1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Vội vàng - Xuân Diệu

9 4,7K 37
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 82 KB

Nội dung

Kết quả cần đạt: Giúp học sinh: - Cảm nhận được lòng ham sống bồng bột, mãnh liệt của cái tôi trữ tình hiện đại cùng với một quan niệm mới mẽ về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc - Nhận r

Trang 1

TUẦN 21 ( TIẾT 81, 82, 83, 84)

Tên bài dạy

Xuân Diệu

-A> Kết quả cần đạt: Giúp học sinh:

- Cảm nhận được lòng ham sống bồng bột, mãnh liệt của cái tôi trữ tình hiện đại cùng với một quan niệm mới mẽ về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc

- Nhận ra sự kết hợp nhuần nhị giữa các mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết lý sâu sắc trong kết cấu bài thơ

Phương pháp: Tích hợp với những bài thơ mới đã học trong chương trình Ngữ văn THCS: Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương, …

Trọng tâm bài học: Niềm khao khát sống mãnh liệt, hết mình và những sáng tạo

mới lạ trong hình thức thể hiện của bài thơ

B> Chuẩn bị của GV và HS :

- Aûnh chân dung Xuân Diệu phóng to

- Các tài liệu: tập Thơ thơ; Xuân Diệu – về tác gia và tác phẩm (NXB Giáo dục, Hà Nội , 1998)

C> Thiết kế bài dạy – học:

Hoạt động 1: TỔ CHỨC KIỂM TRA BÀI CŨ: (5 phút)

(Hình thức: Vấn đáp)

Hoạt động 2: VÀO BÀI MỚI

T

10

phút

10

phút

Hoạt động 3

? Nêu xuất xứ của bài thơ

- Gv hướng dẫn cách đọc diễn cảm:

+ 4 câu đầu: chậm rãi, ngẫm ngợi

+ Phần 2: sung sứng, hân hoan, háo

hức

+ Phần 3: tranh biện, luyến tiếc

+ Phần 4: nồng nàn, hạnh phúc,

nhanh gấp

- Cách chia bố cục (theo mạch cảm

xúc của nhà thơ)

Hoạt động 4

-Gv hỏi:

? Đoạn thơ thể hiện mơ ước gì của

nhà thơ Mơ ước vô lí ấy nói lên ước

muốn thực sự của tác giả là gì

? tại sao tác giả lại mở đầu bằng 4

câu thơ ngữ ngôn

- Hs lí giải, phân tích, suy ngẫm và

phát biểu cá nhân

I> KHÁI QUÁT VỀ TÁC PHẨM.

- Xuất xứ: Vội vàng trích từ tập thơ đầu tay (Thơ thơ

- 1938) của Xuân Diệu và là 1 trong những bài thơ tiêu biểu của ông trước CMT8

- Đọc diễn cảm

- Bố cục: Bài thơ chia làm 4 phần + Phần 1: 4 câu đầu

+ Phần 2: Từ câu 5 đến câu 13

+ Phần 3: Từ câu 14 đến câu 30

+ Phần 4: Còn lại

NX: Bố cục chặt chẽ, mạch thơ là sự kết hợp giữa lý lẽ, lập luận và cảm xúc trào dâng, càng về sau càng mãnh liệt

II> ĐỌC – HIỂU CHI TIẾT

1 Phần 1: Ước mơ lãng mạn và táo bạo.

- Thể thơ ngũ ngôn nêu lên mơ ước vô lý, không tưởng của nhà thơ: Tắt nắng, buộc gió nhằm lưu giữ lại màu sắc, hương thơm của sự vật Thực chất nhàt

hơ muốn níu kéo thời gian, giữ mãi niềm vui tận hưởng sắc màu hương vị của cuộc sống

Trang 2

phút

15

phút

15

phút

- Gọi Hs đọc diễn cảm đoạn: Của

ong bướm ……mới hoài xuân

- Gv nêu vấn đề:

? Cảm nhận chung của em khi đọc

đoạn thơ này

? Hình ảnh, màu sắc, ân thanh, hành

động tả trong đoạn thơ có chung đặc

điểm gì

? Câu thơ nào em cho là mới mẻ

sáng tao Vì sao

? Đoạn thơ nói gì về quan niện sống

của XD

Hết tiết 1 chuyển tiết 2

- Gv hỏi:

- Hs suy ngẫn lần lượt trả lờ

? Cách lập luận của nhà thơ về thời

gian, tuổi trẻ và tình yêu cho lẽ

sống vội vàngnhư thế nào

? Điệp ngữ nghĩa là được sử dụng

với mục đích gì

? Điệp từ để hỏi phải chăng có tác

dụng gì

- Hs đọc diễn cảm đoạn cuối chú ý

đến các động từ

- Gv đặt câu hỏi

+ Nhận xét về nhịp điệu thơ?

+ Phân tích tác dụng của các điệp

từ, các động từ?

- Cái tôi cá nhân bôc lộ trực tiếp tự tin qua điệp ngữ :

Tôi muốn, tôi muốn.

2 Phần 2: Cảm nhận là thiên đường trên mặt đất.

- Câu thơ kéo dài, mở rộng thành 8 chữ, tác già đã vẽ nên bức tranh cuộc sống thiên đừờng như ngay trên

mặt đất

- Nhịp thơ nhanh hơn, điệp từ Này đây, này đây như

trình bày, mời gọi mọi người quan sát, thường thức

- Những hình ảnh đẹp đẽ, non tươi, trẻ trung của

thiên nhiên: Đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất, ong bướm, hoa lá, yến anh, thần Vui gõ cửa … đó là cảnh

thật của cuộc sống và thiên nhiên quen thuộc hàng ngày nhưng qua cảm xúc mới me,û nồng nàn Xuân Diệu đã biến nó thành chốn thần tiên, thiên đường

- Câu thơ độc đáo và hết sức mới mẽ: Tháng giêng ngon như 1 cặp môi gần Dùng hình ảnh của cơ thể

để sánh với đơn vị thời gian gợi cảm giac liên tưởng, tưởng tượng rất mạnh về tình yêu lứa đôi, về hạnh phúc tuổi trẻ

3 Phần 3: Quan niệm về thời gian – tuổi trẻ và tình yêu – lẽ sống vội vàng.

- Một quan niệm mới mẽ về thời gian của Xuân Diệu khác với quan niệm của truyền thống Thông ông thời gian 1 đi không trở lại, mất đi vĩnh viễn sẽ kéo

theo cái đẹp của cuộc sống, của con người: Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân đã già.

- Điệp từ nghĩa là tạo thành câu định nghĩa giải thích

về quy luật của thiên nhiên và cuộc sống Xuân Diệu gắn tuổi trẻ với mùa xuân Thời gian, tuổi trẻ, mùa xuân của 1 đời người hạn hẹp, nó chỉ đến duy nhất 1 lần và trôi qua thật nhanh

- Cảm nhận về thời gian trôi đi của Xuân Diệu gắn với sự mất mát chia xẽ, chia lì, lấy mất đi 1 phần đời sống của con người

Cách cảm nhận như vậy do sự thức tỉnh sâu sắc về cái tôi cá nhân, về sự tồn tại của cá nhân cho nên ông cần nâng niu trân trọng từng giây phút trong cuộc sống, nhất là tuổi trẻ Khổ thơ mang đậm cảm xúc tiếc nuối, ngậm ngùi và đau khổ của thi sĩ

4 Phần còn lại: Lời giục giã hãy sống vội vàng.

- Đoạn cuối của bài hết sức mới mẽ, đặc sắc, thể hiện rõ hồn thơ, phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu

- Lỡi giục giã hày sống vội vàng, tận hưởng niềm vui của tuổi trẻ, mùa xuân, tình yêu đến đắm say, cuồng nhiệt, hết mình

Trang 3

phút

+ Đoạn thơ tiêu biểu cho hồn thơ

XD Vì sao?

+ Bình giảng câu thơ cuối cùng?

- Hs thảo luận trình bày trước lớp

Hoạt động 5

(vấn đáp)

? Hãy nêu nhận xét khái quát về tư

tưởng chủ đaọ và nghệ thuật đặc

sắc

- Điệp ngữ Ta muốn Xuân Diện chuyển từ tôi ở đoạn đầu sang ta mang ý nghĩa tình cảm chung, khái quát.

- Các động từ: Oâm, riết, say, thâu, hôn, cắn chỉ tình

cảm ngày càng mạnh, càng say đắm Các từ chỉ mức

độ tình cảm ngày càng cuồng nhiệt, ào ạt hơn: Cho chếnh choáng, cho đã đầy, cho no nê.

Câu thơ cuối cùng của bài đỉnh điểm của cảm xúc đấy cảm giác nhưng vẫn đảm bảo sự trong sáng và đầy tính sáng tạo

III> TỔNG KẾT

1 Tổng kết:

- Tư tưởng chủ đạo của bài thơ: Lời giục giã thanh niên hãy sống say mê, mãnh liệt, hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút cho cuộc đồi và tuổi trẻ

- Nghệ thuật đặc sắc: Bài thơ kết hợp hài hòa nhiều mạch cảm xúc, giọng điệu sôi nỗi, nhiều đổi mới, sáng tạo về hình ảnh, cấu tứ, cách dùng điệp từ, điệp ngữ …

* Củng cố: ( 5 phút)

Gv chốt lại hệb thống quan niệm về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc của XD được thể hiện trong bài

- Một ý thức về giá trị đời sống của cá thể ( mang tính nhân văn)

- Một quan niệm táo bạo đầy tính cách mạng trước những quan niệm cũ kĩ cốn cản trở việc giải phóng con người cá thẻ

- Một niềm khát khao mãnh liệt và một tâm thế sống cuồng nhiệt tích cực

* Dặn dò: (2 phút)

- Học thuộc lòng bài thơ và phân tích nghệ thuật sáng tại những hình ảnh mới độc đáo

- Đọc và soạn bài về tác giả Xuân Diệu

Trang 4

Tiết PPCT 83 Lớp dạy 11D

Tên bài dạy

Tác gia: XUÂN DIỆU

A> Kết quả cần đạt: Giúp học sinh:

- Hiểu được tư tưởng chi phối toàn bộ sự nghiệp văn học của Xuân Diệu là niềm khát khao giao cảm với đời Trên cơ sở đó có những đóng góp mới mẻ về thi pháp và phong cách nghệ thuật

- Thấy được Xuân Diệu là nhà thơ lớn, tài năng nhiều mặt, có vị trí quan trọng trong phong trào Thơ mới cũng như trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực thơ tình

Trọng tâm bài học: Luận điểm tổng quát, thơ Xuân Diệu trước Cách mạng.

Phương pháp: Phát vấn, trao đổi thảo luận nhóm.

B> Chuẩn bị của thầy và trò:

- Ảnh chân dung Xuân Diệu

- Các tài liệu: tập Thơ thơ; Xuân Diệu – về tác gia và tác phẩm (NXB GD, Hà Nội , 1998)

C> Thiết kế bài dạy – học:

Hoạt động 1: TỔ CHỨC KIỂM TRA BÀI CŨ ( 7phút)

1 Đọc thuộc lòng 1 đoạn thơ yêu thích trong bài Vội vàng.

2 Phân tích quan niệm và lập luận của tác giả về lẽ sống vội vàng

Hoạt động 2: VÀO BÀI MỚI

T

gian

HOẠT ĐỘNG THẦY – TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT

5

phút

Hoạt động 3 (vấn đáp)

- GV :

+ Giới thiệu chân dung XD trong hai

thời kỳ: trẻ và già

+ Mục tiêu của bài tìm hiểu về tác gia:

cuộc đời và con người Sư nghiệp sáng

tác Phong cách nghệ thuật

- Hs theo dõi SGK mục 1/I để trình bày

những nét nổi bật nhất về tiểu sử Xuân

Diệu

- Hs theo dõi phần nói về con người nhà

I> Tìm hiểu cuộc đời và con người Xuân Diệu

1> Tiểu sử: (1916 -1985)

- Sinh ra và lớn lên ở Quy Nhơn (Quê mẹ)

- Con một nhà nho ở xứ Nghệ

- Năm 1935 có thơ đăng báo

- Cuộc đời gắn bó với CM và nền văn học cách mạng

- Ông là nhà thơ nhà văn và được xem là một nghệ sĩ, một nhà văn hoá lớn:

+ Năm 1983: được bầu là viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật CHDC Đức

+ 1996 được tặng giải thưởng HCM về VH nghệ thuật

2> Con người:

Trang 5

phút

15

phút

thơ SGK và khái quát các ý chính

+ Về hoàn cảnh gia đình, quê hương có

ảnh hưởng gì đến thơ XD?

+ Quá trình được đào tạo có ảnh hưởng

đến phong cách nghệ thuật thơ ông hay

không?

Hoạt động 4 ( thảo luận 4 phút)

- Gđoạn trước CMT8 thơ XD thể hiện ở

những vấn đề cơ bản nào?

- Nêu ví dụ minh hoạ (khuyến khích ví

dụ ngoài sách giáo khoa đã nêu)

- Gv tích hợp kiến thức đã học trong

giai đoạn văn học trung đại : hệ thống

ước lệ

- Tình yêu trong thơ XD như một vườn

hoa đủ mọi hương sắc, như một bản

nhạc đủ mọi âm thanh :khi thì say đắn

cuồng nhiệt; khi thì cô đơn thất vọng

- Hoàn cảnh gia đình:

+ Cha là ông đồ Nghệ có đức tính cần cù, kiên nhẫn trong học tập và lao động nghệ thuật

+ Thiên nhiên ở Qui Nhơn: những ngọn gió nồm và sóng biển được thể hiện nhiều trong thơ XD + Ông còn là con của vợ lẽ, phải xa mẹ và thường

bị hắt hủi

=>Tất cả điều đó đã ảnh hưởng đến hồn thơ XD, Ông luôn khát khao tình thương và sự cảm thông chia sẽ của mọi người

- Là một trí thức Tây học và con một nhà nho nên

XD có sự kết hợp a/hưởng của văn hóa phương Tây và văn hoá tr/ thống Yếu tố cổ điển và hiện đại đều có trong tư tưởng và tình cảm thẩm mĩ của XD (V/hoá p/Tây a/h sâu đậm hơn)

- XD là một tài năng nhiều mặt: làm thơ, viết văn, nghiên cứu phê bình văn học

II> SỰ NGHIỆP VĂN HỌC A> Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám 1- Về thơ ca

a) Tư tưởng chi phối toàn bộ sự nghiệp văn học: là niềm khát khao giao cảm với đời- cuộc đời trần thế (hiện thực, c/sống hàng ngày)

+ Cái tôi được khẳng định chói lọi

“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”

+ Không muốn hoà cái tôi với cái ta mờ nhạt

“ Ta là một, là riêng, là thứ nhất Không có ai bè bạn nổi cùng ta”

b) Thơ XD thoát khỏi hệ thống ước lệâ của “thơ cũ” thời trung đại

- Nhà thơ nhìn đời bằng con mắt xanh non, rờn biếc, tạo ra một thiên đường trên mặt đất

(Vội vàng) Ông thổi vào thơ một cách sống mãnh liệt, sống hết mình, không dửng dưng trước thời gian trôi đi

“Sống toàn tim, toàn trí, sống toàn hồn Sống toàn thân và thức nhọn giác quan”

c) XD là nhà thơ của tình yêu Tình yêu thể hiện trong thơ vừa say đắm mãnh liệt vừa cô đơn, thất vọng:

“ Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ Phải nói yêu trăm bận đến nghìn lần”

d) Phong cách nghệ thuật thơ XD: Mới mẻ hiện đại “là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” – Hoài Thanh Thơ thể hiện những cảm giác tinh vi, đầy cảm giác, một thế giới nghệ thuật đầy xuân

Trang 6

phút

Hoạt động 5

- Diễn giảng những vấn đè đã nêu trong

SGK

sắc và tình tứ Ông lấy chuẩn mực của cái đẹp là con người

2> Văn xuôi

- Giàu chất trữ tình, cảm hứng lãng mạn là chủ đạo

- Tác phẩm tiêu biểu: Tập truyện ngắn, bút kí

“Phấn thông vàng” 1939 và “Trường ca” 1945

B> Giai đoạn sau cách mạng tháng Tám

- XD trở thành nhà thơ cách mạng đem hết tài năng, nhiệt huyết để phục vụ nhânndân, đất nước và cách mạng

- Ôâng viết nhiều thể loại: thơ, văn, dịch thuật , nghiên cứu phê bình

- Tình cảm công dân là nét nổi bật trong mọi sáng tác của ông

- Khối lượng sáng tác đồ sộ: 13 tập thơ (Ngôi sao, Riêng chung, một khối hồng…), 5 tập bút kí, 6 tác phẩm dịch thuật, 16 tập nghiên cứu phê bình (phê bình và giới thiệu thơ, Các nhà thơ cổ điển Việt Nam).

Hoạt động 6 :Củng cố và dặn dò (3 phút)

* Củng cố:

XD là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới và là một trong những cây bút lớn của nền văn học hiện đại VN Tư tưởng chi phối toàn bộ sựng nghiệp văn học của ông là niềnm khát khao giao cảm với đời Đồng thời XD còn là nhà thơ của tình yêu

* Dặn dò:

- HS sưu tầm thêm nhiều bài thơ về đề tài tình yêu, mùa xuân Tìm đọc nhiều bài viết nghiên cứu về thơ văn của XD

- Soạn bài về : THAO TÁC LUẬP LUẬN BÁC BỎ

-* Rút kinh nghiệm:

Trang 7

Tiết PPCT 84 Lớp dạy 11D

Tên bài dạy

LUYỆN TẬP VỀ THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ

A> Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

- Ôn tập, củng cố kiến thức và kỹ năng của thao tác lập luận bác bỏ

- Có kỹ năng nhận diện vàp hân tích tác dụng của thao tác lập luận trong văn bản nghị luận

- Biết vận dụng thao tác lập luận bác bỏ vào việc viết văn nghị luận

- Phương phát: Oân và luyện : Thảo luận nhóm và vấn đáp

B> Chuẩn bị của GV và HS:

- GV:

-

C> Thiết kế bài dạy – học:

Hoạt động 1: PHÂN TÍCH THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ TRONG MỘT SỐ VĂN BẢN

NGHỊ LUẬN

Hoạt động 2: VÀO BÀI MỚI

T

gian

Hoạt động 3

Hoạt động 4

Hoạt động 5

1 Bài 1: Cho biết tác giả đã sử dụng cách bác bỏ nào

trong các văn bản ở SGK?

a Văn bản của Nguyễn Đình Thi:

- Bác bỏ luận điểm: Thơ là những lời đẹp; là những đề tài đẹp

- Tác giả dùng luận cứ để bác bỏ luận điểm trên + Đưa ra những bài thơ hay mà lời không đẹp + Đưa ra đề tài không đẹp nhưng thơ vẫn hay

b Văn bản của Đặng Thai Mai:

- Bác bỏ luận điểm: Lý tính không tham gia vào quá trình sáng tạo nghệ thuật

- Tác giả dùng lập luận phân tích “các lý lẽ” để bác bỏ

+ Lý tính tác động đến toàn bộ tư duy cấu trúc của sáng tạo nghệ thuật (đề tài, tư tưởn, p.tích, tài liệu…) + Lý tính điều chỉnh sự hài hòa giữa nội dung và hình thức của t.phẩm nghệ thuật

c Văn bản : Bác bỏ một quan điểm thực dụng (gồm

6 đoạn)

- Đoạn 1: Xác định luận điểm cần bác bỏ “những kẻ theo chủ nghĩa nhân văn là những kẻ ăn bám” của bà

Aây Ren – đơ

Trang 8

- Đoạn 2: Chỉ ra thực chất của luận điểm trên là sản phẩm của chủ nghĩa thực dụng

- Đoạn 3: Dùng luận cứ về tỉ lệ dân số nước Mĩ 80% là kẻ ăn bám và luận cứ về Mẹ Tê-Rê-Da để bác bỏ luận điểm trên

-Đoạn 4: Dùng lí lẽ để phê phán luận điểm “Những kẻ … ăn bám” là thiếu hiểu biết xã hội và bản chất

nhân văn của xã hội loài người

- Đoạn 5 : Khẳng định tính đúng đắn của luận điểm: Giá trị của 1 người chính là ở chổ người đó phục vụ

XH như thế nào Điều đó gián tiếp bác bỏ luận điểm: Có rồi hãy cho

- Đoạn 6: Chỉ ra sự phiến diện của CN thực dụng mà bà Aây Ren-đơ đã nêu

2 Bài 2: Lập dàn ý bác bỏ cho luận điểm: Chỉ có

vào Đại học thì cuộc đời mới có tương lai.

a Đặt vấn đề: Dẩn dắt để đưa luận điểm vào bài viết

b Giải quyết vấn đề:

- Nêu luận điểm: Chỉ có … tương lai có phần đúng và

có phần còn cực đoan Vào Đại học đúng là có tương lai hứa hẹn cho nên hầu hết HS đều cố gắng để thi vào ĐH

- Bác bỏ luận điểm trên bằng cách đưa các luận cứ: + Có nhiều con đường để đi vào tương lai như học nghề, làm doanh nhân, học trung cấp … Không phải duy nhất có con đường vào ĐH

+ Phân tích và nêu dẫn chứng về những tấm gương thành đạt mà không nhất thiết phải vào ĐH

c Kết thúc vấn đề: Chỉ ra sự phiến diện của luận điểm

3 Bài 3: Lập luận bác bỏ 1 phần sai của các luận

điểm: Múa rìu qua mắt thợ; bới lông tìm vết.

a Luận điểm: Múa rìu qua mắt thợ có ý chê những

người dạy dột khoe tài trước những bậc thầy vì dễ bộc lộ những chỗ yếu kém của mình và có vẽ thiếu khiêm tốn

Lập luận bác bỏ: Luận điểm thể hiện tâm lí tiêu cực sợ người khác giỏi hơn mà không dám thi thố tài năng, vượt lên phía trước, không dám bài tỏ chính kiến của mình … như vậy sẽ không bao giờ tiến bộ Tóm lại thành ngữ còn hạn chế về mặt tư tưởng

b Luận điểm : Bới lông tìm vết (về nhà làm)

* Củng cố:

- Viết đoạn văn nghị luận bác bỏ và viết đoạn văn nêu ý kiến bác bỏ 1 ý kiến khác (tức là vạch ra cái sai trong luận điểm, luận cứ hay trong cách lập luận)

- Lưu ý thái độ khi bác bỏ: Phài trung thực, không xuyên tạc, không mượn việc bác bỏ người khác để tự đề cao mình, thiếu tinh thần xây dựng

Trang 9

* Dặn dò:

Dựa vào dàn ý BT2 ở trên viết 1 đoạn văn nghị luận về thao tác lập luận bác bỏ và làm BT3/b

Ngày đăng: 01/07/2013, 01:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w