Do vậy, bài báo cáo này sẽ trình bày các vấn đề liên quan đến công tác an toàn bức xạ trong chẩn đoán hình ảnh và hình ảnh học can thiệp bao gồm: các khái niệm và quy định mới về an toàn
Trang 1AN TOÀN BỨC XẠ TRONG CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH VÀ
HÌNH ẢNH HỌC CAN THIỆP
Nguyễn Tấn Châu 1,2 , Nguyễn Xuân Cảnh 2
1 Đơn vị An toàn Vệ sinh Lao động – Bức xạ, Bệnh viện Chợ Rẫy 2
Khoa Y học Hạt nhân, Đơn vị PET/CT và Cyclotron, Bệnh viện Chợ Rẫy
TÓM TẮT
Ngày nay bức xạ tia X được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các cơ sở y tế trong chẩn đoán phát hiện và điều trị nhiều loại bệnh lý, góp phần nâng cao sức khoẻ nhân dân Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mang lại cho bệnh nhân thì việc tiếp xúc thường xuyên trực tiếp với tia bức xạ cũng có thể gây ra những tổn thương nhất định cho nhân viên y tế Do vậy, bài báo cáo này sẽ trình bày các vấn đề liên quan đến công tác an toàn bức xạ trong chẩn đoán hình ảnh và hình ảnh học can thiệp bao gồm: các khái niệm và quy định mới về an toàn bức xạ, cảnh báo về nguy cơ bệnh bức xạ thường gặp và các biện pháp giảm thiểu liều bức xạ cho nhân viên y tế để ngăn ngừa sự xuất hiện của hiệu ứng tất định và hạn chế sự xuất hiện của hiệu ứng ngẫu nhiên do tia bức xạ gây ra đến mức có thể chấp nhận được
Từ khoá: An toàn bức xạ trong y tế, hiệu ứng tất định, hiệu ứng ngẫu nhiên
Tác giả chịu trách nhiệm: KS Nguyễn Tấn Châu Đơn vị An toàn Vệ sinh Lao động – Bức
xạ, Bệnh viện Chợ Rẫy
Thông tin liên hệ: Email: ntanchau@live.com ; SĐT: 0903.615.719
Trang 2I Đặt vấn đề
Ngày nay các thiết bị bức xạ tia X như: máy X_quang thường qui, thiết bị soi, chụp can thiệp C-Arm, DSA, máy chụp cắt lớp CT đang được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các cơ sở y tế mang lại những lợi ích thiết thực trong việc chẩn đoán, xử lý can thiệp điều trị nhiều loại bệnh lý Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mang lại cho bệnh nhân thì việc tiếp xúc thường xuyên trực tiếp với tia bức xạ cũng có thể gây ra những tổn thương nhất định cho nhân viên y tế Do vậy, bài báo cáo này sẽ trình bày các vấn đề liên quan đến công tác an toàn bức xạ trong chẩn đoán hình ảnh (CĐHA) và hình ảnh học can thiệp (HACT) bao gồm: các khái niệm và quy định mới về an toàn bức xạ, cảnh báo về nguy cơ bệnh bức xạ thường gặp và các biện pháp giảm thiểu liều bức xạ cho nhân viên y tế để ngăn ngừa sự xuất hiện của hiệu ứng tất định và hạn chế sự xuất hiện của hiệu ứng ngẫu nhiên do tia bức xạ gây ra đến mức có thể chấp nhận được
II Thuật ngữ thường gặp trong an toàn bức xạ (ATBX)
Bức xạ (Radiation)
Bức xạ (Tia X, Gamma, Alpha, Beta, ) là một dạng năng lượng, không màu, không mùi, không vị và không thể nhìn thấy bằng mắt thường
Bức xạ là một loại sóng điện từ được phân loại theo năng lượng (tần số) mà nó mang Bức xạ tần số thấp còn gọi là bức xạ không ion hóa do không có đủ năng lượng để ion hóa môi trường mà nó tương tác Bức xạ ion hóa (BXIOH) là bức xạ
có đủ năng lượng cắt đứt các liên kết hóa học, đánh bật các điện tử ra khỏi các nguyên tử môi trường, tạo ra các ion và điện tử tự do BXIOH đi qua môi trường vật chất, làm cho môi trường đó bị ion hóa trực tiếp hoặc gián tiếp và làm thay đổi cấu trúc của các đối tượng vật chất trong môi trường đó, có thể gây đột biến (thay đổi) trong DNA phân tử, gây tổn thương trên tế bào…
Chúng chỉ phát hiện được thông qua các thiết bị điện tử chuyên dụng gọi là đầu dò hay detector Trong CĐHA và HACT loại bức xạ sử dụng là tia X
Tia X-Bức xạ hãm (Bremsstrahlung X-ray)
Bản chất của chùm tia X trong CĐHA và HACT là bức xạ hãm, là kết quả của quá trình tương tác Coulumb giữa electron tới (phát ra từ cathode) với hạt nhân của vật liệu làm bia (Anode) Trong tương tác này chùm electron tới đang di chuyển với tốc độ cao (mang điện tích âm) khi vào trường hạt nhân của vật liệu bia (điện tích dương) thì chúng sẽ bị lực Coulumb của hạt nhân tác động làm thay đổi quỹ đạo (và vận tốc), làm cho chúng mất một phần động năng dưới dạng bức xạ và bức xạ này được gọi là bức xạ hãm
Liều hấp thụ
Liều hấp thụ là một đại lượng dùng để biểu diễn phần năng lượng đã để lại
trong môi trường vật chất của tia bức xạ, ký hiệu là D
Liều hấp thụ là một đại lượng vật lý biểu thị cho năng lượng của tia bức xạ truyền cho môi trường vật chất mà nó tương tác, thông qua công thức:
Trang 3D = dE/dm Trong đó:
+ D: Liều hấp thụ
+ dE: Năng lượng trung bình do bức xạ ion hóa truyền cho một khối vật chất + dm: Khối lượng của khối vật chất đó
Đơn vị của liều hấp thụ là J/kg Đơn vị thường dùng là Gy 1J/kg = 1Gy Đơn vị cổ điển của liều hấp thụ gọi là Rad và đơn vị quốc tế là Gray (Gy)
Các bác sĩ thường dùng đơn vị Gy
Ý nghĩa của liều hấp thụ
Là liều cần phải đưa vào để tiêu diệt khối u trong điều trị xạ trị hoặc điều trị bằng thuốc phóng xạ trong YHHN Đồng thời cũng là liều giới hạn để bảo đảm cho các cơ quan lành không bị biến chứng, còn chức năng sinh lý bình thường Trong ATBX liều hấp thụ cũng được dùng như liều giới hạn cho một cơ quan/tổ chức mô nào đó để không xảy ra các bệnh về bức xạ
Ví dụ: Trước đây, ICRP đưa ra giới hạn liều hấp thụ cho thuỷ tinh thể của mắt là 2
Gy nhằm hạn chế nguy cơ bệnh đục thuỷ tinh thể cho nhân viên bức xạ Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh đục thuỷ tinh thể của mắt (caratact) có thể xảy ra ở mức liều thấp hơn, do đó ICRP-18 năm 2012 đã đưa ra ngường liều hấp thụ mới cho thuỷ tinh thể của mắt là 0,5 Gy [4,9]
Liều tương đương
Liều tương đương là đại lượng dùng để đánh giá liều bức xạ trong một tổ chức mô hoặc cơ quan của cơ thể người, ký hiệu là H và được xác định qua biểu thức sau:
H T, R = D T, R W R
Trong đó: DT, R là liều hấp thụ do bức xạ R gây ra cho cơ quan hoặc tổ chức mô T;
WR là trọng số bức xạ của bức xạ loại R Với mỗi tia bức xạ sẽ có một trọng số mô khác nhau như cho trong bảng 1 Tia X trong CĐHA và HACT có WR = 1
Đơn vị quốc tế là Sv (Sievert), đơn vị cổ điển là Rem
Bảng 1: Cập nhật trọng số bức xạ của một số loại tia bức xạ theo ICRP và QCVN 29/2016/BYT [2,9]
ICRP-103 (2007)
W R theo QCVN: 29/2016/BYT
Các hạt alpha, các mảnh phân hạch và các
ion nặng
ICRP: Uỷ ban quốc tế về bảo bệ bức xạ (International Commission on Radiological
Trang 4Protection)
Ý nghĩa của Liều tương đương
Trong ATBX, liều tương đương là đại lượng dùng để đánh giá giới hạn liều của các
cơ quan, tổ chức mô trong cơ thể để ngăn ngừa nguy cơ hiệu ứng tất định có thể xảy ra với cơ quan hay tổ chức mô đó
Ví dụ: Giới hạn liều tương đương của thủy tinh thể mắt là 20 mSv/năm
Liều hiệu dụng
Là đại lượng để đánh giá độ nhạy đối với tia bức xạ của các cơ quan, tổ chức mô Mỗi cơ quan trong cơ thể sẽ có một độ nhạy xạ khác nhau gọi là trọng số mô, ký hiệu là E
- Liều hiệu dụng của một cơ quan riêng lẻ, ET = HT WT
- Liều hiệu dụng toàn thân, E = T HT WT
Trong đó, WT là trọng số mô của cơ quan T (mô/cơ quan) Giá trị WT của từng cơ quan được liệt kê trong bảng 2
Đơn vị quốc tế là Sv (Sievert), đơn vị cổ điển là Rem
Bảng 2: Các mô, cơ quan và trọng số mô theo ICRP và QCVN 29/2016/BYT [2,9]
(1990)
ICRP 103 (2007)
QCVN 29/2016/BYT
Tủy xương (tủy đỏ), đại tràng, phổi, dà
Bàng quang, thực quản, gan, tuyến giáp 0,05 0,04 0,04
Da, bề mặt xương, tuyến nước bọt, não 0,01 0,01 0,01
Ghi chú: Các mô còn lại bao gồm tuyến thượng thận, vùng ngoài ngực, túi mật, tim, thận, hạch bạch huyết, cơ, màng nhầy miệng, lá lách, ruột non, tụy, tuyến ức, tuyến tiền liệt (đối với nam), tử cung (đối với nữ)
Ý nghĩa Liều hiệu dụng
Trong ATBX, liều hiệu dụng là đại lượng dùng để đánh giá mức độ nguy cơ của hiệu ứng ngẫu nhiên cho tất cả các đối tượng có tiếp xúc với bức xạ
Tương đương Liều cá nhân
Là liều tương đương trong mô mềm xác định dưới bề mặt cơ thể ở độ sâu d Ký hiệu Hp(d) Trong an toàn bức xạ:
- Liều Hp(10) là tương đương liều cá nhân ở độ sâu 10 mm dưới da, tượng trưng cho liều hiệu dụng toàn thân
Trang 5- Liều Hp(3) là tương đương liều cá nhân ở độ sâu 3 mm, đại diện cho liều tương đương đối với mắt
- Liều Hp(0,07) là tương đương liều cá nhân ở độ sâu 0,07 mm, đại diện cho liều tương đương đối với da
Các đại lượng và đơn vị đo liều bức xạ
Các đại lượng và đơn vị đo liều bức xạ trong ATBX được cho trong bảng 2
Bảng 2: Các đại lượng và đơn vị đo liều bức xạ
Đơn vị cổ điển Đơn vị quốc tế Chuyển đổi
Suất liều hiệu dụng mrem/giờ Sv/giờ 1 mrem/giờ ~ 10 Sv/giờ
rem/giờ mSv/giờ 1 rem/giờ ~ 10 mSv/giờ
Nhân viên bức xạ, là nhân viên làm việc thường xuyên trong môi trường bức xạ
thuộc khu vực kiểm soát, và khu vực giới hạn
Khu vực kiểm soát, là khu vực có mức liều bức xạ tiềm năng ≥ 6 mSv/năm
Khu vực giám sát, là khu vực có mức liều bức xạ tiềm năng ≥ 1 mSv/năm và < 6
mSv/năm
Giới hạn liều, là giá trị không được phép vượt quá của liều hiệu dụng hoặc liều
tương đương đối với cá nhân do bị chiếu xạ từ các công việc bức xạ được kiểm soát
Hiệu ứng tất định (Deterministic effect)
- Là hiệu ứng mà nếu một bộ phận nào đó của cơ thể nhận đủ một ngưỡng liều bức xạ thì chắc chắn sẽ xảy ra các bệnh về phóng xạ (vd: tổn thương da, bệnh lý về tim, bệnh lý về mắt, )
- Hiệu ứng tất định xảy ra khi một số lượng lớn tế bào bị bị chiếu xạ với suất liều cao trong một thời gian nhất định (hàng tháng hoặc vài năm)
- Hiệu ứng tất định có liều ngưỡng và mức độ nghiêm trọng tăng dần theo liều
bị chiếu xạ Hiệu ứng tất định còn được gọi là phản ứng của mô (tissue reaction)
- Hiệu ứng tất định thường gặp đối với nhân viên bức xạ đặc biệt trong lĩnh vực HACT là tổn thương da, bệnh lý tim mạch, bệnh lý đục thuỷ tinh thể Theo ICRP, nguy cơ bệnh lý tim mạch và mắt xảy ra ở ngưỡng liều hấp thụ
> 0,5 Gy [4] Giá trị ngưỡng liều bức xạ gây ra hiệu ứng tất định của một số
cơ quan tổ chức mô được cho trong bảng 3
Bảng 3: Ngưỡng liều gây ra hiệu ứng tất định của một số tổ chức với xác suất 1% [7]
Mô/Cơ quan Hậu quả Thời gian phát triển Ngưỡng liều (Gy)
Trang 6Vô sinh vĩnh viễn 3 tuần ~ 6 Gy
Rụng lông tạm thời 2-3 tuần ~ 4 Gy Buồng trứng Vô sinh vĩnh viễn < 1 tuần ~ 3 Gy
Tim Bệnh lý về tim mạch > 10-15 năm ~ 0,5 Gy
Hiệu ứng ngẫu nhiên
- Là hiệu ứng gây ra các bệnh lý bức xạ ngẫu nhiên như ung thư hay di truyền Hiệu ứng này xảy ra một cách xác suất và không dự báo được
- Hiệu ứng ngẫu nhiên không có ngưỡng liều và bất kỳ liều chiếu nào lên cơ thể con người cũng có thể gây ra những tổn thương nhất định Ở mức liều thấp, dưới 100 mSv theo mô hình ngưỡng liều phi tuyến tính cho thấy có sự liên quan giữa nguy cơ ung thư, bệnh lý di truyền và mức liều bức hấp thụ của tổ chức mô, cơ quan Tuy nhiên mối tương quan này vẫn chưa được biết được một cách chính xác [4]
- Ở trẻ em do mức độ nhạy xạ của tế bào cao hơn 2-3 lần so với người trưởng thanh do đó nguy cơ hiệu ứng ngẫu nhiên thường cao hơn
- Sự khác biệt giữa hiệu ứng tất định và ngẫu nhiên được tóm lượt trong bảng
4
Bảng 4: Tóm lượt các đặc điểm chính của hiệu ứng tất định và ngẫu nhiên
Hiệu ứng tất định (phản ứng của mô) Hiệu ứng ngẫu nhiên (hiệu ứng xác suất)
- Bệnh lý bức xạ trên từng cơ quan
riêng lẻ như da, mắt, tim,…
- Có giới hạn bởi ngưỡng liều
- Thường xảy ra ở nhân viên bức xạ,
bệnh nhân bị chiếu xạ trong thời
gian ngắn, liều cao
- Nguyên tắc an toàn: ngăn ngừa
nguy cơ
- Ung thư, bệnh lý di truyền
- Không có ngưỡng liều, không có liều
an toàn
- Xảy ra ở mọi đối tượng
- Nguyên tắc an toàn: hạn chế/giảm thiểu nguy cơ đến mức có thể chấp nhận được
III Các quy định của pháp luật về An toàn bức xạ
Giới hạn liều nghề nghiệp
Theo thông tư 29/2016/BYT, quy chuẩn Việt Nam QCVN 29:2016/BYT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bức xạ ion hóa – Giới hạn liều tiếp xúc bức xạ ion hóa tại nơi làm việc” quy định về giá trị giới hạn liều tiếp xúc tối đa cho phép trong một năm đối với chiếu xạ ion hóa nghề nghiệp và công chúng là như sau (bảng 5):
Bảng 5: Giá trị giới hạn liều tiếp xúc tối đa cho phép trong một năm (đơn vị tính bằng
mSv/năm) [2]
Loại liều lượng và đối tượng
áp dụng
Nhân viên bức xạ
Người học việc, học nghề, sinh viên từ 16-18 tuổi Công chúng
Trang 7Liều hiệu dụng toàn thân 20 6 1
Liều tương đương đối với
Liều tương đương đối với
*Quy định trước đây đối với nhân viên bức xạ là 150 mSv/năm [4]
Các mức liều giới hạn trên được diễn giải như sau:
- Liều hiệu dụng toàn thân đối với nhân viên bức xạ là 20 mSv trong một năm được lấy trung bình trong 5 năm làm việc liên tục Trong một năm riêng lẻ
có thể lên tới 50 mSv, nhưng phải đảm bảo liều trung bình trong 5 năm đó không quá 20 mSv/năm
- Liều tương đương đối với thủy tinh thể của mắt nhân viên bức xạ là 20 mSv trong một năm được lấy trung bình trong 5 năm làm việc liên tục Trong một năm riêng lẻ có thể lên tới 50 mSv, nhưng phải đảm bảo liều trung bình trong
5 năm đó không quá 20 mSv/năm
- Giới hạn liều tương đương đối với da là giá trị dược lấy trung bình trên 1 cm2 của vùng da bị chiếu xạ nhiều nhất
Giới hạn suất liều tương đương khi thiết kế; thanh tra, kiểm tra phòng làm việc liên quan đến chiếu xạ ion hóa
Theo thông tư 29/2016/BYT, quy chuẩn Việt Nam QCVN 29:2016/BYT, giá trị giới hạn cho phép suất liều tương đương cho phòng đặt thiết bị phát bức xạ quy định như sau (bảng 6):
Bảng 6: Giá trị giới hạn suất liều tương đương cho phòng đặt thiết bị phát bức xạ [2]
Vị trí Suất liều tương đương (µSv/giờ) Trong phòng điều khiển hoặc nơi đặt tủ
điều khiển của các thiết bị phát bức xạ 10,0
Các vị trí ngoài phòng đặt thiết bị (nơi
công cộng, đi lại, người ngồi chờ, các
phòng làm việc lân cận)
0,5
Quy định về đảm bảo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ
Theo Thông tư 19/2012/YY-BKHCN, quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng, điều 11 quy định như sau:
- Nhân viên sử dụng thiết bị X-quang để soi chiếu chẩn đoán phải được trang
bị tạp dề cao su chì, tấm cao su chì che tuyến giáp, kính chì
- Nhân viên vận hành thiết bị X-quang can thiệp, bác sĩ và kỹ thuật viên tham gia thực hiện các thủ thuật X-quang can thiệp phải được trang bị tạp dề cao
su chì, tấm cao su chì che tuyến giáp, găng tay cao su chì, kính chì thích hợp
Quy định về kích thước phòng đặt thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế
Trang 8Theo thông tư 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT, quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế, quy định kích thước phòng đặt thiết bị bức xạ là như sau (bảng 7):
Bảng 7: Quy định kích thước phòng đặt thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế [3]
tối thiểu (m2)
Kích thước tối thiểu một chiều (m)
1 Phòng đặt thiết bị X-quang chụp vú 12 3,5
2 Phòng đặt thiết bị chiếu, chụp X-quang
3 Phòng đặt thiết bị X-quang chụp răng
4 Phòng chụp X-quang tổng hợp có bàn
5 Phòng chụp X-quang tổng hợp có bàn
6 Phòng đặt thiết bị chụp cắt lớp vi tính
7 Phòng chụp X-quang có bơm thuốc cản
IV Nguyên tắc và biện pháp đảm bảo an toàn bức xạ cho nhân viên trong CĐHA, HACT
Nguyên tắc để bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế là “Thực hiện các biện pháp phù
hợp để NGĂN NGỪA nguy cơ hiệu ứng tất định và GIẢM THIỂU nguy cơ hiệu ứng ngẫu nhiên đến mức có thể chấp nhận được”
Biện pháp an toàn đối với thiết bị chụp X-quang qui ước, CT scanner
Vấn đề an toàn bức xạ cho nhân viên vận hành các thiết bị trên thường không có yêu cầu đặc biệt nếu cơ sở y tế tuân thủ đúng các quy định về kích thước phòng, có tính toán che chắn chì cho phòng đặt máy, kính chì đúng tiêu chuẩn
Kết quả khảo sát tại BVCR cho thấy suất liều tại khu vực điều khiển có giá trị rất thấp dao động từ 0,2 đến 1 µSv/giờ, rất an toàn so với quy định cho phép theo TT 29/2016/BYT là 10 µSv/giờ
Biện pháp an toàn đối với thiết bị chụp X-quang can thiệp (DSA, C-arm)
Nhân viên làm việc với các thiết bị này phải tiếp xúc trực tiếp với bức xạ với suất liều bức xạ rất cao, có thể > 1000 µSv/giờ (hình 1) Do vậy các biện pháp để giảm thiểu liều bức xạ cần phải được thực thi để hạn chế nguy cơ bệnh tật do bức xạ, bao gồm các biện pháp chủ yếu sau:
- Giảm thiểu liều chiếu xạ cho bệnh nhân
- Thời gian
- Khoảng cách
- Che chắn
Giảm thiểu liều chiếu xạ cho bệnh nhân, áp dụng các biện pháp tối ưu hoá liều
lượng cho bệnh nhân (bảng 8) sẽ góp phần làm giảm liều bức xạ cho nhân viên y tế
Trang 9Bảng 8: Một số giải pháp kỹ thuật giúp làm giảm liều chiếu xạ cho bệnh nhân trong các
thủ thuật HACT [4,8]
STT Một số giải pháp kỹ thuật cơ bản giúp làm giảm liều cho bệnh nhân
1 Thời gian phát tia càng ít càng tốt
2 Cài đặt giá trị mA thấp nhất có thể và kVp càng cao càng tốt
3 Giảm tối thiểu số khung hình và số lần ở chế độ chụp
4 Thu gọn kích thước chùm tia
5 Giữ đầu bóng càng ra xa bệnh nhân càng tốt và bộ thu nhận hình ảnh càng gần bệnh nhân càng tốt
Thời gian, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm giảm suất liều bức
xạ Khi tiến hành các thủ thuật HACT cần phải kiểm soát thời gian phát tia ở cả hai chế độ soi và chụp Bên cạnh đó chuyên môn tay nghề của nhân viên y tế cũng đóng góp quan trọng vào việc giảm suất liều bức xạ Một nhân viên y tế có kinh nghiệm, chuyên môn giỏi sẽ nhận liều bức xạ ít hơn so với đồng nghiệp do rút ngắn được thời gian phát tia trong khi tiến hành làm các thủ thuật can thiệp Bảng 9 là giá trị tính toán ước lượng của tác giả về số ca và thời gian phát tia trong một ca thủ thuật can thiệp để đạt đến ngưỡng liều giới hạn cho phép dựa trên suất liều đo được trực tiếp trong phòng DSA
Bảng 9: Mối liên hệ giữa thời gian phát tia và giới hạn liều hấp thụ và liều tương đương
cho thủy tinh thể của mắt khi suất liều cực đại đo trong phòng DSA là 1500 µSv/giờ ~
25 µSv/phút
Tổng thời gian
phát tia dự kiến
của một ca
thủ thuật can
thiệp (phút)
Liều hiệu dụng tích lũy trên một
ca thủ thuật (mSv)
Số ca thủ thuật để đạt giới hạn liều thấp thụ 0,5 Gy cho TTT của mắt*
(Số ca)
Số ca thủ thuật để đạt giới hạn liều tương đương 20mSv cho TTT của mắt trong một năm** (Số ca)
* Theo ICRP-118, ngưỡng liều giới hạn (LGH) đối với thủy tinh thể (TTT) của mắt là 0,5 Gy để ngăn ngừa nguy cơ đục thuỷ tinh thể cho nhân viên bức xạ
** Liều tương đương đối với thủy tinh thể của mắt trong một năm
Trang 10Khoảng cách, là một công cụ hữu hiệu để làm giảm liều bức xạ cho nhân viên y tế
vì liều bức xạ sẽ suy giảm theo tỷ lệ nghịch bình phương khoảng cách Liều bức xạ cho nhân viên y tế có thể giảm bằng cách bố trí vị trí đầu bóng, chọn vị trí đứng hợp
lý Theo khuyến cáo của ICRP-85 [8], vị trí đứng của nhân viên y tế khi tiến hành các thủ thuật can thiệp nên là như sau:
- Nếu chùm tia nằm ngang, nhân viên vận hành nên đứng về phía bộ thu nhận hình ảnh (tức đứng xa đầu bóng phát tia)
- Nếu chùm tia hướng thẳng đứng, thì quay đầu bóng phát tia nằm phía dưới bàn bệnh nhân (tức làm cho đầu bóng phát tia ra xa nhân viên)
Hình 1: Đường phân bố suất liều, đơn vị tính mSv/giờ tại các khoảng cách 1,0 m, 1,5 m
và 2,0 m trong phòng X-quang can thiệp ở chế độ suất liều cao [8]
Che chắn
Che chắn là biện pháp kỹ thuật chính để giảm liều tia bức xạ trong CĐHA, đặc biệt
là trong HACT Với các thiết bị như X-quang thường quy, CT scanner thì biện pháp che chắn chính là thực hiện các giải pháp kỹ thuật trong xây dựng phòng đặt thiết bị như xây tường bê tông hoặc ốp chì cho các bức tường xung quanh với bề dày chì từ 2-3 mm và kính che chắn có độ dày tương đương chì phù hợp theo TCVN 6561:1999 (bảng 10) thì khi đó suất liều tại khu vực điều khiển của nhân viên y tế luôn nằm trong giới hạn cho phép và đảm bảo an toàn
Bảng 10: Độ dày kính che chắn tương đương chì ứng với các mức cao thế kV của
đầu bóng tia X [4]