1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Văn bản

4 167 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 57,5 KB

Nội dung

GIÁO ÁN SỐ: Thời gian thực hiện : 1 tiết Lớp: ……………… .… .……. Số giờ đã giảng: 0 Thực hiện ngày:……… .… Tên bài: VĂN BẢN Mục tiêu bài học: Học xong người học có khả năng: - Hiểu được khái niệm văn bản và các đặc điểm của văn bản. - Rèn luyện và nâng cao kĩ năng nhận diện văn bản, phân tích và thực hành tạo lập văn bản. I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 2 phút Số học sinh vắng:…………………………….Tên:… .……… ………………………… ………………………………………………………………… ………………………… II. KIỂM TRA BÀI CŨ: Thời gian: 5 phút Câu hỏi kiểm tra: Phân tích hình tượng Đăm Săn trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” (Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên) Dự kiến học sinh kiểm tra:…………………………………… ………………… . Tên …………. …………. …………. …………. …………. …………. Điểm …………. …………. …………. …………. …………. …………. III. GIẢNG BÀI MỚI: Thời gian: 35 phút - Đồ dùng và phương tiện dạy học: SGK, SGV, Giáo án, phấn, bảng Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lí thuyết về văn bản GV: Cho HS thảo luận theo các vấn đề trong SGK. HS: Thảo luận theo yêu cầu của giáo viên GV: Phát vấn nhanh và tổng kết vấn đề, dẫn vào phần ghi nhớ I . Khái niệm, đặc điểm 1. Xét ví dụ a. Mỗi văn bản trên được tạo ra : - Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - Để đáp ứng nhu cầu trao đổi kinh nghiệm sống, trao đổi tình cảm và thông tin chính trị, xã hội - Dung lượng: có thể là một câu, hai câu hoặc nhiều câu b. Vấn đề trong từng văn bản: VD1: Hoàn cảnh sống tác động đến nhân cách con người theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. VD2: Thân phận đáng thương của người phụ nữ trong xã hội cũ. VD3: Kêu gọi cả cộng đồng thống nhất ý chí và hành động để chiến đấu, bảo vệ tổ quốc. GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK GV: Cho thêm ngữ liệu GV: Về phạm vi sử dụng, từ ngữ của các văn bản đã nêu có gì khác nhau? HS: Suy nghĩ trả lời → Các vấn đề trên được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản. c. Tính thống nhất trong văn bản 2, 3: - Đều có quan hệ nhất quán cùng thể hiện một chủ đề - Các câu có quan hệ ý nghĩa rõ ràng và được liên kết với nhau một cách chặt chẽ. d. Văn bản 3: - Bố cục: + Mở bài: (Từ đầu đến “nhất định không chịu làm nô lệ”): Lí do của lời kêu gọi. + Thân bài: (Tiếp đến “Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”): Nhiệm vụ cụ thể của mỗi công dân yêu nước. + Kết bài: (Phần còn lại): Khẳng định quyết tâm chiến đấu và sự tất thắng của chính nghĩa. - Hình thức: + Mở đầu: Tiêu đề: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ” + Kết thúc: Dấu ngắt câu (!) e. Mục đích của từng văn bản: - VB1: Nhắc nhở một kinh nghiệm sống - VB2: Kêu gọi thống nhất ý chí và hành động của cộng đồng để chién đấu bảo vệ tổ quốc. 2. Ghi nhớ (SGK) II. Phân loại 1. So sánh văn bản (2) với văn bản (3), văn bản (4) “Khái quát văn học dân gian Việt Nam”, văn bản (5): Đơn từ, giấy khai sinh, văn bản (6): một đoạn đối thoại của người mua cá và bán cá ngoài chợ và văn bản (7): “Lấp lánh hồn ta mặn gió khơi” (SGK – Tr 29): a. Phạm vi sử dụng: - VB2: Dùng trong lĩnh vực có tính nghệ thuật - VB3: Dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị - VB4: Dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học - VB5: Dùng trong lĩnh vực giao tiếp hành chính - VB6: Dùng trong lĩnh vực giao tiếp hành ngày - VB7: Dùng trong lĩnh vực giao tiếp báo chí b. Từ ngữ - VB2: Từ ngữ giàu hình ảnh - VB3: Từ ngữ chính trị Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập Gv sử dụng phương pháp thảo luận và phát vấn nhanh để hoàn thiện bài tập 1, 2 ngay tại lớp Bài tập 3,4 HS thực hiện ở nhà. GV hướng dẫn và tiến hành kiểm tra kết quả làm việc ở nhà của học sinh. - VB4: Từ ngữ khoa học (Thuật ngữ) - VB5: Từ ngữ hành chính - VB6: Từ ngữ dung dị, xuồng xã - VB7: Từ ngữ khuôn thước, đậm chất phê bình 2. Ghi nhớ (SGK) III. Luyện tập Bài tập 1 a.Tính thống nhất về chủ đè của đoạn văn thể hiện ở: - Câu mở đoạn (Câu chốt): Giữa cơ thể và mội trường có ảnh hưởng qua lại với nhau - Các câu khai triển: Câu 1: Vai trò của mội trường với cơ thể Câu 2: Lập luận so sánh Câu 3: Dẫn chứng thực tế Câu 4: Dẫn chứng thực tế b. Sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn: - Câu chốt mang ý nghĩa khái quát - Các câu khai triển tập trung hướng vào câu chủ đề, cụ thể hoá ý nghĩa của câu chủ đề. c. Có thể đặt tiêu đề cho đoạn văn là: Môi trường và sự sống Bài tập 2 Sắp xếp các câu theo thứ tự: 1 - 3 - 5- 2 - 4 hoặc 1 - 3 - 4- 5 – 2 Bài tập 3 Viết tiếp các câu khai triển chủ đề cho trước đảm bảo tính thống nhất về nội dung, hình thức và sự liên kết chặt chẽ trong văn bản. Bài tập 4 Lưu ý yêu cầu của một lá đơn: a. Các tiểu mục: - Quốc hiệu, tiêu ngữ - Tên đơn - Địa chỉ gửi - Họ tên, địa chỉ, nơi công tác, học tập của người viết đơn - Lí do viết đơn - Nội dung đơn: yêu cầu, đề nghị, nguyện vọng - Cam đoan. lời cảm ơn - Nơi viết đơn, ngày viết đơn - Kí tên - Xác nhận của cơ quan hoặc địa phương b. Cách trình bày - Tên đơn viết hoa hoặc chữ in, cỡ lớn - Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn phải viết giữa trang, để cách quãng giữa chúng một dòng - Lời văn trong đơn phải giản dị, dễ hiểu, trong sáng. Lí do trình bày phải trung thực, phù hợp thực tế. IV.TỰ RÚT KINH NGHIỆM: ( Chuận bị, tổ chức, thực hiện) ………………………………………………………………….…………………………. …………………………………………………………….………………………………. …………………………………………………………….………………………………. TRƯỞNG BAN/TRƯỞNG TỔ BỘ MÔN (Ký duyệt) Ngày…….tháng…….năm 2008 Chữ ký giáo viên . loại 1. So sánh văn bản (2) với văn bản (3), văn bản (4) “Khái quát văn học dân gian Việt Nam”, văn bản (5): Đơn từ, giấy khai sinh, văn bản (6): một đoạn. các văn bản đã nêu có gì khác nhau? HS: Suy nghĩ trả lời → Các vấn đề trên được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản. c. Tính thống nhất trong văn bản

Ngày đăng: 30/06/2013, 01:27

Xem thêm

w