IELTS SPEAKING PART 2: BÀI NÓI CÁ NHÂN và Cue card Sau khi các em kết thúc Part 1 phỏng vấn ngắn, giám khảo sẽ phát cho các em 1 tấm cue card, trong đó sẽ có đề cho phần nói Part 2 và 3
Trang 1BÍ KÍP TRẢ LỜI IELTS SPEAKING PART 2, PART 3
I IELTS SPEAKING PART 2: BÀI NÓI CÁ NHÂN và Cue card
Sau khi các em kết thúc Part 1 (phỏng vấn ngắn), giám khảo sẽ phát cho các em 1 tấm cue card, trong đó sẽ có đề cho phần nói Part 2 và 3 đến 4 câu hỏi gợi ý đi kèm Thông thường, đề sẽ yêu cầu các em mô tả một địa điểm/địa danh, một sự kiện hoặc một kỉ niệm nào đó mà các em đã trải qua Mỗi thí sinh sẽ chỉ có 1 phút để chuẩn bị cho bài nói thôi nhé Đương nhiên, giám khảo sẽ phát giấy và bút để thí sinh có thể ghi lại các ý cần nói
Trong phần 2 này, các em chỉ nên dành 1-2p cho bài nói thôi nhé Sau khi kết thúc, giám khảo (có thể) sẽ hỏi thêm một số câu hỏi liên quan đến bài nói Điều khó nhất của phần 2 mà rất nhiều bạn thí sinh chia sẻ đó là việc căn thời gian nói Vậy nên, các em cần “ước lượng” để có thể nói
đủ các ý mà vẫn nằm trong thời gian giới hạn 2 phút Một cách luyện tập cô đã luyện tập và cảm thấy rất hiệu quả, đó là chúng mình sẽ luyện nói ở nhà và tự bấm giờ, mình cũng nên tự thu âm bài nói của mình các em nhé Các em có thể sử dụng máy MP3 có chức năng thu âm (như cô ^^) Bằng cách tự “thu âm” và tự “đặt giờ”, các em sẽ rất dễ dàng “ước lượng” được bài nói của mình đấy
Làm thế nào để tận dụng 1 phút CHUẨN BỊ hiệu quả
Sau đây là một vài tips các em có thể áp dụng:
1 Một phút sẽ trôi qua rất nhanh, vì thế, các em nên gạch ra các ý chính cần nói một cách nhanh nhất nhé
2 Không nên suy nghĩ quá lâu hoặc làm phức tạp hóa chủ đề
3 Với mỗi câu hỏi gợi ý, các em cố gắng đưa ra được ít nhất 1 ý trả lời
4 Không nên viết cả câu, thay vào đó, ta viết “keywords”
5 Cố gắng dẫn dắt đến 1 chủ đề tương tự mà các em đã có chuẩn bị trước ở nhà
6 Các em có thể “tạm quên” đi ngữ pháp trong phần này, chỉ tập trung vào “vocabulary” và
“idea” để trả lời đủ các câu hỏi
7 Luyện tập, luyện tập và luyện tập Tại sao chúng ta không bắt đầu luyện tập trả lời câu hỏi ngay hôm nay nhỉ ? ^^
Dưới đây là một ví dụ, Cô và các em cùng tìm hiểu nhé:
Trong cue card giám khảo đưa sẽ có các thông tin sau:
You should say:
Trang 2 What kind of film it was
When you saw it
What it was about
And why you liked it or didn’t like it
Trong 1 phút, các em sẽ viết gì trong giấy “nháp” nhỉ, cùng tham khảo phần “nháp” sau nhé: Notes (1 phút)
1 The Social Network
2 True story
3 2 weeks ago
4 Creator of Facebook
5 Simple idea
6 Global branding and fame
Part 2 Main Topics
Trong phần Speaking Part 2, Cô khuyến khích các em nên tập trung chuẩn bị ý trả lời cho 6 chủ
đề chính sau đây:
1 Mô tả 1 đồ vật (object) E.g món quà (a gift), đồ vật đang sử dụng, …
2 Mô tả 1 người (person) E.g người mình ngưỡng mộ, thành viên trong gia đình, …
3 Mô tả 1 sự kiện (event) E.g lễ hội, ngày kỉ niệm…
4 Mô tả 1 hoạt động (activity) E.g sở thích…
5 Mô tả 1 địa điểm(place) E.g nơi mình đã từng đến, kì nghỉ…
6 Mô tả điều mình yêu thích (favourite) E.g cuốn sách/bộ phim/website…
Hầu hết các câu hỏi cần trả lời cho từng chủ đề đều có sự liên quan nhất định đến nhau Ví dụ:
“Describe a river, lake or sea which you like” (Mô tả một con sông, hồ hoặc biển mà em thích) là dạng câu hỏi thuộc chủ đề số 5 – khi trả lời, chúng ra có thể mô tả 1 kì nghỉ mát đến nơi có biển Nên chuẩn bị trước các ý tưởng trước khi bước vào kì thi!
Những ý tưởng cần chuẩn bị
Chúng ta không thể chuẩn bị tất cả các câu trả lời cho tất cả các chủ đề có thể gặp trong Speaking Part 2, tuy nhiên, các chủ đề sau đây các em nên cố gắng chuẩn bị thật tốt:
1 Favourites: Các em nên chuẩn bị những ý tưởng cần nói về 1 cuốn sách nào đó các em yêu thích, một bộ phim, bài hát…
2 People: Các em có thể lựa chọn chuẩn bị về 1 người nổi tiếng mà các em ngưỡng mộ, hoặc 1 thành viên trong gia đình mà các em yêu quý
3 Activities: Chúng mình nên xác định 1 sở thích và chuẩn bị ý tưởng để nói về điều đấy Hoặc
mô tả về 1 ngày đặc biệt trong đó có rất nhiều hoạt động diễn ra, ví dụ như ngày sinh nhật, lễ hội hoặc lễ cưới
Trang 34 Places: Các em nên nói về nơi các em sinh sống, hoặc nơi các em đã từng đến, các hoạt động
đã diễn ra, tại sao mình lại thích hoặc không thích nơi đó
5 Things: Các em có thể nói về đồ vật các em dùng hàng ngày, hoặc 1 món đồ mơ ước…
Chúng mình nhớ rằng ở phần 2, từ khóa là “describe” (mô tả), vậy nên các em nên chuẩn bị các tính từ hay và đặc biệt cho từng topic, ngoài ra các em nên đưa ra cảm xúc cá nhân hoặc ý kiến
cá nhân cho bài nói Thêm ví dụ hoặc kể 1 câu chuyện cũng là một cách rất tốt giúp ghi điểm với giám khảo đấy các em ạ
Làm cách nào để “nói” trong vòng 2 phút
Nhiều bạn học viên hỏi rằng “ Có cần thiết nói đủ 2 phút như yêu cầu không ?” Theo hướng dẫn của đề các em có thể nói từ 1 đến 2 phút, điều này có nghĩa, các em không cần thiết phải nói
chính xác tuyệt đối 2 phút Mặc dù vậy, lời khuyên của cô đó là các em nên cố gắng nói, nói không ngừng cho đến khi giám khảo ngắt lời.
Sau đây cô sẽ chia sẻ 1 vài tips giúp các em có thể nói liên tục nhé:
1 Nói lần lượt các ý được yêu cầu trong cue card theo trình tự
2 Cố gắng phát triển các ý, kể cả ý đơn giản nhất Ví dụ: nếu ý đầu tiên cần phải nói cho chủ đề
“describe a person” (mô tả 1 người) là “who is it?” (người đó là ai?), chúng ta không nên nói
“I’m going to describe my father” (Tôi sẽ mô tả về bố của tôi) Thay vào đó, hãy thêm các thông tin, như tên, tuổi, ngoại hình, nơi sinh sống và công tác, các em có thường xuyên nói chuyện với người đó không…
3 Đưa ví dụ và kể chuyện
Để cải thiện điểm số phần Speaking IELTS, cố gắng đưa ra các ví dụ hay để mở rộng câu trả lời Những ví dụ có tính thực tế cao hoặc các câu chuyện liên quan sẽ giúp tăng điểm phần thi nói Trong part 2, khi đưa ví dụ trong câu trả lời sẽ giúp bài nói dài hơn Trong part 3, ví dụ lại giúp làm rõ nghĩa hơn câu trả lời của mình
Dưới đây là 1 câu trả lời mẫu mà bạn thí sinh đã mở rộng khi nói Part 2, chủ đề về Mobile phone:
“ For example, yesterday I used my phone to call some friends to arrange a get-together this weekend Some of them didn’t answer, so I either left a message in their voicemail or I sent them
a text I also replied to few emails while I was waiting in a queue at the bank.”
Dùng đúng thì (tense)
Trang 4Hai câu hỏi được đặt ra
- Có thể dùng thì quá khứ khi mô tả về 1 người đang còn sống không?
- Khi tả người, thì nào phù hợp?
Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên là Có Các em có thể nói: “My father was always a good role
model for me when I was growing up” Câu này không ám chỉ rằng người được nói đến không còn sống, nó chỉ mang 1 nét nghĩa đó là người nói đã lớn/trưởng thành và không còn nhỏ (growing up) nữa!
Câu trả lời cho câu hỏi thứ hai là it depends Như cô đã đề cập ở bên trên, các em có thể sử dụng
thì quá khứ, nhưng cũng có thể dùng thì hiện tại và/hoặc tương lai, ví dụ: “My father was always kind to me when I was a child, and he still helps me whenever I need something I’m sure he will always be there for me.”
3 tips quan trọng
Dưới đây là 3 tips có thể áp dụng cho IELTS Speaking Part 2 cô muốn chia sẻ với các em:
1 Tận dụng 1 phút chuẩn bị thật tốt: thử trả lời các câu hỏi bằng tiếng Việt, sau đó viết lại
càng nhiều ý tưởng càng tốt bằng Tiếng Anh
2 Đưa ví dụ thực tế: nói lên suy nghĩ thực sự của mình, nói về cuộc sống thực sự và đưa ra các
ví dụ có thật Đưa ví dụ rất quan trọng; bất kể lúc nào chúng ta “bí” ý tưởng, chúng ta có thể đưa
ra các ví dụ giúp bài nói dài và phong phú hơn
3 Không nên quá quan tâm đến ngữ pháp: chúng ta sẽ không có nhiều thời gian để nghĩ về
cách chia động từ thể bị động hoặc câu điều kiện Hãy chỉ tập trung vào việc đưa ra các ý trả lời câu hỏi được yêu cầu
Không cần chú trọng nhiều vào eye-contact
Rất nhiều thí sinh lo lắng về việc phải giữ “eye-contact” với giám khảo, điều này rất nên chú ý khi nói Part 1 và Part 3, tuy nhiên, với Part 2 này, nó không quá cần thiết
Trong phần nói Part 2, điều quan trọng là chúng ta phải trả lời trọng tâm câu hỏi theo các gợi ý,
có nghĩa rằng, các em cần nhìn vào giấy “nháp” để đảm bảo không trả lời thiếu ý
Dùng câu hỏi để làm định hướng cho các câu trả lời Trả lời lần lượt các câu hỏi, đảm bảo rằng trả lời hết các câu hỏi được yêu cầu
Các em nên nhìn vào giấy “nháp”để nói đủ ý đã chuẩn bị từ trước
Trang 5Lưu ý: giám khảo sẽ không trừ điểm vì thiếu eye-contact, nhưng sẽ trừ điểm nếu các em không
trả lời đúng và đủ trọng tâm câu hỏi
Lấy ý tưởng từ các chủ đề khác
Chúng ta không cần thiết phải chuẩn bị câu trả lời cho tất cả các chủ đề Thay vào đó, cố gắng tận dụng các ý tưởng đã chuẩn bị sẵn cho các chủ đề tương tự/tương đồng Chúng ta cùng xem ví
dụ dưới đây nhé:
Describe a time when you received some money as a gift You should say:
Who gave it to you
What the occasion was
How you left
And explain what you did with the money
Nếu liên kết các câu hỏi trong chủ đề này với các chủ đề khác, chúng ta sẽ thấy câu hỏi trở nên đơn giản hơn rất nhiều
Một vài ideas trả lời cho câu hỏi bên topics:
1 You could say that you received money for your birthday and took your friends out for a meal
2 You could say that you bought yourself a new phone
3 You could say that you used the money to pay for a holiday or trip
Lưu ý: Các em có thể sử dụng ý tưởng cô đưa ra trên đây, tuy nhiên, cô khuyến khích chúng ta
nên cố gắng tạo ý tưởng và biến nó trở thành của mình nhé
Không sử dụng các cụm công thức
Nhiều bạn học sinh thường có thắc mắc rằng liệu các cấu trúc dưới đây có hữu ích cho Speaking Part 2 hay không:
I guess I could begin by saying something about (point 1) and I think I would have to choose…
Going on to my next point which is (point 2), I really need to emphasize that (explain point 2)
And now with reference to (point 3), the point I want to make here is that (explain point 3)
And so finally, if I have time, in answer to question of (point 4), really I should mention that…
Trang 6Theo các em, những công thức trên có phải là cách hiệu quả nhất để đạt điểm cao không? Câu trả
lời là NO!
Các giám khảo IELTS sẽ không đánh giá cao việc nói theo công thức như này Việc nói theo công thức có sẵn sẽ làm cho bài nói của chúng ta mất đi độ tự nhiên, giám khảo sẽ nhận ra rằng chúng ta đang học vẹt Chắc chắn rằng điều này sẽ không gây ấn tượng nào cho bài thi của mình với giám khảo cả đâu các em ạ
Tuy nhiên, học theo công thức cũng có những lợi ích, đó là nó giúp cho câu trả lời của em có hệ thống hơn Các em có thể cảm thấy tự tin hơn khi đưa ra các ý tưởng cho bài nói Nhưng vẫn có các nhược điểm sau của việc học theo công thức:
1 Các em sẽ có xu hướng tập trung nhớ các cụm công thức mà quên đi các ý chính mình cần nói trong bài
2 Giám khảo sẽ biết rằng các em học thuộc vì sự tự nhiên của bài nói sẽ biến mất Từ đó, họ sẽ đánh giá rằng trình độ tiếng Anh của thí sinh không cao
Làm cách nào để đạt điểm cao? Thu âm, chép tay và phân tích
Dưới đây, Cô sẽ chia sẻ các bước các em có thể áp dụng khi luyện nói ở nhà:
1 Chọn chủ đề nói có mẫu giống bài thi thật, có thể dùng các topic từ bộ Cambridge
2 Thu âm câu trả lời của mình, có thể thu âm 1 phần hoặc cả bài nói
3 Nghe lại bài thu âm và viết lại ra giấy (viết lại tất cả những gì các em nói)
4 Phân tích lại bài nói đã chép lại Tự hỏi bản thân làm cách nào để cải thiện câu trả lời của mình?
5 Nghiên cứu và tìm hiểu các cách để giúp cho câu trả lời của mình tốt hơn
6 Trả lời lại các câu hỏi 1 lần nữa với câu trả lời mới Thu âm, chép tay và phân tích
7 Tiếp tục các bước trên nhiều lần cho đến khi cảm thấy hài lòng với câu trả lời của chính mình
Nếu chúng ta liên tục luyện tập bằng các cách trên hàng ngày trong một tháng, Cô tin chắc rằng các em sẽ có cải thiện được sự tự tin khi nói cũng như diễn đạt ý tưởng và câu trả lời tốt hơn rất nhiều đấy
Các chiến lược hiệu quả
1 Cố gắng mở rộng các ý chính một cách chi tiết nhẩ Với 3 câu hỏi đầu tiên, các em nên cố gắng nói nhiều và chi tiết, tránh việc thừa quá nhiều thời gian cho câu hỏi cuối
2 Kể 1 câu chuyện: khi các em kể về 1 câu chuyện thật đã từng xảy ra, các em sẽ không gặp nhiều khó khăn để phát triển các ý tưởng cho bài nói Các câu chuyện sẽ gây hứng thú cao với người nghe (giám khảo) hơn nhiều đấy các em ạ
Trang 73 Đưa ra ví dụ Việc dùng ví dụ cũng giúp các em biến nó thành 1 mẩu chuyện nhỏ, từ đấy bài nói cũng gây nhiều thiện cảm hơn
4 Khi mô tả 1 đồ vật, các em đừng quên mô tả chi tiết về nó nhé Ví dụ về kích thước, màu sắc, hình dạng, chất liệu, vị trí (Just under my living room window)
Không nên quá lo lắng về thái độ của Giám khảo
Có nhiều bạn thí sinh chia sẻ rằng các bạn rất lo lắng nếu Giám khảo có thái độ nghiêm nghị hoặc thể hiện sự cáu kỉnh trong buổi thi Có thể kể đến những điều khiến các thi sinh lo lắng đó
là giám khảo không cười hoặc không nhìn thí sinh khi nói, ngắt lời bài nói, hoặc nhìn đồng hồ quá nhiều Vậy điều này có phải là dấu hiệu rằng điểm bài nói của chúng mình sẽ thấp không nhỉ?
Câu trả lời là không nhé các em! Đừng lo lắng nếu có các dấu hiệu đó từ giám khảo Thái độ của giám khảo không phải là điều quan trọng đâu các em ạ, các em hãy lờ đi những điều đó và chỉ tập trung vào câu trả lời của mình cho thật tốt thôi nhé
Lưu ý: Đôi khi những giám khảo có thái độ thân thiện, luôn tươi cười vẫn có thể cho các em điểm thấp cho bài nói Và ngược lại, vị giám khảo nghiêm nghị, gây khó khăn hoặc tỏ thái độ không hứng thú với bài nói lại có thể cho chúng ta điểm cao đấy các em ạ!
Làm cách nào để cải thiện sự tự tin
Dưới đây là một vài tips các em có thể áp dụng để tăng sự tự tin khi làm bài thi Speaking nhé:
Chuẩn bị sẵn kiến thức về bài thi: các em cần nắm vững các phần của 1 bài thi nói
Luyện tập thật nhiều: chắc chắn rằng một bạn học sinh luyện tập tất cả các câu hỏi trong
8 bộ Cambridge sẽ tự tin nhiều hơn so với một bạn chưa luyện tập bao giờ
Viết các câu trả lời ra giấy: khi tự học ở nhà, các em sẽ có thời gian để chuẩn bị các câu trả lời ‘tốt nhất’ Hãy viết các câu trả lời ra giấy và nhờ 1 người bạn kiểm tra và đưa ra lời khuyên
Nói thành tiếng: bắt đầu bằng cách viết câu trả lời ra giấy (giống như việc 1 diễn viên đọc kịch bản), sau đó nói thành tiếng mà không cần nhìn lại ‘kịch bản’ đó
Tự thu âm: điều này giúp các em phân tích được chất lượng câu trả lời của chính mình, cũng như cả phần phát âm, từ vựng và ngữ pháp
Tập trung vào các ý tưởng: khi nói, việc bảo đảm ngữ pháp hoàn hảo rất khó, vì thế Cô luôn khuyên các học viên rằng đừng quá lo lắng về cấu trúc ngữ pháp, hãy chỉ tập trung diễn đạt ý tưởng thật tốt mà thôi Điều này có nghĩa rằng các em nên trau dồi vốn từ vựng của bản thân
Trang 8Tầm quan trọng của phát âm
Trong bài thi IELTS Speaking, phát âm chiếm 25% điểm số của toàn bài Rất nhiều bạn vẫn mơ
hồ giữa định nghĩa “pronunciation” (phát âm) và “accent” (ngữ điệu) Hai điều này hoàn toàn khác nhau nhé!
Sẽ không có giám khảo nào yêu cầu các em phải nói giọng chuẩn Anh-Anh hoặc Anh-Mỹ cả đâu các em ạ Thực tế, giám khảo sẽ không bao giờ đánh giá ngữ điệu (accent) của chúng ta
Điểm phát âm “pronunciation” sẽ được chấm dựa trên các tiêu chí sau:
Mạch lạc (clartity) – nói rõ ràng
Tốc độ (speed) – không quá nhnah, không quá chậm
Trọng âm của từ (word stress)
Trọng âm của câu (sentence stress)
Ngữ điệu của câu nói (intonation) – việc lên xuống của giọng
Thật không dễ dàng để có thể cải thiện các tiêu chí trên trong một sớm một chiều Phát âm chuẩn
và chính xác là kết quả của một quá trình nghe và luyện nói trong một thời gian dài Tuy nhiên,
cô có 1 tip rất hay mà các em có thể ghi nhớ: Hãy bỏ đi nỗi lo lắng về ngữ điệu “accent”, chỉ tập trung vào việc nói một cách rõ ràng và dễ hiểu thôi – “ Stop worrying about your accent, and focus on speaking clearly”
Tầm quan trọng của ngữ pháp và từ vựng
Như cô đã chia sẻ bên trên, thật khó để đảm bảo ngữ pháp hoàn hảo khi nói Nhưng nó lại đơn giản hơn rất nhiều khi mình chuyển hướng sang từ vựng, điểm bài nói sẽ được cải thiện rất nhiều đấy các em ạ
Chúng ta nên nhớ rằng:
Ngữ pháp chỉ chiếm 25% điểm toàn bài nói
Nếu tập trung quá vào lỗi ngữ pháp, chúng ta sẽ mất đi độ trôi chảy của toàn bài
Nếu sử dụng quá nhiều các cấu trúc ngữ pháp khó, bài nói sẽ không còn tự nhiên
Chúng ta chỉ có thể không mắc các lỗi ngữ pháp nếu chúng ta được sống tại nước nói tiếng Anh trong một thời gian dài thôi
Lưu ý: Điểm cao được cấu thành bởi 4 yếu tố: từ vựng, ý tưởng, ý kiến cá nhân và độ trôi chảy (vocabulary, ideas, opinions, fluency)
Trang 9II IELTS SPEAKING PART 3: Discussion (thảo luận)
Trong phần 3 này, các em sẽ có một phần Thảo luận với giám khảo Chủ đề sẽ (có thể) liên quan đến bài nói ở phần 2, nhưng sẽ tập trung vào các lý thuyết trừu tượng hơn Nhiệm vụ của chúng
ta đó là diễn giải và làm rõ ý kiến cá nhân của mình Chính vì vậy phần này được gọi là
Discussion (thảo luận), mà thực tế trong bài thi, chủ yếu là thí sinh trình bày câu trả lời Để giúp các em hình dung rõ hơn, cô sẽ đưa ra ví dụ sau nhé Trong phần 2, các em sẽ sẽ nhận được 1 cue card có các thông tin sau:
Describe a good friend of yours You should say
Where and when did you meet
What did you do together
What do you like about him/her
Why is he/she a good friend of yours
Sau đó, khi đến phần 3, giám khảo có thể hỏi các em các câu hỏi sau:
1 Who cannot be a good friend of yours? Tell the properties os such a person
2 What do you value and not value in people?
3 Can people, opposite in personality, be good friends?
4 What do the children think about friendship? What about the adults? Compare them
5 What do you think of friendship through internet? What good and bad sides does it have?
Các loại câu hỏi thường gặp
Sau đây là các loại câu hỏi giám khảo có thể đặt ra cho chúng ta:
1 Compare and contrast (so sánh và đối chiếu)
2 Give an opinion (đưa ra ý kiến)
3 Imagine (tưởng tượng)
Nếu chủ đề là về “cities”, giám khảo có thể hỏi chúng ta:
1 How is life different in cities compared to rural areas?
2 How do you think life in big cities could be made easier?
3 What do you think cities will be like in 50 years time?
Dưới đây, cô sẽ đưa ra một số câu trả lời cho các câu hỏi trên, các em chú ý tới các dấu hiệu về
so sánh, đưa ra ý kiến và suy đoán tương lai mà cô gạch chân nhé
1 Firstly, the cost of living in cities is much higher Housing is much more expensive in cities compared to rural areas; every thing costs more I think life in cities is more difficult There are
Trang 10more people, so there’s more competition for jobs Life is a lot slower in rural areas, everyone knows each other and there’s a sense of community I don’t think rural areas experience the social problems that you find in cities, like crime and homelessness
2 In my opinion cities need to be well-planned Good public transport can definitely make life easier because there are so many people and it can be really stressful just to move around Public areas like parks are also important because people need space to relax, and I think cities should
be made into healthier places to live an work
3 I imagine cities will be less polluted because we’ll have electric cars and better public
transport More people might work from home so maybe cities won’t be so busy But I think there will probably still be problems because more and more people are migrating to cities So I’m not so optimistic about issues like crime, homelessness and unemployment
So sánh quá khứ và hiện tại
Ở phần 3 này, các em sẽ gặp phải những câu hỏi yêu cầu chúng ta phải so sánh quá khứ và hiện tại Khi đó, giám khảo sẽ tập trung chú ý vào các thì được dùng trong câu trả lời Ví dụ:
Are there ant differences between the types of people who were seen as celebrities in the past and those who are celebrities nowadays?
Yes, I think there have bene some big changes in the types of people who become famous In the past, before the invention of television, I suppose there were very few national or international celebrities; maybe kings and queens, military, political and religious leaders were the only household names With the advent of TV and radio, performers such as actors and musicians became more well-known However, we now seem to have a competely new breed of celebrity
as a result of ‘reality’ television programmes; these are people who don’t really have any special skills as performers, but who are famous for just being themselves
Tăng độ dài cho câu trả lời
Dưới đây là 3 kĩ thuật giúp các em đưa ra được câu hỏi dài hơn, và chi tiết hơn:
1 Liên tục hỏi bản thân câu hỏi “why?”
2 Giảng giải cho các lựa chọn của mình
3 Đưa ví dụ
Câu hỏi:
Do you think that school children should be encouraged to have their own ideas, or is it more important or them to learn what their teacheres give them?
Answer: