1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) đến sinh trưởng và phát triển của cao lương ngọt tại Thái Nguyên (LV thạc sĩ)

101 384 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 21,71 MB

Nội dung

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) đến sinh trưởng và phát triển của cao lương ngọt tại Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) đến sinh trưởng và phát triển của cao lương ngọt tại Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) đến sinh trưởng và phát triển của cao lương ngọt tại Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) đến sinh trưởng và phát triển của cao lương ngọt tại Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) đến sinh trưởng và phát triển của cao lương ngọt tại Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) đến sinh trưởng và phát triển của cao lương ngọt tại Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) đến sinh trưởng và phát triển của cao lương ngọt tại Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) đến sinh trưởng và phát triển của cao lương ngọt tại Thái Nguyên (LV thạc sĩ)

Trang 1

NGUYEN VAN MANH

NGHIEN CUU ANH HUONG CUA MOT SO THUOC BẢO VE THUC VAT TRONG PHONG TRU SAU ĐỤC THÂN

(OSTRINIA FURNACALIS GUENEE) DEN SINH TRUONG VA PHAT TRIEN CUA CAO LUONG NGOT

TAI THAI NGUYEN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HOC CAY TRONG

THAI NGUYEN - 2015

Trang 2

NGUYEN VAN MANH

NGHIEN CUU ANH HUONG CUA MOT SO THUOC BAO VE THUC VAT TRONG PHONG TRU SAU DUC THAN

(OSTRINIA FURNACALIS GUENEE) DEN SINH TRUONG VA PHAT TRIEN CUA CAO LUONG NGOT

TAI THAI NGUYEN

Nganh: KHOA HQC CAY TRONG Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRÒNG Người hướng dẫn khoa học: 1 TS Nguyễn Minh Tuấn

2 TS Bùi Lan Anh

THÁI NGUYÊN - 2015

Trang 3

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, ngày 02 tháng 10 năm 2015 Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Mạnh

Trang 4

LOI CAM ON

Đề hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo, các tập thể, cá nhân, gia đình cùng bạn bè đồng nghiệp

Tôi xin bay tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Minh Tuấn, TS Bùi

Lan Anh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài cũng như hoàn chỉnh luận văn

Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô cùng tồn thể cơng

nhân viên Nhà trường, đã giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi đề tôi hoàn thành luận văn này

Để hoàn thành khóa học này, tôi còn nhận được sự động viên hỗ trợ rất lớn của gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để tôi học

tập và nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn./

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Mạnh

Trang 5

MỤC LỤC 09009.) 629709)057 6 i LOL CAM ON ồồỗ.'r ÔÒỎ ii 10/9002 iii DANH MUC CAC CHU VIET TẮTT ¿-++22+222+++22++vzvxzerxes vi M.9I:8 10/99 100:70ic mm .aáa1 vii M.9I:8 10/99 100:0n) 0017 viii NO HẦM sanakiotbiddrniirdioiitiidiidgidNGi0IG0T01801440106113G8i8t31108008đ0.8gi80.0061G0188018488 1 RA nh ‹£‹4䣌BäậấH )H)HĂH, 1 2 Mục tiêu của dé tai eeecceecccscseesssesssessssecssecsssssssecsssesssecsuecsssessussssecaseesseseasecsees 3 k4 chẽ -““(-.ŒAÂÄẬAHẬH)HH 3 A Y nghia ctta 0 04 3

Chương 1: TONG- QUAN TẤT TIỂU sesneensesisiaieaadzessisidesniabddansani 4

1.1 Nguồn gốc, phân bố của cây cao lương 2 2¿©c+++cxz+cxxcczsesres 4 1.2 Đặc điểm nông sinh học của cây cao lương 2- 2 ©2¿5csz+c5sz+: 4 1.3 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cao lương trên thế giới và Việt Nam 7 1.3.1 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cao lương trên thế giới 7 1.3.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất cao lương ở Việt Nam 10 1.4 Tình hình nghiên cứu sâu đục than (Ostrinia furnacalis Guenee)

trên thế giới và Việt Nam :2 22+ E+2EE2EE22EEEEEE271211711211711 21 xe 12

1.4.1 Tình hình nghiên cứu sâu đục thân (Osfrimia furnacalis Guenee)

trên thế giỚi -22-©52+Ss+2EESEEE2EEEE112E121127112112117112111111121111 11x 12

1.4.2 Tình hình nghiên cứu sâu đục thân ở Việt Nam - 16

Chuong 2: DOI TUQNG, NOI DUNG VA PHUONG PHAP NGHIEN COU visccsssssssssssssssssssssconscsnscsssscsnscenscessecsnscenscssscsanccenscenscessccesscsnsessss 18 2.1 Déi tong nghién CU ceecceecssesssessssecssessseesssesssecssessssecssecesessssecsseessessaee 18

2.2 Vật liệu nghiên CỨU - 6 6 +1 1193121 91 911 vn HH chết 18

Trang 6

2.3 Dụng cụ thí nghiỆm - - + 1x1 9 1 Tnhh nh HH rệt 18 2.4 Địa điểm và thời gian nghiên cứu -2-2¿+z+x++zx+zrxezrxesrree 18

2.5 NOL 18

2.6 Phương pháp nghiÊn CỨU - 6 5 12+ 1E EkSksEEeEEkrrkrkerkerkrrkrre 18

2.6.1 Điều tra xác định thành phần, tần suất xuất hiện và diễn biến của

sâu đục thân hại cao lương nỌK - - 5 5xx si ng tiệc 18 2.6.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của sâu đục thân

60 A1/1/1/28/1/1//3/011806./21172700n8 20

2.6.3 Phương pháp nghiên cứu xác định hiệu lực của thuốc BVTV phòng trừ sâu đục thân (Osfrimia furnacalis Guenee) hại cao lương ngọt 2l 2.6.4 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng một số thuốc BVTV đến sinh trưởng, phát triển của cao lương ngọt - 23 2.6.5 Quy trình kỹ thuật trồng cao lương ngọt 2.7 Phương pháp xử lý số liệu -. Chương 3: KÉT QUÁ VÀ THẢO LUẬN . s-cssc-scssecsscsse 3.1 Thành phần, tần suất xuất hiện và diễn biến mật độ của sâu đục thõn Đ9ĂĐt198ỡù9:1580:10 10211 '.: đ^ 26 3.1.1 Thnh phan, tần suất xuất hiện của sâu đục thân trên cao lương NgoOt Vu XUAN Ne NAM 2015 26

3.1.2 Dién bién mat d6 su duc than .cececccccesescecsessssecceseessesecsessesecseceeeeeseeeee 27 3.2 Đặc điểm sinh vật học của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis

Guenee) trén cao luong ngọt vụ Xuân hẻ 2015 tại Thái Nguyên 29

3.2.1 Đặc điểm hình thái của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) 29 3.2.2 Kích thước của sâu đục thân (OÓsfrimia furnacalis Quenee) 32

3.2.3 Thời gian phát dục của sâu duc than (Ostrinia furnacalis Guenee) trên cao lương TØỌÍ - 6 + tk 91 E1 1h HT TH TH nh ch Hàn nh 35

Trang 7

3.2.5 Khả năng đẻ trứng của trưởng thành sâu đục thân (Ósírima Juưnacalis Quenee) trên cao lương nỌTI cà cntsssireirrereere 38

3.3 Hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong phòng trừ trừ sâu đục thân (Osfrimia furnacalis Guenee) hại cao lương ngọt 4I 3.3.1 Hiệu lực tiêu diệt sâu đục thân trong phòng ‹ «<- 4I

3.3.2 Hiệu lực trừ sâu đục thân ở ngoài đồng TUỘN +5 + ccc+<c+ssee 42

3.4 Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc phòng trừ sâu đục than (Ostrinia furnacalis) dén sinh trưởng, phát triển của cao lương ngọt - 43

3.4.1 Anh hưởng của việc sử dụng thuốc phòng trừ sâu đục thân (Ostrinia furnacalis) đến sinh trưởng của cao lương ngọt 43 3.4.2 Anh hưởng của việc sử dụng thuốc phòng trừ sâu đục thân (Ostrinia furnacalis) dén phat triển của cao lương ngọt

KET LUẬN VÀ ĐÈ NGHỊ, - << ©ss+vss++ssezxserrsserssersserse li n Ó L443}4 61 2 DO Nghi c.ceecccecccesssessssecsseessesssesssesssessssecssecssesssvessseessesssuessseessessssecssecsseeesseees 62 PHAN PHU LUC

MOT SO HiNH ANH MINH HOA

Trang 8

BVTV FAO ICRISAT : IPM KLT KLTL NLSH NSLT NSTT SAS DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TAT Bảo vệ thực vật

Food and Agriculture Organization of the United Nations - Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

Viện nghiên cứu cây trồng vùng khô hạn và bán khô hạn quốc tế Quản lý dịch hại tổng hợp

Khối lượng thân tươi Khối lượng thân lá tươi

Nhiên liệu sinh học

Năng suất lý thuyết Năng suất thực thu

Statistical Analysis System - Phần mềm thống kê và xử lý số

liệu SAS

Trang 9

DANH MUC CAC BANG

Bang 1.1: Tình hình sản xuất cao lương trên thé giới trong 5 năm gần đây 7 Bang 1.2: Tình hình sản xuất cao lương ở các châu lục trong 5 năm gần đây 8 Bảng 3.1 Thành phan, mức độ phố biến của các loài sâu đục thân trên

cao lương ngọt tại Thái Nguyên năm 2015 -.- ‹ 26 Bang 3.2 Kích thước các pha phát dục của sâu đục thân (Ós/rima

M7z/.s./01006., 20h nh nh 32 Bảng 3.3 Thời gian phat duc cua sau duc than (Ostrinia furnacalis

Guenee) trên cao lương ngọt ở nhiệt độ 25°C, 30°C và ẩm độ

8350 = 89:00 issesetisniioiiDsisstSDGIAGLES1SES0S85S0E1.ĐBE53EES55EXSI4IS4/0452883 35

Bảng 3.4 Thời gian sống của trưởng thành sâu đục thân (Osírima furnacalis Guenee) trên cao lương ngỌt -‹ «<<<<<<+ Si” Bang 3.5 Khả năng đẻ trứng của trưởng thành sâu đục thân (Ósrimia

iưnacalis Guenee) trên cao lng ngt ô+ âx><++ 39

Bng 3.6 Hiệu lực trừ sâu đục thân (Osfrimia furnacalis Guenee) cua

Triệingtĩ HRtflØí TỊ TT ẤT taysanuuitrgoeoitgitHtoRGiEA00INTGDTSUIt011/8890707401148007800370 41

Bảng 3.7 Hiệu lực phòng trừ sâu đục thân (TN ngoài đồng ruộng) 43 Bảng 3.8 Động thái tăng trưởng chiều cao cây cao lương ngọt 44 Bang 3.9 Động thái ra lá của cây cao lương ngỌt .- 5s <<x<+x<+2 45 Bảng 3.10 Một số đặc điểm hình thái của các giống cao lương ngọt thí

nghiệm tại thời điểm thu hoạch . ¿2 +scs+zzEzzt+rzzszxcrs 47

Bảng 3.11 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến các giai đoạn sinh trưởng

của cao ÏƯƠng TỌTI - - óc St *S vn HH TH gi, 52 Bảng 3.12 Các chỉ tiêu sinh lý khi thu hoạch cao lương ngọt ở thời kỳ

0n i80 56 Bang 3.13 Anh hưởng của một số thuốc bảo vệ thực vật đến hàm lượng

Brix trong cao lương nIØỌ( - - + + *s£sseeeersereeeerek 60

Trang 10

DANH MUC CAC HiNH

Hình 2.1: Sơ đồ chọn điểm điều tra 2-2 + se Se+EE+EE+EEeEeEEerkerkere 22

Hình 3.1 Tần suất xuất hiện của sâu đục thân hại cao lương ngọt 27

Hình 3.2 Diễn biến mật độ sâu đục thân qua các kỳ điều tra

Hình 3.3 Diễn biến mật độ sâu đục thân và tỷ lệ cây bị hại qua các giai

đoạn sinh trưởng của cây cao lương ngỌt ‹-s«<s<<+ 29 Hình 3.4 Kích thước trứng sâu đục thân . - 5 + ++x++x+£+vxexseeseres Hình 3.5 Kích thước sâu non sâu đục thân

Hình 3.6 Kích thước nhộng của sâu đục thân -«=+s++<++>++ 34

Hình 3.7 Kích thước trưởng thành sâu đục thân «+ <+-<+++ 34 Hình 3.8 Thời gian phát dục của sâu đục thân - ¿s5 <+s++x++x+++ 36 Hình 3.9 Thời gian sống của trưởng thành sâu đục thân . - 37 Hình 3.10 Thời gian đẻ trứng của trưởng thành cái sâu đục thân 39 Hình 3.11 Số ô trứng trung bình của 1 trưởng thành cái sâu đục thân 40 Hình 3.12 Số trứng trung bình của mỗi cá thể trưởng thành cái sâu đục

thân cao lương ngỌI - +: + St *+sisikerrerksrrrkrsrerrre 40 Hình 3.12 Hiệu lực phòng trừ sâu đục thân (TN trong phòng) 42 Hình 3.13 Động thái tăng trưởng chiều cao cây cao lương ngọt 44 Hình 3.14 Động thái ra lá của cây cao lương ngỌt -.- +<-+<«+2 Hình 3.15 Chiều cao cuối cùng của cây cao lương ngọt

Hình 3.17 Số nhánh/thân - ¿-©¿-©55c+c5szsecsve2

Hình 3.18 Chiều đài bơng ¿- 2-©22+2E£2EE+EEE+EECEEEEEEEEEEEEErrkerrkerree

Hình.3:19 Đường kính than vss meas arenas 51

Hình 3.20 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến thời gian từ gieo đến trỗ 52

Hình 3.21 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến thời gian từ gieo đến chín sữa 53 Hình 3.22 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến thời gian từ gieo đến chín sáp 54

Hình 3.23 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến thời gian từ gieo đến chín

hồn tỒN - 5 6 E22 1111 TH TH nh TH nhàn Hình 3.24 Năng suất sinh vật học của cao lương ngọt

Hinh 3.25 Tỷ lệ thân tử0L/CÂY isccccssssseaSDiSLDLEL146S1311801010190811155158423844818023358

Hình 3.26 Năng suất thực thu 2-2252 ©+E+EE+SEE+EEEEEEEEEEeEErrrkerrrerreee

Trang 11

Cây cao lương (Sorghum bicolor L Moench) thuộc chỉ lúa miến hay chi Cao luong (chi Sorghum) mét trong 30 loài thực vật họ hòa thảo (ho

Poaceae) Cao lương ngọt không những là “cây lương thực đứng hàng thứ

năm trên thế giới” cung cấp lương thực quan trọng ở châu Phi, Trung Mỹ và Nam Á, cao lương ngọt còn được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: Thân cao lương ngọt sau khi ép có thể dùng làm chất đốt sản xuất điện năng

Và cũng như các loại nhiên liệu sinhhọc khác, ethanol điều chế từ cao lương

ngọt không phát thải CO; như nhiên liệu hóa thạch, bã thải dùng làm phân

bón và thuốc nhuộm; Sợi cao lương được dùng làm ván ốp tường, hàng rảo,

vật liệu bao bì phân hủy sinh học và dung môi Lá và ngọn cao lương được dùng cho chăn nuôi gia súc với hàm lượng dinh dưỡng cao(trong 100g

nguyên liệu với ầm độ 12% có 10,4g Protein; 3,1g Fat; 1,6g Ash; 2,0g chat xo; 70,7g cacbohydrate; 329 kcal nang luong; 25,0mg Ca; 5,4mg Fe; 0,38 mg

Thiamin; 0,15 mg Roboflavin và 4,3 mg niacin Không những thế cao lương ngọt còn có khả năng sản xuất cung cấp xăng sinh học với khối lượng rất lớn, khắc phục được nguy cơ khủng hoảng năng lượng trầm trọng trong giai đoạn hiện nay Trên thế giới cao lương ngọt đang được coi là cây trồng tiềm năng nhất để sản xuất xăng sinh học, 1 ha cao lương có năng suất trung

bình 80 tấn sẽ sản xuất được 6.300 lít Ethanol Ở Việt Nam, nhiều kết quả

Trang 12

kiện hết sức cần thiết cho sản xuất xăng sinh học ở Việt Nam

Cao lương ngọt là cây C4 có thời gian sinh trưởng ngắn (4-5 tháng), có khả năng sinh trưởng rất mạnh và cho sinh khối lớn tại những vùng nhiệt đới và á nhiệt đới như ở Việt Nam Công trình này đánh giá trên 34 quốc gia và kết quả cho thấy: cây cao lương ngọt là cây trồng có tiềm năng nhất do có hiệu suất quang hợp cao và khả năng thích nghi rộng Với những đặc tính vượt trội như thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng sinh trưởng nhanh và cho

sinh khối lớn, chịu hạn tốt, khả năng thích nghi rộng, không kén đất có thê

trồng được trên những vùng đất khô căn, thậm chí gần hoang hóa, nơi không thể trồng lúa gạo Vì thế cao lương ngọt được xem là một trong những cây trồng có tiềm năng cao cho vùng nhiệt đới và á nhiệt đới

Sâu bệnh hại luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu đối với sản xuất

nông, lâm nghiệpnói chung và cây cao lương ngọt nói riêng Sâu bệnh làm giảm chất lượng, năng suất của cây trồng và tăng chỉ phí sản xuất dẫn đến giảm hiệu quả kinh tế Nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 17 loài sâu đục thân khác nhau hại cao lương và ngô, các lồi này thuộc hai họ cơn trùng (ho ngai sang Pyralidae va ho ngai dém Noctuidae) Trong do, loai Ostinia nubilalis là loài gây hại chính ở các nước Mỹ, Australia, Egyt, Peru, Rumani, Thổ Nhĩ Kỳ, Berger và loai Ostrinia furnacalis Guenee là loài gây

hại chính trên ngô và cao lương ở các nước châu Á như: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Triều tiên, Phillippine, Indonesia, Brunel,

Malaysia, Campuchia Sâu đục thân, xuất hiện và gây hại trong cả quá trình

sinh trưởng, phát triển của cây làm cho năng suất cao lương giảm xuống

Trang 13

cần thiết Trước thực tế đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “/Nghiên cứu ảnh hướng của một số thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sâu đục thân

(Ostrimia furnacalis Guenee) đến sinh trưởng và phát triển của cao lương ngọt tại Thái Nguyên ”

2 Mục tiêu của đề tài

Xác định được thuốc BVTV thích hợp vừa đạt được hiệu quả trừ sâu

cao, vừa nâng cao năng suất và hàm lượng đường trong cao lương ngọt

3 Yêu cầu của đề tài

- Xác định thành phần, tần suất xuất hiện, diễn biến mật độ của sâu đục

thân trên cao lương ngọt

- Xác định được đặc điểm sinh vật học của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) trên cao lương ngọt

- Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV trừ sâu đục thân

(Ostrinia furnacalis Guenee) đến năng suất và các yếu tố cầu thành năng suất cao lương ngọt

4 Ý nghĩa của đề tài

Trang 14

1.1 Nguồn gốc, phân bố của cây cao lương

Cao lương là loại cây trồng nhiệt đới và bán nhiệt đới do đó không thể

trồng ở điều kiện lạnh giá; cao lương thích nghi với khoảng điều kiện khí hậu rộng lớn từ những vùng có lượng mưa hàng năm cao đến những nơi khô hạn 27°C (Wilson ,H.K và Myer, 1954)[38] Cây cao lương có nguồn gốc từ miền

Trung Phi cách đây 5 - 7 nghìn năm, sau đó được phát triển ở Ấn Độ, Trung

Quốc và được du nhập vào Mỹ năm 1890 để làm thức ăn gia súc (Evelyn, 1951)(17] Trung tâm khởi nguyên chính của cao lương là ở châu Phi, vùng đất khô hạn, lượng mưa hàng năm rất thấp Có thể cao lương được trồng đầu tiên ở Ethiopia sau đó lan rộng ra nhiều nước ở Châu Phi (Martin, 1970)25]

Hiện nay cao lương được phân bố rộng khắp các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, và các khu vực ôn đới ấm của thế giới Cao lương rất thích nghi với vùng đất nóng, khô hạn và bán khô hạn và là cây trồng chính ở châu Phi, châu Á, Nam Mỹ và châu Đại Dương, những nơi quá nóng và khô không phù hợp sản xuất ngô Đây cũng là cây trồng lấy hạt chính ở những vùng khô hạn và

bán khô hạn (Wilson ,H.K và Myer, 1954) [38]

1.2 Đặc điểm nông sinh học của cây cao lương

Cao lương ngọt (Sweet sorghum) là một cây thuộc họ hòa thảo, thân thẳng,

chứa nhiều nước chiều cao trung bình từ 0,6 - 5m tùy thuộc vào giống, điều kiện canh tác và môi trường mà chiều cao cây thay đổi từ 0,5 - 5m Theo (Mc Bee,

1983) [26] tùy thuộc vào tổng tích ôn của từng giống trong điều kiện trồng cụ thể, do vậy mà thời gian sinh trưởng của cao lương chúng cũng khác nhau

Thân cao lương gồm các lóng và đốt, lá mọc ra từ đốt, chồi có thể mọc

Trang 15

thu nhỏ ở phần ngọn Tại mỗi mắt thân xuất hiện một lá và một chổi Trên

thân phát triển một vài chồi nách làm cho cây cao lương đẻ nhánh nhiều và

khỏe Thời gian đẻ nhánh sớm hay muộn tùy thuộc vào giống, thời vụ và kỹ

thuật canh tác Cao lương có sức tái sinh rất mạnh, nếu thân chính bị chết đi thì các nhánh con sẽ mọc ra thay thế thân chính, do đó trồng một vụ có thể thu

hoạch liên tiếp 2 - 3 lần, có khi tới 4 lần tùy vào mức độ thâm canh

Bộ rễ cao lương phát triển rộng, rễ chính đâm sâu với nhiều rễ phụ và rễ

bên, rễ chủ yếu xuất hiện ở tầng đất mặt Rễ chính có thê đâm sâu tới 1,5m dưới

mặt đất nhưng thông thường tập trung ở độ sâu 0,9m hoặc có thể tăng lên gấp 2

lần chiều sâu đó Rễ cao lương là rễ chùm với rất nhiều rễ bên có khả năng hút

nước hiệu quả, rễ đâm rộng Nhờ đặc điểm này mà cao lương có thể sống ở những nơi khô hạn hơn ngô (Wilson, 1995){39], (Mortvedt và cs, 996) [28]

Lá cao lương rộng và dài, phân bố trên thân rất đa dạng, chúng có thể tập trung phần gốc hoặc phân bố đồng đều trên thân ít hoặc nhiều Số lá trên thân chính có thể thay đổi từ 7 - 24 lá tùy thuộc từng giống Lá cây trông rất giống lá ngô, đôi khi cuộn tròn lại Lá cao lương cũng có phần bẹ ôm sát vào thân cây làm tăng độ cứng cho cây, bẹ lá thông thường có chiều dài khoảng

15 - 35cm và cuộn chặt lấy thân Phiến lá thắng hoặc lòng mo, dài từ 30 -

135cm và rộng từ 1,5 - 13cm với mép lá thẳng hoặc gon song, mat lá thường phủ một lớp phan sap Gan giữa lá có thể có màu trắng, vàng đối với giống có thân rỗng và khô hoặc màu xanh đối với giống thân có dịch

Hoa cao lương kết lại thành bông dài 4 - 25cm, rộng 2 - 20cm, có thể

mọc thăng đứng hoặc cong xuống như cô ngỗng Hoa cao lương mọc thành

Trang 16

hình ô van kín

Hạt cao lương có dạng tròn hoặc ô van có kích thước từ 4 - 8mm, có

nhiều màu sắc, hình dạng khác nhau tùy từng giống Một kg hạt giống chứa

25.000 đến 61.740 hạt Hạt cao lương có nhiều màu sắc khác nhau từ màu vàng nhạt, màu nâu đỏ nhạt đến mau nau sam tùy thuộc vao timg nhiéu tanin làm cho hạt có vị đắng

Cao lương là cây C4 có khả năng sử dụng ánh sáng cao hơn các loại cây khác, dưới điều kiện ánh sáng cao và nhiệt độ nóng, chúng có thể quang

tổng hợp mạnh hơn Theo (Trần Văn Hòa, 2003) [4] hơn 90% chất khô tích

lũy được là do quang hợp và sản xuất nhiều sinh khoáng, có khả năng thích nghỉ và tiến hóa trong những vùng bị hạn chu kỳ Cây cao lương đóng vai trò quan trọng trong các khu vực có khí hậu khô cằn Chúng tạo thành một phần

quan trọng của các bãi chăn thả gia súc tại nhiều khu vực nhiệt đới do có đặc

tính chịu khô hạn và chịu nóng cao

Cao lương không chỉ có thể phát triển ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới với lượng mưa hàng năm chỉ khoảng 400 - 600mm, nơi quá khô ngô không trồng được mà nó còn có khả năng phát triển được ở điều kiện thường xuyên ngập nước, do đó nó cũng có thê trồng ở những vùng có lượng mưa lớn Theo (Duke, 1983) [16] thì cao lương cũng có thể trồng được ở những vùng đất có

pH xuống tới 4,3 hoặc lên tới 8,7; khoảng nhiệt độ cao lương có thể thích

ứng được là từ 2 - 41°C, nhiệt độ hàng năm trung bình có thể từ 7,8 - 27,8°C,

thông thường khoảng 20,1°C Cao lương có thể thích ứng tốt trong các điều

kiện nóng và lạnh của các vùng thuộc khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới

Theo báo cáo từ các khu vực Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Tây Á, Địa

Trang 17

cho phép nó có thể sinh trưởng và ton tai trong điều kiện hạn như: bộ rễ ăn sâu và lan rộng, bộ rễ phụ nhiều gấp 2 lần so với ngô, trên phiến lá hoặc bẹ lá có một lớp sáp màu trắng nhạt bao phủ đề bảo vệ chúng khỏi sự mất nước dưới điều kiện khô nóng và làm giảm sự mất nước, khả năng tái sinh mạnh mẽ và tự dừng sinh trưởng trong điều kiện hạn, phục hồi bình thường trở lại

khi điều kiện thuận lợi Với những đặc tính vượt trội về khả năng chịu úng,

hạn, nóng, lạnh và mặn hơn hăn các loài cây trồng khác, cây cao lương có thé coi là một trong những loại cây trồng có thé canh tác tốt trong những vùng đất khó khăn, đặc biệt là trong điều kiện khô hạn

1.3 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cao lương trên thế giới và Việt Nam

1.3.1 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cao lương trên thế giới

Cao lương thích nghỉ rất tốt với vùng đất bán khô hạn và là một trong những cây trồng chuyên hóa CO; thành đường hiệu quả nhất trên những vùng đất khô hạn Cao lương là một trong những loại cây ngũ cốc hàng đầu thế

giới, cung cấp thực phẩm, thức ăn, chất xơ, nhiên liệu, soi Cung cấp lương thực cho 750 triệu người trên hành tính, đặc biệt là ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Phi, châu Á và châu My La Tinh (Schaffert R.E và Gourley, 1982)[34]

Trang 18

40 triệu ha Năng suất của giống cao lương đao động trong khoảng 13,77 đến

14.95 tạ/ha với sản lượng là 56 - 6 triệu tấn

Bảng 1.2: Tình hình sản xuất cao lương ở các châu lục

trong 5 năm gần đây Năm 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 Chau luc DT (triệu ha) 24,99 | 25,57 | 26,66 | 23,14 | 26,54 Châu Phi | NS hạt (tạ/ha) 8,95 9,68 947 | 10,09 | 9,69

SL hat (triéu tan) | 22,37 | 24,74 | 25,24 | 23,35 | 25,71 DT (triệu ha) 5,9 5,88 5,85 6,23 6,82 Châu Mỹ | NS hat (ta/ha) 35,65 | 38,23 | 33,82 | 34,03 | 34,53

SL hat (triéu tan) | 21,03 | 22,49 | 19,80 | 21,22 | 23,53 DT (triệu ha) 9,14 9,45 8,91 7,89 7,84 Châu Á NS hat (ta/ha) 11,13 | 11,12 | 11,59 | 11,97 | 11,17

SL hạt (triệu tân) 10,17 | 10,51 | 10,33 | 9,44 8,76 DT (triệu ha) 0,15 0,16 0,26 0,23 0,33 Châu Âu | NS hạt (tạ/ha) 44,39 | 44,95 | 36,32 | 33,66 | 35,20

SL hat (triéu tan) 0,67 0,71 0,93 0,78 1,16 DT (triệu ha) 0,77 0,52 0,63 0,66 0,60 Châu Đại NS hat (ta/ha) 35,10 | 30,98 | 30,57 | 33,97 | 37,49 Duong SL hat (triéu tan) 2,70 1,60 1,94 2,24 2,23 (Nguon: FAOSTAT, 2014)

Trang 19

diện tích, năng suất và sản luong (FAOSTAT, 2014) Chau Phi là Châu lục có

diện tích trồng cao lương lớn nhất thế giới chiếm 62,9% diện tích cao lương

trên thế giới Mặc dù năng suất hạt cao lương khá thấp, năm 2013 đạt 9,69

tạ/ha, thấp hơn so với bình quân năng suất thế giới (15,93 tạ/ha) nhưng do diện tích lớn nên châu Phi có sản lượng cao nhất thế giới chiếm 41,87% sản

lượng của thế giới (FAOSTAT, 2014)

Cây cao lương được coi như một cây trồng đa tác dụng, sản phẩm của nó phục vụ cho nhiều ngành khác nhau tùy vào mục đích sử dụng: hạt làm thực phâm cho người và gia súc, thân lá dùng làm thức ăn cho gia súc, làm chất đốt hoặc trong ngành công nghiệp sản xuất ethanol Hiện nay có hơn 50 quốc gia trồng cao lương phân bổ ở cả 5 châu lục, tập trung chủ yếu ở châu Phi và châu Mỹ Không những được sử dụng làm thức ăn cho gia sức, đến nay mục đích sử dụng sản phẩm từ cây cao lương đang dần thay đổi như: Cây cao lương được sử dụng thân lá làm thức ăn gia súc, đây là loại cây g1a súc rất thích ăn Khi thu hoạch năng suất thân của một số giống làm thức ăn có thể đạt tới 54,3 tan/ha va 43,4 - 71,4 tắn/ha/lứa đối với cao lương lai Năng suất chất khô ở một số nước cũng thay đổi, tại Brazil là 13 - 15 tắn/ha, tai Mỹ

là 14 - 17 tắn/ha, tại Irac 24 - 28 tắn/ha; 2,5 - 25 tan/ha 6 Oklahoma; 12 tắn/ha ở CuBa (Menedez và Martinez, 1980) [27]; 6 - 8 tắn/ha ở Án Độ, 14 - 33

tấn/ha ở Louisiana (Ricaud và cs, 1981) [32] năng suất chất khô của cây cao lương thay đổi rất lớn tùy thuộc vào điều kiện đất đai khí hậu, kỹ thuật chăm sóc, thu hái và giống Theo Boardman, cao lương sử dụng làm thức ăn gia súc ở 120 ngày sau trồng tại California có tốc độ sinh trưởng trung bình đạt

23g/m”/ngày sẽ cho năng suất đạt 27,6 tân/ha; tai Australia cao lương 83

Trang 20

Ngoài mục đích sử dụng làm thức ăn gia súc, thân cao lương còn được

sử dụng để sản xuất mật cao lương, đường, đồ uống chứa cồn, ethanol Cứ

16 tấn cây cao lương có thể sản xuất được một tấn cồn, phần bã còn lại có thể chiết suất được 500kg dầu diesel sinh học, người ta chỉ chế biến nhiên liệu từ

than cay, phan hat cao lương vẫn để dùng làm thực phẩm Thân cao lương có

thé là nguyên liệu đề sản xuất Ethanol với hiệu xuất cao, 1 hecta cao lương có năng suất trung bình 80 tan và sản xuất được 6.300 lít Ethanol (Rooney

W.L.J va cs, 2007) [33] Ở Trung Quốc người ta đã ước tính giá thành sản

xuất cồn từ cây cao lương chỉ có 3.500 NDT/tan

1.3.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất cao lương ở Việt Nam

Cao lương ở nước ta được trồng từ lâu đời và trồng chủ yếu ở các khu

vực vùng cao của tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên

hoặc khu vực Tây Nguyên với rất nhiều tên gọi khác nhau tùy theo vùng miền như lúa miến, củ làng, mì, bobo Tại những vùng này, cây cao lương

được đồng bào dân tộc dùng làm thức ăn cho chăn nuôi là chủ yếu

Kể từ năm 1962 trở đi, khi có các giống cao lương nhập nội được trồng trong nước thì sản xuất cao lương mới thực sự có bước phát triển cả về năng suất, chất lượng và sản lượng Trong giai đoạn vừa qua nước ta đã nhập nội 210 mẫu giống cao lương từ ICRISTAT, Pacific Seed, Philippin, Nhật Bản bao gồm cả hai dòng lai và dòng thuần, một số giống địa phương cũng được thu

thập Mẫu giống được tiến hành đánh giá, thử nghiệm tại nhiều vùng và đã cho

nhiều kết quả khả quan Kết quả nghiên cứu về một số giỗng cao lương ngọt :

EN 4, EN ó, EN 8, EN 1ó, EN 19 nhập nội từ Nhật Bản của trường Đại học

Nông lâm Thái Nguyên ở các địa phương Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang bước đầu cho thấy các giống cao lương ngọt nhập nội từ Nhật Bản có năng suất từ 70 - 120 tắn/ha/vụ 4 - 5 tháng và hứa hẹn là cây trồng năng lượng

Trang 21

Dương, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, Minh Hải đã thu được kết quả chung là

giống có thời gian sinh trưởng trung bình là 115 - 125 ngày, thì khả năng chống bệnh đốm lá, mốc hồng nhạt, chống độc tố và năng suất cao như các

giống: ICSV (5,8 tắn/ha), ICSR - 9075 (4,8 tắn/ha) Các giống được trồng tai Hà Nội, Hải Dương và Cần Thơ là cho kết quả đáng chú ý hơn, có thể mở

rộng diện tích trồng các loại cây này phổ biến trong các nông hộ Nhìn chung, những nghiên cứu về cây cao lương trên thế giới rất đa dạng Đối với nước ta, nghiên cứu về cây cao lương chỉ mới bắt đầu phát triển ở một số khía cạnh nhưng chỉ là đánh giá sơ bộ chưa có nghiên cứu nào ổi sâu

Thế giới đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng năng lượng trầm trọng Theo dự báo của tổ chức năng lượng quốc tế IEA, khoảng 60 năm nữa các nguồn tài nguyên hóa thạch trên thế giới sẽ cạn kiệt vì con người đã và đang

khai thác nhanh hơn mức tái tạo của thiên nhiên Còn ở Việt Nam, theo báo

cáo của các chuyên gia năng lượng, dự báo đến năm 2025 Việt Nam về cơ bản cạn kiệt tài nguyên dầu khí Trong bối cảnh nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt, giá nhiên liệu liên tục tăng như hiện nay cùng với biến đổi khí hậu và yêu cầu cắt giảm khí thải CO; thì việc nghiên cứu tìm ra nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (NLTT) thay thế năng lượng truyền thống là một giải pháp hết sức cấp bách Do vậy, tìm ra cây trồng mới tham gia cơ cấu cây trồng đề đáp ứng được yêu cầu thực tiễn là hết sức cần thiết và quan trọng với Nông nghiệp Việt Nam

Theo Quyết định 177/2007/QĐ-TTEg ngày 10/11/2007 của Thủ tướng chính

phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm

nhìn 2020, với mục tiêu sản xuất xăng E10 (10% ethanol trong xăng) và dầu sinh học nhằm thay đôi một phần nhiên liệu truyền thống hiện nay

Trong những năm gần đây, một số tô chức đã tiến hành nghiên cứu cao

Trang 22

Nông Lâm Thái Nguyên cũng đã tiến hành nghiên cứu cao lương lấy hạt trên quy mô nhỏ, những giống này được nhập từ ICRISAT Tuy nhiên chưa có quy trình nghiên cứu tổng thể về điều kiện sinh thái trong quá trình chọn tạo

giống, quy trình kỹ thuật trồng nên những giống nhập nội này chưa thực sự

phù hợp với điều kiện sinh thái vùng trung du miền núi phía Bắc, cho năng

suất rất thấp Năm 2011, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã ký kết

bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu và bản thỏa thuận nghiên cứu với đại diện Công ty TNHH Earth Note Nhật Bản về việc hỗ trợ giống, kỹ thuật, kinh phí để giúp Việt Nam phát triển cây cao lương ngọt làm nguyên liệu sản xuất

xăng sinh học tại Việt Nam Hiện nay, công ty Sacoin đang thực hiện Dự án sinh học thực vật ứng dụng mới ở giai đoạn nghiên cứu định hướng được thực

hiện trên 4ha, gồm 2 phòng thí nghiệm và một số vườn ươm Các kết quả thực nghiệm sẽ được áp dụng trên L70 ha thực địa tại Quang Ninh, Ha Tĩnh

1.4 Tình hình nghiên cứu sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) trên

thế giới và Việt Nam

1.4.1 Tình hình nghiên cứu séu duc thén (Ostrinia furnacalis Guenee) trên

thế giới

1.4.1.1 Đặc điểm sinh vật học của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee)

Sâu duc than ng6, cao luong (Ostrinia furnacalis Guenee) thudc ho ngai sáng (Pyralidae), b6 canh vay (Lepidoptera) Dac diém sinh vat hoc va sinh thai hoc ctia sau duc than (Ostrinia furnacalis Guenee) đã được nghiên cứu ở Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên, Philippine va Malaysia

(Chandrashekar A, 2006) [13], (Chu Y.I, 1996), [14], (Lu,1995)[24], Wang,

1995) [40] Tuy nhiên việc nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của loài này với thức ăn là cao lương ngọt của các tác giả này gần như chưa có hoặc rất ít

Ở các điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau thời gian phát dục của sâu đục

Trang 23

3 - 4 ngày; sâu non có 6 - 7 tuổi và kéo dài từ 17 - 30 ngày; pha nhộng dao động từ 6 - 9 ngày Như vậy, vòng đời của sâu duc than (Ostrinia furnacalis Guenee) dao động từ 26 - 43 ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu và

thức ăn Sâu trưởng thành có thê sống được từ 7 - 11 ngày Một trưởng thành

cái đẻ trung bình 602 - 817 trứng (Lee, 1982) [23], (Hussein, 1983) [22] Sâu đục thân trưởng thành (Osfrimia firnacalis Guenee) có thê phát tán với khoảng cách 8 - I0 km, trung bình chỉ phát tán với khoảng cách 2 km

Theo (Saito, 1980) [35], chat lượng thức ăn ảnh hưởng rõ rệt đến sinh

trưởng, phát triển của sâu non (Ostrinia furnacalis Guenee) Sau non sống

trong cây ở giai đoạn chín có tỷ lệ sống sót cao hơn so với sâu sống trên cây ở giai đoạn đang sinh trưởng sinh dưỡng

Theo Chu Y.P, 1996 [14], kết quả nuôi sâu đục than (Ostrinia furnacalis Guenee) trong phòng thí nghiệm ở Đài Loan cho thấy: sự thay

đổi mật độ sâu non tuổi 4 và tuổi 5 ảnh hưởng rõ rệt đến sự tăng trưởng

quần thể sâu Theo (Delattre, 1993) [15], (Goto, 1996) [20], Sâu đục thân

(Ostrinia furnacalis Guenee) gây hại trên ngô, cao lương và bông Tuy nhiên, tùy theo từng loại thức ăn mà tỷ lệ sống của sâu non và thời gian phát dục của sâu khác nhau Trên loại thức ăn thích hợp, sâu non có tỷ lệ sống cao và thời

gian phát dục ngắn lại

1.4.1.2 Biện pháp phòng trừ sâu duc than (Ostrinia furnacalis Guenee) * Biện pháp canh tác:

Ở Nicaragua đã khuyến cáo, việc cày đất trước khi trồng có tác dụng trừ

được một số mầm mống sâu, bệnh hại trong dat, trong đó có sâu đục thân Ở Philippine, việc xen canh ngô với lạc có tác dụng hạn chế số lượng sâu đục than (Ostrinia furnacalis Guenee) (FAO,1997) [18]

Theo (Phelan, 1995) [31], (Setamou, 1996) [36], phan dam co anh

Trang 24

đạm không những chỉ có tác dụng tăng sinh trưởng và năng suất ngô mà nó còn làm tăng cả tỷ lệ sống sót của các loài sâu đục thân (Ósfrima furnacalis Guenee, Sesamia cretica, Chilo agamemnon) do đó làm tăng tỷ lệ cây bi hai và tăng số lỗ đục trên 1 cây Mật độ é trimg sau duc than (Ostrinia furnacalis Guenee) trên ruộng ngô bón phân hóa học cao gấp 18 lần so với trên ruộng ngô bón phân hữu cơ Nếu không bón đạm cho cây, tỷ lệ thiệt hại năng suất ngô do sâu đục thân là 20%, cao hơn so với có bón đạm (tỷ lệ thiệt hại năng

suất 11%) là 9% Nếu bón đạm vô cơ (đạm, lân, kali) cân đối cùng với phân

vi lượng có chứa muối mangan và kẽm thì sẽ tăng khả chống chịu của cây ngô

đối với sâu đục thân

* Biện pháp sinh học:

Nghiên cứu biện pháp sinh học bắt đầu từ việc nghiên cứu thành phần

lớn là vai trò của thiên địch trong hạn chế số lượng sâu đục thân Ở Liên Xô cũ đã phát hiện hơn 20 loài thiên địch thuộc bộ cánh màng (Hørnmopfera) và bo 2 canh (Diptera) la ky sinh sau duc than (Ostrinia nubilalis) Trong do, ong mắt đỏ (Trichogramma evanescens) ky sinh trứng, ong vàng (Habrobracon hebetor) ký sinh sâu non Ở Pháp, đã phát hiện 4 loài rudi họ Tachinidae ky sinh sâu duc than (Ostrinia nubilalis) Ở Thổ Nhĩ Kỳ, ong mắt đỏ (Trichogramma evanescens) là loài ký sinh quan trọng trên sâu đục thân

(Ostrinia nubilalis) Ở Triều Tiên, mới ghi nhận được 2 loài ký sinh sâu đục

thân Trong đó, ong mắt đỏ (7richogramma evanescens) có thê tiêu điệt được

63,8% số trứng của vật chủ Ở Malaysia, đã ghi nhận được 2 loài bắt mỗi ăn thịt Ở Philippine, đã phát hiện được 3 loài bắt mỗi ăn thịt và 1 loài ký sinh

trứng sâu đục thân (Hussein, 1983) [22]; (Lee, 1982) [23] Ngoài ra, các loài vi khuẩn Bacillus thuringiensis, virus nhan da dién NPV, nam Beauveria

Trang 25

(FAO, 1997) [18]; (Gahlukar, 1976) [19] Ở Hoa Kỳ, đã xác định được 4 loài

ky sinh va 6 loai vi sinh vat la thién dich cla sau duc than (Ostrinia nubilalis), trong đó loài Wosema pyraustae là loài có triển vọng nhất, nó có khả năng gây chết 60% ký chủ Số lượng quần thể ký sinh tăng hay giảm phụ thuộc vào số

lượng quần thể ký chủ và diễn biến mật độ 2 loài ký sinh và ký chủ theo

đường parabol (Andreadis, 1982) [11] Ở Đức, đã nghiên cứu ứng dụng ong

mắt đỏ để phòng trừ sâu đục thân, kết quả cho thấy: Nếu thả 50 - 100 nghìn

ong mắt đỏ/1 ha với số lần tha 1 - 3 lần, thả cách nhau 1 tuần thì loài ong này

đã tiêu diệt được 80 - 94% sâu đục thân và vào năm 1979-1981, đã tiến hành

thả ong mắt đỏ trên diện tích 12 - 73 ha/năm (Neuffer, 1981) [29] Ở Liên Xô cũ, việc thả ong mắt đỏ với số lượng 30 ngàn con/ha cho kết quả khá cao (tỷ lệ trứng sâu đục thân bị ký sinh lên tới 78%) (Gahlukar, 1976) [19] Ở Trung Quốc, vào năm 1974 đã tiến hành thả ong mắt đỏ trên diện tích 5 ngàn ha để

trừ sâu đục thân (Os/rima nubilalis) (thả 2 lần, mỗi lần thả 150 ngàn con và

kết quả cho thấy: 62,2 - 78% trứng sâu đục thân bị ong ký sinh (FAO, 1997) [18] Ngoài ra, việc nghiên cứu ứng dụng ong mắt đỏ (Trichogramma evanescens) trong phong trir sau duc than (Ostrinia nubilalis) con được thực

hiện ở nhiều nơi trên thế giới như: Thổ Nhĩ Kỳ, Italy, Đài Loan, Australia, Philippine, (Berger, 1984) [12], (Chu, 1996) [14], (Greatti, 1996) [21], (Ozpinaz, 1996) [30]

* Biện pháp sử dụng thuốc hóa học:

Việc sử dụng thuốc hóa học BVTV quá mức và máy móc, đặc biệt là việc dùng các thuốc có độ độc cao, có thể kéo theo những hậu quả nặng nề:

làm gia tăng số lượng và ý nghĩa kinh tế của nhiều loài sâu hại do sự phá hủy hệ thiên địch của chúng trong tự nhiên

Trang 26

padi, Sitobion avenae, Metopolophium dirhodum va lam cho viéc phong trừ sâu hại ngô đi vào bế tắc

Thuốc Fenitrothion có hiệu quả diệt trừ sâu đục thân và rệp muội cao ở Yugoslavia, nhung loai thuốc này cũng làm cho tỷ lệ thiên dich (bo rùa, bọ mắt vàng, ruồi thuộc họ Syzphidae) chết cao Đề trừ sâu đục thân, có thê sử dụng các loại thuốc: Quinalphos, Cypermethrin, Furadan, Sevin, Monocrotophos, phosphamidon, (DelattreR, 1993) [15], (Singh, 1996) [37]

* Biện pháp sử dụng giống kháng

Giống kháng sâu đục thân là giống mà sâu đục thân không đẻ trứng lên

đó và khi nhiễm sâu nhân tạo thì thì tỷ lệ sống sót của sâu non thấp Hiện nay,

có nhiều giống ngô có tinh khang sau duc than (Ostrinia furnacalis) nhu:

giống ngô Michigan No 561, L317, Oh7, W10, F1244, F1246, F1250A, PI503728, PI503849, A10623, tuy nhiên dén nay chưa có tài liệu nào công

bố về giống cao lương ngọt có tính kháng sâu duc than (Ostrinia furnacalis) 1.4.2 Tình hình nghiên cứu sâu đục thân ở Việt Nam

Về biện pháp phòng trừ sâu đục thân cao lương cũng giống như biện pháp phòng trừ sâu đục thân ngô Thời vụ, giống, phân bón có ảnh hưởng đến sâu đục thân và rệp muội hại ngô (Nguyễn Quý Hùng, 1978) [6] Tuy nhiên đó chỉ là kết quả đánh giá sơ bộ chứ không phải kết quả nghiên cứu chuyên sâu Ngoài ra, một số nhà khoa học đã chỉ ra được đặc điểm, hình

thái của sâu đục thân (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000) [1], (Nguyễn Đức

Thạnh và CS, 2010) [10]

Ở Hà Nội và phụ cận có 10-16 loài thiên địch của sâu đục thân và rệp

muội hại ngô (Trần Đình Chiến, 1991) [2], Hà Quang Hùng, 1990) [5] Ở

Lâm Đồng đã ghi nhận được 72 loài thiên địch trên ruộng ngô (Lưu Thanh

Trang 27

Năm 2003, Đặng Thị Dung đã đưa ra một số dẫn liệu về đặc điểm hình

thái và đặc điểm sinh vật hoc cua sau duc than (Ostrinia furnacalis) [3]

Qua phần tổng quan cho thấy cao lương ngọt là cây trồng có tiềm năng về năng lượng sinh học, do đó việc nghiên cứu về sâu bệnh hại cao lương để tìm ra biện pháp phòng trừ là hết sức cần thiết để có thé phat triển sản xuất cao lương bền vững ồn định, đáp ứng nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho sản xuất xăng sinh học ở Việt Nam

Nhưng các nghiên cứu về loài sâu đục thân (Ostrima furnacalis) trên cao lương ngọt chưa được mang tính chuyên sâu Các tác giả mới xác định được thành phần các loài sâu đục thân trên cao lương ngọt và đánh giá hiệu quả phòng trừ chúng bằng một số thuốc hóa học mà chưa đánh giá được đặc điểm sinh vật học của nó khi nhân nuôi bằng thức ăn là cây cao lương ngọt

Do đó việc nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học và biện pháp phòng trừ sâu

Trang 28

Chuong 2

DOI TUQNG, NOI DUNG VA PHUONG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Sâu đục thân (Ósfrinia furnacalis Guenee) trên cao lương ngọt 2.2 Vật liệu nghiên cứu

Cây cao lương ngọt

Thuốc bảo vệ thực vật: Voliam Tago 063SC, Dupont TMP Prevathon 5SC

2.3 Dung cu thi nghiém

- Bút lông nhỏ, chậu thủy tỉnh có kích thước 25-30cm, cén, giấy thắm - Bình xịt để phun thuốc trong phòng thí nghiệm

- Lồng nhân nuôi sâu giống - Bình phun thuốc sâu

2.4 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Thí nghiệm được triển khai tại huyện Phú Lương, thành

phố Thái Nguyên

- Thời gian nghiên cứu: Vụ Xuân hẻ năm 2015 2.5 Nội dung

(1) Nghiên cứu tần suất xuất hiện các loài sâu đục thân trên cao lương ngọt (2) Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) trén cao luong ngot

(3) Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của biện pháp phòng trừ sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) dén nang suất, chất lượng cao lương ngọt

2.6 Phương pháp nghiên cứu

2.6.1 Điều tra xác định thành phân, tần suất xuất hiện và diễn biến của

sâu đục thân hại cao lương ngọt

Trang 29

Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:

Phương pháp lấy mẫu, cách tiến hành thí nghiệm và chỉ tiêu đánh giá

được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phương pháp điều tra

phát hiện dịch hại cây trồng (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT) [1]

Thí nghiệm xác định mức độ phổ biến của sâu đục thân trên cao lương ngọt

được tiến hành điều tra trên các ruộng cô định và các ruộng bồ sung Mỗi ruộng

có diện tích tối thiểu 300 m Tại mỗi ruộng điều tra 5 điểm trên đường chéo góc,

mỗi điểm có diện tích I m” Mức độ phô biến của mỗi loài sâu đục thân được đánh

giá bằng tần suất bắt gặp trong quá trình điều tra (cơng thức ®)

> lan bat gap cua sau duc than

Tần suất bắt gap (%) = > sé lan diéu tra x 100 (CTO)

Thang phân cấp mức độ phô biến của sâu đục thân trên cao lương ngọt: Nếu tần suất bắt gặp < 5%: + rất ít gặp

Nếu tần suất bắt gặp 5 - 25%: ++ ít phổ biến Nếu tần suất bắt gap 26 - 50%: +++ phổ biến

Nếu tần suất bắt gặp >50%: ++++ rất phô biến

* Điều tra diễn biễn mật độ và tỷ lệ hại của sâu đục thân trên cao lương ngọt

- Địa điểm tiến hành thí nghiệm: Huyện Phú Lương, thành phố Thái

Nguyên Định kỳ 5 ngày điều tra một lần

- Phương pháp theo dõi như nội dung 1: Theo dõi trên các ô thí nghiệm không phun thuốc BVTV mà chỉ tưới nước lã

- Chỉ tiêu theo dõi:

Trang 30

x sau

Mật độ (con/cây)= —————————_——————_ (CT®)

3> cây điêu tra

+ Diễn biến tỷ lệ hại của sâu đục thân được tính theo cơng thức 3 (CT®) > cây bị nhiễm sâu đục thân (cây)

Tỷ lệ hại (%) = Savile x 100(CT®)

2.6.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee)

Phương pháp nghiên cứu: Theo phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật (2002), cụ thể: Thu nhộng và sâu non của sâu duc than (Ostrinia furnacalis Guenee) từ ngoài ruộng cao lương ngọt về cho vào lồng nuôi sâu bên trong có trồng các cây cao lương ngọt để nhân giống sâu dùng cho thí nghiệm Khi trưởng thành vũ hóa và đẻ trứng, thu trứng từng ngày để vào các chậu thủy tinh riêng biệt Khi trứng nở, dùng bút lông lấy sâu non I1 tuổi ra cho vào các chậu thủy tinh có đường kính 25-30 em đến làm thí nghiệm Bên trong chậu thủy tỉnh ở phía dưới có lót 1 lớp giấy thấm âm và bên trên là các cây cao lương con (còn nguyên phần ngọn cây) Đối với sâu non từ tuổi 3 cho đến sâu non ở giai đoạn đẫy sức hóa nhộng (sâu non ở tuổi cuối cùng hay còn gọi là sâu non ở giai đoạn lột xác biến thái) được tiến hành nuôi cá thể bằng các thân cây cao lương có đục lỗ sẵn cho sâu Các thân cây này được lấy từ các cây còn đang ở giai đoạn sinh trưởng mạnh (thân không bị xốp) Khi trưởng

thành vũ hóa, theo dõi tuổi thọ của trưởng thành đực và cái, đồng thời theo

dõi khả năng đẻ trứng của trưởng thành cái * Chi tiéu theo doi:

+ Hình thái, kích thước: Quan sát, mô tả và do đếm kích thước của sâu

duc than (Ostrinia furnacalis Guenee) ở các pha phát dục (ấu trùng từ tuổi 1 -

Trang 31

+ Sức sinh san cia sau duc than (Ostrinia furnacalis Guenee): Dém sé trứng do mỗi cá thé sau duc than (Ostrinia furnacalis Guenee) cai truéng thanh dé ra

+ Thời gian đẻ trứng của trưởng thành cái sau khi hóa nhộng

2.6.3 Phương pháp nghiên cứu xác định liệu lực của thuốc BVTV phòng trừ sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) hại cao lương ngọt

Cách pha và phun thuốc Voliam Tago 063§C và thuốc Dupont TMP

Prevathon 5SC: Hòa 1 lọ thuốc Voliam Tago 063SC hoặc thuốc Dupont TMP

Prevathon 5SC vào bình 18 lít rồi phun đều lên cây Phun khi mật độ sâu trên

đồng ruộng cao và phun vào chiều tối

* Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hồn chỉnh (RCBD), gồm cơng 3 thức với 3 lần nhắc lại (Hình 2.1.) Sơ đồ thí nghiệm : CT, CT CT; CT; CT, CT, CT, CT; CT, Trong do:

Công thức 1 (CT1): Đối chứng (phun nước lã) Công thức 2 (CT2): Voliam Tago 063SC

Công thức 3 (CT3): Dupont TMP Prevathon 5SC

Cách pha thuốc: Hòa 1 lọ thuốc Voliam Tago 063SC hoặc thuốc Dupont TMP Prevathon 5SC vào bình 18 lít rồi phun đều lên cây Phun vào sáng sớm

hoặc chiều mát

* Tiến hành thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành theo quy chuẩn Quốc gia về Phương pháp

Trang 32

Hình 2.1: Sơ đồ chọn điểm điều tra

* Các chỉ tiêu theo dõi:

Chỉ tiêu theo dõi:

+ Hiệu lực phòng trừ sâu đục thân (Osírimia furnacalis Guenee) sau

phun 1,2,3,4 ngày (TN trong phòng) được tính theo công thức của Abbott

(1925) [4]:

mm = — <x 100 cre)

Ca

Trong do:

M: Ty lệ sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) chét (%)

Ca: Số sâu đục thân còn sống ở công thức đối chứng sau TN

Ta: Số sâu đục thân còn sống ở công thức TN sau thí nghiệm

Trang 33

Trong do:

Ta: Số sâu duc than (Ostrinia furnacalis Guenee) con séng 6

công thức thí nghiệm sau phun (1, 3, 5, 7 ngay)

Tb: Số sau duc than (Ostrinia furnacalis Guenee) & công thức thí nghiệm trước phun (1 ngày)

Ca: Số sâu đục thân (Os/rima fưnacalis Guenee) còn sông ở công thức đối chứng sau phun (1, 3, 5, 7 ngày)

Cb: Số sâu duc than (Ostrinia furnacalis Guenee) ở công thức đối chứng trước phun (1 ngày)

2.6.4 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng một số thuốc BVTV đến sinh trưởng, phát triển của cao lương ngọt

* Chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển

- Tóc độ tăng trưởng: Lấy ngẫu nhiên 10 cây/ô thí nghiệm ở hai hàng giữa mỗi hàng 5 cây liên tiếp đánh dấu, cứ 30 ngày đo một lần

+ Động thái tăng trưởng chiều cao cây: Đo chiều cao cây sau trồng 30, 60

và 90 ngày Khi cây chưa trỗ bông đo từ mặt đất đến mút lá ngọn cây Khi cây trỗ

bông đo từ mặt đất lên mút bông

+ Động thái ra lá: Đếm số lá sau trồng 30, 60 và 90 ngày bằng cách dùng

bút dạ không trôi đánh dấu lá từ dưới lên (đánh theo số thứ tự từ 1) » Đường kính thân: đo ở gốc tại vị trí thân phinh to nhất

« Số nhánh/thân cuối cùng: Đếm số nhánh trên thân trên các cây theo dõi thí nghiệm Đếm tại tại thời điểm thu hoạch

« NSLT (tắn/ha): Cân khối lượng 10 cây mẫu/ô (P10) sau khi đã loại bỏ hết lá rồi tính theo công thức

P10 x mật độ cây/m”

Trang 34

* Chỉ tiêu về sinh ly

Đánh giá ở 3 thời kỳ: Trước trỗ, ngày trỗ, thu hoạch

» Hàm lượng dịch ép trong thân

« Hàm lượng đường (%): Tại thời điểm thu hoạch sau khi loại bỏ hết lá,

bông cờ cắt 1 đoạn dài từ 1,5 - 2cm ở đốt thứ 5 từ ngọn xuống cho vào ép để lấy dịch ép sau đó đo hàm lượng đường bằng máy

» Khối lượng tươi: Khối lượng thân lá/cây, tinh trung bình chung của tổng khối lượng tươi (g)

+ Tỷ lệ thân/lá tươi (%) = khối lượng thân/khối lượng lá x100

2.6.5 Quy trình kỹ thuật trồng cao lương ngọt

- Làm đất: Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, chia khối lên luéng va

rach hang

- Hang cach hang: 70 - 80 cm - Cây cach cay: 15 - 20 cm

- Lượng bón: 15 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông

Gianh + 300 N + 96 P,Os; + 134 K;O (tinh cho 1 ha)

- Phuong phap bon phan:

+ Bón lót (được kết hợp với làm đất lần cuối): 100% phân chuồng,

Trang 35

2.7 Phương pháp xử lý số liệu

- Đồ thị biểu thị các số liệu trung bình được vẽ theo chương trình

Microsolf Word 2007 và Excel 2007 trên máy vi tính

Trang 36

Chương 3

KÉT QUÁ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Thành phần, tần suất xuất hiện và diễn biến mật độ của sâu đục thân trên cao lương ngọt

3.1.1 Thành phân, tần suất xuất hiện của sâu đục thân trên cao lương ngọt vụ xuân hè năm 2015

Nghiên cứu thành phần, tần suất xuất hiện của sâu đục thân hại cao lương

ngọt kết quả thu được ở hình 3.1 va bảng 3.1 Sâu đục thân cao lương ngọt xuất hiện và gây hại trên các bộ phận như thân, lá và bông Bộ phận gây hại quan trọng là thân làm giảm năng suất cũng như chất lượng sản phẩm

Bảng 3.1 Thành phần, mức độ phố biến của các loài sâu đục thân trên cao lương ngọt tại Thái Nguyên năm 2015 Tần suất Mức Loài sâu đục x 5 TT Bộ, họ xuât hiện | độ phô thân , (%) bién 1 | Chilo partellus Lepidoptera: Crambidae 57,59 ++++ 2 | Ostrinia nubilalis | Lepidoptera:Noctuidae 63,55 ++++ 3 | Ostrinia furnacalis | Lepidoptera:Pyralidae 60,38 ++++

Nhìn vào bảng 3.1 cho ta thấy trong vụ xuân hè 2015, xuất hiện 3 loài

sau duc than (Chilo partellus, Ostrinia nubilalis va Ostrinia furnacalis) trén cao lương ngọt, chúng đều thuộc côn tring b6 canh vay (Lepidoptera) Trong đó, cả 3 loai Chilo partellus, Ostrinia nubilalis và Ostrinia furnacalis đều xuất

Trang 37

63.55 60.38 70 60 50 40 30 20 Oo + T T 1 Chilo partellus Ostrinia nubilalis Ostrinia furnacalis

Hình 3.1 Tân suất xuất hiện của sâu đục thân hại cao lương ngot

3.1.2 Diễn biến mật độ sâu đục thân

Sau duc than (Ostrinia nubilalis Guenee) là một trong những loài sâu hại chính trên cây cao lương ngọt Sâu gây hại từ khi giai đoạn cây con tới khi

thu hoạch Tác hại của sâu đục thân tuỳ thuộc vào tuổi sâu và thời kỳ sinh

trưởng của cây Sâu tuổi nhỏ thường gặm ăn thịt lá nõn hoặc cắn xuyên thủng lá nõn làm cho lá không bật ra khỏi ngọn hoặc giảm diện tích quang hợp; ở thời kỳ trỗ cờ, sâu đục vào thân cây, ảnh hưởng tới quá trình thụ phan, thu tỉnh và ảnh hưởng tới năng suất của cao lương ngọt Ngoài ra sâu có thể đục vào hạt làm giảm năng suất cũng như chất lượng sản phẩm Theo dõi diễn biến mật độ sâu đục thân cao lương ngọt trên đồng ruộng bên cạnh việc giúp ích cho việc lựa chọn biện pháp phòng trừ cũng như triển khai các biện pháp

phòng trừ cụ thể một cách có hiệu quả hơn

3.1.2.1 Diễn biến mật độ sâu đục thân qua các kỳ điều tra

Nghiên cứu diễn biến mật độ sâu đục thân hại cao lương ngọt qua các kỳ

Trang 38

Mật độ sâu đục thân 70 61 60.2 60 - : 7 50 40 - / \ 30 20 > 10 - 0 T T T T T T 1 2/4 7/4 12/4 17/4 22/4 27/4 2/5 7/5 12/5 12/5 17/5 22/5 27/5 1/6 6/6

Hình 3.2 Diễn biễn mật độ sâu đục thân qua các kỳ điều tra

Trên ruộng không xử lý đất và không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phun phòng trừ sâu đục thân cho thấy: Sâu đục thân bắt đầu xuất hiện và gây hại trên cao lương ngọt vụ Xuân hè 2015 tại Thái Nguyên từ ngày 02/4/2015 và đạt 2 cao điểm chính Trong đó, cao điểm 1 vào ngày 17⁄4 với mật độ trung bình đạt 61,0 con/m” và cao điểm thứ hai vào ngày 07/5/2015 với mật độ sâu trung bình dat 60,2 con/m” Kết quả này cũng phù hợp với kết quả điều tra của Ngô Thị Ánh Ngọc (2013), mật độ sâu đục thân đạt cao điểm vào đầu và giữa tháng 4 Tuy nhiên, kết quả điều tra của Ngô Thị Anh Ngoc (2013) vé dién bién mat độ sâu đục thân còn có thêm một cao điểm nữa vào đầu tháng 6

Mật độ sâu đục thân vào thời điểm thu hoạch dao động từ khoảng 14,0 - 22,6 con/m” và kết quả này cũng phù hợp với kết quả điều tra của Ngô Thị

Ánh Ngọc (2013) (đạt 16,4 - 27,2 con/m') (Hình 3.2.)

3.1.2.2 Diễn biến mật độ sâu đục thân qua các giai đoạn sinh trưởng của cây cao lương ngọt

Nghiên cứu diễn biến mật độ sâu đục thân qua các giai đoạn sinh

Trang 39

—— Mat d6 (con/cay) =———']ÿ lệ hai (96) 45 35 33.8 25 7 4 10 «xO 3-5la 5-714 7-9lá 10—12lá 13—15lá 16—21 lá Trỗ c Chnsữa Chín hoàn toàn Thu hoạch Mọc—3 lá

Hình 3.3 Diễn biến mật độ sâu đục thân và ty lệ cây bị hại qua các giai đoạn sinh trưởng của cây cao lương ngọt

Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cao lương ngọt, sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) xuất hiện và gây hại từ lúc cây được 5 - 7 lá cho

đến khi thu hoạch Trong đó, giai đoạn trỗ cờ mật độ sâu là cao nhất (đạt 2,3

con/cây) Tỷ lệ cây bị hại tang dan từ giai đoạn cây được 5 - 7 lá cho đến khi

thu hoạch; trong đó tý lệ hại tắng mạnh từ giai đoạn Š - 7 lá đến 16 - 21 lá (đạt

33,8%), sau đó tỷ lệ cây bị hại tăng chậm dần đều cho đến khi thu hoạch và

đạt 39,6%

3.2 Đặc điểm sinh vật học của sâu đục thân (Øsfrimia furnacalis Guenee) trên cao lương ngọt vụ Xuân hè 2015 tại Thái Nguyên

3.2.1 Đặc điểm hình thái của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) Sau duc than (Ostrinia furnacalis) thuộc họ ngài sáng (Pyralidae), bộ cánh vảy (Lepidoprera) Sâu duc than (Ostrinia furnacalis) là loài biến thái hoàn toàn, quá trình phát dục trải qua 4 giai đoạn: Trứng - sâu non - nhộng -

trưởng thành Đặc điểm của loài biến thái này là hình thái bên ngoài và cầu

Trang 40

* Pha trieng: Trimg được đẻ thành ổ xếp chồng lên nhau hình vảy cá, ít khi trứng được đẻ thành từng quả riêng lẻ Trứng có hình bầu dục Trứng vừa mới đẻ có màu trắng sữa trong, trên bề mặt trơn bóng rất khó phân biệt được ranh giới giữa các quả Sau đó chuyên sang màu vàng, màu nâu Khi sắp nở chuyển sang màu nâu tối và mỗi quả trứng có một chấm đen rất rõ đó là đầu của sâu duc than (Ostrinia furnacalis) Trứng thường được nở vào lúc sáng sớm, trứng nở rất đồng đều thời gian bắt đầu nở trứng đến kết thúc nở trứng còn phụ thuộc vào số luợng trứng nhưng trung bình khoảng 40 phút đã kết thúc nở trứng Trứng được đẻ ở mặt dưới của lá ở những cây lớn có từ 5-6 lá trở đi Nếu cây cao lương ngọt

tuổi nhỏ, trứng được đẻ ở những vật có bề mặt nhẫn

* Pha sâu non sâu đục thân cao lương ngọt (Ostrinia furnacalis Guenee): Sâu non sâu đục thân cao lương ngọt có 5 tuổi Kích thước màu sắc thay đối theo các tuổi Tuy nhiên chúng có một số đặc điểm như: đầu có màu đen rất rõ Lúc đầu mới lột xác, đầu có màu trắng vàng sau đó chuyên sang màu đen Trên lưng mỗi đốt có 4 u lông to, rất rõ ở phía trước và 2 u lông nhỏ ở phía sau Khi mới nở cơ thể nhỏ, yếu có mầu trắng sữa Kích thước cơ thể nhỏ, đầu màu đen bề ngang mảnh đầu có kích thước lớn hơn bề ngang của mảnh lưng ngực Lúc mới nở ra sau non tập trung gặm ăn vỏ trứng sau đó chúng bò đi và nhả tơ nhờ gió phát tán

Ngày đăng: 26/04/2017, 06:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w