1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên ở Hà Tĩnh

10 1,5K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 262,46 KB

Nội dung

bài tập lớn tài nguyên thiên nhiên ở hà tĩnh gồm : các loại tài nguyên gì, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên khí hậu, tài nguyên phân bố ở khu vực nào?

Trang 1

Bài Tập

Đề Tài: Tài nguyên khoáng sản ở địa phương anh/ chị sinh sống

Cụ thể: Nơi sinh sống Hà Tĩnh

Sinh viên: Võ Thị Nguyệt Môn: Bản đồ học

Mã SV: 11153281

Chuyên Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên 57

Trang 2

Bản đồ khoáng sản tỉnh Hà Tĩnh

Được biên tập theo bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:200.000, giấy phép xuất bản số

131/CXB

1.Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh Khoáng sản Hà Tĩnh nằm rải rác ở hầu khắp các huyện trong tỉnh, từ vùng ven biển đến vùng trung du miền núi, tập trung vào các nhóm:

Khoáng sản nhiên liệu bao gồm than đá chủ yếu tại huyện Hương Khê và than nâu Chợ Trúc (xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê)

Trang 3

Nhóm kim loại chủ yếu Quặng sắt có 10 điểm quặng sắt

đã được nghiên cứu ở các mức độ khác nhau, gồm

Thạch Khê, Hương Thu, Hói Trươi, Hoà Duyệt, Hòn Bàn, Khe Lấp, Kỳ Liên, Mộc Bài, Văn Cù;

Các điểm khoáng sản sắt - mangan Phú Lộc, Thượng Lộc (huyện Can Lộc), Núi Bạc xã Đức Lập (huyện Đức Thọ) và các biểu hiện khoáng sản sắt - mangan Đồng Kèn (xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà), Vũng Chùa (xã

Cương Gián, huyện Nghi Xuân), Hàm Sơn (xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà) đang được Liên đoàn Địa chất Bắc Trung

Bộ tổ chức đánh giá triển vọng

Ngoài ra trong nhóm kim loại còn có thiếc khe Bún ở xã Sơn Kim, Hương Sơn đã được Liên đoàn Địa chất bắc Trung Bộ tìm kiếm tỷ lệ 1:10.000 (1995) trên diện tích

21 km2 và Titan (Ilmenit) tại các xã Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh và một số điểm quặng vàng

Nhóm khoáng chất công nghiệp gồm phosphorit, than bùn, kaol in, cát thuỷ tinh, thạch anh

Một số điểm có tài nguyên khoáng sản lớn ở Hà Tĩnh

Mỏ sắt Thạch Khê

Là mỏ sắt lớn nhất nước ta Theo TS Nguyễn Thanh

Giang- một trong những người tìm ra mỏ sắt này cho biết : Mỏ sắt Thạch Khê nằm cách thành phố Hà Tĩnh 18km về phía đông bắc Cách bờ biển 1,6km, cách cảng Vũng Áng 66km Đây là mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á với trữ lượng nửa tỉ tấn, trữ lượng của nó chiếm đến phân nửa trữ lượng quặng sắt Việt nam Hàm lượng sắt trung bình cho toàn mỏ là 58%.Mỏ sắt Thạch Khê có trữ lượng lớn, quặng có hàm lượng sắt cao, hệ số bóc đất

đá nhỏ (1,76 m3/tấn) dẫn đến giá thành sản xuất thấp Hiện nay, đang có nhiều dự án khai thác và tuyển

quặng sắt ở mỏ Thạch Khê Nhưng vấn đề khai thác còn gặp nhiều bất cập

Trang 4

- Về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phong phú và đa dạng, quy mô khá lớn, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế Trên địa bàn Hà Tĩnh

đã điều tra khảo sát 121 khu vực mỏ khoáng sản làm VLXDTT kể cả đất san lấp có tổng diện tích 6.193 ha, tài nguyên khoảng 1.522.095 ngàn m3, trong đó có 31 khu vực đá xây dựng, 23 khu vực sét gạch ngói, 31 khu

vực cát xây dựng và 36 khu vực đất san lấp Hầu hết các điểm mỏ nằm lộ thiên, dễ nhận biết chất lượng và

nhiều điểm mỏ phân bố gần các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, thuận tiện cho khai thác sử dụng

Bảng 1.Tổng hợp tiềm năng tài nguyên các mỏ khoáng sản làm VLXDTT

TT Tên khoáng sản Số điểmmỏ Diện tích

(m2)

Tiềm năng (ngàn m3)

1 Đá xây dựng 31 3.33 1.238.640

2 Sét gạch ngói 23 441 10.125

3 Cát, sỏi xây dựng 31 464 22.92

4 Đất san lấp 36 1.963 254.45

Trang 5

Bản đồ Quy Hoạch sản xuất vật liệu xây dựng đến năm

2020 của tỉnh Hà Tĩnh

- Ngoài ra Hà Tĩnh còn có nguồn nước khoáng nóng Sơn Kim (Nậm Chốt) ở xã Sơn Kim, huyện Hương Sơn được phát hiện trong điều tra địa chất tỷ lệ 1:200.000 (1979), Công ty Kinh doanh tổng hợp đầu tư Sản xuất Nhập khẩu khai thác (1994) và điều tra đánh giá (1995)

Nguồn nước lộ thành nhiều mạch từ những khe nứt của

đá granit bên bờ phải suối Nậm Chốt, trên độ dài gần

100 m từ chân cầu về phía hạ lưu, tại đây nước bốc hơi

mù mịt

2.Tài nguyên biển

Trang 6

Hà Tĩnh có bờ biển dài 137km với nhiều cửa sông lớn, là ngư trường lớn để khai thác hải sản Theo kết quả

nghiên cứu, biển Hà Tĩnh có trên 267 loài cá, thuộc 90

họ, trong đó có 60 loài có giá trị kinh tế cao, 20 loài tôm, nhuyễn thể như sò, mực, Tiềm năng hải sản ở Hà Tĩnh rất lớn, trữ lượng cá ước tính 86.000 tấn, trữ lượng cá đáy 45.000 tấn, các nổi 41.000 tấn

Trong đó có khả năng cho phép đánh bắt 54.000

tấn/năm Trữ lượng tôm cá vùng lộng khoảng 500 - 600 tấn, trữ lượng mực vùng lộng 3.000 - 3.500 tấn Bờ biển

Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng về khoáng sản như cát

quặng và nhiều vị trí có thể xây dựng cảng biển (hiện

đã có 2 cảng vận tải, 2 cảng cá) Nhiều bãi biển đẹp như Thiên Cầm, Xuân Thành, Thạch Hải, Đèo Con đã được khai thác phục vụ du lịch, nghĩ dưỡng

3.Tài nguyên rừng và động vật

Hà Tĩnh hiện có 276.003 ha rừng Trong đó rừng tự

nhiên 199.847 ha, trữ lượng 21,13 triệu m3, rừng trồng 76.156 ha, trữ lượng 2,01 triệu m3, độ che phủ của rừng đạt 45 %

Rừng tự nhiên thường gặp là kiểu rừng nhiệt đới, vùng núi cao có thể gặp các loại rừng lá kim á nhiệt đới

Rừng trồng phần lớn là thông nhựa, hiện có trên 18000

ha trong đó có trên 7000 ha có khả năng khai thác, Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có trữ lượng rừng giàu của

cả nước (trữ lượng rừng trồng đạt 1469863 m3, trữ

lượng rừng tự nhiên đạt 21115828 m3)

Thảm thực vật rừng Hà Tĩnh rất đa dạng, có trên 86 họ

và 500 loài cây gỗ Trong đó có nhiều loại gỗ quý như lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơmu và nhiều loài thú quý hiếm như hổ, báo, hươu đen, dê sừng thẳng, trĩ, gà lôi và các loài bò sát khác

Trang 7

Đặc biệt có Vườn Quốc gia Vũ Quang (ở huyện Vũ

Quang và Hương Khê) có khoảng 300 loại thực vật và nhiều loại động vật quý hiếm Đã phát hiện được 2 loại thú quý hiếm là Sao La và Mang Lớn Rừng Vũ Quang có địa hình núi cao hiểm trở, tách biệt với xung quanh, khí hậu nhiệt đới ẩm rất thuận lợi cho các loại động, thực vật phát triển Đây là khu rừng nguyên sinh quý hiếm còn có ở Việt Nam là một trong những hệ sinh thái có giá trị kinh tế, khoa học và cảnh quan

Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ cũng là một địa điểm có giá trị cao, theo số liệu điều tra, tại đây có hơn 414 loài thực vật, 170 loài thú, 280 loài chim, trong đó có 19 loài chim được ghi vào sách đỏ Việt Nam

Ngoài ra, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Hà Tĩnh cũng khá phong phú, có nhiều loại thực động vật thuỷ sinh có giá trị kinh tế cao Tập trung phần lớn ở khu vực các cửa sông lớn như Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu

4.Tài nguyên nước

Hà Tĩnh có nguồn nước phong phú nhờ hệ thống sông suối hồ đập khá dày đặc Với 266 hồ chứa có tổng dung tích trữ trên 600 triệu m3, 282 trạm bơm có tổng lưu lượng 338.000m3/s, 15 đập dâng tổng lưu lượng cơ bản 6,9m3/s với trữ lượng này hiện tại Hà Tĩnh đã phục vụ tưới được 47.737 ha/vụ

Trang 8

Toàn tỉnh có trên 30 con sông lớn nhỏ với tổng chiều dài trên 400km, trữ lượng khoảng 9 - 10 tỷ m3/năm Tổng lưu vực của các con sông khoảng 5.924km2, trong đó Sông La do 2 con sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố hợp

thành với diện tích lưu vực 3.221km2 Sông Cửa Sót là hợp lưu của Sông Nghèn và sông Rào Cái với diện tích lưu vực 1.349km2 Sông Cửa Nhượng là hợp lưu của sông Gia Hội và Sông Rác có diện tích lưu vực 356km2 Sông Cửa Khẩu là hợp lưu của Sông Trí và Sông Quyền với diện tích lưu vực 510km2 Sông Rào Trổ có lưu vực bao gồm các xã Kỳ Tây, Kỳ Thượng, Kỳ Sơn, Kỳ Lâm, Kỳ Lạc, Kỳ Tân, Kỳ Hoa, Kỳ Hợp, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh và các xã Ngư Hoá, Phong Hoá thuộc huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình Sông Rào Trổ có chiều dài hơn 60

km với diện tích lưu vực 556 km2, phần đi qua đất Hà Tĩnh có chiều dài 54 km, với diện tích lưu vực là 488

km2 Sông rào Trổ đổ vào sông Nguồn Nậy tại xã Phong Hoá, trước khi hợp lưu với sông Gianh, tỉnh Quảng

Bình Các con sông ở Hà Tĩnh là nguồn cung cấp nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt và các hoạt động phát triển kinh tế xã hội đồng thời cũng có chức năng thoát lũ về

mùa mưa lũ

Lưu lượng nước sông khá lớn nhưng việc sử dụng phục

vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt còn bị hạn chế do bị khô cạn vùng thượng và nhiễm mặn ở hạ lưu Nước ngầm ở Hà Tĩnh tuy chưa có số liệu điều tra toàn diện nhưng qua các số liệu đã thu thập được cho thấy mức độ nông sâu thay đổi phụ thuộc địa hình và lượng mưa trong năm Thông thường vùng đồng bằng ven biển có mực nước ngầm nông, miền trung du và miền núi nước ngầm thường sâu và dễ bị cạn kiệt vào mùa khô, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của nhân dân trong vùng

Trang 9

Đặc biệt, Hà Tĩnh có mỏ nước khoáng ở Sơn Kim huyện Hương Sơn có chất lượng tốt, vị trí thuận lợi cạnh đường Quốc lộ 8 và gần cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo rất có điều kiện để phát triển thành một khu du lịch dưỡng bệnh

5.Tài nguyên du lịch và nhân văn

Hà Tĩnh thuộc vùng du lịch Bắc bộ, tiểu vùng du lịch Nam Bắc bộ gồm Nghệ An và Hà Tĩnh Trong chiến lược phát triển chung của cả nước, du lịch Hà Tĩnh được xác nhận là một điểm quan trọng trên tuyến xuyên Việt có tính chất trung chuyển

Từ Hà Tĩnh, du khách có thể đi thăm các khu du lịch đặc sắc về sinh thái, lịch sử văn hoá của Hà Tĩnh như Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang, hồ Kẻ Gỗ, các di tích gắn với cuộc đời của Đại thi hào Nguyễn Du, những di tích gắn với chiến thắng vẻ vang của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước như Ngã ba Đồng Lộc;

du khách có thể nghỉ ngơi tại bãi biển Xuân Thành,

Thiên Cầm, Thạch Hải, Đèo Con, khu dưỡng bệnh suối nước nóng Sơn Kim hay từ Hà Tĩnh du khách có thể đi thăm di tích quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thắng cảnh đẹp của Nghệ An, theo đường biển đi Đồ Sơn, Hạ Long hoặc xuôi vào Phong Nha - Quảng Bình, Huế,

Quảng Nam, Đà Nẵng, Hội An và xa hơn nữa - du khách cũng có thể theo quốc lộ 8 qua Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo tham quan Lào và các nước khác trong khu vực ASEAN

6.Tài nguyên đất

Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên 6.055,7 km² trong đó:

Trang 10

Đất ở: 6.799 ha

Đất nông nghiệp: 98.171 ha

Đất lâm nghiệp: 240.529 ha

Đất chuyên dùng: 45.672 ha

Đất chưa sử dụng: 214.403 ha

Tài nguyên đất của Hà Tĩnh khá đa dạng, bao gồm 9 nhóm đất: đất cát, đất mặn, đất phèn mặn, đất phù sa, đất bạc màu, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất dốc tụ, và nhóm đất mòn trơ sỏi đá Chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất phù sa (chiếm tương ứng 51,6% và 17,73% diện tích đất tự nhiên của tỉnh Đất đỏ vàng được hình thành trên đá phiến sét, có màu đỏ vàng điển hình Loại đất này có tầng dày thích hợp với nhiều loại cây trồng đặc biệt là các loại cây dài ngày và là loại rất có tiềm năng của tỉnh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Website : http://sotnmt.hatinh.gov.vn ( Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hà Tĩnh )

Website : http://hatinh.gov.vn ( Cổng thông tin tỉnh Hà Tĩnh ) Wekimedia

Ngày đăng: 27/04/2017, 10:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w