Nghiên cứu, đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam (LA tiến sĩ)Nghiên cứu, đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam (LA tiến sĩ)Nghiên cứu, đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam (LA tiến sĩ)Nghiên cứu, đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam (LA tiến sĩ)Nghiên cứu, đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam (LA tiến sĩ)Nghiên cứu, đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam (LA tiến sĩ)Nghiên cứu, đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam (LA tiến sĩ)Nghiên cứu, đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam (LA tiến sĩ)Nghiên cứu, đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam (LA tiến sĩ)Nghiên cứu, đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam (LA tiến sĩ)
Trang 1
HỌC VIEN KHOA HOC VA CÔNG NGHỆ
Nguyễn Thị Liễu
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIÉN ĐỎI KHÍ HẬU
DEN SAN XUAT NONG NGHIEP O TINH QUANG NAM
LUAN AN TIEN Si DIA LY
Hà Nội, năm 2017
Trang 2
Nguyễn Thị Liễu
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIÊN ĐỎI KHÍ HẬU
DEN SAN XUAT NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG NAM
Trang 3Tôi xin cam đoan luận án nghiên cứu này là của riêng tôi, được thực hiện tại
viện Địa lý-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Những kết luận và
điểm mới của luận án là trung thực và không sao chép của ai
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình Nghiên cứu sinh
Trang 4LOI CAM ON
Trong quá trình thực hiện luận án tại cơ sở đào tào là Viện Địa Ly - Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Nghiên cứu sinh (NCS) xin được được
gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc của mình tới hai thầy hướng dẫn, PGS TS Mai Trọng Thông và PGS.TS Lại Vĩnh Cẩm đã chỉ bảo tận tình và giúp NCS có được những kết quả nghiên cứu để hoàn thành được luận án
Để có thể hoàn tắt các thủ tục cũng như có những hướng dẫn cụ thể về quy trình đảo tạo của luận án, NCS xin được bày tỏ lòng cảm ơn đến lãnh đạo cơ sở đào tạo là Viện Địa lý, Học Viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đặc biệt là bộ phận quản lý sau đại học Nhờ có sự chỉ bảo tận tình của tập thể các anh, chị mà NCS đã có thể từng bước hoàn tất các chương trình học tập cũng như các thủ tục trong quá trình bảo vệ luận án
NCS cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của mình đến Viện Khoa học Khí
tượng Thủy văn và Biến đồi khí hậu, nơi đã cung cấp cho NCS rất nhiều tài liệu liên
quan đến lĩnh vực nghiên cứu của luận án Bên cạnh đó, Viện cũng là nơi lưu giữ
éu quan trong vé khi hậu, khí tượng, cũng như kịch bản biến đổi
nhiều nguồn số
khí hậu và nước biển dang, mà NCS đã tham khảo trong quá trình thực hiện luận án Ngoài ra, tại tỉnh Quảng Nam, NCS xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam; UBND và phòng Nông nghiệp tại
các huyện đã cung cấp cho NCS các số liệu và thông tin phục vụ luận án
Trong quá trình thực hiện luận án, NCS cũng xin được gửi lời cảm ơn tới bạn
bè, những người đồng nghiệp đã giúp đỡ tận tình và có nhiều ý kiến đóng góp quý
báu cho luận án Đặc biệt, NCS cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để NCS có nhiều thời gian để có thể hoàn thành được luận án
Nghiên cứu sinh
Trang 5BDKH BTNMT DSSAT DX HT ICASA NN&PTNT GDP GTVT GTSX TPCC IMHEN KHCN KTTV&BDKH KT-XH PCCCR RCP UBND UNDP UNFCCC ADB
DANH MUC CAC TU VIET TAT
Bién déi khi hau
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Decision Support System for Agrotechnology Transfer
Đông xuân
Hè Thu
International Consortium for Agricultural Systems Applications
Nông nghiệp và Phát triên nông thôn Tổng sản phẩm quốc nội
Giao thông vận tải Giá trị sản xuất
Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đồi khí hậu
Khoa học Công nghệ
Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu Kinh tế - xã hội
Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng
Representative Concentration Pathways — Duong nông độ khí nhà kính đại diện
Uy ban nhân dân
Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc
Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu
Trang 6MUC LUC LOL CAM DOAN c2 2222222221110 2.2.0.2 1c re i LOI CAM ON ii 1 Lý do lựa chọn đề 2 Mục tiêu nghÏÊH1 CỨU - - +55+5++cStect+te+x‡EeEtertrterterrrrtrerrrrterrrrrrrrrrrrrrkrrrrrrreerrree 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4 Phạm vi nghiên cứu của de 5 Luận điêm nghiên cứu
6 Những điểm mới của luận đí 2e- S55 SE kSEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrtrrrrrreerree 4 7 Nguồn tài liệu ae
8 Ý nghĩa khoa hoc va thre tién ctia de tdi ccesssvesssssssssscsssesssssssssessesssssssssssssssesessssseesssnss 5
9 Cầu trúc của luận án bại
Chương l: TONG rtang, CƠ SG Li LUAN, PHUONG PHAP LUAN VE DANH
GIA ANH HUONG CUA BIEN DOI KHi HAU DEN HOAT DONG SAN XUAT
NONG NGHIEP
1.1 Tong quan tinh hinh nghién
trên thế giới và Viet NOM vrsssesscssscccessssssssssssssssesssesssisssusssssseeecenssnnsnisssesssssssssananeneeessssee O
1.1.1 Trên thế giới ¿-+22©2222++22222111222221111122211111212211122.111111 1211 re, 6 1.1.2 Ở Việt Nam 1.2 Cơ sở lí luận về đánh giá ảnh hướng a bie sản xuất NONE NBNIED cu Gay38ãnu506084080.Già0atsssaqG„niadisapaai 1.2.1 Một số khái niệm cơ bản
1.2.2 Cơ sở lý luận về đánh giá tác động của BĐKH đến ngành nông nghiệp 1.2.3 Phương pháp nghiên cứu
1.2.4 Các bước nghiên cứu
Trang 72.1.6 Đặc điểm lớp phủ thực vậi 2.1.7 Đặc điểm thổ nhưỡng 2.1.8 Đặc điểm kinh tế - xã h
2.2 Xu thé biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ 1980 — 2014 62
2.2.1 Độ lệch tiêu chuẩn và biến suất tương HỘI conotEbran Ebook 62
2.2.2 Xu thế biến đổi của nhiệt độ
2.2.3 Xu thế biến đổi của lượng mưa
2.2.4 Xu thế biến đổi của các hiện tượng thời tiết khí hậu cực đoan 2.2.5 Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biến dâng năm 2016 tỉnh Quảng Nam 72
2.3 Diễn biến và thiệt hại do thiên tai tại tỉnh Quảng NI liisoeiiioaiaaaadieaasasaaTG 2.3.1 Thực trạng và thiệt hại do bão, lũ lụt 2.3.2 Thực trạng và thiệt hại do hạn hán 2.3.3 Tổng hợp thiệt hại đo thiên tai đối với ngành nông nghiệp 87 2.4 Tình hình xâm nhập mặn Äh3y 28 001ã2600039014815660653033835 xa 0209
Chương 3: ĐÁNH GIÁ TAC DONG CUA BIEN DOI KHi HAU DEN SAN XUAT NONG NGHIEP TINH QUANG NAM
3.1 Hién trang va nhitng bién động trong hoạt động sản xuất nông nghiệp tinh Quang Nam giai đoạn từ 1999 đến 2014
3.1.1 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
3.1.2 Những biến động trong hoạt động sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1999-2014
3.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp 98
3.2.1 Tác động đến diện tích đất nông nghiệp
3.2.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến năng suất lúa tỉnh Quảng Nam
3.2.3 Tác động của biến đổi khí hậu đến nhu cầu sử dụng nước tưới cho cây lúal 15
Trang 8NHUNG CONG TRINH DA DUGC CONG BO CUA TAC GIA LIEN QUAN DEN LUAN AN TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHU LUC 1: Các yêu tô khí tượng tỉnh Quảng Nam - 5-55 iii PHU LUC 2: Cac yéu tố khí tượng theo kịch bản BĐKH tại tỉnh Quảng Nam
PHU LUC 3: Tương quan giữa yếu tố khí tượng và năng suất lúa tỉnh Quảng Nam xix wed PHU LUC 4: Bién động năng suất thực tế và năng suất xu thế vụ Hè Thu xxxii tỉnh Quảng Nam PHU LUC 5: Bién động năng suât thực tê và năng suât xu thê vụ Dong Xuân tỉnh Quảng Nam
PHU LỤC 6 Phiếu điều tra
PHỤ LỤC 7: Kết quả xử lý SPSS bằng các phiếu điều tra hộ gia đình về
các thông tin liên quan đến sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng của BĐKH
đến kinh tế hộ gia đình
PHU LUC 8: M6 phong chi tiét Nhu cau nước tướ tỉnh Quảng Nam từ mô hình
CROPWAT
PHỤLỤC 9: Minh họa sô liệ
tỉnh Quảng NHI: csicceconnioonsndiiGiLAkgxg g2 (0456145043Ä11514660189566156355ã640E13/3140vi0555u8548
Trang 9
DANH MUC BANG
Bang 1.1 Tác động của mực nước biển đâng khu vực châu Á
Bảng 1.2 Các đối tượng bị tác động và các yếu tổ chịu tác động của BDKH trong
1iE3ïh:Ti0n8 PEHIED tciytossgcltbisdidlINROOHHGGIGSNGIRGISGISXRRIHRHSGXSSỹASiquiadt
Bảng I.3 Đặc trưng phẫu diện đất VN 53
Bang 1.4 Hệ số sinh học của cây lứa
Bảng 2.1 Một số đặc trưng khí hậu khu vực tỉnh Quảng Nam - 2
Bảng 2.2 Hệ thống các sông chính trên địa bàn tỉnh -:iicirieirree
Bảng 2.3 Nguồn nước trên các sông tại Quảng Nam
Bảng 2.4 Đặc trưng dòng chảy mùa lũ trên các sông tỉnh Quảng Nam
Bảng 2.6 Dòng chảy kiệt nhỏ nhất trên các sông tỉnh Quảng Nam Š7
Bang 2.8: Trị số phổ biến của độ lệch tiêu chuẩn (S°C) và biến suất (S,%) 63
nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thời kỳ 1980-2014
Bang 2.10 Phương trình xu thế lượng mưa tại trạm Tam Kỳ và Tra My thoi ky 1980 - 2014 Bang 2.I1 Phương trình xu thê sô ngày năng nóng và mưa lớn tại trạm Tam Ky va Trà My giai đoạn 1980 - 2014 69 Bảng 2.12 Biến đổi của nhiệt độ (°C) so với thời kỳ cơ sở của tỉnh Quảng Nam .72
Bảng 2.13 Biến đổi của lượng mưa (%) so với thời kỳ cơ SỞ - 75
tỉnh Quảng Nam theo kịch bản biền đổi khí hậu
Bang 2.14 Kịch bản nước biển dâng theo các kịch ban RCP tỉnh Quảng Nam 75 Bảng 2.15 Diện tích ngập tỉnh Quảng Nam ứng với mức ngập 50 cm, 80cm và 100cm Bảng 2.16 Mức độ biến đổi của số ngày nắng nóng và mưa lớn theo kịch bản biến đổi khí hậu so với thời kì cơ sở tại 2 trạm Tam Kỳ và Trà My
Bảng 2.17 Mức độ ảnh hưởng của thiên tai
Bảng 2.18 Các loại hình thiên tai tác động đên kinh tê các hị
Bảng 2.20 Thống kê các đợt bão, lốc tỉnh Quảng Nam từ 1999 - 2014 8Í Bảng 2.21 Mực nước lớn nhất của một số trạm đo
Bảng 2.22 Đặc trưng trận lũ từ ngày 01/11 đến ngày 08/11/1999 Bảng 2.23 Đặc trưng trận lũ từ ngày 10 đến ngày 15/11/2007
Bảng 2.24 Thiệt hại do bão, lũ gây ra tại Quảng Nam từ 1999 — 2014 84 Bảng 2.25 Thời gian không mưa liên tục đài nhất ở các địa phương
Bảng 2.26 Chỉ số khô hạn trung bình ở Tam Kỳ và Trà My Bảng 2.27 Mức tăng độ dài mùa hạn do BĐKH
Trang 10Bảng 2.28 Thiệt hại do hạn hán ở Quảng Nam giai đoạn 1999 — 2014 87
Bảng 2.29 Thiệt hại do thiên tai gây ra ở tỉnh Quảng Nam đối với ngành nông
nghiệp giai đoạn 1999 - 2014
Bảng 2.31 Độ mặn lớn nhất trên các sông qua các năm . -2 90 Bang 3.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1999 — 2014 Bảng 3.2 Cơ cau ngành nông - lâm - thủy sản tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1999 - 2014 Bảng 3.4 Năng suất lúa Đông Xuân, Xuân Hè và Hè Thu tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1999 — 2014 Bảng 3.5 Kết quả tính toán ngậ
lụt đât nông nghiệp năm 1999, 2020, 2050 và
2100 theo các cấp ngập đối với đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam 100
Bảng 3.6 Diện tích đất nông nghiệp có khả năng bị ngập
tỉnh Quảng Nam với cấp ngập 50 em và 80 em Bang 3.7 Tiêu chuẩn kiểm nghiệm r
Bảng 3.8 Biến động năng suất lúa thực tế và năng suất xu thế
vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu tỉnh Quang Nam giai đoạn 1999 — 2014 107
Bảng 3.9 Sự biến động của năng suất lúa Đông Xuân và Hè thu tại các huyện/thành
phố tỉnh Quảng Nam
Bảng 3.10 Mối tương quan giữa điều kiện KTNN và năng suất lúa Quảng Nam 10
Bảng 3.11: Tóm lược sự thay đổi số liệu khí hậu đầu vào
của mô hình động thái so với thời kì €Ơ SỞ 5c +5 veEskrekekekerrkrvee 112 Bảng 3.12 Đánh giá mức độ sai số của mô hình trong quá trình
mô phỏng năng suất lúa tại tinh Quảng Nam (tạ/ha-NSTT và NSMP) 112
Bảng 3.14 Kết quả tính toán năng suất lúa vụ Hè Thu tỉnh Quảng Nam
theo kịch bản RCP 4.5 so với thời kỳ cơ sở (1986-2005) ¿ 5- + 114
Bang 3.15 Nhu cầu tưới cho lúa ĐX, HT tại tỉnh Quảng Nam
thoi ki 2046-2065 cua kich ban RCP4.5 va RCP 8.5 so voi thời kỳ cơ sở 18
Bang 3.16 Diện tích đất nông nghiệp chuyển đồi sang nuôi trồng thủy sản 123
Bảng 3.17 Mức độ ưu tiên theo lĩnh vực
Bang 3.18 Đánh giá mức độ ưu tiên theo khu vực
Bảng 3.19 Đánh giá mức độ ưu tiên theo lĩnh vực đễ bị tôn thương của từng khu
Bảng 3.20 Tính điêm theo nội di
Bảng 3.21 Tổng hợp các bước xét chọn đề xuất giải pháp
Trang 11
DANH MUC HiNH
Hình 1.1 Các chính sách về thích ứng với BĐKH ở Việt Nam
Hình 1.2 Các chính sách về giảm nhẹ với BĐKH ở Việt Nam Hình 1.3 Sơ đồ tuyến và khu vực khảo sát thực địa
Hình 1.4 Giới thiệu về việc mô phỏng và dự báo của mô hình DSSAT trong lĩnh vực nông nghiệp
Hình 1.5 Giao diện chính của mô hình DSSAT
Hình 1.6 Kết quả mô phỏng năng suất hạt của thời kỳ cơ sở
'vÄ:cñb:tHỜI kỹ theo kiph Dần HD eesieeiiniiieiiieaseisdeoesdsseeoaoLT0Ì Hình 1.7 Dữ liệu đầu vào của mô hình CTODWAI co csenirtererterrererrrrrrrrre 44
Hinh 1.8: So đồ các bước nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến
sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam -¿- + cSS sec 45a
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam c2ccccccc222cvccxs 46a
Hình 2.2 Mô hình số độ cao tỉnh Quảng Nam . ¿¿©22vczev2ccseeceez 49 Hình 2.3 Mật độ sông suối tỉnh Quảng Nam cơn ch _——
Hình 2.4 Xu thế diễn biến nhiệt độ trạm Tam Kỳ th I 1980- 2014
Hình 2.5 Xu thế biến đổi của nhiệt độ trạm Trà My thời kỳ 1980- 2014 Hình 2.7 Xu thê 1980- 2014 Hình 2.8 Xu thê biên đôi sô ngày mưa lớn tại trạm Tam Kỳ và Trà My thời kỳ 1980- 2014
Hình 2.9 Bản đô nhiệt độ trung bình năm và lượng mưa trung bình năm tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1980-2014
Hình 2.10 Bản đồ nhiệt độ tối cao và nhiệt độ tối thấp tỉnh Quang Nam giai đoạn 1980-2014 Hình 2.11 Bản đồ lượng mưa mùa mưa và mùa khô tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1980-2014 Hình 2.12 Bản đồ độ ẩm trung bình năm và tổng số giờ nắng tỉnh quảng Nam giai đoạn 1980-2014 Hình 2.13 Kịch bản nước biên đâng cho tỉnh Quảng Nam -. 5- 55 76
Hình 3.1 Bản đồ hiện trạng sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam năm 2014 94 a Hình 3.2 Lưu lượng đỉnh lũ qua các năm tỉnh Quảng Nam - trạm Nông Sơn 99
Trang 12Hình 3.6 Bản đồ ngập lụt năm 2050 tỉnh Quảng Nam Hình 3.7 Bản đồ ngập lụt năm 2100 tỉnh Quảng Nam
Hình 3.8 Bản đồ ngập đất nông nghiệp năm 1999 tỉnh Quảng Nam, cấp ngập 0-Im Hình 3.9 Bản đồ ngập đất nông nghiệp năm 2020 tỉnh Quảng N Nam,
cấp ngập 0-Im ngu cấu
Hình 3.10 Bản đồ ngập đất nông nghiệp năm 2050 tỉnh Quảng \ Nam, cấp ngập 0-Im Hình 3.11 Bản đỗ ngập đât nông nghiệp năm 2100 tỉnh Quảng Nam, cấp ngập 0-[m
Hình 3.12 Bản đồ nguy cơ ngập đất néng nghiệp tỉnh Quảng Nam do nước biển dâng với cấp ngập 80cm
Hình 3.13 Biến trình năng suất lúa tỉnh Quảng Nam -¿-522cccc++ Hình 3.14 Biến động năng suất lúa vụ ĐX và HT tỉnh Quảng Nam
Hình 3.15 Mô phỏng năng suất lúa vụ Đông Xuân tỉnh ở Quảng Nam Hình 3.16 Mô phỏng năng suất lúa vụ Hè Thu tỉnh ở Quảng Nam
Hình 3.17 Bản đồ nhu cầu sử dụng nước tưới cho cây lúa
Trang 131 Ly do lwa chgn dé tai
Biến đổi khí hậu (BĐKH) với sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng
Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động kinh tế - xã hội của con người gây phát
thải quá mức các khí nhà kính vào khí quyên BĐKH không chỉ còn là vấn đề môi
trường mà là tác động mạnh mẽ đến phát triển bền vững
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB-2007), Việt Nam là một trong những quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng, trong
đó vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị
ngập nặng nhất Nếu mực nước biển dâng Im sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh
hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP nông nghiệp lên đến 25%
Những biểu hiện của BĐKH đang ảnh hưởng đến nước ta ngày càng rõ nét
và cụ thể hơn: Bão lụt vào năm 2007, 2009 bat thường đã gây những tổn thất rất to
lớn tại miền Trung, mùa Đông 2007 - 2008 khắc nghiệt khi nhiệt độ xuống thấp kỷ
lục và kéo dài nhiều ngày nhất trong lịch sử quan trắc khí tượng tại miền Bắc Theo
thống kê, từ năm 1951 đến 2007, đã có 116 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đồ bộ vào
miền Trung, nhưng riêng đoạn lãnh thỏ miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Định,
bằng 37% số cơn bão đã vào Việt Nam trong cùng thời kỳ Cường độ bão ngày càng
mạnh, thời gian hoạt động của bão sớm hơn và kết thúc muộn hơn, vị trí để bộ của
bão vào phía Nam tăng dần là những điều đã được ghi nhận trong những năm gần đây do ảnh hưởng của BĐKH
Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương chịu tác động mạnh mẽ nhất của BĐKH là: tài nguyên nước, tài nguyên đất, sinh kế, biến đổi cơ cấu sản
xuất và an ninh lương thực, sức khoẻ, các vùng đồng bằng và dai ven bién
BĐKH đang và sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả của sản xuất nông nghiệp,
cơ sở nền tảng của sản xuất nông nghiệp (hệ thống ha tang kỹ thuật như hệ thống
thủy lợi, hệ thống hồ chứa), đến hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái rừng và đến
Trang 14Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghẻo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên
niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước
Tại tỉnh Quảng Nam, tính riêng giai đoạn từ 1999 - 2014 đã có 68 cơn bão;
38 đợt áp thấp nhiệt đới; 39 trận lũ; 77 đợt hạn hán đã ảnh hưởng gián tiếp và trực
tiếp đến tính Quảng Nam, trong đó có những trận quy mô lớn và có sức tàn phá
khốc liệt phải kế đến như: cơn bão số 4 (2005); cơn bão số 6 (2006); con bão số 9
(2009), cơn bão số 11 (2013), ước tính thiệt hại của các cơn bão này mang lại lên
đến hơn 4 nghìn tỷ đồng
Theo tính toán của Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam cập nhật cho năm 2016, số liệu được cung cấp bởi Viện Khoa học KTTV&BĐKH, áp dụng cho tỉnh Quảng Nam cho thay: Với kịch bản RCP 4.5, vào thời kỳ 2080-2099, nhiệt độ trung bình năm so với thời kỳ 1986-2005 (thời kỳ cơ sở) tăng 1,8°C, lượng mưa tăng 25,9%
Ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam bị ảnh hưởng khá nặng nề bởi BĐKH trong những năm qua Cụ thẻ, cơ cầu cây trồng, mùa vụ thay đổi rõ rệt (từ việc trồng và canh tác 3 vụ lúa trước đây thì nay người dân địa phương chỉ có thể canh tác có 2
vụ), năng suất, sản lượng cây trồng, nhu cầu sử dụng nước tưới cho cây trồng cũng
đang trở thành thách thức trong điều kiện hạn hán ngày càng xảy ra thường xuyên và
kéo dài Ngoài ra trong chăn nuôi cũng đã xuất hiện một số loại dịch bệnh mới làm
anh hưởng đén hoạt động sản xuất bình thường của ngành chăn nuôi tại địa phương
Xuất phát từ thực tế trên, NCS đã chọn “Wghiên cứu, đánh giá tác động của
BĐKH đến sản xuất nông nghiệp ở tính Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu của
luận án
2 Mục tiêu nghiên cứu
1) Xác định được những ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
2) Dự báo được những tác động tiềm tàng của BĐKH và thiên tai đến hoạt
động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Trang 15- Thực hiện đánh giá những biểu hiện của BĐKH tỉnh Quảng Nam thông qua biến động của một số thiên tai như bão, lũ lụt, xâm nhập mặn, hạn hán
- Tiến hành đánh giá thực trạng và biến động của hoạt động sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn từ năm 1999 đến 2014
- Thực hiện đánh giá những tác động của BĐKH thông qua biến động của các thiên tai đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và đánh giá theo kịch bản BĐKH
- Để xuất một số giải pháp ứng phó với BĐKH nhằm đảm bảo sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam phát triển theo hướng bên vững
4 Phạm vỉ nghiên cứu cúa đề tài e Lê không gian nghiên cứu
Ranh giới hành chính tỉnh Quảng Nam ® Vẻ nội dụng nghiên cứu
Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến ngành nông nghiệp (nghĩa
hẹp) qua các khía cạnh sau:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến diện tích đất nông nghiệp có khả năng
bị ngập tính Quảng Nam;
- Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến năng suất lúa tỉnh Quảng Nam;
- Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến nhu cầu sử dụng nước trong sản xuất
lúa tỉnh Quảng Nam © Vé thoi gian nghiên cứu
- Nghiên cứu các yếu tô khí tượng thủy văn trong giai đoạn từ (1980-2014) và
đến năm 2099 theo kịch bản BĐKH được cung cấp bởi Viện KHKTTV&BĐKH; - Nghiên cứu chuỗi số liệu nông nghiệp (1999- 2014)
5 Luận điểm nghiên cứu
Luận điểm 1: Với điều kiện địa hình phân hóa phức tạp, lại nằm ở vùng duyên hải miền Trung, là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ của thiên tai, BĐKH đã
và đang gây nhiều tác động tiêu cực đến quá trình phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng, đặc biệt là lĩnh vực trồng trọt
Luận điểm 2: Phân tích, đánh giá sự biến động của diện tích đất nông nghiệp
nghiệp; biến động năng suất cây trồng thông qua năng suất lúa; nhu cầu sử dụng
nước trong sản xuất lúa đã phần nào làm sáng tỏ được tác động tiềm tàng của
Trang 16tiết với những thiệt hại trong hoạt động sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam
trong giai đoạn từ 1999 đến 2014;
- Đã đánh giá được tác động tiềm tàng của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông
nghiệp tại tỉnh Quảng Nam theo các kịch bản BĐKH trên các khía cạnh như: biến động về diện tích đất nông nghiệp; biến động năng suất cây trồng thông qua năng
suất lúa; nhu cầu sử dụng nước trong sản xuất lúa tỉnh Quảng Nam;
- Đã đề xuất và đánh giá mức độ ưu tiên các giải pháp ứng phó với BĐKH và
thiên tai cho ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nhằm đảm bảo mục
tiêu phát triển bền vững
7 Nguồn tài liệu
- Số liệu khí tượng thủy văn tại các trạm ở Quảng Nam giai đoạn từ 1980-2014 và các số liệu kịch bán BĐKH được cung cấp bởi Viện Khoa học Khí tượng Thủy
văn và Biến đồi khí hậu (KTTV&BĐKH);
- Số liệu liên quan đến sản xuất nông nghiệp được NCS thu thập từ cơ quan của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN) tỉnh Quảng Nam; Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm từ 1999 - 2014 và Niên giám thống kê Việt Nam giai
đoạn 1999-2014;
- Số liệu về tình hình thiên tai lũ lụt, số liệu về thiệt hại do thiên tai lũ lụt đối
với sản xuất nông nghiệp được NCS thu thập từ báo cáo “Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Nam đến năm 2020” của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam;
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Nam và các báo cáo liên quan khác;
- Nguồn tài liệu được NCS khai thác từ các đề tài, dự án, ấn phẩm khoa học
tiêu biểu khác như:
+) Dự án hợp tác quốc tế với Đan Mạch P1-VIE 08 “Đánh giá những tác động
của BĐKH đến điều kiện tự nhiên, môi trường và phát triển kinh tế - xã hội ở Trung
Trung Bộ Việt Nam” do Viện Địa lý chủ trì thực hiện;
+) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KC08.13/06-10: “Nghiên cứu ảnh
Trang 17để xuất giải pháp chiến lược giảm nhẹ, thích nghỉ phục vụ phát triển bền vững kinh
tế xã hội ở Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Văn Thắng;
+) Hai ấn phẩm của Bộ NN&PTNN phát hành năm 2012: 1/ Tác động của
BDKH đến các lĩnh vực nông nghiệp và các giải pháp ứng phó và 2/ Một số điều
cần biết về BĐKH với nông nghiệp
8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 8.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Luận án đã làm sáng tỏ cơ sở phương pháp luận trong việc nghiên cứu tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
- Luận án đã tiến hành đánh giá tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam bằng việc sử dụng các phương nghiên
cứu mới như phương pháp trọng lượng điều hòa, phương pháp mô hình tính tốn
thơng qua các công cụ đánh giá như phần mềm DSSAT, Harmonic, Cropwat
8.2 Ý nghĩa thực tiễn cúa dé tai
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đánh giá tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp cho các địa phương khác trong cả nước Bên cạnh đó,
kết quả của luận án có thể cung cấp cơ sở khoa học cho các cấp chính quyền tỉnh
Quảng Nam trong việc quản lý, điều chỉnh các quy hoạch phát triển như: quy hoạch tong thể kinh tế- xã hội tỉnh, quy hoạch ngành nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH
9 Cấu trúc cúa luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, luận án được cấu trúc thành 3 chương
Chương I Tổng quan, cơ sở lý luận, phương pháp luận về đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp;
Chương II Xu thế BĐKH và diễn biến của thiên tai tại tinh Quảng Nam;
Chương III Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp tại tinh
Trang 18Chương 1
TONG QUAN, CO SO Li LUAN, PHUONG PHAP LUAN VE DANH GIA ANH HUONG CUA BIEN ĐỎI KHÍ HẬU DEN
HOAT DONG SAN XUAT NONG NGHIEP
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về đánh giá tác động của biến đỗi khí hậu
trên thế giới và Việt Nam 1.1.1 Trên thế giói
Các báo cáo chính thức xuất bản vào năm 2007 của Uỷ ban Liên Chính phủ
về BĐKH (IPCC), Ngân hàng Thế giới (WB), Chương trình Phát trién của Liên
hiệp quốc (UNDP) đều cảnh báo Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia chịu tác động cao do hiện tượng BĐKH và nước biển dâng Báo cáo này như một lược khảo các kết quả nghiên cứu dẫn chứng cho sự phỏng đoán về BĐKH ở Việt Nam
Nghiên cứu về BĐKH đã được thực hiện trong các báo cáo của IPCC: báo
cáo đầu tiên của IPCC (được cơng bố tháng § năm 1990) khẳng định các bằng
chứng khoa học về BĐKH đã gây tiếng vang lớn, tác động đến không chỉ các nhà
hoạch định chính sách mà cả công chúng Đây cũng là cơ sở dé các nước, các tô
chức tham gia đàm phán và kết quả là Công ước khung của Liên hợp quốc về BDKH (UNFCCC) duge ky kết vào năm 1992 Trên cơ sở của Báo cáo lần thứ
nhất, năm 1995 IPCC đã công bố Báo cáo đánh giá lần thứ hai với sự tham gia của
hơn 2000 nhà khoa học và chuyên gia về BĐKH trên thé giới Báo cáo được trình bày tại Hội nghị lần thứ hai của các nước ký Công ước khung của Liên hợp quốc về
BĐKH tại Geneva tháng 6/1996 Báo cáo đánh giá lần thứ 3 của IPCC được công
bố vào năm 2001 Báo cáo đã khẳng định bằng chứng của BĐKH do tác động của con người là ngày càng rõ rệt, đồng thời Báo cáo cũng đưa ra chỉ tiết những tác
động của hiện tượng nóng lên toàn cầu với các khu vực trên thế giới Báo cáo gần
đây nhất của IPCC, Báo cáo đánh giá lần thứ 4 được hoàn thành năm 2007 [60]
Báo cáo đưa ra các luận chứng khoa học về BĐKH, các tác động và các giải pháp
ứng phó tiếp tục được công bố Theo báo cáo lần thứ 4 của IPCC, đã có đầy đủ
Trang 19của cây trồng trên vĩ độ cao của bán cầu Bắc đến sớm hơn; (2) Mùa sinh trưởng của
cây trồng ở Sahelian (Châu Phi) rút ngắn lại do thời tiết trở nên nóng hơn và khô
hon; (3) Nhiều vùng đất thấp biến mắt và rừng ngập mặn thiệt hại nặng nề do ngập
lụt ven biển; (4) Nhiều loại dịch bệnh phát triển ở nhiều vùng nhất là khu vực vĩ độ
thấp, IPCC đã khuyến cáo và thực hiện đánh giá tác động của BĐKH cho tất cả
các lĩnh vực và vùng lãnh thổ, đặc biệt là 5 lĩnh vực: nước, các hệ sinh thái, lương
thực, các dải ven biển và sức khỏe Một số hệ sinh thái, một số ngành, vùng chịu tác
động của BĐKH đặc biệt là: (1) Các bình nguyên và vùng núi cao sẽ bị ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên: (2) Rừng ngập mặn, các đầm lầy ven biển; (3) Các dai san
hô của tắt cả các vùng biển; (4) Tài nguyên nước ở các vùng nhiệt đới khô do lượng
mưa giảm, bốc hơi tăng; (5) Nông nghiệp ở một số vùng vĩ độ thấp do thiếu nước;
(6) Nước biển dâng đe dọa nghiêm trọng các vùng đồng bằng thấp Trong báo cáo
của Nhóm công tác số II (WG II) có tên gọi “BĐKH năm 2014: Tác động, thích
ứng và tinh dé bi ton thương” [60] Đây là báo cáo thứ hai trong chuỗi Báo cáo
Đánh giá Lần thứ 5 (AR5) của IPCC được công bố, báo cáo khẳng định rằng những
tác động của BĐKH đã xảy ra trên khắp các châu lục và xuyên qua các đại dương
iới vẫn còn thiếu sự chuẩn bị cho những rủi ro từ BĐKH Bản báo cáo cũng
kết luận rằng có nhiều cơ hội để ứng phó với những rủi ro như vậy, mặc dù sẽ rất khó để quản lý những rủi ro với mức độ cao của sự ấm lên toàn cầu Báo cáo của
WG II chỉ tiết hóa các tác động cập nhật của BĐKH, những rủi ro trong tương lai từ
BĐKH, và các cơ hội cho hành động hiệu quả để giảm thiêu rủi ro Báo cáo kết luận
rằng ứng phó với BĐKH liên quan đến việc lựa chọn rủi ro trong một thế giới thay
đổi Bản chất của những rủi ro BĐKH ngày càng rõ ràng, mặc dù BĐKH cũng sẽ
còn tiếp tục tạo ra những bất ngờ Báo cáo nhận diện những người dân, những
ngành công nghiệp và các hệ sinh thái trên thế giới dễ bị tổn thương và con người,
các cộng đồng, các hệ sinh thái dễ bị tổn thương ở khắp mọi nơi trên thế giới,
nhưng với tính dễ tốn thương khác nhau ở những nơi khác nhau
Trong báo cáo đánh giá thứ 2 của nhóm céng tac IPCC [61] da dua ra 228
phương pháp thích nghỉ khác nhau trong việc đối phó với BĐKH Burtonet al
(1993) đã phân loại các phương pháp thích nghỉ thành các nhóm, đó là: (1) chấp
Trang 20động, (5) thay đổi cách sử dụng, (6) thay đổi địa điểm, (7) nghiên cứu, và giáo dục,
(8) thông tin, (9) khuyến khích thay đổi hành vi
Về ảnh hưởng của BĐKH đến các vùng lãnh thổ: Báo cáo đánh giá của
IPCC [60] đã phân tích và phỏng đoán các tác động của nước biển dâng đã công
nhận ba vùng châu thé được xếp trong nhóm cực kỳ nguy cơ đo sự BĐKH là vùng
hạ lưu sông Mekong, sông Ganges - Brahmaputra (Bangladesh) và sông Nile (Ai
Cập)
Cũng theo đánh giá của IPCC (2007) và tổ chức các nước hợp tác kinh tế phát triển (OECD, 2009) thì BĐKH tác động đến tất cá các châu lục và vùng lãnh
thổ, trong đó có có khu vực Châu Á, trong đó có Đông Nam Á Cụ thé:
- BĐKH có thể sẽ dẫn đến diện tích đất nông nghiệp cần được tưới tiêu tăng
lên, trong khi tài nguyên nước sẵn có lại giảm đi Nhiệt độ tăng lên 1°C dy bao sé làm tăng nhu cầu sử dụng nước trong tưới tiêu nông nghiệp lên đến 10% tại những vùng khô hạn và bán khô hạn ở Đông Á;
- Vào năm 2050, hon I triệu người dân sẽ bị tác động trực tiếp của nước biển dâng trong mỗi vùng đồng bằng Ganges-Brahamputra-Meghna tại Bangladesh và
Đông Nam Á là đồng bằng sông Mekong ở Việt Nam [60]
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB, 1994) đã xếp Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có nguy cơ tổn thương cao do tác động của hiện tượng BĐKH và
nước biên dâng
Chương trình Hành động Thích ứng Quốc gia (NAPA) của Công ước khung
của Liên Hợp Quốc về BĐKH (UNFCCC) được áp dụng bởi các nước kém phát triển vì yêu cầu thích ứng trước BĐKH ở các nước này đã trở nên cấp bách và họ
không có đủ năng lực dé đánh giá tình trạng dé bj ton thương do BĐKH Cách tiếp cận mà NAPA đưa ra tập trung vào việc tăng cường khả năng thích ứng trước những dao động khí hậu và giúp các nước này giải quyết các nhu cầu trước mắt do các tác động có hại của BĐKH NAPA sử dụng và xây dựng phương pháp dựa trên
những chiến lược ứng phó hiện tại từ cấp địa phương chứ không dựa trên các kịch bản dựa vào mô hình để đánh giá giá tình trạng dé bi tổn thương trong tương lai và các giải pháp thích ứng tại cấp địa phương và trung ương Sự tham gia của các bên liên quan (quốc gia, ngành, địa phương) và các chiến lược ứng phó hiện tại là một
Trang 21Ở Châu Âu: Vào năm 1998, Mạng lưới Hỗ trợ Khí hậu châu Âu (European Climate Support Network - ECSN) khởi xướng dự án Đánh giá Khí hậu châu Âu (ECA) [21] Dự án ECA bắt đầu từ năm 1992, có sự tham gia của 19 cơ quan khí hậu của quốc gia khí tượng toàn châu Âu (NMS) Năm 1998, ECSN trở thành một
chương trình được Mạng lưới Khí tượng Châu Âu (EUropean METeorological
NETwork- EUMETNET) bao trợ Các câu hỏi quan trọng cần được trả lời là sự 4m
lên vừa qua có ảnh hưởng như thế nào đến sự xuất hiện của nhiệt độ và mưa cực trị Để trả lời câu hỏi nảy, một cuộc điều tra toàn châu Âu đã được tiến hành với sự
tham gia của gần như tất cả các Cơ quan Nghiên cứu khí hậu và các cơ quan dịch vụ
khí tượng trên toàn châu Âu Họ cùng nhau tập hợp một bộ số liệu các chuỗi quan trắc thời gian dài cần thiết cho phân tích các hiện tượng thời tiết cực đoan Mục tiêu chính của ECSN là cải thiện tổ chức hợp tác trong lĩnh vực khí hậu và các hoạt động liên quan để mang đến cho tắt cả người sử dụng dịch vụ khí hậu chất lượng tốt
nhất các dịch vụ sẵn có ở châu Âu thông qua quản lý hiệu quả nhất các nguồn lực
tập thể của họ
Tại Hoa Kỳ, Chương trình Nghiên cứu Biến đổi toàn cầu của Hoa Kỳ (United States Global Change Research Program - USGCRP) đã tiến hành nghiên cứu “Đánh giá khí hậu quốc gia” bắt đầu từ năm 1990, dưới sự bảo trợ của Quỹ Hoạt động Nghiên cứu Biến đổi Toàn cầu Nhiệm vụ đặt ra trong chương trình nay
là cứ bốn năm một lần phải đệ trình lên Tổng thống và Quốc hội báo cáo về đánh
giá, tích hợp và diễn giải các hoạt động nghiên cứu về biến đồi toàn cầu Chương
trình Nghiên cứu quốc gia của Hoa Kỳ [12] đã tổng hợp các phương pháp và mô
hình để xây dựng kịch bản BĐKH và phát triển KT - XH và để đánh giá những tác
động tiềm tàng của BĐKH đến tài nguyên ven biển, nông nghiệp, sức khỏe con người, thực vật trên cạn, cuộc sống của các loài vật hoang đã và ngư nghiệp
Chương trình này cũng đưa ra những hướng dẫn thích ứng
Hiện nay, trên thế giới còn có rất nhiều những nghiên cứu về tác động hay ảnh
hưởng của BĐKH đến Nông nghiệp Những nghiên cứu điền hình như: Tác động của khí hậu đến Nông nghiệp ở Mỹ [67], nông nghiệp thế giới [67], ở Brazin [69,72], ở
Trang 22Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế Mỹ đã nghiên cứu tác động của BĐKH đến nông nghiệp [56] Nghiên cứu này chỉ ra rằng ảnh hưởng của BĐKH
biểu hiện nhiệt độ trái đất tăng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ làm giảm năng suất Nông nghiệp, sản lượng cây trông, vật nuôi và điều đó có mối liên hệ đối với giá cả thị
trường cho các mặt hàng nông sản
Các nghiên cứu của WB, 2007 đã dự báo sâu về tác động của nước biên dâng
đối với Nông nghiệp Theo đó, nếu nước biển dang Im, ving Nam A sẽ mat di 0,29% diện tích đất tự nhiên, 0,11% diện tích đất Nông nghiệp và 0,55% GDP Trên thực tế, chắc chắn thiệt hại sẽ lớn hơn nhiều nếu bao gồm cả các hiện tượng thời tiết cực đoan, lũ lụt và hạn hán: Bang 1.1 Tác động của mực nước biển dâng khu vực châu Á Đơn vị: % Đối tượng 1m 2m 3m 4m Nam A | Đông Á | Nam Á | Đông Á | Nam Á | Đông Á | Nam Á | Đông Á DT tự nhiên 0,29 0,52 0,52 0,84 0,85 1,26 1,24 2,30 Dat Nong nghiép 0,11 0,83 0,23 1,43 0,45 2.22 1,16 4.19 DS bị ảnh hưởng |_ 0,45 1,97 0,87 3,19 1,36 4,78 3,02 8,63 GDP bị ảnh hưởng |_ 0.55 2.09 0,94 3,37 1,58 5,20 2,20 10,20 Nguồn: Wb (2007)
Trong những nghiên cứu đó đều nêu ra những khía cạnh ảnh hưởng BĐKH đến sản xuất nông nghiệp bằng việc nhận định và đưa ra những con số cụ thể về mức độ
ảnh hưởng Tuy nhiên, do đặc tính từng quốc gia khác nhau với quá trình BĐKH nên mức độ thiệt hại ước tính đến ngành nông nghiệp cũng khác nhau, điều này được các tác giả dẫn chứng và phân tích một cách rất chắc chắn và có tính khoa học cao
1.1.2 Ở Việt Nam
Các báo cáo chính thức của Uỷ ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC), Ngân hàng Thế giới (WB), Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc(UNDP) đều
cảnh báo Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu tác động cao do hiện tượng
BĐKH và nước biển dâng Đặc biệt, ĐBSCL là một trong ba đồng bằng trên thế
giới dễ bị tốn thương nhất bởi nước biển dâng Nếu mực nước biển dang cao 1m,
khoảng 41% diện tích ĐBSCL, 11% diện tích ĐBSH và 3% diện tích của các tỉnh
khác thuộc vùng ven biển bị ngập, thành phó Hồ Chí Minh bị ngập trên 20% diện
Trang 23Dasgupta và các cộng sự (2007) trong một nghiên cứu chính sách của Ngân
hàng Thế giới đã xếp Việt Nam vao | trong 5 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi mực nước biển dâng Báo cáo dự báo rằng: Mực nước biển tăng lên Im sẽ ảnh
hưởng đến khoảng 5% điện tích đất của Việt Nam và 11% dân số cả nước, tác động đến 7% diện tích đất nông nghiệp và giảm GDP đến 10% Nếu mực nước biển tăng
3m sẽ ảnh hưởng tới 12% diện tích đất và 25% dan sé, tác động đến 17% diện tích
đất nông nghiệp và giảm 24% GDP Trong đó, ĐBSH và ĐBSCL chịu ảnh hưởng mạnh nhất Rủi ro ở ĐBSCL, bao gồm cả hạn hán và lũ lụt, sẽ gia tăng với các trận
mưa có cường độ cao và các ngày hạn kéo dài (Peter và Greet, 2008) Pham Thi
Thuy Hanh và Furukawa (2007) dựa vào những ghi nhận ở trạm đo thuỷ triều ở Việt Nam để kết luận về những bằng chứng của sự dâng lên của mực nước biên: trung bình mỗi năm mực nước biển ở Việt Nam đã tăng trong khoảng 1,75 - 2,56 mm/nam [71]
Tác động của BĐKH đối với nước ta là rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn
thương và chịu tác động mạnh mẽ nhất của BĐKH là: tài nguyên nước, nông nghiệp
và an ninh lương thực, sức khỏe; các vùng đồng bằng và đải ven biên
Thông báo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam cho Công ước Khung của Liên
Hợp Quốc về BĐKH (SRV, MONRE 2010) cho biết đến năm 2100, với tổng nhiệt độ năm tăng từ 8 - 11%, số ngày nhiệt độ không khí trung bình trên 25°C tăng rõ rệt ở các khu vực Giai đoạn nhiệt độ dưới 20°C bị rút ngắn sẽ khiến nhu cầu nước tưới
trong nông nghiệp gia tăng; năng suất lúa vụ Xuân sẽ có xu hướng giảm so với năng
suất lúa vụ Mùa BĐKH cũng sẽ làm tăng dịch bệnh ở gia súc Theo kịch bản BĐKH
2012, vào năm 2100, mực nước biển sẽ tăng thêm 1 mét (2012) Với nguy cơ này,
Việt Nam sẽ chịu tốn thất mỗi năm chừng 17 ti USD [6]
Trong hơn 30 năm qua, do ảnh hưởng của BĐKH, tần suất và cường độ thiên
tai ngày càng gia tăng, gây ra nhiều tồn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng
về kinh tế, văn hoá, xã hội, tác động xâu đến môi trường Đặc biệt là các loại thiên tai
như: bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn và các thiên tai
Trang 241.1.2.1 Các chính sách liên quan đến BĐKH tại Việt Nam
Nhận thức rõ những tác động nghiêm trọng của BĐKH đến sự phát triển bền vững của đất nước, Chính phủ Việt Nam đã sớm tham gia và phê chuẩn Công ước
khung của Liên Hiệp quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, đồng thời đã sớm
phê duyệt Chiến lược quốc gia về BĐKH; Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH; Chiến lược quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 201 1-2020
Nhiều Bộ, ngành, địa phương đã triển khai các chương trình, dự án nghiên cứu tình hình diễn biến và tác động của BĐKH đến tài nguyên, môi trường, sự phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất và bước đầu thực hiện các giải pháp ứng phó
Nam 2008, UNDP két hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiến
hành hội thảo có tựa đề “Hướng tới một kế hoạch hành động về giảm nhẹ và thích
ứng với BĐKH trong nông nghiệp và phát triển nông thôn”
Hội thảo xác định vấn đề BĐKH hiện đang là vấn đề nóng bỏng của thế giới, hậu quả của BĐKH lên các ngành kinh tế Đồng thời nhấn mạnh đến những sự cố
thời tiết khắc nghiệt Bên cạnh đó, xác định rõ Việt Nam la m6t trong 5 quốc gia
hàng đầu trên thế giới bị tôn thương nhiều nhất trong BĐKH và nhấn mạnh khi mực
nước bién đâng lên Im thì ở Việt Nam sẽ có tác động tiêu cực tới 5% dat dai, 11%
tổng dân số, 7% Nông nghiệp và giảm 10% GDP và với những dự lượng tăng 3 - 5 mét có nghĩa là có thê xảy ra thảm họa Trong khuôn khổ Chương trình Việt Nam và BĐKH, UNDP đã, đang hỗ trợ Việt Nam về kỹ thuật cho giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính và thích ứng với BĐKH Đồng thời xác định “năng lượng là vấn để trung tâm cho phát triển bền vững vả chống BĐKH” Một số hỗ trợ của UNDP cho Việt Nam đó là: UNDP tích cực tuyên truyền vận động và hỗ trợ kỹ thuật cho sự tham gia của Việt Nam tại Hội nghị Rio+20 và xây dựng Chiến lược Tăng trưởng xanh cho Việt Nam (2012), trong đó đưa ra chỉ tiêu giảm cường độ
phát thải khí nhà kính 8-10% so với mức của năm 2010 vào năm 2020 và giảm mức
độ tiêu thụ năng lượng theo đơn vị GDP 1-1,5% mỗi năm Phục vụ cho mục đích phát triển và tăng trưởng xanh, UNDP đang phối hợp với khu vực tư nhân, người
lao động và các cộng đồng hỗ trợ xây dựng các Biện pháp Giảm nhẹ phát thải khí
nhà kính phù hợp với điều kiện của quốc gia (NAMA) NAMA sẽ được thực hiện thí điểm ở nhiều ngành công nghiệp cho đến năm 2016 Trong lĩnh vực hiệu suất sử
Trang 25khung nhãn mác và tiêu chuẩn năng lượng ở Việt Nam nhằm đề ra các định mức về năng lượng cho các công cụ và giảm mức sử dụng năng lượng ở cấp hộ gia đình, đồng thời hỗ trợ chuyển giao công nghệ nhằm khuyến khích các công nghệ và các cơ sở cung cấp dịch vụ sử dụng năng lượng với hiệu suất cao Các chính sách về thích ứng với BĐKH ở VN 7 Chiến Uy ban wore Tang QG ve BĐKH trưởng Xanh 2009 ome r 211 2012 2013 | Chong chương trinh trình hỗ Chiến lược Kếhoạch Chương Nghỉ quyết24- HD QG trình — NQ/Tw, MTQG h 9 i BĐKH trợ ứng QG BBKH MTQG 6/2013: Chủ NTP phó BĐKH 2012 động ứng phó BĐKH SP-RCC 2015 với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên vài bảo vệ môi trường
Nguôn: Viện KHKTTV&BĐKH
Hình 1.1 Các chính sách về thích ứng với BĐKH ở Việt Nam
Ở nước ta, để ứng phó với BĐKH và những tác động của nó thì đã có rất nhiều
các văn bản, chính sách liên quan đó là: Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH; Chiến lược quốc gia về BĐKH; Chương trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH; Kế
hoạch hành động quốc gia về BĐKH; Nghị quyết Trung ương VII về BĐKH
Tất cả các chính sách trên đều đề ra những mục tiêu và nhiệm vụ thích ứng
và giảm nhẹ BĐKH của Việt Nam Trong đó, Chương trình mục tiêu quốc gia về BĐKH có thể nói là một chính sách vô cùng quan trọng, đánh đâu bước ngoặt trong
việc đề ra các mục tiêu ứng phó với BĐKH tại Việt Nam [1] Chương trình mục tiêu
quốc gia về BĐKH đã đề ra 9 nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong giai đoạn từ
2009 đến sau 2015, trong đó tập trung rất nhiều vào các hoạt động ứng phó với
BĐKH Chính quyền địa phương của 63 tỉnh/thành phố ở Việt Nam đều đã xây
dựng và ban hành bản Kế hoạch Hành động ứng phó với BĐKH (KHHĐ) Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã phê duyệt công văn chính thức, yêu cầu tất cả các tỉnh phải cập nhật bản KHHĐ cho giai đoạn từ năm 2015-2020 Với
Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH thì tất cả các tỉnh thành đều phải tiến hành
nội dung đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến các ngành, lĩnh vực tại địa phương
Trang 26Các chính sách liên quan đến giảm nhẹ BĐKH KH hành động quốc gia về BĐKH 2011 > 20)]2 > 2013 Chiến lược tăng trưởng xanh, QÐ 1393/QD-TTg ngày 25/9/2012: /2013: "VỀ chủ m 20 1393/QD-TTg Đềán “Quản lý phát thai Ea” Ông phố "
nhìn đến 2020: ngày 25/9/2011: — khí gây hiệu ứng nhà NI HE NI lôi
kính; quản lý các hoạt
n ra thị trường thể
QÐ 1775/QD-TTg ngày 21/11/2012
Nguôn: Viện KHKTTV&BĐKH
Hình 1.2 Các chính sách về giảm nhẹ với BĐKH ở Việt Nam
Bên cạnh đó, một loạt các chính sách liên quan đến giảm nhẹ cũng đồng thời
được ra đời nhằm xác định các mục tiêu giảm nhẹ BĐKH củng với các giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu giảm nhẹ cho trong các ngành/lĩnh vực cụ thể của Việt
Nam
Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã xây dựng “Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam (2012)”, mới đây nhất là Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam năm 2016, tài liệu này được xem là rất quan trọng, cung cấp cơ sở dữ liệu đầu vào cho quá trình đánh giá tác động của BĐKH cho các ngành/Tĩnh vực tại 'Việt Nam
1.1.2.2 Các nghiên cứu về BĐKH và ngành nông nghiệp
Những nghiên cứu về tác động của BĐKH ở Việt Nam phần lớn mới được
đề cập trong thời gian gần đây Ở cấp độ quốc gia, những nghiên cứu về tác động của BĐKH được trình bày một cách khá đây đủ trong nghiên cứu của Bộ TN&MT
(2008, 2009), của các tác giả như Nguyễn Đức Ngữ (2008); Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu (2009); của Lưu Đức Hải (2009); của Viện Nghiên cứu Chiến lược Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường (ISPONRE, 2009),
và gần đây nhất là các nghiên cứu của Viện KHKTTV&BĐKH
Trang 27(1992 — 1994) Mục đích của Chương trình là làm rõ những biểu hiện của BĐKH ở Việt Nam trong mối quan hệ với BĐKH toàn cầu, đánh giá những ảnh hưởng của
BĐKH đến tự nhiên, kinh tế, xã hội, đề xuất các giải pháp ứng phó trước mắt và lâu dài và kết quả cho thấy trong khoảng 70 năm, từ 1921 đến 1990, nhiệt độ không khí
trung bình năm của Việt Nam đã tăng khoảng 0,6 — 0,7°C, phù hợp với xu thế BDKH toàn cầu Mực nước biển tại trạm Hòn Dấu tăng trung binh 2,14mm/nam
trong thời kỳ 1957 — 1990 2/ Dự án “Biến đổi khí hậu ở Châu Á - Việt Nam
(Region Study on Global Environment Issues) do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài
trợ Dự án có nghiên cứu, đánh giá tác động của BĐKH và khả năng bị tổn hại đối
với các lĩnh vực: nông nghiệp, tài nguyên nước, dải ven biển, lâm nghiệp, sức khỏe
con người, năng lượng, giao thông và cơ sở hạ tầng, đặc biệt đối với các vùng đồng
bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long Bên cạnh đó đã xác định các giải pháp ứng phó (thích ứng và giảm nhẹ), đặc biệt là các giải pháp thích ứng trong ngành
nông nghiệp, tài nguyên nước, bảo vệ dải ven biến, lâm nghiệp, sức khỏe và thiên
tai 3/ Dự án “Đánh giá khả năng tổn hại do nước biển dâng ở Việt Nam và bước
đầu tiến tới quản lý tổng hợp dải ven bờ-giai đoạn I (1994-1996) do Chính phủ Hà
Lan tài trợ Dự án đã áp dụng phương pháp 7 bước (seven steps) do nhóm tư vẫn nông thôn về đánh giá khả năng ton hại do mực nước biéén dâng trong khuôn khổ nhóm công tác III (Chiến lược và giải phap) của IPCC nghiên cứu, đề xuất và được
IPCC thông qua tại cuộc họp Geneve tháng § năm 1991 với tên gọi là “Hướng dẫn phương pháp chung 7 bước đánh giá khả năng tổn hại do mực nước biển dâng và quản lý tong hợp dải ven biển” để thực hiện các nghiên cứu thí điểm quốc gia đánh giá khả năng tồn hại 4/ Dự án “Tăng cường năng lực thích ứng với BĐKH ở vùng
Trung Bộ Việt Nam” (2002)với mục tiêu chính là tăng cường khả năng cho cộng đồng dân cư thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc giảm nhẹ thiên tai và tác động tiêu cực của BĐKH 5/ Dự án “Phòng ngừa thảm họa liên quan đến BĐKH” (2003-
2005) tại bốn tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Thuận và thành phố Hà
Nội Mục tiêu dài của dự án là giảm thiểu những tác hại và tác động tiêu cực đối với
vùng dân cư dễ bị tổn hại ở Việt Nam do thiên tai có liên quan đến BĐKH gây ra
Mục tiêu cụ thê trước mắt là tăng cường năng lực cho người dân trong việc ứng phó và thích ứng với thiên tai do BĐKH gây ra
Đối với ngành nông nghiệp Bộ NN&PTNN đã tổ chức một số đề tài theo
Trang 28Dự án “Hướng tới một kế hoạch hành động về giảm nhẹ và thích ứng với BDKH trong nông nghiệp và phát triển nông thôn ” [37] do UNDP kết hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn thực hiện Trên cơ sở nhận thức Việt Nam là một trong 5 quốc gia hàng đầu trên thế giới bị tổn thương nhiều nhất trong BĐKH
đã xác định khi mực nước biển dâng lên Im thì ở Việt Nam sẽ có tác động tiêu cực
tới 5% đất đai, 11% tổng dân số, 7% nông nghiệp và giảm 10% GDP Dự án cũng
đưa ra kiến nghị với Việt Nam với BĐKH là: Thu thập số liệu, nghiên cứu đầu tư có
hiệu suất trong nghiên cứu; phân tích những tác động dự đoán; đánh giá tính dễ bị
ton thương (lợi ích chỉ phí); nâng cao ý thức và thông tin; cách tiếp cận tích cực giảm rủi ro trong những biện pháp có câu trúc và phi cấu trúc; xây dựng năng lực ở
các cấp địa phương; năng lực lãnh đạo và điều phối mạnh; phân bố nguồn lực
Trong công trình “7úc động của BĐKH đến các lĩnh vực nông nghiệp và các giải pháp ứng phó ” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN & PTNN) [9] đã nghiên cứu những tác động của BĐKH đến các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và dự báo sự tác động của BĐKH đến các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản Đồng thời đưa ra những giải pháp ứng phó trước những thay đổi của khí hậu đối với ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Trong “Khung Chương trình hành động thích ứng với BĐKH của ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2008 - 2020” [5] có nêu rõ những nhiệm vụ cần
phải thực hiện đối với những tác động của khí hậu trong ngành nông nghiệp đó là: Cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, thông tin, nâng cao
nhận thức về tác động của BĐKH và hành động giảm thiểu, thích ứng của ngành
nông nghiệp; Đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường công tác nghiên cứu làm cơ sở
khoa học đề xuất các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH; Xây dựng hệ
thống chính sách, lồng ghép BĐKH với chương trình của ngành nông nghiệp; Hợp tác quốc tế trong công tác giảm thiểu và thích ứng với BĐKH của ngành nông nghiệp; Một số hoạt động trọng tâm trong công tác giảm thiểu và thích ứng với BĐKH của ngành nông nghiệp Đối với từng nhiệm vụ lại có sự hướng dẫn một
cách cụ thể với mục địch nâng cao khả năng giảm thiểu và thích ứng với BĐKH
Trang 29Dam bao ổn định, an toàn dân cư cho các thành phó, các vùng, miền, đặc biệt là
vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc bộ, Miền trung, Miền núi; Đảm
bảo sản xuất nông nghiệp én định, an ninh lương thực; Đảm bao 3,8 trigu ha canh tác lúa hai vụ; Đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, các công trình dân sinh, hạ tầng
kinh tế kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai
Phạm Quang Hà (2013), đã có nghiên cứu về “Nghiên cứu đánh giá tác động của BDKH đến một số cây trồng chủ lực (lúa, ngô, đậu tương, mía) tại Đồng bằng
sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng” [14] Nghiên cứu này tập trung vào
những nội dung chính như: Tổng quan thực trạng sản xuất nông nghiệp Việt Nam
và các kết quả nghiên cứu có liên quan đến tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp và các cây trồng chủ lực (lúa, ngô, đậu tương, mía đường); Đánh giá tác
động của BĐKH đến diện tích, năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa,
ngô, đậu tương, mía tại ĐBSH và ĐBSCL; Dự báo tiềm năng thay đổi năng suất,
sản lượng, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa, ngô, đậu tương và mía theo các kịch bản
đến năm 2030, 2050; Đề xuất các giải pháp giảm nhẹ thiệt hại do tác động của
BĐKH đến sản xuất lúa, ngô, đậu tương, mía tại ĐBSH và ĐBSCL Nghiên cứu này dự kiến sẽ cho ra sản phẩm là: Báo cáo kết quả nghiên cứu tác động của BĐKH đến lúa, ngô, đậu tương và mía tại ĐBSH và ĐB SCL;: mô hình tính toán dự báo thay đổi năng suất; cơ sở dữ liệu; Báo cáo phân tích và tài liệu dự báo
Trong nghiên cứu về “Đánh giá tác động của BĐKH đối với ngành nông nghiệp Cà Mau” của Ngô Thọ Hùng [18] Trung tâm Nghiên cứu Môi trường - Viện KH Khí tượng Thủy văn và Môi trường có đưa ra các chỉ số để áp dụng cho việc
tính toán tính dễ bị tổn thương đối với lĩnh vực nông nghiệp ở Cà Mau Kết quả là tác giả đã tính toán được chỉ số tổn thương cho ngành nông nghiệp ở tỉnh Cà Mau
và xây dựng được bản đồ đánh giá mức độ tồn thương cho ngành nông nghiệp ở tỉnh Cà Mau và nhấn mạnh rằng phương pháp này có thể áp dụng để tính toán cho
các tỉnh khác hoặc các ngành khác trong phạm vi cả nước
Theo Trương Quang Học, Nguyễn Đức Ngữ [16] với sự nóng lên trên phạm vi toàn lãnh thổ, thời gian thích nghỉ của cây trồng nhiệt đới mở rộng và của cây trồng á nhiệt đới thu hẹp lại Ranh giới của cây trồng nhiệt đới dịch chuyển về phía
vùng núi cao hơn và các vĩ độ phía Bắc Phạm vi thích nghỉ của cây trồng á nhiệt
Trang 30BĐKH có khă năng làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, tố, lốc, các thiên tai liên quan
đến nhiệt độ, lượng mưa như thời tiết khô nóng, lũ lụt, ngập úng hay hạn hán, rét
hại, xâm nhập mặn, sâu bệnh làm giảm năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi
BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp Một phần đáng kể
diện tích đất nông nghiệp ở vùng đất thấp đồng bằng ven biển, ĐBSH, ĐBSCL bị
ngập mặn đo nước biển dâng, nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp
Sự thay đổi các yếu tố khí hậu và thời tiết có thể làm nảy sinh một số bệnh
mới đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm và phát triển thành dịch hay đại dịch Hơn nữa, dòng chảy và xói mòn đất tăng lên gây ra suy thoái độ màu mỡ của
đất và vì vay, lam suy giảm năng SUẤT
Đề tài: Đánh giá sơ bộ tác động của nước biển dâng tại khu vực ĐBSH, khu vực duyên hải miền trung, ĐBSCL do Viện Quy hoạch Thuỷ lợi và Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam thực hiện năm 2008 [52] Kết quả tính toán được dựa trên 2 kịch
bản: nước biển dâng 0,69 em và Im Kết quả cho thấy với cả 2 kịch bản, ĐBSCL,
ĐBSH và khu vực duyên hải Miền Trung sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ ngập lụt và xâm nhập mặn Giải pháp thích ứng được đề xuất bao gồm xây dựng, kiên có hố
các cơng trình đê sông, đê biên, các công trình ngăn mặn, trồng và phát triển rừng
ngập mặn, chuyền đổi cơ cấu cây trồng, vv Tuy nhiên công trình này mới chỉ là nghiên cứu bước đầu và chủ yếu mới tập trung vào tác động của nước biến dâng
Đề tài: Tác động của BĐKH đối với Bà Rịa - Vũng Tàu và biện pháp thích
ứng do Trung tâm Phát triển Xã hội và Môi trường vùng CERSED thực hiện (2010)
đã nhận định rằng, phần lớn các địa phương ở nước ta, nhất là các tỉnh ven biển
trong đó có Bà Rịa - Vũng Tàu chưa nhận diện đầy đủ mối đe doạ của BĐKH
BĐKH chưa được tính toán và lồng ghép vào các quy hoạch phát triển của tỉnh cũng như của các ngành, các địa phương có khả năng chịu ảnh hưởng nặng nề Các
quy hoạch ngành và địa phương vẫn tiếp tục đầu tư vào các vùng đất thấp ven bờ,
các khu đô thị mới, khu công nghiệp vẫn tiếp tục được đồ đất lấn biển mà không có
Trang 31tiêu cực, dẫn đến nghèo đói gia tăng, tị nạn môi trường trên diện rộng, xung đột tranh chấp tài nguyên và đất sống, xung đột sinh thái cũng chưa được nghiên cứu dự
báo [35]
Viện khoa học Khí tượng, Thủy văn và Môi trường (nay là Viện
KHKTTV&BĐKH) thuộc Bộ TN&MT đã thực hiện rất nhiều dự án hợp tác với
quốc tế như: UNEP, UNDP, GEF - UNDP - ADB, UNEP - RISO, UNEP - UNFCCC, WB, MRC, liên quan đến nghiên cứu về BĐKH và những biện pháp
ứng phó với BĐKH ở nước ta Ngoài ra, Viện cũng đã xuất bản nhiều ấn phẩm liên
quan đến đánh giá tác động của BĐKH
Trong giai đoạn (2008 - 2010), Viện KHKTTV&MT đã chủ trì thực hiện và hoàn thành dé tài nghiên cứu cấp nhà nước KC.08.13 “Nghiên cứu ảnh hưởng của
BĐKH đến các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các giải pháp
chiến lược phòng tránh, giảm nhẹ và thích nghi, phục vụ phát triển bền vững kinh tế
xã hội ở Việt Nam”, thuộc chương trình “Khoa học và công nghệ phục vụ phòng
tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, KC.08”
[29] Một trong những kết quả của đề tài là cuốn “BĐKH và tác động ở Việt Nam”
[28] đã được biên soạn nhằm giới thiệu những kiến thức cơ bản về BĐKH, thực trạng,
BĐKH toàn cầu và ở Việt Nam, về tác động của BĐKH đến các ngành, lĩnh vực và
các khu vực địa lý trong cả nước Bên cạnh đó, cuốn sách cũng hướng dẫn cách thức
đánh giá những ảnh hưởng của BĐKH đến nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
Trong tài liệu hướng dẫn: “Đánh giá tác động của BĐKH và xác định các
giải pháp thích ứng” [50] đã đưa ra các phương pháp và kĩ thuật đánh giá đối với
từng ngành và từng lĩnh vực, trong đó ngành nông nghiệp là một ngành được hướng
dẫn đánh giá rất kĩ lưỡng và tỉ mi Đồng thời, tài liệu này nhằm hỗ trợ các địa
phương về kỹ thuật, phương pháp đánh giá tác động của BĐKH và đề xuất các giải pháp ứng phó
Năm 2011, Bộ NN & PTNT ban hành “Kế hoạch hành động ứng phó với
BĐKH của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2011-2015 va tam
nhìn đến năm 2050” [7] Kế hoạch đưa ra mục tiêu chung: nâng cao năng lực ứng
phó với BĐKH của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2011-2015
Trang 32giảm phát thải khí nhà kính, đảm bảo được sự phát triển bền vững các lĩnh vực thuộc ngành trên phạm vi toàn quốc; bảo vệ cuộc sông của nhân dân, phòng, tránh
giảm nhẹ thiên tai do BĐKH, nước biển dâng gây ra, đồng thời tạo ra cơ hội phát
triển bền vững các lĩnh vực của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong
điều kiện BĐKH, trong đó chú trọng đến: Ôn định, an toàn dan cư cho các thành
phố, các vùng, miễn, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc bộ, ven biển miền Trung; Sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản ôn định, ít
phát thải và phát triển bền vững; Bảo đảm an ninh lương thực, ồn định diện tích đất
lúa 3,8 triệu ha, trong đó ít nhất 3.2 triệu ha canh tác lúa hai vụ trở lên; Đảm bảo an
toàn hệ thống đê điều, các công trình dân sinh, hạ tầng kinh tế kỹ thuật, đáp ứng yêu
cầu phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; Giữ vững mức độ tăng trưởng ngành 20%,
giảm tỷ lệ đói nghèo 20% và giảm phát thải khí nhà kính 20% trong từng giai đoạn
10 năm Một trong những nhiệm vụ quan trọng phải thực hiện đó là: Đánh giá tác
động của BĐKH, nước biển dâng đối với từng lĩnh vực của ngành NN&PTNT, từ đó đề xuất các giải pháp công trình và phi công trình ứng phó với BĐKH đối với
từng lĩnh vực cho từng vùng, miền Đây là văn bản chỉ đạo chung trong việc đánh
giá tác động của BĐKH đến ngành NN&PTNT
Năm 2015, Viện Khoa học KTTV& BĐKH công bố một ấn phẩm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất cao đó là “Báo đặc biệt của Việt Nam về Quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc đây thích ứng với BĐKH (SREX)" [51]
Báo cáo phân tích và đánh giá các hiện tượng cực đoan, tác động của chúng đến
môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và phát triển bền vững của Việt Nam, đặc biệt
là các hiện tượng: nắng nóng, hạn hán, mưa lớn, lũ lụt và sương muối, rét đậm đang
diễn ra ngày càng nhiều, với tần suất ngày một tăng lên
Nhu vay, qua việc tong quan các nghiên cứu trong và ngoài nước, NCS nhận
thấy hướng nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến nông nghiệp đã có nhiều
nghiên cứu, tuy nhiên các nghiên cứu phần lớn còn mang tính định tính, rất ít các nghiên cứu có thể hướng dẫn cách thức đánh giá, phần định lượng còn nhiều hạn
chế, một số nghiên cứu đã đánh giá tác động của BĐKH đến nông nghiệp một cách
định lượng nhưng không chỉ ra cách thức đánh giá cụ thé, đặc biệt là đánh giá tác
Trang 33phương cụ thé van còn rất ít Với lí do trên NCS cho rằng hướng tiếp cận đánh giá
tác động của BĐKH đến ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam vẫn được xem là một
vấn đề mới và cần được nghiên cứu sâu hơn, góp phần giải quyết yêu cầu thực tiễn tại địa phương
1.2 Cơ sở lí luận về đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động
sản xuất nông nghiệp
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản 1.2.1.1 Biến đổi khí hậu
Theo IPCC (2007), BĐKH là sự biến đổi của trạng thái khí hậu, có thể được
nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điên hình là dạng thập kỉ hoặc dài hơn Nói cách khác, nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện thời tiết trung bình và những biến động của nó trong khoảng vài thập ki hoặc dai hon, thì
BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng khác của hệ thống khí hậu
BĐKH là sự thay đổi trong trạng thái của khí hậu có thể được xác định (ví dụ
như sử dụng các kiểm tra thống kê) bởi những thay đổi trong giá trị trung bình và/hoặc sự thay đổi thuộc tính của nó, và trong thời gian dài, thường là vài thập kỷ
hoặc lâu hơn BĐKH có thể là do quá trình tự nhiên bên trong hoặc do tác động từ
bên ngoài, hoặc thay đổi liên tục do con người đến các thành phần của khí quyền
hay trong str dung dat (IMHEN và UNDP, 2015)
1.2.1.2 Thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu
a) Thích ứng với biến đối khí hậu
Xây dựng chiến lược thích ứng với BĐKH đang là một trong những nhiệm
vụ quan trọng của các quốc gia đang phát triển (đặc biệt là ở những khu vực chịu tác động nghiêm trọng do BĐKH như Việt Nam) Thích ứng là khái niệm rất rộng,
trong bối cảnh BĐKH, thích ứng được áp dụng cho nhiều lĩnh vực/đối tượng liên
quan bị tác động của BĐKH Về bản chất, sự thích ứng là quá trình dẫn tới tiến bộ
hoặc tiến hoá Mọi thực thể của hệ thống tự nhiên - xã hội đều có khả năng thích
ứng BĐKH
Một số khái niệm thích ứng với BĐKH điển hình có thể kể đến như sau:
Trang 34giảm những tác động bất lợi của khí hậu đến sức khỏe, đời sống và sử dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trường khí hậu mang lại (Burton, 1992)
- Thích ứng có nghĩa là điều chỉnh, hoặc thụ động hoặc phản ứng tích cực hoặc có phòng bị trước được đưa ra với ý nghĩa giảm thiểu và cải thiện những hậu quả có hại của BĐKH (Stakhiv, 1993)
- Thích ứng còn là sự điều chỉnh của hệ thống tự nhiên hoặc con người để
ứng phó với những tác động thực tại hoặc tương lai của khí hậu do đó làm giảm tác
hại hoặc tận dụng những lợi ích mang lại (IPCC, 2001) Trong đó, tăng cường khả
năng thích ứng là một phương pháp giảm mức độ tốn thương và định hướng phát
triển bền vững
- Thích ứng là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn
cảnh hoặc môi trưởng thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tốn thương do dao
động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tang và tận dụng các cơ hội do nó mang lại
(Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, 2008)
- Thích ứng là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hồn
cảnh hoặc mơi trường thay đổi, nhằm giảm khả năng bị tổn thương do BĐKH và tận
dụng các cơ hội do nó mang lại (Viện Khoa học KTTV&MT, 2011)
Các khái niệm đã có đều cho thấy mục tiêu của thích ứng với BĐKH được
đề cập đến 2 nội dung chính: 1) nâng cao năng lực thích ứng và giảm nhẹ khả
ning dé bj tốn thương do tác động BĐKH; 2) tận dụng những lợi ích của môi
trường khí hậu đề duy trì và phát triển KT-XH bền vững
Mỗi lĩnh vực đều phải thích ứng theo mức độ tác động khác nhau và phù hợp
với các điều kiện mới của BĐKH Hơn nữa, thích ứng trong từng lĩnh vực đồng thời
phải có sự thích ứng tổng hợp liên kết với các lĩnh vực khác trong hệ thống tự nhiên
- xã hội hay phát triển KT-XH trong bối cảnh BĐKH Ví dụ, trong lĩnh vực nông
nghiệp, sự thích ứng của người nông dân cần được liên kết với sự thích ứng của các
bên cung cấp và tiêu thụ nông sản, những nhà hoạch định chính sách nơng
nghiệp,
Ngồi ra, thích ứng còn yêu cầu đánh giá về các công nghệ và biện pháp
khác nhau nhằm phòng tránh những hậu quả bat lợi của BĐKH bằng cách ngăn
Trang 35những tác động, hay là bằng cách lợi dụng những tác dụng tích cực Thích ứng với
BĐKH có thể được nâng cao bằng cách đầu tư vào thích ứng với khí hậu hiện tại
cũng như thay đổi và BĐKH trong tương lai
b) Giảm nhẹ biến đổi khí hậu
Theo báo cáo đánh giá lần 4 của Ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC,
2007b), lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu đã gia tăng đáng kẻ từ thời kì tiền
công nghiệp, với mức tăng 70% từ năm 1970 đến 2004 Theo dự báo của IPCC
(2007b), lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu sẽ tiếp tục gia tăng trong một vài
thập kỉ tới Do đó, việc nghiên cứu về thích ứng và giảm nhẹ BĐKH đóng vai trò
quan trọng cho việc đề xuất và thực thi các chính sách, chiến lược nhằm thích ứng và giảm nhẹ BĐKH Một số khái niệm về giảm nhẹ BĐKH được đưa ra như sau:
+ Là sự can thiệp của con người nhằm giảm nguồn phát thải nhà kính và tăng bể chứa nhà kính (IPCC, 2001)
+ Là sự can thiệp của con người nhằm giảm nhẹ áp lực lên hệ thống khí hậu;
bao gồm các chiến lược giảm nguồn phát thải khí nhà kính và tăng bê chứa khí nha
kính (IPCC, 2007)
+ Là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính (Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, 2008)
+ Là những hành động nhằm loại bỏ vĩnh viễn hoặc giảm nhẹ những rủi ro và tai biến liên quan đến BĐKH đối với cuộc sống và tài sản của con người (Global
Greenhouse Warming, 2010)
+ Là sự can thiệp của con người nhằm giảm nguồn phát thải hoặc tăng bể chứa các khí nhà kính Ví dụ việc sử dụng năng lượng hoá thạch một cách hiệu quả hơn cho các hoạt động công nghiệp hoặc sản xuất điện, chuyền sang sử dụng các
nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời và năng lượng gió) và mở rộng diện
tích rừng và các bể chứa khác nhằm giảm nhẹ CO; trong khí quyền (UNFCCC,
2011)
12.13 Đánh giá tác động của biến đồi khí hậu
Theo UNEP (2009), đánh giá tác động của BĐKH thường được dựa trên
Trang 36phân tích những thay đổi và xu hướng trong các thông số khí hậu bằng cách sử dụng thông tin và dữ liệu sẵn có Khi phân tích các tác động của BĐKH, điều quan trọng là phải đánh giá được những tác động trực tiếp và hậu quả kinh tế xã hội của BĐKH, xem xét vai trò của các dịch vụ hệ sinh thái và quy mô xã hội của tác động BĐKH Những tác động này có thê còn dẫn đến tác động kinh tế (như suy giám cơ sở hạ tầng, thay đổi hoặc làm mắt doanh thu trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp sản xuất công nghiệp ), các tác động lên các dịch vụ hệ sinh thái (như nguồn nước ngọt, chất đốt và lương thực, ngăn chặn dịch bệnh, các giá trị văn hóa) và các tác động xã hội (bệnh tật, tử vong, giảm năng suất lao động, xung đột về tài nguyên, đi dân và thay đổi trong các mạng xã hội)
1.2.1.4 Kịch bản biến đổi khí hậu
Là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa KT-XH, GDP, phát thải khí nhà kính, BĐKH và mực
nước biển dang Luu y rằng, kịch bản BĐKH khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu là nó đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển và hành động 1.2.2 Cơ sở lý luận về đánh giá tác động của BĐKH đến ngành nông nghiệp
1.2.2.1 Tác động của BĐKH đến ngành nông nghiệp
Nông nghiệp là một ngành khá nhạy cảm đối với sự biến đổi của các yếu tố
khí hậu như nhiệt độ, số ngày nắng, lượng mưa BĐKH gây ảnh hưởng lớn đối với
sản xuất nông nghiệp ở các vùng sinh thái trên thế giới (IPCC, 2007, Stern, 2009) Những nghiên cứu này được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Khi nhiệt độ tăng sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát sinh, phát triển của cây trồng,
vật nuôi làm cho năng suất và sản lượng thay đổi;
- Khi nhiệt độ tăng làm suy giảm tài nguyên nước, nhiều vùng không có nước và không thẻ tiếp tục canh tác dẫn đến diện tích canh tác giảm;
- Khi nhiệt độ tăng làm cho băng tan, dẫn đến nhiều vùng đất bị xâm lần và ngập
mặn và không tiếp tục canh tác các loại cây trồng hoặc làm giảm năng suất;
- Thay đổi về các điều kiện khí hậu sẽ làm suy giảm đa dạng sinh học, làm mắt cân
bằng sinh thái, đặc biệt là thiên địch và ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây
trồng và phát sinh dịch bệnh;
- Các hiện tượng thời tiết cực đoan, không theo quy luật như bão sớm, muộn, mưa không đúng mùa sẽ gây khó khăn cho bố trí cơ cầu mùa vụ và gây thiệt hại,
Từ các kết quả nghiên cứu được tổng hợp ở trên cho thấy, tác động của BĐKH đến nông nghiệp là tương đối rõ ràng và đều xuất phát từ các thành phần khí
Trang 37lựa chọn, cải tiến các công nghệ phù hợp nhằm thích ứng với BĐKH
Trong tài liệu hướng dẫn “Đánh gá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thíc ứng” đã chỉ ra các ảnh hưởng trực tiếp bao gồm các tác
động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, vật nuôi, thủy hải sản, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh, dịch bệnh Đối với ngành trồng trọt, đối tượng là các giống cây trồng, năng suất cây trồng, mùa vụ và đất canh tác [50]
Bang 1.2 Các đối tượng bị tác động và các yếu tố chịu tác động
của BĐKH trong ngành nông nghiệp Các yếu tố Đối tượng _ sa khí hậu bị tác động "Tắc động, rủi ro
:Á ak Thay đôi loại cây trông truyền thông tại địa Giong cBy trong phuong, gia ting ving cây trồng nhiệt đới Nhiệt độ gia Làm gia tăng năng suất cây trồng do dịch
tăng Năng suất cây | bệnh có điều kiện phát triển, nhu cầu nước
trồng cho cây trồng tăng trong khi nguồn nước bị hạn chế do hạn hán Số ngày nắng thay đồi Mùa vụ Làm thay đổi thời vụ Lượng mưa gia tăng và nước biển dâng Đất canh tác Gây ngập lụt làm giảm diện tích đât canh tác Nguy cơ xói lở, làm bạc màu các vùng đất nông nghiệp Tăng diện tích đất canh tác bị nhiễm mặn
Giống cây trồng Anh hưởng đến các loại cây không ưa nước do ngập lụt gia tăng và kéo dài Tăng nhu
cầu chuyên đôi các loại giống cây trồng
Năng suất cây trồng
Gây thiệt hại và giảm năng suất do mưa lớn
thất thường xảy ra vào thời điểm ra hoa —
kết quả, hay do ngập ing
Năng suât bị suy giảm do nước và đât bị nhiễm mặn
Làm gia tăng dịch bệnh, sâu hại ảnh hưởng
đến năng suất cây trồng Các hiện tượng khí hậu cực đoan Năng suất cây trông và cơ sở hạ tâng chăn nuôi
Gây thiệt hại nặng nê đôi với cây trông do mùa màng bị tàn phá, cây trồng bị đổ,
gay,
Tan phá, làm hu hong cae co sé ha tang
chăn nuôi như: chuồng trại, ao hô,
Trang 38
Tác giả Nguyễn Văn Thắng và nnk trong tài liệu “Biến đổi khí hậu và tác
động ở Việt Nam” [28], đã nêu rõ các khía cạnh tác động của biến đổi khí hậu đến
lĩnh vực nông nghiệp, đó là:
- Ảnh hướng nghiêm trọng đến đất sử dụng cho nông nghiệp
+ Mất diện tích do nước biển dâng;
+ Bị tốn thất do các tác động trực tiếp và gián tiếp khác của BĐKH: hạn
han, lũ lụt, sạt lở, hoang mạc hóa
- BĐKH làm thay đổi tính thích hợp của nền sản xuất nông nghiệp với cơ cầu
khí hậu
+ Sự giảm dần cường độ lạnh trong mùa đông, tăng cường thời gian nắng nóng dẫn đến tình trạng mắt dần hoặc triệt tiêu tính phù hợp giữa các tập đoàn cây, con trên các vùng sinh thái
+ Làm chậm đi quá trình phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng
hóa và đa dạng hóa cũng như làm biến dạng nền nông nghiệp cổ truyền Ở mức độ nhất định, BĐKH làm mắt đi một số đặc điểm quan trọng của các vùng nông nghiệp
ở phía Bắc
- Do tác động của BĐKH, thiên tai ngày càng ảnh hưởng nhiều hơn đến sản
xuất nông nghiệp
+ Thiên tai chủ yếu đối với sản xuất nông nghiệp ngày càng gia tăng trong
bối cảnh BĐKH
+ Hạn hán song hành với xâm nhập mặn trên các sông lớn và vừa - BDKH gây nhiều khó khăn cho công tác thủy lợi
+ Khả năng tiêu thoát nước ra biển giảm đi rõ rệt, mực nước các sông dâng
lên, đỉnh lũ tăng thêm, uy hiếp các tuyến đê sông ở các tỉnh phía Bắc, đê bao và bờ
bao ở các tỉnh phía Nam
+ Diện tích ngập úng mở rộng, thời gian ngập úng kéo dài
+ Nhu cầu tiêu nước và cấp nước gia tăng vượt khả năng đáp ứng của nhiều
hệ thống thủy lợi Mặt khác, dòng chảy lũ gia tăng có khả năng vượt quá các thông
Trang 391.2.2.2 Cách tiếp cận nghiên cứu
Đánh giá tác động của BĐKH là xác định ảnh hưởng của BĐKH đến một đối
tượng nào đó Các đối tượng bị tác động có thể là cả một hệ thống tự nhiên, KT-XH
hoặc chỉ là các yếu tố tự nhiên, ngành kinh tế, lĩnh vực xã hội riêng biệt Khi đánh
giá tác động ngoài việc xác định những tác động tiêu cực cũng cần phải xác định cả
những tác động có lợi đến đối tượng bị tác động
Có nhiều tổ chức, cơ quan quốc tế và trong nước đã đưa ra các cách tiếp cận
khi thực hiện đánh giá tác động của BĐKH Chương trình môi trường của Liên Hợp
Quốc (UNEP) đã đưa ra 5 cách tiếp cận, Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC)
đưa ra 3 cách tiếp cận (tiếp cận tác động, tiếp cận tương tác và tiếp cận tổng hợp)
Viện Khoa học KTTV& BĐKH cũng đã đưa ra cách tiếp cận đánh giá tác động và đưa ra các khuyến nghị đó là khi thực hiện việc đánh giá tác động của BĐKH đối với một đơn vị hành chính cần thực hiện một đánh giá tổng thể cho toàn bộ địa bàn nên thực hiện trước, từ đó thực hiện việc đánh giá chuyên sâu cho các ngành, lĩnh vực KT-XH hoặc một ngành/Iĩnh vực cụ thể của tỉnh đó tùy theo sự lựa chọn của người đánh giá
Kế thừa những quan điểm, cách tiếp cận nêu trên, NCS đã lựa chọn cách tiếp
cận đánh giá tác động của BĐKH đến ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam như sau:
BĐKH là hiện hữu tại tỉnh Quảng Nam được biểu hiện trong quá khứ, hiện tại và dự báo trong tương lai Như vay, dé thực hiện việc đánh giá tác động của BĐKH
đến một đối tượng bị tác động nào đó tại tỉnh Quảng Nam, trước hết cần phải xác
định rõ các biểu hiện của BĐKH trong quá khứ, đến hiện tại và dự báo trong tương lai Từ kết quả này, sẽ thực hiện việc đánh giá tác động của BĐKH, đặc biệt là tác động của thiên tai đến ngành nông nghiệp, là ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh Quảng Nam tại thời điểm hiện tại và dự báo những tác động trong tương lai trên cơ sở sử
dụng kịch bản cập nhật được cung cấp bởi Viện Khoa học KTTV& BĐKH và kế
thừa các bản đồ ngập lụt của dự án P1-08VIE, Viện Địa lý Kết quả đánh giá tác động, của BĐKH đến ngành nông nghiệp sẽ là những căn cứ khoa học đề xuất các giải pháp
Trang 401.2.3 Plurong pháp nghiên cứu
1.2.3.1 Phương pháp thu thập và xử lý thống kê các số liệu
Là phương pháp rất quan trọng khi thực hiện đề tài Trên cơ sở phân tích, xử lý các tư liệu cần thiết có liên quan dé nội dung nghiên cứu thu được từ các nguồn
khác nhau Việc phân tích, đánh giá, tổng hợp các thông tin thu được nhằm đưa ra các kết quả chính thức theo mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tải
Các số liệu cần thu thập liên quan đến đề tài bao gồm:
- Số liệu về nông nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1999 -2014;
- Số liệu về thiệt hại do thiên tai tinh Quảng Nam từ năm 1999 - 2014;
- Théng kê các số liệu về thiệt hại trong ngành nông nghiệp liên quan đến
biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Nam từ năm 1999 - 2014;
- Chuỗi số liệu khí tượng - thủy văn (nhiệt độ lượng mưa, tổng số giờ nắng, độ ẩm, ) tại các trạm khí tượng, thủy văn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1980-2014;
- Số liệu kịch bản BĐKH từ 2016-2099
1.2.3.2 Phương pháp điều tra khảo sát, phỏng vấn ngoài thực địa
Điều tra khảo sát là phương pháp đặc trưng lại hiệu quả thiết thực nhất trong
quá trình nghiên cứu Do vậy, để đảm bảo tính khoa học và thực tiễn của đề tài,
NCS da true tiép đi điều tra, khảo sát thực tế hoạt động sản xuất nông nghiệp tại
một số hộ gia đình, một số trang trại thuộc các tỉnh trong vùng nhằm phục vụ cho
kết quả nghiên cứu dé tai Cy thể chuyên khảo sát của NCS gồm 2 đợt:
Đợt 1: Từ ngày 24/9/2009 đến ngày 28/9/2009: Trong đợt thực địa lần đầu,
do thời gian có hạn nên NCS đã chọn huyện Núi Thành để khảo sát tình hình sản
xuất nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH thông qua bảng câu hỏi được thiết kế cho
các đối tượng khác nhau từ cán bộ cấp huyện, xã, hộ gia đình Đây là cơ sở giúp
NCS có thêm căn cứ trong quá trình đưa ra những kết quả nghiên cứu trong luận án,
gop phan dam bảo tính sát thực của luận án
Đợt 2: Từ ngày 7/1/2010 đến ngày 14/1/2010, NCS đã đến phòng nông nghiệp tại các địa bàn như: huyện Bắc Trà My, huyện Quế Sơn, huyện Đại Lộc,
huyện Núi Thành, TP.Hội An để làm việc, thu thập số liệu liên quan, sau đó đến
phỏng vấn tại các hộ gia đình sinh sống tại địa bàn các huyện trên Ngoài ra, NCS
cũng đã đến làm việc đề tham vấn và thu thập tài liệu tại các sở, ngành liên quan
như: Sở NN&PTNN, Sở Tài nguyên và Môi trường và Ban chỉ huy phòng chống lụt