1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý bảo vệ rừng trê địa bàn huyện đại lộc tỉnh quảng nam

79 638 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 5,18 MB

Nội dung

4.7. Giải pháp và chiến lược trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam 4.7.1. Cơ sở của giải pháp quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam Cần tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; gắn công tác quản lý BVR với công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, xây dựng chính quyền địa phương và các đoàn thể vững mạnh, cũng như đưa vào tiêu chí để xét Đảng bộ xã, Chi bộ thôn và các phong trào thi đua, thôn văn hóa, gia đình văn hóa đối với các xã có rừng. UBND các xã chủ động tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi phá rừng, lấn chiếm rừng tự nhiên để trồng Dứa, trồng rừng mới. Quán triệt nhân dân đốt lửa xử lý thực bì, vệ sinh rừng đúng theo quy định; đồng thời, quản lý chặt chẽ các phương tiện, dụng cụ đưa vào rừng để thi công các công trình, dự án; xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, các quy định về PCCCR. Chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện khi để xảy ra phá rừng, cháy rừng trên địa bàn quản lý. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật bảo vệ rừng và các quy định về BVR, PCCR trong cộng động dân cư thôn mà trong đó lực lượng Kiểm lâm địa bàn làm nòng cốt tổ chức thực hiện, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của nhân dân để phát huy tích cực tham gia BVR và PCCCR. Công tác phối hợp lực lượng liên ngành (Kiểm lâm – Công an – Quân sự) phải được duy trì thường xuyên và liên tục; tăng cường tuần tra, kiểm tra, truy quét các điển nóng về phá rừng, khai thác, đốt than, mua, bán, vận chuyển trái phép lâm sản. Đồng thời, kiên quyết xử nghiêm đối với các đối tượng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý rừng, BVR và hoạt động khai thác khoáng sản. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động các xưởng cưa xẻ gỗ, các tổ hợp mộc dân dụng trên địa bàn huyện; kiên quyết xử lý các cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản trái phép theo đúng quy định của pháp luật. Có kế hoạch đào tạo giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân các xã miền núi nhất là các xã Đại Sơn, Đại Hưng, Đại Hồng, Đại Chánh và Đại Thạnh. Đây là giải pháp cốt lõi và bền vững nhất trong công tác phòng chống phá rừng; bởi vì khi người dân có công ăn việc làm chính đáng, đáp ứng đời sống của họ thì lúc đó hành động phá rừng sẽ tự xóa đi. Để thực hiện tốt giải pháp này, đòi hỏi các cấp, ngành liên quan phải có kế hoạch chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề vào các cụm công nghiệp, du lịch và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp có khả năng thu hút nhiều lao động. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; việc đầu tư cho công tác BVR và phát triển rừng vừa có tính chất cấp bách trước mắt, vừa có tính lâu dài, bền vững và mang tính toàn diện. Vì vậy, phải tăng cường đầu tư cho lĩnh vực này, từ việc lãnh, chỉ đạo, đầu tư về con người, về giải quyết chế độ chính sách, về sử dụng nguồn kinh phí. 4.7.2. Một số giải pháp trong công tác quản lý , bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam 1). Công tác tham mưu Tham mưu UBND huyện ban hành các chỉ thị, quyết định, công văn chỉ đạo về công tác Bảo vệ rừng, kiểm tra, kiểm soát lâm sản, phòng cháy chữa cháy rừng và xây dựng các kế hoạch, phương án phòng cháy chữa cháy rừng, kiểm tra, kiểm soát lâm sản, thực hiện Chỉ thị số 172015CTUBND của UBND tỉnh Quảng Nam trên địa bàn huyện, thành lập củng cố Ban chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 20112020 cấp huyện; tuyên truyền giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; xây dựng quy chế phối hợp với các huyện giáp ranh trong quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng và chống người thi hành công vụ. Hạt Kiểm lâm đã chủ động tham mưu UBND huyện ban hành Kế hoạch số 61KHUBND ngày 23122015 về Tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát lâm sản trước, trong và sau tết Nguyên đán Bính thân 2016. 2). Công tác xây dựng lực lượng a. Lực lượng chuyên trách: Tiếp tục luân chuyển, phân công, bố trí cán bộ, công chức viên chức và người lao động giữa các bộ phận, trạm, tổ và kiểm lâm phụ trách địa bàn hợp lý, đúng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực và sở trường để phát huy hiệu quả trong quá trình công tác. Tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tham gia đi học các lớp đại học, sau đại học và các lớp lý luận chính trị để nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị phục vụ công tác lâu dài. b. Lực lượng bảo vệ rừng tại chỗ: Phối hợp với UBND các xã có rừng củng cố lại các Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, các tổ đội xung kích bảo vệ rừng ở các thôn ven rừng và gần rừng, mỗi tổ có từ 15 đến 20 người; bố trí cán bộ lâm nghiệp xã đúng đối tượng theo quy định tại Quyết định số 242013QĐUBND, ngày 2162013 của UBND tỉnh Quảng Nam về bố trí nhân sự và hỗ trợ kinh phí cho người kiêm nhiệm làm công tác lâm nghiệp đối với các xã có rừng trên địa bàn tỉnh; hợp đồng người trực cháy mỗi xã có rừng một người trong mùa khô hanh từ tháng 3 đến tháng 8. Việc củng cố, xây dựng lực lượng trên phải đảm bảo có phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm cao và có trình độ, năng lực tốt. Triển khai thực hiện tốt nội dung Nghị định số 742010NĐCP, của Chính phủ về phối hợp hoạt động giữa Dân quân tự vệ với lực lượng Công an xã, thị trấn, lực lượng Kiểm lâm và các lực lượng khác trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong công tác bảo vệ rừng. 3). Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về BVR và PCCCR Tổ chức tuyên truyền trên thông tin đại chúng đài truyền thanh các xã, tuyên truyền lưu động trên toàn bộ các xã trên địa bàn huyện. Phối hợp với UBND các xã có rừng, các đoàn thể chính trịxã hội tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng bằng nhiều hình thức như: Pano, áp phích, tờ rơi, bảng quy ước, các buổi tọa đàm, sinh hoạt ngoại khóa trong các trường phổ thông cơ sở và tiểu học. Triển khai cho các cán bộ công chức kiểm lâm phụ trách địa bàn phối hợp với UBND xã tổ chức họp dân dưới hình thức lồng ghép trong các cuộc họp bảo vệ An ninh Tổ quốc, qua đó tuyên truyền các văn bản pháp quy của Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng và PCCCR đến từng người dân để gây sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của mỗi người dân về công tác bảo vệ rừng và PCCCR. Sửa chữa lại, xây dựng mới các bảng quy ước BVR, bảng cảnh báo cháy rừng, trạm quan trắc nhằm nâng cao ý thức, nêu cao tinh thần cảnh giác trong công tác BVR, PCCCR Tổ chức tuyên truyền ở các xã có chính sách chi trả DVMTR như: Đại Sơn, Đại Đồng, Đại Quang và Đại Lãnh; ký cam kết với các hộ gia đình trong khu vực có thủy điện cung ứng dịch vụ môi trường rừng. 4). Công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Trong thời gian nắng nóng từ tháng 38 phân công cán bộ, công chức, viên chức trực 2424h để phát hiện lửa rừng; đồng thời cập nhật và báo số liệu quan trắc về Chi cục Kiểm lâm theo đúng quy định; triển khai cho cán bộ công chức phụ trách địa bàn tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra hướng dẫn các chủ rừng và nhân dân sử dụng lửa trong rừng một cách an toàn, không để cháy lan nhất là xử lý thực bì, vệ sinh rừng sau khai thác, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm về PCCCR; các bộ phận Quản lý bảo vệ rừng, Thanh trapháp chế, Tổ Kiểm lâm cơ động PCCCR phối hợp xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác PCCCR rừng ở một số địa phương để chấn chỉnh những thiếu sót. Duy trì quân số của Tổ Kiểm lâm cơ động PCCCR luôn được đảm bảo để trực và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra, nhằm góp phần hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài nguyên rừng do cháy rừng gây ra. Phát huy những kết quả đạt, khắc phục những tồn tại và rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác PCCCR trong mùa khô hanh năm 2015; trong năm 2016 Hạt Kiểm lâm Đại Lộc tập trung vào các công việc sau đây: Tiếp tục triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, BVR và tập trung cho công tác PCCCR trong mùa khô hanh trên địa bàn huyện. Phối hợp với UBND các xã có rừng củng cố các Ban Chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng cấp xã và các lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách chữa cháy rừng ở địa phương để đáp ứng cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong năm 2016; đồng thời Ban Chỉ huy PCCCR cấp xã phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên trong Ban Chỉ huy để tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả phương án đề ra. Nâng cao hiệu quả của lực lượng PCCCR các cấp từ huyện đến xã, thôn và các chủ rừng; trong đó, lực lượng Kiểm lâm là nòng cốt trong tổ chức, tham mưu chỉ đạo công tác PCCCR tại địa bàn. Coi trọng công tác tập huấn, huấn luyện kỹ thuật, nghiệp vụ PCCCR cho các thành viên để đủ khả năng xử lý mọi tình huống cháy rừng xảy ra. Chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn tham mưu Ban Chỉ huy PCCCR các xã xây dựng phương án PCCCR năm 2016 phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn quản lý của mình; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, tổ chức trực 2424 giờ xuyên suốt trong mùa khô hanh. Tiếp tục thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương châm 04 tại chỗ “chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ’’ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất xảy ra cháy rừng và không để cháy lan trên diện rộng. Đẩy mạnh các biện pháp phối hợp với các ngành liên quan và các tổ chức xã hội, đoàn thể tuyên truyền vận động nhân dân, nhất là cộng đồng dân cư sống ven rừng, gần rừng và các chủ rừng về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm của người dân trong việc tham gia quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Thực hiện tốt công tác thông tin dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng, duy trì việc trực cháy nhằm phát hiện sớm các điểm cháy để thông báo kịp thời cho Ban Chỉ huy PCCCR các cấp để có biện pháp huy động lực lượng tham gia cứu chữa. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các chủ rừng và các hộ gia đình thực hiện các biện pháp kỹ thuật xử lý thực bì, làm giảm nguồn vật liêu cháy trước mùa cháy rừng theo đúng quy định. Hướng dẫn các chủ rừng lập kế hoạch và chủ động phối hợp với lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân sự ở địa phương tổ chức tuần tra BVR, kiểm soát lửa rừng, nhất là những tháng mùa khô để ngăn chặn các đối tượng tác động trái phép vào rừng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra trên địa bàn. Tăng cường quản lý các hoạt động canh tác, sản xuất nương rẫy; đặc biệt trong thời kỳ cao điểm khô hạn, chính quyền địa phương cần quy định cụ thể khu vực nghiêm cấm đốt nương làm rẫy, vệ sinh rừng sau khi khai thác và những hành vi dùng lửa khác ở những khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao. Cùng với UBND các xã tăng cường công tác quản lý các trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ PCCCR đã được đầu tư; đồng thời có kế hoạch mua sắm và sử dụng hiệu quả các phương tiện, dụng cụ phục vụ cho công tác PCCCR. Chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn tham mưu cho UBND xã hướng dẫn các chủ rừng trong việc xử lý thực bì trong mùa khô hanh bằng hình thức đốt trước vật liệu cháy có điều khiển. Các chủ rừng phải xây dựng phương án và kế hoạch cụ thể, trước khi đốt phải thông báo cho chính quyền địa phương, Ban Chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng xã, Kiểm lâm địa bàn biết để giám sát việc thực hiện và tham gia chữa cháy khi có cháy lan ngoài dự kiến. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác PCCCR đối với các tổ chức, cá nhân và chủ rừng; đồng thời phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an huyện, chính quyền địa phương để điều tra, xác minh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về PCCCR theo đúng pháp luật. 5). Công tác quản lý xưởng cưa xẻ gỗ. Thường xuyên tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản trên địa bàn huyện để theo dõi, giám sát việc nhập, xuất; kịp thời ngăn ngừa việc lợi dụng thủ tục để đưa gỗ trái phép vào cưa xẻ. Bên cạnh đó, thường xuyên bố trí cán bộ trinh sát, nắm bắt tình hình hoạt động của các xưởng cưa xẻ gỗ và các cơ sở gia công, chế biến hàng mộc, kịp thời phát hiện những trường hợp lợi dụng đêm tối đưa gỗ vào cưa xẻ, cất giữ trái phép, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nếu cơ sở nào cố tình vi phạm thì đề nghị thu hồi giấy phép, không để xảy ra điểm nóng trên địa bàn huyện. 6). Công tác kiểm tra, kiểm soát và tuần tra truy quét. Các Trạm Đại Hồng, An Điềm, Tổ Kiểm lâm cơ động PCCCR, kiểm lâm phụ trách địa bàn chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phối hợp với các ngành liên quan, Đội Kiểm lâm cơ động PCCCR số 2 của Chi cục Kiểm lâm, UBND các xã, thường xuyên tuần tra, truy quét các khu vực trọng điểm về phá rừng, cất giữ và mua bán trái phép lâm sản như: Địa bàn xã Đại Hưng: Tại tiểu khu 175, Sườn giữa và tuyến nhà máy thuỷ điện An Điềm. Địa bàn xã Đại Sơn: Khu vực Khe Hoa, Đ7. Địa bàn xã Đại Hồng: Khu vực Hòa Hữu, Dục Tịnh. Địa bàn xã Đại Đồng: Bến sông Lam Phụng, Bàng Tân; khu vực Ba Khe. Địa bàn xã Đại Thắng: Bến đò Phú Thuận, Thủy Văn. Địa bàn xã Đại Chánh, xã Đại Thạnh: Tiểu khu 206, 207, 212 Trạm Kiểm lâm Đại Hồng bố trí 2 tổ trực 2424giờ trong ngày tại cổng chắn (đường bộ) và đường sông để kiểm tra chặt chẽ các phương tiện giao thông vận chuyển gỗ. Lưu ý các loại ô tô khách, ô tô con, xe bán tải và xe máy ngụy trang che đậy chở gỗ qua trạm. Tổ Kiểm lâm cơ động PCCCR tổ chức trinh sát, tuần tra ban đêm trên các tuyến giao thông như ĐT 609, ĐT 609B, quốc lộ 14B để phát hiện, xử lý triệt để nạn xe máy, xe bò chở gỗ. Dưới đường thủy tùy theo tình hình có thể tổ chức phối hợp Trạm Kiểm lâm Đại Hồng tuần tra đến Bãi Quả, Đồng Chàm ngăn chặn không cho gỗ về các bến Hòa Hữu, Dục Tịnh, Bàng Tân, Lam Phụng, Vĩnh Phước. Quản lý Bảo vệ rừng, Kiểm lâm phụ trách địa bàn tăng cường kiểm tra xác nhận nguồn gốc gỗ từ rừng tự nhiên và rừng trồng đúng theo quy định tại Thông tư 01 và 35 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 7). Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Phối hợp với các ngành liên quan tiếp tục thực hiện giao nhận khoán rừng cung cấp dịch vụ môi trường cho các nhóm hộ gia đình quản lý bảo vệ, tăng cường tuần tra, truy quét ngăn chặn không để xảy ra phá rừng, lấn rừng trái phép; vận động nhân dân trồng rừng vào những diện tích rừng bị phá trước đây để làm nương rẫy; hướng dẫn nhân dân sản xuất nương rẫy, sử dụng lửa trong rừng không để cháy lan, nhất là xử lý thực bì và vệ sinh rừng sau khai thác; tổ chức tốt các hình thức tuyên truyền để nâng cao ý thức bảo vệ rừng của nhân dân, tiến hành cam kết bảo vệ rừng đối với các đối tượng có tác động vào rừng và sản xuất nương rẫy, tuyệt đối không cho cơi nới, mở rộng vào rừng; thực hiện tốt công tác quản lý khai thác rừng trồng theo Thông tư 352011TTBNNPTNT về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ. 8). Công tác Thanh tra – Pháp chế và xử lý vi phạm. Phối hợp bộ phận quản lý Bảo vệ rừng, các trạm, tổ điều tra, xử lý kịp thời và nghiêm minh các trường hợp vi phạm, những vụ vi phạm phức tạp cần phải phối hợp với cơ quan điều tra để tìm ra đối tượng để xử lý, nhằm răn đe cho các đối tượng khác, không để lọt người, lọt tội. Xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác pháp chế ở các trạm, tổ để chấn chỉnh những thiếu sót, sai lệch khi xác lập hồ sơ vi phạm. Mở sổ nhật ký vi phạm để theo dõi và báo cáo kịp thời và chính xác tình hình xử lý vi phạm lên cấp trên đúng thời gian quy định   9). Công tác Hành chính và Kế toán, hậu cần . Công cụ hỗ trợ, vũ khí quân dụng, được trang bị cho các bộ phận, trạm, tổ phải quản lý, bảo quản và sử dụng đúng theo quy định. Cán bộ phân công quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ, quản lý tài sản, phương tiện của đơn vị hàng tháng có kế hoạch, kiểm tra cụ thể chi tiết và báo cáo bằng văn bản cho lãnh đạo Hạt biết để có hướng chỉ đạo kịp thời. Kế toán có trách nhiệm theo dõi các nguồn kinh phí từ ngân sách khoán chi, không khoán chi, nguồn ngân sách hỗ trợ của huyện, để cân đối chi phí hợp lý đúng nguyên tắc để phục vụ cho công tác. Hàng quý, phải quyết đoán kịp thời, chính xác đúng nguyên tắc tài chính. Có quy chế chi tiêu, định mức khoán cụ thể hợp lý; giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động kịp thời đúng quy định. Thực hiện chi trả DVMTR theo đúng quy định. Xây dựng kế hoạch chi trả cung ứng DVMTR các lưu vực thủy điện Đại Đồng, Sông Cùng, Khe Diên (Đại Sơn) năm 2017. Văn thư soạn thảo văn bản đúng quy trình kỹ thuật theo Thông tư số 01TTBNV của Bộ Nội vụ, mở sổ theo dõi công văn đến, công văn đi; quản lý công văn chặt chẽ không để thất lạc. 10). Công tác cán bộ. Tiếp tục xây dựng, quy hoạch cán bộ dự nguồn cho hiện tại và lâu dài ở các chức danh trạm trưởng, phó trạm trưởng, hạt trưởng, phó hạt trưởng. Tập trung xây dựng đội ngủ cán bộ vững mạnh về phẩm chất đạo đức, năng lực, phương pháp, tác phong gắn với quán triệt và thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy về công tác xây dựng đào tạo quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý; tạo điều kiện cho 01 đồng chí học lớp Trung cấp chính trị, 01 đồng chí đi học bồi dưỡng đối tượng Đảng. 11). Giải pháp trước mắt trong trông công tác quản lý bảo về rừng năm 2016. Chủ động phối hợp cùng với các ban ngành, đoàn thể ở huyện, chính quyền các địa phương xã tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục vận động quần chúng nhân dân bằng nhiều biện pháp, hình thức nhằm để nâng cao nhận thức trong mọi tầng lớp nhân dân có trách nhiệm tham gia quản lý rừng, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn đạt hiệu quả.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Lâm nghiệp

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI

Thực trạng và giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

Sinh viên thực hiện: Lê Quang Tâm

Lớp: Quản lý tài nguyên rừng K47 B

Thời gian thực tập: Từ ngày 01/10/2016 đến 20/01/2017

Địa điểm thực tập: Hạt Kiểm lâm huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Dương Viết Tình

Bộ môn: Lâm sinh

NĂM 2017

)

Trang 2

Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp trường Đại Học Nông Lâm Huế, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “ Thực trạng và giải pháp quản

lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam ”.

Sau một thời gian nghiêm túc làm việc, tôi đã hoàn thành đề tài của mình Để có được kết quả đó tôi

đã nhận được sự giúp đỡ của các giảng viên trong khoa Lâm Nghiệp đặc biệt là GVC PGS.TS.Dương Viết Tình, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện Bên cạnh đó tôi còn nhận được sự giúp đỡ của Hạt Kiểm lâm huyện Đại Lộc , UBND huyện, chính quyền địa phương các xã, cùng bà con nhân dân đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện và chỉ bảo rất tận tình để tôi thực hiện thành công đề tài

Nhân dịp này tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những sự giúp đỡ quý báu đó!

Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù tôi đã cố gắng hết sức nhưng do kinh nghiệm cũng như trình độ của bản thân còn hạn chế Vì vậy đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn

để đề tài hoàn thiện hơn

Huế, ngày 20 tháng 2 năm 2017

Tác giả

LÊ QUANG TÂM

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 5

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang 7

MỤC LỤC

Trang 9

Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng là một bộ phận của môi trường sống là tài nguyên quý báu của nước

ta, có khả năng tái tạo phong phú và đa dạng Rừng có giá trị to lớn đối với nềnkinh tế quốc dân, văn hoá cộng đồng, du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học, anninh quốc gia và chất lượng cuộc sống của dân tộc Việt Nam Hơn nữa rừng cònảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố địa lý như: Bảo vệ đất đai, khí hậu, sinh vật.Rừng có tác dụng bảo vệ nguồn nước, ngăn chặn thiên tai bảo vệ mùa màn ,đồng thời là nơi nghỉ mát vui chơi giải trí có ý nghĩa về mặt du lịch đem lại lợiích cho mỗi Quốc gia Tuy nhiên trong mấy thập kỷ qua diện tích rừng đã bị thuhẹp, rừng bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng nên đã dẫn đến hạn hán, lũlụt ngày càng nhiều, bầu khí quyển bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đờisống con người và gây thiệt hại cho sản xuất Nông lâm nghiệp Theo đánh giátài nguyên rừng do FAO thực hiện(FRA) diện tích rừng thế giới hiện nay cókhoảng gần 4 tỷ hecta, chiếm 30% tổng diện tích đất trên hành tinh Tuy nhiên,diện tích rừng đang tiếp tục suy giảm nghiêm trọng với diện tích rừng bị mất,trong thời kỳ 2006-2010, trung bình một năm, là 13 triệu ha (FAO)(http://news.chogo.vn/go-va-cuoc-song.html) Rừng mất đi đã kéo theo nhiều

hệ lụy tất yếu, gây tổn hại lớn đối với cuộc sống con người, tình trạng hạn hán,

lũ lụt, lốc xoáy diễn ra với tần suất ngày một dày đặc và nguy hiểm, thời tiết trởnên khó dự báo hơn Nhiều hệ sinh thái đã bị phá vỡ, số lượng loài có nguy cơ bịtuyệt chủng tăng lên, xói mòn, rửa trôi diễn ra mãnh liệt, nhiều căn bệnh lạ vànguy hiểm xuất hiện đe dọa cuộc sống của con người Việt Nam có tổng diệntích đất tự nhiên 33,12 triệu ha năm 2006, trong đó diện tích đất có rừng là13.258.843 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trống đồi núi trọc là đối tượng của sảnxuất lâm nghiệp (Bộ NN & PTNT) Như vậy, ngành Lâm nghiệp đã và đangthực hiện hoạt động quản lý và sản xuất trên diện tích đất lớn nhất trong cácngành kinh tế quốc dân Diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở trên cácvùng đồi núi của cả nước, đây cũng là nơi sinh sống của 25 triệu người vớinhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu,kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn Nhận thức được việcmất rừng là tổn thất duy nhất nghiêm trọng đang đe dọa sức sản sinh lâu dài củanhững tài nguyên có khả năng tái tạo, nhân dân Việt Nam đang thực hiện mộtchương trình rộng lớn bảo vệ, phát triển rừng, tiến hành xanh hóa những vùngđất bị tổn thất do chiến tranh và sửa chữa những sai lầm trong công cuộc

“Phát triển nhanh” của mình trong những năm qua Mục tiêu là trong nhữngthập kỷ đầu của thế kỷ 21 phủ xanh được 40% - 50% diện tích cả nước, với hy

Trang 10

vọng phục hồi lại sự cân bằng sinh thái ở Việt Nam, bảo tồn đa dạng sinh học vàgóp phần vào việc làm chậm, tiến tới chặn đứng quá trình nóng lên toàn cầu(Larousse 2008) Việt Nam được xem là nước có diện tích rừng tự nhiên tươngđối lớn trong vùng Đông Nam Á Năm 2006, diện tích rừng khoảng 14,3 triệu

ha, tỷ lệ che phủ khoảng 43% Hiện nay, tổng diện tích rừng của cả nước hiệnnay là 13.258.843 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10.339.305 ha, rừngtrồng chiếm 2.919.538 ha, độ che phủ 39,1% (Bộ NN & PTNT) Nhà nước ngàycàng quan tâm hơn đến việc quản lý bảo vệ (QLBV), phát triển rừng (PTR), đã

có những chính sách và chương trình mục tiêu đầu tư lớn như chính sách giaođất giao rừng, Chương trình 327, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, dự án 661 Nhận thức của xã hội, của các tầng lớp nhân dân và chính quyền các cấp về bảo

vệ và phát triển rừng được nâng lên (Bộ NN & PTNT) Tuy diện tích rừng cótăng lên trong những năm gần đây do thực hiện các chương trình trồng rừng,khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên… nhưng chất lượng rừng vẫn tiếp tục bịsuy giảm, do việc khai thác không đúng quy trình, khai thác bất hợp pháp Hiệnnay ,Quảng Nam có diện tích đất lâm nghiệp 714.221 ha (chiếm 68,4% diện tích

tự nhiên toàn tỉnh), trong đó, diện tích đất có rừng 546.232 ha, độ che phủ rừng49,8% (rừng tự nhiên 410.686 ha, rừng trồng 135.546 ha) Có những địa phươngtình trạng chặt hạ nhiều cây gỗ nghiến lớn đã xảy ra như rừng pơ mu ở HuyệnNam Giang (2016) Mặc dù ngành kiểm lâm đã phối hợp với các ngành chứcnăng tăng cường tuần tra bảo vệ rừng nhưng dường như tình trạng này vẫnkhông hề thuyên giảm “Lâm tặc” ngày càng dùng nhiều thủ đoạn tinh vi đểbuôn bán, vận chuyển gỗ quí trái phép Chỉ riêng những tháng cuối năm, lựclượng kiểm lâm đã phát hiện hàng chục vụ vi phạm về quản lý và bảo vệ rừng.Đây chỉ là số vụ mà lực lượng kiểm lâm đã phát hiện và bắt giữ Còn trên thực

tế với so với diện tích rừng bị chặt phá thì vẫn còn một số lượng gỗ rất lớn đang

bị “lâm tặc” cất giấu Quản lý bảo vệ rừng là một vấn đề nhạy cảm và phức tạp,

vì vậy cần phải làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động quần chúngnhân dân cùng tích cực tham gia bảo vệ rừng Trước tình trạng lâm tặc buôn bán,khai thác, vận chuyển chế biến gỗ trái phép trên địa bàn vẫn chưa thuyên giảm,lực lượng kiểm lâm tại các địa bàn cần tăng cường hơn nữa công tác tuần tra,kiểm soát lâm sản trên các tuyến lưu thông, ngăn chặn và xử lý nghiêm các tổchức, cá nhân xâm hại đến tài nguyên rừng Bên cạnh đó, lực lượng kiểm lâmcần bám sát cơ sở, xây dựng nguồn tin báo trong nhân dân để kịp thời phát hiện

xử lý Đặc biệt huyện Đại Lộc là huyện trung du miền núi có địa hình đồi núichiếm 70% diện tích đất tự nhiên Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp củahuyện là 39.184,07 ha, bao gồm:

Trang 11

- Trong quy hoạch đất lâm nghiệp : 35.081,20 ha, trong đó:

Đất rừng phòng hộ : 17.699,21 ha

Đất rừng đặc dụng : 0,00 ha

Đất rừng sản xuất : 17.381,99 ha

- Rừng ngoài quy hoạch đất lâm nghiệp : 4.102,87 ha

(Kết quả kiểm kê rừng huyện Đại Lộc,Tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013 -2016 )

Các xã có phần diện tích được quy hoạch là: 13 xã, thị trấn, gồm 45 tiểukhu Nên có thể nói là Đại Lộc là một huyện rất có tiềm năng để phát triểnngành lâm nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường phòng chống thiên tai , giảm nhẹbiến đổi khí hậu toàn Ngoài ra huyện còn có vị trí địa lý thuận lợi giáp với cáchuyện có tiềm năng về rừng và đa dạng sinh học rất lớn như rừng đặt dụng NúiChúa Bà Nà huyện hòa vang thành phố Đà Nẵng, huyện Đông giang, huyệnNam Giang và huyện Nông Sơn Là cầu nối với các huyện có tài nguyên rừngphong phú ,trong thời gian qua, hạt kiểm lâm huyện đã thực hiện tốt công tácquản lý bảo vệ rừng tuy nhiên vẫn còn những tồn tại không ít những khó khăn

và hạn chế trong các vấn đề bảo về tài nguyên rừng cũng như các vấn đề về truyquét đấu tranh phòng chống tội phạm

Từ những vấn đề trên mà tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trang và

giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên đại bàn huyện Đại lộc, tỉnh Quảng Nam”.

Trang 12

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Một số khái niệm liên quan

2.1.1 Khái niệm về rừng

- Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu Quần

xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn Giữa quần xã sinh vật và môi trường, cácthành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảokhác biệt giữa hoàn cảnh rừng với các hoàn cảnh khác

- Năm 1930, Morozov đưa ra khái niệm: Rừng là một tổng thể cây gỗ, cómối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất vàtrong khí quyển Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận củacảnh quan địa lý

- Năm 1952, M.E Tcachenco phát biểu: Rừng là một bộ phận của cảnhquan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật

và sinh vật Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học

và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài

- Năm 1974, I.S Mê-lê-khôp cho rằng: Rừng là sự hình thành phức tạpcủa tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu

2.1.2 Khái niệm về quản lý bảo vệ rừng

Quản lý bảo vệ rừng là một lĩnh vực tương đối rộng lớn bao gồm hàngloạt các biện pháp quản lý bảo vệ rừng khác nhau như quản lý bảo vệ bằng hệthống các lâm luật, chính sách, các nghị định như giao đất, giao rừng, phòngchống lửa rừng…

2.1.3 Quản lý bảo vệ rừng bền vững

Trong thời gian gần đây, quản lý rừng bền vững đã trở thành một nguyên tắc đốivới quản lý kinh doanh rừng đồng thời cũng là một tiêu chí mà quản lý kinhdoanh rừng phải đạt tới Hiện tại có hai định nghĩa đang được sử dụng ở ViệtNam

Theo ITTO (tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế), quản lý rừng bền vững là quátrình quản lý những lâm phận ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều hơn nhữngmục tiêu quản lý rừng để đề ra một cách rõ ràng, như đảm bảo sản xuất liên tụcnhững sản phẩm và dịch vụ mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giátrị di truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác độngkhông mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội

Trang 13

Theo tiến trình Hensinki, quản lý rừng bền vững là sựu quản lý rừng vàđất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học,năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừngtrong quá trình thực hiện và trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và

xã hội của rừng ở cấp địa phương, cấp quốc gia, và cấp toàn cầu và không gây ranhững tác hại đối với hệ sinh thái khác

Các định nghĩa trên, nhìn chung tương đối dài dòng nhưng tựu trung lại có mấyvấn đề chính sau:

Quản lý rừng ổn định bằng các biện pháp phù hợp nhằm đạt các mục tiêu

đề ra (sản xuất gỗ nguyên liệu, gỗ gia dụng, lâm sản ngoài gỗ …; phòng hộ môitrường, bảo vệ đầu nguồn, bảo vệ chống cát bay, chống sạt lỡ đất…; bảo tồn đadạng sinh học, bảo tồn loài, bảo tồn các hệ sinh thái)

Bảo đảm sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường cụ thể:

Bền vững về kinh tế là đảm bảo kinh doanh rừng lâu dài liên tục với năngsuất, hiệu quả ngày càng cao (không khai thác lạm vào vốn rừng, duy trì và pháttriển diện tích, trữ lượng rừng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm tăng năngsuất rừng)

Bền vững về mặt xã hội là bảo đảm kinh doanh rừng phải tuân thủ cácluật pháp, thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, bảo đảm quyền hạn vàquyền lợi cũng như mối quan hệ tốt với nhân dân, với cộng đồng địa phương

Bền vững về môi trường là bảo đảm kinh doanh rừng duy trì được khảnăng phòng hộ môi trường và duy trì được tính đa dạng sinh học của rừng, đồngthời không gây tác hại đối với các hệ sinh thái khác

Nghĩa là phát triển phải đảm bảo lợi ích lâu dài cho con người, tài nguyên sinhvật, môi trường cần phải giữ gìn cho các thế hệ sau, thể hiện ba mặt đó là phùhợp về môi trường, có lợi ích về mặt xã hội đáp ứng về mặt kinh tế

2.2 Tình hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên thế giới

Theo thống kê của tổ chức FAO (1999), những năm cuối thập kỷ XX, tỷ

lệ mất rừng ở các nước trên thế giới và đặc biệt ở nước ta đang diễn ra và giatăng liên tục Nếu tính cả thế giới thì trong 5 năm thế giới mất đi 56 triệu harừng ( mỗi năm dự tính mất khoảng 11 triệu ha)

Trước đây trên thế giới có 17,6 tỷ ha rừng, trong đó có diện tích rừngnguyên sinh là 8,08 tỷ ha Nhưng dưới tác động của con người đã làm cho diệntích rừng trên thế giới bị suy giảm nhanh chóng Theo số liệu thống kê của FAO

Trang 14

đến năm 1991, diện tích rừng trên thế giới chỉ còn 3,717 triệu ha Trong đó1,867 triệu ha ở Bắc Cực và Địa Trung Hải ổn định và phát triển chút ít Còn1,850 triệu ha rừng nhiệt đới Tính trung bình mỗi năm diện tích rừng nhiệt đới

bị thu hẹp khoảng 11 triệu ha Trong khi đó diện tích rừng trồng chỉ băng 1/10diện tích rừng bị mất đi, đó là chưa kể đến việc mất tính đa dạng sinh học

Riêng Châu Á Thái Bình Dương thời gian từ năm 1976 đến năm 1980 mất

9 triệu ha rừng, cùng thời gian này ở Châu Phi mất 37 triệu ha rừng và Châu Mĩmất đi 18,4 triệu ha Từ năm 1981 đến năm 1991 tỉ lệ rừng bị mất đi tăng lên80% so với 10 năm trước Với tốc độ đó một số chuyên gia lâm nghiệp dự đoánchỉ trong vòng một thế kỉ nữa rừng nhiệt đới sẽ bị hủy diệt Ngoài ra mất rừnglàm cho diện tích đất rừng và đát trồng rừng bị xói mòn làm biến chất, do tìnhtrạng chặt phá rừng, sa mạc hóa…hàng năm trên thế giới làm mất đi khoảng 2 tỷtấn đất, với số lượng này có thể sản xuất ra 50 tấn lương thực thực phẩm

Để ngăn chặn tình trạng mất rừng, bảo vệ và phát triển vốn rừng, bảo tồn

đa dạng sinh học trên phạm vi toàn thế giới, cộng đồng quốc tế đã thành lậpnhiều tổ chức, tiến hành nhiều hội nghị, đề xuất và cam kết nhiều công ước vềquản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong đó có:

+ Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật quý hiếm (CITES)

có hiệu lực từ năm 1975 là một thỏa thuận môi trường đa phương với 180 nướcthành viên Mục đích của Công ước này là để đảm bảo rằng việc buôn bán quốc

tế các loài động vật và thực vật hoang dã, không đe dọa sự sống còn của chúng

+ Năm 1980: Chiến lược bảo tồn thế giới: Tiếp theo Hội nghị Stockholm,

các tổ chức bảo tồn như Hiệp hội bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (WWF) đã đưa ra “Chiến lược bảo tồn Thế giới”, Chiến lược này thúc giục các

nước soạn thảo các chiến lược bảo tồn quốc gia của mình Ba mục tiêu chính vềbảo tồn tài nguyên sinh vật được nhấn mạnh trong Chiến lược như sau: Duy trìnhững hệ sinh thái cơ bản và những hệ hỗ trợ sự sống (như cải tạo đất, tái sinhcác nguồn dinh dưỡng, bảo vệ an toàn nguồn nước); bảo tồn tính đa dạng ditruyền; bảo đảm sử dụng một cách bền vững các loài và các hệ sinh thái Từ khichiến lược bảo tồn thế giới được công bố tới nay, đã có trên 60 chiến lược bảotồn quốc gia được phê duyệt Trong chiến lược này, thuật ngữ Phát triển bềnvững lần đầu tiên được nhắc tới, tuy nhiên mới chỉ nhấn mạnh ở góc độ bềnvững sinh thái

Trang 15

Tiếp theo chiến lược này, một công trình khoa học có tiêu để “Cứu lấy TráiĐất – Chiến lược cho cuộc sống bền vững” đã được IUCN, UNEP và WWFsoạn thảo và công bố (1991) Trong cuốn sách, nhiều khuyến nghị về cải cáchluật pháp, thể chế và quản trị đã được đề xuất.

+ Năm 1992: Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc:Rio de Janeiro, BraZil là nơi đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất,tên chính thức là Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc

(UNCED) Tại đây, các đại biểu tham gia đã thống nhất những nguyên tắc cơ

bản và phát động một chương trình hành động vì sự phát triển bền vững có tênChương trình Nghị sự 21 Với sự tham gia của đại diện hơn 200 nước trên thếgiới cùng một số lượng lớn các tổ chức phi chính phủ, hội nghị đã thông qua cácvăn bản quan trọng: tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển với 27 nguyên tắcchung, xác định những quyền lợi và trách nhiệm của các quốc gia nhằm làm chothế giới phát triển bền vững; Chương trình Nghị sự 21 về Phát triển Bảo vệ;tuyên bố các nguyên tắc quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng; Công ướckhung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu nhằm ổn định các khí hậu hiệuứng nhà kính ở mức độ không gây đảo lộn nguy hiểm cho hệ thống khí hậu toàncầu; Công ước về Đa dạng sinh học

Theo phân tích các số liệu từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp củaLiên Hợp Quốc (FAO) cho thấy tỷ lệ phá rừng nhiệt đới đã tăng lên 8,5% từ2000-2005 so với những năm 1990, song song với tỷ lệ rừng nguyên sinh bị tànphá tăng đến 25% so với cùng kỳ Tốc độ mất rừng nguyên sinh của Nigieria vàViệt Nam đã tăng gấp đôi kể từ những năm 1990, trong khi tỷ lệ của Peru đãtăng gấp ba lần

Nhìn chung, trong giai đoạn 2000-2005, FAO ước tính rằng có khoảng10,4 triệu ha rừng nhiệt đới bị hủy vĩnh viễn mỗi năm Đối với rừng nguyênsinh, tốc độ phá rừng hàng năm tăng lên 6,26 triệu ha so với 5,41 triệu ha trongcùng thời kỳ Trên một quy mô rộng lớn hơn, các dữ liệu của FAO cho thấy rằngnhững khu rừng nguyên sinh đang được thay thế bằng các đồn điền và rừngtrồng với đa dạng sinh học thấp và độ che phủ không đồng đều, thường thì độche phủ rừng được mở rộng hơn ở Bắc Mỹ, Châu Âu, và Trung Quốc, còn ởvùng nhiệt đới thì độ che phủ giảm đi rất nhiều

Báo cáo của FAO cũng cho biết khu vực Châu Á – Thái Bình Dươngđang dẫn đầu thế giới về tốc độ trồng cây gây rừng Những thành quả trồng rừngtrong những năm qua của khu vực này đã làm tăng diện tích che phủ rừng và

Trang 16

đang dần bù lại một phần diện tích rừng tự nhiên bị tàn phá cuối thế kỷ 20 Từnăm 2000 đến 2005, Châu Á – Thái Bình Dương đã trồng lại được 0,56 triệu harừng mỗi năm, góp phần bù lại 0,92 triệu ha rừng tự nhiên bị mất mỗi năm hồicuối thế kỷ trước FAO đánh giá cao nỗ lực của các nước Châu Á – Thái BìnhDương trong việc cải cách các điều luật liên quan tới rừng, đặc biệt là chính sáchgiao đất rừng và rừng cho các hộ gia đình và các tổ chức xã hội Những nổ lựcnày đã khẳng định những cam kết chính trị của các nước trong khu vực đối vớiquá trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

- Ở Ấn Độ: Khi chính sách lâm nghiệp được thông qua vào những năm

1978 cho rằng: “ các cộng đồng lâm nghiệp cần được khuyến khích phát triển, tựxác định vị trí của mình trong việc phát triển và bảo vệ các khu rừng mà họ cũng

có nhiều quyền lợi trong đó” Trong những năm 1988 – 1989 ở các bang Orussa

và Taybengan đã thông qua các hướng dẫn về việc chuyển giao quyền quản lýmột phần rừng cộng đồng lâm nghiệp, tiếp đó một nghị quyết về hợp tác quản lýrừng quốc gia được thông qua vào tháng 6 năm 1990 ủng hộ các quyền lợi vàtrách nhiệm của cộng đồng trong suốt 6 năm, sau đó các bang còn lại của Ấn Độđều thông qua các hướng dẫn tương tự

- Ở Philipin: Đã áp dụng chương trình lâm nghiệp xã hội tổng hợp theo đóchính phủ giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho cá nhân, các hội quần chúng

và cộng đồng địa phương trong 25 năm thiết lập rừng cộng đồng và giao chonhóm quản lý Người được giao đất phải có kế hoạch trồng rừng Nếu được giaodưới 310 ha thì năm đầu phải trồng 40% diện tích và 5 – 7 năm thì phải hoànthành việc trồng rừng trên diện tích đất được giao

- Ở một số nước khác: Thái Lan, Nam Triều Tiên đều có xu hướng chung

là cho phép nhóm người ở các địa phương có nhiều rừng có quyền sử dụng cáclợi ích về rừng và quy định rõ trách nhiệm của họ tương ứng với lợi ích đượchưởng

- Có thể nói tóm tắt những xu hướng quản lý rừng trên thế giới trongnhững năm gần dây như sau:

+ Chuyển mục tiêu quản lý, sử dụng rừng từ sản xuất gỗ là chủ yếu sangmục tiêu sử dụng rừng kết hợp cả 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường sinhthái

+ Phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp Xu hướng làchuyển giao dần trách nhiệm và quyền lực về quản lý rừng từ cấp trung ươngđến địa phương và cơ sở

Trang 17

+ Xúc tiến giao đất, giao rừng cho nhân dân, giảm bớt can thiệp của nhànước, thực hiện tư nhân hóa đất đai và cơ sở kinh doanh lâm nghiệp để tạo điềukiện cho việc quản lý rừng năng động và đem lại nhiều thuận lợi hơn.

+ Thu hút sự tham gia của các nhóm dân cư trong quá trình xây dựng kếhoạch quản lý rừng, rừng đã có chủ thực sự Các chính sách cũng rất quan tâmđến sự tham gia của các nhóm liên quan đến quyền lợi từ rừng Vì vậy đã đượcquản lý bảo vệ tốt hơn

2.3 Tình hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam

Việt Nam là một nước nhiệt đới nằm ở vùng Đông Nam Á, có tổng diện tíchlãnh thổ khoảng 331.700 km2,kéo dài từ 9 - 23 độ vĩ Bắc, trong đó diện tích rừng

và đất rừng là 20 triệu ha, chiếm khoảng 20% diện tích toàn quốc

Ở Việt Nam do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giápvùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiênnhiên và cũng do đó mà Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao

Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Ágiàu về đa dạng sinh học Tài nguyên thực vật bao gồm 12.000 loài thực vật bậccao có mạch thuộc hơn 2.256 chi; 305 họ (chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng sốchi, 57% tổng số họ thực vật trên thế gới); 69 loài thực vật hạt trần; 12.000 loàithực vật hạt kín; 2.200 nghìn loài nấm; 2.176 nghìn loài tảo; 481 loài rêu; 368loài vi khuẩn lam; 691 loài dương sĩ và 100 loài khác Trong đó có 50% số loàithực vật bậc cao là các loài có tính chất bản địa, các loài di cư từ Hymalia - VânNam - Quý Châu xuống chiếm 10%, các loài di cư từ Ấn Độ - Myanma - sangchiếm 14%, các loài từ Indonesia - Malaysia di cư lên chiếm 15% còn lại là cácloài có nguồn gốc hàn đới và nhiệt đới khác

Tài nguyên động vật bao gồm 300 loài thú; 830 loài chim; 260 loài bòsát; 158 loài ếch nhái; 5.300 loài côn trùng; 547 loài cá nước ngọt; 2.038 nghìnloài cá biển; 9.300 loài động vật không xương sống Hệ động vật Việt Namkhông những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, đại diện chovùng Đông Nam Á Cũng như thực vật động vật giới Việt Nam có nhiều dạngđặc hữu: hơn 100 loài và phân loài chim và 78 loài phân loài thú đặc hữu Có rấtnhiều loài động vật có giá trị thực tiễn cao và nhiều loài có ý nghĩa lớn về bảo vệ

như: Voi (Elephantidae), Tê Giác Giava (Rhinoceros sondaicus), Bò rừng (Bos javanicus), Bò Tót (Bos gaurus), Trâu rừng (Bubalus arnee), Hổ (Panthera tigris), Cu Ly (Loris tardigradus), Voọc Xám (trachypithecus phayrei) ( theo tài liệu sinh vật rừng Việt Nam)

Trang 18

Rừng nước ta ngày càng suy giảm về diện tích và chất lượng, tỉ lệ che phủthực vật dưới ngưỡng cho phép về mặt sinh thái, ¾ diện tích đất đai của nước ta(so với diện tích đất tự nhiên) là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên rừngrất quan trọng trong việc cân bằng sinh thái Hiện nay, nạn phá rừng ở nước ta

đã đến mức báo động, phá rừng theo cách đơn giản nhất để làm nương rẫy, phárừng để kiếm khoáng sản, phá rừng lấy gỗ… và vô vàng những kiểu tiếp tay viphạm pháp luật khác đang hủy hoại lá phổi xanh của đất nước Theo thống kêcủa Cục kiểm lâm vào 12/2009: cả nước có 4145,74 ha rừng bị tàn phá

Theo số liệu báo cáo chương trình điều tra, theo dõi và đánh giá tài

nguyên rừng toàn quốc (NFIMAP) chu kỳ III, hơn 2/3 diện tích rừng tự nhiên

của Việt Nam được coi là rừng nghèo, rừng giàu và rừng trung bình chỉ chiếm4,6% tổng diện tích rừng và phần lớn phân bố tại các vùng núi cao, vùng sâu,vùng xa Nhiều khu rừng ngập mặn và rừng Tràm tại vùng đồng bằng ven biển

có vai trò quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học dường như đã biến mất

Cơ hội tái sinh tự nhiên có trữ lượng lớn thường độc lập và manh mún Báo cáocũng cho thấy chất lượng và đa dạng sinh học tiếp tục bị suy giảm Việt Namhiện nay có chỉ tiêu rừng vào loại thấp, chỉ đạt mức bình quân khoảng 0,14 harừng, trong khi mức bình quân của thế giới là 0,97 ha/người Đến năm 2000,nước ta có khoảng gần 11 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng9,4 triệu ha và khoảng 1,6 triệu ha rừng trồng; độ che phủ của rừng chỉ đạt 33%

so với 45% của thời kỳ giữa những năm 40 của thế kỷ XX Tuy nhiên, nhờ cónhững nổ lực trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước vềbảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, “phủ xanh đất trống đồi trọc” nên nhiềunăm gần đây diện tích rừng ở nước ta đã tăng 1,6 triệu ha so với năm 1995,trong đó rừng tự nhiên tăng 1,2 triệu ha; rừng trồng tăng 400 ngàn ha

Là một quốc gia đất hẹp người đông, Việt Nam hiện nay có chỉ tiêu rừngvào loại thấp, chỉ đạt mức bình quân khoảng 0,14 ha rừng, trong khi mức bìnhquân của thế giới là 0,97 ha/người Các số liệu thống kê cho thấy, đến năm 2000nước ta có khoảng gần 11 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng9,4 triệu ha và khoảng 1,6 triệu ha rừng trồng; độ che phủ của rừng chỉ đạt 33%

so với 45% của thời kỳ giữa những năm 40 của thế kỳ XX Sự suy giảm về độche phủ rừng ở các vùng này là do mức tăng dân số đã tạo nhu cầu lớn về lâmsản và đất trồng trọt Kết quả đã dẫn tới việc biến nhiều rừng thành đất hoangcằn cỗi Những khu rừng còn lại ở vùng núi phía Bắc đã xuống cấp, trữ lượng gỗthấp và bị chia cắt thành những đám rừng nhỏ phân tán

Trang 19

Hoạt động sản xuất của ngành lâm nghiệp đang chuyển đổi mạnh mẽ từnền lâm nghiệp quốc doanh , theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền lâmnghiệp xã hội hóa với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và hoạt động theo cơ chếcủa nền kinh tế sản xuất hàng hóa Do đó, ngành lâm nghiệp đã tham gia tíchcực tạo việc làm, cải thiện đời sống cho gần 25% dân số của Việt Nam sống trênđịa bàn rừng núi, góp phần bảo đảm an ninh chính trị xã hội, tạo đà phát triểnchung cho đất nước trong các năm qua

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn những tồn tại, diện tích rừng nước ta tuy cótăng nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bịsuy giảm, ở một số nơi diện tích rừng tiếp tục bị tàn phá Mục tiêu đến năm

2020 thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đấtquy hoạch cho lâm nghiệp; nâng cao tỷ lệ đất có rừng lên 42-43% vào năm 2010

và 47% vào năm 2020 Tính đến năm 2012 nước ta có tổng diện tích rừng làkhoảng 13,9 triệu ha; trong đó rừng tự nhiên là khoảng 10,4 triệu ha và rừngtrồng là 3,4 triệu ha, độ che phủ rừng toàn quốc là 40,7% Tuy nhiên, điều đángbuồn là trong tổng diện tích rừng tự nhiên có đến hơn một nửa là rừng nghèo,rừng được tái sinh, những cánh đồng được coi là quý giá như rừng nguyên sinh,rừng già lại chỉ chiếm chưa đầy 10% Chỉ tính riêng từ đầu năm 2013 đến nay,diện tích rừng bị tán phá đã lên đến 1.700ha (Số vụ vi phạm giảm tới gần 70%

so với cùng kỳ), trong đó do hành vi phá rừng hơn 700ha, còn lại do cháy Đángnói, con số này chỉ là thống kê của lực lượng Kiểm lâm, thực tế tình trạng phárừng diễn ra phức tạp hơn nhiều Điển hình là tại khu vực miền trung - TâyNguyên, trong 5 năm (2007-2012), diện tích rừng toàn khu vực bị tàn phá gần130.000 ha, trong đó rừng tự nhiên “biến mất” khoảng 107.000ha, rừng trồngmất 22.000 ha, trung bình mỗi năm mất hơn 25.700 ha Thực tế ở Tây Nguyên

và các tỉnh miền Trung, diện tích rừng bị giảm mạnh là do xây dựng quá nhiềucông trình thủy điện, chuyển rừng nghèo sang trồng cao su Thống kê từ cáctỉnh Tây Nguyên cho thấy, trong 5 năm qua, các tỉnh Tây Nguyên đã cấp phépđầu tư cho 700 dự án trên đất lâm nghiệp với diện tích gần 216.000 ha, trong đó

có khoảng 100.000 ha chuyển sang trồng cao su

Trước đây do dân số còn ít nên việc quản lý bảo vệ rừng ít được chú trọng

mà chỉ tập trung vào khai thác Người dân tự do vào rừng lấy tất cả những gì từrừng để phục vụ cho nhu cầu của mình mà gần như không có sự trở ngại nào

Một thời gian dài, nhiều vùng rừng của nước ta đã bị khai thác để trồngcây công nghiệp Năm 1943, diện tích rừng còn khoảng 14,3 triệu ha và mật độche phủ là 43,3% Trong những năm tiếp theo diện tích nhiệt đới của nước ta bị

Trang 20

tàn phá hơn 2 triệu ha mà nguyên nhân chủ yếu là do chiến tranh và nhân dânkhai phá rừng để sản xuất đất nông nghiệp Năm 1976 tỷ lệ che phủ rừng nước

ta chỉ còn 33,8% và tiếp tục giảm xuống 30% vào năm 1985 và 26% vào năm

199 Sự suy giảm tài nguyên rừng trong những năm gần đây chủ yếu là do dân

số tăng nhanh, khai thác rừng không hợp lý và sự yếu kém trong công tác quản

lý đã làm cho diện tích rừng của nước ta vẫn tiếp tục bị phá hoại

Năm 1998, Việt Nam chính thức tham gia chương trình Lâm nghiệp nhiệtđới với mã số VIE-88-073 đã được tiến hành và kết thúc vào năm 1991 Dự ánnày đã đóng góp một phần rất quan trọng vào việc đánh giá hiện trạng lâmnghiệp Việt Nam và đưa ra khuyến cáo về định hướng phát triển lâm nghiệp chođến năm 2000

Công tác quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam trong những năm gần đây đãđược đang và nhà nước quan tâm, ban hành nhiều chủ trương chính sách mớinhằm giảm thiểu tình trạng tàn phá tài nguyên rừng:

- Nghị định 99/2009/NĐ-CP ngày 2/11/2009 của Chính Phủ về việc xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lýlâm sản

- Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/06/2009 của Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn về quy định tiêu chí xác định phân loại rừng

- Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 29/12/2004 do Quốc hội soạn thảo

- Các quyết định 327, 661…đã và đang nhanh chóng đi vào hiện thực.Mục tiêu của Đảng và nhà nước đặt ra đối với công tác quản lý bảo vệrừng trong giai đoạn hiện nay:

- Ngăn chặn tận gốc các hành vi, vi phạm Luật bảo vệ rừng và phát triểnrừng

- Thiếp lập các hệ thống chủ rừng trên toàn quốc với từng loại rừng: rừngđặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất

- Tạo điều kiện cho nông dân đổi mới cây trồng, vật nuôi, hạn chế và điđến tình trạng xóa bỏ độc canh cây lúa, phá rừng làm nương rẫy, góp phầnchuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông dân

- Góp phần bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môitrường sinh thái

Trang 21

Mặc dù với những nổ lực không ngừng như vậy nhưng tình trạng phárừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn diễn ra hết sức phức tạp đòihỏi chúng ta phải nỗ lực hơn nữa và có những biện pháp thiết thực để ngăn chặnnhững hành vi này Chúng ta cần phải tiến hành nhiều biện pháp thích hợp vớitừng đối tượng cụ thể và cần có những chế tài hợp lý, các chính sách Lâmnghiệp phù hợp để tăng độ che phủ rừng.

Trang 22

Phần 3: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu nghiên cứu

3.1.1 Mục tiêu chung

Đánh giá được thực trạng và phân tích được khó khăn trong công tác quản

lý bảo vệ rừng nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý bảo vềrừng tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

3.1.2 Mục tiêu cụ thể

Đánh giá được thực trạng quản lý bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu.Phân tích được những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý bảo

vệ rừng tại khu vực nghiên cứu

Nêu lên những nguy cơ và thách thức trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp nhằm góp phần nâng cao công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu

3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

3.2.1 Đối tượng nghiên cứu

Tình hình quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Đại Lộc

3.2.2 Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian từ ngày 20 tháng 10 năm 2016 đến ngày 20 tháng 1 năm 2017

- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại khu vực huyện ĐạiLộc (khu vực quản lý của hạt kiểm lâm huyện Đại Lộc),tỉnh Quảng Nam

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên tại khu vực nghiên cứu

3.3.2 Tìm hiểu về điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu

3.3.3 Đánh giá thực trạng quản lý bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu

3.3.4 Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu

3.3.5 Nguy cơ và thách thức trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu

Trang 23

3.3.6 Các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu

3.3.7 Đề xuất các biện pháp nhằm góp phần nâng cao công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

3.4.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Điều tra, thu thập số liệu từ cán bộ, cộng đồng địa phương về tình hìnhquản lý bảo vệ rừng thuộc khu vực nghiên cứu

3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu

- Sau khi đã thu thập được tất cả số liệu có liên quan đến đề tài nghiêncứu tôi tiến hành xem xét phân tích một cách cẩn thận rồi đưa ra những nhận xétnhững nội dung thiết thực nhất bám sát với đề tài để đưa ra những kết luận cuốicùng chính xác

- Các số liệu được tính toán cẩn thận xử lý trong phần mềm word vàexcel

Trang 24

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Đại Lộc

4.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Đại Lộc có tổng diện tích tự nhiên là 57.906,47 ha, chiếm 5,6% diệntích của tỉnh Quảng Nam Toàn huyện có 18 đơn vị hành chính cấp xã gồm :Thị trấn Ái Nghĩa, xã Đại Sơn, Đại Lãnh, Đại Hưng, Đại Hồng, Đại Đồng, ĐạiQuang, Đại Phong, Đại Minh, Đại Cường, Đại Thắng, Đại Chánh, Đại Thạnh,Đại Tân, Đại Nghĩa, Đại Hiệp, Đại Hòa, Đại An

Về tọa độ địa lý:

- Từ 15043’28’’ đến 15053’41’’ vĩ độ Bắc

- Từ 107047’54’’ đến 108058’55’’ kinh độ Đông

Về ranh giới hành chính :

- Phía Bắc giáp: huyện Đông Giang và thành phố Đà Nẵng

- Phía Nam giáp: huyện Duy Xuyên và Nông sơn

- Phía Đông giáp: huyện Điện Bàn

- Phía Tây giáp: huyện Đông Giang và Nam Giang

4.1.2 Điều kiện địa hình

Đại Lộc là một huyện trung du, có địa hình đồi núi chiếm đến 70% diện tích

tự nhiên của huyện , địa hình có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và bị chia cắtbởi hai con sông Vu Gia và Thu Bồn Địa hình của huyện được chia thành 3dạng chính :

Trang 25

- Dạng địa hình đồi núi, chiếm 70% diện tích tự nhiên, phân bố ở phía Tây,phía Bắc và phía Nam, độ cao trung bình từ 600 – 700 m, có nhiều đỉnh núi caonhư đỉnh Đông Lâm cao 1.078 m thuộc xã Đại Quang, đỉnh Bàn Cờ cao 1.031

m thuộc xã Đại Sơn, đỉnh An Bằng cao 1.062 m , độ dốc >20% thuộc xã ĐạiThạnh

- Địa hình dạng đồi gò : tập trung nhiều ở các xã Đại Thạnh , Đại Chánh, ĐạiTân, Đại Hiệp, độ cao trung bình từ 50 – 100 m, địa hình dạng đồi bát úp độ dốc

Nhiệt độ trung bình năm: 25,80C;

Lượng mưa trung bình năm: 2015mm;

Độ ẩm không khí trung bình: 82%;

Gió chịu ảnh hưởng của 2 hướng chính: Gió mùa Đông Bắc: Xuất hiện từtháng 11 đến tháng 2 năm sau, mang theo không khí lạnh và mưa phùn kết hợpgây mưa to Gió mùa Tây Nam: Xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 9, từ tháng 5 đếntháng 7, gió mùa Tây Nam khô và nóng Bão thường xuất hiện từ tháng 9 đếntháng 1 năm sau, kèm theo mưa to và gây lũ lụt

4.1.3.2 Thủy Văn

Huyện Đại Lộc có 2 con sông lớn của tỉnh là sông Thu Bồn và sông VuGia chảy qua địa bàn huyện

Sông Vu Gia là hợp lưu của sông Cái và sông Bung có lưu vực 5.500km2

đoạn qua huyện dài 35 km, lòng sông rộng từ 100 - 300 m Lưu lượng bình quân

450 m3/s với tần suất 2% Đến khu vực xã Đại Nghĩa và thị trấn Ái Nghĩa, sông

Vu Gia chia làm 2 nhánh, một nhánh là sông Yên có chiều dài 9km chảy qua địa

Trang 26

phận thị xã Điện Bàn và thành phố Đà Nẵng; một nhánh nhập vào sông Thu Bồntại Giao Thủy thuộc xã Đại Hòa.

Sông Thu Bồn bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn chảy theo hướng Bắcqua các huyện Trà My, Phước Sơn, Đại Lộc, đoạn qua huyện Đại Lộc từ xã ĐạiThạnh đến Đại Hòa có chiều dài 12km, lưu lượng bình quân 12m3/s

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các con sông con và các khe suối từcác dãy núi đổ ra sông chính như: Suối Ba Khe, suối Mơ, khe Bò, khe Lim

4.2 Điều kiện tài nguyên kinh tế - xã hội của huyện Đại Lộc

4.2.1 Dân sinh, kinh tế, xã hội

4.2.1.1 Dân số

Theo số liệu số liệu điều tra hiện tại, tổng dân số toàn huyện là 150.773người, trong đó: Nam: 74.451 người, Nữ: 76.322 người Tổng số hộ là 39.856hộ; mật độ dân số là 256,81 người/km2; tỷ lệ tăng chung toàn huyện là 6,83%

Dân số phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâmhuyện, trung tâm các xã và dọc theo các tuyến đường giao thông chính củahuyện

Cơ cấu dân số theo độ tuổi lao động: Dân số ở độ tuổi lao động của huyện

là 93.367 người chiếm 61,92% dân số toàn huyện Đây là nguồn nhân lực đóngvai trò rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời giantới

là khó khăn lớn của huyện về nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế

- xã hội trong tương lai

4.2.1.3 Giao thông

Mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện như sau:

Quốc lộ 14B: Tuyến QL14B chạy qua địa bàn huyện với tổng chiều dài 36

km, chiều rộng mặt 8m, kết cấu bê tông nhựa

Trang 27

Đường tỉnh lộ: Toàn huyện có 2 tuyến tỉnh lộ là ĐT 609 vả ĐT 609B vớitổng chiều dài 44,5 km, bề rộng mặt 6 m.

- Đường liên huyện: Có tổng chiều dài 89,63km, phần lớn các tuyếnđường huyện lộ đều đã được cải tạo tốt Điều kiện đi lại của người dân địaphương được nâng cao

- Đường liên xã, liên thôn: Tổng chiều dài trên 440km bao gồm các đườnggiao thông liên thôn, giao thông nội đồng Hiện nay đã được bê tông hóa gần100% các tuyến đường xã

4.2.1.4 Đặc điểm về kinh tế xã hội

Đại Lộc nằm ở vị trí rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, phía Bắctiếp giáp với thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế của Miền Trung, phíaĐông tiếp giáp với thị xã Điện Bàn có khu công nghiệp Điện Nam, Điện Ngọckhá phát triển; phía Tây giáp với huyện Nam Giang, có cửa khẩu kinh tế đanghình thành Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có tuyến Quốc lộ 14B, ĐT609 vàĐT609B, đây là những tuyến đường huyết mạch quan trọng kết nối huyện vớicác huyện khác trong và ngoài tỉnh Với vị trí này, huyện có điều kiện thuận lợicho giao lưu buôn bán với các vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung và cáckhu vực khác; đây là một yếu tố thuận lợi kích thích kinh tế Đại Lộc phát triển

Trong những năm qua, kinh tế của huyện Đại Lộc tăng trưởng khá Tổnggiá trị sản xuất năm 2014 đạt 7.610,38 tỷ đồng, tăng 10,06% so với năm 2013

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.Trong cơ cấu kinh tế của huyện Đại Lộc tỷ trọng ngành công nghiệp khá ổnđịnh, ngành dịch vụ ngày càng tăng nhanh, trong khi tỷ trọng về nông nghiệpgiảm dần Năm 2014, giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - Xây dựng huyện ĐạiLộc chiếm 53,65%, dịch vụ chiếm 27,06%, và nông lâm thủy sản chiếm20,29%

4.2.1.5 Hoạt động sản xuất lâm nghiệp

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện Đại Lộc chủ yếu là rừng sản xuất và rừng phòng hộ Trong những năm qua, sản xuất lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện Năm 2016, sản lượng gỗ khai thác được

là 13.660m3 Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành là 84,28 tỷ đồng Đã thực hiện tốt việc giao khoán, quản lý, khoanh nuôi bảo vệ rừng cho hộ nhân dân Công tác trồng rừng theo các chương trình mục tiêu, các dự án được đầu tư,quản lý chặt chẽ Diện tích đất trống đồi núi trọc dần được đầu tư trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng nâng cao độ che phủ rừng Công tác bảo vệ phòng

Trang 28

chống nạn chặt phá và phòng cháy chữa cháy rừng đầu nguồn cũng được chú trọng và thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao.

4.2.2 Tài nguyên rừng và rừng của huyện Đại Lộc

Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện là 39.184,07 ha, bao gồm:

- Trong quy hoạch đất lâm nghiệp : 35.081,20 ha, trong đó:

+ Đất rừng phòng hộ : 17.699,21 ha

+ Đất rừng đặc dụng : 0,00 ha

+ Đất rừng sản xuất : 17.381,99 ha

- Rừng ngoài quy hoạch đất lâm nghiệp : 4.102,87 ha

Các xã có phần diện tích được quy hoạch là: 13 xã, thị trấn gồm 45 tiểukhu ( có 5 xã không có diện tích rừng : Đại An, Đại Cường, Đại Hòa,Đại Minh,Đại Thắng)

Bảng 4.1 Thống kê rừng theo mục đích sử dụng

Đơn vị : ha

Trong QH lâm nghiệp

Ngoài QH Lâm nghiệp

Trang 29

Nhận xét: Xét theo loại đất, loại rừng thì rừng trên địa bàn huyện chia

thành 2 loại đó là rừng phòng hộ và rừng sản xuất ,không có rừng đặt dụng.Trong đó rừng tự nhiên chiếm 49,85% và rừng trồng chiếm 27,8% vậy diện tíchđất rừng được che phủ là 77,65% và còn lại khoảng 22,35% diện tích đất rừng là:rừng trồng chưa thành rừng 15,56%, đất trống 2.8%, đất nông nghiệp 3,07%còn lại là đất khác

Xét theo mục đích sử dụng rừng trên địa bàn huyện chia thành hai loại đó

là diện tích rừng trong quy hoạch lâm nghiệp và diện tích rừng ngoài quy hoạchlâm nghiệp Trong đó diện tích đất rừng trong quy hoạch lâm nghiệp chiếm89,53% tổng diện tích còn lại khoảng 10,47% là diện tích đất rừng ngoài quyhoạch lâm nghiệp

Bảng 4.2 Thống kê trữ lượng rừng theo mục đích sử dụng

dụng

Sản xuất Tổng cộng

(Kết quả kiểm kê rừng huyện Đại Lộc,Tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013 -2016 )

Nhận xét: Nhìn chung trữ lượng rừng của huyện Đại Lộc chủ yếu thuộc

về rừng tự nhiên có mục đích sử dụng chính là để phòng hộ Trữ lượng rừng tựnhiên chiếm khoảng 84,94% còn lại là rừng trồng 15,06% Như vậy có thểkhẳng định rừng trồng trong thời gian ngắn cây chưa có phẩm chất lấy gỗ xẻ màvới mục đính chủ yếu trồng để bán dăm Tại vì với diện tích rừng tự nhiên là19.529,98ha chiếm chưa bằng ½ diện tích rừng trồng là 10.879,57 ha nhưng vềtrữ lượng thì rừng rồng chỉ chiếm 15,06% quá thấp so với rừng tự nhiên là84,94% mặc dù diện tích chênh lệch tương đối với nhau là ½

Trang 30

Bảng 4.3 Thống kê diện tích và trữ lượng của các đơn vị quản lý trên địa bàn

huyện Đại Lộc.

( Kết quả kiểm kê rừng huyện Đại LộcTỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013 -2016 ) Nhận xét: Khi so sánh trữ lượng bình quân/diện tích trên toàn huyện là 57,3

m3/ha, trữ lượng bình quân/diện tích trên các đơn vị hành chính các xã là 54,2

m3/ha còn trữ lượng bình quân/diện tích của các đơn vị quản lý trên địa bànhuyện là 86,75 m3/ha Tính trung bình thì trữ lượng bình quân rừng ở các đơn vịquản lý có trữ lượng nhiền hơn, quản lý chặt chẽ, ít tình trạng khai thác gỗ lâmsản trái phép hơn so với các diện tích khác trên toàn huyện

Bảng 4.4 Thống kê diện tích đất rừng và trữ lượng theo đơn vị hành chính

xã của huyện Đại Lộc

Trang 31

Nhận xét: Từ bảng thống kê diện tích đất rừng và trữ lượng theo đơn vị

hành chính Xã của huyện Đại Lộc ta thấy 2 xã Đại Thạnh và Đại Đồng là 2 xã

có trữ lượng cao hay nói cách khác là rừng giàu hơn so với các xã khác Điềunày chúng ta có thể suy đoán rằng tình hình khai thác vận chuyển gỗ trái phép ởcác xã phía Tây huyện diễn biến phức tạp, khó nắm bắt tình hình

Ví dụ xã Đại Sơn có diện tích đất rừng 8.059,03 ha xấp xĩ gấp đôi so với

xã Đại Thạnh có diện tích 4.639,48 nhưng trữ lượng của 2 xã là tương đối bằngnhau 360.303 (m3) và 343.618 (m3) Tương tự như ở Đại Đồng Và Đại Chánhtuy có diện tích rừng tương đối bằng nhau nhưng xét về trữ lượng thì rừng ở ĐạiĐồng có trữ lượng cao hơn so với trữ lượng rừng ở Đại Chánh

- Trên địa bàn huyện Đại Lộc có nhiều thành phần và chủ rừng riêng biệt,chúng ta có thể chia ra thành 2 nhóm chính đó là nhóm I và nhóm II Trong đónhóm I là nhóm chủ rừng bao gồm nhóm hộ gia đình , cá nhân, và UBND xã

Và nhóm II là nhóm chủ rừng bao gồm các đơn vị quản lý khác như : huyện độiĐại Lộc nằm trên xã Đại Chánh, ban quản lý rừng phòng hộ sông Kôn và trạigiam An Điềm nằm trên xã Đại Hưng

Bảng 4.5 Thống kê các nhóm chủ rừng trên địa bàn huyện

Xã/ chủ

rừng

Sốchủrừng

Diện tích (ha)

Trữlượng(m3)

Nhận xét: Trong 2 nhóm chủ rừng ta thấy nhóm I chiếm đa số về diện tích

và trữ lượng.Trong đó nhóm I chiếm khoảng 90,5% diện tích rừng và 85,7% trữlượng gỗ là nhóm chủ rừng quan trọng nhất quyết định đến sự suy giảm hay pháttriển rừng trên địa bàn huyện Còn nhóm II chỉ chiếm một số nhỏ trong đóchiếm 14.3% diện tích đất rừng và 9,5% về trữ lượng, phần lớn được quản lýchặt chẽ ít bị biến động lớn qua các năm Vì vậy có thể nói chủ rừng nhóm I lànhóm nòng cốt trông công tác quản lý bảo vệ rừng, cần phải tập trung hơn vào

Trang 32

các công tác tuyên truyền vận động ý thức người dân trong công tác quản lý bảo

Trang 33

STT Xã/ chủ

rừng

Số chủ rừng

lượng (m 3 )

( Kết quả kiểm kê rừng huyện Đại LộcTỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013 -2016 )

Nhận xét: Từ bảng thống kê chủ rừng nhóm I ta có nhận xét như sau: Đại

lộc có 18 xã, thị trấn trong đó có 5 xã hầu như không có rừng hoặc rừng có diệntích rất ít như: Đại An, Đại Cường, Đại Hòa, Đại Minh, Đại Thắng Còn lại hầuhết đã có chủ rừng

Qua bảng trên thấy có 2 xã toàn bộ diện tích rừng được UBND xã quản lý

là xã Đại Chánh và xã Đại Phong Và chưa có phương án giao đất giao rừng chongười dân Còn lại nhìn chung ở các xã còn lại đã giao đất giao rừng cho ngườidân nhưng với số lượng và diện tích còn nhiều chênh lệch lớn giữa đất doUBND xã quản lý và do cá nhân, nhóm hộ gia đình quản lý,ta có bảng sau:

Trang 34

Bảng 4.5.2 Tỉ lệ % diện tích rừng của Cá nhân, nhóm hộ gia đình so với diện

tích rừng thuộc quyền quản lý của các chủ rừng nhóm I

Tỷ lệ % diện tích rừng do cá nhân nhóm hộ gia đình quản lý

Nhận xét: Với tổng chủ rừng là 1800 chủ nhưng trong đó có 13 chủ rừng

là UBND xã, cụ thể diện tích UBND xã quản lý là 20.834,72 ha và các chủ rừngcòn lại là 14.637,94 ha trong tổng 35.472,66 ha do chủ rừng nhóm I quản lý Tathấy UBND xã vẫn chiếm 1 lượng diện tích đất rừng khoảng 58,74% diện vànhóm chủ rừng còn lại trong chủ rừng nhóm I là các cá nhân, nhóm hộ gia đìnhchiếm khoảng 41,26% diện tích tích do chủ rừng nhóm I quản lý

Hầu hết diện tích mà UBND xã quản lý là rừng tự nhiên Ở các xã có nhiều rừng

tự nhiên thì UBND xã sẽ quản lý khoảng 50% thặm chí là 65-67% ở các xã ĐạiSơn , Đại Hồng, Đại Lãnh Còn các xã Đại Nghĩa, Đại Hiệp, Đại Tân, Thị trấn áiNghĩa hầu hết người chủ rừng là cá nhân nhóm hộ gia đình quản lý chiếm tới93%

Trang 35

Bảng 4.5.3 Thống kê chủ rừng nhóm II trên địa bàn huyện Đại Lộc

lượng (m 3 )

đa dạng về động thực vật ở đây

Bảng 4.6 Thống kê tổng hợp độ che phủ của toàn huyện

Tổng diện tích tự nhiên (ha)

Tổng diện tích có rừng (ha)

Độ che phủ rừng (%)

Trang 36

STT Tên xã

Tổng diện tích tự nhiên (ha)

Tổng diện tích có rừng (ha)

Độ che phủ rừng (%)

10 Xã Đại Hiệp 2.021,2 674,1 33,4

11 Xã Đại Tân 1.324,1 246,6 18,6

12 Thị trấn Ái Nghĩa 1.274,7 122,0 9,6

13 Xã Đại Phong 827,2 54,9 6,6 14

05 xã còn lại (Đại An,

Đại Cường, Đại Hòa,

Đại Minh, Đại Thắng)

3.901,3 -

( Kết quả kiểm kê rừng huyện Đại LộcTỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013 -2016 )

Nhận xét : Độ che phủ toàn huyện ở mức tương đối 52,5% Nhưng độ che

phủ ở huyện có sự phân hóa rõ rệt cụ thể như sau: các xã có độ che phủ từ trungbình đến khá chủ yếu phân bố ở phía Tây, Tây Bắc và Nam , Tây Nam ví dụ nhưcác xã : Đại Hưng ,Đại Thạnh ,Đại Sơn, Đại Sơn, Đại Chánh, Đại Hồng, ĐạiQuang ,Đại Lãnh Còn một số xã có độ che phủ thấp,kém hoặc độ che phủkhông có chủ yếu phân bố ở phía Đông ,Đông Nam và Đông Bắc ví dụ như các

xã : Đại Nghĩa, Đại Hiệp, Đại Tân, Thị trấn Ái Nghĩa, Đại Phong, Đại An, ĐạiCường, Đại Hòa, Đại Minh, Đại Thắng

Từ số liệu ở bảng 6 Thống kê tổng hợp độ che phủ của toàn huyện ta cầnchú trọng, kiên quyết, phòng ngừa, đấu tranh phòng chống quản lý bảo vệ rừngnâng cao chất lượng, độ che phủ của rừng Ngược lại ở các nơi có độ che phủthấp chúng ta nên khuyến kích người dân không khai thác tập trung, hạn chếkhai thác gỗ bán dăm Đồng thời có các quyết định,các đợt phong trào v v trồng mới đất trống đồi núi trọc Đảm bảo khả năng phòng hộ của rừng

Trang 37

Hạt trưởng

Phó hạt trưởng

Trạm kiểm lâm địa bàn Đại HồngBộ phận thanh tra- pháp chếTổ kiểm lâm cơ động và PCCCRBộ phận quản lý BVRBộ phận hành chính tổng hợpKiểm lâm địa bàn An Điềm

Kiểm lâm viên phụ trách địa bàn

Phó hạt trưởng

4.3 Tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Đại Lộc

4.3.1.Thực trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng

4.3.1.1 Bộ máy tổ chức hạt kiểm lâm huyện.

4.3.1.2 Kết quả đạt được trong công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật về rừng

Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện còn nhiềuvấn đề phức tạp, tình trạng phá rừng, đốt than, khai thác lâm sản trái phép

Trang 38

vẫn còn xảy ra, mặc dù nhiều vụ vi phạm đã được lực lượng Kiểm lâm phốihợp với các ngành chức năng, chính quyền địa phương phát hiện kịp thời và

xử lý nghiêm, song cũng chưa đủ mức răn đe; nhất là tình trạng phá rừngtrái pháp luật, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép từ các huyện miền núiqua địa bàn Đại Lộc vẫn còn diễn ra nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu ngănchặn triệt để làm thiệt hại tài nguyên rừng và ảnh hưởng đến môi trườngtrong khu vực

Trong những năm qua (từ 2010-2016) tăng cường các biện pháp quản lý,bảo vệ, phát triển rừng và kịp thời ngăn chặn tình trạng chặt phá, lấn chiếmrừng, khai thác rừng trái phép trên địa bàn; về triển khai thực hiện quyết liệt cácbiện pháp nhằm lập lại trật tự, kỷ cương trong công tác QLBVR Hàng năm trên

cơ sở phương án QLBVR và PCCCR, Hạt Kiểm đã xây dựng kế hoạch phối hợpvới các ban, ngành, địa phương tổ chức tuần tra truy quét các tụ điểm khai thác,mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản, các xưởng cưa xẻ gỗ trên địa bàn huyện;

tổ chức nhiều điểm chốt chặn và kiểm tra, kiểm soát lâm sản tại: Trạm KTKSĐại Hồng, Bãi Quả, Khe Hoa, An Điềm, cầu mới Hà Nha, Đại Nghĩa

Những mặc hạn chế, khó khăn:

- Nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ rừng ngày càng tăng trong khi khảnăng cung cấp các sản phẩm có nguồn gốc hợp pháp ngày càng hạn chế, cácchính sách phát triển nghề rừng được chú trọng nhưng chưa được đầu tư thíchđáng, đặc biệt đối với người dân ở các xã vùng núi trên địa bàn thiếu việc làm,còn nghèo và còn phụ thuộc vào rừng; một số bộ phận bị bọn lâm tặc từ địaphương khác đến thuê vào rừng khai thác gỗ trái phép đã gây ra những trở ngạiđáng kể trong công tác quản lý và bảo về rừng

- Tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực QLBVR vẫn còn xảy ra, chếtài xử phạt còn thấp chưa thể răn đe giáo dục được các đối tượng, mặt khác sựphối hợp của các ban ngành, địa phương chưa được đồng bộ trong phòng chống

vi phạm pháp luật về rừng, nhất là tình trạng vận chuyển lâm sản trái phép trênquốc lộ 14B, tuyến đường ĐT 609, sông Thu Bồn, Vu Gia; phá rừng, lấn, chiếmđất rừng vẫn còn xảy ra ở một số xã như Đại Sơn, Đại Chánh, Đại Hồng, ĐạiHưng nhưng chưa được chính quyền địa phương và các ngành chức năng ngănchặn, xử lý triệt để, có hiệu quả Sự phối hợp thiếu đồng bộ và chưa thật sựquyết liệt giữa các cơ quan chức năng trong việc tổ chức ngăn chặn, đấu tranhchống các hành vi vi phạm và điều tra xử lý nghiêm minh để răn đe, giáo dụccác đối tượng vi phạm

Trang 39

- Chính quyền địa phương ở một số xã có rừng chưa thực sự sâu sắt vàtăng cường công tác chỉ đạo để thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý Nhà nước

về bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp

- Một số đơn vị, chủ rừng chưa triển khai thực hiện tốt phương án bảo vệrừng, PCCCR; chưa có sự phối hợp thường xuyên và đồng bộ giữa các ngànhvới địa phương; nên tình trạng cháy rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâmsản trái phép vẫn còn xảy ra làm ảnh hưởng đến môi trường và an ninh trật tựtrên địa bàn

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

- Công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng là rất quan trọng, làtrách nhiệm của cả hệ thống chính trị; tuy nhiên chính quyền địa phương ở một

số xã chưa thực sự tập trung chỉ đạo và đầu tư đúng mức trong công tác này, do

đó chưa có các giải pháp hữu hiệu để làm giảm tình trạng tác động không tốt vàorừng

- Công tác tuyên truyền vận động, giáo dục pháp luật cho mọi tầng lớpnhân dân chưa thực sự đi vào chiều sâu, chưa tạo được phong trào toàn dân tíchcực tham gia bảo vệ rừng và PCCCR một cách thường xuyên

- Cuộc sống của người dân ở các xã miền núi còn khó khăn, phụ thuộc

vào tài nguyên rừng, nhu cầu về lâm sản như gỗ, củi, than…để giải quyết kinh tế

gia đình nên tác động xấu vào rừng chưa được chấm dứt

- Địa bàn rộng, giao thông thuận lợi, có nhiều tuyến đường bộ và đườngsông nối các huyện miền núi nên xảy ra nhiều điểm tập kết, mua bán, vậnchuyển trái phép lâm sản, trong khi đó lực lượng Kiểm lâm không đủ để tuầntra, ngăn chặn và kiểm soát hết được

- Nhu cầu về công việc làm, quỹ đất để phát triển sản xuất ngày càng giatăng; nhất là ở các xã miền núi đời sống của nhân dân còn khó khăn; thiếu đấtsản xuất, không có nghề nghiệp ổn định nên áp lực của việc tác động vào rừngphục vụ cho nhu cầu mưu sinh vẫn không giảm Hiện nay, có một số trường hợpnhân dân tự tiện phá rừng tự nhiên để trồng rừng mới, trồng dứa Một số đốitượng lợi dụng vào tình hình khó khăn này đã tổ chức lôi kéo một số người dântham gia khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản

- Biên chế của lực lượng Kiểm lâm chưa đảm bảo theo quy định và đápứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, một số Kiểm lâm địa bàn chưa thực sự bámrừng, bám địa bàn để phát hiện và ngăn chặn kịp thời tình trạng phá rừng, khai

Ngày đăng: 23/04/2017, 22:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo của hạt kiểm lâm huyện Đại Lộc về Kết quả rà soát, đánh giá lại hiện trạng rừng tự nhiên trên địa bàn huyện Đại Lộc trong các năm 2013, 2014, 2015 Khác
2. Báo cáo của hạt kiểm lâm huyện Đại Lộc về tình hình thực hiện việc phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại vùng giáp ranh giữa huyện Đại Lộc với huyện Hòa Vang – Đà Nẵng, Nam Giang,Đông Giang,Nông Sơn – Quảng Nam Khác
3. Báo cáo của hạt kiểm lâm huyện Đại Lộc, tổng kết công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và, nhiệm vụ trong các năm 2013, 2014,2015 trên địa bàn huyện Đại Lộc Khác
4. Báo cáo của hạt kiểm lâm huyện Đại Lộc, tổng kết côngtác quản lý, bảo vệ rừng và phương hướng nhiệm vụ trong các năm 2013, 2014, 2015 trên địa bàn huyện Đại Lộc Khác
5. Báo cáo tổng kết tình hình thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2003, 2014, 2015 trên địa bàn huyện Đại Lộc Khác
6. Các khái niệm về quản lý rừng bền vững Theo ITTO (tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế), Theo tiến trình Hensinki Khác
7. Các khái niệm về rừng của Morozov (Năm 1930), M.E. Tcachenco(- Năm 1952), I.S. Mê-lê-khôp(Năm 1974) Khác
10. Công văn số 4274/UBND-KTN ngày 01/11/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam giao trách nhiệm quản lý diện tích rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng tại các lưu vực thủy điện chưa có chủ rừng quản lý cho các Hạt Kiểm lâm quản lý và chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 99/2009/NĐ-CP Khác
12. Dự án Điều tra, kiểm kê rừng tỉnh Quảng Nam nằm trong Dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013 – 2016 trên địa bàn huyện Đại Lộc Khác
14. Nghị định 99/2009/NĐ-CP ngày 2/11/2009 của Chính Phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản Khác
15. Tài liệu nghiên cứu về tài nguyên rừng thế giới của giảng viên Trần Thị Tuyết Thu Trường đại học Khoa Học Tự Nhiên Đại học quốc gia Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w