1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

SCADA – SCHNEIDER MODICON M340 HMI STU855 ATV312

134 4,2K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 7,46 MB

Nội dung

SCADA – SCHNEIDERMODICON M340 HMI STU855 ATV312+ Sinh viên có khả năng lập trình cho PLC các dòng của Schneider+Sinh viên thiết kế được giao diện giao tiếp người máy HMI+Sinh viên tạo được một hệ SCADA sử dụng phần mềm Vijeo Citect để quản lý

Trang 1

SCADA – SCHNEIDER MODICON M340 - HMI STU855 - ATV312

( VIJEO CITECT )

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

NỘI DUNG

+ Sinh viên có khả năng lập trình cho PLC các dòng của Schneider

+ Sinh viên thiết kế được giao diện giao tiếp người máy HMI

+ Sinh viên tạo được một hệ SCADA sử dụng phần mềm Vijeo Citect để quản lý

II Kiến thức cơ bản:

Trước khi học cần nắm vững các kiến thức cơ bản:

+ Có kiến thức cơ bản về lập trình PLC ( điều khiển logic có thể lập trình)

+ Sử dụng được máy tính chạy trên hệ Windown cơ bản

+ Có hiểu biết cơ bản về truyền thông

III Nội dung:

Trang 4

Lời Mở Đầu

Hiện nay vai trò của công nghệ Tự Động Hóa trong nền kinh tế quốc dân và sự nghiệp phát triển của xã hội là cực kỳ to lớn Tự động hóa mang lại nhiều tiện ích trong muôn màu muôn vẻ của cuộc sống văn minh hiện đại Chính vì thế Đảng và Nhà nước ta đã xác định tự động hóa là một trong bốn hướng công nghệ cao cần ưu tiên phát triển [1]

Cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa hiện đại hóa song song bên cạnh

đó Tự Động Hóa cũng phát triển không kém, trước đây SCADA còn là một khái niệm

xa lạ thì nay SCADA trở nên phổ biến không còn xa lạ trong các nhà máy, xí nghiệp hay môi trường đào tạo Vậy SCADA là gì?

SCADA là tên viết tắt của Supervisory Control And Data Acquisition, nghĩa là điều khiển giám sát và thu thập số liệu sản xuất.

Khi nói về SCADA ta sẽ nói đến các thiết bị thu thập dữ liệu từ môi trường xung quanh ( Sensor ), những dữ liệu thu thập được sẽ chuyển đến các PLC ( bộ điều khiển ) đến đây dữ liệu được xữ lý thông qua các phương thức truyền thông đến PC ( Computer) xem và điều khiển thông qua máy tính, các HMI (human machine interface) hiện thị các trạng thái ,số liệu hay biểu đồ, đến các Inverter để vận hành các thiết bị hay trực tiếp điều khiển các thiết

bị Ngoài ra các hệ SCADA có thể liên kết lại với nhau tạo thành một hệ thống lớn, SCADA được giám sát trên PC (computer) bởi các phần mềm quản lý như Wincc( Simens), Citect ( Schneider) …

Càng phát triển PLC được hỗ trợ truyền thông cao được nâng cấp lên thành RTU, khi còn ở cấp PLC thì SCADA đã có thể truyền thông trực tiếp qua mạng không dây Internet nhưng với tốc độ chưa được cao và ổn định, thì khi lên thành RTU hệ thống truyền thông được hỗ trợ mạnh mẽ hơn như về tốc độ, khả năng xữ lý v,v…

Hình a: Hệ thống SCADA đơn giản ( PC-PLC/DCS-Sensor truyền thông dây bus) [2]

Trang 5

Hình b: Hệ thống SCADA truyền thông wifi.

Trang 6

Được ứng dụng rộng rãi trong mọi ngành công nghiệp và nhất là trong công nghiệp chế tạo ô tô, nơi cần thay đổi chương trình điều khiển thường xuyên theo mỗi loại ô tô PLC có độ tin cậy cao và hiện nay đã trở thành loại hàng hóa thông dụng.[1]

PLC là bộ não của hầu hết các máy móc trong nhà máy vì vậy việc nắm bắt và làm chủ việc vận hành hoạt động của PLC sẽ giúp ích cho chúng ta về mặt chế tạo, sửa chữa nâng cấp và quản lý các thiết bị máy móc

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hảng sản xuất PLC như Siemens, Ormon, Misubishi, Alenbratlay, Schneider… song song đó nhiều dòng nhiều loại PLC cũng lần

lượt ra đời theo sự vận động phát triển của tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa PLC Logo, S7-200, S7-300, S7-400, S7-1200 (Simens) , Alpha, Fx, FxO, FxON (Misubishi), PLC Modicon M221, M238, M241, M251, M340, Premium, PLC Twio (Schneider)…

Vì lẽ đó nên kiến thức về PLC – ngôn ngữ lập trình PLC là trang bị cần thiết

mà một kỹ sư không thể thiếu để có thể xữ lý nhanh chóng các vấn đề liên quan đến nhà máy, thiết bị Song song bên cạnh đó là quản lý và giám sát quá trình hoạt động của PLC cũng là một kiến thức quan trọng mà một người kỹ sư tự động hóa cần phải

có và cần phải biết

Trang 7

1997 Modicon đã trở thành thương hiệu chủ chốt thứ tư của Schneider PLC, bán dưới Modicon, Square D và tên thương hiệu Telemecanique, là một trong những doanh nghiệp chiến lược của Schneider, với doanh thu hàng năm của FF 3,2 tỷ và 2.500 nhân viên Các thiết bị được sản xuất tại 7 nhà máy đặt tại Hoa Kỳ, Đức và Pháp Các doanh nghiệp đứng thứ ba trong thị trường toàn cầu, và thứ hai ở châu Âu

và Bắc Mỹ

1998 Schneider Automation mở rộng dòng sản phẩm của mình ở cả phần cứng

và phần mềm, với Micro và Premium PLC nền tảng, bộ điều khiển Momentum cho các I / O và máy Transparent Các giải pháp tích hợp cho điều khiển chuyển động đã được thêm vào máy Transparent với the Modicon/Telemecanique Lexium và Num Axium

2000 Sáng tạo của Tự động hóa web cho việc giám sát từ xa của các quá trình sản xuất tự động Các giải pháp tích hợp bộ điều khiển logic lập trình và các thành phần khác trong một kiến trúc mở sử dụng các giao thức Ethernet và Internet để kết nối với Web.[5]

1.2.2 Modicon M340

PLC Modicon M340 là một loại PLC tầm trung của hãng Schneider M340 được trang bị thẻ nhớ cũng như các cổng tuyền thông để giao tiếp, thu thập dữ liệu, giám sát và điều khiển các hệ thống trong công nghiệp Nguồn cung cấp có thể là 24VDC hay từ 100VAC đến 240VAC Công suất tiêu thụ từ 16,8W đến 36W và được chia thành PLC bản tiêu chuẩn( BMX P34 1000 ) và bản có tốc độ sử lý cao( BMX P34 2010, 2020, 2030) [4]

Lập trình điều khiển cho PLC Modicon M340 là phần mềm lập trình Unity Pro

XL với đa dạng loại ngôn ngữ lập trình nhưng ngôn ngữ luôn không thể thiếu là ngôn ngữ Ladder

Trang 8

II Phần Cứng:

2.1 Module nguồn ( Power supply module AC/DC):

PLC M340 có thể được sử dụng với nhiều module nguồn khác nhau Một số loại module nguồn cơ bản được trình bày trong bảng sau:

Có bảo vệ quá tải, quá áp, ngắn mạch

Có bảo vệ quá tải, quá áp, ngắn mạch

Có bảo vệ quá tải, quá áp, ngắn mạchDòng điện tối

Bảng 1: Thông số modules nguồn supply

Hình I.1: Power Supply AC/DC

Trang 9

2.2 Bộ điều khiển trung tâm M340-BMX

Module này có chức năng xử lý mọi tác vụ điều khiển và chuyền thông cho PLC

Nó được trang bị cổng USB, khe cắm thẻ nhớ, cổng com và một cổng giao tiếp Ethernet Tùy vào loại module mà số lượng cổng có thể nhiều hoặc ít Đối với dòng module BMX P34 1000, dòng này được trang bị 20 cổng nối tiếp, 2Mb bộ nhớ ứng dụng và 128Kb bộ nhớ thông tin người lập trình, Còn đối với các dòng BMX P34 2010-2020-2030 thì những dòng này có 4Mb bộ nhớ ứng dụng và 256Kb bộ nhớ thông tin người lập trình Các thông tin chi tiết được trình bày trong bảng 3

_Thẻ nhớ _Serial

_Cổng USB _Thẻ nhớ _Serial _CANopen

_Cổng USB _Thẻ nhớ _Serial _Ethernet

_Cổng USB _Thẻ nhớ _CANopen _Ethernet

Bảng 2: Module điều khiển trung tâm BMX ( CPU )

Trên module Processor của Modicon M340 cũng như nhiều loại PLC có tích hợp thêm đèn báo các trạng thái hoạt động của PLC, chẳng hạng như đang chạy, lỗi chương trình, trạng thái các cổng kết nối

Trang 10

Hình I.3 Phương thức giao tiếp với máy tính trên PLC Modicon M340.

Trang 11

2.3 Các modules tín hiệu

Để tiện cho việc sử dụng số lượng ngõ vào ra hãng Schneider đã tách rời các cổng vào

ra thành các modules rời gồm 2 bộ modules chính là Digital và Analog cùng với một số modules hỗ trợ

2.3.1 Bộ tín hiệu số (Digital modules)

Theo tính toán các thiết bị thực tế mà ta lựa chọn các digital modules cho phù hợp các thông số của modules được mô tả trong hình sau: ( hình 13)

Hình I.4: Modules digital

Ví dụ: Ở các section ta có 2 bộ digital modules gồm

DDI 1602 : Digital modules 16 ngõ vào trạng thái tiêu cực ( không thường trực ) 24V DCDRA 0805 : Digital modules 8 ngõ ra trạng thái tiêu cực 100…240V AC

Trang 12

2.3.2 Bộ tín hiệu tương tự (Analog modules )

Theo tính toán các thiết bị thực tế mà ta lựa chọn các analog modules cho phù hợp các thông

số của thiết bị gồm một số modules sau:

Hình I.5: Analog modules

Hình I.6: Analog modules (tt)

Trang 15

III Phần mềm lập trình – Unity Pro XL

3.1 Giới thiệu

PLC M340 và các dòng PLC Schneider được lập trình trên phần mềm lập trình

Unity Pro XL và Somachine, nhưng với đa dạng ngôn ngữ lập trình khác nhau tiện

việc sữ dụng và lập trình thì Unity Pro XL là lựa chọn hàng đầu cho việc lập trình

PLC Schneider

Ngoài ra Unity Pro XL còn có thể lập trình cho nhiều loại PLC khác của hang

Schneider

• Yêu cầu cấu hình máy tối thiểu:

Chíp Pentium 4 – 2GHz hoặc cao hơn , Ram 1G hoặc cao hơn , HDD tối thiểu 2G , HĐH :Win XP profeshional , Win Vista, Win 764bit

3.2 Download

Link download được cung cấp bởi Schneider Electric trên trang mạng

www.schneider electric.com

3.3 Cài đặt

Sau khi tải phần mềm, ta nhấp Setup để bắt đầu cài đặt phần mềm

*Bước 1: ta nhấn Next > Next > Next ( chọn I accept ….)

*Bước 2 : đặt tên và quốc tịch

( Activation Code: 277196962 – Education )

IV Thiết lập thông số.

4.1 Khởi động chương trình:

Để khởi động chương trình ta có các cách sau :

ta có thể nhấp đúp vào icon Unity Pro XL trên desktop

Hoặc Start > All Programs > Schneider Electric > SoCollaborative > Unity Pro > Unity Pro XL

Trang 16

4.2 Mở project và khởi tạo project mới

Sau khi khởi động phần mềm giao diện lập trình xuất hiện để mở một project mới ta chọn File/Open/đường dẫn chứa file STU/STA

Hình I.9: Khởi tạo và mở project

Để tạo project mới ta chọn File/New sau đó thiết lập các thông số cho project mới tạo

Trang 17

4.3 Thiết lập các thông số cho Project.

4.3.1 Thiết lập bộ điều khiển và module hỗ trợ

Đầu tiên ta chọn bộ điều khiển và Rack

Hình I.10: Thiết lập CPU

VD: ta chọn theo hình là Bộ điều khiển sử dụng là BMX P34 20302 đặt trên racks 6 khe

Tiếp theo ta thiết lập các module hỗ trợ, ta nhấp dúp vào PLC bus ở trong hộp thoại Project Brower/Project/Configuration/PLC bus

Trang 18

Hình I.11.b: Thiết lập các modules tín hiệu (hoàn tất)Thiết lập các module trên phần mềm tương ứng với thực tế thì khi load chương trình mới có thể sử dụng vì lý do sai địa chỉ module thiết lập

Hình I.12: Mô hình thực tế tương ứng thiết lập

Trang 19

Thiết lập các module giao tiếp, ta nhấp dúp vào CanOpen ở trong hộp thoại Project Brower/Project/Configuration/CanOpen ( chọn giao thức truyền thong qua CanOpen), sau đó

ta nhấp vào drop để khởi tạo kết nối/chọn module điều khiển

VD: thiết lập điều khiển 3 biến tần ATV31 thông qua CanOpen

Hình I.13.a: Thiết lập giao tiếp CANopen

Sau khi chọn hộp thoại sẽ xuất hiện tương tự như sau:

Hình I.13.a: Thiết lập giao tiếp CANopen (tiếp theo)

Trang 20

Ta thiết lập tốc độ truyền truyền dữ liệu, số bit và word nội, chu kỳ thời gian gửi thông tin cấu hình CANopen đến các biến tần

Hình I.14: Thiết lập tốc độ truyền qua cổng CANopen

Để ghi, tác động hay hiển thị thông số ta vào: Project/Configuration/CanOpen/ CanOpen drop/ATV… ( device )/ I/O Objects chọn biến cần hiển thị / Update grid

• Lưu ý: Ý nghĩa các địa chỉ tác động input/output nằm mục chanel

Hình I.15: Kiểm tra địa chỉ giao tiếp các thanh ghi

Trang 21

4.3.2 Thiết lập địa chỉ giao tiếp

Thiết lập địa chỉ giao tiếp cho bộ điều khiển, ta nhấp chuột phải vào NetWorks ở trong hộp thoại Project Brower/Project/Commucation/Networks

Hình I.16.a: Thiết lập địa chỉ giao tiếp Ethernet của PLC

Chọn phương thức giao tiếp và đặt tên NetWorks

Hình I.16.a: Thiết lập địa chỉ giao tiếp Ethernet của PLC (tt)

Trang 22

Chọn Model Family ( Dòng PLC ), Thiết lập địa chỉ giao tiếp, địa chỉ này sử dụng cho việc truyền thông tin qua lại giữa các module hay giao tiếp và quản lý SCADA

Hình I.16.b: Thiết lập địa chỉ giao tiếp Ethernet của PLC(tt)

Bước cuối cùng ta gán địa chỉ vào module điều khiển PLC vào Project BrowerProject/Configuration/PLCbus/BMXP3420302( Dòng PLC ) / Ethernet ( PTTT) sau

đó lưu lại

** Lưu ý: Nạp dữ liệu lần đầu xuống PLC ta dùng cổng USB, khi nạp bằng USB địa chỉ PLC

sẽ bị thay đổi theo địa chỉ thiết lập ở trên

Hình I.16.c: Thiết lập địa chỉ giao tiếp Ethernet của PLC (tt)

Trang 23

4.3.3 Gán biến:

Nhầm tiện cho việc lập trình thường gán biến thành các tên đơn giản giống với chức năng hay dễ nhớ

Để gán biến ta vào Projech/ Variables & FB instances thiết lập thông số cho biến

Hình I.18: Gán tên biến cho các địa chỉ

Trang 26

: ở trạng thái thường ngõ ra không hoạt động cho đến khi có tác động qua thì ngõ ra

sẽ hoạt động và giữ trạng thái hoạt động

: ở trạng thái thường ngõ ra hoạt động cho đến khi có tác động qua thì ngõ ra sẽ ngưng hoạt động

5.2.3 Một số lệnh khác

Để lấy một công tắc khác không có trên thanh công cụ ta nhấp vào icon FFB or ( Ctrl +I )

trên thanh công cụ sau đó ta gõ tên lệnh mình cần lấy vào FFB type:

or ta có thể nhấp vào […] để tìm kiếm lệnh > OK

VD : lấy lệnh TON

* cách sử dụng và khai báo lệnh TON:

_Ngõ vào ta kéo vào IN , ngõ ra ta đưa ra từ Q, PT

là thời gian để TON hoạt động VD: sau 2s tác động ngõ vào IN tác động thì ngõ ra

Q hoạt động

Trang 27

5.2.4 Một số code mẫu đơn giản

Trang 28

5.3 Bài tập vận dụng

1 Tạo một Project cơ bản với yêu cầu sau: PLC M340 BMX P34 20302 với 4 bộ tín hiệu lần lượt là DDI 1602, DRA 0805, AMI 0410, AMO 0210 Địa chỉ IP là 192.168.1.200 subnetworks 255.255.255.0 và tạo 1 section (ngôn ngữ LD) đặt tên là BT1 và lưu project dưới tên BT1 ở ổ D:\Unity

2 Trong Project của bài 4.1 ta thiết lập 2 địa chỉ ngõ vào S1(I0.1.0),S2(I0.1.1) và 2 ngõ ra L1(Q0.2.0), L2(Q0.2.1) kiểu EBOOL

3 Viết một chương trình điều khiển khi sensor 1 nhận tín hiệu (S1 tác động) thì Motor 1 chạy ( L1 hoạt động ) cho đến khi sensor 1 mất tín hiệu

4 Viết một chương trình điều khiển khi sensor 1 nhận tín hiệu (S1 tác động) thì sau 2 giây Motor 1 chạy ( L1 hoạt động ) cho đến khi sensor 1 mất tín hiệu

5 Viết một chương trình điều khiển khi sensor 1 nhận tín hiệu (S1 tác động) thì Motor 1 chạy ( L1 hoạt động ) và chỉ ngưng khi mất nguồn hoặc có tác động reset

6 Viết một chương trình báo hiệu đèn giao thông biết thời gian của đèn đỏ (L1) bằng thời gian đèn xanh (L2) + thời gian đèn vàng(L3(Q0.2.2))

7 Viết một chương trình bơm nước khi sensor 1 nhận tìn hiệu thì hệ thống xả ( L1 hoạt động) cho đến khi Sensor 2 nhận tín hiệu thì L1 ngưng và hệ thống bơm (L2 hoạt động) cho đến khi sensor1 nhận tín hiệu

8* Viết một chương trình điều khiển biến tần ATV312 thông qua cổng CANOpen

Trang 29

VI Xây Dựng - Mô Phỏng - Truyền Thông:

6.1 Xây dựng và Chạy mô phỏng trên máy tính

6.1.1 Xây dựng chương trình

Khi ta viết xong một chương trình ta cần xây dựng nó để nạp xuống PLC ngoài ra giai đoạn này còn dung để kiểm tra chương trình viết có đúng, có thể chạy hay chưa( giai đoạn này có thể bỏ qua )

Để xây dựng chương trình ta vào Build ( trên thanh tiêu dề) > Buil changes( xây dựng chương trình) or Rebuild All Project(xây dựng lại chương trình) ngoài ra ta còn có thể nhấn phím tắc Ctrl + B

6.1.2 Chạy mô phỏng trên máy tính

Sau khi ta xây dựng xong chương trình ta chạy mô phỏng chương trình bằng cách trên

thanh công cụ ta chon Simulation mode ( bên trái là kết nối với PLC , bên phải là chạy mô phỏng ) hoặc ta có thể vào thanh tiêu đề chọn PLC> Simulatinon mode

Sau khi chọn hệ thức kết nối ta nhấp vào PLC > Connect hoặc Ctrl + K để kết nối đến PLC

mô phỏng

Tiếp theo ta truyền dữ liệu vào PLC mô phỏng trên thanh tiêu đề ta vào

PLC > Transfer Project to PLC hoặc sử dụng phím tắt Ctrl + L hoặc nhấp

vào icon download project trên thanh công cụ

Trang 30

Sau đó ta nhấn Run và chạy mô phỏng chương trình

Hình I.22.a: Chạy mô phỏng PLC

Để tác động trên mô phỏng ta nhấp chuột phải vào công tắc đó > Force Value > Force to 1 /

0 (set lên 1 / reset về 0 ) nếu ta đã thiết lập địa với PLC nếu chưa thiết lập địa chỉ với PLC ta chọn Set Value

Hình I.22.b: Chạy mô phỏng PLC(tt)

Trang 31

6.2 Truyền dữ liệu đến PLC và chạy thực tế

Sau khi ta chạy mô phỏng chương trình thì chương trình đã hoàn tất giờ là công đoạn

download lên PLC ta làm như sau: trên thanh công cụ ta chọn Standar mode ( bên trái là kết nối với PLC , bên phải là chạy mô phỏng ) hoặc ta có thể vào thanh tiêu đề chọn PLC> Standar mode

Tiếp theo ta chọn PLC > Set Address…

> chọn hệ thức truyền thông

Address : SYSMedia : USB ( cổng USB ) / TCPIP (qua địa chỉ , lần đầu ta chỉ có thể nạp thông qua USB )

Sau khi xong ta nhấn OK hoặc để kiểm tra kết nối ta chọn Test Connection

* Lưu ý : Simulation Address là địa chỉ dùng để chạy mô phỏng trên máy tính

Sau khi chọn xong phương thức kế nối ta vào thanh tiêu đề chon PLC > connect để kết nối đến PLC thực tế

Trang 32

Tiếp theo ta truyền dữ liệu vào PLC thực tế, trên thanh tiêu đề ta vào PLC > Transfer Project

to PLC hoặc sử dụng phím tắt Ctrl + L hoặc nhấp vào icon download project trên thanh công cụ

Sau đó ta nhấn Run đê chạy chương trình PLC lúc này ta vẫn có thể điều khiển PLC trên máy tính như ở phần mô phỏng ( nhưng thường ta sẽ ít khi tác động trực tiếp bằng Forrce Value mà thông qua các tác động hỗ trợ như: HMI, Citect , Operator Screens )

Trang 33

Phần II: HMI STU855 – GIAO DIỆN NGƯỜI MÁY

I Giới thiệu

1.1 Tổng quan:

HMI (human machine interface) là màn hình giao diện giữa người và máy, là một hệ thống dùng để giao tiếp trao đổi thông tin qua lại giữa người và hệ thống dưới nhiều hình thức , HMI cho phép người dùng theo dõi và ra lệnh điều khiển toàn bộ hệ thống, HMI còn được hổ trợ giao diện đồ họa giúp cho người dung có cách nhìn trực quan linh động về hệ thống

Cùng với sự phát triển đa dạng của PLC thì màn hình cũng gồm nhiều chủng loại khác nhau của các hãng như Mitsubishi, Siemen, Omron, Delta,Schneider… Mỗi hãng sản xuất đều có một số tính năng như bộ lập trình bằng tay, giám sát quá trình sản xuất, truy cập các thông số, dữ liệu cài đặt, phần mềm thiết kế và PLC tương thích…

HMI Schneider cũng có rất nhiều dòng sản phẩm Magelis STO & STU (loại nhỏ), Magelis XBT N, R, RT (Loại nhỏ có phím), Magelis XBT GT (cảm ứng loại trung bình) , Magelis XBT GK (Cảm ứng loại trung bình có phím), Magelis XBT GTW (Cảm ứng mở hỗ trợ Windows XPe), Magelis XBT GH (Loại có thể cầm tay để điều khiển), Magelis GTO (Tích hợp nhiều tính năng tối ưu)…

Riêng dòng STO & STU là dòng loại nhỏ rất linh hoạt hơn, giao tiếp đa dạng, dễ dàng

và nhanh đây là giải pháp hiệu quả cho tất cả các nhà chế tạo máy hay các sinh viên nghiên cứu

1.2 HMI STU 655/855 – Phần Cứng

HMI STU 655/855 là màn hình giao diện người - máy có điện áp hoạt động là 24VDC HMI STU 655 kích thước màn hình là 3.5inch với STU855 là 5.7inch độ phân giải 320x240 (QVGA), 65000 màu sắc và đèn nền LED, công nghệ TFT (Thin-Film Transistor Technology ), truyền dữ liệu trực tiếp qua cổng USB mini, cổng COM hoặc qua Ethernet

Trang 34

II Phần mềm thiết kế - Vijeo Designer

• Yêu cầu cấu hình máy tối thiểu:

- Chíp Pentium 4 – 2GHz hoặc cao hơn , Ram 1G hoặc cao hơn , HDD tối thiểu 2G

- HĐH :Win XP profeshional , Win Vista, Win 7-64bit

2.2 Download

Đầu tiên ta truy cập vào page Schneider Electric

SP21

http://www.schneider-electric.com/download/em/en/details/33914306-Vijeo-Designer-V61-Bước 1 Go to the FTP site: ftp.fr.schneider-electric.com

Bước 2 nhập Username: VDesigner

Và Password: VDesignerBước 3:nhấp Folder: Vdesigner

Bước 4: nhấp VJD V6.2 SP1 DVD format -> VJD62SP1.iso

Trang 35

2.3 C ài đặt phần mềm Vijeo Designer:

Bước 1: nhấp dúp vào install sẽ hiện lên giao diện sau: nhấp vào Vijeo Designer->

Hình II.1.a : Cài đặt phần mềm

Nhấp next->

Hình II.1.b : Cài đặt phần mềm (tt)Chọn I accept… -> Next ->

Trang 36

Hình II.1.c : Cài đặt phần mềm (tt)Nhập thông tin ( tùy ý ) -> Next ->

Hình II.1.d : Cài đặt phần mềm (tt)Nhập vào ô Refenence: VJDSNDTGSV61M và Serial Number : 12345678999 -> Nhấn Next

Trang 37

Hình II.1.e : Cài đặt phần mềm (tt)Bạn có thể con ổ đĩa hoặc mặc định là ổ C:\Program files\ -> sau đó ấn Next(5 lần)

Hình II.1.f : Cài đặt phần mềm(tt)->đợi khoảng 5 phút -> nhấn finish.

Trang 38

Hình II.1.g : Cài đặt phần mềm (tt)

Trang 39

III Thiết kế giao diện

3.1 Khởi động phần mềm thiết kế Vijeo Designer

Để khởi động chương trình ta có các cách sau : ta có thể nhấp đúp vào icon

Vijeo Designer trên desktop

Hoặc Start > All Programs > Schneider Electric > Vijeo Designer > Vijeo Designer

4

3.2 Giao diện lập trình :4

Hình II.2: Giao diện thiết kế Vijeo Designer

1: Các thanh công cụ chính hỗ trợ việc thiết kế (designer)

2: Vùng quản lý project

3: Màn hình giao diện HMI ( vùng lập trình ) : ta sẽ thiết kế trên đây

4: Quản lý các tab của target

2

1

3

32

1

Trang 40

3.3 Tạo một project mới:

Để tạo một project mới ta thực hiện các bước sau:

File > New Project

Hình II.3.a: Tạo Project mới

Đặt tên cho Project (Project name), Ghi chú (Description), chọn Số Target (trang) và đặt pass word (Project password) sau đó nhấn next để tiếp tục

Hình II.3.b:Tạo project mới (tt)

Đặt tên cho từng trang, chọn dòng và loại màn hình HMI, sau đó nhấn next để tiếp tục

VD : Target type HMISTU series và Model HMISTU 855 (320x240)

Hình II.3.c:Tạo project mới (tt)

Ngày đăng: 25/05/2017, 22:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Hội Tự Động Hóa Việt Nam - http://automation.net.vn/Nghien-cuu-trao-doi/Cong-nghe-Tu-Dong-hoa-trong-thoi-dai-moi.html - truy cập 10:38am 16/6/2016 +7GMT Link
[3] Voer - http://voer.edu.vn/m/tong-quan-ve-plc/837d1dc9 - - truy cập 10:38am 16/6/2016 +7 GMT Link
[5] PLC DEV- http://www.plcdev.com/schneider_electric_modicon_history - truy cập 00:36am 28/06/2016 +7 GMT Link
[14] Wikipedia - https://vi.wikipedia.org/wiki/SCADA - truy cập 22:49pm ngày 7/1/2016 +7 GMT Link
[2] Practical SCADA for Industry - Bailey D – Elsevier -2003 Khác
[4] Schneider Electric - Unity Modicon M340 – Schneider electric – 5/8/2009 Khác
[7] Schneider electric.- Manual User VN-ATV312 – Khác
[8] Đồ án - tìm hiểu và Điều Khiển Biến Tần ATV 312 – Th.S Nguyễn Khắc Nguyên [9] Schneider electric - Cataloge ATV312_Catalogue -2009 Khác
[12] Luận văn – Hệ thống PLC dự phòng – Huỳnh Trung Tính và Nguyễn Hoàng Linh – hướng dẫn Ks. Trần Lê Trung Chánh – ĐHCT 2016 Khác
[13] Schneider electric - Unity Pro Program Languages and Structure Reference Manual – 7/2011 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w