1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiết 9-12 NC

20 222 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 210,5 KB

Nội dung

Ngày soạn: 9/08 Lớp dạy: 12A5 Ngày dạy: 11/9 Tiết 9: Đọc văn: NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng - A. PHẦN CHUẨN BỊ I. YÊU CẦU BÀI HỌC: * Giúp HS: Kiến thức: - Nắm được nội dung sâu sắc mà tác giả đặt ra trong bài viết, thấy được cách nêu vấn đề độc đáo, giọng văn hùng hồn và giàu màu sắc biểu cảm Kĩ năng: - Học và rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm văn nghị luận. Giáo dục – tư tưởng – tình cảm: - Giúp HS biết trân trọng yêu quý con người và tác phẩm của nhà thơ NĐC đồng thời học tập ở tấm lòng yêu quý con người của tác giả Phạm văn Đồng. II. CHUẨN BỊ - Thầy: SGK, SGV, TLTK, giáo án. - Trò: Đọc SGK, chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi, lập dàn ý chi tiết văn bản. III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH - Gv trao đổi, nêu vấn dề, HS thảo luận, trả lời câu hỏi. B. PHẦN LÊN LỚP Ổn định tổ chức: I. KIỂM TRA BÀI CŨ 1. Câu hỏi: Em hãy trình bày khái quát phong cách nghệ thuật của HCM, Chứng minh bằng một thể loại đã học? 2. Đáp: * Y/cầu Hs nêu được phong cách nghệ thuật của HCM ở 3 thể loại. * Lấy được ví dụ và về một trong 3 thể loại đã học và phân tích để làm sáng tỏ nét phong cách ấy. II. BÀI MỚI * Vào bài: Đối với người miền Bắc, miền Trung, cái tên Nguyễn Du và Truyện Kiều thân thuộc bao nhiêu thì với người Nam Bộ, cái tên NĐC cùng Lục Vân Tiên lại gần gũi, sâu sắc, đậm đà như hương vị của trái sầu riêng vậy. Ta cùng tìm hiểu bài hôm nay để thấy rõ thêm về tác giả NĐC qua bài viết của PVĐ. Hoạt động của GV & HS Tg Nội dung cần đạt GV h/dẫn HS tìm hiểu những nét chính về tác giả PVĐ. - Y/cầu 1 HS đọc phần tiểu dẫn. ? Dựa vào phần tiểu dẫn và sự chuẩn bị bài ở nhà, em hãy giới thiệu vài nét chung về tác giả PVĐ. - HS theo dõi SGK, trả lời. ? Từ đó, có thể rút ra kết luận gì về tác giả. Gv h/dẫn HS tìm hiểu những nét khái quát nhất xung quanh văn bản. ? Tác giả sáng tác Vb này trong thời điểm cụ thể nào. ? Thời điểm ấy có những sự kiện nào đáng chú ý. ? Viết tác phẩm trong không khí chính trị ấy, tg nhằm mục đích gì. I. Tìm hiểu chung. 1. Về tác giả * Cuộc đời: - Tiểu sử: - Quá trình tham gia cách mạng. * Sự nghiệp sáng tác: có nhiều bài viết cống hiến cho văn hóa, văn nghệ nước nhà. Các sáng tác của ông chủ yếu thuộc thể loại văn chính luận. (HS tự thống kê). * Kết luận: - Là một nhà chính trị, nhà hoạt động cách mạng xuất sắc. - Là người học trò, người đồng chí thân thiết của chủ tịch Hồ Chí Minh. - Là một nhà văn hóa lớn. - Được nhà nước tặng thưởng Huân chương sao vàng và nhiểu huân chương cao quý khác. 2. Văn bản. a) Hoàn cảnh, mục đích sáng tác. * Hoàn cảnh cụ thể: Nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của NĐC vào tháng 7-1963. * Hoàn cảnh rộng: - Thời điểm Mĩ chuyển từ chiến tranh đặc biệt sang chiến tranh cục bộ; phong trào CMMN đang phát triển sôi nổi mạnh mẽ. - Đó cũng là thời điểm nhạy cảm, ở miền Nam liên tục trong nhiểu năm chính quyền Ngô Đình Diệm và chính quyền Nguyễn văn Thiệu theo chân Pháp, Mĩ làm tổn thương lớn đến tinh thần dân tộc. * Mục đích: - Kỉ niệm ngày mất của nhà văn tiêu biểu, người chiến sỹ yêu nước trên mặt trận văn hóa và tư tưởng NĐC để định hướng, điều chỉnh cách nhìn đúng đắn về tác gia NĐC. - Cổ vũ đấu tranh chính trị, vực dậy tinh thần dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước thương nòi, đấu tranh chống đế quốc. b) Thể loại. ? Văn bản được viết theo thể loại nào, đặc điểm của thể loại này. GV y/cầu HS về nhà đọc văn bản và XĐ bố cục. Đến lớp, HS trình bày theo sự chuẩn bị, GV bổ sung. ? Em hãy XĐ bố cục của văn bản và nội dung từng đoạn. ? Nhận xét về bố cục của bài văn. GV h/dẫn HS đọc VB theo từng phần kết hợp với phân tích. Gv h/dẫn HS tìm hiểu theo hệ thống câu hỏi. ? Mở đầu, tg đã giới thiệu ntn về NĐC, bằng cách thức nào. ? TG còn nhận định điều gì về NĐC. ? Em hiểu lúc này là thời điểm nào? Tại sao Tg lại nhận định như vậy, ý nghĩa. ? Câu văn ấy biểu lộ thái độ gì của tg. - Văn bản nghị luận về một vấn đề văn học. - Đặc điểm: + Bố cục rõ ràng, mạch lạc. + Tính lí trí cao, lập luận chặt chẽ, khoa học, lôgíc. + Lí lẽ sắc bén, dẫn chứng xác thực có tính thuyết phục. + Có thể sử dụng yếu tố biểu cảm làm tăng tính hấp dẫn cho văn bản. c) Bố cục: chia 3 phần * Phần mở đầu: Từ đầu … lên đất nước chúng ta. -> Nêu vấn đề giới thiệu về tác gia NĐC. * Phần Nội dung: Tiếp … còn vì văn hay của LVT: -> Khẳng định về Tg NĐC và giá trị nội dung thơ văn của ông. * Phần kết luận: Còn lại -> Giá trị và tác dụng của thơ văn NĐC trong đời sống và văn học. => Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc của thể văn nghị luận. II. Đọc hiểu văn bản. 1. Đọc văn bản. - Yêu cầu: Đọc đúng, diễn cảm để thể hiện đúng ngôn ngữ và giọng điệu của vănn nghị luận. 2. Đọc hiểu. 2.1. Phần đặt vấn đề. * Tác giả khẳng định: NĐC là ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ của dân tộc -> vào đề trực tiếp. - Nhận định: lẽ ra trong thời điểm này, thơ văn NĐC, ngôi sao NĐC cần phải sáng tỏ hơn nữa. - Lúc này: HC lịch sử. -> khẳng định: trong hcls lúc này, vị trí của NĐC cần phải được trân trọng, tinh thần của nhà thơ yêu nước cần được phát huy. - Câu văn ấy trước hết tỏ rõ tình cảm yêu ? Tiếp đó, tg sử dụng biện pháp NT gì để miêu tả đặc điểm của ngôi sao NĐC, tác dụng. SGK Văn 11 cũ: Văn chương ĐC không óng mượt nõn nà mà chân chất phác thực Nó khôg phải là là vẻ đẹp của cây lúa xanh uốn mình trong gió nhẹ. Nó đẹp vẻ đẹp của đống thóc mẩy vàng. Nó khôg phải là quả vải thiều HD ai ăn cũng thấy ngon. Nó là trái sầu riêng NBộ không phải ai cũng thích nhưng nó là bậc vương giả trong thế giới trái cây ở đây. ? Vì sao tg lại nhận định như vậy. (GV cùng HS có thể thống kê một số Tp đã học). ? Từ nhận định trên, Tg đi đến khẳng định điều gì ở NĐC. ? Em có đánh giá gì về cách đặt vấn đề của Tg. Gv h/dẫn HS nắm những điểm cơ bản của bài học. quý trân trọng của tác giả với nhân cách và sự cống hiến của NĐC đối với nền yêu nước của Việt Nam. Câu văn cũng hàm ý trách móc đã có một khoảng thời gian dài chúng ta không đánh giá đúng mức sự đóng góp của NĐC. * Sử dụng phép so sánh liên tưởng: Ngôi sao NĐC mang một thứ ánh sáng khác thường, phải chăm chú nhìn mới thấy và càng nhìn càng thấy sáng. -> Đây là một cái nhìn khoa học và có ý nghĩa như một định hướng tìm hiểu về văn chương NĐC. - Tác giả lí giải: + Người ta mới chỉ biết đến NĐC qua Tp LVT và hiểu LVT khá thiên lệch. + Ít biết đến thơ văn yêu nước của NĐC, khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống xâm lược. * Luận điểm: NĐC là nhà thơ yêu nước mà các tác phẩm của ông là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta. => Tác giả đã vào đề một cách phong phú, sâu sắc thẳng thắn độc đáo: nêu vấn đề một cách trực tiếp và lí giải nguyên nhân với cách so sánh cụ thể giàu hình tượng. Đó cũng là cách đặt vấn đề khoa học, sâu sắc vừa khẳng định vị trí của NĐC vừa định hướng tìm hiểu thơ văn NĐC. Củng cố - luyện tập. * Nắm chắc kiến thức về tác giả. * Phân tích cách vào đề của Tg PVĐ. III. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VÀ CHUẨN BỊ BÀI MỚI. 1. Hoàn thành bài tập. 2. Chuẩn bị phần còn lại theo nhóm: chia 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu 1 luận điểm theo câu hỏi của GV. Ngày soạn: 9/08 Lớp dạy: 12A5 Ngày dạy: 11/9 Tiết 10: Đọc văn: NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng - A. PHẦN CHUẨN BỊ I. YÊU CẦU BÀI HỌC: * Giúp HS: Kiến thức: - Nắm được nội dung sâu sắc mà tác giả đặt ra trong bài viết, thấy được cách nêu vấn đề độc đáo, giọng văn hùng hồn và giàu màu sắc biểu cảm Kĩ năng: - Học và rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm văn nghị luận. Giáo dục – tư tưởng – tình cảm: - Giúp HS biết trân trọng yêu quý con người và tác phẩm của nhà thơ NĐC đồng thời học tập ở tấm lòng yêu quý con người của tác giả Phạm văn Đồng. II. CHUẨN BỊ - Thầy: SGK, SGV, TLTK, giáo án. - Trò: Đọc SGK, chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi, lập dàn ý chi tiết văn bản. III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH - Gv trao đổi, nêu vấn dề, HS thảo luận, trả lời câu hỏi. B. PHẦN LÊN LỚP Ổn định tổ chức: I. KIỂM TRA BÀI CŨ 1. Câu hỏi: Nêu những hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? Em có đánh giá và nhận xét gì về cách đặt vấn đề của Tg trong phần đầu bài viết: NĐC … 2. Đáp: * Y/cầu Hs nêu được hiểu biết về tác giả PVĐ trên những nét chính. * Nhận xét và đánh giá về cách mở bài của tác giả. II. BÀI MỚI * Vào bài: Từ câu trả lời của HS, Gv dẫn vào bài mới Hoạt động của GV & HS Tg Nội dung cần đạt GV h/dẫn HS tiếp tục tìm hiểu VB theo định hướng đã giao cho HS. ? Để giải quyết vấn đề đặt ra, tg sử dụng những luận điểm nào.Nhận xét. I/II. Đọc hiểu văn bản. 1/2. Đọc hiểu. 2.1/2.2. Phần thân bài: Giải quyết vấn đề. * Tác giả triển khai lần lượt 3 luận điểm: Gv Chia HS thành 3 nhóm thảo luận trong 3 phút sau đó cử đại diện trình bày. Gv bổ sung chốt ý. NHóm 1: ? TG đã giới thiệu ntn về hoàn cảnh sống của NĐC. Gợi điều gì. ? Từ đó, Tg nhấn mạnh phẩm chất gì ở NĐC. ? // với việc đưa lí lẽ là những d/c tiêu biểu. Điều đó có t/d gì trong việc làm nổi bật về con người NĐC. ? Đồng thời với việc đánh giá nhân cách, PVĐ còn khái quát ntn về quan niệm sáng tác VC của NĐC, tìm dẫn chứng. Nhận xét cách nêu, t/d. Quan niệm văn chương của NĐC hoàn toàn thống nhất với quan niệm về lẽ làm người: văn là người, văn thơ là vũ khí - LĐ1: Cuộc đời, con người và quan niệm sáng tác của NĐC. - LĐ2: Thơ văn yêu nước của NĐC. - LĐ3: Truyện Lục vân Tiên. -> Đây là cách triển khai luận điểm giống với trình tự khám phá về một tác gia VH: từ cuộc đời, quan điểm nghệ thuật đến giá trị sáng tác và tập trung đi sâu vào một Tp tiêu biểu. Đó là cách triển khai khoa học của một bài văn nghị luận VH. a) Luận điểm 1: Cuộc đời và con người NĐC. * Luận cứ 1: Hoàn cảnh sống: + Sinh trưởng ở đất ĐN hào phóng, lại sống trong cảnh nước mất nhà tan. + Mang thân phận đặc biệt: bị mù cả 2 mắt. -> Cách đưa luận cứ gợi nỗi niềm cảm thương của người đọc. * LC2: Con người: + là một nhà nho đồng thời là một sỹ phu yêu nước, nhưng vì mù cả 2 mắt nên hoạt động chủ yếu bằng thơ văn. + Luôn nêu cao tấm gương anh dũng khí tiết của 1 chí sĩ yêu nước: Sự dời … gương” + Suốt đời chiến đấu hi sinh vì nghĩa lớn: chiến đấu đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng. -> TG đưa ra lí lẽ // với việc đưa d/c nhằm KĐ: trong khi có những kẻ chức trách có khả năng thì đã bó tay thúc thủ thì NĐC , con người có nhiều thiệt thòi lại dũng cảm dùng ngòi bút của mình để chiến đấu cho chính nghĩa. * LC3: Quan niệm sáng tác: - Dùng thơ văn làm vũ khí chiến đấu. - Văn chương để tải đạo. - Viết văn là một thiên chức của con người. -> Cách nêu thể hiện rõ NĐC là con chiến đấu . Đó là quan niệm vừa truyền thống vừa hiện đại. ? Qua đó, thể hiện thái độ của Tg PVĐ ntn. Nhận xét cách triển khai luận điểm này. Nhóm 2: ? TG triển khai luận điểm 2 này bằng luận cứ nào? Nhận xét cách đưa này./ ? tg sử dụng thủ pháp NT gì để tái hiện không khí ấy? tái hiện ntn. ? Nhận xét về giọng điệu, ngôn ngữ Tg ở phần này. ? Cảm xúc của Tg được thể hiện rõ nét hơn ntn. ? Mục đích của việc đưa luận cứ này. GV: Đó cũng là cách lập luận để dẫn tới LC2? Đó là lc nào. ? Nhận xét cách diễn đạt. người có ý thức và trách nhiệm rất cao trong sáng tác. * Thái độ: vừa trân trọng, đồng cảm, vừa ngợi ca một con người đã hi sinh suốt cả cuộc đời cho lẽ phải và chính nghĩa. => Luận điểm đưa ra có tính chất khái quát bao trùm. Luận cứ bao gồm những lí lẽ và d/c cụ thể tiêu biểu có sức cảm hóa. Nó giúp người đọc hiểu đúng, hiểu rõ hiểu sâu sắc vấn đề. b) Luận điểm 2: Thơ văn yêu nước của NĐC. * LC1: Thơ văn NĐC làm sống lại … phong trào kháng Pháp: -> Không thể hiện và KĐ giá trị thơ văn yêu nước của ĐC mà bắt đầu bằng việc tái hiện lại không khí lịch sử những năm đầu của phong tào kháng P của nhân dân NB từ năm 1860 trở về sau. - Tg sử dụng thủ pháp NT liệt kê để tái hiện một cách rõ ràng sinh động: + Sự kiện lịch sử, năm tháng chính xác. + Tên tuổi cá nhân anh hùng gắn với địa danh cụ thể. (TĐ… Mĩ Tho) + Những lời hịch còn nguyên vẹn âm vang trong âm hồn nhân dân NB (Bớ phải). - Giọng điệu chan chứa cảm xúc, ngôn ngữ biểu cảm. - Hồi tưởng lại …đau như cắt xé. Giá như…-> Trái tim tg dường như không giấu nổi niềm tự hào, hứng khởi, ngợi ca cũng không giấu nổi niềm xót xa cắt xé trước bao mất mát, đồng thời lời văn còn hằn lên một thái độ căm giận, oán trách lương tâm đen tối của bọn vua chúa nhà Nguyễn, kẻ đã bán nước hại dân. => Khẳng định thơ văn NĐC đã bám sát đời sống lích sử đấu tranh của NDNB, có hơi thở nóng bỏng của tình cảm yêu nước thương nòi. Đó cũng là cách khẳng định NĐC xứng đáng là một ngôi sao sáng. * LC 2: Thơ văn … ca ngợi những người ? Tg đã đưa ra dẫn chứng tiêu biểu nào, phân tích và đánh giá ra sao để làm sáng tỏ LC 2 đó. ? Em nhận xét gì về lời bình giá này của Tg PVĐ. ? Cùng với việc khẳng định nội dung yêu nước của thơ văn ĐC, Tg có KĐ điều gì. ? TG đã đưa ra những luận chứng nào để làm sáng tỏ luận cứ này. Cách đưa luận chứng có điểm gì đáng chú ý. - đưa dẫn chứng rất phong phú. ? LC này có ý nghĩa ntn trong việc đánh giá về hiện tượng NĐC. ? Nhận xét về cách triển khai luận điểm này. GV: TG PVĐ không chỉ viết về NĐC với nỗi tiếc thương của người hoài cổ. TG nhìn người xưa từ hôm nay, từ thời đại mình đang sống nên có sự cảm thông sâu sắc với con người đã từng sống hết mình trong công cuộc chống TD oanh liệt mà đau thương ở thuở ban đầu, đồng thời hiểu hơn những giá trị đã khiến cho anh hùng suốt đời tận trung với nước. -> lời văn đầy nhiệt huyết, tình cảm, giàu hình ảnh: Ngòi bút nghĩa là …anh hùng cứu nước. - PVĐ dẫn ra bài VTNSCG như 1 Tp tiêu biểu nhất cho cảm hứng yêu nước của thơ văn NĐC + Sử dụng thủ pháp NT so sánh, KĐ dứt khoát ý nghĩa lịch sử của bài văn tế ngang hàng với thiên cổ hùng văn BNĐC của NT: Hai cảnh ngộ …hiên ngang. => Lời bình giá xác đáng chí lí và cảm động. Việc đối sánh thơ văn yêu nước của NĐC với một TP được coi là áng thiên cổ hùng văn đã thay cho mọi lời đề cao, ca ngợi KĐ vị trí của sáng tác NĐC. * LC3: Thơ văn NĐCkhông chỉ có sức nặng đấu tranh mà còn đẹp ở hình thức, có những đóa hoa, hòn ngọc rất đẹp. - Dẫn ra một bài thơ hoàn chỉnh: Xúc Cảnh đã được (t) sàng lọc… - Vừa trích dẫn những câu thơ yêu nước đầy hương vị của các Tg khác -> Nhằm KĐ: thơ văn yêu nước ĐC không phải là một hiện tượng đơn lẻ cá biệt mà nằm trong mạch nguồn của thơ văn yêu nước bấy giờ. Nghĩa là tiếng nói trong thơ văn yêu nước của ông cũng là tiếng nói chung của thời đại. Thơ văn ĐC có giá trị cũng vì thế. -> Có ý nghĩa định hướng trong việc nhận định lại khoa học hơn về chân giá trị của một hiện tượng văn học xưa nay vốn chỉ coi là bình dân, nôm na quá chỉ có giá trị tư tưởng mà không có giá trị nghệ thuật. => Đây cũng là một cách đánh giá KH nhiều chiều, không phiến diện đảm bảo tính lí luận dựa trên một hệ thống luận cứ, luận chứng rõ ràng khi xem xét một hiện tượng VH nói chung. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu tính liên tưởng. Giọng điệu linh hoạt với những câu văn dài ngắn khác nhau khi thiết tha sâu lắng, khi sôi nổi NĐC trở thành ngôi sao càng nhìn cảng thấy sáng. NHóm 3: ? LĐ3 của thân bài là gì. ? TG đánh giá ntn về truyện LVT, vì sao ông lại đánh giá như vậy. ? Bên cạnh đó, Tg còn chỉ ra hạn chế nào của TP, chứng tỏ điều gì trong tư duy khoa học của Tg. ? Tg cũng chỉ ra ưu thế riêng nào trong tư tưởng của LVT. ? Nhận xét gì về hình thức và tác dụng của lập luận này. ? Tg KĐ lại vấn đề ntn. mạnh mẽ tạo nên chất văn, sức cuốn hút cho bài nghị luận. c) Luận điểm 3: Truyện Lục vân Tiên. * LC1: Đó là Tp lớn nhấtcủa NĐC và được phổ biến trong nhân dân nhất là miền Nam. - Lí do: Bởi Truyện LVT …trung nghĩa -> Đó là điều chúng ta phải hiểu đúng để có thể thấy hết được giá trị của TP lớn này. * LC2: Tg không phủ nhận sự thật: Những giá trị … đã lỗi thời, hay văn chương của LVT có những chỗ lời văn khồng hay lắm. -> Đó cũng là hạn chế của Tp khiến cho nhiều người không thích nó. => TG có cái nhìn đa chiều với Tp lớn nhất của NĐC, nhận thức rõ được chỗ được , chưa được của Truyện LVT về ND cũng như NT. Điều đó cho thấy PVĐ nắm rất vững đối tượng nghị luận, đồng thời luôn giữ thái độ trung thực và công bằng, khách quan khi nhìn nhận vấn đề. * LC3: Có điểm mạnh và giá trị riêng: - Đó là tư tưởng giáo huấn … - Nhân vật trong LVT là những con người bằng xương bằng thịt … - Nghệ thuật kể chuyện thơ Nôm dễ hiểu dễ nhớ… -> Đó chính là cách lập luân jđòn bẩy, bắt đầu lập luận là một sự hạ xuống nhưng hạ xuống để nâng lên. Tóm lại: Tg đã xem xét giá trị của LVT trong mối quan hệ mật thiết với đời sống của ND. Truyện LVT có giá trị cả về nội dung, nghệ thuật và gần gũi với ND, được nhân dân chấp nhận yêu mến. Đó alf cơ sở đúng đắn và quan trọng nhất để đánh giá Tp LVT nói riêng và các TpNT khác nói chung. 2.3. Phần 3: Kết thúc vấn đề. * Một lần nữa KĐ lại vị trí trang trọng của ngôi sao NĐC trong thơ văn yêu nước ? Kết bài Tg bày tỏ tình cảm ntn với NĐC. ? Khái quát những giá trị cơ bản của VB. GV h/dẫn HS thực hiện bài tập nâng cao. của dân tộc. - đề cao và phát huy địa vị và tác dụng cổ vũ chiến đấu của VHNT cũng như sứ mệnh của nàh văn chiến sĩ trên mặt trận văn hóa và tư tưởng. * Tg bày tỏ một tấm lòng tri ân chân thành và cảm động với con người quang vinh của dân tộc – NĐC: Chúng ta hãy đốt lên môt nén hương… III. Củng cố, luyện tập. 1. Tổng kết. - Giá trị nghệ thuật. -Giá trị nội dung. 2. Bài tập. III. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VÀ CHUẨN BỊ BÀI MỚI. 1. Nắm vững nội dung bài học. 2. Phân tích cách lập luận của Tg. Cách đưa dẫn chứng. 3. Chuẩn bị: 3 bài Đọc Thêm. [...]... HS tho lun, tr li cõu hi, t c cỏc vn bn k B PHN LấN LP n nh t chc: I KIM TRA BI C 1 Cõu hi: Nờu nhng hiu bit ca em v tỏc gi Phm Vn ng? Em cú ỏnh giỏ v nhn xột gỡ v cỏch t vn ca Tg trong phn u bi vit: NC 2 ỏp: * Y/cu Hs nờu c hiu bit v tỏc gi PV trờn nhng nột chớnh * Nhn xột v ỏnh giỏ v cỏch m bi ca tỏc gi II BI MI * Vo bi: T cõu tr li ca HS, Gv dn vo bi mi Hot ng ca GV & HS Tg Ni dung cn t A Bài 1:... nhận xét văn bản một cách chủ quan 2 Phơng pháp tóm tắt văn bản nghị luận - Đọc kĩ văn bản cần tóm tắt để nắm đợc nội dung cơ bản, ghi lại những câu thể hiện t tởmg chủ yếu của văn bản đó - Lợc bỏ chi tiết, những lời diễn giải không quan trọng - Lập một dàn bài trình bày hệ thống luận điểm v lun c của văn bản đợc tóm tắt - Khi túm tt ch cn nhc li nhng lun im v mi lun im l nhng lun c chn lc, tiờu biu... truyn (tỡnh tit) i vi truyn ngn khụng quan trng - 2: Vn dung lng ỏng bn hn Truyn ngn l mt on trong bi th di ca s phn nhõn loi - 3: Vn l chn cỏc on, cỏc khonh khc y - 4: VD: Truyn: Nga ngi v ngi nga NCH - 5: VD: Truyn ụi mt Nam Cao - 6: Vai trũ, ý ngha ca khonh khc trong truyn ngn - 7: iu kin chn khonh khc - 8: Vai trũ, vn sng ca nh vn * HS t túm tt ming sau khi ó phỏt hin c cỏc lun im trờn Bi tp . Ngày soạn: 9/08 Lớp dạy: 12A5 Ngày dạy: 11/9 Tiết 9: Đọc văn: NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc. TLTK, giáo án. - Trò: Đọc SGK, chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi, lập dàn ý chi tiết văn bản. III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH - Gv trao đổi, nêu vấn dề, HS thảo luận,

Ngày đăng: 30/06/2013, 01:28

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w