Phân tích vở cải lương tiếng trống mê linh . Soạn giả Việt Dung soạn vào khoảng những năm 1960, được xuất bản vào năm 1972 tại Hà Nội. Sau khi đoàn Thanh Minh được tái lập năm 1975, soạn giả Vĩnh Điền được giao nhiệm vụ chuyển thể vở ca kịch sang cải lương. Ông đặt tên mới cho vở cải lương là Tiếng trống Mê Linh và hợp tác với 2 soạn giả khác là Viễn Châu và Nguyễn Phương để hoàn thiện kịch bản
Trang 1Tiếng trống Mê Linh
1 Tác giả, tác phẩm
Soạn giả: Việt Dung
1.1 Tác giả
Soạn giả Việt Dung soạn vào khoảng những năm 1960, được xuất bản vào năm
1972 tại Hà Nội
Sau khi đoàn Thanh Minh được tái lập năm 1975, soạn giả Vĩnh Điền được giao nhiệm vụ chuyển thể vở ca kịch sang cải lương Ông đặt tên mới cho vở cải lương
là "Tiếng trống Mê Linh" và hợp tác với 2 soạn giả khác là Viễn Châu và Nguyễn Phương để hoàn thiện kịch bản
Vở cải lương được đạo diễn Ngô Y Linh dàn dựng trên sân khấu và đưa ra công diễn vào dịp đón xuân 1977
1.2 Đạo diễn
Ngô Y Linh với bút danh Nguyễn Vũ, là đạo diễn sân khấu, một nhà viết kịch nổi tiếng Ông đã được truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (1984) và được mệnh danh là bậc thầy sân khấu cách mạng
NSND Ngô Y Linh là “Cây đại thụ” của sân khấu cách mạng Việt Nam Ông là người thầy được bao thế hệ học trò tôn kính
Trang 2Ngoài Tiếng trống Mê Linh, ông còn có nhiều tác phẩm ấn tượng khác: Đâu có giặc là ta cứ đi, Tình ca, Nila - Cô gái đánh trống trận!
1.3 Diễn viên
Thanh Nga - Trưng Trắc
Hà Mỹ Xuân - Trưng Nhị
Kim Hương - Nàng Tía
Ngọc Nuôi - Lê Chân
Bích Sơn - Thánh Thiên
Thanh Sang - Thi Sách
Văn Ngà - Tô Định
Hoàng Giang - Tào Uyên
Hùng Minh - Mã Tắc
Bảo Quốc - Chương Hầu
Quốc Nhi - Đông Bảng
Ba Xây - Đô Trinh
2 Tóm tắt cốt truyện
Vào ngày giỗ tổ Hùng Vương, tại đền Hùng con dân nước Việt ta tụ tập đông đủ để làm lễ giỗ tổ
Đây là phong tục tập quán lâu đời ở nước ta, ấy vậy mà bọn giặc phương Bắc, cầm đầu là tên thái thú Tô định gian ác đã đem quân đến cản trở nhân dân, đòi cướp đi trống đồng Trống đồng là vật linh thiêng của đất nước, lạc tướng Thi Sách và nhân dân ra sức bảo vệ trống đồng Vợ của Thi Sách, Trưng Trắc đã dùng kế sách lui một bước tiến hai bước, nhằm làm yên lòng quân giặc, giữ được trống đồng Sau sự việc trên, Thi Sách cùng vợ đốc thúc nhân dân rèn binh khí, luyện tập võ công, bắn cung… để chuẩn bị chờ thời cơ chống giặc ngoại xâm
Trang 3Nhưng không may, trong một lần đi đến thành Châu Liên, Thi tướng quân rơi vào vòng vây của giặc và bị bắt làm con tin Tô Định bắt Thi Sách uy hiếp Trưng Trắc lui binh Nhưng trước sự lựa chọn giữa việc nhà và việc nước, Trưng Trắc đã quyết định tế sống Thi Sách, nổi trống lên, củng cố tinh thần cho nghĩa quân chiến đấu đánh bại Tô Định Thái thú Tô Định thua trận, chui vào ống đồng trốn về nước Trưng Trắc tuyên bố nước Nam độc lập muôn đời
3 Trình bày, phân tích hành động, hành động quán xuyến, xung đột và mâu thuẫn của tác phẩm
3.1 Phân tích hành động, hành động quán xuyến của vở diễn
a Trưng Trắc:
- Dùng kế sách nhẫn nhịn: lui một bước tiến hai bước , để bảo vệ trống đồng trong ngày giỗ Tổ
- Giương cao ngọn đuốc, tuyên thệ giết giặc cứu non sông khi trống đồng nổi lên
Trích lời tuyên thệ: Hỡi đồng bào trăm họ
Giặc Đông Hán đang xéo dày đất nước
Nhục nào hơn nhục nô lệ ngoại bang?
Thà chết mà đứng thẳng,
Không cam chịu sống quỳ
Đất nước Nam cẩm tú
Người dân Nam anh hùng
Trước đền thờ Quốc Tổ
Thề hi sinh giết giặc cứu non sông.
- Chuẩn bị lực lượng, vũ khí chờ ngày khởi nghĩa
- Cố nhường nhịn kẻ thù
- Tế sống Thi Sách
- Ra lệnh tấn công tiêu diệt quân địch
- Tuyên bố nước nam độc lập muôn đời
b Thi Sách:
Trang 4- Quyết tâm cùng nhân dân bảo vệ trống đồng và tổ chức giổ tổ.
- Đồng hành cùng Trưng Trắc thà hy sinh, chớ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ
- Thà chết quyết không đầu hàng quân giặc
c Trưng Nhị:
- Muốn giữ trống đồng và tổ chức lễ giỗ Tổ
- Cùng chị khích lệ nghĩa quân chuẩn bị khởi nghĩa
- Trưng Nhị bất đồng cùng chị khi Trưng Trắc cho tha chết Tào Uyên
- Nghe lời chị, Trưng Nhị giả vờ thua Mã Tắc khi cùng thử tài bắn cung
- Xin được thay Trưng Trắc nổi trống tấn công
d Mã Tắc:
- Dẫn quân lính đến đền Hùng không cho dân ta giổ tổ và quyết lấy bằng được trống đồng
- Cố tình làm khó Trưng Trắc Muốn thăm dò tình hình quân ta
e Tô Định:
- Đến thị uy trong ngày giỗ Tổ
- Bắt Thi Sách làm con tin
- Giết người hàng loạt, vơ vét của cải
- Chui vào ống đồng trốn thoát khi thua trận
Hành động xuyên suốt của tác phẩm :
Trang 5Bảo vệ trống đồng, bảo vệ nền độc lập dân tộc
Bảo vệ trống đồng là vì:
3.2 Trình bày, phân tích mẫu thuẫn, xung đột của tác phẩm.
a Mâu thuẫn, xung đột giữa Trưng Trắc với Tô Định và Mã Tắc
- Trưng Trắc: là người yêu nước, đứng về chính nghĩa Người phụ nữ mạnh mẽ không khuất phục trước kẻ thù
- Tô Định và Mã Tắc: hai kẻ ngoại ban cướp nước, tham lam, gian tà, tham vọng làm chủ nước Nam
Nguyên nhân của sự mâu thuẫn, xung đột:
Trưng Trắc bất đồng về thái độ, sự tàn ác của lũ giặc:
- Vơ vét tài sản
- Hung hăn, ngang tàn, bạo ngược
- Giết hại dân ta
- Bắt Thi Sách
Tổ tiên xưa khó nhọc, mới đúc lên trống
đồng.
Gửi hồn thiêng đất nước, trong tiêng trống
oai hùng.
Trống gọi người đi săn,
Trống báo tin cướp dữ,
Trống xuống lệnh quên mình.
Trang 6- Tô Đinh và Mã Tắc hai kẻ ngoại ban tham lam, hiểm độc, hành động ngang tàn: quân cướp nước, bắt dân ta cống nạp ngà voi, châu báo, giết người không chút tiếc thương
- Lấy Thi Sách làm con tin chặn bước chân Trưng Trắc
b Mâu thuẫn, xung đột trong nội tâm Trưng Trắc
- Nghe tin Thi Sách bị giặc bắt đau đớn nhưng vẫn cố tỏ ra cứng rắn ra lệnh chuẩn
bị khởi nghĩa
- Thù nào hơn thù lũ giặc xâm lăng
- Tình nào nặng hơn tình yêu đất nước
- Khi Thi Sách bị đưa lên dàn hỏa
- Một bên là chồng, một bên là nợ nước
=> Trưng Trắc tế sống chồng ra lệnh tấn công tiêu diệt quân thù
c Mâu thuẫn, xung đột giữa hai chị em Trưng Trắc
- Trưng Trắc cho thả Tào Uyên nhằm ngụ ý chia rẽ nội bộ quân thù
- Trưng Nhị không hiểu ý chị Trắc muốn giết Tào Uyên cho thỏa hận
Mâu thuẫn được giải quyết khi Trưng Trắc giải bày
d.Mâu thuẫn, xung đột giữa Thi Sách và Tô Định
- Tô Định bắt Thi Sách
- Khiếp sợ trước sức mạnh của quân dân ta => Tô Định thuyết phục Thi Sách kêu Trưng Trắc rút quân đầu hàng
- Thi Sách hiên ngang coi cái chết nhẹ tựa lông hồng” Là tướng nhà Nam ta thà chết vinh hơn sống nhục”
4 Nhận xét về nghệ thuật tổng hợp
4.1 Lối diễn xuất:
Trang 7Cử chỉ, lối đi, điệu bộ của một số diễn viên trong vai Trưng Trắc, Trưng Nhị, Thi Sách, Lê Chân,… thể hiện cung cách người thủ lĩnh,hành động dứt khoát, lẫm liệt khắc họa rõ nét hình tượng người anh hùng dân tộc
4.2 Thiết kế sân khấu:
Đã tái hiện được cảnh núi rừng Mê Linh, cổng thành Liên Lâu vững chắc, cảnh Thi Sách bị đưa lên dàn hỏa
4.3 Ngôn ngữ:
Lời lẽ trong vở diễn thật giản dị nhưng đầy chất văn học, đã phá tan định kiến
của một số người cho rằng cải lương là “quê mùa”, “lạc hậu” Chưa kể trong lời nói lối của Thanh Nga có tiết tấu và nhịp điệu rất hay, là một cách giáo dục âm nhạc cho lớp trẻ không thua gì tân nhạc Cho đến bây giờ, Tiếng trống Mê Linh vẫn là một vở diễn vào hàng đẹp nhất của sân khấu cải lương Việt Nam
4.4 Trang phục:
- Trưng Trắc, Trưng Nhị, Thi Sách trang phục áo dài truyền thống, đội mấn khăn đóng, họa tiết cầu kỳ, thêu rồng vẽ phượng, vải có kim tuyến lấp lánh làm nổi bật nhân vật chính, thể hiện uy quyền
- Cụ Đô Trinh, Đông Bản, nàng Tía,…trang phục đơn giản thể hiện tầng lớp nông dân
- Tô Định, Mã Tắc, Tào Tắc mặc quan phục lính đặc trưng người Trung Hoa phù hợp vai kẻ ngoại ban
- Trang phục nghĩa quân : đơn giản, đặc trưng thể hiện quần áo truyền thống nông dân Việt thời bấy giờ
- Đạo cụ: Lính và nghĩa quân giáo mác thô sơ, kiếm, cung tên là những vũ khí đặc trưng thời kỳ đó; trống đồng, đòn gánh, … đều được thể hiện đúng với thực tế
4.5 Âm nhạc:
- Kết hợp hài hòa giữ độc thoại và hát diễn, phù hợp từng phân cảnh
- Âm nhạc thể hiện được nút thắt, cao trào của tác phẩm
Trang 8- Tiết tấu âm nhạc lúc trầm lúc bổng nhằm thể hiện không khí hào hùng hay tươi vui mà vở diễn mang lại
4.6 Nhân vật:
A Trưng Trắc:
NSƯT Thanh Nga đã biểu diễn thật xuất thần những đoạn hào khí anh hùng, và uy nghiêm của bà khiến ai cũng kinh ngạc Bình thường, gương mặt Thanh Nga rất dịu dàng, thậm chí còn phảng phất nét buồn man mác, nhất là đôi mắt đen láy xa xăm như hút hồn người Không ai tưởng tượng nổi khi bà vào vai Trưng Trắc thì gương mặt ấy lại trở nên uy nghiêm đáng nể, và đôi mắt ánh lên sự mạnh mẽ, căm hờn, còn đôi môi thì hơi mím lại cũng đủ thấy sự quyết đoán kiên cường Đài từ của bà quá đẹp, từng cái nhấn nhá trọng âm như có sức nặng ngàn cân Cho nên khi bà cất lên những câu hiệu triệu như thế này thì lập tức khán giả sởn gai ốc, như
bừng bừng máu chảy khắp cả châu thân: Hỡi đồng bào trăm họ/Giặc Đông Hán đang xéo giày đất nước/Nhục nào hơn nhục nô lệ ngoại bang/Thà chết mà đứng thẳng/Không cam chịu sống quỳ/Đất nước Nam cẩm tú/Người dân Nam anh
hùng/Trước đền thờ Quốc Tổ/Thề hy sinh giết giặc cứu non sông/Xin thề!
Thanh Nga thực sự là mỹ nhân trên sân khấu lẫn trong đời thực nhưng điều lưu giữ cái tên Thanh Nga mãi trong lòng công chúng chính là thần thái diễn xuất Khán giả cải lương thường thích nghe ca nhưng Thanh Nga lại chinh phục người xem chủ yếu bằng nét diễn Những ai đã từng xem (dù chỉ qua băng đĩa) và cảm nhận
“cơn bão lòng” của Trưng Trắc khi phải “tế sống” phu quân qua từng cái nhíu mày, cắn môi hay nhìn nàng Quỳnh Nga buông mái tóc dài quỳ xuống chờ chết với nét mặt thản nhiên và đôi mắt sáng bừng ánh nhìn cương nghị thì chắc chắn không thể nào quên Các nghệ sĩ khác có thể ca rất hay, diễn xuất rất tinh tế nhưng “cái thần” của nhân vật thì chỉ có thể tìm thấy trọn vẹn cùng Thanh Nga - điều rất khó lý giải nhưng đầy thú vị của nghệ thuật sân khấu
B Trưng Nhị:
- Hóa thân bởi nghệ sĩ Hà Mỹ Xuân với chất giọng cao, mạnh mẽ Hà Mỹ Xuân đã
khai thác triệt để nhân vật
- Điệu bộ thể hiện sự oai phong của một nữ tướng nhưng đôi khi lại yếu đuối trước Trưng Trắc
Trang 9- Nghệ sĩ Hà Mỹ Xuân đã hóa thân thành công, một người em vô cùng thương chị, lúc nào cũng kề cận, là cánh tay đắt lực cho chị mình, đôi khi cũng có những bất đồng bởi chưa thấu hiểu chị
- Một người phụ nữ mạnh mẽ, yêu nước, thương dân
C Thi Sách:
Thi Sách do NSUT Thanh Sang thủ vai dường như ông đã hóa vào nhân vật với nhiều phân cảnh yêu cầu diễn xuất nội tâm, sự dằn xé giữa nhiều thứ đã khắc họa thành công một Thi Sách luôn đặt chữ nước lên sự sống chết của bản thân
Thi Sách là một người thương vợ, yêu nước, thương dân thà lấy cái chết để chứng
tỏ lòng yêu nước
D.Cụ Đô Trinh:
Cụ Đô Trinh được nghệ sĩ Ba Xây thể hiện rất thành công Cụ là một người yêu nước, kiên cường, bất khuất, dũng cảm, lời lẽ hùng hồn, dũng cảm quyết tâm bảo
vệ trống đồng - bảo vệ truyền thống quý báu của dân tộc Trọng tình trọng nghĩa, xem nhẹ cái chết dù có mất đầu cũng không sợ
E Đông Bảng:
Đông Bảng do nghệ sĩ Quốc Nhi thủ vai Là một người con yêu nước trong gia đình có truyền thống thợ rèn chỉ vì rèn một con dao để phòng thú dữ liền bị Mã Tắc nung sắt đóng dấu chữ vào trán sau đó anh đã nung sắt đỏ hơn để xóa dòng chữ ô nhục kia Bấy nhiêu đây cũng đã đủ để thấy rằng anh là một người đanh thép với ngọn lửa căm phẫn thù giặc luôn cháy bỏng, sẵn sang liều thân chống giặc không ngại nguy khó
F Nàng Tía:
Nàng Tía với sự diễn xuất của nghệ sỹ Kim Hương hết lòng phò trợ chủ tướng là một cô gái thông minh, cẩn thận, Với gánh rượu Nàng Tía tròn vai là gián điệp và cung cấp những thông tin cơ mật cho chủ tướng để quân ta ứng phó kịp thời Với cách true chọc Chương Hầu nàng đã mang lại nhiều tiếng cười cho khan giả
Trang 10G Thánh Thiên:
Thánh Thiên do nghệ sĩ Bích Sơn đảm nhiệm Là một bậc nữ tướng trong cuộc khởi nghĩa Hai BàTrưng Với cá tính mạnh mẽ, là con nhà võ tinh thông võ nghệ, với lòng căm ghét giặc thù sâu sắc sớm đã có ý chí sắt thép đã nhiều lần nổi dậy cùng dân làng Sau này gặp Hai BàTrưng- ThánhThiên liền đem quân về tụ nghĩa
H Lê Chân:
Lê Chân do nghệ sĩ Ngọc Nuôi thủ vai Là một trang nữ kiệt của vùng biển An Biên sau này là nữ tướng tiên phong trong đội quân của Hai BàTrưng Với khí thế hùng hồn của một vị nữ kiệt sở trường là thủy binh đã nung nấu trong lòng ngọn lửa căm thù giặc ngoại xâm cũng đã tụ nghiã cùng với quân của Hai Bà Trưng
I Tô Định:
- NS Văn Ngà đã khắc họa nhân vật Tô Định rất thành công, thể hiện sự tinh tế trong vỡ diễn.Tạo nên sức thu hút khá mạnh mẻ đối với người xem
- Bên cạnh đó nghệ sĩ còn thể hiện đậm chất tàn ác của kẻ xâm lược, để lại dấu ấn sâu sắc khó quên trong lòng công chúng
- Tô Định một con người thâm trầm bí hiểm như một con diều hâu, vẻ ngoài ít nói nhưng bên trong chứa đựng một mưu đồ hiểm độc
- Là một kẻ hèn chui vào ống đồng để thoát thân
K Mã Tắc:
- Mã Tắc do nghệ sĩ Hùng Minh thể hiện, ông đã hóa thân xuất sắc vai diễn của minh, cho người xem cảm giác câm ghét vô cùng tên Mã Tắc tàn ác, tham lam, lúc nào cũng hung hăn như con hổ dữ
- Một con người ngang ngược luôn làm theo ý minh
L Chương Hầu:
-Nghệ sĩ Bảo Quốc là người đảm nhiệm vai Chương Hầu, có lối diễn hài hước, mang lại tiếng cười cho khán giả
- Là người hám danh, một tên nịnh hót
Trang 11- Thái độ tỏ ra sợ sệch, khúm núm khi gặp giặc ngoại ban.
- Ngược lại ông ta lại tỏ ra hách dịch, nghênh ngang khi đứng trước những người yếu thế hơn mình
M Tào Uyên:
- Nghệ sĩ Hoàng Giang đã hóa thân vào vai Tào Uyên, đã khắc họa được cái thần của nhân vật, một tên gian xảo bên cạnh đó lại vô cùng hèn nhát
- Ngoài ra vai diễn này cũng đem lại tiếng cười cho khán giả khi kết hợp với
Chương Hầu
* Tổng thể vở diễn:
Tiếng trống Mê Linh có kết cấu cổ điển của loại tuồng “kể chuyện” dẫn dắt sự
kiện Các lớp diễn cô đọng và sắp xếp hợp lý Tuy xuất hiện nhiều nhân vật nhưng mỗi người đều có đất diễn với tâm lý tròn đầy cùng những trường đoạn khai thác sâu nội tâm Sự đặc sắc của tuồng không nằm ở cốt truyện mà ở những lớp diễn đã thành kinh điển: chất tự sự hòa quyện với trữ tình, tình nhà bên nợ nước, niềm riêng hòa cái chung trong đêm Mê Linh khi Trưng Trắc tiễn chân chồng là Thi Sách ra đi chuẩn bị khởi nghĩa Không dồn dập kịch tính nhưng chỉ một điểm nhấn được đẩy lên cao trào đỉnh điểm: Trưng Trắc “tế sống” chồng và nổi trống tiến
quân đã đủ để Tiếng trống Mê Linh “còn mãi với thời gian” Lớp diễn có một
không hai này không chỉ đúc kết chủ đề tư tưởng “vị quốc vong thân”, “nợ nước trên tình nhà” - truyền thống ngàn đời của một dân tộc luôn phải đối mặt nguy cơ ngoại xâm - mà trên hết là kết tinh đặc trưng nghệ thuật ca kịch cải lương: bi kịch
và hùng ca hay “máu và nước mắt”
5 Kết luận, rút ra thông điệp và tư tưởng của tác phẩm.
Kết luận:
- Tiếng trống Mê Linh là vở cải lương mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tinh thần chống giặc của dân tộc ta thà chết cũng không chịu khuất phục
- Tái hiện lại khí phách hào hùng của hai người anh hùng Bà Trưng, Bà Triệu đã không tiết máu xương đấu tranh giành độc lập dân tộc