Với tư cách là cơ quan thẩm định thẩm tra hãy phát biểu về tính hợp hiến hợp pháp của dự thảo Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG Thẩm định, thẩm tra dự thảo QPPL là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xem xét đánh giá chất lượng của dự thảo văn bản đó. Thẩm định thẩm tra tính hợp hiến của dự thảo QPPL là việc xem xét và đưa ra ý kiến đánh giá về sự phù hợp của dự thảo với Hiến pháp. Bởi Điều 119, khoản 1 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp”.Thẩm định thẩm tra tính hợp pháp của dự thảo quy phạm pháp luật là việc xem xét và đưa ra ý kiến đánh giá về sự phù hợp giữa quy định của dự thảo với quy định của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có hiệu lực pháp lí cao hơn. Bởi Điều 2 Luật ban hành văn bản QPPL quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này”. Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất là bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất trong hệ thống văn bản QPPL (khoản 1, điều 2 LBHVBQPPL). Do đó, tầm quan trọng và ý nghĩa của thẩm định thẩm tra tính hợp hiến, hợp pháp dự thảo QPPL chính là nhằm bảo đảm nguyên tắc trên. Khi bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản là đã trực tiếp góp phần bảo đảm tính tối cao của hiến pháp, trất tự hiệu lực pháp lí, tính thống nhất của hệ thống pháp luật, Từ đó bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước. Tiêu chí thẩm định, thẩm tra tính hợp hiến:Sự phù hợp giữa quy định của dự thảo với quy định cụ thể của Hiến pháp; Sự phù hợp giữa các quy định cử dự thảo với nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp; Sự phù hợp của nội dung dự thảo với tinh thần của Hiến pháp. Tiêu chí thẩm định, thẩm tra tính hợp pháp:Ban hành đúng thẩm quyền (thẩm quyền về hình thức, thẩm quyền về nội dung); Nội dung hợp pháp; Ban hành đúng căn cứ pháp lí; Ban hành đúng thủ tục; Đúng thể thức, kĩ thuật trình bày. 2. THẨM ĐỊNH THẨM TRA TÍNH HỢP HIẾN HỢP PHÁP CỦA DỰ THẢO LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH KINH TẾ ĐẶC BIỆT
Trang 1MỞ ĐẦU
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản chứa quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung và được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn cuộc sống Sự ảnh hưởng về phạm vi, đối tượng của văn bản rất lớn nên việc ban hành một văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo chất lượng đòi hỏi trước tiên là phải hợp hiến hợp pháp Đây là một nguyên tắc, yêu cầu xuyên suốt trong xây dựng văn bản pháp luật Và giai đoạn thẩm định, thẩm tra chính là giai đoạn xem xét đánh giá văn bản quy phạm pháp luật đó Để có thể hiểu hơn tầm quan trọng và thực tiễn đánh giá các văn bản
quy phạm pháp luật, nhóm em lựa chọn đề tài sô 02: “Với tư cách là cơ quan thẩm định thẩm tra hãy phát biểu về tính hợp hiến hợp pháp của dự thảo Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt”.
NỘI DUNG
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG
Thẩm định, thẩm tra dự thảo QPPL là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xem xét đánh giá chất lượng của dự thảo văn bản đó Thẩm định thẩm tra tính hợp hiến của dự thảo QPPL là việc xem xét và đưa ra ý kiến đánh giá
về sự phù hợp của dự thảo với Hiến pháp Bởi Điều 119, khoản 1 Hiến pháp năm
2013 quy định: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp”.Thẩm định thẩm tra tính hợp pháp của dự thảo quy phạm pháp luật
là việc xem xét và đưa ra ý kiến đánh giá về sự phù hợp giữa quy định của dự thảo với quy định của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có hiệu lực pháp lí cao
hơn Bởi Điều 2 Luật ban hành văn bản QPPL quy định: “Văn bản quy phạm pháp
luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này” Nguyên tắc đầu tiên
và quan trọng nhất là bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất trong hệ thống văn bản QPPL (khoản 1, điều 2 LBHVBQPPL) Do đó, tầm quan trọng và ý
Trang 2nghĩa của thẩm định thẩm tra tính hợp hiến, hợp pháp dự thảo QPPL chính là nhằm bảo đảm nguyên tắc trên Khi bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản là đã trực tiếp góp phần bảo đảm tính tối cao của hiến pháp, trất tự hiệu lực pháp lí, tính thống nhất của hệ thống pháp luật, Từ đó bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước
- Tiêu chí thẩm định, thẩm tra tính hợp hiến:Sự phù hợp giữa quy định của dự thảo với quy định cụ thể của Hiến pháp; Sự phù hợp giữa các quy định cử dự thảo với nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp; Sự phù hợp của nội dung dự thảo với tinh thần của Hiến pháp
- Tiêu chí thẩm định, thẩm tra tính hợp pháp:Ban hành đúng thẩm quyền (thẩm quyền về hình thức, thẩm quyền về nội dung); Nội dung hợp pháp; Ban hành đúng căn cứ pháp lí; Ban hành đúng thủ tục; Đúng thể thức, kĩ thuật trình bày
2. THẨM ĐỊNH THẨM TRA TÍNH HỢP HIẾN HỢP PHÁP CỦA DỰ THẢO LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH KINH TẾ ĐẶC BIỆT
Với tư cách là cơ quan thẩm định thẩm tra, xem xét tính hợp hiến, hợp pháp của
dự thảo Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt như sau:
2.1 Thẩm định thẩm tra tính hợp hiến
Thứ nhất, xétsự phù hợp của các quy định của dự thảo với quy định cụ thể của Hiến pháp Theo Điều 110 Khoản 1 Hiến pháp quy định về các đợn vị hành
chính được phân định: “…Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập” thì Khoản 8, Điều 6 dự thảo quy đinh: “Được cơ quan có thẩm quyền cho phép chủ trương thành lập”
Thứ hai, xét sự phù hợp của các quy định của dự thảo với quy định cụ thể nguyên tắc, tinh thần của Hiến pháp về bản chất nhà nước Khoản 1 Điều 2
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định về bản chất nhà
nước, theo đó thì: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” Quy định
cụ thể tại dự thảo, ta thấy: tại khoản 2 của Điều 9 và Điều 10 của dự thảo đều quy
định: “phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương theo quy định tại Điều 131 của Luật
Trang 3tổ chức chính quyền địa phương” Như vậy, quy định trên của dự thảo phù hợp với
bản chất nhà nước “của dân”, “nhân dân thực hiện quyền lực của mình bằng dân chủ trực tiếp” – Điều 6 Hiến pháp Đồng thời phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 110 Hiến pháp
Thứ ba, xét sự phù hợp của các quy định của dự thảo với quy định cụ thể, nguyên tắc của Hiến pháp về chế độ kinh tế.Ðiều 50 và Điều 51 Hiến pháp 2013
khẳng định sự thống nhất ý chí của toàn dân về bản chất, phương thức và mục đích xây dựng nền kinh tế nước ta Quy định tại Điều 4 dự thảo Luật đơn vị hành chính
kinh tế đặc biệt, ta thấy: “3 Nhà nước có cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo
điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào phát triển kết cấu hạ tầng của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” Rõ ràng, quy định tại
Điều 4 dự thảo đã hoàn toàn phù hợp với quy định tạ Điều 51, Điều 50 của Hiến pháp quy định về chế độ kinh tế Kinh tế được nhắc tại Điều 4 của dự thảo là nền kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa khi xuât hiện các nhà đầu tư trong nước và đầu tư quốc tế Việc lập ra và phát triển đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt
là để phục vụ lợi ích của nhân dân khi khai thác thành công “tiềm năng của một số khu vực có lợi thế vượt trội nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư, công nghệ cao, phương thức quản lý tiên tiến; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Đồng thời Nhà nước có cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào phát triển kết cấu hạ tầng của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt(khoản 2, khoản 3 điều 4 dự thảo)
Thứ tư, xétsự phù hợp của các quy định của dự thảo với quy định cụ thể, nguyên tắc của Hiến pháp về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước Theo quy định tại khoản 9 Điều 70 Hiếp pháp 2013, Khoản 1 Điều 110,
khoản 4 Điều 96 và Điều 110 Hiến pháp 2013 so vớiĐiều 7, Điều 8 dự thảo thì: Chỉnh phủ xây dựng đề án thành lập trình Quốc hội; Quốc hội xem xét, quyết định
Trang 4thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo quy trình tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội; Chính phủ trình Quốc hội quyết định giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; Khi quyết định giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Quốc hội quyết định thành lập các đơn vị hành chính trên cơ sở địa giới hành chính, dân
cư của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đã được giải thể Các cơ quan nhà nước
cơ thẩm quyền tổ chức, quản lý hoạt động của đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt bao gồm Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Như vậy, có thể hiểu, những quy định của dự thảo về vấn đề này là tuân theo tinh thần của Hiến pháp về vị trí, chức năng của Quốc hội.Tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phù hợp với quy định tại Điều 111 Hiến pháp Đồng thời có sự tương thích với Điều 74 Luật tổ chức chính quyền địa phương khi cụ thể hóa quy định của Hiến Pháp, đảm bảo nguyên tắc tổ chức hoạt
động và tập trung dân chủ.Khoản 1, Điều 26 dự thảo: Các chính quyền địa phương
ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt gồm có: Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trực thuộc trung ương; Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Như vậy gồm hai cấp: tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương Điều này phù hợp với quy định của Hiến pháp về chính quyền địa phương
Thứ năm, xét sự phù hợp quy định của dự thảo với quy định cụ thể, nguyên tắc, tinh thần của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Dự thảo áp dụng đối với nhà đầu tư, tổ chức và cá nhân có liên quan đến
đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do đó Điều 17 về Ngành, nghề đầu tư kinh doanh; Điều 18 về Đối tượng áp dụng chính sách ưu đãi và các điều khoản về các chính sách của dự thảo đã có sự phù hợp với nguyên tắc của Hiến pháp: các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công
Trang 5nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật (Điều 14); quyền tự
do đi lại và cư trú ở trong nước; quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề
mà pháp luật không cấm
2.2 Thẩm định thẩm tra tính hợp pháp:
Thứ nhất, xét về thẩm quyền:Khoản 9 Điều 70 và Khoản 1 Điều 110 Hiến pháp
năm 2013 quy định đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập trên
cơ sở đề nghị của Chính phủ theo quy định tại Khoản 4 Điều 96 Hiến pháp năm
2013 Đồng thời Điều 15 và Điều 32 LBHVBQPPL đã quy định do đó, thẩm quyền
về hình thức và về nội dung đã tuân theo quy định của pháp luật là đúng thẩm quyền Cụ thể Chính phủ đề nghị xây dựng luật, dự thảo đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo để trình lên Chính phủ Sau đó, Chính phủ trình Quốc Hội thảo luận thông qua Dự thảo là “Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt” thì chủ thể có thẩm quyền ban hành là Quốc hội và nội dung được căn cứ theo điểm a, khoản 1 Điều 15
Thứ hai, xét về căn cứ pháp lí: Dự thảo căn cứ vào Hiến pháp năm 2013 là văn
bản có hiệu lực pháp lí cao nhất và đang có hiệu lực nên dự thảo đúng căn cứ pháp lí
Thứ ba, xét về thủ tục: dự thảo được tiến hành: nằm trong chương trìnhxây
dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2017, do Chính phủ đề nghị, Bộ kế hoạch
và đầu tư lập đề nghị… theo đúng quy định của LBHVBQPPL Hồ sơ dự thảo gồm: Tờ trình Đề nghị xây dựng Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; Báo cáo đánh giá tác động chính sách; Báo cáo thẩm định đề nghị xây dựng Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ
Tư pháp; Báo cáo tổng kết hoạt động các mô hình khu công nghiệp, khu kinh tế tại Việt Nam; Bản tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến các Bộ; ý kiến cá nhân, tổ chức qua Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đề cương dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đã được nghiên cứu, xây dựng trong Bộ
Kế hoạch và Đầu tư; Bản sao ý kiến đóng góp của các Bộ: Tư pháp, Ngoại giao,
Trang 6Nội vụ, Tài chính về đề nghị xây dựng Dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Thứ tư, xét về thể thức, kĩ thuật trình bày: dự thảo được trình bày đúng quy
định của pháp luật có chương, điều, khoản, điểm
2.3 Kết luận thẩm định thẩm tra
Trên cơ sở xem xét đánh giá, cơ quan thẩm định thẩm tra kết luận như sau:
Một là, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là đơn vị đã được Hiến pháp quy định và
các luật liên quan như LBHVBQPPL, luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật đầu tư (Điều 18) cụ thể Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể để các tổ chức và cá nhân có thể triển khai xây dựng và phát triển đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo quy định của pháp luật Do đó, dự thảo Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là cần thiết Dự thảo đã có những nội dung đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp Đồng thời cũng có sự thống nhất với các văn bản có hiệu lực pháp lí trước như LBHVBQPPL, Luật tổ chức chính quyền địa phương
Hai là, mặc dù đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành
lập, được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt về kinh tế - xã hội, có chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó nhưng cần xem xét:
- Chính sách về tạm trú (Điều 23); Khoản 2 điều 19 về chính sách ưu đãi thuế
vì quy định trên còn có nhiều cách hiểu và có thể gây bất bình đẳng
- Chương V của dự thảo quy định về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt cần được xem xét: Liệu có sự chồng chéo với Luật tổ chức chính quyền địa phương khi cả hai luật cùng quy định “chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt” về
tổ chức và hoạt động
- Khoản 4: Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính thực hiện nhiệm vụ quản
lý hành chính và dịch vụ công tại địa bàn Trong khi đó, Điều 114 Hiến
pháp “Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân
Trang 7cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và
cơ quan hành chính nhà nước cấp trên”
KẾT LUẬN
Thẩm định thẩm tra là một hoạt động quan trọng Trên thực tế, rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật ban hành vi hiến, không hợp pháp như: Thông tư 111/2013/TT
- BTC ngày 15/8/2013; Thông tư 08/2013/TT - BCTngày 22/04/2013; Quyết định
số 34/2008/QĐ-BYT ngày 30/09/2008… Do đó, thẩm định thẩm tra tính hợp hiến, hợp pháp dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cần được thực hiện nghiêm chỉnh và hiệu quả
Trên đây là bài làm của nhóm em về đề tài Do đang quá trình tích lũy, học tập, kiến thức còn hạn chế nên bài làm có thể có những thiếu sót, chúng em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để bài làm được hoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn!