1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu dược liệu Hồng Hoa

16 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 384,99 KB

Nội dung

Bài báo cáo nghiên cứu dược liệu Hồng hoa chuyên ngành dược học. Bài báo cáo cung cấp đầy đủ những kiến thức cơ bản đến nâng cao.Trong phạm vi bài báo cáo này tôi xin trình bài về dược liệu Hồng hoa một loại dược liều có nhiều công dụng trong việc phòng và chữa bệnh được sử dụng rộng rãi trên thế giới nhưng tại Việt Nam vẫn chưa được trồng và biết đến nhiều.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Vấn đề kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại và hiện đại hóa y học cổ truyền là xu hướng chung của thời đại.

Theo cách đánh giá của tổ chức y tế thế giới WHO, Việt Nam là nước là nước có bề dày truyền thống phát triển y học cổ truyền từ hàng nghìn năm nay, cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi tạo điều kiện cho nhiều loài thực vật phát triển trong đó có rất nhiều loại có thể dùng làm dược liệu phục vụ cho sự phát triền của nền y học cổ truyền nước nhà

Việt Nam đầu tư phát triển nền y học cổ truyền nước nhà và đạt được nhiều thành công nhất đinh trong viêc phát triển y học cổ truyền dựa trên nhiều dược liệu sẵn có.

Y học cổ truyền cần được hiện đại hóa để không có nguy cơ trở thành một thứ đồ cổ trong chiều sâu của thời gian, mà sẽ là một khoa học để phục vụ cho yêu cầu của xã hội hiện đại.

Hiện đại hóa là cách dùng kiến thức, công cụ và các phương pháp nghiên cứu khoa học - kỹ thuật hiện đại để hiểu và chứng minh cơ sở khoa học của nguyên lý, lý thuyết và phương pháp chữa bệnh của y học cổ truyền, của các bài thuốc và đặc biệt là các chất có tác dụng dược lý có trong cây thuốc.

Tuy nhiên vẫn có nhiều dược liệu quý vẫn chưa được biết đến rộng rãi mọi người vẫn chưa hiểu

rõ về tính chất, công dụng của chúng Bên cạnh đó với sự phát triển y học cổ truyền và sự tiến

bộ của khoa học kỹ thuật và lợi ít kinh tế của các tổ chức cá nhân dược liệu đang bị làm giả rất nhiều và nhiều hoạt chất chiết xuất từ dược liệu còn kém chất lượng Điều này có thể ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của người sử dụng, cũng như gây mất lòng tin của mọi người khi

sử dụng các nguyên và chế phẩm từ dược liệu Vì vậy cần phải có những bài viết đề tài nghiên cứu cụ thể hướng dẫn mọi người có những kiến thức nhất định về dược liệu là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Trong phạm vi bài báo cáo này tôi xin trình bài về dược liệu Hồng hoa một loại dược liều

có nhiều công dụng trong việc phòng và chữa bệnh được sử dụng rộng rãi trên thế giới nhưng tại Việt Nam vẫn chưa được trồng và biết đến nhiều.

Trang 3

2 THỰC VẬT HỌC

Tên khoa học: Carthamus tinctorius L.

Họ: họ Cúc – Asteraceae

Tên gọi: Hồng hoa

Tên khác: Cây rum.

2.1 Sơ lược về họ hoa Cúc (Asteraceae):

Họ Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae hay Compositae), còn gọi là họ Hướng dương, họ Cúc tây, là một họ thực vật có hoa hai lá mầm Tên gọi khoa học của họ này có từ chi Aster (cúc tây)

và có từ nguyên từ gốc tiếng Hy Lạp mang nghĩa ngôi sao-hình dáng của bông hoa trong các loài của nó, được điển hình hóa thành tên gọi phổ biến chung là hoa cúc Họ Asteraceae là họ lớn thứ nhất hoặc thứ hai trong ngành Magnoliophyta, chỉ có họ Phong lan (Orchidaceae) là có thể có sự

đa dạng lớn hơn, với khoảng 25.000 loài đã được miêu tả Họ này theo các định nghĩa khác nhau chứa khoảng 900-1.650 chi và từ 13.000-24.000 loài Theo dữ liệu của Vườn thực vật hoàng gia Kew mà APG II trích dẫn, họ này chứa 1.620 chi và 23.600 loài và như thế thì nó lại là họ đa dạng nhất, do cũng theo dữ liệu của Kew thì họ Lan chỉ có khoảng gần 22.000 loài Các chi lớn nhất

là Senecio (1.500 loài), Vernonia (1.000 loài), Cousinia (600 loài), Centaurea (600 loài) Định nghĩa các chi thường có vấn đề và một số chi thường xuyên bị chia nhỏ thành các nhóm nhỏ hơn.

Họ Asteraceae phân bố rộng khắp thế giới, nhưng phổ biến nhất tại các khu vực ôn đới và miền núi nhiệt đới.

Trang 4

Họ hoa Cúc được chia ra làm 3 bộ lớn:

- Heliantheceae

- Lactuceae

- Sêncionceae

Đặc điểm hình thái cơ bản của họ Cúc:

Cụm hoa: Cụm hoa dạng đầu Bao phấn hữu tính, tức là với các nhị hoa kết hợp lại với nhau tại các gờ của chúng bởi các bao phấn, tạo thành ống Bầu nhụy với sự phân bổ cơ bản của các noãn hoa Các noãn hoa trên một bầu nhụy Mào lông (chùm lông trên quả) Quả là loại quả bế (tạo thành từ một lá noãn và không nẻ ra khi chín) Các sesquiterpen có mặt trong tinh dầu, nhưng không có các iriđôit Lá của họ hoa này có thể mọc đối, so le hoặc ít phổ biến hơn là kiểu mọc vòng Lá có thể là lá đơn có hình lông chim hoặc lá kép hình chân vịt và không có lá kèm.

Hoa cúc được chia ra làm hai kiểu cơ bản: loại có hình ống, đối xứng, toả tia và loại có hình dây (strap-shaped) đối xứng hai bên Hoa Cúc có thể đơn tính hoặc lưỡng tính tuỳ loại Bộ nhị

thường có 4 – 5 nhị hoa được bọc trong bao phấn.

Đặc trưng phổ biến và chung nhất của các loài này là trong cách nói thông thường gọi là "hoa",

là cụm hoa hay cụm hoa hình đầu (đúng ra là hoa hình giỏ (lam trạng hoa tự); là một cụm dày dặc của nhiều hoa nhỏ, thông thường gọi là các chiếc hoa (nghĩa là "các hoa nhỏ").

Các loài trong họ Cúc thông thường có một hoặc cả hai loại hoa con Vòng ngoài của cụm hoa hình đầu tương tự như ở hoa hướng dương được cấu thành từ các hoa con có dạng cánh hoa dài, được gọi là lưỡi bẹ; chúng là hoa tia Phần bên trong của đầu cụm hoa (hayđĩa) được hợp thành

từ các hoa nhỏ với các cánh hoa hình ống; chúng là các hoa đĩa hayhoa phễu hoặc hoa ống Thành phần của các hoa họ Cúc dao động từ hoa toàn tia (tương tự như ở các loài bồ công anh , chi Taraxacum) tới hoa toàn đĩa (tương tự như ở các loài cỏ dứa ).

2.2 Đặc điểm thực vật Hồng hoa:

Cây thuộc thảo, cao 0,6-1m hay hơn, không có lông, thân trắng có vạch dọc, phân cành ở ngọn

Lá mọc so le, không có cuống, gốc tròn ôm lấy thân Phiến hình bầu dục hay hình trứng dài 4-9cm, rộng 1-3cm, chóp nhọn sắc Mép lá có răng cưa nhọn thành gai không đều, mặt lá nhẵn, màu xanh lục sẫm, gân chính giữa lồi cao Cụm hoa hình đầu ở ngọn thân họp thành ngù, bao

Trang 5

chung gồm nhiều vòng lá bắc có hình dạng và kích thước khác nhau, có gai ở mép hay ở chóp, hoa nhỏ, màu đỏ cam, đẹp, đính trên đế hoa dẹt Hoa màu đỏ, hoặc da cam, tràng hình ống, phần trên xẻ 5, 5 nhị màu vàng dính liền thành ống Lá bắc có gai Quả bế có 4 cạnh lồi nhỏ dài 6-7mm, rộng 4-5mm.

2.3 Phân bố và sinh thái

Nguồn gốc: Hồng hoa là một trong những loài cây được trồng lâu đời nhất của con người Từ thời cổ đại người Ai Cập đã biết dùng hồng hoa để nhuộm vải.

Ngày nay hồng hoa được trồng nhiều ở Ấn Độ, Mỹ và Mexico Tiếp theo là Ethiopia, Kazakhstan, Trung Quốc, Aghentina,và Australia

Ở nước ta, trước đây có trồng nhiều ở Hà Giang, sau đó ít thấy trồng, đến năm 1970, ta lại nhập giống đem trồng ở nhiều nơi, từ Sapa cho tới Đà Lạt Kết quả cho thấy cây phát triển được Thường trồng bằng hạt vào mùa xuân Mùa hoa tháng 5-7, quả tháng 7-9

2.4 Thu hái và chế biến

Đầu mùa hạ khi hoa đang nở, cánh hoa chuyển từ vàng sang đỏ thì hái về để nơi thoáng gió trong râm hoặc hơi có ánh nắng cho khô Không nên phơi trực tiếp giữa nắng to để khỏi mất màu Để tiện bảo quản sau khi hái, lấy cánh hoa giã thành bánh rồi phơi khô.

Sản lượng hồng hoa trên thế giới hiện nay khoảng 600000 tấn.

Dược liệu mềm, mùi thơm vị hơi đắng Đem ngâm nước, nước nhuộm màu vàng Hoa màu đỏ tươi, mềm mại là tốt.

2.5 Bộ Phận dùng

Hoa đã phơi hoặc sấy khô của cây Hồng hoa ngoài ra lá, quả và dầu hạt cũng được sử dụng là thuốc

Trang 6

2.6 Sự nhầm lẫn với một số cây khác.

Về tên gọi thì dễ nhầm với cây hoa hồng nhưng những đặc điểm hình thái hoàn toàn khác nhau

Về hình dáng cần phân biệt với cây Tạng hồng hoa còn có tên là Phiên hồng hoa hoặc Lệ hồng hoa, có nhiều ở Tây Tạng và Âu Uyên, thuộc họ đuôi Điều đó là cây thảo sống đa niên, ở phần dưới đất thân tròn hình cầu, phình lớn, lá 6-9 phiến, lá hình dãi, không cuống.Vùng gốc có bẹ rộng bọc lại hình vẩy, khoảng tháng 9,10 từ lá nổi lên 2,3 đoá hoa màu hồng nhạt, hoa chia thành 6 phiến màu hồng đậm, nhỏ dài, trụ đầu tam thao, màu hồng tím, nhỏ dài Công dụng giống như Hồng hoa nhưng tốt hơn và giá tiền đắt hơn nên Người ta thường gọi là Tây tạng hồng hoa.

Trang 7

3 THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Các chất quan trọng trong hồng hoa là các sắc tố nhóm flavonoid Có hai loại sắc tố chính trong hồng hoa là sắc tố vàng tan trong nước và các sắc tố đỏ Sắc tố vàng gồm các chất chalcon C-glycosid là vàng safflor A và B, vàng anhydrosafflor A (và các đồng phân epimer ở C5 ' ) Sắc tố đỏ

có carthamin, carthamon (hai sắc tố chính của hồng hoa) và precarthamin.

O OH HO

OH

OH

OH O

O HO

OH

OH HO

Vàng Safflor A

O

O OH

OH HO HO OH

O OH

O HO

OHOH

OH

OH HO

O H HO

OH H

H HO

H HO

CH2OH

Vàng Safflor B

O

O OH

OH O HO OH

O OH

O HO

OHOH

OH

O

O

OH

HO OH

OH Carthamin

O O

OH

Carthamon

Trang 8

O OH

OH HO HO OH

O OH

O HO

OHOH OH

O O HO

O

OH

HO OH

OH Precathamin

Công thức của carthamin được sửa đổi nhiều lần Theo Takahashi Y và cộng sự (Tetrahedron Lett 1982,23,5163) thì cấu trúc carthamin là dẫn chất bischalcon C-glucid Carthamin kết tinh màu đỏ trong pyridin, điểm chảy 228-230 o C

Carthamon (=6'-O-glucosyl-4,4'-dihydroxy-2',5-quino chalcon) là chất kết tinh màu đỏ.

Ngoài ra trong Hồng hoa còn có các flavonoid khác như isocarthamin, isocarthmidin, neocarthamin, quercetin, rutin, kaempferol, luteolin với các dẫn xuất hydroxy và glycosid của chúng.

Ngoài các thành phần flovonoid hồng hoa còn chứa các ankan mạch dài như dotriacontan-6,8-diol, erythrohentricontan-6,8-dotriacontan-6,8-diol, heptan consan-8,10-dotriacontan-6,8-diol, và các ankan liên quan khác.

Lá hồng hoa chứa 7-glucosid của luteolin là chất hay gặp trong cây họ Cúc

Quả chứa protein (15%) và lipid(30%) Dầu béo chứa hơn 90% acylglycerol của acid chưa no: oleic (13-15%), linoleic (75-79%), và một lượng nhỏ các acyl glycerol của các acid no palmitic và stearic.Ngoài ra trong quả còn có chứa các trachelosid và 15α,20β-dihydroxy-  4 -pregnen-3-on-20-O-β-D-glucopyranosyl-(14) -glucopyranosid.

O MeO

CH2

O

O

OMe Trachelosid

Các nhà khoa học cũng đề xuất quy trình tổng hợp Carthamin từ các chất hóa học trong hồng hoa:

Trang 9

OH

HO

O OH HO

OH OH OH

2D-Glc

O OH HO

OH OH OH

D-Glc

Vàng Safflor B

oxidation

O O OH

OH HO HO OH

O OH

O HO

OHOH OH

O O HO

O

OH HO OH OH

H2O

O O OH

OH O HO OH

O OH

O HO

OHOH OH

O

O

OH HO OH OH

CO2

oxidation

2,4,6,4'-tetrahydroxychalcon

O OH HO

OH OH

OH O

O HO

OH OH HO

Vàng Safflor A

O O OH

OH HO HO OH

O OH

O HO

OHOH

OH OH HO

O H HO OH H H HO H HO

CH 2 OH

4 TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

4.1 Theo dược lý cổ truyền

Thuốc có tác dụng hoạt huyết khu ứ thông kinh Chủ trị các chứng đau kinh, kinh bế, sau sanh đau bụng, đau do ứ huyết, các chứng trưng hà tích tụ, đau khớp, ban chẩn.

Trích đọan y văn cổ:

Sách Khai bảo bản thảo: " Chủ sản hậu huyết vận, cấm khẩu, máu xấu không ra hết, cơn đau thắt, thai chết lưu, sắc với rượu uống".

Sách Bản thảo kinh sơ: " Hồng hoa là thuốc hành huyết chủ yếu Chủ trị sau sanh huyết vựng cấm khẩu, máu xấu không ra, nghịch lên xung tâm sinh ra hôn mê chóng mặt, cấm khẩu trong bụng đau do máu xấu không ra hết, thai chết trong bụng, nếu không hành huyết hoạt huyết thì thai không ra Thuốc có tác dụng hành huyết nên trị được đau bụng, trục được thai ra".

Sách Bản thảo hội ngôn: " Hồng hoa là thuốc phá huyết, hành huyết, hòa huyết chủ trị nhiều bệnh thai sản do huyết hoặc do huyết phiền, huyết vựng, hôn mê không nói được hoặc do máu xấu hại tâm, bụng rốn đau, bào thai không ra, thai chết trong bụng, không

có Hồng hoa không trị được".

Trang 10

Sách Dược phẩm hóa nghĩa viết: " Hồng hoa chuyên thông lợi kinh mạch là khí dược trong huyết, vừa có thể tả vừa có thể bổ, nếu dùng lượng 3 - 4 đồng cân thì thuốc quá cay

ôn khiến huyết tẩu tán Cùng với Tô mộc trục ứ huyết, hợp với Nhục quế thông kinh bế, hợp với Qui thược trị đau toàn thân hoặc ngực bụng đau do tác dụng hoạt huyết Nếu dùng 7 - 8 phân để sơ can, khí trợ huyết hải, đại bổ huyết hư, đó là tác dụng điều hòa huyết, nếu chỉ dùng 2 - 3 phân thuốc vào tâm, giải tà nhiệt ở tâm làm cho huyết được điều hòa".

4.2 Nghiên cứu dược lý hiện đại

Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều thử nghiệm sinh học trên nhiều động vật khác nhau kể cả con người để xác định tác dụng dược lý của hồng hoa thua được nhiều kết quả khác nhau:

Dịch chiết nước Hồng hoa trên tử cung tách riêng của chó, mèo có thai hoặc không có thai làm tăng sự co bóp rồi cuối cùng làm liệt, nhưng nếu rửa thuốc đi thì tử cung trở lại bình thường Dịch chiết nước Hồng hoa còn làm hạ huyết áp chó, mèo, làm tăng sự co bóp của tim, co nhỏ mạch máu của thận và cơ trơn phế quản của chuột thí nghiệm.

Dịch chiết nước hồng hoa có tác dụng kéo dài thời gian đông máu và ức chế sự ngưng tụ tiểu cầu Liều độc của carthamon đối với thỏ là 20-75mg cho 1 kg cơ thể và 80-85mg đối với mèo.

Dầu từ hạt hồng hóa có hàm lượng acid linoleic cao, tác động chống viêm trong xương bằng cách kiểm soát chất trung gian trong prostanoid trong phản ứng viêm, khắc phục tình trạng loãng xương và tăng hấp thụ canxi ở lòng ruột.

Khả năng chống sự oxi hóa của hồng hoa được đánh giá bằng cách xác định ảnh hưởng của 2,2-diphenyl-1 picrylhydrazyl (DPPH) lên sự phá hủy các chất cặn bả và làm giảm nồng độ sắt.

Trong cả hai thử nghiệm, chiết xuất dung dịch nước của hoa Hồng hoa khả năng chống oxy hóa rất cao Hiệu quả là 96,65% Nồng độ ức chế 50% (IC50) giá trị so với khảo nghiệm giảm ion sắt

đã được xác định là 1,140.5 mmol / g.

Tổng số hàm lượng phenol từ những bông hoa được xác định là 2,12 và 1,32 g / 100 g methanol

và các chất chiết xuất dung dịch nước tương ứng.Hàm lượng các hợp chất phenol càng khẳng định vai trò chống oxi hóa của hồng hoa.

Chiết xuất ethanol của hạt rum ức chế làm giảm mật độ lipoprotein (LDL).

Thực nghiệm chứng minh rằng cả hai methanol 300mg/kg và dehydroabietylamine phân lập từ

lá hồng hoa có tác dụng làm giảm đáng kể độc tính của CCl4, Việc bảo vệ chống lại các tác động

có hại của CCL 4 là do sự ức chế ảnh hưởng đến cytochrome P450 ngăn cản sự hình thành các gốc

tự do gây độc cho gan

Trang 11

4.3 Trong y học:

Tính vị theo đông y: vị cay, ấm vào hai kinh tâm can Có tác dụng phá ứ huyết, sinh huyết mới, kinh nguyệt bế tắc, sản hậu ứ huyết,sinh huyết mới, kinh nguyệt bế tắc, thai chết trong bụng Còn

có tác dụng giải nhiệt ra mồ hôi, phàm không ứ, trệ không được dùng.

Trong y học cổ truyền, Hồng hoa là một trong những vị thuốc được sử dụng rộng rãi, dùng riêng

lẻ hoặc phối hợp với các thuốc khác Hồng hoa giúp tuần hoàn máu, dùng trong điều trị các bệnh

về tim mạch, về máu như chứng huyết khối, chứng co thắt mạch vành, đau thắc ngực, xuất huyết não, xuất huyết não, sơ cứng động mạch não Hồng hoa cũng được dùng làm thuốc điều kinh, chữa bế kinh, rong kinh, kinh nguyệt xấu.

Hồng hoa cũng được dùng trong điều trị đau khớp mãn.

Ở Trung Quốc người ta đã nghiên cứu chế thuốc dưới dạng tiêm pha loãng với dịch truyền glucose 10% và dạng tiêm bắp.

Dầu ép từ hạt còn làm thuốc tẩy sổ liều 8-16mg.

Hạt hồng hoa có chứa 92-93% chất béo không bão hòa điều này giúp giảm cholesterol máu Chú ý phụ nữ có thai không được dùng hồng hoa.

4.4 Lĩnh vực khác

Dùng làm gia vị, thuốc nhuộm màu vàng đỏ, nguyên liệu chế màu vàng đỏ không độc để nhuộm hay nhuộm thức ăn.

Ngày nay hạt hồng hoa còn được dùng để cung cấp dầu dùng trong thực phẩm hay sử dụng trong tranh sơn dầu thay cho dầu lanh Có hai loại Hồng hoa cung cấp hai loại dầu béo khác nhau Được sử dụng nhiều hơn cả là loại dầu giàu chất béo không bảo hòa 1 nối đôi như (acid oleic), loại còn lại nhiều chất béo không bão hòa nhiều nối đôi như (acid linoleic)

5 KINH NGHIỆM VÀ BÀI THUỐC DÂN GIAN

5.1 Chữa sau khi đẻ máu xấu không ra, đau bụng, bị ngất mê man, phụ nữ kinh bế

lâu ngày, huyết tích thành hòn :

Bài 1:

Hồng hoa 8g

Tô mộc (gỗ vang) 8g

Nghệ đen đều 8g

Sắc rồi chế thêm một chén rượu vào uống (Lê Trần Đức).

Ngày đăng: 01/05/2017, 10:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w