Mục lụcI.Cơ sở hình thành11.Khái niệm Đoàn kết quốc tế của HCM12.Truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN13.Chủ nghĩa Mác Lênin và Quốc tế cộng sản2II.Vai trò của đoàn kết quốc tế31.Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam32.Góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại4III.Nội dung và hình thức của đoàn kết quốc tế41.Các lực lượng cần đoàn kết42.Hình thức tổ chức6IV.Nguyên tắc đoàn kết quốc tế71.Cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình72.Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực tự cường8V.Ý nghĩa và vận dụng hiện nay91.Ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế92.Vận dụng trong giai đoạn hiện nay9VI.Kết luận10
Trang 1ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN – ĐHQG TPHCM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ
VÀ LIÊN HỆ THỰC TẾ HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn: Đoàn Thị Minh Phượng
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 7
1. Nguyễn Thanh Hưởng – 1412220
2. Trần Lê Anh Khoa – 1412252
3. Bùi Chí Kiên – 1412265
4. Võ Anh Kỳ - 1412275
5. Huỳnh Bảo Lâm - 1412276
6. Trần Đình Lâm – 1412279
7. Trần Hoàng Lâm - 1412280
8. Nguyễn Thiên Long – 1412294
9. Đặng Nhật Minh - 1412316
10.Nguyễn Ngọc Phương Nam – 1412335
Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 4 năm 2017
Trang 2Mục lục
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Trang 3I Cơ sở hình thành
1 Khái niệm "Đoàn kết quốc tế" của HCM
- Khái niệm “đoàn kết”: là sự thấu hiểu và sẵn sàng thấu hiểu lẫn nhau, cùng phấn đấu
vì một mục tiêu, lợi ích chung
- Khái niệm “đoàn kết quốc tế”: tập hợp lực lượng bên ngoài, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế
2 Truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã đắp bồi nên nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nên cốt cách của con người Việt Nam, một trong những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
Chủ nghĩa yêu nước
Giá trị hàng đầu của văn hóa Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng Tình cảm tự nhiên của con người Việt Nam là: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” Triết lý nhân sinh của dân tộc: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Tư duy chính trị được phản ánh: “Nước mất thì nhà tan Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”
Văn hóa Việt Nam lấy nhân nghĩa làm gốc, lấy đại nghĩa thắng hung tàn, đem chí nhân thay cường bạo Đó là nền văn hóa trọng đạo lý làm người, đề cao trách nhiệm cá nhân với cộng đồng mà hàng đầu là bổn phận đối với Tổ quốc
Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc
Văn hóa Việt Nam “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc", hướng về dân, lấy dân làm gốc, “Chở thuyền là dân, lật thuyền là dân Lật thuyền mới biết dân như nước” Lịch
sử Việt Nam đã từng chứng kiến “Hội nghị Diên Hồng”, những kiểu “tập hợp bốn phương manh lệ”, “Phụ tử trên dưới một lòng, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”
Truyền thống này hình thành cùng một lúc với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và yêu cầu đấu tranh chống thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm Người Việt Nam quen gắn bó với nhau trong tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau Bước sang thế kỷ XX, mặc dù xã hội Việt Nam đã có sự phân hóa về giai cấp, truyền thống này vẫn bền vững Vì vậy Hồ Chí Minh đã chú ý kế thừa và phát huy sức mạnh truyền thống đoàn kết của dân tộc để hình thành tư tưởng đoàn kết quốc tế, phấn đấu vì một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển
Trang 4Hồ Chí Minh đã kế thừa sức mạnh đoàn kết dân tộc để hình thành tư tưởng đoàn kết quốc tế
Truyền thống ngoại giao
Ngoại giao là nhân tố quan trọng hình thanh tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh Ngoại giao truyền thống Việt Nam xem trọng việc giữ hòa khí, đoàn kết hữu nghị với các nước, phấn đầu cho sự hình thành đoàn kết hữu nghị với các nước, yêu chuộng hòa bình
là bản chất của ngoại giao Việt Nam Trong khi lập trường vẫn giữ vững nguyên tắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự xâm lược của các thế lực ngoại bang Nhà sử học Phan Huy Chú đã đúc kết lịch sử ngoại bang của đất nước chúng ta “Trong việc trị nước, hòa hiếu với láng giềng là việc lớn”
3 Chủ nghĩa Mác - Lênin và Quốc tế cộng sản
Quan điểm của chủ nghĩa Maclenin cho rằng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, là người sáng tạo ra lịch sử, đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa MacLenin vì chủ nghĩa Mac Lenin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường từ giải phóng và chỉ ra sự cần thiết phải tập hợp đoàn kết
Đây là những quan điểm lý luận hết sức cần thiết để hcm có cơ sở khoa học trong sự đánh giá chính xác các yếu tố tích cực và những hạn chế trong truyền thống văn hóa dân tộc trong tư tưởng Tập hợp lực lượng cách mạng của các vị tiền bối và nhiều nhà cách mạng lớn trên thế giới
Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào yêu nước, phong trào Cách mạng Việt Nam và thế giới
Vào tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương
về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenin đăng trên báo L'Humanité (tờ này là cơ quan phát ngôn của Đảng Cộng sản Pháp), từ đó ông đi theo chủ nghĩa cộng sản Ông tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại Tours với tư cách là đại biểu Đông Dương, trở thành một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp Sau này, ông thừa nhận: "Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước chứ không phải chủ nghĩa cộng sản đã làm tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế III"
Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Moskva học tập tại trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản Tại Đại hội lần thứ 5 Quốc tế Cộng sản ông được cử làm ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam
Trang 5Ngày 23-6-1924, phát biểu tại phiên họp thứ 8 Đại hội 5, Nguyễn Ái Quốc nói: "Tôi đến đây không ngừng lưu ý Quốc tế Cộng sản đến một sự thật là: thuộc địa vẫn đang tồn tại,
và vạch ra để Quốc tế Cộng sản thấy rằng: cách mạng, ngoài vấn đề tương của các thuộc địa còn có cả nguy cơ của các thuộc địa Song, tôi thấy rằng hình như các đồng chí chưa hoàn toàn thấm nhuần tư tưởng rằng vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị
áp bức ở các thuộc địa Vì vậy, tôi sẽ tận dụng mọi cơ hội có được, gợi ra những vấn đề và nếu cần, tôi sẽ thức tỉnh các đồng chí về vấn đề thuộc địa"
Trong thời gian ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc tranh thủ viết bài cho các báo Nhân đạo (L’Humanité), Đời sống công nhân (La Vie Ouvrière), Sự thật (Pravda), Người cùng khổ (Le Paria), Thư tín quốc tế (Inprékor), Tạp chí Cộng sản vv.v Các bài báo tập trung nói về các vấn đề liên quan đến giai cấp công nhân, đến cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở các thuộc địa, mối quan hệ giữa cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng thuộc địa
Chủ nghĩa Mác – Lênin và Quốc tế cộng sản là nhân tố quan trọng có ý nghĩa định hình
rõ rệt tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh Trải qua gần 10 năm tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến chủ nghĩa Mác – Lênin và Quốc
tế Cộng sản, từ một nhà yêu nước trở thành một chiến sĩ quốc tế chân chính
II Vai trò của đoàn kết quốc tế
1 Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam
Một trong những nội dung chủ yếu của tư tường Hồ Chí Minh là thực hiện đoàn kết quốc tế để tập hợp lực lượng bên ngoài, tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế,
kết hợp với sức mạnh dân tộc để tạo nên sức mạnh tổng hợp chiến thắng kẻ thù chung Các
phong trào bên ngoài chính là các phong trào đấu tranh GPDT ở chính quốc và các nước thuộc địa, phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới
Hồ Chí Minh đã xuất phát từ thực tiễn là các phong trào Giải phóng dân tộc trong nước: Cuối thế kỉ 19 phong trào GHDT không thành công do nhiều nguyên nhân, một trong
số đó là do các phong trào chưa hướng ra được bên ngoài, chưa có sự liên lạc với các trào lưu
Trang 6cách mạng thời đại Đến đầu thế kỷ 20 các phong trào bị thất bại là do đã biết hướng ra bên ngoài, nhưng còn mang tư tưởng cầu viện, chưa có sự kết hợp đúng đắn giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại
Tóm lại, nếu đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, thì đoàn kết quốc tế cũng là một nhân tố thường xuyên và hết sức quan trọng giúp cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và quá độ lên chủ nghĩa xã hội
2 Góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại
Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước chân chính phải được gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế, thực hiện đoàn kết quốc tế không phải chỉ vì thắng lợi của cách mạng mỗi nước, mà còn vì sự nghiệp chung của nhân loại tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế Người cho rằng đoàn kết quốc tế theo tình thần quốc tế vô sản sẽ tạo được những làn sóng sức mạnh mới, giúp bổ sung thêm nguồn lực mới cho cách mạng trong nước, làm cho sức mạnh dân tộc được nhân lên gấp bội, chiến thắng được những kẻ thù có sức mạnh to lớn hơn ta về nhiều mặt
Người chỉ rõ: “Tinh thần yêu nước chân chính khác hẳn với tinh thần ‘Vị quốc’
của bọn đế quốc phản động Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế” Sau này trong tác
phẩm “Thường thức chính trị” (1954), Người nói rõ hơn: “Tinh thần yêu nước là kiên
quyết giữ gìn quyền độc lập, tự do và đất đai toàn vẹn của nước mình Tinh thần quốc
tế là đoàn kết cới các nước bạn và nhân dân các nước khác để giữ gìn hòa bình thế giới, chống chính sách xâm lược và chính sách chiến tranh của đế quốc…giữ gìn hòa bình thế giới tức là giữ gìn lợi ích của nước ta… đó là lập trường quốc tế cách mạng”
Kết luận: trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện đoàn kết quốc tế, kết hợp chặt chẽ
chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản là nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của dân tộc và thời đại
Trang 7III Nội dung và hình thức của đoàn kết quốc tế
1 Các lực lượng cần đoàn kết
- Phong trào cộng sản, phong trào công nhân thế giới là lực lượng nòng cốt của đoàn
kết quốc tế.
+ Tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy phương hướng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đồng thời Người cũng tìm thấy một lực lượng ủng hộ mạnh mẽ công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, đảm bảo cho sự nghiệp cách mạng của nước nhà đi đến thắng lợi vẻ vang Đó là phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; là Liên Xô và sau này là các nước XHCN; là Quốc tế III và sau này là Cục thông tin quốc tế
+ Thực tế, Người nhận thấy, chủ nghĩa đế quốc là một lực lượng phản động quốc tế, là
kẻ thù chung của nhân dân lao động toàn thế giới Vì vậy, chỉ có sự đoàn kết, nhất trí, đồng tình và ủng hộ lẫn nhau của lao động thế giới theo tinh thần “bốn phương vô sản đều là anh em” mới có thể thắng được những âm mưu thâm độc của chủ nghĩa thực dân
+ Chủ trương đoàn kết giai cấp vô sản các nước, đoàn kết giữa các đảng Cộng sản trong
tư tưởng Hồ Chí Minh còn xuất phát từ tính tất yếu về vai trò của giai cấp vô sản trong thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới
+ Thắng lợi của hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta không tách rời sự đồng tình, ủng hộ của Liên Xô và các nước XHCN, của các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế
- Đoàn kết với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa.
+ Ra đi tìm đường cứu nước từ một nước nô lệ nên trái tim Người cùng nhịp đập với nổi thống khổ của các dân tộc khác cùng hoàn cảnh với dân tộc mình
+ Từ sớm, Hồ Chí Minh đã phát hiện ra âm mưu chia rẽ dân tộc để dễ bề cai trị của các nước đế quốc, tạo sự thù ghét, đối kháng dân tộc, chủng tộc,… nhằm làm suy yếu sức mạnh của các phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa
Người đề nghị Quốc tế cộng sản phải làm sao cho các dân tộc hiểu biết lẫn nhau, xích lại gần nhau (“làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một liên minh phương Đông tương lai, khố liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”) và bằng mọi cách phải làm
Trang 8cho “đội tiên phong của lao động thuộc địa tiếp xúc mật thiết với giai cấp vô sản phương Tây
để dọn đường cho một sự hợp tác thật sự sau này”
- Đoàn kết với các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hoà bình, dân chủ, tự do
và công lý
+ Xuất phát từ mục tiêu chung của nhân loại tiến bộ là đấu tranh cho hoà bình, độc lập, thống nhất và tiến bộ, Hồ Chí Minh quan tâm đến việc khơi dậy lương tri của loài người, tạo nên tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ từ các tổ chức quần chúng, các nhân sĩ trí thức và từng người
cụ thể trên hành tinh đối với cuộc cách mạng chính nghĩa của nhân dân ta
+ Quan điểm ngoại giao này cũng thể hiện chủ nghĩa nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh Người đã tìm thấy bạn ngay trong các nước đi xâm lược Bởi vậy, mà Người chủ trương chống thực dân, chống bọn xâm lược chứ không phải chống người Pháp, người Mỹ nói chung
4 Hình thức tổ chức
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đoàn kết quốc tế đối với cách mạng dân tộc, ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã quan tâm đến việc thành lập các mặt trận Đó là:
- Chủ trương thành lập một liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung giữa 3 nước Đông
Dương.
Năm 1941, để khơi dậy sức mạnh và quyền tự quyết của mỗi dân tộc, Người quyết định
thành lập mặt trận riêng biệt, Mặt trận độc lập đồng minh, cho từng nước Việt Nam, Lào,
Cao Miên, tiến tới thành lập Đông Dương độc lập đồng minh
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Hồ Chí Minh đã chỉ đạo việc
hình thành Mặt trận đoàn kết Việt - Miên - Lào, phối hợp, giúp đỡ nhau cùng chiến đấu, cùng
thắng lợi
- Thiết lập mặt trận trong phe dân chủ
+ Người chăm lo củng cố mối quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác nhiều mặt theo tinh thần “vừa là đồng chí, vừa là anh em” với Trung Quốc, nước láng giềng có quan hệ lịch sử - văn hoá lâu đời với Việt Nam
+ Thực hiện đoàn kết với các dân tộc châu Á và châu Phi đang đấu tranh giành độc lập
Trang 9Từ những năm 1920,cùng với việc sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa tại Pháp, Hồ Chí Minh đã tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức tại Trung Quốc Đây là hình thức sơ khai của mặt trận thống nhất các dân tộc bị áp bức theo xu hướng vô sản, lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Với sự kiện này, Người đã
góp phần đặt cơ sở cho sự ra đời của Mặt trận nhân dân Á - Phi đoàn kết với Việt Nam.
- Thiết lập mặt trận đối với các lực lượng yêu chuộng hoà bình, công lý
Trong những năm đấu tranh, Hồ Chí Minh đã tiến hành những hoạt động ngoại giao không mệt mỏi nhằm xây dựng các quan hệ với Mặt trận dân chủ và các lực lượng đồng minh chống phát xít, đoàn kết với nhân dân tiến bộ ở các nước trên thế giới, kể cả ở Mỹ và
Pháp, hình thành Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược.
Như vậy, tư tưởng đại đoàn kết vì thắng lợi của cách mạng của Hồ Chí Minh đã đặt cơ
sở cho việc hình thành bốn tầng mặt trận: Mặt trận đại đoàn kết dân tộc, Mặt trận đoàn kết
Việt - Miên - Lào, Mặt trận nhân dân Á - Phi đoàn kết với Việt Nam, Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược Đây thực sự là sự phát triển rực rỡ và
thắng lợi to lớn của tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh
Kết luận:
Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh đã định hướng cho việc hình thành bốn tầng mặt trận: Mặt trận đại đoàn kết dân tộc; Mặt trận đoàn kết Việt - Miên - Lào; Mặt trận nhân dân Á - Phi đoàn kết với Việt Nam; Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống
đế quốc xâm lược
IV Nguyên tắc đoàn kết quốc tế
1 Cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình
HCM đã chỉ ra rằng đoàn kết giữa các Đảng “là điều kiện quan trọng nhất để bảo đảm cho phong trào cộng sản và công nhân toàn thắng”
“Có lý” là phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của CNML, xuất phát từ lợi ích chung của cách mạng thế giới, vận dụng CNML sáng tạo, hiệu quả vào thực tế của mỗi nước, mỗi đảng, tránh giáo điều
Trang 10“Có tình” là sự thông cảm, tôn trọng của những người cùng chung lý tưởng, mục tiêu đấu tranh Khắc phục tư tưởng sôvanh, “nước lớn”, “đảng lớn” Không áp đặt, nói xấu, công kích, dùng các giải pháp về chính trị, kinh tế gây sức ép cho nhau
“Có lý”, “có tình” thể hiện tính nguyên tắc và là một nội dung của CN nhân văn HCM -
CN nhân văn cộng sản Nó giúp củng cố khối đoàn kết quốc tế của giai cấp công nhân và tình đoàn kết trong nhân dân lao động
- Đối với các dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ độc lập, tự do, và quyền bình đẳng giữa các dân tộc
Độc lập tự do cho mỗi dân tộc là tư tưởng nhất quán, được Hồ Chí Minh coi là chân lý, là “lẽ phải không ai chối cãi được”
Dân tộc Việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự quyết của tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới, đồng thời mong muốn các quốc gia, dân tộc trên thế giới quan hệ hợp tác, hữu nghị với Việt Nam trên cơ sở các nguyên tắc đó
Trả lời nhà báo Mỹ S Êli Mâysi (9 – 1947), Hồ Chí Minh tuyên bố: Chính sách đối ngoại của nước Việt Nam là “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”
- Đối với các lực lượng tiến bộ trên toàn thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ hòa bình trong công lý
Giương cao ngọn cờ hòa bình, chống chiến tranh xâm lược là một trong những nội dung rất quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh luôn giương cao ngon cờ hòa bình, đấu tranh cho hòa bình, một nền hòa bình thực sự cho tất cả các dân tộc - “hòa bình trong độc lập tự do”
Giương cao ngọn cờ hòa bình và đấu tranh bảo vệ hòa bình là tư tưởng bất di bất dịch của Hồ Chí Minh Nhưng đó không phải là một nền hòa bình trừu tượng, mà
là “một nền hòa bình chân chính xây trên công bình và lý tương dân chủ”, chống chiến tranh xâm lược vì quyền dân tộc cơ bản của mỗi quốc gia
2 Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực tự cường
Nội lực là nhân tố quyết định sự đoàn kết Nguồn lực ngoại sinh chỉ phát huy tác dụng thông qua nguồn lực nội sinh HCM nêu cao khẩu hiệu: “Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình
là chính”, “muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”, “đem sức ta