Mở rộng quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước sở tại 83 Chương 3: MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT HUY TIỀM NĂNG, THẾ MẠNH CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜIVIỆT NAM Ở NƯỚC
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tê
Người hướng dẫn khoa học: TS NGÔ TẤT TỐ
Trang 3MỤC LỤC
TrangDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
1 Tính cấp thiết của đề tài 5
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 11
6 Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn 12
7 Cấu trúc của luận văn 12
Chương 1: KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CHÍNHSÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT
1.1 Quá trình hình thành và phát triển cộng đồng người Việt Nam
1.1.2 Sự phân bố khu vực định cư và những đặc điểm cơ bản
của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay 23
1.1.2.2.Đặc điểm cơ bản của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài 30
1.2 Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài 33
1.2.1 Chính sách trước thời kỳ đổi mới 33
1.2.2 Chính sách thời kỳ đổi mới 37
Trang 4Chương 2: NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM
Ở NƯỚC NGOÀI VÀO CÔNG CUỘC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC TRONG
2.1 Tiềm lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước người 452.1.1 Về tiềm lực kinh tế và đội ngũ doanh nhân 452.1.2 Đội ngũ trí thức cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài 492.2 Sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
trong công cuộc phát triển đất nước thời kỳ đổi mới 532.2.1 Lĩnh vực kinh tế 54
2.21.1 Đầu tư, hợp tác kinh doanh và gửi kiều hối về nước 54
2.2.2 Lĩnh vực chuyển giao khoa học công nghệ và giáo dục
2.2.3 Lĩnh vực văn hoá 78
2.2.3.2 Quảng bá đất nước, con người, văn hóa Việt Nam với thế giới 80
2.2.4 Lĩnh vực chính trị 83
2.2.4.1 Mở rộng quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước sở tại 83
Chương 3: MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP
ĐỂ PHÁT HUY TIỀM NĂNG, THẾ MẠNH CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜIVIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI ĐÓNG GÓP VÀO SỰ NGHIỆP PHÁTTRIỂN ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI GIAN TỚI 883.1 Đánh giá về vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước trong thời gian qua 88
Trang 53.2 Một số kinh nghiệm của Việt Nam trong việc phát huy vai trò của cộng đồng NVNONN trong công cuộc phát triển đất nước 93
3.2.1 Xây dựng chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước 93
3.2.2 Công tác thông tin, tuyên truyền đến với cộngđồng người
3.2.3 Thực hiện kịp thời chính sách khen thưởng cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài 95
3.3 Đề xuất những giải pháp phát huy vai trò của cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước trong thời gian tới
96
3.3.1 Nhóm giải pháp thứ nhất: Xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng
và pháp luật Nhà nước đối với cộng đồng NVNONN phù hợp với sự nghiệp đổi mới Việc thực hiện các công tác liên quan
đến cộng đồng NVNONN kịp thời đáp ứng những tâm tư, nguyện 96
vọng của kiều bào.
3.3.2 Nhóm giải pháp thứ hai: Về phát huy vai trò của đội ngũ
doanh nhân cộng đồng NVNONN trong công cuộc xây dựng đất nước 99
3.3.3 Nhóm giải pháp thứ ba: Về thu hút trí thức cộng đồng NVNONN trong công
cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ hiện nay 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
AC Chương trình con lai
(American Children - AC)
CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNTT Công nghệ thông tin
CNXH Chủ nghĩa xã hội
CPA Kế hoạch hành động toàn diện
(Comprehensive Plan of Action - CPA) GS Giáo sư
HO Chương trình tái định cư nhân đạo
(Humanitanan Operation - HO)
NVNĐCONN Người Việt Nam định cư ở nước ngoài
NVNONN Người Việt Nam ở nước ngoài
ODP Chương trình ra đi có trật tự
(Orderly Departure Program - ODP)PGS Phó Giáo sư
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) hiện có gần 4
Trang 7triệu người, sống tại khoảng gần 100 nước và vùng lãnh thổ có trình độ pháttriển, văn hoá, chế độ chính trị xã hội khác nhau, trong đó 4/5 định cư ở tại cácnước công nghiệp phát triển như Mỹ, Canada, Nhật Bản, các nước Tây BắcÂu cộng đồng NVNONN có tiềm lực to lớn về tri thức và kinh tế: hơn300.000 trí thức với trình độ đại học, chuyên gia kỹ thuật, ngày càng có nhiềungười thành đạt trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội sởtại, không ít người giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy chính quyền nước
sở tại, các tổ chức quốc tế, tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, viện nghiên cứu,trường đại học; hàng chục vạn doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước sởtại (riêng ở Mỹ có hơn 170.000 doanh nghiệp)
Trong đời sống hội nhập với nước sở tại, cộng đồng NVNONN luônnêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, luôn gắn bóvới Tổ quốc Việt Nam Với truyền thống yêu quê hương, luôn hướng về cộinguồn, cộng đồng NVNONN đã và đang có những đóng góp đáng kể chocông cuộc xây dựng và phát triển của đất nước thời kỳ CNH-HĐH, đồng thờigóp phần tạo dựng cầu nối mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa ViệtNam với các nước trên thế giới Nhiều doanh nghiệp, cá nhân kiều bào đã tíchcực tham gia đầu tư và hợp tác kinh doanh ở trong nước, hỗ trợ các tổ chức vàdoanh nghiệp trong nước tìm kiếm và mở rộng quan hệ đối tác với bên ngoài.Tính đến quý 3 năm 2010, các doanh nghiệp của Kiều bào “đã có trên 3.228doanh nghiệp của kiều bào đang kinh doanh ở trong nước với tổng vốnkhoảng 5,7 tỉ Mỹ”[86] Về kiều hối chính thức hàng năm của bà con Việt Kiềugửi về cho thân nhân trong nước hàng năm tăng không ngừng Bên cạnhnhững hoạt động kinh tế, nhiều kiều bào đã thể hiện tấm lòng tương thân,tương ái của dân tộc, hỗ trợ đồng bào trong nước qua các hoạt động từ thiện,nhân đạo, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, nạn nhân chất độc dioxin, ủng hộ quỹ
vì người nghèo, giúp xây dựng trường học, trạm xá, cầu đường cho bà convùng sâu vùng xa
Trang 8Những đóng góp của cộng đồng NVNONN được Nhà nước đánh giácao và hết sức trân trọng, vì đó không chỉ là nguồn lực quý báu góp phần vào
sự nghiệp xây dựng đất nước mà còn biểu hiện tình cảm của của những ngườicon xa quê hướng về cội nguồn dân tộc Việt Nam “Đảng và Nhà nước ViệtNam luôn coi trọng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phậnkhông thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam” [83, tr.44], Nhà nướcViệt Nam đã khẳng định công tác NVNONN là nhiệm vụ của toàn bộ hệthống chính trị và là bộ phận cấu thành hết sức quan trọng của chính sách đạiđoàn kết dân tộc Một số chính sách liên quan đến lợi ích thiết thân của kiềubào như quốc tịch, miễn thị thực, cư trú, hồi hương, kiều hối, quyền mua và sởhữu nhà ở trong nước, ưu đãi đầu tư, kinh doanh đã được ban hành và thựchiện hiệu quả, đáp ứng tâm tư và nguyện vọng chính đáng của kiều bào
Hơn 20 năm thực hiện đường lối Đổi mới, Việt Nam đã hội nhập quốc
tế sâu rộng, thế và lực của Việt Nam đã được nâng lên một tầm cao mới Đấtnước không ngừng tăng cường sức mạnh tổng hợp để hướng tới mục tiêu đến
2020 Việt Nam trở thành nước công nghiệp Trong thời gian qua đã có nhữngđóng góp không nhỏ vào những thành tựu chung của dân tộc, nhưng so vớitiềm lực về kinh tế, trí thức, khoa học - công nghệ của cộng đồng NVNONNthì còn rất hạn chế Do vậy, việc tìm hiểu, đánh giá vai trò của cộng đồngNVNONN trong sự nghiệp xây dựng đất nước và cần những giải pháp gì đểphát huy tiềm năng hiện có của cộng đồng kiều bào đối với sự nghiệp xây
dựng đất nước trong thời gian tới Đây là lý do tôi chọn Đề tài “ Vai trò của
cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới" cho Luận văn tốt nghiệp của mình.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhìn chung chưa có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về cộng đồngNVNONN, nhất là nghiên cứu về vai trò của cộng đồng NVNONN trong sựnghiệp phát triển đất nước, chủ yếu là các tác giả đề cập trên một số công
Trang 9trình khoa học, bài viết ở một giai đoạn nhất định hoặc một vấn đề cụ thể Tácgiả luận văn xin đề cập đến một số đề tài, công trình khoa học tiêu biểu viết về
cộng đồng NVNONN sau: về sách:
- Tác giả Trần Trọng Đăng Đàn: Người Việt Nam ở nước ngoài, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 Qua 12 chương sách, 662 trang,tác giả đề cập đến nhiều vấn đề: Từ việc xác định phạm vi đối tượng nghiêncứu đến các mặt, lĩnh vực khác nhau trong đời sống của người Việt Nam ởnước ngoài như đời sống văn hóa, văn nghệ của NVNONN, vấn đề pháp lýkiều dân và NVNONN, người Việt Nam ở khu vực Liên Xô cũ và Đông Âu
tác giả Trần Trọng Đăng Đàn còn có công trình “Người Việt ở nước ngoài
không chỉ có Việt kiều ”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.
- Viện Nghiên cứu Đông Nam Á xuất bản: Vai trò của Cộng đồng
người Việt ở Lào trong mối quan hệ Việt Nam - Lào của Nhà xuất bản Khoa
học xã hội, Hà Nội, 2008 gồm 3 chương với 255 trang Công trình nghiên cứunày, tác giả đã dựng lại quá trình hình thành cộng đồng người Việt ở Lào,phân tích thực trạng của cộng đồng người Việt hiện nay trên các lĩnh vực kinh
tế, văn hóa, giáo dục và vai trò của cộng đồng người Việt trong hợp tác chínhtrị, kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam - Lào
- Viện Nghiên cứu Đông Nam Á: Việt kiều Thái Lan trong mối quan
hệ Thái Lan - Việt Nam” của hai tác giả Trịnh Diệu Thìn và Thanyathip
Sripana, sách do Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành tại Hà Nội năm
2006 Cuốn sách dài 421 trang, với 6 chương đề cập tới các nội dung sau: Quátrình nhập cư của cộng đồng người Việt Nam vào Vương quốc Thái Lan;Phong trào đấu tranh của Việt kiều Thái Lan giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầuthế kỷ XX; chính sách của chính phủ Thái Lan đối với cộng đồng Việt kiều;Việt kiều hồi hương trong những năm đầu 60 thế kỷ trước; lối sống hoà đồng
xã hội của Việt kiều Thái Lan
- Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao
Trang 10xuất bản công trình: “50 năm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước
ngoài (1959-2009) ”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2009.
Cuốn sách này gồm 148 trang đề cập đến lịch sử phát triển của Ủy ban Nhànước về người Việt Nam ở nước ngoài 50 năm qua; một số bài viết nhữngcảm nghĩ về Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và công tácđối với NVNONN của những nhà quản lý, nghiên cứu nhiều năm kinh nghiệmtrong công tác người Việt Nam ở nước ngoài
về đề tài khoa học:
- Đề tài nghiên cứu Khoa học cấp Bộ thực hiện năm 2003 với chủ đề
"Công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài: thực tiễn và một số cơ sở lý luận" của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao.
Công trình nghiên cứu này chủ yếu tập trung đề cập đến một số thực tiễn và
cơ sở lý luận của công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài;
- Đề tài nghiên cứu Khoa học cấp Bộ thực hiện tháng 3/2010 với chủ
đề: “Phát huy vai trò của các tổ chức đảng và đảng viên trong công tác vận
động, tập hợp, giáo dục và quản lý lưu học sinh Việt Nam du học tự túc ở ngoài nước ” của Đảng ủy ngoài nước, đề tài này đề cập đến Hệ thống chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác tập hợp, vận động,giáo dục và quản lý lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài; thực trạng và giảipháp trong công tác tập hợp, vận động, tuyên truyền và giáo dục chính trị - tưtưởng cho lưu học sinh Việt Nam du học tự túc; thực trạng và giải pháp trongcông tác quản lý lưu học sinh Việt Nam du học tự túc; vai trò của các tổ chứcĐoàn, hội thanh niên, sinh viên trong việc tập hợp, đoàn kết lưu học sinh ViệtNam du học tự túc; hoạt động của các tổ chức kinh tế - xã hội trong việc đưahọc sinh đi du học tự túc Đề tài đưa ra một số giải pháp phòng, chống việc lôikéo, tác động của các thế lực thù địch đối với lưu học sinh Việt Nam du học
tự túc
- Đề tài Luận văn Thạc sĩ “Chính sách của Việt Nam đối với người
Trang 11Việt Nam ở nước ngoài trong thời kỳ đổi mới ” của tác giả Nguyễn Bảo
Chung, bảo vệ năm 2008 tại Học viện Ngoại giao Đề tài này phân tích rõchính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với cộng đồng NVNONNtrong thời kỳ đổi mới và có những kiến nghị những chính sách cần thiết đểtiếp tục tăng cường công tác vận động NVNONN
vì vậy, việc nghiên cứu Đề tài Luận văn “Vai trò của cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới ” sẽ
đóng góp một phần thông tin tư liệu phân tích về tiềm lực của cộng đồngNVNONN, những đóng góp của kiều bào trong công cuộc xây dựng đất nướchiện nay; đánh giá về vai trò của cộng đồng kiều bào đối với sự nghiệp pháttriển đất nước trong hơn 20 năm đổi mới và đưa ra một số đề xuất những giảipháp kiến nghị để phát huy tối đa tiềm năng to lớn của kiều bào trong việcphát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Phân tích rõ tiềm lực của cộng đồng NVNONN hiện nay và nhữngđóng góp cộng đồng NVNONN vào sự nghiệp phát triển đất nước trongnhững năm qua Từ đó đánh giá vai trò của cộng đồng NVNONN đối với sựnghiệp phát triển đất nước trong thời gian qua và đề xuất những giải pháp đẩymạnh, phát huy những tiềm lực của cộng đồng NVNONN trong công cuộc
Trang 12phát triển đất nước trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích những nét cơ bản về quá trình hình thành và phát triển củacộng đồng NVNONN và những đặc điểm cơ bản của cộng đồng NVNONNhiện nay
- Những nét cơ bản về chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam vàNhà nước Việt Nam đối với cộng đồng NVNONN
- Phân tích, đánh giá vai trò của cộng đồng NVNONN trong công cuộcphát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới trên các lĩnh vực: Kinh tế; khoa học,công nghệ, giáo dục và đào tạo; chính trị; văn hóa
- Nhìn nhận lại những kinh nghiệm về việc thực hiện thu hút cộng đồngNVNONN trong công cuộc phát triển đất nước của Việt Nam Từ những kinhnghiệm trong thực tiễn để đưa ra đề xuất những giải pháp để phát huy vai tròcủa cộng đồng NVNONN trong công cuộc pháp triển đất nước trong thời giantới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài luận văn xin đề cập đến các đối tượng nghiên cứu chính làcộng đồng người Việt Nam ra nước ngoài trước năm 1990, không đề cập đốitượng là lưu học sinh, lao động xuất khẩu sau những năm 1990 đến nay,những phụ nữ lấy chồng nước ngoài những năm gần đây
- Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cộng đồng người ViệtNam ở nước ngoài và những chính sách pháp luật của Nhà nước đối với kiềubào
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian: Luận văn nghiên cứu “Vai trò của cộng đồng người
Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới”(từ 1986-2010), trong đó đặt trọng tâm nghiên cứu vai trò của cộng đồng
Trang 13NVNONN trong công cuộc xây dựng đất nước từ 2004 đến nay, đây là thờiđiểm ban hành Nghị quyết 36 NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối vớingười Việt Nam ở nước ngoài Nghị quyết đã thể hiện sự quan tâm sâu sắccủa Đảng và Nhà nước đối với công tác này và khẳng định quan điểm nhấtquán của Đảng luôn coi cộng đồng NVNONN là bộ phận không thể tách rời,một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
- Về mặt nội dung: Luận văn sẽ khái quát quá trình hình thành, phát
triển và những chính sách cơ bản của Nhà nước Việt Nam đối với cộng đồngNVNONN Phân tích những đóng góp của cộng đồng NVNONN trong côngcuộc xây dựng đất nước trên những lĩnh vực kinh tế, khoa học - công nghệ -giáo dục và đào tạo, văn hóa, chính trị Từ đó, đánh giá vai trò của cộng đồngNVNONN, thấy rõ được vai trò không nhỏ của bà con kiều bào trong côngcuộc CNH -HĐH đất nước và đưa ra những giải pháp kiến nghị để phát huyhiệu quả những tiềm năng của kiều bào đối với việc xây dựng đất nước
Đề tài Luận văn này chỉ đề cập vai trò của cộng đồng NVNONN trênlĩnh vực kinh tế, khoa học - công nghệ, văn hóa, chính trị, không đề cập đượctoàn bộ các lĩnh vực đóng góp của kiều bào trong công cuộc xây dựng đấtnước
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận của luận văn:
Các vấn đề trong luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận vàphương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh và quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
5.2 Phương pháp nghiên cứu luận văn:
- Các nguyên tắc và nhận thức luận Mác xít, cụ thể là phương phápluận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sởhình thành phương pháp nghiên cứu luận văn Tác giả sử dụng các phươngpháp nghiên cứu khoa học chủ yếu sau: Phương pháp tổng kết thực tiễn,
Trang 14phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp thống kê so sánh.
- Phương pháp phân tích tài liệu: đọc, tìm hiểu và phân tích các tài liệu
có liên quan đến tình hình quốc tế, tình hình Việt Nam sau hơn 20 năm đổimới, chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối với công tác NVNONNcủa Nhà nước Việt Nam
6 Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn
- Góp phần tổng hợp, phân tích một cách có hệ thống về quá trình hìnhthành và phát triển của cộng đồng NVNONN; những nét có bản về chính sáchcủa Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với cộng đồng NVNONN
- Trên cơ sở nghiên cứu những đóng góp của cộng đồng NVNONN đốivới sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới, đưa ra đánh giá về vaitrò của cộng đồng kiều bào trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước Từ đó rút ramột số những kinh nghiệm của Việt Nam trong về việc phát huy vai trò củakiều bào trong công cuộc phát triển đất nước và đề xuất những giải pháp pháthuy vai trò của cộng đồng NVNONN trong công cuộc xây dựng đất nước
- Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụcho công tác thực tiễn về phát huy vai trò của cộng đồng NVNONN trongcông cuộc xây dựng quê hương, đất nước Nó còn phục vụ tốt cho công tácnghiên cứu, giảng dạy, học tập về nội dung cộng đồng NVNONN
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, danh mục tài liệu thamkhảo, phụ lục; cấu trúc luận văn được chia làm 3 chương Cụ thể như sau:
Phần mở đầu: Trình bày tính cấp thiết của Đề tài; mục đích và nhiệm
vụ nghiên cứu; lịch sử nghiên cứu vấn đề; phương pháp nghiên cứu vấn đề;Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn
Chương 1: Khái quát sự hình thành, phát triển và chính sách của Nhà
nước Việt Nam về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Chương 2: Những đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước
Trang 15ngoài vào công cuộc phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Chương 3: Bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp để phát
huy tiềm năng, thế mạnh của cộng đồng NVNONN đóng góp vào sự nghiệpphát triển đất nước trong thời gian tới
Phần kết luận: Những bài học rút ra trong việc phát huy vai trò của
cộng đồng NVNONN và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vaitrò của kiều bào trong sự nghiệp phát triển đất nước trong thời gian tới
Trang 16CHƯƠNG 1KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CHÍNH SÁCH CỦANHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM
Ở NƯỚC NGOÀI
Người dân từ quốc gia này sang quốc gia khác sinh sống đã trở thành một hiện tượng phổ biến trên thế giới Các quốc gia thường gọi những người này bằng những tên khác nhau: Người Israel sống ngoài lãnh thổ thì có tên chung là dân Do Thái; người Arập sống ở ngoài khối Arậ p thì gọi là người gốc Arập; người Trung Quốc định cư ở nước ngoài thì gọi là Hoa kiều; người
Ân Độ ở nước ngoài thì gọi là Ân kiều ở Việt Nam từ trước đến nay có nhiều cách gọi về người Việt Nam ở nước ngoài ở những thời điểm lịch sử khác nhau như: “Việt kiều”, “người Việt Nam di tản”, “người Việt Nam lưu vong”,
“dân tị nạn Việt Nam”
Đến thời kỳ đổi mới ở Việt Nam cụm từ chính thức thường được gọi là
“Việt kiều”, “Kiều bào”, “người Việt Nam ở nước ngoài” hay “người Việt Nam định cư ở nước ngoài”, và cụm từ “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài” được ghi trong Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1992) và Luật Quốc tịch Việt Nam (2008) Cộng đồng NVNONN
là những người Việt Nam rời Việt Nam định cư ở nước ngoài sinh sống, học tập, công tác và chịu sự điều chỉnh pháp luật của nước ngoài Do vậy có thể định nghĩa về khái niệm "người Việt Nam ở nước ngoài" theo giải thích một cách chính thức trong Luật Quốc tịch Việt Nam, Quốc hội thông qua năm
2008, Điều 3 quy định “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân
Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài; Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài
”[52, điều 3] Đây là khái niệm
Trang 17rộng nhất, bao hàm tất cả các đối tượng người Việt Nam đang sinh sống ởnước ngoài không phụ thuộc vào yếu tố quốc tịch hay cư trú.
Trong bài Luận văn này, để rút gọn trong khi viết và đôi lúc để nhấnmạnh ý nghĩa tình cảm dân tộc, đồng bào (hơn là tính pháp lý) một số chỗ vẫn
sử dụng khái niệm "kiều bào" hoặc "Việt kiều” thay cho "người Việt Nam ởnước ngoài"
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt Nam
để tránh thiên tai, mất mùa, , người Việt đã di chuyển đến những vùng đấtthuộc Trung Quốc, Lào, Campuchia ngày nay Một trong những mốc đầu tiênđánh dấu sự hình thành cộng đồng NVNONN là “từ thế kỷ thứ XIII hoàng tử
Lý Long Tường, con trai thứ hai của vua Lý Anh Tông, đã sang Cao Ly (bánđảo Triều Tiên ngày nay) tị nạn, tránh sự tàn sát của nhà Trần vào năm 1226[83, tr.15] Có thể nói, dòng họ Lý Hoa Sơn với hơn 1.000 người là cộng đồngđầu tiên của NVNONN Trong các triều đại phong kiến Việt Nam tiếp theo,
sử sách còn ghi lại một số lần ra đi khác như trường hợp của ông Nguyễn An,
“vào thời nhà Minh xâm chiếm nước ta, một số nhà sư, thợ thuyền đã bị bắtđưa về Trung Quốc Ông Nguyễn An có thể là một trong số những người bịbắt đó Do có tài năng, ông được nhà Minh chú ý và cất nhắc vào làm quan, vì
đã có công lớn trong xây dựng mới thành Bắc kinh” [26, tr.20] Cuối nhà Lê,việc vua Lê Chiêu Thống và một số quan lại người Việt sang nương náu ởtriều đình nhà Thanh sau chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa của Vua Quang
Trang 18Trung năm 1789; những người theo Gia Long bị Tây Sơn đánh bại chạy dạtsang Thái Lan; những người theo đạo Thiên Chúa lánh nạn sang các nướcláng giềng thời nhà Nguyễn cấm đạo Một nước láng giềng tuy không thật gầnViệt Nam về địa lý, nhưng xét về mặt phát triển giao thông đường thủy, NhậtBản đã có quan hệ giao thương trên 400 năm về trước Thời gian từ năm 1573đến năm 1636 người Nhật đến Việt Nam thường xuyên hơn và đã đóng vai tròquan trọng trong các hoạt động kinh tế ở Phố Hiến (nay là thuộc tỉnh HưngYên) giai đoạn đầu thế kỷ XVII; tại Hội An (Nay thuộc tỉnh Quảng Nam).Quan hệ giao thương giữa Việt Nam và Nhật Bản rất phát triển thời này, “cưdân Việt đã có mặt tại Nhật Bản” [26, tr.21] và các đảo, quần đảo trên BiểnĐông Theo sử liệu Nhật Bản, công chúa của Chúa Nguyễn là Ngọc Vạn màngười Nhật gọi là Anio, vào năm 1619 đã kết hôn với Araki Sotaro và theochồng về Nagasaki, Nhật Bản sống Trong bài “13 bức thư về quan hệ Việt -Nhật cách dây 400 năm” đăng trên báo quân đội nhân dân số ra ngày27/3/1994, tác giả Trần Ánh viết: “Mối bang giao giữa Triều đình NhàNguyễn và Triền đình Nhật Bản không đơn thuần là các bức thư từ trao đổi.Việc chúa Nguyễn gả một trong 4 cô công chúa yêu của mình là Ngọc Hoacho một thương gia tiếng tăm thời bấy giờ của Nhật”[26, tr.21,22] cũng nóilên được quá trình hình thành cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Những chi tiết lịch sử trên cho thấy người Việt ra nước ngoài sống có
từ rất sớm, những còn nhỏ lẻ chưa tập chung đông, họ ra nước ngoài bằng cáchình thức bằng làm nô dịch, cống nạp, cưới gả giữa các triều địa các nước vớinhau, buôn giao thương các cuộc di cư chủ yếu mang tính tự phát, lẻ tẻ,người Việt sau đó thường hoà nhập nhanh chóng vào cộng đồng dân cư bảnđịa, qua nhiều thế hệ đã trở thành người bản xứ, ít còn thấy dấu tích ngườiViệt
Từ cuối thế kỷ 19, dưới ách đô hộ và chính sách bóc lột thuộc địa củathực dân Pháp, nhiều người Việt Nam bị bắt đi làm phu đồn điền, phu mỏ ởcác nước láng giềng như Lào, Campuchia và một số thuộc địa khác của Pháp
Trang 19ở châu Phi và châu Đại Dương “Năm 1891, 800 người Việt Nam đầu tiên đãđặt chân đến Tân Đảo, đó là những người bị thực dân Pháp đưa đi lưu đàydưới hình thức tù khổ sai Đến năm 1939 đã có
12.0 người Việt Nam tới Tân Đảo làm phu mỏ theo hợp đồng“ [S3, tr.15],sau khi hết hợp đồng họ đã ở lại Tân đảo Khi Pháp xâm lược nước ta với mụcđích dập tắt các phong trào yêu nước của các thân sĩ, trí thức yêu nước và các
vị vua có tư tưởng chống Pháp bị đưa đi lưu đầy ở các thuộc địa của Pháp nhưVua Hàm Nghi bị lưu đầy ở Angeri, Vua Thành Thái và Duy Tân bị lưu đầytới đảo La Réunion Trong thời gian này nhiều trí sĩ yêu nước tổ chức cácphong trào yêu nước với tư tưởng tiến bộ như phong trào Đông Du của cụPhan Bội Châu đưa những thanh niên yêu nước đến Nhật Bản học tập, đếnnăm 1908, số du học sinh du học lên đến 200 người
“Trước năm 1946, có tới 60.000 người Việt Nam sinh sống tạiLào“[S3, tr 15] và khoảng 10.000 người ở Thái Lan đã có mặt từ trước hìnhthành nên cộng đồng người Việt khá đông, họ là những người sang từ thờiCần Vương, thời Đông Du vì bị chế độ phong kiến Việt Nam đàn áp và saucuộc bạo động Xô viết - Nghệ, người Việt Nam tập trung tại mười tỉnh ĐôngBắc của Thái Lan Tại Trung Quốc, cộng đồng người Việt Nam bao gồm chủyếu là phụ nữ (chiếm tới 85%), bị đưa sang Trung Quốc làm con ở, nàng hầu;một số là công nhân do thực dân Pháp đưa sang làm việc; số khác theo chânquân đội Tưởng Giới Thạch rút về Trung Quốc năm 1945-1946
Tại Pháp, trong Chiến tranh thế giới thứ Nhất và thứ Hai, hàng ngànngười Việt đã bị bắt đi lính, sau đó giải ngũ và ở lại Pháp, hình thành nên cáccộng đồng người Việt tại một số thành phố lớn Bên cạnh đó cũng có một sốlượng đáng kể người đi du học rồi ở lại; những người lấy vợ, lấy chồng làngười Pháp hoặc lính viễn chinh về sống tại Pháp hoặc các nước thuộc địa củaPháp
Vào cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, các phong trào yêu nước chốngPháp bùng lên ở Việt Nam cũng dẫn đến nhiều cuộc ra đi với mục đích tìm
Trang 20đường cứu nước Rầm rộ nhất là phong trào Đông Du do Phan Bội Châu đưathanh niên yêu nước sang Nhật Bản học tập, hay Tôn Thất Thuyết sang TrungQuốc tìm cách xây dựng cơ sở, khôi phục phong trào Cần Vương Nhiều nhàcách mạng cũng chọn Trung Quốc làm địa bàn hoạt động, điển hình là sự kiệnHội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng tháng 2 năm
1930 Sau sự thất bại của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930-1931, do bịPháp đàn áp khủng bố khốc liệt, nhiều người phải chạy sang Lào và Thái Lan
để lánh nạn, hình thành nên bộ phận nòng cốt của phong trào yêu nước tại cácnước láng giềng kế cận Trong thời gian này, những nhà cách mạng Việt Namcũng đã có mặt tại Liên Xô, hoạt động trong phong trào Quốc tế cộng sản
1954 có khoảng 3.600 người, nhưng đến năm 1975, con số này đã tăng lên35.000 người“[08] Tại Mỹ và Úc, cho tới trước năm 1975 có khoảng vài ngànngười Việt Ngoài ra, người Việt còn sinh sống rải rác ở một số nước châu Âu
và Bắc Mỹ Số người Việt Nam đến các nước Âu, Mỹ, Nhật trong thời gianchiến tranh chống Mỹ phần lớn là để học tập, một phần trốn đi chống quândịch Cho đến khi Mỹ thất bại ở miền Nam Việt Nam, toàn bộ ngụy quân,ngụy quyền sụp đổ thì cả một làn sóng di cư ồ ạt từ Việt Nam ra nước ngoài,
mà trước hết là đến Mỹ, Canada, Úc, Pháp, đã làm cho số lượng NVNONNtăng vọt Số người rời khỏi Việt Nam ngay trước hoặc sau ngày 30/4/1975phần lớn là các binh lính, sĩ quan quân đội ngụy Sài Gòn; các nhân viên trungcấp, cao cấp của chính quyền ngụy và gia đình, thân nhân của họ
Trang 21Bên cạnh đó, từ năm 1950, sau khi Việt Nam thiết lập quan hệ ngoạigiao với các nước XHCN, Việt Nam cũng đã gửi đi đào tạo tại Liên Xô và cácnước xã hội chủ nghĩa khác (một số nước Đông Âu, Trung Quốc, Bắc TriềuTiên, Cuba ) hàng chục ngàn lượt sinh viên, nghiên cứu sinh Phần lớnnhững người này sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đã trở về Việt Nam,tuy nhiên, cũng có một số lượng nhỏ được bạn giữ lại để đào tạo cao hơn hoặclàm việc trong các trung tâm nghiên cứu; một số người ở lại kết hôn với côngdân của các nước bạn Theo báo cáo của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xôthì đến năm 1980 chỉ có khoảng 1.000 người Việt Nam ở lại Liên Xô theodiện này.
Như vậy, những năm từ cuối thế kỷ 19 đến trước năm 1975, sốNVNONN dần dần tăng lên, đôi khi có những đợt ra đi tương đối đông; địabàn cư trú ngoài các nước láng giềng còn mở rộng sang cả châu Âu, châu Mỹ,châu Phi, châu Đại Dương Cộng đồng người Việt Nam ở một số nước đãhình thành rõ nét, với quy mô từ vài ngàn đến vài chục ngàn người
1.1.1.3 Từ năm 1975 đến nay
Người ra đi trước và sau khi Đại thắng mùa Xuân 1975: Đầu năm
1975, sau những thất bại liên tiếp của quân ngụy trên khắp chiến trường miềnNam và nhất là sau khi Mỹ tuyên bố không đưa quân trở lại Việt Nam, chínhquyền Sài Gòn đã thực sự đứng bên bờ vực của sự sụp đổ Hàng loạt tướng tácao cấp và những người Việt Nam trực tiếp làm việc cho Mỹ đã chuẩn bị tháochạy ra nước ngoài Giữa tháng 4 năm 1975, Tổng thống Mỹ Gerald Fordtuyên bố sẽ di tản khoảng 176.000 người, bao gồm người Mỹ và những ngườiViệt Nam trực tiếp phục vụ chính quyền Mỹ - ngụy "Từ cuối tháng 4 đếngiữa tháng 5 năm 1975 đã có khoảng 131.000 người rời bỏ đất nước ra đi"[83, tr.20] Bên cạnh số người được Mỹ trực tiếp tổ chức di tản còn một sốkhông ít người do hoang mang, bị lừa bịp và đe doạ về một cuộc tắm máu củaViệt cộng nên cũng ồ ạt ra đi Những người này được đưa đến các căn cứ quân
sự của Mỹ tại Philippines và đảo Guam, sau đó được đưa đi định cư tại Mỹ
Trang 22Người vượt biên bất hợp pháp: Sau khi đại thắng mùa xuân năm 1975,
đất nước thống nhất, chế độ ngụy Sài Gòn sụp đổ, hàng chục ngàn người đãtừng sống và làm việc dưới chế độ Mỹ - ngụy, do mặc cảm, định kiến hoặc bịtuyên truyền lừa bịp về "hiểm họa cộng sản", không thích nghi được với chế
độ mới đã quyết định rời bỏ đất nước một cách bất hợp pháp bằng cách vượtbiên hoặc ra đi theo nhiều cách Việc số lượng lớn người Việt Nam di tản ranước ngoài sau thất bại của quân đội Mỹ và sự sụp đổ của chính quyền ngụy ởmiền Nam đã làm thay đổi thành phần và tính chất của cộng đồng NVNONN
Mặt khác, do sự kiện xung đột quân sự tại biên giới phía Bắc và nhữngbiến động ở Campuchia Bên cạnh đó, ở thời gian này tình hình kinh tế đấtnước sau chiến tranh gặp nhiều khó khăn, viện trợ nước ngoài bị cắt giảmđáng kể, thiên tai liên tiếp, cộng thêm sự xúi giục, kích động của các thế lựcthù địch đã khiến nhiều người tiếp tục chạy ra nước ngoài chủ yếu bằngđường thủy, được gọi là “thuyền nhân” “Cơ quan Cao ủy Liên hợp quốc chobiết: Từ giữa năm 1975 đến tháng 2/1985, các nước phương Tây đã tiếp nhận555.573 thuyền nhân từ các tỉnh, thành thuộc miền Nam Việt Nam đến” [26,tr.25]; Từ giữa năm 1978, số lượng người vượt biên tăng đột biến, trong đóđáng kể là số người Hoa hoặc người Việt gốc Hoa ở miền Nam phần lớn hoạtđộng trong lĩnh vực bán lẻ do bất mãn với chính sách cải tạo công thươngnghiệp của Nhà nước ta Mặt khác, những căng thẳng ngày càng tăng trongquan hệ Việt - Trung và sự kích động của Trung Quốc cũng là nguyên nhânkhiến nhiều người Hoa ở cả miền Nam lẫn miền Bắc Việt Nam trở về TrungQuốc hoặc vượt biên đến Hồng Công Từ giữa năm 1978 đến giữa năm 1979
đã có khoảng 230.000 người Hoa vượt biên
Trong nửa đầu thập niên 1980, do Chính phủ ta chủ trương cho phépcông dân xuất cảnh hợp pháp đi định cư ở nước ngoài theo các chương trìnhhoặc thỏa thuận đã cam kết, tình hình người vượt biên đã giảm đáng kể Tuynhiên, từ năm 1987, tình hình ra đi bất hợp pháp lại trở nên phức tạp do sốngười được xuất cảnh hợp pháp theo Chương trình ra đi có trật tự - ODP bị
Trang 23hạn chế, cộng với những khó khăn kéo dài chưa được khắc phục của mườinăm khủng hoảng kinh tế - xã hội ở trong nước Thành phần ra đi lúc nàykhông chỉ giới hạn ở miền Nam, người Hoa, dân thường mà lan sang cả cán
bộ, công chức ở miền Bắc và miền Trung Số người vượt biên, vượt biển dồn
tụ lại ở các trại tị nạn tại các nước Đông Nam Á, Hồng Công (Trung Quốc) chờ đợi để được các nước phương Tây tiếp nhận Trước tình hình đó, Liênhợp quốc đứng ra tổ chức Hội nghị quốc tế về người tị nạn Đông Dương TạiHội nghị, các nước đã thống nhất được một loạt các thoả thuận, hình thành Kếhoạch hành động toàn diện - CPA Theo Kế hoạch này, những người đủ tiêuchuẩn ty nạn thì được cho đi tái định cư ở nước khác, những người không đủtiêu chuẩn được khuyến khích hồi hương tự nguyện và có tài trợ quốc tế để táihoà nhập cộng đồng Theo đó, khoảng 507.000 người vượt biên từ Việt Nam,Lào, Campuchia đang ở trong các trại tị nạn tại các nước Đông Nam Á vàHồng Công đã được đi tái định cư ở nước thứ ba Các nước tiếp nhận chủ yếu
là Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Đức, Bắc Âu
Người ra đi hợp pháp: Tháng 7 năm 1979, nhằm tìm giải pháp cho vấn
đề người ty nạn Đông Dương tại các nước Đông Nam Á và Hồng Công, Hộinghị Geneva về người tị nạn đã được triệu tập Kết quả là các nước phươngTây đồng ý tăng số người được phép nhập cư vào nước mình theo
Chương trình ra đi có trật tự Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, từ năm 1979 đến năm
1994, chương trình ODP đã đưa 523.000 người ra đi định cư tại Mỹ Từ năm
1988, Chương trình con lai đã đưa gần 90.000 trẻ em và gia đình sang Mỹ và
từ năm 1989, Chương trình Tái định cư nhân đạo đã đưa khoảng 167.000người từng đi học tập cải tạo sau chiến tranh cùng gia đình sang định cư tại
Mỹ Như vậy từ năm 1975 đến năm 1995 đã có khoảng 1,75 triệu người ViệtNam, kể cả số ra đi hợp pháp và bất hợp pháp, được định cư ở nước ngoài,trong đó chủ yếu là ở Mỹ, còn lại là tại các nước Úc, Canada, Pháp, Anh,Đức, các nước Bắc Âu Số người ra đi trong giai đoạn này đã làm biến đổi sâusắc quy mô, thành phần và tính chất của cộng đồng NVNONN
Trang 24Quá trình hình thành cộng đồng người Việt tại Liên Xô và một số nước Đông Âu: Từ đầu những năm 1980, theo các Hiệp định về lao động và dạy
nghề ký giữa Chính phủ ta với Liên Xô và các nước Đông Âu, hàng chục vạncông dân ta đã được đưa sang các nước này lao động, học tập, thực tập Theo
số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, từ tháng 5/1980 đến năm
1991, ta đã đưa sang Liên Xô và Đông Âu tổng cộng 247.578 công nhân đihợp tác lao động, trong đó riêng Liên Xô đã tiếp nhận 103.000 lao động ViệtNam Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước này sụp đổ, nhiều côngnhân, kể cả số hết hạn và chưa hết hạn hợp đồng lao động cũng như nhiềusinh viên, nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp hoặc chưa tốt nghiệp đã ở lại làm ănsinh sống Những người này sau đó còn làm cầu nối đưa một số lượng lớn bàcon họ hàng, bạn bè từ Việt Nam sang cư trú, làm ăn Ngoài ra, từ năm 1997,với các quy định về xuất cảnh thông thoáng hơn, hàng năm có thêm hàngngàn công dân của ta sang Nga, Séc, Ba Lan và một số nước Đông Âu kháctheo hình thức du học, thăm thân, du lịch rồi ở lại
Các Hiệp định về hợp tác chuyên gia mà Việt Nam ký với một số nướcchâu Phi như Algeria, Angola, Mozambique , từ đầu những 1980, Việt Nam
đã cử hàng ngàn lượt chuyên gia, trong đó có 3.000 chuyên gia giáo dục sanggiảng dạy tại các nước này Các nước tiếp nhận chuyên gia
Việt Nam nhiều nhất là Algeria (700 lượt người), Angola (trên 550 lượtngười), Congo, Mozambique Sau khi hết hạn hợp đồng, một số chuyên giaViệt Nam ở lại Angola làm ăn, sinh sống, dần dần đưa thêm người nhà và laođộng tự do sang tham gia hoạt động kinh tế và dịch vụ
Sau khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, việc hợp tác xuất khẩulao động giữa Việt Nam với nhiều nước đã được tiến hành, do vậy số lao độngViệt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ký kết giữa các công ty củaViệt Nam với các nước ngày càng tăng Trong thời gian từ cuối những năm
1990 đến nay đã có hàng trăm nghìn lượt lao động Việt Nam ra nước ngoàilàm việc theo hợp đồng Các thị trường xuất khẩu lao động chính của Việt
Trang 25Nam là Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản và một sốnước ở khu vực Trung Đông, Đông Âu Hiện nay, Việt Nam không ngừng mởrộng thị trường xuất khẩu lao động sang các nước ở khu vực Bắc Mỹ, Tây Âu
và châu Úc
Một số năm gần đây phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài gia tăngnhanh chóng Hiện nay có khoảng 150.000 phụ nữ Việt Nam lấy chồng TrungQuốc, trên 100.000 phụ nữ lấy chồng Đài Loan (Trung Quốc) và khoảng20.0 phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc bên cạnh một số lượng không nhỏ phụ nữViệt Nam bị lừa, bị bán ra nước ngoài như ở Trung Quốc, Campuchia
Như vậy, tuy số lượng không đông và quy mô đi ra nước ngoài không ồ
ạt như trong những năm 1975 -1989 nhưng số lượng người Việt Nam xuấtcảnh ra nước ngoài trong thời gian từ năm 1990 đến nay vẫn ở mức cao và có
xu hướng ngày càng tăng, góp phần hình thành những cộng đồng NVNONNtương đối đông tại nhiều địa bàn mới
1.1.2 Sự phân bố khu vực định cư và những đặc điểm cơ bản của cộngđồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay
1.1.2.1 Về số lượng và phân bố khu vực định cư Theo số liệu thống kê
của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tính đến tháng 3 năm
2007, số lượng NVNONN là hơn
3.223.523, ngườiI, cộng đồng NVNONN đã tăng hơn 2 lần so với những năm
80 của thế kỷ XX, hơn 20 lần so với năm 1975 và phân bố không đồng đều tạigần 100 nước và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, kể cả những khu vực nghèo
và đang phát triển ở châu Phi, Trung Đông và Nam Mỹ hoặc các đảo nhỏ ởThái Bình Dương Đại bộ phận người Việt (khoảng 98%) tập trung ở 21 nướcthuộc năm khu vực địa lý: Bắc Mỹ, Tây Bắc Âu, Nga và Đông Âu, Đông Nam
Á, Đông Bắc Á và châu Úc, trong đó riêng ở nước Mỹ có khoảng 1.521.000người, chiếm gần một nửa số lượng NVNONN Tại các khu vực khác như:
I Theo tài liệu của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tại Hội nghị tổng kết 6 năm thực
hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị tổ chức ngày 4/11/2010, hiện nay có khoảng hơn 4 triệu
Trang 26Nam Á và Tây Bắc Á, Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ, tuy có người Việt làm
ăn sinh sống, song số lượng là không đáng kể (xem phụ lục II).
Khu vực châu Mỹ: Người Việt Nam có ở 14 nước, có số lượng là:
1.759.173 người; chiếm 55,46 % cộng đồng NVNONN Ở châu Mỹ, cộngđồng người Việt Nam tập trung chủ yếu ở Mỹ và Canada Tại Mỹ cộng đồngngười Việt Nam có hơn 1,5 triệu người, chiếm gần 1/2 tổng số NVNONN.Phần đông thuộc diện vượt biên sau 1975 và diện HO, 1/4 tổng số là sinh ra ởHoa Kỳ; ở tất cả các bang đều có người Việt định cư Đến nay, gần 60% đãnhập quốc tịch Mỹ Ở Mỹ, cộng đồng người Việt tuy là cộng đồng trẻ so vớicác nhóm sắc tộc khác nhưng được đánh giá là thành công nhanh, 22% số từ
25 tuổi có bằng đại học 2 hoặc 4 năm (mức chung là 31%) và 5% có bằng trênđại học (mức chung là 9%) Về thu nhập, tuy còn thuộc loại thấp trong cácnhóm châu Á nhưng gần với mức chung toàn Mỹ trong các lĩnh vực thu nhậpcao như quản lý và kinh doanh mới chiếm gần 30% tổng số so với trên 60%của dân gốc Ân và 52% của người gốc Trung Quốc
Tại Canada, hiện có khoảng hơn 250.000 Việt kiều, độ tuổi trung bình
từ 45 đến 65 (chiếm 21%); 25 tuổi đến 44 tuổi (chiếm 42%); số người khônggắn với chiến tranh chiếm 79% Nghề nghiệp của cộng đồng người Việt Nam
ở Canada làm quản lý, tài chính, khoa học, giảng dạy, y tế (chiếm 32%);thương mại, dịch vụ, nông nghiệp, chế biến (68%) Học vấn: 13% có bằng đạihọc; 68% lao động phổ thông Người Việt Nam sống hầu hết ở 10 tỉnh, trong
đó đông nhất ở Ontario (45%), hầu hết tập trung ở thành phố (75%), đôngnhất là Toronto (30%), Montreal (17%)
Khu vực Tây Âu: Người Việt Nam có ở 36 nước, là địa bàn đứng thứ
hai có người Việt Nam sinh sống, với số lượng là: 682.836 người, chiếm 21%cộng đồng NVNONN Các quốc gia có đông người Việt Nam sinh sống ởchâu Âu là Pháp, Nga, Đức, Anh, Séc, Ucraina Tại Pháp, Cộng đồng ngườiViệt tại Pháp được hình thành từ cuối thế kỷ XIX, đến Pháp trong những thờiđiểm và hoàn cảnh khác nhau, tạo thành một cộng đồng hỗn hợp, không thuần
Trang 27nhất, tổng số khoảng trên 300.000 người Cộng đồng người Việt tại Pháp gồmnhiều thành phần khác nhau nhưng chủ yếu là người lao động, viên chức,buôn bán nhỏ, học sinh Hiện có khoảng
40.0 Việt kiều có trình độ đại học hoặc trên đại học thuộc nhiều ngànhnghề, lĩnh vực khác nhau Phần lớn trí thức Việt kiều là những người đã sangpháp thời gian trước và sau năm 1954 và con cái họ sinh trưởng tại Pháp Một
số có trình độ chuyên môn cao, là chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm làm việctại các trường đại học, trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp, các việnnghiên cứu, các cơ quan hành chính, kỹ thuật Do chính sách của chính quyền
sở tại, nhìn chung trí thức Việt kiều không được bổ nhiệm vào các vị trí caonhư các đồng nghiệp có cùng bằng cấp và trình độ người Pháp nhưng trênthực tế họ được đánh giá cao, là những chuyên gia giỏi
Đa số kiều bào tại Pháp có tinh thần yêu nước, giữ gìn truyền thống,văn hoá và bản sắc dân tộc, ủng hộ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.Phong trào Việt kiều yêu nước tại Pháp được hình thành từ rất sớm, được Bác
Hồ giác ngộ từ những năm 1919, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựngđất nước, tham gia tích cực trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ Pháp là nước có nhiều hội đoàn của người Việt, trong đó Hội đoàn lớnnhất và có truyền thống lâu đời nhất là Hội người Việt Nam tại Pháp
Tại Nga và các nước Đông Âu: Đầu những năm 50 của thế kỷ XX các
nước XHCN Đông Âu như Ba Lan, Hungary và Tiệp Khắc (nay là Séc vàXlovakia) đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và sự hợptác giữa nước ta với các nước này trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học
kỹ thuật và hợp tác lao động được tiến hành ngay sau đó Trong suốt thời kỳchống Mỹ cứu nước Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu đã giúp đỡ ViệtNam về mọi mặt để xây dựng và bảo vệ CNXH ở miền Bắc, đấu tranh giảiphóng miền Nam thống nhất đất nước Cũng trong thời gian này nhiều họcsinh, sinh viên, thực tập sinh, nghiên cứu sinh và cán bộ Việt Nam được cửsang các nước này học tập, nghiên cứu và làm việc qua con đường của Bộ
Trang 28Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan nghiên cứu khoa học Đây chính là cơ sởđầu tiên cho việc hình thành cộng đồng Việt Nam tại Liên Xô (cũ) và cácnước Đông Âu Tuy nhiên, trong thời gian đầu người Việt Nam ở các nướcĐông Âu còn rất ít, hầu hết các sinh viên, học sinh và cán bộ sang học tập vàcông tác hết thời hạn đều lại trở về phục vụ đất nước, chỉ có số rất ít do vướngvào hoàn cảnh lập gia đình đối với người sở tại nên ở lại sinh sống bên đó.Vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX, ngoài các cán bộ sinh viên sang côngtác và học tập còn có số lượng lớn lao động trẻ Việt Nam được đưa sang làmviệc theo Hiệp định Hợp tác lao động được ký kết giữa Việt Nam với cácnước: Liên Xô, Cộng hoà dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Bungary “Theo các hiệpđịnh này trong 10 năm thực hiện 1980-1989 đã có hơn 240 nghìn lao độngViệt Nam được đưa sang làm việc ở các nước này: 80 nghìn ở Liên Xô, 60nghìn ở Cộng hoà Dân chủ Đức, 24 nghìn ở Bungary, 14 nghìn ở TiệpKhắc”[90] Với Ba Lan và Hungary tuy không ký Hiệp định Lao động cấpNhà nước với Việt Nam, nhưng vẫn có một số lao động được đưa sang làmviệc thông qua con đường ký kết hợp đồng trực tiếp giữa các xí nghiệp haibên Bên cạnh hai kênh chủ yếu đi làm việc và học tập, từ cuối những năm 80,giữa hai bên còn mở ra con đường du lịch và thăm thân nhân Đây cũng là mộtluồng quan trọng để người Việt Nam có cơ hội sang các nước này và ở lạiđịnh cư Sau khi chế độ XHCN ở các nước Đông Âu sụp đổ vào cuối nhữngnăm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, vì nhiều lý do khác nhau cả kháchquan lẫn chủ quan một số cán bộ, học sinh, sinh viên và đặc biệt là nhữngngười lao động đã quyết định ở lại để làm ăn sinh sống Cũng trong thời giannày xuất hiện sự di cư hợp pháp và bất hợp pháp dòng người từ Liên Xô (cũ)
và các nước khác sang, rồi sau đó là nhiều hiện tượng người đi du lịch, thămthân nhân ở lại làm ăn Tất cả các nguồn đó đã tạo nên cộng đồng người ViệtNam khá đông đảo ở các nước Đông Âu Có thể nói sự hình thành cộng đồngngười Việt Nam tại một số nước Đông Âu chủ yếu được hình thành ở thời kỳnày
Trang 29Như vậy thời gian hình thành và phát triển cộng đồng người Việt Nam
ở các nước Đông Âu diễn ra chưa lâu, chủ yếu là vào cuối những năm 80 đầunhững năm 90 của thế kỷ XX Tuy nhiên, cộng đồng này ngày nay đang từngbước ổn định, hoà nhập vào đời sống của nước sở tại, có đóng góp nhất địnhđối với nước sở tại cũng như cho quê hương đất nước trong phát triển kinh tế -
xã hội Đặc biệt, trong bối cảnh mới hiện nay họ đang là cầu nối quan trọngthúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước này
Khu vực châu Á: Người Việt Nam có ở 26 nước, có số lượng là:
471.723 người; chiếm 14,87 % cộng đồng NVNONN Tại các nước ĐôngNam Á, những năm qua, do quan hệ và sự hợp tác giữa nước ta với các nướcđược cải thiện về nhiều mặt, đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ổn định và hoànhập tốt hơn của cộng đồng vào xã hội sở tại Chính quyền Thái Lan có một
số chính sách cởi mở hơn đối với bà con thế hệ 1 qua việc cấp Thẻ cư trú, tạođiều kiện cho bà con đi lại thuận lợi Đồng bào ta ở Lào tiếp tục ổn định cuộcsống và phát triển do được hưởng quy chế cư trú Tại Campuchia, cuộc sốngcủa bà con còn nhiều khó khăn do không có quy chế pháp lý rõ ràng, ngoài racòn phải chịu áp lực bởi thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử của chính quyền ởmột số địa phương do người của Đảng FUNCINPEC hoặc Sam Rên-si đứngđầu Ở châu Á một số năm gần đây số lượng cộng đồng kiều bào tăng nhanh
là do có nhiều phụ nữ Việt Nam lấy chồng ở Hàn Quốc, Trung Quốc và lãnhthổ Đài Loan (Trung Quốc)
Tại châu Úc: Người Việt Nam có ở 14 nước, có số lượng là: 256.415
người; chiếm 8,08 % cộng đồng NVNONN Cộng đồng NVNONN khu vựcchâu Úc tập trung chủ yếu ở hai nước là Úc và Niu Di lân Cộng đồng ngườiViệt tại Úc có khoảng 245.000 người, tập trung đông nhất ở Sydney và là mộtcộng đồng trẻ, hầu hết từ Việt Nam sang sau năm 1975 Cộng đồng ngườiViệt đứng thứ 5/10 cộng đồng đông nhất và được đánh giá là có nhiều đónggóp, thành đạt và ảnh hưởng đáng kể trong xã hội Úc, có khoảng 96% đã vàoquốc tịch Úc Cộng đồng Việt Nam tại Úc là một trong những cộng đồng đa
Trang 30dạng về thành phần, xu hướng chính trị và số nguỵ quân, nguỵ quyền thuộcchế độ cũ của miền Nam sang tị nạn chính trị vẫn còn hận thù và chống pháNhà nước Việt Nam quyết liệt Tại bang New South Wales có khoảng100.000 người Việt, đông nhất ở các vùng Cabramatta (đã trở thành thủ phủcủa người Việt và là một trong những trung tâm chống cộng cực đoan củacộng đồng người Việt trên thế giới).
Cộng đồng người Việt tại New South Wales hình thành chủ yếu saunăm 1970, trừ một số ít chống đối cực đoan, đa số chăm chỉ làm ăn hoà nhậpvào xã hội Úc Phần lớn bà con trong cộng đồng có trình độ học vấn thấp, làmthuê hoặc kinh doanh nhỏ, số nghèo còn đông, tỷ lệ thất nghiệp cao (khoảng35%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp của người Úc là 6%), tỷ lệ sử dụng tiếng Anhthông thạo thấp (khoảng 30%), số người sử dụng tiếng Việt còn nhiều Khảnăng hội nhập vào Úc chậm, đa số vẫn duy trì nếp sống cộng đồng, tư tưởngníu kéo, kèn cựa nhau vẫn phổ biến, gần đây tỷ lệ tội phạm gia tăng Thế hệtrẻ (dưới 35 tuổi) chiếm gần 50% trong cộng đồng, trong đó có khoảng 4.000
là lưu học sinh, sinh viên đu học ở lại Số thành đạt nổi trội không nhiềunhưng đa số hoà nhập vào xã hội sở tại, giữ được tiếng Việt và bản sắc vănhoá dân tộc (vì tiếng Việt được coi là một sinh ngữ chính và các gia đình rấtcoi trọng việc giữ gìn tiếng nói và bản sắc văn hoá của mình) Vì vậy, lựclượng phản động trong cộng đồng rất chú ý lối kẻo thế hệ Việt kiều thứ hai, ba
đi vào con đường chống đối Nhà nước Việt Nam Trong cộng đồng, ngàycàng có nhiều người hướng về đất nước, ủng hộ các hoạt động của Tổng lãnh
sự quán Theo thống kê chưa đầy đủ, trong khoảng
5.0 doanh nghiệp người Việt thì có khoảng 1.600 đã và đang làm ăn kinhdoanh với Việt Nam Phong trào làm từ thiện với Việt Nam ngày càng cónhiều cá nhân, tổ chức tham gia
Tại Niu Di lân có khoảng 4.700 người Việt đã định cư và khoảng 1.200sinh viên du học (chủ yếu là tự túc) và một số người Việt định cư bất hợppháp Phần lớn Việt kiều đã có quốc tịch Niu Di lân, một số mang quốc tịch
Trang 31Việt Nam nhưng được định cư hợp pháp Phần đông người Việt Nam làmcông cho các doanh nghiệp địa phương, một số là chủ doanh nghiệp vừa vànhỏ khá thành công (chủ các lò bánh mỳ, cửa hàng bán lẻ, công ty xuất - nhậpkhẩu ), một số làm công chức trong khu vực nhà nước, trường phổ thông, đạihọc Người già được hưởng trợ cấp xã hội Đại bộ phận có cuộc sống ổn đỉnh,gắn bó với đất nước, một số đã đầu tư và hợp tác làm ăn thành công ở ViệtNam Một số Việt kiều hoạt động tích cực: tổ chức lớp dạy tiếng Việt, quảng
bá văn hoá trong cộng đồng và sở tại; nhiều người có uy tín với chính quyền
sở tại; số phản động, cực đoan không nhiều, ít có ảnh hưởng trong cộng đồng
Khu vực châu Phi: Người Việt Nam có ở 13 nước, có số lượng là:
1 676 người; chiếm 0,05% cộng đồng NVNONN Với số lượng ít, mớihình thành, người Việt Nam tập trung nhiều nhất ở Ănggôla với hơn 800người, Cốtđivoa có gần 300 người, Marốc hơn 100 người
11.2.2 Đặc điểm cơ bản của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Như đã trình bày ở phần trên, cộng đồng NVNONN với việc di cư ranước ngoài ở nhiều thời điểm khác nhau, nhiều lý do khác nhau (về chính trị,kinh tế, xã hội, ), sống ở gần 100 nước và vùng lãnh thổ có nền kinh tế, cóchế độ xã hội khác nhau và có nhiều giai tầng khác nhau nên người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài là một cộng đồng đa dạng về hình thức, phức tạp về thái
độ chính trị Tuy nhiên là người cùng có gốc Việt Nam nên họ cũng có nhữngđặc điểm chung sau:
(i) Đại đa số cộng đồng NVNONN có tinh thần tự tôn dân tộc, giữ gìn
bản sắc văn hoá và truyền thống yêu nước, hướng về cội nguồn, gắn bó với gia đình, quê hương; không quan tâm và không đồng tình với các hoạt động
đi ngược lại lợi ích của đất nước hiện nay Lòng tự hào dân tộc và tinh thầnyêu nước của kiều bào ngày càng được củng cố nhờ những thành tựu của sựnghiệp Đổi mới, ổn định chính trị - xã hội và vị thế quốc tế ngày càng cao củađất nước
(ii) Cộng đồng NVNONN có khả năng nhanh chóng hoà nhập vào cuộc
Trang 32sống ở nước họ sinh sống nhưng vẫn giữ bản sắc văn hoá riêng Với tư chất
thông minh, nhanh nhẹn trong học tập, giao tiếp, làm ăn kinh tế nên ngườiViệt có xu hướng hội nhập nhanh vào xã hội nơi mình sinh sống, nhanh hơncác cộng đồng khác (như Trung Quốc, Triều Tiên, Malaixia, ) Họ sẵn sànggia nhập quốc tịch các nước sở tại nếu thấy điều đó có lợi cho cuộc sống của
họ Mối quan hệ của họ với dân bản địa thường là thân tình, và dựa vào mốiquan hệ này để vươn lên trong cuộc sống Tuy vậy, nhưng do phải đấu tranh
để tồn tại, phát triển chung trong một xã hội mà mình là người thiểu số nênbằng mối quan hệ dòng tộc, bạn bè, bằng truyền thống, thói quen cuộc sống
"làng xã" nên đã hình thành các trung tâm người Việt nổi tiếng như QuậnCam (Orange County), San José, Houston ở Mỹ, Quận 13 của Paris ở Pháp,khu Đông của Sydney ở Úc, các khu người Việt Ở Matxcơva, Sanh Pêtécbua(Nga), cộng đồng NVNONN dù sống ở quốc gia nào thì các thế hệ cha anhcũng luôn dạy bảo con cháu giữ gìn tiếng nói và bảo tồn văn hoá của ngườiViệt trong quan hệ, làm ăn và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày Một vấn đề tácđộng không nhỏ vào tâm lý và sự hoà nhập của người Việt Nam định cư ởnước ngoài đó là môi trường, điều kiện của khu vực họ sinh sống như Bắc
Mỹ, châu Đại Dương, Tây Âu, Đông Âu, khu vực các nước châu Á giáp ViệtNam đó là sự tác động của nền văn hoá, của thái độ chính quyền sở tại, vai tròcủa cộng đồng ở nước đó, quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và nước họ sinhsống, đã làm cho khả năng hoà nhập của người Việt ở mỗi nước cũng khácnhau Một số người trong cộng đồng kiều bào đã trở thành chính trị gia, nhàquản lý ở một số nước như ở Mỹ, Úc, Canada, Đức,
(iii) Cộng đồng NVNONN đang từng bước vươn lên song tiềm lực kinh
tế nói chung còn thấp Do phần lớn xuất thân từ tầng lớp nghèo hay trung lưu
ở Việt Nam ra nước ngoài nên cộng đồng NVNONN rất cần cù chịu khó tronghọc tập, làm ăn, ổn định cuộc sống và tạo chỗ đứng trong xã hội nước sở tại.Thế hệ thứ 2, thứ 3 thì nhận thức được rằng chỉ có học tập mới giúp đượcngười Việt Nam có được vị trí cao trong xã hội, mới làm giảm được nên tỉ lệ
Trang 33đầu tư cho con em đi học và tỉ lệ tiết kiệm của người Việt Nam ở các nước tưbản phát triển (Anh, Pháp, Đức, Úc, và nhất là Mỹ) thuộc diện cao nhất sovới các cộng đồng khác Tuy nhiên, do vị trí xuất phát thấp, do bị các cộngđồng khác cạnh tranh, do thiếu tính đoàn kết trong kinh doanh, thậm chí còn
đố kỵ kìm hãm nhau nên cộng đồng NVNONN vẫn là cộng đồng nghèo,chưa có một tỉ phú (đô la Mỹ) nào, chỉ có một vài người có tài sản trên 100triệu đô la Mỹ Với địa vị xã hội cũng còn thấp so với các cộng đồng khác,hiện nay trong cộng đồng NVNONN đã bắt đầu xuất hiện những chính trị gia,nhà quản lý, lãnh đạo gốc Việt tại một số nước như: Mỹ, Canada, Úc, Đức,Anh,
(iv) Cộng đồng NVNONN có thái độ chính trị đa dạng đối với chế độ
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Thái độ, tình cảm của cộng đồng NVNONN đối
với đất nước, đối với chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam rất đa dạng phụthuộc vào thành phần xuất thân, hoàn cảnh ra đi và sinh sống ở nước ngoài.Đại đa số trong cộng đồng NVNONN có lòng yêu nước theo nhiều cách của
họ là yêu nước không cần mang màu sắc chính trị, không cần phải yêu thíchchế độ xã hội chủ nghĩa Trong cộng đồng NVNONN còn một bộ phận nhỏchủ yếu ở Mỹ, Canada, Úc, Pháp, Ba Lan, Na Uy, vẫn còn định kiến, thậmchí có tư tưởng hận thù và có những hoạt động chống phá sự ổn định và pháttriển của đất nước với nhiều hình thức thủ đoạn như là tập hợp lực lượng, sửdụng những chiêu bài tuyên truyền xuyên tạc hình tượng lãnh tụ, xuyên tạccác chính sách của Nhà nước, móc nối, kích động các phần tử bất mãn, cơ hộichính trị trong nước hòng làm soi mòn lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạocủa Đảng Cộng sản Ta có thể tạm chia làm 3 thành phần có thái độ chính trịkhác nhau đối với đất nước hiện nay của cộng đồng NVNONN:
Thành phần thứ nhất, số người từng đứng trong chính quyền Sài Gòn,
số đảng phái phản động lưu vong có thái độ thù địch, chống lại Nhà nướcViệt Nam xã hội chủ nghĩa và một số người trong giới trẻ bị lôi cuốn vào cáchoạt động chống chính quyền Việt Nam hiện nay
Trang 34Thành phần thứ hai, những người tuy không thích chế độ Nhà nước xã
hội chủ nghĩa nhưng có những tình cảm nhất định đối với Nhà nước ta, họthường so sánh những ưu điểm về quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của chế
độ xã hội chủ nghĩa với các chế độ cũ trước đây Họ còn là những ngườikhông quan tâm đến chính trị mà chỉ lo đến làm ăn kinh tế, quan tâm đến mốiquan hệ gia đình dòng tộc ở trong nước, thái độ đối với chính quyền khôngthân thiện nhưng cũng không thù ghét Loại này chiếm số đông nhất trongcộng đồng NVNONN
Thành phần thứ ba, những người là xuất thân từ cán bộ, công nhân
được ra nước ngoài lao động, học tập rồi ở lại (số đông ở các nước Đông Âu)
và một số có quan điểm chính trị phù hợp với quan điểm của Đảng Cộng sảnViệt Nam, có tư tưởng chủ nghĩa xã hội Số này thường xuyên liên hệ với Sứquán Việt Nam và hay về thăm, làm ăn ở Việt Nam Đại bộ phận thành phầnnày rất hoan nghênh chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nướcViệt Nam, ủng hộ công cuộc Đổi mới vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh" Điều này đang trở thành xu thế chungtrong cộng đồng NVNONN
(v) Trong cộng đồng NVNONN có một bộ phận nhỏ ở một số địa bàn
có những vi phạm pháp luật của nước sở tại đã gây ảnh hưởng đến an ninh,
trật tự của một số nước sở tại và vấn nạn trồng cần sa bất hợp pháp dần đangtrở thành một “nghề” của một số kiều bào, có xu hướng gia tăng và lan trànmạnh mẽ giữa một số cộng đồng người Việt tại châu Âu như ở Cộng hòa Séc,
Ba Lan, Anh, Bỉ
1.2 Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về cộng đồng ngườiViệt Nam ở nước ngoài
1.2.1 Chính sách trước thời kỳ đổi mới
Ngay từ những năm đầu trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước vàhoạt động ở nước ngoài, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã thường xuyên liên lạcvới người Việt Nam yêu nước ở nước ngoài để tìm hiểu và nắm tình hình
Trang 35chung Trong những năm 1918 - 1923, tại Pháp, Người đã hoạt động tích cựctrong phong trào yêu nước của Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp.Trong thời gian hoạt động tại Quảng Châu (Trung Quốc) và Thái Lan nhữngnăm 1925-1929, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã liên lạc với những kiều bào yêunước đang sống và hoạt động tại đây, từng bước thức tỉnh họ, đoàn kết họ,huấn luyện họ thành đội ngũ cán bộ cách mạng đầu tiên cho phong trào cáchmạng Việt Nam Ngày 03/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấumột bước ngoặc trong lịch sử cách mạng Việt
Nam cũng như trong công tác vận động kiều bào tham gia cuộc cách mạnggiành độc lập dân tộc Nhiều thế hệ cán bộ đầu tiên của Đảng đã đồng camcộng khổ cùng kiều bào, chia sẻ nỗi đau của một dân tộc đang làm nô lệ, thắpsáng tinh thần cách mạng trong những người con xa xứ
Ngay sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời ngày 2tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi nhiều thư, điện cho kiều bàobáo tin nước nhà độc lập, cảm ơn kiều bào đã gửi thư, điện chúc mừng, quyêngóp xây dựng đất nước và kêu gọi kiều bào hãy phát huy truyền thống conHồng cháu Lạc yêu nước, thương nòi, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau ổn địnhcuộc sống Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào, cả trong và ngoàinước, ủng hộ và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, kêu gọi đồng bào ởnước ngoài phát huy tinh thần yêu nước, tham gia kháng chiến Nhiều bà conkiều bào tại Pháp đã tham gia phục vụ, bảo vệ phái đoàn Chính phủ Việt Nam
dự Hội nghị Phôngtennơblô, vận động dư luận Pháp ủng hộ độc lập của ViệtNam Đầu năm 1946, trong thư chúc Tết kiều bào, Bác Hồ đã khẳng định: "Tổquốc và Chính phủ cũng luôn luôn nhớ thương các đồng bào, như bố mẹthương nhớ những người con đi vắng Đó là nhân tâm thiên lý, đó là tìnhnghĩa một nhà như thế"[38, tr 139-140]
Nhiều trí thức kiều bào đã làm theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ ChíMinh về nước tham gia kháng chiến, như giáo sư Trần Đại Nghĩa, Phạm NgọcThạch, Đặng Văn Ngữ Phong trào yêu nước của Tổng hội Việt kiều Cứu
Trang 36quốc ở Thái Lan phối hợp chặt chẽ với trong nước đã hoạt động rất mạnh.Hơn 6.000 Việt Kiều ở Thái Lan trực tiếp tham gia chiến đấu trong lực lượng
vũ trang tại mặt trận Lào Nhiều người đã hy sinh trong cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp, giành lại độc lập cho dân tộc
Năm 1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, công tác về NVNONN củaNhà nước Việt Nam tập trung vào việc vận động kiều bào tham gia các phongtrào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định, tổng tuyển cử thống nhất đất nước TạiPháp và nhiều nước, kiều bào tham gia mít tinh, lấy chữ ký vận động nhândân và dư luận sở tại, đòi Mỹ - Diệm thi hành Hiệp định, chống đàn áp nhữngngười kháng chiến Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, nhiều kiều bào mongmuốn trở về Tổ quốc để được về góp phần xây dựng đất nước Ngày23/11/1959, Ban Việt kiều Trung ương được thành lập, đánh dấu mốc pháttriển quan trọng của công tác NVNONN Đây là lần đầu tiên một cơ quanchuyên trách của Chính phủ được thành lập để vận động, hỗ trợ và bảo vệquyền lợi của bà con ta ở nước ngoài; giúp Chính phủ theo dõi công tác vềngười NVNONN Nhiệm vụ của công tác vận động kiều bào thời kỳ này làđón tiếp kiều bào ta ở Thái Lan, Niu Dilân và một số nước khác hồi hương;đồng thời tiếp tục vận động kiều bào xây dựng cơ sở nòng cốt của phong tràoViệt kiều yêu nước sau này ở Mỹ, Pháp, Bỉ, Canada đã có quan hệ chặt chẽvới trong nước Các tổ chức người Việt Nam ở một số nước láng giềng thamgia vào các hoạt động nuôi giấu cán bộ, ủng hộ kinh tế tài chính, cho con em
về tham gia chiến đấu Kiều bào ta tại Pháp đã hỗ trợ cho phái đoàn Việt Namtham gia Hội nghị Pari cả về tinh thần và nhân lực
Mặt khác, Ban Việt kiều Trung ương đã trở thành đầu mối tổ chức,phối hợp, vận động kiều bào ta đấu tranh cho hoà bình, thống nhất đất nước,xây dựng các phong trào Việt kiều yêu nước đi đầu trong việc vận động nhâncác nước sở tại và bạn bè khắp năm châu hình thành mặt trận nhân dân thếgiới ủng hộ sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, công tác vận động NVNONN tập
Trang 37trung vào việc huy động kiều bào ta tham gia vào công cuộc khôi phục, xâydựng và bảo vệ tổ quốc; đồng thời, chống bao vây cấm vận và âm mưu pháhoại của các thế lực từ bên ngoài Các hội Việt kiều yêu nước tại nhiều nước
đã phát triển mạnh, thu hút đông đảo kiều bào tham gia, đã hình thành hơn 10Hội người Việt Nam ở tại các địa bàn chủ chốt ở các nước như: Mỹ, Anh,Pháp, Canada, Đức, Ý, Nhật, Nhiều trí thức Việt kiều đã về nước trao đổi,giảng dạy, giới thiệu công nghệ mới
Nguồn kiều hối, hàng hoá do kiều bào ta gửi về đã góp phần làm giảm bớtnhững khó khăn trong nước
Ngày 4/10/1982, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 09/CT-TW
về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó nhấn mạnh:
"Phong trào Việt kiều yêu nước là một lực lượng quần chúng cách mạngngười Việt Nam ở nước ngoài, là chỗ dựa của Đảng và Nhà nước ta trongcông tác vận động đồng bào ta ở nước ngoài, là người trợ thủ trên mặt trậnchính trị và ngoại giao của ta ở nước ngoài ”[33, tr 656-657] Chỉ thị cũngnêu rõ sự cần thiết "kiện toàn tổ chức các phong trào Việt kiều yêu nước củng cố và phát triển các hội người Việt Nam yêu nước tổ chức lực lượngnòng cốt làm hạt nhân lãnh đạo phong trào" [33, tr 659] Thực hiện tinh thầncủa Chỉ thị này, công tác vận động kiều bào đã chuyển biến mạnh theo hướngtập trung xây dựng nòng cốt, hỗ trợ phong trào Ban Việt kiều Trung ương đãthiết lập được quan hệ chặt chẽ với các hội đoàn NVNONN, tổ chức nhiều hộinghị, hoạt động hỗ trợ các phong trào của cộng đồng Sau hai năm triển khaithực hiện Chỉ thị, tháng 8/1984, tại thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hai hộinghị quan trọng liên quan đến công tác đối với NVNONN: Hội nghị kiểmđiểm việc thực hiện Chỉ thị 09/CT-TW (từ ngày 17 đến ngày 18/8/1984) nhằmtiếp tục quán triệt những yêu cầu về công tác Việt kiều nêu trong Chỉ thị cũngnhư những quy định mới về việc quản lý các mối quan hệ giữa các cơ quan vàđịa phương trong nước với các phong trào Việt kiều yêu nước và NVNONN;Hội nghị bàn về hợp tác kinh tế giữa các phong trào Việt kiều yêu nước và các
Trang 38địa phương trong nước (tháng 8/1984).
Vào những năm cuối thập kỷ 1980, do ảnh hưởng của tình hình khủnghoảng chính trị ở Liên Xô và các nước Đông Âu, phong trào Việt kiều yêunước gặp nhiều khó khăn, ở một số nơi, hội kiều bào tự giải thể Tuy nhiên, xuhướng gắn bó và hướng về Tổ quốc vẫn không ngừng phát triển Đã xuất hiệnnhiều hình thức tập hợp mới của kiều bào ta với các hoạt động phong phú và
đa dạng
1.2.2 Chính sách thời kỳ đổi mới
Năm 1986, đất nước ta bước vào công cuộc đổi mới với mục tiêu củaViệt Nam là phá thế bao vây cấm vận của Mỹ và các lực lượng thù địch, mởrộng quan hệ đối ngoại và hoàn tất quá trình bình thường hoá quan hệ với cácđối tác lớn trên thế giới và các tổ chức quốc tế quan trọng như Quỹ Tiền tệquốc tế và Ngân hàng thế giới vào năm 1992 Đại hội toàn quốc lần thứ VIcủa Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối Đổi mới nhằm đưa nước ta
ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, mở ra một giai đoạn phát triểnmới về mọi mặt Việc khởi xướng công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước vớinhững mục tiêu rộng lớn như vừa nêu trên đã gây được tác động mạnh đếncộng đồng NVNONN và bà con kiều bào đều đón nhận công cuộc Đổi mớicủa đất nước một cách phấn khởi
Về chính sách đối với cộng đồng NVNONN trong giai đoạn này, Đảng
và Nhà nước kế thừa và phát triển tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và thực hiệnlời dạy của Bác Hồ, luôn coi kiều bào là bộ phận không tách rời và là nguồnlực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăngcường quan hệ, hữu nghị giữa nước ta với các nước; đồng thời mong muốn,khuyến khích NVNONN nêu cao tinh thần dân tộc, đoàn kết thương yêu, giúp
đỡ lẫn nhau, giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xâydựng đất nước Vấn đề cộng đồng NVNONN luôn được nhắc đến trong cácVăn kiện của Đảng và các bài nói chuyện, diễn văn của các Lãnh đạo Đảng vàNhà nước nói về vấn đề xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vấn đề đoàn kết dân tộc,
Trang 39vấn đề bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, vấn đề phát triển kinh tế, khoahọc cộng nghệ của đất nước Trên cơ sở quan điểm của Đảng đối với cộngđồng NVNONN, Nhà nước Việt Nam đã có hàng trăm các văn bản pháp lý từhiến pháp, luật, sắc lệnh, nghị định, thông tư, quyết định, về các lĩnh vựcnhằm đảm bảo cho NVNONN có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước, tạođiều kiện tốt nhất cho cộng đồng NVNONN ổn định cuộc sống ở nước sở tại
và có điều kiện gắn bó với quê hương đất nước; tạo điều kiện để NVNONN
về nước đầu tư, kinh doanh và đóng góp trí tuệ vào công cuộc đổi mới đấtnước,
Ngày 28/10/1988, Hội đồng Bộ trưởng (ngày nay là Chính phủ) đã raChỉ thị số 165- HĐBT công bố chủ trương mới đối với người Việt Nam định
cư ở các nước xã hội chủ nghĩa Theo chủ trương mới, họ được hưởng chế độchính sách chung như đối với Việt kiều như: Được cấp hộ chiếu, gia hạn hộchiếu, cấp các giấy tờ cần thiết để xin phép cư trú, xin việc làm ở sở tại, làmcác thủ tục lãnh sự, kết hôn, khai sinh.; được giải quyết nguyện vọng về thămgia đình hoặc về nước sinh sống; chấm dứt tình trạng xem họ như những kẻđào ngũ, không được phép về thăm, gửi tiền, hàng về trong nước Trong Hiếnpháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, điều 75 ghi: “Nhànước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài;Nhà nước tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệgắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước
”[37, điều 75] Luật Quốc tịch Việt Nam, Quốc hội thông qua năm 2008, Điều
3 quy định “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam vàngười gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”[52, điều 3]
Trước tình hình thế giới có nhiều biến động và các phong trào Việt kiềugặp nhiều khó khăn, ngày 4/12/1990, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉthị số 67/CT-TU về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tìnhhình mới Chỉ thị nêu rõ: "Các phong trào Việt kiều yêu nước là lực lượngnòng cốt trong việc vận động kiều bào hướng về đất nước, đang đứng trước
Trang 40những khó khăn và thử thách mới Hơn hai triệu người Việt Nam định cư ởnước ngoài có mối quan hệ gắn bó với hàng triệu thân nhân ở trong nước làmột lực lượng đông đảo có ảnh hưởng và tác động nhiều mặt đến tình hình đấtnước Động viên tình cảm dân tộc lòng yêu quê hương, đất nước; vận độngkiều bào tự nguyện đóng góp ngày càng có hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ đất nước, kiên trì thuyết phục: cảm hoá làm cho kiều bào hiểu rõ vàủng hộ sự nghiệp cách mạng mà nhân dân ta đã lựa chọn" [S3, tr.25] Đây làmột trong những chỉ thị quan trọng nhất, trong đó nhấn mạnh những quanđiểm mới về cộng đồng NVNONN, về những thách thức của tình hình mới và
về nhiệm vụ cơ bản của công tác vận động kiều bào
Từ năm 1990 đến nay, Nhà nước ta đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảomời và đón tiếp kiều bào đóng góp ý kiến về phát triển kinh tế - xã hội, giáodục, văn hóa cho đất nước Hàng năm Nhà nước Việt Nam đã tổ chức đónkiều bào về ăn Tết truyền thống của dân tộc Trước yêu cầu đẩy mạnh côngcuộc đổi mới và tăng cường công tác đối với người NVNONN phục vụ pháttriển đất nước, ngày 29/11/1993, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về chính sách và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài
Nghị quyết số 08-NQ/TW là nghị quyết đầu tiên của Bộ Chính trị vớinhững quan điểm mới rất cơ bản và có ý nghĩa chỉ đạo chiến lược lâu dài vềNVNONN và công tác đối với NVNONN nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc vềnhận thức và hành động trong toàn Đảng và các cấp, các ngành và địa phương
về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài Những quan điểm cơ bản
của Nghị quyết khẳng định: Một là, NVNONN là bộ phận không tách rời của
cộng đồng dân tộc Việt Nam Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền lợi chínhđáng của cộng động NVNONN trên cơ sở luật pháp nước sở tại, luật phápViệt Nam và luật pháp quốc tế; chính sách đại đoàn kết mọi người Việt Nam ởtrong nước và ở nước ngoài bắt nguồn từ truyền thống của dân tộc Việt Nam
Hai là, tiềm lực của cộng đồng NVNONN là một lợi thế và một nguồn lực
quan trọng cần phải phát huy và hỗ trợ cho sự phát triển của đất nước; Ba là,