Dễ dàng tìm thấy hệ thống điều khiển máy công cụ, kỹ thuật không gian và hệ thống vũ khí, điểu khiển máy tính, các hệ thống giao thông, hệ thống năng lượng, robot… Trong sinh hoạt hàng n
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, hệ thống điều khiển đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ, văn minh hiện đại Thực tế mỗi khía cạnh của hoạt động hằng ngày đều bị chi phối bởi một vài loại hệ thống điều khiển Dễ dàng tìm thấy hệ thống điều khiển máy công cụ, kỹ thuật không gian và hệ thống vũ khí, điểu khiển máy tính, các hệ thống giao thông, hệ thống năng lượng, robot…
Trong sinh hoạt hàng ngày của con người như những trò chơi giải trí (robot,
xe điều khiển từ xa…) cho đến những ứng dụng gần gũi với con người cũng được cải tiến cho phù hợp với việc sử dụng và đạt mức tiện lợi nhất Việc điều khiển từ xa đã thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của cuộc sống
Chính vì tầm quan trọng của lĩnh vực Đo Lường Và Điều Khiển Tự Động, nhóm em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Thiết kế xe mô hình điều khiển từ xa bằng remote IR và bằng điện thoại android”
Chúng em xin chân thành cảm ơn các tất cả các Thầy Cô Giáo trong nhà trường, nhất là các Thầy Cô Giáo trong viện Điện Tử Viễn Thông của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình dạy dỗ chúng em trong suốt thời gian qua
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS.NGUYỄN NGỌC VĂN
Người đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng em hoàn thành
Trang 2TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Với mục đích chính thực hiện tự động hóa đo lường và điều khiển chúng em
đã quyết định thực hiện đề tài: “Thiết kế xe mô hình điều khiển từ xa bằng Remote
IR (Infrared Receiver) và điện thoại android”
Ngoài ra khi thực hiện đề tài này, không chỉ điều khiển xe mô hình từ xa, chúng em muốn sử dụng công nghệ, thiết bị phổ biến trong thế giới hiện đại ngày nay vào việc điều khiển, cụ thể là sử dụng các dòng Smartphone chạy trên hệ điều hành Android
Sau khi thực hiện đồ án em đã rút ra được những kết luận quan trọng:
Rút ra được những ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp điều khiển từ xa
So sánh được khả năng điều khiển từ xa của hai phương pháp điều khiển bằng sóng hồng ngoại (remote IR) và điều khiển bằng sóng Bluetooth qua điện thoại android
Hệ điều hành android và phần mềm android được sử dụng trong mọi ứng dụng của đời sống, nhất là trong thời đại công nghệ phát triển
ABSTRACT
With the main purpose of implementing automated measurement and control,
we have decided to make the subject: designing remote-controlled models with remote IR and Android phones
Furthermore, when making this subject, not only do we control remote model cars but we also would like to use technology and popular devices in today’s modern world to control, specifically to use the Smartphone that runs on the Android operating system
Affter the implemntation of the project we have drawn important conclusions:
Compara the remote control capability of two mothods of control: with infrared (remote IR) and with Bluetooth wave through Android phones
The Android OS and the Android software are in all applications of life, especially in this era of technological development
Trang 3Mục lục
Danh sách hình vẽ 6
Danh sách bảng biểu 8
Danh mục từ viết tắt 9
PHẦN MỞ ĐẦU 12
i Giới hạn đề tài 12
ii Mục đích nghiên cứu 13
iii Quá trình thực hiện 13
iv Chỉ tiêu kỹ thuật 15
CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC TỔNG QUAN 17
1.1 Giới thiệu hệ thống điều khiển từ xa 17
1.1.1 Một số vấn đề cơ bản trong hệ thống điều khiển từ xa 18
1.1.2 Phương pháp mã hóa trong điều khiển từ xa 18
1.2 Điều khiển từ xa bằng tia hồng ngoại 19
1.2.1 Lý thuyết sóng hồ ng ngoại IR 19
1.2.2 Sơ đồ khối hệ thống điều khiển từ xa bằng tia hồng ngoại nói chung 20
1.3 Điều khiển từ xa bằng Bluetooth 23
1.3.1 Công nghệ truyền thông không dây Bluetooth 23
1.3.2 Các vấn đề bảo mật trong công nghệ Bluetooth 25
1.3.3 Các khái niệm trong công nghệ Bluetooth 27
1.3.4 Định nghĩa các liên kết vật lý trong Bluetooth 29
1.3.5 Trạng thái c ủa thiết bị Bluetooth 30
1.3.6 Các chế độ kết nối 30
1.3.7 Kỹ thuật trải phổ nhảy tần số trong công nghệ Bluetooth 31
1.3.8 Cách thức hoạt động của Bluetooth 34
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU HỆ ĐIỀU HÀNH VÀ GIAO TIẾP NGOẠI VI 40
2.1 Khối xử lý trung tâm MCU ATMEGA328 40
2.1.1 Giới thiệu MCU ATMEGA328 40
2.1.2 Thông số kĩ thuật chính c ủa ATMEGA328 40
2.2 Cảm biến sóng siêu âm đo và tính toán khoảng cách: SRF05 41
2.2.1 Giới thiệu SRF05 45
2.2.2 Thông số kỹ thuật: 45
2.2.3 Giản đồ xung hoạt động của SRF05: 46
Trang 42.3 Điều khiển từ xa bằng hồng ngoại 47
2.3.1 Remote hồ ng ngoại 47
2.3.2 Mắt thu hồng ngo ại 48
2.3.3 Sơ đồ khối: 49
2.4 Module Bluetooth HC05 51
2.4.1 Giới thiệu về Bluetooth HC05 51
2.4.2 Cơ chế hoạt động 52
2.4.3 Điều khiển Robot Car bằng điện thoại android bằng HC05 53
2.5 Module dò đường 54
2.6 Hệ điều hành android 55
2.6.1 Giới thiệu về android 55
2.6.2 Lịch sử hình thành 56
2.6.3 Tính năng android 58
2.6.4 Kiến trúc hệ điều hành android 59
2.6.5 Chu kỳ ứng dụng trên android 62
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ MÔ HÌNH XE ĐIỀU KHIỂN TỪ XA 68
3.1 Phân tích và xác định yêu cầu 68
3.1.1 Mục đích của đề tài: 68
3.1.2 Yêu cầu thiết kế 68
3.1.3 Yêu cầu kết quả 68
3.2 Xây dựng thuật toán 69
3.2.1 Thuật toán tổng thể 69
3.2.2 Thuật toán điều khiển từng chức năng cụ thể 70
3.2.3 Thuật toán tính khoảng cách 70
3.2.4 Thuật toán dò đường 71
3.3 Thiết kế phần cứng 72
3.3.1 Sơ đồ khối chức năng 72
3.3.2 Sơ đồ khối hoạt động: 74
3.3.3 Sơ đồ nguyên lý của thiết kế và các module trong thiết kế 76
3.3.4 Sơ đồ mạch in thiết kế 78
3.4 Xây dựng phần mềm trên android 79
3.4.1 Lưu đồ thuật toán 79
Trang 5CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI 82
4.1 Các kết quả đạt được 82
4.1.1 Kết quả 82
4.1.2 Hình ảnh của sản phẩm 83
4.1.3 Các kết luận rút ra được 84
4.2 Đinh hướng đề tài: 85
KẾT LUẬN 88
Tài liệu tham khảo 89
Trang 6Danh sách hình vẽ
Hình 1.1: Quang phổ của các nguồn sóng hồng ngoại 19
Hình 1.2: Sơ đồ máy phát 21
Hình 1.3: Sơ đồ khối máy thu 22
Hình 1.4: Kiến trúc Piconet trong Bluetooth 28
Hình 1.5: Một Scatternet gồ m 2 Piconet 29
Hình 1.6: Kỹ thuật trải phổ nhảy tần số 32
Hình 1.7: Các packet truyền trên các tần số khác nhau 32
Hình 1.8: Các packet truyền trên khe thời gian 33
Hình 1.9: Cấu trúc gói tin buletooth 33
Hình 1.10: Cấu tạo một packet 34
Hình 1.11: Mô hình piconet 36
Hình 1.12: Quá trình truy vấn tạo kết nối 37
Hình 1.13: Quá trình truy vấn tạo kết nối 37
Hình 1.14: Truy vấn tạo kết nối giữa các thiết bị trong thực tế 38
Hình 1.15: Ví dụ về mô hình satternet 38
Hình 2 1: Hình ảnh thực tế và sơ đồ chân của ATEMEGA328 40
Hình 2 2: Hình ảnh thực tế của SRF05 46
Hình 2 3: Giản đồ xung của SRF05 46
Hình 2 4: Hình ảnh thực tế Remote hồng ngoại 47
Hình 2 6: Sơ đồ chân mắt thu hồng ngoại 48
Hình 2 7: Sơ đồ hoạt động khối phát hồng ngoại 49
Hình 2 8: Sơ đồ hoạt động khối thu hồng ngoại 49
Hình 2 9: Cấu trúc sóng mang hồng ngoại 50
Hình 2 10: Truyền dữ liệu 50
Hình 2 11: Hình ảnh thực tế và sơ đồ chân của HC-05 51
Hình 2 12: Hình ảnh thực tế module dò đường 54
Hình 2 13: Cảm biến hồng ngo ại CTRT5000 55
Hình 2 14: Logo android 56
Hình 2 15: Android timeline 56
Hình 2 16: Mô hình kiến trúc nền tảng hệ điều hành Android 59
Hình 2 17: Mô hình hợp tác giữa máy ảo Dalvik và Navite code 62
Hình 2 18: Activity Stack 63
Hình 2 19: Chu kỳ sống của Activity 64
Hình 3 1: Thuật toán điều khiển 69
Hình 3 2: Sơ đồ sắp xếp vị trí 3 cảm biến CTRT5000 71
Hình 3 3: Sơ đồ khối chức năng của mạch 72
Hình 3 4: Sơ đồ khối hoạt động của mạch 74
Trang 7Hình 3 7: Sơ đồ nguyên lý module điều khiển động cơ 77
Hình 3 8: Sơ đồ nguyên lý khối ATMEGA328 77
Hình 3 9: Sơ đồ nguyên lý module SRF05 78
Hình 3 10: Sơ đồ mạch in của thiết kế 78
Hình 3 11: Sơ đồ thuật toán trên android 79
Hình 3 12: Giao diện khởi động của ứng dụng 79
Hình 3 13: Giao diện lúc bật Bluetooth 80
Hình 3 14: Giao diện hiển thị danh sách thiết bị tìm được 80
Hình 3 15: Giao diện lúc kết nối và sau khi kết nối thành công 81
Hình 4 1: Hình ảnh sản phẩm thiết kế 83
Hình 4 2: Điều khiển xe rà phá bom mìn từ xa (ảnh minh họa) 85
Hình 4 3: Xe dò đường có gắn camera (ảnh minh họa) 85
Hình 4 4: Xe cần cẩu đòi hỏi tính chính xác cao (ảnh minh họ a) 86
Hình 4 5: Xe có gắn camera điều khiển qua wifi (ảnh minh họa) 86
Trang 8Danh sách bảng biểu
Bảng 1 1: Các phiên bản Bluetooth 24
Bảng 2 1: Thông số kỹ thuật ATEMEGA328 41
Bảng 2 2: Thông số kỹ thuật SRF05 45
Bảng 2 3: Bảng mã các nút nhấn Remote tương ứng với các chức năng 47
Bảng 2 4: Thông số kỹ thuật HC-05 52
Bảng 2 5: Dữ liệu gửi từ android tới HC05 53
Bảng 2 6: Các phiên bản hệ điều hành android 57
Bảng 3 1: Giá trị các motor tương ứng với các chức năng 70
Bảng 3 2: Bảng giá trị đầu ra các cảm biến tương ứng với các trường hợp 72
Trang 9hoạt động trong piconet PMA Packed Member Address Con số 8 bit để nhận biêt các packed
Salve với nhau ACL Asynchronous connectionless Phi kết nối bất đồng bộ dành cho
truyền dữ liệu SCO Synchronous connection-
Spectrum
Là kỹ thuật điều chế trải phổ
ISM Industrial Scientific Medical Dãy băng tần không cần đăng ký:
2.4-2.48GHz FEC Forward Error Correction Kỹ thuật sửa lỗi tiến BEC Backward Error Control Kỹ thuật sửa lỗi ngược
LMP Link Manament Protocol Giao thức quản lý kết nối SDK Software Developement Kit Bộ công cụ phát triển phần mềm
Trang 10E
Global System for Mobile Communications/ Enhanced Data Rates for GSM
Evolution
Hệ thống thông tin di động toàn cầu
IDEN Integrated Digital Enhanced
Đa truy cập phân chia theo mã
EV-DO EVolution-Data Optimized Tiêu chuẩn truyền băng thông rộng vô
tuyyeens cho các thiết bị không dây UTMS Universal Mobile
Telecommunications Systems
Hệ thống viễn thông di động toàn cầu
A2DP Advanced Audio Distribution
Profile
Là một trong những chế
độ Bluetooth hỗ trợ ĐTDĐ khả năng phát ra âm thanh chuẩn stereo
AVRCP Audio/Video Remote Control
CSS3 Cascading Style Sheets Là những file hỗ trỡ trình duyệt web
trong việc hiển thị HTML HE-AAC High-Efficiency Advanced
Audio Coding
Mã hóa âm thanh tiên tiến
JPEG Joint Photographic Experts
Group
Là một trong những phương pháp nén ảnh hiệu quả, có tỷ lệ nén ảnh tới vài chục lần Tuy nhiên chất lượng ảnh bị suy giảm sau khi giải nén
Trang 11PNG Portable Network Graphic Là một dạng hình ảnh sử dụng phương
pháp nén dữ liệu mới - không làm mất
đi dữ liệu gốc
GIF Graphics Interchange Format là một định dạng tập tin hình ảnh
bitmap cho các hình ảnh dùng ít hơn
256 màu sắc khác nhau và các hoạt hình dùng ít hơn 256 màu cho mỗi khung hình
MIDI Musical Instrument Digital
Interface
Giao diện kỹ thuật số dành cho nhạc cụ
GPS Global Positioning System Hệ thống Định vị Toàn cầu
API Application Programming
Interface
Giao diện lập trình ứng dụng
JNI Java Native Interface Bộ framework cho phép mã lệnh viết
bằng Java
Trang 12PHẦN MỞ ĐẦU
Điều khiển từ xa là việc điều khiển một mô hình ở một khoảng cách nào đó
mà con người không nhất thiết trực tiếp đến nơi, trực tiếp điều khiển hệ thống Khoảng cách đó tùy thuộc vào từng hệ thống có mức độ phức tạp, khác nhau, chẳng hạn như việc điều khiển từ xa một phi thuyền ta cần có hệ thống phát và thu mạnh, ngược lại để điều khiển một trò chơi điện tử từ xa ta chỉ cần một hệ thống phát và thu yếu hơn…
Chính vì vậy với đề tài: “Thiết kế xe mô hình điều khiển từ xa bằng remote IR
và bằng điện thoại android” chúng em muốn giải quyết các vấn đề sau:
Thực hiện đo lường khoảng cách giữa xe đến vật cản bằng sóng siêu âm
Thiết kế khối điều khiển xe với các chức năng cơ bản: rẽ trái, rẽ phải, tiến, lùi, dừng lại
Thực hiện tự động tránh vật cản với khoảng cách cho trước dựa trên khoảng cách đo được
Thực hiện dò đường dựa vào tiêu chí màu sắc của đường đi, thông qua cảm biến hồng ngoại
Thiết kế phần mềm android điều khiển chuyển động của xe
i Giới hạn đề tài
Lĩnh vực đo lường và điều khiển tự động rất đa dạng về hướng nghiên cứu
Đề tài: “Thiết kế xe mô hình điều khiển từ xa bằng remote IR và điện thoại android” cũng có rất nhiều khía cạnh nghiên cứu thực hiện Tuy nhiên trong điều kiện:
Thời gian thực hiện 15 tuần
Kinh nghiệm thực tế còn chưa nhiều
Tài liệu nghiên cứu chưa có nhiều tài liệu chuyên sâu
Vì vậy nhóm em thực hiện đề tài với những nội dung sau:
Lập trình bằng Kit Ardiuno trên vi điều khiển ATMEGA328
Thiết kế mạch điều khiển xe mô hình bằng tia hồng ngoại qua Remote và
Trang 13 Xây dựng chương trình điều khiển trên điện thoại android
Thực hiện các chức năng điều khiển cơ bản, tự động tránh vật cản, dò đường
ii Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài: “Thiết kế xe mô hình điều khiển từ xa bằng remote IR và bằng điện thoại android” giúp người thực hiện nắm được lý thuyết về đo lường và điều khiển, hiểu được nguyên lý điều khiển, tập lệnh vi điều khiển
Sản phẩm đề tài trước hết có thể để nghiên cứu, mở rộng ứng dụng trong thực
tế sản xuất công nghiệp
iii Quá trình thực hiện
Dàn ý nghiên cứu
Tia hồng ngoại và điều khiển thiết bị từ xa bằng tia hồng ngoại
Công nghệ truyền thông không dây tầm gần Bluetooth
Hệ điều hành android
Cảm biến trong đo lường: cảm biến sóng siêu âm
Vi điều khiển ATMEGA328 và các tập lệnh liên quan
Phần mềm điều khiển chạy trên hệ điều hành android
Báo cáo thể hiện gồm các chương:
Chương mở đầu: Khái quát về nội dung, mục đích, giới hạn đề tài và các phương pháp thực hiện
Chương 1: Kiến thức tổng quan
Chương 2: Giới thiệu về hệ điều hành và các giao tiếp ngoại vi sử dụng trong thiết kế
Chương 3: Thuật toán thực hiện, sơ đồ khối tổng quát và chi tiết, các bước và quá trình thực hiện
Chương 4: Kết quả đạt được và các hướng phát triển
Chương kết luận
Trang 14 Đối tượng thực hiện
Khối xử lý tín hiệu và điều khiển: có nhiều phương pháp thực hiện như dùng IC cứng, dùng vi điều khiển,… Và trong thiết kế này nhóm em sử dụng vi điều khiển để xử lý tín hiệu và điều khiển toàn bộ hoạt động mạch Vi điều khiển nhóm
em sử dụng là ATMEGA328, vì dòng vi điều khiển này khá là phổ biến, dễ thực hiện,
tốc độ xử lý nhanh
Để thực hiện đo khoảng cách tới vật cản nhóm em sử dụng thiết bị cảm
biến SRF05 Và sử dụng động cơ Servo hỗ trợ chỉnh hướng cho SRF05
Thiết bị phát hồng ngoại: Remote hồng ngoại
Thiết bị thu hồng ngoại: Mắt thu 1838T
Thiết bị phát tín hiệu điều khiển qua sóng Bluetooth: Điện thoại android
Thiết bị nhận tín hiệu của điện thoại là module Bluetooth HC05
Thiết bị thu dữ liệu thực hiện chức năng dò đường là module hồng ngoại
dò đường
Khối chấp hành là module động cơ L298
Phương pháp thực hiện
Tìm hiểu về lý thuyết liên quan
Viết và thực hiện các chương trình nhỏ, các bài ví dụ trên vi điều khiển ATMEGA328 để làm quen với kiến trúc và tập lệnh của vi điều khiển
Xây dựng thuật toán đo khoảng cách và điều khiển
Viết chương trình thực hiện thuật toán bằng Kit arduino
Viết ứng dụng chạy trên hệ điều hành android thực hiện điều khiển Ứng dụng viết trên phần mềm eclipse SDK 4.4.2
Mô phỏng, thi công mạch
Thời gian thực hiện
Tìm hiểu lý thuyết: 2 tuần
Xây dựng thuật toán: 4 tuần
Viết chương trình: 3 tuần
Mô phỏng, sửa mã nguồn: 2 tuần
Trang 15 Viết báo cáo: 2 tuần
Phân công công việc:
Bảng 1: Phân chia công việc
hoàn thành
Kết quả
Trần Văn Thuấn
Tuần 2-3 Hoàn
thành
Xây dựng phương pháp thực hiện và thuật toán
Điều khiển bằng Remote qua sóng IR
Trần Văn Thuấn Tuần 4-7 Hoàn
thành Điều khiển bằng điện
thoại android qua sóng Bluetooth
Lê Văn Thành Tuần 4-7 Hoàn
thành
Viết mã nguồn
Mã nguồn điều khiển bằng Remote qua sóng
Lê Văn Thành Tuần 8-10 Hoàn
thành
Xây dựng mã nguồn ứng dụng android
Lê Văn Thành Trần Văn Thuấn
iv Chỉ tiêu kỹ thuật
a Sản phẩm
Kích thước: cỡ dài.rộng.cao <= 25.15.10 (cm3)
Khung nhựa, sử dụng 3 bánh chuyển động
Tốc độ: trung bình khoảng 30 cm/s
Xây dựng được mạch điều khiển xe mô hình sử dụng chip ATMEGA328
Xe mô hình điều khiển được bằng 2 phương pháp:
Trang 16 Điều khiển bằng Remote bằng sóng hồng ngoại (IR)
Điều khiển bằng điện thoại android qua sóng Bluetooth
b Phần mềm android điều khiển
Giao diện thân thiện, dễ sử dụng
Dung lượng cài đặt thấp, phù hợp với các phiên bản android hiện hành
c Các chức năng điều khiển
Đo khoảng cách tới vật cản: khoảng cách lớn nhất đo được 3 mét
Thực hiện các chức năng cơ bản: Stop, Tiến, Lùi, Trái, Phải
Tự động tránh vật cản với khoảng cách cho trước: 13 cm
Thực hiện chức năng dò đường (di chuyển theo tín hiệu phản hồi từ cảm biến)
Trong đó yêu cầu từng chức năng như sau:
Điều khiển bằng Remote:
Khoảng cách điều khiển: 3m
Các chức năng điều khiển: Trái, Phải, Stop, Tiến, Tự động tránh vật cản, Dò đường
Tốc độ di chuyển: Do đề tài thực hiện với xe mô hình (khối lượng khá nhỏ có thể bỏ qua), nên tốc độ di chuyển xe không bị ảnh hưởng bởi gia tốc xe Vận tốc trung bình là 30cm/s
Độ trễ tín hiệu đạt được: 0.5s
Điều khiển bằng Android qua sóng Bluetooth
Khoảng cách điều khiển: 8 mét
Trang 17CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC TỔNG QUAN
1.1 Giới thiệu hệ thống điều khiển từ xa
Hệ thống điều khiển từ xa là một hệ thống cho phép ta điều khiển các thiết bị
từ một khoảng cách xa Ví dụ hệ thống điều khiển bằng vô tuyến, hệ thống điều khiển bằng tia hồng ngoại, hệ thống điều khiển từ xa bằng Bluetooth, hệ thống điều khiển
từ xa bằng cáp quang, dây dẫn
Sơ đồ kết cấu hệ thống điều khiển từ xa nói chung bao gồm:
Thiết bị phát: biến đổi lệnh điều khiển thành tin tức và phát đi, ở trong thiết
kế này nhóm em sử dụng thiết bị phát là Remote hồng ngoại đối với phương pháp điều khiển qua sóng hồng ngoại và thiết bị phát là điện thoại Android với phương pháp điều khiển qua sóng bluetooth
Đường truyền: đưa tín hiệu điều khiển từ thiết bị phát đến thiết bị thu Trong thiết kế nhóm em sử dụng 2 đường truyền là sóng hồng ngoại và sóng bluetooth
Thiết bị thu: nhận tín hiệu điều khiển từ đường truyền, qua quá trình biến đồi, biến dịch để tái hiện lại lệnh điều khiển rồi đưa đến các thiết bị thi hành Trong thiết kế của nhóm em thì thiết bị thu là mắt thu hồng ngoại 1838T và module Bluetooth HC05
Hình 1.1: Sơ đồ kết cấu hệ thống điều khiển từ xa
Nhiệm vụ cơ bản của các hệ thống điều khiển từ xa:
Phát tín hiệu điều khiển
Sản sinh ra xung hoặc hình thành các xung cần thiết
Tổ hợp xung thành mã
Phát tổ hợp mã tới điểm chấp hành
Trang 18 Ở điểm chấp hành (thiết bị thu) sau khi nhận được mã phải biến đổi các mã nhận được thành các lệnh điều khiển và đưa đến các thiết bị đồng thời kiểm tra sự chính xác của mã mới nhận
1.1.1 Một số vấn đề cơ bản trong hệ thống điều khiển từ xa
Do hệ thống điều khiển từ xa có những đường truyền dẫn xa nên ta phải nghiên cứu về kết cấu hệ thống để đảm bảo tín hiệu được truyền đi chính xác và nhanh chóng theo những yêu cầu sau:
1.1.1.2 Về kế cấu hệ thống
Để đảm bảo các yêu cầu về kết cấu tin tức, hệ thống điều khiển từ xa có các yêu cầu sau:
Tốc độ làm việc nhanh
Thiết bị phải an toàn, tin cậy
Kết cấu phải đơn giản
Hệ thống điều khiển từ xa có hiệu quả cao là hệ thống đạt tốc độ điều khiển cực đại, đồng thời đảm bảo độ chính xác trong phạm vi cho phép
1.1.2 Phương pháp mã hóa trong điều khiển từ xa
Trong hệ thống truyền thông tin rời rạc hoặc truyền thông tin liên tục nhưng
đã được rời rạc hóa tin tức thường phải được biến đổi thông qua một phép biến đổi thành số (thường là nhị phân) rồi mã hóa và được phát đi từ thiết bị phát.Ở thiết bị thu, các tín hiệu phải thông qua các phép biến đổi ngược lại với các phép biến đổi
Trang 191.2 Điều khiển từ xa bằng tia hồng ngoại
1.2.1 Lý thuyết sóng hồng ngoại IR
1.2.1.1 Khái niệm
Ánh sáng hồng ngoại (tia hồng ngoại) là ánh sáng không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, có bước sóng khoảng 0.8m đến 0.9m, tia hồng ngoại có vận tốc truyền bằng vận tốc ánh sáng
Tia hồng ngoại có thể truyền đi được nhiều kênh tín hiệu Nó ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp Lượng thông tin có thể đạt được tới 3Mbit/s … Trong kỹ thuật truyền tin bằng sợi quang dẫn không cần các trạm khuếch đại giữa chừng, người ta
có thể truyền một lúc 15000 điện thoại hay 15 kênh truyền hình qua một sợi tơ quang với đường kính 0.13mm với khoảng cách 10Km đến 20Km Lượng thông tin được truyền đi với ánh sáng hồng ngoại lớn gấp nhiều lần
Tia hồng ngoại dễ hấp thụ, khả năng xuyên thấu kém Trong điều khiển từ xa, tia hồng ngoại phát đi hẹp, có hướng do đó phải thu đúng hướng
1.2.1.2 Nguồn phát sáng hồng ngoại và phổ của nó
Các nguồn sóng nhân tạo thường có nhiều sóng hồng ngoại Hình dưới cho ta quang phổ của các nguồn phát sáng này
Hình 1.1: Quang phổ của các nguồn sóng hồng ngoại
Trong đó: IRED: Diode hồng ngoại
LA: laser bán dẫn
Trang 20LR: đèn huỳnh quang
Q: bóng đèn thủy tinh
W: bóng đèn điện với dây tiêm volfram
PT: phototransistor
1.2.1.3 Linh kiện thu sóng hồng ngoại
Người ta dùng quang điện trở, phototransistor, photodiode để thu sóng hồng ngoại gần Để thu sóng hồng ngoại trung bình và xa phát ra từ cơ thể người, vật nóng… Loại detector với vật liệu Lithiumtitanat hay tấm chất dẻo Polyviny-Lidendifluorid (PVDF) Cơ thể người phát ra tia hồng ngoại với độ dài sóng từ 8ms đến 10ms
1.2.1.4 Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp đi ều khiển từ xa bằng tia hồng ngoại
a Ưu điểm:
Không dây dẫn
Led phát và thu nhỏ, gọn dễ thiết kế lắp đặt và có độ tin cậy cao
Áp cung cấp thấp, công suất tiêu tán nhỏ
Điều khiển được nhiều thiết bị
Tính khả thi cao, linh kiện dễ tìm thấy và thi công dễ
b Nhược điểm:
Tầm xa bị hạn chế
Dòng điện cao tức thời
Nhiều hồng ngoại do các nguồn nhiệt xung quanh ta phát ra, nên có ảnh hưởng và hạn chế tầm phát Do đó chỉ dùng trong phòng, kho và nơi ít bị ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường
Hạn chế khi bị vật cản nên không thể truyền được xa
1.2.2 Sơ đồ khối hệ thống điều khiển từ xa bằng tia hồng ngoại nói chung
1.2.2.1 Máy phát
Trang 21Hình 1.2: Sơ đồ máy phát
Giải thích sơ đồ máy phát:
Máy phát có nhiệm vụ tạo ra lệnh điều khiển, mã hóa và phát tín hiệu đến máy thu lệnh truyền đi đã được điều chế
Khối phát lệnh điều khiển: khối này có nhiệm vụ tạo ra lệnh điều khiển từ
nút nhấn (phím điều khiển) Một khi phím nhấn được ấn tức là một lệnh đã được phát
ra Các nút nhấn có thể là một nút, hay ma trận nút Ma trận phím được bố trí theo cột và hàng Lệnh điều khiển được đưa đến bộ mã hóa dưới dạng các bit nhị phân tương ứng với từng phím điều khiển
Khối mã hóa: để truyền các tín hiệu khác nhau đến máy thu mà chúng
không lẫn lộn nhau, ta phải tiến hành mã hóa các tín hiệu (lệnh điều khiển) Khối mã hóa này có nhiệm vụ biến đổi các lệnh điều khiển thành các bit nhị phân, hiện tượng biến đổi này gọi là mã hóa Có nhiều phương pháp mã hóa khác nhau:
Điều chế biên độ xung
Điều chế vị trí xung
Điều chế độ rộng xung
Điều chế mã xung
Trong kỹ thuật điều khiển từ xa dùng tia hồng ngoại, phương pháp điều chế
mã xung thường được sử dụng nhiều hơn cả, vì phương pháp này tương đối đơn giản,
dễ thực hiện
Phát lệnh điều khiển
chế
Khuếch đại
Dạo động tạo sóng
mang
Trang 22 Khối dao động tạo sóng mang: khối này có nhiệm vụ tao ra sóng mang
có tần số ổn định, sóng mang này sẽ mang tín hiệu điều khiển khi truyền ra môi
trường
Khối điều chế: khối này có nhiệm vụ kết hợp với tín hiệu điều khiển đã
mã hóa sóng mang để đưa đến khối khuếch đại
Khối khuếch đại: khuếch đại tín hiệu đủ lớn để led phát hồng ngoại phát
ra môi trường
Led phát: biến đổi tín hiệu điện thành tín hiệu hồng ngoại phát ra ngoài môi trường
1.2.2.2 Máy thu
Hình 1.3: Sơ đồ khối máy thu
Giải thích sơ đồ khối máy thu:
Chức năng của máy thu là thu được tín hiệu điều khiển từ máy phát, loại bỏ sóng mang, giải mã tín hiệu điều khiển thành các lệnh riêng biệt, từ đó mỗi lệnh sẽ đưa đến khối chấp hành cụ thể
Led thu: thu tín hiệu hồng ngoại do máy phát truyền tới và biến đổi thành
tín hiệu điều khiển
Khối khuếch đại: có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu điều khiển lớn lên từ
Led thu hồng ngoại để quá trình xử lý tín hiệu được dễ dàng
Khối tách sóng mang: khối này có chức năng triệt tiêu sóng mang, chỉ giữ
lại tín hiệu điều khiển như tín hiệu gửi đi từ máy phát
Khuếch đại
Tách sóng
Khuếch đại Mạch chấp
hành
Trang 23 Khối giải mã: giải mã tín hiệu điều khiển thành các lệnh điều khiển dưới
dạng các bit nhị phân hay các dạng khác để đưa đến khối chấp hành cụ thể Do đó nhiệm vụ của khối này là rất quan trọng
Khối chốt: có nhiệm vụ giữ nguyên trạng thái tác động khi tín hiệu điều
khiển không còn, điều này có nghĩa là khi phát lệnh điều khiển ta chỉ tác động vào phím ấn 1 lần, trạng thái chỉ thay đổi khi ta tác động vào nút khác thực hiện lệnh điều khiển khác
Khối khuếch đại: khuếch đại tín hiệu điều khiển đủ lớn để tác động vào
mach chấp hành
Khối chấp hành: có thể là role, một linh kiện điều khiển nào đó, đây là
khâu cuối cùng tác động trực tiếp vào thiết bị thực hiện nhiệm vụ điều khiển mong muốn
1.3 Điều khiển từ xa bằng Bluetooth
1.3.1 Công nghệ truyền thông không dây Bluetooth
thống nhất các kết nối không dây giữa những nhà sản xuất thiết bị cầm tay [2]
Logo Bluetooth là sự kết hợp của 2 ký tự Rune cổ: (Hagall) và (Bjarkan) tương đương với 2 ký tự H và B trong chữ Latin là viết tắt của Harald Bluetooth
Sau đó, Bluetooth được liên minh Bluetooth SIG với các thành viên chính là những hãng sản xuất phần cứng lớn nhất thời bấy giờ như Nokia, Ericsson, Intel,
IBM, Toshiba… “chuẩn hóa” và công bố phiên bản đầu tiên vào năm 1998 [2]
Trang 24Là phiên bản đầu tiên của chuẩn kết nối Bluetooth được đưa vào sử dụng với tốc độ truyền tải dữ liệu là 1Mbs, tuy nhiên thực tế tốc độ của phiên bản này chỉ đạt được mức 720kbs [1]
Bluetooth 2.0 + ERD
Là phiên bản nâng cấp sau Bluetooth 1.0 được nâng cấp tốc độ truyền tải lên 2.1 Mbs cùng với chế độ truyền tải mới ERD (enhanced data rate) Phiên bản 2.1 được nâng cấp về tốc độ truyền tải nhưng lại hạn chế trên thiết bị sử dụng do ERD chỉ là chế độ tùy chọn, một số nhà sản xuất đã không đưa chế độ này vào sản phẩm của mình
để giảm chi phí sản xuất [1]
Bluetooth 2.1+ ERD
Được nâng cấp từ Bluetooth 2.0 vào năm 2007 với thay đổi quan trọng như hiệu năng cao hơn, giảm điện năng tiêu thụ Phiên bản này được sử dụng trên các thiết bị như điện thoại di động, laptop, tai nghe … Tuy nhiên, Bluetooth 2.1 vẫn chưa cho người dùng truyền tải các tập tin có dung lượng lớn [1]
Bluetooth 3.0 + HS
Năm 2009 buetooth 3.0 ra đời với thay đổi lớn về tốc độ truyền tải, đạt 24Mbps ở phiên bản này các thiết bị có thể tương tác dễ dàng với nhau hơn, có thể tự dò tìm các thiết bị ở gần [1]
Bluetooth 4.0
Là sự kết hợp của các đời Bluetooth trước đó với nhau
Bluetooth 4.0 đạt tốc độ truyền tải lên đến 25Mbps, dễ dàng ghép đôi các thiết bị với nhau, hiệu năng tiêu thụ
Trang 25thấp Đây là chuẩn Bluetooth được sử dụng trên hầu hết các thiết bị hiện nay [1]
Bluetooth 4.1
Là phiên bản mới nhất ra đời đầu năm 2014 với nhiều cải tiến vượt bậc so với Bluetooth 4.0 [1]
Bluetooth 4.2
Bluetooth v4.2 được phát hành vào 02 tháng 12, năm
2014 Nó giới thiệu một số tính năng quan trọng cho IOT (internet of things) Một số tính năng, chẳng hạn như dữ liệu chiều dài mở rộng, yêu cầu cập nhật phần cứng.Tuy nhiên, một số phần cứng Bluetooth cũ có thể nhận được một số tính năng Bluetooth v4.2, chẳng hạn như cập nhật bảo mật thông qua firmware
1.3.1.3 Ưu điểm và nhược điểm của điều khiển từ xa qua Bluetooth
a Ưu điểm:
Tiêu thụ năng lượng thấp
Cho phép ứng dụng được nhiều loại thiết bị cầm tay và điện thoại di động
Giá thành ngày một giảm
Khoảng cách giao tiếp cho phép giữa 2 thiết bị kết nối có thể lên đến 100m
Sử dụng băng tần 2.4GHz, tốc độ truyền dữ liệu có thể đạt tới 1Mbps mà các thiết bị không cần phải trực tiếp thấy nhau
Tính tương thích cao và được nhiều nhà sản xuất phần cứng cũng như phần mềm hỗ trợ
b Nhược điểm:
Khoảng cách kết nối còn ngắn so với công nghệ mạng không dây khác
Chỉ kết nối được 2 thiết bị với nhau, không kết nối được thành mạng
1.3.2 Các vấn đề bảo mật trong công nghệ Bluetooth
1.3.2.1 Bảo mật
Khi sử dụng công nghệ buletooth, chắc hẳn mọi người ai cũng quan tâm đến vấn đề bảo mật của nó Tùy thuộc vào cách nó được cấu hình mà công nghệ Bluetooth
Trang 26có thể khá an toàn, tuy nhiên nhiều thiết bị Bluetooth có số lượng ngắn các chữ số sử dụng trong mã PIN có thể gây nguy hiểm cho các thiết bị này
Nếu ai đó có thể phát hiện ra thiết bị Bluetooth của bạn, thì người này hoàn toàn có khả năng gửi các tin nhắn không yêu cầu và lạm dụng dịch vụ Bluetooth hoặc xâm nhập hay sửa đổi dữ liệu của bạn Các virut hoặc các mã nguy hiểm khác cũng
có thể lợi dụng công nghệ này để làm hại thiết bị Nếu đã bị xâm nhập, dữ liệu của bạn có thể sẽ bị sửa đổi, làm tổn hại hay bị đánh cắp hoặc mất
1.3.2.2 Phương pháp bảo vệ
Vô hiệu hóa Bluetooth khi không sử dụng chúng Trừ khi bạn kích hoạt việc truyền tải thông tin từ thiết bị này đến một thiết bị khác, nếu không bạn nên vô hiệu hóa công nghệ này để tránh những người không hợp lệ có thể xâm nhập
Sử dụng Bluetooth trong chế độ ẩn – khi kích hoạt Bluetooth- hãy đặt nó trong trạng thái “không thể phát hiện “ Chế độ ẩn nhằm ngăn chặn các thiết bị khác nhận ra thiết bị của bạn Điều này không ngăn cản bạn kết nối đến các thiết bị Bluetooth khác Thậm chí cả hai cũng có thể nhận ra nhau để kết nối nếu chúng cùng trong chế độ ẩn Các thiết bị như điện thoại di động và tai nghe không dây cần phải đặt trong chế độ “ không phát hiện “ kết nối ban đầu thì chúng luôn nhận ra thiết bị kia mà không cần tìm kiếm lại kết nối nữa cho lần tiếp theo
Cẩn thận với những nơi sử dụng Bluetooth Cần phải quan tâm đến môi trường khi ghép đôi thiết bị của bạn hoặc hoạt động trong chế độ có thể phát hiện
Đánh giá các thiết lập bảo mật Hầu hết các thiết bị đều có nhiều đặc tính giúp trang bị cần thiết cho bản thân, vô hiệu hóa bất kỳ tính năng hoặc các kết nối không cần thiết có thể Kiểm tra các thiết lập, thiết lập bảo mật đặc biệt và lựa chọn các tùy chọn cần thiết đối với bạn mà không gây ra mức rủi ro cao
Khai thác triệt để các tùy chọn bảo mật Tìm hiểu kỹ các tùy chọn bảo mật
mà thiết bị Bluetooth của bạn có thể cung cấp, từ đó khai thác triệt để những tính năng tác dụng của chúng như sự mã hóa và thẩm định
Trang 271.3.3 Các khái niệm trong công nghệ Bluetooth
số kênh truyền thông Mỗi Piconet có một kiểu hopping duy nhất
1.3.3.2 Slaver Unit: là thiết bị gửi yêu cầu tới Master
Là tất cả các thiết bị còn lại trong piconet, một thiết bị không là Master thì phải là Slave Tối đa 7 Slave dạng Active và 255 Slave dạng Parked (Inactive) trong
1 Piconet Có 3 dạng Slave trong một Piconet:
Active: Slave hoạt động, có khả năng trao đổi thông tin với Master và các Slave Active khác trong Piconet Các thiết bị ở trạng thái này được phân biệt thông qua 1 địa chỉ MAC (Media Access Control) hay AMA (Active Member Address) -
đó là con số gồm 3 bit Nên trong 1 Piconet có tối đa 8 thiết bị ở trạng thái này (1 cho Master và 7 cho Slave)
Standby: Standby là một dạng inactive, thiết bị trong trạng thái này không trao đổi dữ liệu, sóng radio không có tác động lên, công suất giảm đến tối thiểu để tiết kiệm năng lượng, thiết bị không có khả năng dò được bất cứ mã truy cập nào Có thể coi là những thiết bị trong nằm ngoài vùng kiểm soát của Master
Parked: là một dạng inactive, chỉ 1 thiết bị trong 1 Piconet thường xuyên được đồng bộ với Piconet, nhưng không có 1 địa chỉ MAC Chúng như ở trạng thái
"ngủ" và sẽ được Master gọi dậy bằng tín hiệu "beacon" (tín hiệu báo hiệu) Các thiết
bị ở trạng thái Packed được đánh địa chỉ thông qua địa chỉ PMA (Packed Member Address) Đây là con số 8 bits để phân biệt các packed Slave với nhau và có tối đa
255 thiết bị ở trạng thái này trong 1 Piconet
Trang 281.3.3.3 Piconet
Picotnet là tập hợp các thiết bị được kết nối thông qua kỹ thuật Bluetooth theo
mô hình Ad-Hoc (đây là kiểu mạng được thiết lập cho nhu cầu truyền dữ liệu hiện hành và tức thời, tốc độ nhanh và kết nối sẽ tự động huỷ sau khi truyền xong) Trong
1 Piconet thì chỉ có 1 thiết bị là Master Đây thường là thiết bị đầu tiên tạo kết nối,
nó có vai trò quyết định số kênh truyền thông và thực hiện đồng bộ giữa các thành phần trong Piconet, các thiết bị còn lại là Slave Đó là các thiết bị gửi yêu cầu đến Master [3]
Lưu ý rằng, 2 Slave muốn thực hiện liên lạc phải thông qua Master bởi chúng không bao giờ kết nối trực tiếp được với nhau, Master sẽ đồng bộ các Slave về thời gian và tần số Trong 1 Piconet có tối đa 7 Slave đang hoạt động tại 1 thời điểm
Các mô hình Piconet:
Minh hoạ một Piconet gồm nhiều Slave:
Hình 1.4: Kiến trúc Piconet trong Bluetooth
Trang 29Ví dụ một Scatternet:
Hình 1.5: Một Scatternet gồm 2 Piconet
1.3.4 Định nghĩa các liên kết vật lý trong Bluetooth
Asynchronous connectionless (ACL): được thiết lập cho việc truyền dữ liệu, những gói dữ liệu cơ bản (primarily packet data) Là một kết nối point-to-multipoint giữa Master và tất cả các Slave tham gia trong piconet Chỉ tồn tại duy nhất một kết nối ACL Chúng hỗ trợ những kết nối chuyển mạch gói (packet-switched connection) đối xứng và không đối xứng Những gói tin đa khe dùng ACL link và có thể đạt tới
Trang 30khả năng truyền tối đa 723.2 kbps ở một hướng và 57.6 kbps ở hướng khác [4][5] Master điều khiển độ rộng băng tầng của ACL link và sẽ quyết định xem trong một piconet một slave có thể dùng băng tầng rộng bao nhiêu Những gói tin broadcast truyền bằng ACL link, từ master đến tất cả các slave Hầu hết các gói tin ACL đều có thể truyền lại
Synchronous connection-oriented (SCO): hỗ trợ kết nối đối xứng, chuyển mạch (circuit-switched), point-to-point giữa một Master và một Slave trong 1 piconet Kết nối SCO chủ yếu dùng để truyền dữ liệu tiếng nói Hai khe thời gian liên tiếp đã được chỉ định trước sẽ được dành riêng cho SCO link Dữ liệu truyền theo SCO link
có tốc độ 64kbps Master có thể hỗ trợ tối đa 3 kết nối SCO đồng thời SCO packet không chứa CRC (Cyclic Redundancy Check) và không bao giờ truyền lại Liên kết SCO được thiết lập chỉ sau khi 1 liên kết ACL đầu tiên được thiết lập [3]
1.3.5 Trạng thái của thiết bị Bluetooth
Có 4 trạng thái chính của 1 thiết bị Bluetooth trong 1 piconet:
Inquiring device (inquiry mode): thiết bị đang phát tín hiệu tìm thiết bị Bluetooth khác
Inquiry scanning device (inquiry scan mode): thiết bị nhận tín hiệu inquiry của thiết bị đang thực hiện inquiring và trả lời
Paging device (page mode): thiết bị phát tín hiệu yêu cầu kết nối với thiết
Sniff mode: là 1 chế độ tiết kiệm năng lượng của thiết bị đang ở trạng thái active Ở Sniff mode, thiết bị slave lắng nghe tín hiệu từ mạng với tần số giảm hay nói cách khác là giảm công suất Tần số này phụ thuộc vào tham số của ứng dụng
Trang 31 Hold mode: là 1 chế độ tiết kiệm năng lượng của thiết bị đang ở trạng thái active Master có thể đặt chế độ Hold mode cho slave của mình Các thiết bị có thể trao đổi dữ liệu ngay lập tức ngay khi thoát khỏi chế độ Hold mode Đây là chế độ tiết kiệm năng lượng trung bình trong 3 chế độ tiết kiệm năng lượng
Park mode: là chế độ tiết kiệm năng lượng của thiết bị vẫn còn trong mạng nhưng không tham gia vào quá trình trao đổi dữ liệu (inactive) Thiết bị ở chế độ Park mode bỏ địa chỉ MAC, chỉ lắng nghe tín hiệu đồng bộ hóa và thông điệp broadcast của Master Đây là chế độ tiết kiệm năng lượng nhất trong 3 chế độ tiết kiệm năng lượng
1.3.7 Kỹ thuật trải phổ nhảy tần số trong công nghệ Bluetooth
1.3.7.1 Khái niệm:
Bluetooth sử dụng kỹ thuật vô tuyến được gọi là trải phổ nhảy tần số (Frequency Hopping Spectrum-FHSS), chia nhỏ dữ liệu được gửi đi và truyền từng khúc dữ liệu lên 79 tần số Trong dạng cơ bản của nó, sự điều chế là sự đánh tín hiệu dịch tần số Gausse (GFSK) Nó đạt được tốc độ truy cập là 1Mbs, tốc độ truy cập tối
đa của nó có thể lên đến 3Mbs Bluetooth hoạt động ở dải tần 2.4GHz
Truyền trải phổ là kỹ thuật truyền tín hiệu sử dụng nhiều tần số cùng 1 lúc (DSSS-Direct Sequence Spead Spectrum) hoặc luân phiên FHSS để tăng khả năng chống nhiễu, bảo mật và tốc độ truyền dữ liệu
Trải phổ nhảy tần số là kỹ thuật phân chia giải băng tần thành một tập hợp các kênh hẹp và thực hiện việc truyền tín hiệu trên các kênh đó bằng việc nhảy tuần tự qua các kênh theo một thứ tự nào đó
Trang 32Hình 1.6: Kỹ thuật trải phổ nhảy tần số
1.3.7.2 Kỹ thuật nhảy tần số trong công nghệ Bluetooth
Giải băng tần ISM 2.4GHz được chia thành 79 kênh, với tốc độ nhảy là 1600 lần trong một giây, điều đó có thể tránh được nhiễu tốt và chiều dài của các packet ngắn lại, tăng tốc độ truyền thông Hầu hết các nước dùng 79 bước nhảy, mỗi bước nhảy cách nhau 1MHz, bắt đầu ở 2.402GHz và kết thúc ở 2.480GHz Ở một vài nước, chẳng hạn như Pháp, Nhật phạm vi của dải băng tần này được giảm còn 23 bước nhảy [4]
Hình 1.7: Các packet truyền trên các tần số khác nhau
Trang 33Hình 1.8: Các packet truyền trên khe thời gian
Việc truyền nhận sử dụng các khe thời gian Chiều dài 1 khe thời gian thông thường là 625µs Một packet thường nằm trong khe đơn, nhưng cũng có thể
mở rộng ra 3 hay 5 khe, yêu cầu tần số phải không đổi cho đến khi toàn bộ packet gửi xong [4][5]
Sử dụng packet đa khe, tốc độ truyền dữ liệu cao hơn nhờ phần header của mỗi packet chỉ đòi hỏi 1 lần 220µs Có thể hiểu ngắn gọn là thời gian truyền 3 packets đơn khe sẽ lớn hơn thời gian truyền 1 packet 3 khe Bù lại, trong môi trường có nhiều tín hiệu truyền, các packet dài chiếm nhiều timeslot dễ bị nhiều hơn do đó dễ bị mất hơn [4]
Mỗi packet chứa 3 phần : Access Code, Header, Payload[4]:
Hình 1.9: Cấu trúc gói tin buletooth
Kích thước của access code và header là cố định (hình 1.10) [4]
Access Code: Gồm 72bits, dùng trong việc đồng bộ dữ liệu, định danh, báo hiệu
Header :
Trang 34Hình 1.10: Cấu tạo một packet
Trong header có 54 bits:
3 bits được dùng trong việc định địa chỉ, do đó có tối đa 7 Active Slave
4 bits tiếp theo cho biết loại packet
1 bits điều khiển luồng
1 bits ARQ: cho biết packet là Broadcast không có ACK
1 bits Sequencing: lọc bỏ những packet trùng do truyền lại
8 bits HEC: kiểm tra tính toàn vẹn của header
Tổng cộng có 18 bits, các bit đó được mã hóa với 1/3 FEC (Forward Error Correction) để có được 54 bits
PayLoad: phần chứa dữ liệu truyền đi, có thể thay đổi từ 0 tới 2744bit/packet Payload có thể là dữ liệu data hoặc voice
1.3.8 Cách thức hoạt động của Bluetooth
1.3.8.1 Cơ chế truyền và sửa lỗi
Kỹ thuật Bluetooth thực sự là rất phức tạp Nó dùng kỹ thuật nhảy tần số trong các timeslot (TS), được thiết kế để làm việc trong môi trường nhiễu tần số radio, Bluetooth dùng chiến lược nhảy tần để tạo nên sức mạnh liên kết truyền thông và truyền thông thông minh Cứ mỗi lần gửi hay nhận một packet xong, Bluetooth lại nhảy sang một tần số mới, như thế sẽ tránh được nhiễu từ các tín hiệu khác
Trang 35So sánh với các hệ thống khác làm việc trong cùng băng tần, sóng radio của Bluetooth nhảy tần nhanh và dùng packet ngắn hơn Vì nhảy nhanh và packet ngắn
sẽ làm giảm va chạm với sóng từ và các phương tiện gây nhiễu khác trong khí quyển
Có 3 phương pháp được sử dụng trong việc kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu truyền đi:
Forwad Error Corrrection: thêm 1 số bit kiểm tra vào phần Header hay Payload của packet
Automatic Repeat Request: dữ liệu sẽ được truyền lại cho tới khi bên nhận gửi thông báo là đã nhận đúng
Cyclic Redundancy Check: mã CRC thêm vào các packet để kiểm chứng liệu Payload có đúng không
Bluetooth dùng kỹ thuật sửa lỗi tiến FEC (Forward Error Correction) để sửa sai do nhiễu tự nhiên khi truyền khoảng cách xa FEC cho phép phát hiện lỗi, biết sửa sai và truyền đi tiếp (khác với kỹ thuật BEC-Backward Error Control chỉ phát hiện, không biết sửa, yêu cầu truyền lại)
Giao thức băng tần cơ sở (Baseband) của Bluetooth là sự kết hợp giữa chuyển mạch và chuyển đổi packet Các khe thời gian có thể được dành riêng cho các packet phục vụ đồng bộ Thực hiện bước nhảy tần cho mỗi packet được truyền đi Một packet trên danh nghĩa sẽ chiếm 1 timeslot, nhưng nó có thể mở rộng chiếm đến 3 hay 5 timeslot
Bluetooth hỗ trợ 1 kênh dữ liệu bất đồng bộ, hay 3 kênh tín hiệu thoại đồng
bộ nhau cùng một lúc, hay 1 kênh hỗ trợ cùng lúc dữ liệu bất đồng bộ và tín hiệu đồng bộ
Trang 361.3.8.2 Quá trình hình thành piconet
Hình 1.11: Mô hình piconet
Một Piconet được tạo bằng 4 cách:
Có Master rồi, Master thực hiện Paging để kết nối với 1 Slave
Một Unit (Master hay Slave) lắng nghe tín hiệu (code) mà thiết bị của nó truy cập được
Khi có sự chuyển đổi vai trò giữa Master và Slave
Khi có một Unit chuyển sang trang thái Active
Để thiết lập một kết nối mới, tiến trình INQUIRY hay PAGE sẽ bắt đầu Tiến trình Inquiry cho phép 1 Unit phát hiện các Unit khác trong tầm hoạt động cùng với địa chỉ và đồng hồ của chúng
Tiến trình Paging mới thực sự là tạo kết nối Kết nối chỉ thực hiện giữa những thiết bị mang địa chỉ Bluetooth Unit nào thiết lập kết nối sẽ phải thực hiện tiến trình paging và tự động trở thành Master của kết nối
Trong tiến trình paging, có thể áp dụng vài chiến lược paging Có một chiến lược paging bắt buộc tất cả các thiết bị Bluetooth đều phải hỗ trợ, chiến lược dùng khi các Unit gặp trong lần đầu tiên, và trong trường hợp tiến trình paging theo ngay sau tiến trình inquiry Hai Unit sau khi kết nối nhờ dung chiến lược bắt buộc này, sau
Trang 37Sau thủ tục Paging (PAGE), Master thăm dò Slave bằng cách gửi packet POLL thăm dò hay packet NULL rỗng theo như Slave yêu cầu
Chỉ có Master gửi tín hiệu POLL cho Slave, ngược lại không có
Các vai trò của thiết bị trong Piconet là:
Stand by: Không làm gì cả
Inquiry: Tìm thiết bị trong vùng lân cận
Paging: Kết nối với 1 thiết bị cụ thể
Connecting: Nhận nhiệm vụ
Hình 1.12: Quá trình truy vấn tạo kết nối
Hình 1.13: Quá trình truy vấn tạo kết nối
Mô hình truy vấn các thiết bị trong thực tế [4]
Trang 38Hình 1.14: Truy vấn tạo kết nối giữa các thiết bị trong thực tế
Khi thiết bị tạo paging muốn tạo các kết nối ở các tầng trên, nó sẽ gửi yêu cầu kết nối host theo nghi thức LMP (Link Manament Protocol) Khi Unit quản lý host này nhận được thông điệp, nó thông báo cho host biết về kết nối mới Thiết bị từ xa
có thể chấp nhận (gửi thông điệp chấp nhận theo nghi thức LMP) hoặc không chấp nhận kết nối (gửi thông điệp không chấp nhận theo nghi thức LMP)
Khi thiết bị không yêu cầu bất kỳ thủ tục thiết lập liên kết từ xa nào cả, nó sẽ gửi thông điệp "thiết lập hoàn thành" Thiết bị này vẫn nhận được yêu cầu từ các thiết
bị khác Khi một thiết bị khác đã sẵn sàng tạo liên kết, nó cũng gửi thông điệp "thiết lập hoàn thành" Sau đó 2 thiết bị có thể trao đổi packet trên kênh logic khác với LMP
1.3.8.3 Quá trình hình thành Scatternet
Trang 39Một Master hay Slave của Piconet có thể trở thành Slave của Piconnet khác nếu bị Master nếu bị Master của Piconet khác thực hiện tiến trình paging với nó Hay nói cách khác là bất kỳ Unit nào cũng có thể tạo 1 Piconet mới bằng cách paging một Unit đã là thành viên của một Piconet nào đó Ngược lại, bất kỳ Unit nào tham gia trong một Piconet, đều có thể thực hiện paging lên Master hay Slave của piconet khác Điều này chính là nguyên nhân dẫn tới việc có thể chuyển đồi vai trò giữa Master và Slave trong một kết nối
Trang 40CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU HỆ ĐIỀU HÀNH VÀ GIAO
TIẾP NGOẠI VI
2.1 Khối xử lý trung tâm MCU ATMEGA328
2.1.1 Giới thiệu MCU ATMEGA328
ATMEGA328 tên đầy đủ là ATMEGA328P-PU là vi điều khiển thuộc họ AVR của hãng Atmel Atmega328 thường được dùng làm nhân của bo mạch Arduino Trong đồ án này chúng em sử dụng chip atmega328 đã nạp sẵn bootloader để thuận tiện hơn cho việc viết code Bootloader Arduino cho phép gửi mã chương trình cho ATmega328 thông qua giao thức Serial (dùng cổng COM) mà không yêu cầu phải có
1 bộ nạp ROM đặc biệt nào cả Để lập trình cho Atmega328 nhóm em dùng ngôn ngữ lập trình C
Hình 2 1: Hình ảnh thực tế và sơ đồ chân của ATEMEGA328
2.1.2 Thông số kĩ thuật chính của ATMEGA328
ATMEGA328 có 28 chân, trong đó có 14 chân số đóng vai trò ngõ vào/ra – Digital Input/Output 6 chân đóng vai trò ngõ vào tương tự (Analog Input)
Trong đó MCU ATMEGA328 có các thông số kỹ thuật chính sau: