Autocad cho phép người dùng gõ lệnh để vẽ, giao tiếp chủ yếu bằng lệnh. Mở Auto cad các bạn sẽ thấy giao diện là một không gian màu đen để vẽ, bên trái là nhóm lệnh vẽ, bên phải là nhóm lệnh hiệu chỉnh, bên trên là menu bar như các phần mềm khác.
Trang 2Chào bạn!
Auto cad là phần mềm không thể thiếu đối với dân kỹ thuật chúng ta Auto Cad là phần mềm cơ bản mà bắt
buộc dân kỹ thuật phải sử dụng thành thạo, và hoàn toàn bạn có thể tự học được Ở đây tôi muốn giúp bạn tự
học Auto Cad, cách tiếp cận với phần mềm này nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất Trên thị trường có rất
nhiều sách giáo trình dạy Auto Cad, bạn có thể mua về tham khảo nhưng tôi nói trước, Auto Cad là phần
mềm vẽ kỹ thuật nói chung, giáo trình viết hết tất cả các lệnh và chức năng của phần mềm này, vì thế nó rất
dày và dài dòng, khi mở sách ra bạn sẽ không biết bắt đầu từ đâu Cuốn sách này tôi chủ yếu viết cho những
bạn học chuyên ngành kiến trúc, xây dựng muốn tự học Auto Cad, vì thế tôi sẽ không liệt kê tất cả những
lệnh của phần mềm này, mà chúng ta sẽ tiếp cận Auto Cad từ bản vẽ, xuất phát từ mục đích và tính chất bản
vẽ, ta sẽ sử dụng Auto Cad theo cách của chúng ta Tôi sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ nhanh và chuẩn nhất, bằng
lệnh, đổi lệnh, các thao tác, các mẹo, thủ thuật, sử dụng lisp và cách bắt đầu một bản vẽ
Vì cuốn sách đã được tôi cố gắng viết ngắn gọn nhất và tập trung vào nội dung chính nên bạn hãy cố gắng
đọc hết và làm theo, đảm bảo bạn sẽ vẽ Auto Cad một cách thành thạo và chuyên nghiệp
1 Bắt đầu tìm hiểu Auto Cad
1.1 Giao diện Auto Cad
Autocad cho phép người dùng gõ lệnh để vẽ, giao tiếp chủ yếu bằng lệnh Mở Auto cad các bạn sẽ thấy giao
diện là một không gian màu đen để vẽ, bên trái là nhóm lệnh vẽ, bên phải là nhóm lệnh hiệu chỉnh, bên trên
là menu bar như các phần mềm khác
Lấy ví dụ Auto cad 2007 (các phiên bản khác đều tương tự), giao diện của Auto Cad có cấu trúc như hình vẽ
sau:
Trang 3H1 Giao diện Auto Cad 2007
Điểm mạnh của Auto Cad là dùng lệnh nhanh và ngắn gọn, cho phép thể hiện kịp thời những ý muốn trong
đầu của người vẽ
Bắt đầu vẽ với Auto Cad cũng đơn giản như ta dùng bút vẽ trên giấy vậy: tạo một không gian vẽ, chọn nét
vẽ (độ dày, màu sắc, kiểu nét, ) và vẽ (đường cong, đường thẳng, đường chéo, ) Ai cũng có thể vẽ được,
tuy nhiên tôi muốn bạn làm việc với Auto Cad một cách chuyên nghiệp hơn
1.2 Quản lý bản vẽ
Việc quản lý, chỉnh sửa bản vẽ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn biết vẽ "chuẩn" ngay từ nét vẽ đầu tiên Việc
chỉnh sửa bản vẽ luôn xảy ra, đặc biệt là làm việc với các sếp "khó tính", bạn sẽ phải chỉnh sửa bản vẽ rất
nhiều lần, thế nên hãy quản lý bản vẽ của bạn thật tốt, thể hiện tính chuyên nghiệp trong cách vẽ Tôi sẽ
hướng dẫn phần này song song với việc dựng bản vẽ kiến trúc Bảng layer của Auto Cad là một công cụ quản
lý bản vẽ hữu hiệu Layer là tập hợp những đối tượng có cùng thuộc tính, các đối tượng được vẽ cùng một
Trang 4layer sẽ có thuộc tính giống nhau, và thay đổi thuộc tính (màu sắc, kiểu dáng, độ dày, …) ở bảng layer bất cứ
lúc nào bạn muốn, thuộc tính đối tượng thuộc layer ấy sẽ thay đổi theo
2 Về bản vẽ kiến trúc
Tôi muốn sử dụng bản vẽ kiến trúc để làm ví dụ giúp các bạn hình dung các lệnh của Auto Cad trực quan dễ
hiểu hơn, sau này bạn có thể vẽ gì tùy ý thích Để thể hiện tốt bản vẽ kiến trúc, vẽ tay hay vẽ máy đều phải
thể hiện được các nét cơ bản sau:
- Nét liền, độ dày mảnh: vẽ các phần phụ, trang trí, nội thất, nét dim (đường đo kích thước) các chi tiết phụ
họa
- Nét liền, độ dày vừa: thể hiện những nét nhìn thấy (nét thấy)
- Nét liền, độ dày đậm: thể hiện phần bị cắt (nét cắt)
- Nét đứt gạch chấm, độ dày mảnh: thể hiện các trục, tim (nét tim)
- Nét đứt, độ dày vừa: thể hiện các đường cạnh bị che khuất (nét khuất)
Trên đây là các nét cơ bản sẽ có trong bất kỳ bản vẽ kiến trúc nào, nếu cần thiết phải vẽ các nét khác, bạn hãy
làm sao cho nổi bật được các nét kể trên, nếu không bản vẽ sẽ rất loạn khó nhìn, hãy cố gắng thể hiện càng
đơn giản, rõ ràng càng tốt, thể hiện đúng và đủ, không thừa
Về màu sắc: bản vẽ kỹ thuật hầu hết được in đen trắng, vì thế màu sắc không ảnh hưởng nhiều, tùy thuộc vào
ý thích mỗi người Tuy nhiên tôi khuyên bạn:
- Không nên đặt quá nhiều màu sắc lòe loẹt, có thể bạn thích nhưng không mấy ai dễ chịu khi nhìn một bản
vẽ quá nhiều màu sắc không phân biệt được chính phụ
- Việc in bản vẽ theo màu rất tiện lợi nên bạn hãy nghĩ đến thuộc tính các nét khi đặt màu (tôi sẽ ví dụ ở phần
sau)
- Đặt các nét đậm (nét cắt) bằng những màu sắc mạnh (trắng, đỏ, vàng, ) các nét mảnh để màu nhẹ, nhạt
hơn, khi nhìn bản vẽ sẽ đẹp và lúc in ấn sẽ nhanh và ít nhầm lẫn
3 Bắt đầu vẽ một bản vẽ kiến trúc – các lệnh cơ bản
Trước hết bạn hãy làm quen với một số lệnh thông dụng khi vẽ một bản vẽ kiến trúc (bạn cần thuộc lòng
Trang 5những lệnh này, bạn có thể đổi lại lệnh cho dễ nhớ hoặc sử dụng lisp, tôi sẽ hướng dẫn bạn ở phần sau) Để
thực hiện các lệnh, rất đơn giản, đưa con trỏ chuột vào không gian vẽ và gõ lệnh, xong ấn enter
Chú ý: chữ cái trong ngoặc đơn là phím tắt của lệnh
Phần này có vẻ hơi nhàm chán nhưng bạn nên xem qua Tôi đã cố gắng viết ngắn gọn và tập trung vào những
lệnh phổ biến nhất, tất cả các lệnh bạn đều có thể tìm thấy ở menu bar/ Draw…
- UNITS: đặt đơn vị bản vẽ
Cách dùng: gõ UNITS, enter, hộp thoại hiện ra, chọn đơn vị ở ô units to scale inserted content rồi bấm OK
- OSAP (OS): gán chế độ truy bắt điểm
Cách dùng: gõ OS, enter, hộp thoại hiện ra, chọn chế độ bắt điểm cần dùng, hoặc tick vào select all, xong
bấm Ok
H2 Bảng chọn chế độ truy bắt điểm OSNAP
Trang 6- OPTION (OP): cài đặt chung (màu sắc, hiển thị, )
Cách dùng: gõ OP, enter, hộp thoại hiện ra, tùy chọn cài đặt tương ứng (Không quan trọng lắm cho đến lúc
bạn thành thạo và muốn thay đổi đôi chút về giao diện vẽ)
* Các lệnh vẽ
- LINE (L): vẽ đường thẳng
Cách dùng: gõ phím L, enter, kích thuột điểm đầu và điểm cuối để tạo đoạn thẳng
Mẹo: bấm phím F8 để vẽ các đường thẳng đứng và ngang, xong bấm F8 lần nữa để trở lại bình thường
Để vẽ đoạn thẳng có độ dài biết trước, ta gõ L, kích chuột vào điểm đầu, đưa chuột sang hướng đầu kia của
đoạn thẳng (hãy nhớ bấm F8 để vẽ thẳng ngang và thẳng đứng), sau đó nhập kích thước và enter
Chú ý: sau khi nhập lệnh bạn gõ enter hoặc phím cách trống đều được Tôi cá bạn sẽ sử dụng phím cách
trống thay cho enter ^^
- MLINE (ML): vẽ đường thẳng song song
Cách dùng: Gõ MLSTYLE, enter để mở hộp thoại Multiline Style, định dạng cho đường thẳng song song
(khoảng cách 2 đường, kiểu đường, …)
Trang 7- CIRCLE (C): vẽ đường tròn, có 5 cách dùng
Gõ C, enter, kích chọn tâm, nhập bán kính, enter
Gõ C, enter, gõ tiếp D, nhập đường kính, enter
Gõ C, enter, gõ tiếp 3P, kích chọn điểm thứ nhất, kích chọn điểm thứ 2, kích chọn điểm thứ 3 Đường tròn
này sẽ đi qua 3 điểm vừa vẽ
Gõ C, enter, gõ tiếp 2P, kích điểm đầu đường kính, kích điểm cuối đường kính
Gõ C, enter, gõ tiếp TTR, chọn đường thẳng thứ nhất đường tròn tiếp xúc, chọn đường thẳng thứ 2 đường
tròn tiếp xúc, nhập bán kính, enter
- ARC (A): vẽ cung tròn
Cách dùng: cách nhanh nhất là gõ A, enter, kích điểm đầu của cung, kích điểm cuối của cung, kích điểm giữa
cung
- RECTANG (REC): vẽ hình chữ nhật
cách dùng: gõ REC, enter, kích chuột chọn điểm góc thứ nhất, kích chuột chọn điểm góc thứ 2 hoặc:
Trang 8Gõ REC, enter, kích chuột chọn điểm góc thứ nhất, nhập kích thước chiều ngang, bấm phím tab, nhập kích
thước chiều đứng, enter
- ELLIPSE (EL): vẽ hình elip
Cách dùng: gõ EL, enter, kích điểm tâm, kích hoặc nhập kích thước trục ngang, kích hoặc nhập kích thước
trục đứng
- PLINE (PL): vẽ đường đa tuyến
Cách dùng: gõ PL, enter, kích các điểm liên tiếp của đường đa tuyến Tương tự như vẽ đường LINE nhưng
đường thẳng sau khi vẽ sẽ thành 1 đối tượng
- SPLINE (SPL): vẽ đường cong
Cách dùng: dùng như PLINE, kết quả sẽ được 1 đường cong liên tục
- LEAD (LE): vẽ mũi tên
Cách dùng: Gõ LE, enter, kích điểm đặt mũi tên, kích điểm giữa, kích điểm cuối
Một số lệnh khác nữa, ít dùng hơn bạn có thể tìm thêm ở menu bar/ Draw … Hãy chọn lệnh và thử vẽ, bạn
sẽ nắm bắt được lệnh đó, nếu có gì thắc mắc, hãy liên hệ tôi
Mẹo: hầu hết các đối tượng đều tạo ra khi gõ lệnh xong, kích điểm thứ nhất, điểm thứ 2, thứ 3 … hoặc kích
điểm thứ nhất rồi nhập kích thước, enter
* Các lệnh hiệu chỉnh đối tượng
Các lệnh hiệu chỉnh đối tượng sau khi ta đã vẽ ra các đối tượng và thao tác với đối thượng đó (di chuyển,
sao chép, xóa, xoay, …) Các lệnh hiệu chỉnh đối tượng có thể thao tác chọn đối tượng rồi gõ lệnh hoặc
gõ lệnh rồi chọn đối tượng tùy thói quen mỗi người
Trang 9- OFFSET (O): copy song song 1 đường thẳng cách đường thẳng ban đầu 1khoảng cố định
Cách dùng: gõ O, enter, chọn đường thẳng cần copy, nhập khoảng cách cần offset, kích chuột vào vùng không
gian chứa đường thẳng mới
- MATCHPROP (MA): sao chép thuộc tính đối tượng
Cách dùng: gõ MA, enter, kích vào đối tượng gốc, kích tiếp vào đối tượng cần sao chép
- COPY (CO): copy đối tượng
Cách dùng: gõ CO, enter, quét hoặc kích chọn đối tượng cần copy, kích 1 điểm làm mốc, kích điểm 2 sẽ
đặt điểm mốc Đối tượng sẽ được copy từ điểm 1 đếm 2
- MOVE (M): di chuyển đối tượng
Cách dùng: gõ M, enter, thao tác như lệnh copy, đối tượng di chuyển từ điểm 1 đến điểm 2
- ROTE (RO): xoay đối tượng
Cách dùng: gõ RO, enter, chọn đối tượng cần xoay, kích 1 diểm làm tâm, nhập góc xoay hoặc kích vào
điểm tiếp theo để xoay
- TRIM (TR): cắt đoạn thẳng theo bờ
cách dùng: gõ TR, enter, kích đường thẳng làm bờ cắt, kích đường thẳng cần cắt (đường thẳng bị cắt từ bờ
trở ra)
- EXTEND (EX): kéo dài đối tượng
Cách dùng: gõ EX, enter, chọn bờ cần kéo dài đến, kích vào đoạn thẳng cần kéo dài
- FILLET (F): vuốt góc giữa 2 đối tượng giao nhau
Cách dùng: gõ F, enter, kích đường thẳng thứ nhất, kích đường thẳng thứ 2
Bo tròn góc vuốt giữa 2 đường thẳng:
Trang 10Gõ F, enter, gõ R, enter, nhập bán kính rồi thao tác như trên
- CHAMFER (CHA): vát mép 2 cạnh giao nhau
Cách dùng: gõ CHA, enter, gõ tiếp D, enter, nhập khoảng cách cần vát mép, thao tác như lệnh FILLET
Gõ CHA, enter, gõ tiếp A, enter, nhập khoảng cách vát mép, nhập góc cần vát mép
- BREAK (BR): xén một phần đối tượng
Cách dùng: gõ BR, enter, chọn đường thẳng cần xén, chọn điểm thứ nhất, chọn điểm thứ 2, enter
Nếu sau khi chọn điểm thứ nhất ta enter thì đoạn thẳng sẽ bị tách đôi từ điểm đó
- LENGTHEN (LEN): thay đổi chiều dài đoạn thẳng
Cách dùng: gõ LEN, enter, chọn đoạn thẳng cần thay đổi độ dài, nhập độ dài mới vào
Nếu gõ LEN, enter, gõ DE, enter, nhập giá trị thay đổi ( âm hoặc dương), đoạn thẳng sẽ giảm hoặc tăng độ
dài một khoảng ta vừa nhập
- BLOCK (B): Gộp các đối tượng thành một khối
Cách dùng: Chọn các đối tượng cần block, gõ B, enter, xuất hiện hộp thoại, nhập tên Block ở ô Name, kích
vào “Pick point” để chọn tâm cho block, xong OK
- EXPLODE (X): phá vỡ Block thành các đối tượng riêng rẽ ban đầu
Cách dùng: Chọn Block cần phá, gõ X, enter
- ARRAY (AR): lệnh sao chép theo dãy
Cách dùng: Gõ AR, enter, xuất hiện bảng chọn, chọn array theo dãy hoặc theo hình tròn, Bạn có thể chọn đối
tượng cần Array trước, sao đó gõ AR, enter, hoặc gõ AR, enter, Click vào Select Objects để chọn đối tượng
cần array
Trang 11Nếu ta gõ –AR, enter, sẽ không xuất hiện hộp thoại mà sẽ xuất hiện các dòng nhắc, cách này tương tự nhưng
nếu không quen sẽ lâu hơn
- ALIGN (AL): Căn gióng đối tượng
Cách dùng: gõ AL, enter, chọn đối tươn cần căn gióng, enter, Kích điểm gióng thứ nhất của đối tượng, kích
Trang 12điểm cần gióng đến của điểm này, kích điểm gióng thứ 2 của đối tượng, kích điểm cần gióng đến của điểm
này, enter, có 2 lựa chọn: Yes – scale đều đối tượng, No- không scale đều đối tượng
- DIV (DIVIDE): Chia đối tượng làm nhiều phần đều nhau
Cách dùng: gõ DIV, kích vào đối tượng cần chia, nhập số phần cần chia, enter
Có thể bạn sẽ không thấy hiện tượng gì xảy ra, bạn hãy quét chonj đối tượng, bạn sẽ thấy các điểm chia
Lệnh này áp dụng khi ta muốn chia đều đối tượng ra thay cho máy tính mà thôi
- AREA (AA): đo diện tích
Cách dùng: gõ AA, enter, kích các điểm tạo thành đường bao vùng cần đo diện tích
Gõ AA, enter, gõ tiếp S, chọn đường khép kín hoặc vùng hatch để đo diện tích vùng đó
- ERASE (E): Xóa đối tượng
Chú ý: Các lệnh hiệu chỉnh đều được tìm thấy ở menu bar/ Modify …
Chú ý: các lệnh hiệu chỉnh đối tượng luôn chứa các lệnh con (lệnh mở rộng) Tôi sẽ hướng dẫn chi tiết sau,
tôi muốn bạn nắm bắt tổng thể trước, tự tiếp thu sẽ nhanh hơn
* Quản lý bản vẽ theo layer
- LAYER (LA) mở bảng quản lý layer
Cách dùng: Gõ LA, enter, hộp thoại layer propertes manager xuất hiện, ở đây bạn có thể tạo mới, định dạng
hoặc xóa layer
Trang 13Ở cột Plot, bạn có thể kích vào biểu tượng cái máy in để ẩn layer đó khi in ấn (biểu tượng máy in bị gạch
chéo)
Ở Linetype (kiểu đường), nếu không có kiểu đường bạn cần, hãy bấm Load… để hộp thoại hiện ra, chọn
đường bạn cần, OK
Trang 14Chú ý: hãy tối thiểu hóa layer, và mỗi công ty sẽ có một form layer và bạn sẽ vẽ theo form layer đó, hãy chú
ý càng ít layer càng tốt
Khi copy đối tượng từ bản vẽ này sang bản vẽ khác ta vô tình copy layer từ bản vẽ đó vào, làm số lượng layer
nhân lên khó quản lý và làm nặng bản vẽ Nên khi copy sang bản vẽ của mình, bạn hãy chuyển đối tượng đó
về layer của mình, xong rồi xóa luôn layer vừa copy vào Nếu đối tượng bị block, hãy phá block (lệnh X) rồi
đưa về layer của bạn, xong Block lại như ban đầu
- Cách copy đối tượng từ bản vẽ này sang bản vẽ khác:
Mở bản vẽ có đối tượng cần copy, quét chọn đối tượng cần copy, click phải chọn copy hoặc bấm tổ hợp
phím Ctrl + C, sau đó mở bản vẽ của bạn, Click phải chọn paste hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl +V
- Cách chuyển đối tượng về một layer nào đó:
Chọn đối tượng, Click vào dòng layer trên menu bar, chọn layer cần chuyển đến (Xem H1)
- LAYOFF: Tắt hiển thị layer
Cách dùng: gõ LAYOFF, enter, kích vào layer cần tắt
- LAYON: hiện lại tất cả các layer
- LTSCALE (LTS): định tỷ lệ các đường (hiển thị tỷ lệ các đường nét đứt)
Cách dùng: gõ LTS, enter, nhập tỉ lệ, enter
Trang 15- HATCH (H): Tô màu mặt cắt, "hatch" mặt cắt
Cách dùng: gõ H, enter, xuất hiện hộp thoại
Trang 16Hộp thoại Hatch
- STYLE (ST): định dạng chữ viết
Cách dùng: Gõ ST, enter, xuất hiện hộp thoại Text Style, ở đây bạn có thể định dạng, tạo mới kiểu chữ bạn
muốn Sau khi Apply, kiểu chữ vừa tạo sẽ được sử dụng hiện hành
Trang 17Chú ý: tất cả các lệnh định dạng tìm thấy ở menu bar/ format/
* Các lệnh đo kích thước (Dim)
Tất cả các lệnh đo kích thước: Menu bar/ Dimension…
- DDIM (D): mở hộp thoại Dimension style manager (bảng cài đặt Dim)
Cách dùng: Gõ D để mở hộp thoại Dimension style manager
Trang 18Các mục trong bảng Dimension style manager
Style : Danh sách các kiểu kích thước có trong bản vẽ hiện hành
Lits : Chọn kiểu liệt kê (bộ lọc)
SetCurent: Gán kiểu kích thước đang chọn làm kiểu Dim hiện hành
New : Tạo mới kiểu kích thước
Modify : Hiệu chỉnh kích thước đang chọn
Override Hiện hộp thoại Override Dimension style, cho phép bạn gán chồng các thông
số kích thước vào kiểu Dim hiện hành (chỉ gán chồng tạm thời, không lưu lại trong Dim style)
Compare : Quan sát tất cả giá trị các biến của kiểu kích thước
Tạo kiểu kích thước mới
Bấm vào New… xuất hiện hộp thoại và tiến hành cài đặt kiểu Dim mới, phần này các giáo trình trình bày
rất dài dòng nhưng tôi sẽ hướng dẫn bạn nhanh gọn ở phần thực hành, bạn sẽ không thấy nó quá phức tạp
và sẽ hiểu được bản chất của nó
- DLI: Ghi kích thước ngang, thẳng đứng
Cách dùng: gõ DLI, enter, kích điểm điểm gióng thứ nhất, kích điểm gióng thứ 2, kích điểm đặt đường
Dim
- DAL: Ghi khích thước đường thẳng
Cách dùng: Gõ DAL, enter, kích điểm gióng thứ nhất, kích điểm gióng thứ 2, kích điểm đặt đường Dim
(Khác DLI ở chỗ nó có thể đo đường chéo)
- DBA: Ghi kích thước song song
Cách dùng: Gõ DBA, enter, đường kích thước sẽ tự động bắt điểm gióng thứ nhất ở đường kích thước
vừa vẽ, bạn kích tiếp điểm thứ 2
Mẹo: để vẽ đường Dim song song với đường Dim nào đó, bạn gõ DBA, enter, gõ tiếp S, kích vào đường
Dim bạn muốn vẽ song song với nó
- DCO: Ghi chuỗi kích thước nối tiếp
Cách dùng: gõ DCO, đường Dim tự động bắt điểm gióng thứ nhất vào đường kích thước vừa vẽ, bạn kích
Trang 19tiếp điểm gióng thứ 2, thứ 3, …
Mẹo: tương tự như DBA, bạn muốn vẽ đường Dim tiếp nối với một đường Dim nào đó: gõ DCO/S/ chọn
đường Dim muốn vẽ nối tiếp với nó
Một số lệnh Dim khác
- DDI: Ghi kích thước đường kính
- DRA: Ghi kích thước bán kính
- DAN: Ghi kích thước góc, chuỗi góc nối tiếp
- …
Để chỉnh sửa kích thước Dim: gõ ED, enter, kích vào dim cần chỉnh sửa
Lệnh ED cũng sử dụng để sửa các đối tượng khác như chữ (text), …
Chú ý: bấm nút ESC để thoát lệnh
Ctrl+Z để undo lệnh (làm lại)
Mẹo: sau khi thoát lệnh (Phím ESC), để thực hiện lại lệnh vừa dùng, gõ enter hoặc phím cách trống
Một số lệnh phát sinh trong quá trình thực hành tôi sẽ hướng dẫn tiếp, bạn sẽ tiếp thu và ghi nhớ dễ dàng
hơn là liệt kê một cách nhàm chán, thế nên tôi sẽ chú trọng phần thực hành
Để thao tác nhanh hơn, bạn có thể đổi lại lệnh cho ngắn gọn hơn, vào Menu bar/tools/Customize/Edit
Program Para meters (acad.pgp) Xuất hiện bảng cấu trúc lệnh Auto Cad, bạn kéo xuống khoảng giữa giữa
sẽ thấy mấy dòng như:
3A, *3DARRAY 3DMIRROR, *MIRROR3D 3DNavigate,*3DWALK 3DO, *3DORBIT 3DW, *3DWALK 3F, *3DFACE 3M, *3DMOVE 3P, *3DPOLY 3R, *3DROTATE
Trang 20A, *ARC
AC, *BACTION ADC, *ADCENTER AECTOACAD, *-ExportToAutoCAD
AA, *AREA
AL, *ALIGN 3AL, *3DALIGN
- Chỉ thay đổi lệnh tắt, không thay đổi phần sau dấu “ * ”
- Bật CapsLock lên để đổi lệnh
- Giữ nguyên cấu trúc hàng của nó
- Nếu bạn muốn giữ lại lệnh cũ, bạn copy dòng lệnh đó xuống hàng dưới và thay đổi lại lệnh, bạn sẽ có cả
lệnh cũ và mới
- Trùng lệnh sẽ không có tác dụng, vì thế khi trùng lệnh bạn buộc phải thay đổi
Sau khi đổi xong, bấm save (Ctrl+S), khởi động lại Auto Cad
Các phím chức năng:
F1: Trợ giúp (mẹo: có thể bạn nhớ mang máng lệnh nào đó nhưng không chính xác, hãy bật F1 và gõ vài từ
bạn nhớ vào thanh tìm kiếm)
F3: Bật/ tắt bắt điểm
F7: Bật/tắt lưới (không quan trọng)
F8: Bật/ tắt vẽ thẳng ngang và vẽ thẳng đứng
F9: Nhảy bước chuột (một số bạn thấy con chuột bị giật giật là do vô tình bấm phải F9)
F12: Khi bật F12, các dòng lệnh sẽ chỉ gõ được ở dòng comnand, tắt F12, dòng lệnh sẽ hiện bên cạnh con
trỏ chuột
Trang 21Chú ý: Lệnh con và lệnh mở rộng:
Khi bạn gõ một lệnh nào đó, bạn hãy chú ý ở dòng nhắc lệnh ( dòng command):
- Trong dấu […] là các lệnh con, ngăn cách bằng dấu /, nếu bạn muốn truy cập lệnh con bạn gõ chữ cái đầu
của lệnh con tương ứng
- Trong dấu <…> là lệnh hiện hành, hoặc các giá trị hiện hành, nếu bạn enter, lệnh này sẽ được thực hiện
Ví dụ: bạn gõ F (fillet), enter, bạn sẽ thấy ở ô command như sau:
Select first object or [uNdo/Polyline/Radius/Trim/mUltiple]: nil
Nghĩa là chọn đối tượng đầu tiên hoặc [làm lại/ Polyline/Góc/Cắt/ mUltiple]: chọn
Nếu bạn gõ tiếp A, bạn sẽ Filet đối tượng với góc bo tròn có bán kính, bạn sẽ thấy ở dòng lệnh thứ hai:
Specify fillet radius <0>: nghĩa là Nhập giá trị bán kính <0>: bạn nhập bán kính vào hoặc gõ enter,
bán kính sẽ mặc định là 0 (giá trị trong < >)
Mẹo: khi bạn kích vào đối tượng, ví dụ một đoạn thẳng, bạn sẽ thấy 3 điểm xanh
Kích vào một điểm xanh và rê chuột , bạn sẽ di chuyển được điểm đó (chỉ di chuyển điểm chọn)
Kích vào điểm xanh, enter hoặc cách trống, bạn sẽ di chuyển được đối tượng đó
Kích vào điểm xanh, enter hoặc cách trống 2 lần, bạn sẽ xoay được đối tượng đó
Bây giờ tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng lisp để tối ưu hóa thao tác Lisp là một dạng cấu trúc được viết
để gộp nhiều lệnh thành một thao tác duy nhât Mỗi lisp có đặc trưng và chức năng riêng, và có rất nhiều lisp
được viết ra phục vụ cho từng đặc thù công việc riêng
Tôi giới thiệu bạn một lisp mà tôi hay dùng nhất, đặc biệt nhanh với dân kiến trúc, nó đã được tải về kèm với
cuốn sách này Bạn hãy tìm trong thư mục LISP
Giới thiệu qua một số lệnh trong lisp này (hãy xem qua, tôi sẽ hướng dẫn chi tiết ở phần thực hành) các bạn
có thể mở lisp ra (bằng notepad) và sửa lại lệnh cho ưng ý Bạn tìm defun c:… , ngay sau chữ defun c: là
lệnh
- OL: offet đồng thời chuyển đường thẳng mới về layer hiện hành
Trang 22Cách dùng như lệnh offset thường
- CC: vừa copy vừa xoay
- R: vẽ hình chữ nhật
- CR: vẽ đường tròn với tâm và bán kính
- WW: chỉnh sửa độ dày đường Pline
- HTU: hatch vật liệu tường (hatch gạch chéo)
- HBT: hatch vật liệu bê tông ( bạn phải có mẫu hatch BT-0, đã được tải về ở thư mục THU VIEN/HATCH
kèm theo cuốn sách này Để thêm mẫu hatch cho Cad, bạn copy mẫu hatch vào thư mục support (C:\Program
Files (x86)\AutoCAD 2007\Support) và khởi động lại Cad, các mẫu hatch thêm vào sẽ ở hộp thoại hatch, ô
type/custom)
- HD: hatch đặc
- C: Copy
- 90: xoay đối tượng 90 độ
- 45: xoay đối tượng 45 độ
- 60: xoay đối tượng 60 độ
- 30: xoay đối tượng 30 độ
- PU: xóa các layer không dùng đến
- T: trim
- EE: extend
- WW: thay đổi độ dày đường Pline
- LC: khóa layer
- LL: chỉ hiện thị layer được chọn
- LO: hiện tất cả layer
- HH: chọn layer làm layer hiện hành ( bấn HH, enter và chọn một đối tượng để lấy layer đối tượng đó làm
layer hiện hành)
- DDA: ổn định Dim (tránh hiện tượng các đường kích thước bị nhảy khi copy)
Cách dùng: gõ DDA, enter, gõ tiếp ALL, enter
- XX: cắt chân Dim
- YY: gióng chân Dim
Trang 23- CT: vẽ ký hiệu cao trình
-
Các lệnh chuyển hóa layer
Chú ý: những lệnh này chỉ có tác dụng nếu bạn tạo những layer có tên sau: TIM, THAY, CAT, DUT, TEXT,
DIM, MANH, HATCH
- 1: chuyển đối tượng đang chọn về layer TIM
- 2: chuyển đối tượng đang chọn về layer CAT
- 3: Chuyển đối tượng đang chọn về layer THAY
- 4: Chuyển đối tượng đang chọn về layer DUT
- 5: Chuyển đối tượng đang chọn về layer DIM
- 6: Chuyển đối tượng đang chọn về layer TEXT
- 7: Chuyển đối tượng đang chọn về layer MANH
- 8: Chuyển đối tượng đang chọn về layer HATCH
Một số lệnh khác ít dùng hơn, bạn có thể mở Lisp bằng notepad và xem thêm, các lệnh đều nằm sau chữ
defun c: …
4 Thực hành vẽ bản vẽ kiến trúc
Bây giờ đến phần thực hành, tôi hy vọng bạn không "nhảy cóc" từ đầu trang đến đây, điều đó không tốt tý
nào vì bạn cần hiểu được bản chất mới có thẻ trở nên thành thục
Quy trình làm việc: vẽ, hiệu chỉnh, Dim, ghi chú, đưa bản vẽ vào khung và in ấn
Nào ta bắt đầu vẽ, hãy xem trước bản vẽ này, ta sẽ từng bước thực hiện nó Bạn có thể mở file cad lên xem
cho thoải mái File cad đã được tải về kèm với cuốn sách bày, bạn hãy tìm trong thư mục BAI TAP
Trang 24Trước hết hãy cài Auto Cad, mọi thắc mắc trong quá trình cài đặt bạn có thể liên hệ tôi Email:
mr.thohoa@gmail.com hoặc tham gia box tự học Auto Cad để đặt câu hỏi, tôi sẽ giới thiệu ở cuối sách
Kích đúp vào biểu tượng Auto Cad để mở phần mềm Auto Cad
AutoCAD mở ra Để sử dụng được lisp, ta phải load lisp Gõ AP, enter, hộp thoại hiện ra, bấm vào Load, tìm
đến file lisp Xong OK
Đầu tiên khi bắt đầu một bản vẽ, bạn cần cài đặt đơn vị cho bản vẽ, điều này liên quan đến khi bạn xuất bản
vẽ sang phần mềm khác để dựng 3d
Nhắc lại, mọi thắc mắc trong quá trình thực hành bạn hãy đặt câu hỏi ở box tự học Auto Cad để được giải
Trang 25đáp Đó là diễn đàn phục vụ cho cuốn sách này, tôi sẽ giới thiệu ở cuối sách
Gõ UNITS, chọn đơn vị milimet
Nhiều người sử dụng lệnh LIMIT để giới hạn không gian vẽ và lệnh MVSETUP để cài đặt tỉ lệ vẽ, nhưng
theo tôi thấy khá mất công và phức tạp Về phần tỉ lệ bản vẽ tôi sẽ chỉ bạn cách làm việc chuẩn và chuyên
nghiệp sau khi bạn vẽ xong Còn bây giờ, bạn cứ tiến hành vẽ như bình thường
Sau khi cài đặt đơn vị xong, bạn kích gõ LA, enter, bảng layer manager hiện ra, xin nhắc lại về bảng layer:
Bạn tiến hành tạo mới những layer sau (màu sắc layer tùy bạn chọn, nếu không thì hãy cứ làm theo tôi):
- TIM, màu: 250, linetype: CENTER (bạn bấm Load… để xuất hiện loại nét CENTER)
- THAY, màu: 252, linetype: Coninuous
- CAT, màu: 255, linetype: Coninuous
- DUT, màu: 252, linetype: HIDDEN
- MANH, màu: 251, linetype: Coninuous
- HATCH, màu: 251, linetype: Coninuous
- DIM, màu: 119, linetype: Coninuous
- TEXT, màu: 57, linetype: Coninuous
Trang 26- Layer THAY dùng để vẽ các nét thấy
- Layer MANH dùng để vẽ các nét phụ như nội thất, chi tiết trang trí (gờ phào …) cây cỏ, …
- Layer DUT dùng để vẽ các nét khuyaats
- Layer HATCH dùng để hatch đối tượng, không được để net hatch lẫn lộn với các nét khác, rất khó quản
lý sau này
- Layer TEXT dùng để ghi tất cả các chữ có trong bản vẽ Tất cả các chữ viết phải được đưa về layer TEXT,
nếu không sau này bạn sẽ “nổi khùng” khi chỉnh sửa bản vẽ đấy
- Layer DIM dùng để ghi kích thước, và chỉ để ghi kích thước
Việc đầu tiên là và các trục tường, cột Chọn layer TIM làm layer hiện hành, layer này sẽ vẽ tất cả các đường
trục, và chỉ vẽ đường trục
Gõ L (Line), enter, bật F8, kích chuột vào một điểm và nhập số 10100, enter
Gõ O (offset), enter, nhập số 5000, enter, kích vào đường thẳng vừa vẽ, “vứt” sang một bên (chọn đường
thẳng xong kích sang một bên)
Dùng lệnh line và offet ta vẽ được tất cả các trục của mặt bằng (kích thước các bạn xem ảnh bản vẽ hoặc mở
bản cad được ở thư mục BAI TAP để xem)
Trang 27Sau khi xong hết trục, ta bắt đầu vẽ tường và cột, chuyển sang layer CAT để vẽ các nét cắt (kích vào thanh
layer, danh sách layer thả xuống, chọn layer CAT)
Vẽ cột:
Gõ R, enter, nhập 220, phím Tab, nhập 220, enter
Gõ HBT (hatch bê tông), enter, kích vào vùng trống trong hình chữ nhật vừa vẽ, enter Chọn nét hatch, bấm
phím số 8, enter (Chuyển layer nét hatch về layer hatch Trong bản vẽ, các nét hatch cần được đưa về một
layer riêng để tiện quản lý)
Quét chọn hình chữ nhật, cả hatch, kích vào điểm xanh giữa trung tâm hình chữ nhật, enter, move đến một
góc của lưới trục như hình
Trang 28Bây giờ bạn cần Block cột lại (nét cột và cả hatch) Quét chuột từ trái sang, bao trùm toàn bộ cột để chọn
cột, bấm B, enter, nhập tên block, chọn tâm (nên chọn luôn trung tâm hình chữ nhật) Ok
Mẹo quét chọn đối tượng:
- Quét chuột chọn từ trái sang (Vùng chọn màu xanh nước biển): phải bao trùm toàn bộ đối tượng mới
chọn được đối tượng
- Quét chuộc chọn từ phải sang (Vùng chọn màu xanh là cây): chỉ cần chạm vào đối tượng là chọn được
đối tượng
Hãy tận dụng điều này, nó thực sự hữu ích trong việc chọn đối tượng trong một mớ nhiều đối tượng
Sau khi block, copy Cột đến những vị trí có cột
Chọn cột, gõ C, enter, kích vào tâm cột, move (hãy nhớ bắt điểm – bật F3) điểm đó đến vị trí giao nhau
của các trục như hình
Trang 29Bây giờ bắt đầu vẽ tường Hãy xem bản vẽ mẫu và dùng lệnh L (line) để vẽ các nét tường dựa vào các
mốc Cột, hãy chắc chắn là bạn đang vẽ nét tường ở layer CAT
Bạn cũng có thể dùng lệnh OL (offset sang layer hiện hành) để offset các đường trục thành các nét
tường: gõ OL, enter, nhập số 110, enter, kích vào đường trục và “vứt” sang 2 bên
Tạm được như thế này đã: