Tiêu thức thay phiên vừa là tiêu thức thuộc tính vừa là tiêu thức số lượng Sai: Tiêu thức thay phiên là tiêu thức chỉ có hai biểu hiện không trùng nhau trên một đơn vị tổng thể.. Chỉ t
Trang 1Đúng – Sai giải thích
Chương 1: Những vấn đề chung về thống kê học
1 Việc xác định tổng thể thống kê là nhằm xem xét nó là loại tổng thể gì, đồng chất hay không đồng chất
Sai: Xác định tổng thể thống kê để có được những đánh giá nhận xét chung về các đơn
vị, phần tử cấu thành cần được quan sát, nó không chỉ là việc xem xét tổng thể thuộc loại gì: đồng chất hay không đồng chất mà còn là những công việc như phân tích các đặc điểm bằng các phương pháp như hồi quy tương quan, chỉ số,… qua đó đưa ra những dự báo
2 Bậc thợ 1 2 3 4 là tiêu thức số lượng
Sai: Bậc thợ 1 2 3 4 chỉ sự hơn kém về thứ bậc của các dữ liệu xem xét, nó là một dạng
biểu hiện của thang đo thứ bậc – thang đo thường được sử dụng cho các tiêu thức thuộc tính (tiêu thức không được biểu hiện trực tiếp bằng con số) Con số 1 2 3 4 ở đây chỉ nhằm mục đích đánh giá mức độ hơn kém, không dùng để cộng, trừ, nhân, chia được nên không phải là tiêu thức số lượng
3 Tiêu thức thay phiên vừa là tiêu thức thuộc tính vừa là tiêu thức số lượng
Sai: Tiêu thức thay phiên là tiêu thức chỉ có hai biểu hiện không trùng nhau trên một
đơn vị tổng thể Nó có thể là tiêu thức thuộc tính, ví dụ tiêu thức giới tính có hai biểu hiện là:
Nam – Nữ, hoặc tiêu thức số lượng, ví dụ: Số dư khi chia một số cho 2 chỉ có hai biểu hiện là
0 – 1 chứ không thể đồng thời vừa là tiêu thức thuộc tính vừa là tiêu thức số lượng được
4 Thang đo thứ bậc dùng để đo tiêu thức số lượng
Sai: Thang đo thứ bậc là thang đo mà biểu hiện của dữ liệu có sự hơn kém, khác biệt về
thứ bậc, nó được sử dụng cho các tiêu thức thuộc tính Vì tính chất không biểu hiện trực tiếp
ra bằng con số cụ thể được của các tiêu thức thuộc tính, nên để có thể so sánh, người ta phải sử dụng thứ bậc để so sánh
Trang 25 Dân số Việt Nam vào 0h ngày 1/4/1999 vào khoảng 96 triệu người là một tiêu thức thống kê
Sai: Nếu coi tổng thể là Việt Nam thì “dân số Việt Nam vào ngày 1/4/1999 vào khoảng
96 triệu người” là một chỉ tiêu thống kê vì nó là con số (96 triệu) chỉ mặt lượng gắn với mặt
chất của hiện tượng số lớn (dân số) trong điều kiện không gian (Việt Nam) và thời gian cụ thể (1/4/1999)
6 Chỉ tiêu thống kê phản ánh đặc điểm của đơn vị tổng thể
Sai: Chỉ tiêu thống kê là những con số phản ánh mặt lượng gắn liền với mặt chất của hiện tượng số lớn trong điều kiện không gian, thời gian cụ thể, tức là nó xem xét đặc điểm
của một hiện tượng số lớn Tiêu thức thống kê mới phản ánh đặc điểm của đơn vị tổng thể
được chọn ra để nghiên cứu
7 Tiêu thức thay phiên chỉ có thể là tiêu thức thuộc tính
Sai: Tiêu thức thay phiên là tiêu thức chỉ có hai biểu hiện không trùng nhau trên một
đơn vị tổng thể Nó có thể là tiêu thức thuộc tính, ví dụ tiêu thức giới tính có hai biểu hiện là:
Nam – Nữ, hoặc tiêu thức số lượng, ví dụ: Số dư khi chia một số cho 2 chỉ có hai biểu hiện là
0 – 1 Vậy không thể nói “tiêu thức thay phiên chỉ có thể là tiêu thức thuộc tính”
8 Mục đích của xác định tổng thể thống kê là tìm các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Sai: Xác định tổng thể thống kê để có được những đánh giá nhận xét chung về các đơn
vị, phần tử cấu thành cần được quan sát, nó không chỉ là việc tìm ra các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu mà còn là những công việc như phân tích các đặc điểm bằng các phương pháp như hồi quy tương quan, chỉ số,… qua đó đưa ra xu hướng phát triển và dự báo,…
Trang 39 Thời điểm điều tra là thời điểm mà nhân viên tiến hành điều tra
Sai: Thời điểm điều tra là mốc thời gian được quy định thống nhất mà cuộc điều tra
phải thu thập thông tin về hiện tượng tồn tại đúng thời điểm đó Ví dụ, bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp ngày 31/12/2012, có nghĩa là số liệu lấy lên bảng cân đối kế toán được lấy tại thời điểm ngày 31/12/2012 chứ không phải thời điểm mà người lập bảng cân đối tiến hành điều tra
Chương 2: Tổng hợp thống kê (Phân tổ thống kê)
10 Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính và số lượng khác nhau về cách biểu hiện
Đúng: Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (một số) tiêu thức để tiến hành phân chia các
đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau Theo tiêu thức số lượng, các đơn vị sẽ được biểu hiện bằng các con số cụ thể, trong khi đó theo tiêu thức thuộc tính, các đơn vị sẽ biểu hiện bằng loại hoặc chất của đơn vị, không trực tiếp bằng các con số
11 Sau khi phân tổ hiện tượng theo một tiêu thức nào đó, các đơn vị trong cùng tổ phải khác nhau về tính chất
Sai: Mục đích của phân tổ thống kê là phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu
thành các tổ có tính chất khác nhau, nghĩa là các phần tử trong các tổ sẽ có tính chất khác nhau nhưng các phần tử trong cùng một tổ phải giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức dùng để phân tổ Có như vậy việc phân tổ mới có ý nghĩa để tổng hợp và xử lý thông tin
Trang 412 Khi phân tổ thống kê đối với các hiện tượng biến liên tục thì tùy điều kiện tài liệu có thể phân tổ có hoặc không có khoảng cách tổ
Sai: Đối với các hiện tượng biến liên tục, rất khó để có thể tách biệt các hiện tượng ra
để lập các tổ không có khoảng cách tổ Ví dụ, khi phân tổ về tỷ lệ hộ nghèo của một địa phương, để phân tổ không có khoảng cách tổ, sẽ phải liệt kê tất cả các khả năng về tỷ lệ hộ nghèo, như vậy số tổ sẽ rất lớn và gây khó khăn cho công việc xử lý thông tin trên dãy số phân
phối Vì vậy, đối với các biến liên tục, người ta thường phân tổ có khoảng cách tổ
13 Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính, các lượng biến luôn có biểu hiện khác nhau
Sai: Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính sẽ cho kết quả là các tổ khác nhau, các phần tử ở
các tổ khác nhau sẽ có biểu hiện khác nhau nhưng các phần tử trong cùng một tổ phải có biểu hiện giống hoặc gần giống nhau theo tiêu thức phân tổ Có như vậy thì việc phân tổ thống kê mới thể hiện được ý nghĩa của nó trong xử lý thông tin phục vụ cho phân tích (vì nếu các phần tử trong cùng tổ mà còn khác nhau thì tiêu thức phân tổ không còn ý nghĩa gì)
14 Khi phân tổ tiêu thức số lượng luôn luôn dùng phân tổ có khoảng cách tổ
Sai: Khi lượng biến của tiêu thức có sự thay đổi ít, tức là sự biến thiên về mặt lượng
giữa các đơn vị không chênh lệch nhiều lắm, biến động rời rạc và số lượng các biến ít, như số người trong gia đình, số máy một công nhân sản xuất,… thì có thể để mỗi lượng biến hình thành một tổ, khi đó ta có phân tổ theo tiêu thức số lượng không có khoảng cách tổ
15 Phân tổ thống kê là một trong các phương pháp quan trọng trong tổng hợp thống kê, nhưng không có tác dụng trọng phân tích thống kê
Sai: Phân tổ thống kê là phương pháp quan trọng trong tổng hợp thống kê, nó cũng là
một trong những phương pháp cơ bản quan trọng của phân tích thống kê Vì chỉ sau khi đã phân chia tổng thể nghiên cứu thành các tổ có quy mô và đặc điểm khác nhau, việc tính các chỉ tiêu phản ánh mức độ, tình hình biến động, mối liên hệ giữa các hiện tượng mới có ý nghĩa đúng đắn Phân tổ thống kê còn được vận dụng ngay trong giai đoạn điều tra thống kê
Trang 516 Đối với phân tổ thì luôn luôn cứ mỗi tiêu thức phân vào 1 tổ
Sai: Dựa vào số lượng tiêu thức căn cứ để phân tổ, phân tổ thống kê chia là hai loại:
phân tổ theo một tiêu thức và phân tổ theo nhiều tiêu thức Theo đó, mỗi tiêu thức phân vào một tổ là đặc điểm của các đơn vị được phân tổ theo một tiêu thức Đối với phân tổ theo nhiều tiêu thức, các đơn vị được phân vào các tổ dựa trên hai hoặc nhiều hơn hai tiêu thức Ví dụ, phân tổ dân cư theo 2 tiêu thức là giới tính và nghề nghiệp, mỗi đơn vị được phân vào mỗi tổ tương ứng với sự kết hợp đặc điểm trên cả hai tiêu thức giới tính – nghề nghiệp chứ không phải chỉ qua mỗi tiêu thức
Chương 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng (Số tuyệt đối – tương đối – trung bình – phương sai…)
17 Tích của số tương đối nhiệm vụ kế hoạch với số tương đối thực hiện kế hoạch ra số tương đối động thái
Đúng:
- Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch là:
- Số tương đối thực hiện kế hoạch là:
- Số tương đối động thái là:
Ta có: = x Vậy tích số tương đối nhiệm vụ kế hoạch với số tương đối thực hiện
kế hoạch là số tương đối động thái
Trang 618 Có thể dùng số bình quân để so sánh hai cái cùng loại nhưng khác quy mô
Đúng: Số bình quân trong thống kê là mức độ biểu hiện trị số đại biểu theo một tiêu
thức của tổng thể bao gồm nhiều đơn vị cùng loại Qua việc tính toán số bình quân, ta được một trị số nêu lên mức độ chung nhất, đại biểu nhất của tiêu thức nghiên cứu nên có thể sử dụng để so sánh hai hiện tượng cùng loại mà không cùng quy mô như so sánh năng suất lao động công nhân hai xí nghiệp, tiền lương bình quân công nhân hai xí nghiệp,…
19 Nếu số trung bình nhỏ hơn số trung vị thì những đơn vị có lượng biến lớn hơn số trung bình sẽ chiếm đa số
Đúng: Số trung vị (Me) là lượng biến tiêu thức của đơn vị đứng ở chính giữa trong dãy
số lượng biến, nó phân chia dãy số lượng biến thành hai phần, mỗi phần có số đơn vị tổng thể bằng nhau Khi Me hiển nhiên những đơn vị có lượng biến lớn hơn sẽ chiếm đa số trong tổng thể (vì những đơn vị lớn hơn Me đã chiếm một nửa tổng thể rồi, giờ tính thêm những đơn
vị nằm giữa và Me nữa thì chắc chắn phải lớn hơn một nửa tổng thể)
20 Số trung vị rất nhạy cảm với những lượng biến đột xuất trong dãy số
Sai: Số trung vị là lượng biến tiêu thức của đơn vị đứng ở chính giữa trong dãy số lượng biến, do đó nó chỉ thay đổi khi tần số của các lượng biến thay đổi hoặc trị số lượng biến của đơn vị đứng ở vị trí chính giữa thay đổi Nó không phụ thuộc vào những lượng biến đột xuất trong dãy số, vì vậy không thể nói số trung vị nhạy cảm với những lượng biến đột xuất
21 Xác định tổ chứa mốt chỉ cần dựa vào tần số của các tổ
Sai: Trong trường hợp phân tổ có khoảng cách tổ đều nhau, thì tổ chứa Mốt được xác
định trực tiếp thông qua tần số của các tổ (tần số lớn nhất ứng với tổ chứa Mốt) Nhưng, trong trường hợp phân tổ có khoảng cách tổ không đều nhau, tổ chứa Mốt được xác định thông qua mật độ phân phối, tức là tổ chứa mốt là tổ có tỷ lệ tần số trên khoảng cách tổ lớn nhất Vì vậy,
việc xác định tổ chứa Mốt phải căn cứ vào cả tần số và khoảng cách của các tổ
Trang 722 Hệ số biến thiên được sử dụng khi so sánh độ biến thiên giữa các chỉ tiêu khác loại hoặc các chỉ tiêu cùng loại nhưng có số bình quân khác nhau
Đúng: Hệ số biến thiên là số tương đối rút ra từ sự so sánh giữa độ lệch tuyệt đối bình
quân (hoặc độ lệch tiêu chuẩn bình quân) với số bình quân cộng.V = x 100 Hệ số biến thiên thể hiện bằng số tương đối nên có thể sử dụng để so sánh giữa các chỉ tiêu khác loại như so sánh hệ số biến thiên năng suất lao động với hệ số biến thiên về tiền lương, hoặc so sánh giữa hai chỉ tiêu cùng loại nhưng khác nhau về số bình quân
23 Hệ số biến thiên có thể sử dụng để so sánh độ biến thiên của chỉ tiêu qua thời gian
Đúng: Hệ số biến thiên là số tương đối rút ra từ sự so sánh giữa độ lệch tuyệt đối bình
quân (hoặc độ lệch tiêu chuẩn bình quân) với số bình quân cộng.V = x 100, nên nó được coi như chỉ tiêu tốt nhất đo độ biến thiên của tiêu thức để so sánh Vì vậy, có thể sử dụng hệ số biến thiên để so sánh độ biến thiên của chỉ tiêu qua thời gian
24 Trong công thức số bình quân cộng X (trung bình) = tổng x i /n thì tổng x i luôn là tổng lượng biến thiêu thức
Sai: Trong công thức số bình quân cộng giản đơn, tổng xi là tổng của lượng biến tiêu thức
Nhưng trong công thức số bình quân cộng gia quyền, do có quyền số của mỗi xi nên tổng xi không còn chỉ đơn thuần là tổng lượng biến tiêu thức, nó là tổng lượng biến tiêu thức
có tính đến quyền số của mỗi lượng biến
Trang 825 Việc xác định tổ chứa Mốt luôn căn cứ vào mật độ tổ chứa mốt
Sai: Đối với dãy số phân phối có khoảng cách tổ đều nhau, việc xác định tổ chứa Mốt
chỉ cần xác định thông qua tần số mỗi tổ, tổ chứa Mốt là tổ có tần số lớn nhất Còn trong dãy
số phân phối có khoảng cách tổ không đều nhau thì việc xác định tổ chứa Mốt mới cần xác định thông qua mật độ tần số các tổ, tổ nào có mật độ tần số lớn nhất là tổ chứa Mốt
26 Phương sai có thể được dùng để đánh giá độ biến thiên giữa Năng suất lao động và Tiền lương một công nhân
Sai: Phương sai là số bình quân cộng của bình phương các độ lệch giữa các lượng biến
với với số bình quân cộng của các lượng biến đó Phương sai chỉ được sử dụng để đánh giá sự biến thiên của bản thân từng tiêu thức, xem xét mức độ phân tán so với giá trị trung tâm Vì phương sai sẽ có đơn vị là bình phương đơn vị của lượng biến, nên nhìn chung không dùng để
so sánh giữa các chỉ tiêu khác loại Vì vậy, không thể dùng phương sai để đánh giá độ biến thiên giữa Năng suất lao động và Tiền lương một công nhân
27 Phương sai là chênh lệch giữa bình quân của bình phương các lượng biến và bình phương của số trung bình
Đúng: Phương sai là số bình quân cộng của bình phương các độ lệch giữa các lượng
biến với số bình quân cộng của các lượng biến đó:
Khai triển công thức trên tương đương với:
Vậy phương sai là chênh lệch giữa bình quân của bình phương các lượng biến và bình phương của số trung bình
28 Phương sai của lượng biến lớn thì lượng biến thay đổi nhiều
Đúng: Phương sai của lượng biến đại diện cho mức độ phân tán của lượng biến xung
quanh giá trị trung bình Phương sai càng lớn chứng tỏ các lượng biến thay đổi càng nhiều xung quanh giá trị trung bình, hay nói cách khác phương sai càng lớn thì lượng biến thay đổi càng nhiều
Trang 929 Số trung vị phụ thuộc vào tất cả các lượng biến
Sai: Số trung vị là lượng biến tiêu thức của đơn vị đứng ở vị trí chính giữa trong dãy số
lượng biến, tức là nó chỉ phụ thuộc vào các tần số trong dãy số phân phối và lượng biến của đơn vị đứng ở vị trí chính giữa dãy số, mà không phụ thuộc vào các lượng biến khác Vì thể không thể cho rằng số trung vị phụ thuộc vào tất cả các lượng biến
30 Mốt chỉ được xác định từ dãy số phân phối theo tiêu thức số lượng
Sai: Mốt là biểu hiện của tiêu thức được gặp lại nhiều lần nhất trong một tổng thể hay
trong một dãy số phân phối Như vậy, khái niệm Mốt chỉ nhắc đến số lần lặp lại của tiêu thức
mà không hề có sự phân biệt giữa tiêu thức số lượng hay tiêu thức thuộc tính Trên thực tế, với dãy số phân phối theo tiêu thức thuộc tính, ta vẫn có thể tìm được Mốt theo đúng định nghĩa, dựa vào tần số lớn nhất trong phân phối đó
31 Số trung bình nên kết hợp với dãy số phân phối
Đúng: Số trung bình đặc trưng cho mức độ đại diện, phổ biến nhất của tiêu thức nghiên
cứu, nhưng nó không phải là một chỉ tiêu hoàn hảo Do nó đã loại trừ đi ảnh hưởng của các phần tử cá biệt Trong phân tích, đánh giá, vẫn nên kết hợp với dãy số phân phối để có những kết luận chính xác nhất Ví dụ như việc xem xét doanh thu không chỉ xem doanh thu bình quân
mà nên kết hợp với dãy số phân phối để xem liệu doanh thu có đều theo thời gian hay không, những thời kì nào có biến động lớn,…
Trang 10Chương 4: Điều tra chọn mẫu – Ước lượng
32 Điều tra chọn mẫu là 1 trường hợp vận dụng quy luật số lớn
Đúng: Điều tra chọn mẫu là một loại điều tra thống kê không toàn bộ mà trong đó một số
đơn vị được chọn tra đủ lớn để điều tra thực tế và dựa vào kết quả điều ra được có thể tính
toán suy rộng cho toàn bộ hiện tượng (Đây là khái niệm gt)
Vậy muốn số liệu có thể dùng đế suy rộng cho tổng thể, thì kết quả rút ra từ mẫu phải
có tính đại diện, tức là hạn chế ảnh hưởng của yếu tổ ngẫu nhiên, nên nó là sự áp dụng quy luật số lớn
33 Khi xác định số đơn vị mẫu điều tra để ước lượng tỷ lệ, người ta chọn tỷ lệ lớn nhất trong các lần điều tra trước
Sai: Khi xác định số đơn vị mẫu điều tra để ước lượng tỷ lệ mà chưa biết tỷ lệ tổng thể,
có thể dựa vào số liệu từ các cuộc điều tra trước và chọn tỷ lệ gần 0.5 nhất trong các lần điều tra để làm tỷ lệ tổng thể Với cách chọn như vậy sẽ làm tăng tính đại diện của tổng thể mẫu
34 Trong điều tra chọn mẫu, sai số theo phương án chọn 1 lần nhỏ hơn sai số theo phương pháp chọn nhiều lần
Đúng:
Sai số chọn mẫu trung bình về trung bình:
- Theo cách chọn 1 lần (chọn không lặp): (Chép công thức ra)
- Theo cách chọn nhiều lần (chọn lặp): (Chép công thức ra)
Sai số chọn mẫu theo cách chọn 1 lần nhỏ hơn sai số chọn mẫu theo cách chọn nhiều lần do 0< 1 -
Sai số chọn mẫu trung bình về tỷ lệ: (Viết công thức và làm tương tự)