hàng ngày
2) Nội dung:
Qua thái độ “Ngất ngưởng” tác giả muốn thể hiện một phong
cách sống tốt đẹp, có bản lĩnh: Hết lòng vì vua, vì nước, bất chấp mọi được- mất, khen –chê ở đời.Đồng thời,nhà thơ luôn ý thức rõ về giá trị bản thân: tài năng, địa vị, phẩm chất
4/ CỦNG CỐ:
GV hướng dẫn HS củng cố nội dung chính của bài:
Thái độ “Ngất ngưởng” của NCT khi:
.*làm quan
*cáo quan về quê
*ở chốn triều chung
5/DẶN DÒ:
-Học bài cũ
-Chuẩn bị bài mới:
RÚT KINH NGHIỆM: