Những lời thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 8.. Có thể hiểu ba chữ cuối ở câu thơ thứ hai trong bài thơ em vừa chép như thế nào?. Dựa vào bài thơ
Trang 1PHÒNG GD&ĐT TÂY HỒ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay Vượn hót chim kêu suốt cả ngày
…Non xanh nước biếc tha hồ dạo Rượu ngọt chè tươi mặc sức say
(Cảnh rừng Việt Bắc – Hồ Chí Minh)
1 Những lời thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn
8 Của tác giải nào? Hãy chép lại chính xác bài thơ đó Ghi rõ thời gian sáng tác
2 Có thể hiểu ba chữ cuối ở câu thơ thứ hai trong bài thơ em vừa chép như thế nào?
3 Dựa vào bài thơ em vừa chép, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu để làm rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của tác giả trong cuộc sống cách mạng buổi đầu đầy gian khổ, trong đó có sử dụng một câu ghép và một câu cảm thán (gạch dưới câu ghép và câu cảm thán)
Phần II (4,0 điểm)
Cho đoạn trích sau:
…Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng…
(Trích Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 57)
1 Những câu văn trên được rút ra từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Hãy giới thiệu một vài nét về tác giả
2 Hãy viết một bài văn nghị luận ngắn nêu lên suy nghĩ của em, với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước độc lập, thống nhất và toàn vẹn
Trang 2HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
Môn NGỮ VĂN 8 - Năm học 2015 - 2016
Phần I (6,0 điểm)
Câu 1
* HS nêu được:
- - Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” (Hồ Chí Minh)
- - Thời gian sáng tác: tháng 2/1941
- - Chép lại chính xác bài thơ
2,0 0,5 0,5 1,0
Câu 2
* HS nêu ngắn gọn hai cách hiểu về ba chữ cuối ở câu thơ thứ hai trong
bài thơ:
- - Dù chỉ ăn cháo bẹ, rau măng rất khổ nhưng tinh thần vẫn sẵn sàng
- - Lương thực, thực phẩm luôn đầy đủ, đầy đủ tới dư thừa, “cháo bẹ, rau
măng” luôn sẵn có
1,0
0,5 0,5
Câu 3
* HS dựa vào bài thơ vừa chép, hoàn thành một đoạn văn khoảng 10
câu để làm rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ
trong cuộc sống cách mạng buổi đầu đầy gian khổ, trong đó có sử dụng
một câu ghép và một câu cảm thán (gạch dưới câu ghép và câu cảm
thán)
- - Hình thức:
+ Đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo tính liên kết, mạch lạc, đúng ngữ
pháp, chính tả
+ Có sử dụng một câu ghép (gạch dưới)
+ Có sử dụng một câu cảm thán (gạch dưới)
- Nội dung: Khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có lí lẽ, dẫn
chứng để làm rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ
trong cuộc sống cách mạng buổi đầu đầy gian khổ
+ Hoàn cảnh sống của Bác Hồ ở Pác Bó hết sức gian khổ (ngủ trong
hang tối, ăn uống thiếu thốn, bàn làm việc chỉ là tảng đá chông
1,0 0,5
0,25 0,25 2,0
1,0
Trang 3+ Bác luôn ung dung, lạc quan (giọng thơ khẩu khí, nói cho vui, coi
cuộc đời cách mạng là “sang”…)
1,0
Phần II (5,0 điểm)
Câu 1
- Những câu văn trên được rút ra từ tác phẩm: Hịch tưởng sĩ
- Của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
- Trần Quốc Tuấn là một vị tướng tài nhà Trần, có công đánh tan giắc
Nguyên, được coi là vị Thành trong Tứ bất tử của người Việt - một
người văn võ song toàn
1,0 0,25 0,25 0,5
Câu 2
* HS đảm bảo các yêu cầu sau :
- - Hình thức: Đúng hình thức của một bài văn, diễn đạt không có sai sót
nghiêm trọng
- - Nội dung: Tuy không yêu cầu rõ trong đề nhưng đặt trong mối quan
hệ với cả hệ thống câu hỏi, học sinh phải nếu được các ý sau:
+ Suy nghĩ về tình cảm của Trần Quốc Tuấn đối với đất nước trong
hoàn cảnh đang đối mặt với giặc ngoại xâm
+ Suy nghĩ về trách nhiệm trong tương lai với tư cách là chủ nhân, mặc
dù đang sống trong hòa bình, nhưng những vẫn đề về toàn vẹn lãnh
thổ, biển đảo vẫn là quan tâm của tất thảy người Việt Nam có trách
nhiệm với Tổ quốc
3,0 1,0 2,0 1,0 1,0